TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11026-4:2015 (ISO 294-1:2001) VỀ CHẤT DẺO – ĐÚC PHUN MẪU THỬ VẬT LIỆU NHIỆT DẺO -PHẦN 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ CO NGÓT ĐÚC

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 24/04/2015

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11026-4:2015

ISO 294-1:2001

CHẤT DẺO – ĐÚC PHUN MẪU THỬ VẬT LIỆU NHIỆT DẺO – PHẦN 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ CO NGÓT ĐÚC

Plastics – Injection moulding of test specimens of thermoplastic materials – Part 4: Determination of moulding shrinkage

Lời nói đầu

TCVN 11026-4:2015 hoàn toàn tương đương ISO 294-4:2001.

TCVN 11026-4:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61 Chất dẻo biên soạn, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chun TCVN 11026 (ISO 294), Chất dẻo – Đúc phun mẫu th vật liệu nhiệt dẻo, gm các tiêu chun sau:

 TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996), Phần 1: Nguyên tắc chung, đúc mẫu thử đa mục đích và mẫu thử dạng thanh;

 TCVN 11026-2:2015 (ISO 294-2:1996), Phn 2; Thanh kéo nhỏ;

 TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), Phần 3: Tấm nhỏ;

 TCVN 11026-4:2015 (ISO 294-4:2001), Phn 4: Xác định độ co ngót đúc.

Bộ ISO 294, Plastics – Injection moulding of test specimens of thermoplastic materials, còn tiêu chun sau:

 ISO 294-5:2011[1], Part 5: Preparation of standard specimens for investigating anisotropy

Lời giới thiệu

Xem TCVN 11026-1 (ISO 294-1).

Trong đúc phun nhựa nhiệt dẻo, chênh lệch giữa kích thước ổ khuôn và kích thước ca vật đúc được tạo ra từ quá trình đúc có thể thay đổi so với thiết kế và vận hành ca khuôn đúc. Sự chênh lệch như vậy có thể phụ thuộc vào kích c ca máy đúc phun, hình dạng và kích thước của vật đúc bao gồm tất c các thao tác hạn chế, điều này có thể có độ co ngót, mức độ và hưng dòng hoặc dch chuyển ca vật liệu trong khuôn, kích c của vòi phun, rãnh rót/rãnh dẫn và cổng, chu kỳ vận hành máy, nhiệt độ nóng chảy, khuôn đúc, độ lớn và thời gian ca áp suất giữ. Sự co ngót đúc và sau khi đúc khuôn là do sự kết tinh, sự co giãn thể tích và co giãn hướng ca vật liệu và bi sự co nhiệt ca cả vật liệu nhiệt dẻo và khuôn. Độ co ngót sau khi đúc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự hấp thụ ẩm.

Phép đo độ co ngót đúc và độ co ngót sau khi đúc thì hữu ích trong việc so sánh giữa các nhựa nhiệt dẻo khi kiểm tra độ đồng nhất trong sản xuất.

Phương pháp này không nhằm mục đích đưa ra nguồn dữ liệu để tính toán thiết kế các thành phần. Tuy nhiên, thông tin về ứng xử điển hình của vật liệu có thể nhận được bằng cách thực hiện các phép đo tại các nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ khuôn, tốc độ phun và áp suất giữ khác nhau, cũng như các giá trị của các thông số đúc phun khác nhau. Các thông tin như vậy nhận được rất quan trọng khi thiết lập tính phù hợp của vật liệu khuôn cho sn xuất các vật được đúc với kích thước chính xác.

CHT DẺO – ĐÚC PHUN MU THỬ VẬT LIỆU NHIỆT DẺO – PHẦN 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ CO NGÓT ĐÚC

Plastics – Injection moulding of test specimens of thermoplastic materials – Part 4: Determination of moulding shrinkage

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này quy định phương pháp xác định độ co ngót đúc và độ co ngót sau khi đúc của mẫu thử đúc phun vật liệu nhiệt dẻo theo hưng song song và theo hướng vuông góc với hưng của dòng nóng chảy.

