TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11071:2015 (ISO 13876:2013) VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH BIPHENYL POLYCLO HÓA (PCB) BẰNG SẮC KÝ KHÍ DETECTOR CHỌN LỌC KHỐI LƯỢNG (GC-MS) VÀ SẮC KÝ KHÍ DETECTOR BẪY ELECTRON (GC-ECD)

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11071:2015

ISO 13876:2013

CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH BIPHENYL POLYCLO HÓA (PCB) BẰNG SẮC KÝ KHÍ DETECTOR CHỌN LỌC KHỐI LƯỢNG (GC-MS) VÀ SẮC KÝ KHÍ DETECTOR BẪY ELECTRON (GC-ECD)

Soil quality – Determination of polychlorinated biphenyls (PCB) by gas chromatography with mass selective detection (GC-MS) and gas chromatography with electron-capture detection (GC-ECD)

Lời nói đầu

TCVN 11071:2015 hoàn toàn Tương đương với ISO 13876:2013.

TCVN 11071:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 190 Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Biphenyl polyclo hóa (PCB) đã được sử dụng rộng rãi như là chất phụ trợ trong các ứng dụng công nghiệp nơi yêu cầu có tính bền hóa học. Mặt khác tính bền này lại tạo ra những vấn để cho môi trường khi cuối cùng PCB bị thi vào môi trường. Vì một số hợp chất PCB có độc tính cao, sự có mặt của chúng trong môi trường không khí, nước, đất, trầm tích, và chất thi) được quan trắc và kiểm soát. Hiện tại, xác định PCB trong những mẫu này ch yếu được thực hiện trong phòng thí nghiệm thông thường theo các bước: lấy mẫu, xử lý trước, chiết và làm sạch, đo các loại PCB bằng phương pháp ský khí với detector khối phổ (GC-MS) hoặc sắc ký khí với detector bẫy electron (GC-ECD).

Tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn của châu Âu EN 16167:2012, đã được phát triển trong dự án “HORIZONTAL” của Châu Âu. Tiêu chuẩn này là kết quả của một nghiên cứu kiểm chứng 3-12 PCB” và nhằm mục đích đánh giá những tiến bộ mới nht về đánh giá PCB trong bùn, đất, chất thải sinh học đã xử lý và các đối tượng tương tự. Có tính đến các nền mẫu khác nhau và các hợp chất có thể gây cản tr, tiêu chuẩn châu Âu này không hàm chứa một cách làm việc có th. Có nhiều phương pháp có thể thực hiện, đặc biệt, liên quan đến việc làm sạch. Có th phát hiện bằng detector MS và detector ECD. Hai quy trình chiết khác nhau và 11 quy trình làm sạch được mô tả. S dụng chuẩn nội và chuẩn bơm được mô t với mục đích kiểm tra nội bộ về lựa chọn quy trình chiết và làm sạch. Phương pháp này, càng phù hợp càng tốt, với phương pháp mô tả cho các PAH (xem ISO 13859). Phương pháp này đã được thử nghiệm về tính chắc chắn.

Tiêu chuẩn này có th áp dụng và đã được xác nhận đối với một vài loại mẫu như được nêu tại Bảng 1 (xem Phụ lục A về kết quả xác nhận).

Bảng 1  Nền mẫu mà tiêu chuẩn này có thể áp dụng và được xác nhận

Nền mẫu

Nền mẫu được sử dụng để xác nhận

Bùn Bùn thải đô thị
Chất thải sinh học Compost

CHT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH BIPHENYL POLYCLO HÓA (PCB) BNG SẮC KÝ KHÍ DETECTOR CHỌN LỌC KHỐI LƯỢNG (GC-MS) VÀ SẮC KÝ KHÍ DETECTOR BẪY ELECTRON (GC-ECD)

Soil quality – Determination of polychlorinated biphenyls (PCB) by gas chromatography with mass selective detection (GC-MS) and gas chromatography with electron-capture detection (GC-ECD)

CẢNH BÁO – Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo với các thực hành phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đ an toàn liên quan đến người sử dụng. Trách nhiệm của người sử dụng là phải đảm bảo an toàn và có sức khỏe phù hợp theo qui đnh.