Đ xác đnh độ co ngót của nhựa nhiệt rắn xem ISO 2577[2].

Độ co ngót đúc theo quy định trong tiêu chuẩn này không bao gồm ảnh hưởng của hấp thu độ ẩm. Ảnh hưng của hấp thu độ ẩm bao gồm trong độ co ngót sau khi đúc và do vậy ảnh hưởng này phải có trong tổng độ co ngót. Đối với các trường hợp khi độ co ngót sau khi đúc bị gây ra chỉ do hấp thu độ m, xem TCVN 9847 (ISO 175)[1].

Độ co ngót đúc theo quy định trong tiêu chuẩn này đại diện cho độ co ngót tự do có độ biến dạng không hạn chế ca tm lạnh trong khuôn trong quá trình giữ. Vì vậy có thể được coi là giá trị tối đa của độ co ngót hạn chế bt kỳ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết đ áp dụng tiêu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đi với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996), Chất dẻo – Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo – Phn 1: Nguyên tắc chung, đúc mẫu thử đa mục đích và mẫu th dạng thanh.

TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), Chất do -Đúc phun mẫu th vật liệu nhiệt dẻo  Phần 3: Tm nhỏ.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chun này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996) và các thuật ngữ và đnh nghĩa sau:

3.1Độ co ngót đúc (moulding shrinkage)

SM

Chênh lệch về kích thước giữa mẫu th khô và ổ đúc mẫu thử, c khuôn và mẫu thử được đo tại nhiệt độ phòng.

CHÚ THÍCH 1: Độ co ngót đúc được biểu thị bng t lệ phần trăm (%) của kích thước ổ khuôn có liên quan.

CHÚ THÍCH 2: Độ co ngót đúc SMp song song với hướng ng nóng chy được xác định tại đim giữa của chiều rộng mẫu thử và độ co ngót đúc SMn vuông góc với hướng chảy tại đim giữa của chiu dài.

3.2. Độ co ngót sau khi đúc (post-moulding shrinkage)

SP

Chênh lệch v kích thước giữa mẫu thử được đúc trước và sau xử lý sau khi đúc, được đo tại nhiệt độ phòng.

CHÚ THÍCH 1: Độ co ngót sau khi đúc được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).

CHÚ THÍCH 2: Độ co ngót sau khi đúSPp song song với hướng dòng nóng chảy và độ co ngót sau khi đúc SPn vuông góc với hướng dòng chảy được xác định theo hình dáng giống nhau đối với SMp và SMn trong 3.1.

3.3Độ co ngót tổng (total shrinkage)

ST

Chênh lệch kích thước giữa mẫu th sau x lý sau khi đúc và ổ đúc mẫu thử, được đo tại nhiệt độ phòng.

CHÚ THÍCH 1: Độ co ngót tổng được biểu th bng tỷ lệ phn trăm (%).

CHÚ THÍCH 2: Độ co ngót tổng STp song song vi hướng dòng nóng chy và độ co ngót tng STn vuông góc với hướng dòng chảy được xác đnh theo hình dáng giống nhau đối với SMp và SMn trong 3.1.

3.4. Áp sut ổ (cavity pressure)

pC

Áp suất của vật liệu nhiệt dẻo trong  tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình tạo hình, được đo ở trung tâm ngay gần cổng.

CHÚ THÍCH: Áp suất được biểu th bằng megapascal (MPa).

3.5. Áp sut ổ tại điểm giữ (cavity pressure at hold)

pCH

Áp suất ổ (3.4) 1 s sau khi kết thúc thời gian phun tl (xem Hình 1).

CHÚ THÍCH: Áp sut được biểu thị bằng megapascal (MPa).

4. Thiết bị, dụng cụ

4.1Khuôn ISO loại D2, mang lại mẫu th dạng tấm 60 mm x 60 mm x 2 mm, theo quy định trong TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), Điều 4.1.