QUAN TRỌNG – Ch những nhân viên đã qua đào tạo thích hợp mới đưc phép tiến hành phép thử theo tiêu chun này.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này quy định phương pháp xác đnh định lượng bảy biphenyl clo hóa chọn lọc (PCB28, PCB52, PCB101, PCB118, PCB138, PCB153 và PCB180) trong bùn, cht thi sinh học đã xử lý, và đất, sử dụng GC-MS và GC-ECD (xem Bảng 2).

Bảng 2 – Chất cần phân tích ca tiêu chuẩn này

Chất cần phân tích

CAS-RNa

PCB28 2,4,4,-trichlorobiphenyl

7012-37-5

PCB52 2,2‘,5,5′-tetraclorobiphenyl

35693-99-3

PCB101 2,2′,4,5,5-pentaclorobiphenyl

37680-37-2

PCB118 2,3′,4,4′,5-pentaclorobiphenyl

31508-00-6

PCB138 2,2′,3,4,4’,5’hexaclorobiphenyl

35056-28-2

PCB153 2,2′,4,4‘,5,5′-hexaclorobiphenyl

35065-27-1

PCB180 2,2′,3,4,4,5,5′-heptaclorobiphenyl

35065-29-3

a Số đăng ký hóa cht

Giới hạn phát hiện phụ thuộc vào cht xác đnh, thiết bị được dùng, chất lượng của hóa chất sử dụng đối với quy trình chiết mẫu, làm sạch dịch chiết mẫu.

Trong điều kiện được quy định trong tiêu chuẩn này, có thể đạt được giới hạn áp dụng ca 1 μg/kg trên từng chất phân tích (tính theo chất khô).

Bùn và chất thải sinh học có thể khác nhau về đặc tính, cũng như khác nhau về mức nhiễm bn PCB dự kiến và sự xuất hiện các chất cản trở. Tiêu chuẩn này đưa ra các bảng quyết định dựa trên đặc tính ca mẫu và quy trình chiết và làm sạch được sử dụng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6648 (ISO 11465), Chất lượng đất  Xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước theo khối lượng – Phương pháp khối lượng.

TCVN 6661-1 (ISO 8466-1), Cht lượng nước – Hiệu chuẩn và đánh giá phương pháp phân tích và ước lượng đặc tính tính năng – Phần 1: Đánh giá thống kê các hàm chuẩn tuyến tính;

TCVN 6663-15 (ISO 5667-15), Chất lượng nước – lấy mẫu – Phần 15: Hướng dẫn bảo quản và x lý mẫu bùn và trầm tích;

TCVN 8884 (ISO 14507), Chất lượng đất – x lý sơ bộ mẫu đ xác định các hợp chất nhiễm bẩn hữu cơ

ISO 16720, Soil quality- Pretreatment of samples by freeze-drying for subsequent analysis (Chất lượng đất – Xử lý mẫu trước bằng đông khô để phân tích tiếp theo)

ISO 18512, Soil quality – Guidance on long and short term storage of soil samples (Chất lượng đất – Hướng dẫn bảo quản mẫu đất ngắn hạn và dài hạn)

ISO 22892, Soil quality  Guidelines for the identification of target compounds by gas chromatography and mass spectrometry (Chất lượng đt – Hướng dẫn nhận dạng hợp chất mục tiêu bằng sắc ký khí và khối phổ)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chun này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Biphenyl polyclo hóa

PCB

Biphenyl thế chỗ bi một đến mười nguyên tử clo.

[Nguồn: EN 15308:2008, 3.1]

3.2  Đồng loại (congener)

Số loại, lớp hoặc nhóm hóa chất giống nhau, ví dụ bất kỳ một loại của 209 PCB.

[Nguồn: EN 15308:2008, 3.2]

CHÚ THÍCH 1: Số đồng loại IUPAC là đ nhận dạng dễ dàng; số này không đại diện cho thứ tự rửa giải sắc ký.

3.3  Cặp tới hạn (critical pair)

Cặp đồng loại được tách ra đến một mức độ định trước (ví dụ R = 0,5) để đảm bảo sự phân tách sắc ký đáp ứng tiêu chí cht lượng tối thiểu.

[Nguồn: EN 15308:2008, 3.6]

4  Nguyên tắc

Do tính phổ quát của tiêu chun này, cho phép áp dụng các quy trình khác nhau đối với các bước khác nhau (modul). Kiểu modul được dùng phụ thuộc vào mẫu. Các khuyến nghị được nêu trong tiêu chun này. Tiêu chí tính năng được mô tả và là trách nhiệm của phòng thử nghiệm áp dụng tiêu chuẩn này để chứng minh rằng các tiêu chí này được đáp ứng. Sử dụng chun thêm (chuẩn nội) cho phép kiểm tra tổng thể về hiệu sut kết hợp cụ thể các modul cho một mẫu cụ thể. Tuy nhiên, không nhất thiết cn đưa ra thông tin về hiệu sut chiết mở rộng ca PCB tự nhiên gắn với nền mẫu.

Sau khi xử lý sơ bộ, theo phương pháp được nêu tại 9.2, mẫu th được chiết bằng dung môi phù hợp.

Dịch chiết được làm giàu bằng bay hơi, nếu cần, loại bỏ hợp chất cản trở bằng phương pháp làm sạch phù hợp với nền mẫu cụ thể. Dung dịch rửa giải được làm giàu bằng bay hơi.

Dịch chiết được phân tích bằng sắc ký khí. Các hợp chất khác nhau được tách bằng cột mao quản vi pha tĩnh có tính phân cực thấp. Phát hiện bằng detector khối ph (MS) hoặc detector bẫy electron (ECD) (8.2.1).

PCB được nhận dạng và định lượng bằng cách so sánh thời gian lưu tương đối và chiều cao pic tương đối (hoặc diện tích pic) tương ng với chun nội thêm vào. Hiệu sut ca quy trình phụ thuộc vào thành phần ca nền mẫu được kho sát.

5  Cản trở

5.1  Cản tr với quá trình lấy mẫu và chiết

Sử dụng bình chứa lấy mẫu có vật liệu (nên bằng thép, nhôm, hoặc thủy tinh) không làm thay đổi mẫu trong khoảng thời gian tiếp xúc. Tránh sử dụng vật liệu nhựa và vật liệu hữu cơ khác trong quá trình lấy mẫu, bảo qun mẫu hoặc chiết. Giữ mẫu khỏi ánh sáng mặt trời và tiếp xúc kéo dài với ánh sáng.

Trong quá trình bảo quản mẫu, việc mất PCB có thể xảy ra do hấp phụ lên thành bình chứa. Mức độ mất PCB tùy thuộc vào thời gian bảo quản.

5.2  Cn tr với GC

Các chất cùng ra giải với PCB cần phân tích có thể gây cn trở đến phép xác định. Các cản tr này có thể dẫn đến tín hiệu phân giải không hoàn toàn và tùy thuộc vào độ lớn của chúng, có thể tác động đến độ chính xác và độ chụm của kết qu phân tích. Việc trùng pic không được cho phép trong diễn giải kết quả. Các pic không đối xứng và pic trải rộng hơn pic tương ứng ca các chất chuẩn gợi ý có cn trở.

Phân tách sắc ký giữa các cặp sau đây có thể rất khó khăn. Các cặp tới hạn PCB28 và PCB31 được dùng để lựa chọn cột mao quản (8.2.1). Nếu có sự khác nhau về khối lượng phân tử, có thể thực hiện việc định lưng bằng detector chọn lọc khối lượng. Nếu không hoặc sử dụng ECD, PCB cụ thể được báo cáo như tà tổng ca tất c PCB hiện có trong pic. Nồng độ của các đồng loại cùng rửa giải so với nồng độ ca các đồng loại cần phân tích là thp. Khi gặp độ phân giải không hoàn toàn, cần phải kiểm tra sự tích hợp, hiệu chính, nếu cần.

 PCB28-PCB31

 PCB52-PCB73

 PCB101-PCB89/PCB90

 PCB118-PCB106

– PCB138-PCB164/PCB163

Sự có mặt của lượng đáng kể dầu khoáng trong mẫu có thể gây cản trở với việc định lượng PCB trong GC-MS. Khi có dầu khoáng, GC-ECD có thể thích hợp hơn hoặc có th loại bỏ dầu khoáng sử dụng quy trình làm sạch G (xem 10.4.8) sử dụng DMF/n-hexan.