Dấu tham chiếu có thể được khắc trong ổ khuôn để tạo thuận lợi cho phép đo kích thước ca mẫu thử được tạo ra từ khuôn sử dụng kỹ thuật quang học. Những du tham chiếu như vậy, nếu được sử dụng, phải được đnh vị tại khoảng cách (4 ± 1) mm từ cạnh ổ khuôn.

Những du tham chiếu này được khuyến nghị có độ sâu lớn nhất 5 μm để đảm bo chúng không làm hạn chế quá trình co ngót trong bất kỳ trường hợp nào (xem Lời giới thiệu). Chốt được chèn trong mặt phẳng hiệu chính cũng được sử dụng tốt.

Lắp đặt cảm biến áp suP thì bt buộc đối với phép đo độ co ngót, được khuyến nghị đối với các phần 1 đến 3 của tiêu chun này [xem TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996), 4.1.1.4, mục k) và TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), Hình 2].

Tấm khuôn được sử dụng phi đủ cứng để tránh tm được đúc khuôn dày hơn độ sâu của ổ, đối với toàn bộ di áp suất giữ mang lại kết qu là độ co ngót dương theo chiều dài hoặc chiều rộng.

4.2Máy đúc phun, phù hợp với 4.2 trong TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), nhưng b sung giới hạn dung sai sau đây vào danh mc các điều kiện vận hành được nêu trong 4.2.2 trong TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996):

Áp suất pC ± 5 %

4.3. Thiết bị đo, có khả năng đo chiều dài và chiều rộng ca từng mẫu thử và của  khuôn chính xác đến 0,02 mm, phép đo được thực hiện giữa tâm của các cạnh đối diện hoặc giữa các cạnh đi diện hoặc giữa các cặp dấu tham chiếu (xem Phụ lục A). Khi đo chiều dài của mẫu thử, chú ý bao gồm bước cao 0,5 mm tại cuối cổng mẫu thử. Nếu dụng cụ cơ khí được sử dụng, đảm bảo rằng kẹp dụng cụ không tạo ra vết lõm đáng kể.

Tấm hiệu chuẩn được khuyến ngh s dụng để kiểm tra định kỳ thiết b đo.

4.4Tủ sy, chỉ cần thiết nếu độ co sau khi đúc được đo, do sự thỏa thuận giữa các bên liên quan

5. Cách tiến hành

5.1. Ổn định vật liệu

Theo quy định trong TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996), 5.1.

5.2Đúc phun

5.2.1. Đi với các điều kiện đúc phun cơ bản, xem TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), 5.2.

5.2.2. Độ co ngót đúc tốt hơn nên được xác đnh đi với một hoặc nhiều hơn giá trị áp suất ổ tại điểm giữ pCH (xem 3.5) được lựa chọn từ 20 MPa, 40 MPa, 60 MPa, 80 MPa và 100 MPa. Các giá tr trung gian cũng có th được s dụng.

CHÚ THÍCH: Đi với giá tr cao hơn 80 MPa, lực khóa cao tương ứng sẽ cần thiết và điều này có thể không thực hiện được vi thiết b thương mại thông thưng.

5.2.3. Xác định áp suất giữ pH tương ứng với từng giá trị được chọn pCH và đúc mẫu thử theo từng áp suất, có tính đến các chỉ dẫn bổ sung sau.

a) Lựa chọn điểm chuyển đổi, giữa giai đoạn phun và giữ cn thận để tránh hạ áp theo thời gian so với đường cong áp sut (xem Hình 1, đường cong c) và để tránh điểm đỉnh, trong sut 1 s theo điểm chuyển đi, vượt quá áp sut ổ tại điểm giữ khoảng hơn 10 % (xem Hình 1, đường cong b).

Do quán tính của máy đúc phun, thời gian chuyển đổi hiệu qu dài hơn giá tr đnh danh. Điểm chuyển đổi đúng phải được điều chỉnh riêng lẻ đối với từng giá trị của tốc độ phun và đối vi từng vật liệu thử nghiệm.