Sự có mặt của hỗn hợp tetraclorobenzyltoluen (TCBT) có thể gây cản tr trong việc xác định PCB bằng GC-ECD.

6  Chú ý an toàn

PCB có tính độc cao và phải được x lý hết sức cn thận. Tránh tiếp xúc với vật liệu rắn, dịch chiết dung môi và dung dịch chuẩn PCB. Phải chuẩn bị dung dịch chun tập trung trong phòng thử nghiệm được trang bị phù hợp hoặc được mua sẵn từ các nhà cung cp chuyên nghiệp.

Phải thi bỏ dung môi có chứa PCB theo cách thức đã được phê duyệt về thải bỏ chất thải độc hại.

Khi làm việc với hexan, cần cẩn trọng bi vì đặc tính gây độc thần kinh của hexan.

Phải tuân th các quy định quốc gia về tt cả mối nguy hại kèm theo phương pháp này.

7  Thuốc thử

7.1  Yêu cầu chung

Tất cả thuốc thử phải là cấp độ phân tích được công nhận. Độ tinh khiết của thuốc thử được dùng phải được kiểm tra bng phân tích mẫu trắng như được nêu tại 10.1. Giá trị mẫu trắng phải nh hơn 50 % giới hạn báo cáo thấp nhất.

7.2  Thuốc thử cho quá trình chiết

7.2.1  Axeton (2-propanon), (CH3)2CO

7.2.2  n-heptan, C7H16.

7.2.3  Ete dầu mỏ, khoảng nhiệt độ sôi từ 40 °C đến 60 °C.

Có thể sử dụng các dung môi giống hexan với khoảng nhiệt độ sôi từ 30 °C đến 69 °C.

7.2.4  Natri sunphat khan, Na2SO4

Natri sunphat khan phải được giữ kín cn thận.

7.2.5  Nước cất, hoặc nước có chất lượng tương đương, H2O.

7.2.6  Natri clorua, NaCI, khan.

7.2.7  Chất giữ, hợp chất có nhiệt độ sôi cao, nghĩa là octan, nonan

7.3  Thuốc thử cho quá trình làm sạch

7.3.1  Làm sạch A dùng nhôm hoạt tính

7.3.1.1  Oxit nhôm, AI2O3, kiềm hoặc trung tính, diện tích bề mặt riêng 200 m2/g, hoạt tính Super I theo Brockman.

7.3.1.2  Oxit nhôm khử hoạt tính

Giảm hoạt tính với khoảng 10 % nước.

Thêm khoảng 10 g nước (7.2.5) vào 90 g oxit nhôm (7.3.1.1). Lắc cho đến khi tất c các cục biến mất. Để oxit nhôm n định trước khi dùng trong khoảng 16 h, đậy kín để tránh không khí; sử dụng trong vòng tối đa hai tuần.

CHÚ THÍCH: Hoạt tính phụ thuộc vào hàm lượng nước. Có thể cần điều chnh hàm lượng nước.

7.3.2  Làm sạch B sử dụng silica gel 60 đối với sắc ký cột

7.3.2.1  Silica gel 60, cỡ hạt 63 μm đến 200 μm.

7.3.2.2  Silica gel 60, hàm lượng nước: tỉ lệ khối lượng w(H2O) = 10 %.

Silica gel (7.3.2.1) được nung nóng trong ít nhất 3 h  450 °C, làm nguội trong bình hút ẩm và bảo qu nơi có chứa magie perclorat hoặc tác nhân làm khô phù hợp. Trước khi sử dụng, sấy ít nhất 5 h  130 °C trong lò sy. Sau đó, để nguội trong bình húm và thêm 10 % nước (phần khối lượng) vào bình. Lắc mạnh trong 5 min bằng tay cho đến khi tất cả các cục biến mất và sau đó lắc trong 2 h bằng máy lắc. Bảo quản bng silica gel đã giảm hoạt tính trong điều kiện không có không khí, sử dụng trong tối đa 2 tuần.

7.3.3 Làm sạch C s dụng sắc ký thẩm thấu gel (GPC)

7.3.3.1  Bio-Bead®1) S-X3.

7.3.3.2  Etyl axetat, C4H8O2

7.3.3.3  Hexan vòng, C6H12.

Chun b GPC, ví dụ: Cho 50 g hạt sinh học Bio-Bead® S-X3 (7.3.3.1) vào bình Erlenmeyer dung tích 500 mL và thêm 300 mL hỗn hợp ra giải làm từ hexan vòng/xyclohexan (7.3.3.3) và etyl axetat (7.3.3.2) theo t lệ 1:1 (thể tích) để cho hạt sinh học n ra; sau khi lắc trong một thời gian ngắn cho đến khi không còn cục, để bình đậy kín trong 24 h. Đ chất nhão trong bình vào ống sắc ký GPC. Sau khoảng ba ngày, ấn pittông của cột sao cho nạp được khoảng 35 cm. Để nén thêm gel, bơm khoảng 2 L hỗn hợp rửa giải qua cột vi lưu lượng dòng 5 mL. min-1 và ấn pittông để thu được một mức khoảng 33 cm.

7.3.4  Làm sạch D s dụng Florisil®2)

7.3.4.1  Florisil®, nung trong 2 h  600 °C, cỡ hạt từ 150 μm đến 750 μm.

7.3.4.2  Iso-octan, C8H18.

7.3.4.3  Toluen, C7H8.

7.3.4.4  Iso-octan/totuen 95/5.

7.3.5  Làm sạch E sử dụng silica H2SO4 silica NaOH

7.3.5.1  Silica, SiO2, cỡ hạt từ 70 μm đến 230 μm, nung ở 180 °C trong tối thiểu 1 h, và bảo qun trong chai thủy tinh đã làm sạch trước có nắp vặn để ngăn ngừa hơi m đi vào.

7.3.5.2  Silica, xử lý bằng axit sunphuric.

Trộn 56 g silica (7.3.5.1) và 44 g axit sunphuric (7.3.8.1).

7.3.5.3  Dung dịch natri hydroxytc(NaOH) = 1 mol/L.

7.3.5.4  Silica, đã xử lý với natri hydroxyt.

Trộn 33 g silica (7.3.5.1) và 17 g natri hydroxyt (7.3.5.3).

7.3.5.5  n-hexan, C6H14.

7.3.6  Làm sạch F sử dụng axit benzensulfonic/axit sunphuric

7.3.6.1  Cột silica gel 3 mL, khối lượng chất hấp phụ 500 mg, c hạt 40 μm.

7.3.6.2  Cột axit benzensulfonic 3 mL, khối lượng chất hấp phụ 500 mg, cỡ hạt 40 μm.

7.3.7  Làm sạch G s dụng DMF/hexan tách phần

7.3.7.1  Dimetylformamid(DMF), C3H7NO.

7.3.8  Làm sạch H sử dụng axit sunphuric đậm đặc

7.3.8.1  Axit sunfuric, H2SO4 độ tinh khiết 96 % đến 98 % (theo khối lượng).

7.3.9  Làm sạch I sử dụng thuốc thử TBA sunphit

7.3.9.1  Thuốc thử Tetrabutylamonium (thuốc th TBA sunphit)

Bão hòa dung dịch tetrabutylamoni hydro sunphat trong hỗn hợp với thể tích nước bng nhau và 2-propanol, c[(C4H9)4NHSO4] = 0,1 mol/L, với natri sunphit.

CHÚ THÍCH: 25 g natri sunphit phải đủ cho 100 mL dung dịch.

7.3.9.2  2-propanol, C3H8O

7.3.9.3  Natri sunphit, Na2SO3

7.3.10  Làm sạch J s dụng đồng pyrogenic

CẢNH BÁO  Đồng pyrogenic dễ bắt lửa. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

7.3.10.1  Đồng (II) sunphat ngậm năm phân t nước, CuSO4.5H2O

7.3.10.2  Axit clohydric, c(HCI) = 2 mol/L.

7.3.10.3  Kẽm hạt, Zn, cỡ hạt từ 0,3 mm đến 1,4 mm.

7.3.10.4  Dung dịch tẩy anion, {ví dụ 35 g/100 mL, muối natri của axit n-dodecan-1-sunfonic axit [CH3(CH2)11SO3Na]}.

CHÚ THÍCH: Thuốc tẩy rửa có bán sẵn trên thị trưng cũng có thể phù hợp.