CHÚ THÍCH: Điểm đnh trong áp suất ổ dn đến quá tải trong ngắn hạn ca ổ và sau đó là chy ngược một phần của cht nóng chảy. Do vậy, khối lượng của vt liệu được phun vào trong  không được xác định rõ và hướng ca vật liệu gn với cổng sẽ bị nhiễu.

b) Duy trì áp suất giữ không đổi trong suốt quá trình giữ.

c) Đối với thời gian giữ, xem 5.2.4 trong TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996). Áp suất ổ tại điểm giữ giảm đến không” ch báo rằng vật liệu trong cng đã đóng rắn đ để ngừng dòng chảy trong ổ.

d) Chọn thời gian nguội đến giá trị nhỏ nhất mà tại đó vật đúc có thể được lấy ra khỏi khuôn đúc mà không bị biến dạng. Khi tốc độ nguội của vật liệu t lệ với bình phương nghịch ca độ đày, thi gian nguội tối thiểu (đối với ổ) có thể dự tính gần 1,8 lần thời gian giữ (thời gian nguội đi với cng) đi với tỷ lệ độ cao cổng trên độ dày là 3:4 trong TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002).

e) Đ duy trì điều kiện trạng thái ổn định, xem 5.2.5 trong TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996).

Sự thay đổi độ cong gần A trong Hình 1 biểu th sự chuyn tiếp từ giai đoạn dòng nóng chảy sang giai đoạn nén khối. Tại đim R, giá trị ca áp suất ổ tại điểm giữ được ghi lại. Thời gian giữ tối thiểu có thể được đọc từ sự giảm áp suất  đến giá trị không.

Hình 1 – Biểu đ mô tả áp su so với thời gian biểu thị ảnh hưởng của thời gian phun khi đưc lựa chọn chính xác (gần đim A, mang lại kết quả đường cong a), khi quá muộn (ví dụ tại đim B, mang lại kết quả đường cong b) và khi quá sớm (ví dụ tại điC, mang lại kết quả đường cong c)

5.3Đo nhiệt độ khuôn

Theo quy định trong TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996), 5.3.

5.4Đo nhiệt độ nóng chy

Theo quy định trong TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996), 5.4.

5.5X lý mu thử sau khi dở khuôn

5.5.1. Để giảm thiểu cong vênh, cắt từng mẫu thử từ rãnh dẫn ngay sau khi dỡ khuôn. Cẩn thn chú ý các cạnh sẽ được sử dụng cho phép đo kích thước không bị tổn hại trong quá trình ct.

5.5.2. Để mẫu thử nguội đến nhiệt độ phòng bằng cách đặt mẫu thử phẳng trên bề mặt không dẫn nhiệt. Sau khi để nguội, bảo quản mẫu tại nhiệt độ (23 ± 2) °C trong khoảng 16 h và 24 h. Nếu vật liệu có độ co ngót đúc chênh lệch rõ rệt khi được lưu giữ trong môi trường khô và ẩm thì lưu giữ mu th được làm từ những vật liệu này trong không khí khô (ví dụ trong hộp kín khi có chất hút ẩm).

5.6Đo độ co ngót đúc

5.6.1. Kiểm tra bằng cách so sánh độ dày của tấm, đặc biệt gần với cổng tại vị trí giữa chiều rộng, với độ sâu của ổ mà tấm đúc khuôn được sử dụng có đủ độ cứng (xem 4.1).

5.6.2. Nếu chưa biết, đo tại nhiệt độ (23 ± 2) °C, chiều dài lC và chiều rộng bC của ổ giữa các dấu tham chiếu thích hợp trên các cạnh đdiện, chính xác đến 0,02 mm. Những du này có thể  tâm của các cạnh và tâm ca bậc tại phần cuối cng, hoặc dấu tham chiếu được khắc trong ổ khuôn (xem Phụ lục A).