7.3.10.5  Nước đã loại oxy

7.3.10.6  Đồng pyrogen

Hòa tan 45 g đồng (ll)-sunphat ngậm năm phân tử nước (7.3.10.1) vào 480 mL nước có chứa 20 mL axit clohydric (7.3.10.2) trong bình 1000 mL.

Lấy 15 g kẽm hạt (7.3.10.3), thêm 25 mL nưc và một giọt dung dịch ty rửa anion (7.3.10.4) vào một cốc 1000 ml khác.

Khuấy bằng máy khuấy từ  tốc độ cao đến khi tạo thể nhão. Trong khi khuy ở tốc độ cao, cn thận thêm từng giọt dung dịch đồng (ll)-sunphat dùng thanh thủy tinh.

Hydro được giải phóng và đồng pyrogen nguyên tố bị kết tủa (kết tủa màu đỏ).

Khuy liên tục cho đến khi hu như ngừng giải phóng hydro. Sau đó, đồng đã kết tủa được để lắng. Loại b cn thận phần nước nổi phía trên và sản phẩm được rửa bằng nước đã loại oxy (7.3.10.5) ba lần đến khi loại b được muối còn lại.

Sau đó, thay thế cẩn thận nước bằng 250 ml axeton (7.2.1) (trong khi vẫn tiếp tục khuy hỗn hợp). Thao tác này được lặp lại thêm hai lần đề đm bảo loại bỏ hết nước.

Tiếp sau, quy trình ở trên được lặp lại ba lần bằng 250 mL hexan (7.3.5.5) để đảm bảo loại bỏ axeton.

Cẩn thận chuyển đng với hexan vào bình Erlenmeyer và bảo quản trong hexan, Bình phải được đậy kín để ngăn ngừa không khí đi vào và bảo quản trong tủ lạnh chng nổ  2 °C đến 8 °C.

Thời gian lưu giữ ca đồng pyrogenic ít nhất hai tháng. Hiệu sut làm sạch giảm dn. Đồng sẽ thay đổi màu do hiệu suất làm sạch giảm.

7.3.11  Làm sạch K sử dụng oxit silic (silica)/bạc nitrat

7.3.11.1  Bạc nitrat, AgNO3

7.3.11.2  Chất hấp phụ bạc nitrat/silica

Hòa tan 10 g AgNO3 (7.3.11.1) vào 400 mL nước và thêm hỗn hợp này từng phần vào 90 g silica (7.3.5.1). Lắc hỗn hợp cho đến khi đồng nhất và đ yên trong 30 min. Cho hỗn hp vào t sấy tại (70 ± 5) °C. Trong khoảng thời gian 5 h, tăng đều đặn nhiệt độ từ 70 °C đến 125 °C. Hoạt hóa hỗn hợp trong 15 h  125 °C. Bảo quản hỗn hợp trong chai thủy tinh màu nâu.

7.4  Phân tích sắc ký khí

Các khí dùng cho sắc ký khí/ECD hoặc MS có độ tinh khiết cao và theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất.

7.5  Chất chuẩn

7.5.1  Yêu cầu chung

Lựa chọn các chất chun nội có đặc tính lý học và hóa học (như cách chiết, thời gian lưu) tương tự với các đặc tính ca hợp chất được phân tích, cần phải dùng 13C12-PCB làm chun nội đối với phương pháp GC-MS để đánh giá kết qu. Kiểm đnh độ bền ca chuẩn nội đều đặn.

CHÚ THÍCH: Các dung dịch PCB đã được chứng nhận và các cht PCB rắn đơn lẻ với độ tinh khiết đã được chứng nhận có sẵn từ một số ít nhà cung cấp, ví dụ Viện Vật liệu chuẩn và đo đạc (IRMM) B-2440 Geel, Bỉ; Viện quốc gia về khoa học và công nghệ văn phòng số liệu tham chiếu, Washington DC 20 234 USA; hoặc từ một số nhà cung cấp thương mại khác.

7.5.2  Chuẩn hiệu chuẩn

Chun hiệu chun cần chứa các hợp cht sau:

PCB28 2,4,4-trichlorobiphenyl (CAS-RN 7012-37-5)
PCB52 2,2‘,5,5′-tetraclorobiphenyl (CAS-RN 35693-99-3)
PCB101 2,2′,4,5,5-pentaclorobiphenyl (CAS-RN 37680-37-2)
PCB118 2,3′,4,4′,5-pentaclorobiphenyl (CAS-RN 31508-00-6)
PCB138 2,2′,3,4,4’,5’hexaclorobiphenyl (CAS-RN 35056-28-2)
PCB153 2,2′,4,4‘,5,5′-hexaclorobiphenyl (CAS-RN 35065-27-1)
PCB180 2,2′,3,4,4,5,5′-heptaclorobiphenyl (CAS-RN 35065-29-3)

CHÚ THÍCH: Số 28, 52, … tương ng với số nối tiếp của clorobiphenyl theo nguyên tắc IUPAC đối vdanh pháp ca hợp chất hữu cơ.

7.5.3  Chuẩn nội và chuẩn bơm

7.5.3.1  Yêu cầu chung

Đồng loại PCB được xem là chun nội và chuẩn bơm được liệt kê dưới đây. Chun nội phải được thêm vào mẫu. Đối với phát hiện MS, nên sử dụng đồng loại PCB đã đánh dấu.

Khi phân tích mẫu bị nhiễm bn nặng, một phần dịch chiết thường được sử dụng cho bước làm sạch thêm. Việc này làm tăng chi phí của phân tích bởi vì sử dụng chuẩn đánh dấu có chi phí rất cao. Trong trường hợp này, cho phép thêm chuẩn nội vào hai bước. Bước 1, thêm chuẩn nội không đánh dấu vào mẫu. Bước 2, thêm đồng loại đánh dấu vào phần dịch chiết được dùng để làm sạch.

Ít nhất phải sử dụng ba đồng loại, bao phủ sắc ký đồ làm chun nội.

Các PCB không có trong mẫu, hoặc PCB đánh dấu 13C12 không được dùng làm chuẩn nội, có thể được dùng làm chun bơm.

CHÚ THÍCH 1: Một số hỗn hợp PCB chứa đến 2,5 % PCB155.

CHÚ THÍCH 2: Nên sử dụng PCB30, PCB143, và PCB 207 làm chun nội.

CHÚ THÍCH 3: Nên sử dụng PCB198 hoặc PCB209 làm chun bơm đối với detector ECD bi vì cản trở ít hơn.

7.5.3.2  Đồng loại PCB đánh dấu

PCB28 13C122,4,4-triclorobiphenyl  
PCB52 13C122,2,5,5′-tetraclorobiphenyl  
PCB101 13C12-2,2’,4,5,5-pentaclorobiphenyl (CAS-RN 37680-73-2)
PCB118 13C12-2,3‘,4,4,5-pentaclorobiphenyl  
PCB138 13C12-2,2′,3,4,4,5′-hexaclorobiphenyl (CAS-RN 35065-28-2)
PCB153 13C12-2,2‘,4,4′,5,5-hexacIorobiphenyl  
PCB180 13C12-2,2‘,3,4,4′,5,5′-heptaclorobiphenyl  

7.5.3.3 Đồng loại PCB không đánh dấu

PCB29 2,4,5-triclorobiphenyl (CAS-RN 15862-07-4)
PCB30 2,4,6-tricIorobiphenyI (CAS-RN 35693-92-6)
PCB143 2,2,3,4,5,6-hexaclorobiphenyI (CAS-RN 68194-15-0)
PCB155 2,2,4,4′,6,6-hexaclorobiphenyl (CAS-RN 33979-03-2)
PCB198 2,2,3,3,4,5,5,6-octaclorobiphenyl (CAS-RN 68194-17-2)
PCB207 2,2′,3,3,4,4,5,6,6-nonaclorobiphenyl (CAS-RN 52663-79-3)
PCB209 2,2,3,3,4,4′,5,5,6,6-decaclorobiphenyl (CAS-RN 2051-24-3)