Ghi lại những phép đo này đ sử dng cho tính toán độ co ngót.

CHÚ THÍCH: Đôi lúc cần phải kim tra dấu tham chiếu được khc trong ổ khuôn có bị mòn hay không.

5.6.3. Trước khi đo kích thước mẫu thử, để mẫu th trên bề mặt phẳng hoặc dựa vào cạnh thẳng để xác định tình trạng cong vênh. Loại bỏ bất kỳ mẫu thử nào bị cong vênh chiều cao quá 2 mm (nghĩa là biến dạng ngoài mặt phng).

5.6.4. Đo tại nhiệt độ (23 ± 2) °C, chính xác đến 0,02 mm, chiều dài l1 và chiều rộng b1 của mẫu thử giữa các điểm tham chiếu tương ứng với phép đo được sử dụng cho ổ khuôn (xem 5.6.2).

Cong vênh nhỏ (nhỏ hơn 2 mm) có th giảm bớt được bằng cách nén để đạt được b mặt phẳng. Trong quá trình thực hiện phép đo kích thước, bt k sự cong vênh nào đều phải nhỏ hơn 1 mm.

CHÚ THÍCH: Cong vênh làm giảm kích thước theo công thc xp xỉ sau:

(1)

trong đó:

x là độ lớn của kích thước (chiu dài l hoặc chiều rộng b), tính bng milimét;
x là sự giảm độ lớn của kích thước (chiều dàl hoặc chiu rộng b), tính bằng milimét;
h là chiều cao cong vênh (biến dạng ngoài mặt phng), tính bng milimét.

Đối với độ lớn x bng 60 mm và chiều cao cong vênh h là 1 mm, độ giảm ở x là 0,02 mm, tương ứng với giới hạn dung sai trong 5.6.2 và 5.6.4.

5.6.5. Thực hiện phép đo bằng cách sử dụng ít nhất năm mẫu th đối với mỗi bộ điều kiện đúc.

5.7Xử lý sau khi đo độ co ngót đúc

Điều kiện xử lý (nhiệt độ, độ m hoặc các yếu tố môi trường khác) trong thời gian giữa phép đo độ co ngót đúc và phép đo độ co ngót sau khi đúc phải theo quy định trong tiêu chuẩn vật liệu có liên quan hoặc theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

CHÚ THÍCH: Điu kiện xử lý sau khi đúc có thể phản ánh điều kiện lưu giữ hoặc sử dụng.

5.8Đo độ co sau khi đúc

Sau khi xử lý sau khi đúc, đo lại mẫu thử, tại nhiệt độ (23 ± 2) °C, chính xác đến 0,02 mm (xem 5.6.3 đến 5.6.5) và ghi lại chiều dài mới l2 và chiều rộng mới b2.

6. Biểu thị kết quả

6.1Độ co ngót khi đúc

Độ co ngót đúc SMp song song với hướng dòng nóng chảy và độ co ngót đúc SMn vuông góc với hướng dòng chảy được đưa ra, tính bằng tỷ lệ phần trăm, theo công thức sau:

(2)

(3)

trong đó:

lC và bC là chiều dài và chiều rộng ngang tâm  (xem 5.6.2), tính bằng milimét;
l1 và b1 là chiều dài và chiều rộng tương ứng của mẫu thử (xem 5.6.4), tình bằng milimét.

6.2Độ co ngót sau khi đúc

Độ co ngót sau khi đúc SPp song song với hưng dòng nóng chy và độ co sau khi đúc SPn vuông góc với hướng dòng chy được đưa ra, tính bằng tỷ lệ phần trăm, theo công thức sau:

(4)

(5)

trong đó: l2 và b2 là chiều dài và chiều rộng ca mẫu thử sau khi xử lý sau đúc (xem 5.8), tính bằng milimét.

6.3Độ co ngót tổng

Độ co ngót tổng STp song song với hướng dòng nóng chảy và độ co ngót tổng STn vuông góc với hướng dòng chy được đưa ra, tính bng t lệ phần trăm, theo công thức sau:

(6)

(7)

trong đó các ký hiệu được quy định như  trên.