7.5.3.4  Đồng loại PCB để kiểm tra độ phân giải

PCB 28 2,4,4′-triclorobiphenyl (CAS-RN 7012-37-5)
PCB31 2,4,5-triclorobiphenyl (CAS-RN 16606-02-3)

7.6  Chuẩn bị dung dịch chuẩn

7.6.1  Chuẩn bị các dung dch chuẩn hiệu chuẩn PCB

Chuẩn bị từng dung dịch chuẩn đầu đậm đặc khoảng 0,4 mg/mL trong n-heptan (7.2.2) bằng cách cân khoảng 10 mg từng chun hiệu chuẩn (7.5.2) chính xác đến 0,1 mg và hòa tan chúng trong 25 mL n-heptan.

Kết hợp các lượng nhỏ (từ 2 mL đến 10 mL) từng dung dịch chun đầu này vào một dung dịch chun PCB hỗn hợp.

CHÚ THÍCH: Vì đặc tính nguy him của các chất đưc dùng, nên sử dụng các dung dịch chun hoặc dung dịch chun hỗn hợp bán sẵn đã được chứng nhận. Tránh tiếp xúc với da.

Dung dịch chuẩn làm việc phải cùng dung môi như dịch chiết.

Bảo quản dung dịch chuẩn đầu và dung dịch chun pha loãng  nơi tối, tại nhiệt độ (5 ± 3) °C. Dung dịch bền ít nhất trong một năm, nếu quá trình bay hơi dung môi là không đáng k.

Phải tách được hoàn toàn các thành phần hiện có trong dung dịch chun hỗn hợp bằng cột sắc ký sử dụng.

7.6.2  Chuẩn b dung dịch chuẩn nội

Chuẩn bị dung dịch chuẩn nội đầu đậm đặc, có chứa ít nhất ba thành phần khác nhau (7.5.3), khoảng 0,4 mg/mL trong n-heptan (7.2.2) bằng cách cân khoảng 10 mg tng chun nội đã chọn chính xác đến 0,1 mg và hòa tan chúng trong 25 mL n-heptan. Chun bị từ dung dịch chuẩn nội thứ cấp này với nồng độ sao cho lượng thêm vào cho pic với diện tích pic có thể đo được hoặc chiều cao pic trong sắc ký đồ (ít nhất bằng 10 lần giới hạn phát hiện).

Nếu quy trình hai bước đối với GC-MS được dùng, tạo hai dung dịch chun nội khác nhau, một dung dịch có cha hợp chất không đánh dấu. Ít nhất phải sử dụng hai đồng loại không đánh dấu trong dung dịch chuẩn nội thứ nhất và ít nhất ba đồng loại đánh dấu trong dung dịch th hai.

7.6.3  Chuẩn bị dung dịch chun bơm

Chuẩn bị một dung dịch chun bơm thứ hai đậm đặc, chứa ít nhất hai thành phn khác nhau (7.5.3), khoảng 0,4 mg/mL trong n-heptan (7.2.2) bằng cách cân khoảng 10 mg tng chuẩn bơm đã chọn chính xác đến 0,1 mg và hòa tan chúng trong 25 mL n-heptan. Chuẩn bị từ dung dịch chuẩn nội thứ hai này với nồng độ sao cho lượng thêm vào cho pic có diện tích pic hoặc bề mặt pic có thể đo được trong sắc ký đồ (ít nhất bằng 10 lần giới hạn phát hiện).

8  Thiết bị, dụng cụ

8.1  Quy trình chiết và làm sạch, bình thy tinh phòng thí nghiệm thông thường.

Tất cả bình thủy tinh và vật liệu tiếp xúc với mẫu hoặc dịch chiết phải được làm sạch kỹ.

8.1.1  Chai mẫu, làm bằng thủy tinh, thép không gỉ hoặc nhôm có nút thủy tinh hoặc nút vặn và được gắn kín polytetrafluoetylen (PTFE) với th tích phù hợp.

Chai thủy tinh không phù hợp với mẫu bùn.

CẢNH BÁO  Về các lý do an toàn, mẫu bùn hoạt tính sinh học không được bảo quản trong bình chứa đậy kín.

8.1