Độ co ngót đúc, độ co ngót sau khi đúc và độ co ngót tổng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, có mối liên quan lẫn nhau theo công thức:

(8)

Độ co ngót đúc và độ co ngót sau khi đúc không được biểu thị bằng t lệ phần trăm ca cùng kích thước ban đầu [xem công thức (2) và (3) và công thức (4) và (5)]. Vì vậy, độ co ngót tổng không chính xác là tổng ca độ co ngót đúc và độ co ngót sau khi đúc. Tuy nhiên, có th bỏ qua điu kiện cuối cùng trong công thức (8) do nó nhỏ hơn hai bậc so với các điều kiện khác.

7. Độ chụm

Tiêu chun này chưa có s liệu về độ chụm.

8. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 11026-4 (ISO 294-4);

b) đến h): xem TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996), Điu 6, mục b) đến h), nhưng thay thế, trong mục g), áp suất giữ pH bằng áp suất ổ tại điểm giữ pCH;

i) độ co ngót đúc, độ co ngót sau khi đúc và độ co ngót tổng song song và vuông góc với hướng dòng nóng chảy, được biểu thị bng tỷ lệ phần trăm chính xác đến 0,1 %.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các điểm tham chiếu cho phép đo chiều dài và chiều rộng

Hình A.1 cho thấy hình chiếu phối cnh của mẫu th, hình cận cnh, của bậc tại cổng và mặt cắt (ca đóng), mà qua đó mẫu thử được cắt từ rãnh dẫn.

Đối với phép đo được thực hiện sử dụng dụng cụ cơ khí, chiều dài l1 và l2 và chiều rộng b1 và b2, tâm S của ba cạnh đúc của mẫu thử và tâm G của bậc cổng là các điểm tham chiếu thích hợp.

Đối với phép đo quang, tâm E của cạnh đúc có thể được sử dụng, hoặc dấu M được tạo ra bằng tm ổ khuôn tại khoảng cách (4 ± 1) mm từ cạnh (xem 4.1) (Hình A.1 thể hiện chỉ một dấu như vậy).

Sự chênh lệch độ cao giữa cặp điểm tham chiếu không có nh hưng lớn đến việc xác định độ co ngót miễn là điểm tham chiếu tương tự được sử dụng để đo ổ như được sử dụng để đo mẫu thử. Sự tương ng này tránh bất kỳ ảnh hưng nào do góc kéo và cho phép các loại điểm tham chiếu khác nhau được sử dụng để đo kích thước, ví dụ điểm tham chiếcơ học” S trên một cạnh kết hợp với điểm tham chiếu quang học E hoặc M trên cạnh đối diện.

Hình A.1 – Hình chiếu phối cảnh của mẫu th đúc phun dạng tấm

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]  TCVN 9847 (ISO 175), Chất dẻo – Xác định ảnh hưởng khi ngâm trong hóa cht lỏng.

[2]  ISO 2577, Plastics – Thermosetting moulding materials – Determination of shrinkage (Cht dẻo – Vật liệu đúc nhiệt rắn – Xác định độ co ngót).

 

MỤC LỤC

Li nói đầu

Li giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Thiết b, dụng cụ

5. Cách tiến hành

6. Biu th kết quả

7. Độ chụm

8. Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục A (tham khảo) Các điểm tham chiếu cho phép đo chiều dài và chiều rộng

Thư mục tài liệu tham khảo



[1] ISO 294-5 hiện đang được soát xét.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11026-4:2015 (ISO 294-1:2001) VỀ CHẤT DẺO – ĐÚC PHUN MẪU THỬ VẬT LIỆU NHIỆT DẺO -PHẦN 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ CO NGÓT ĐÚC
Số, ký hiệu văn bản TCVN11026-4:2015 Ngày hiệu lực 24/04/2015
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 24/04/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản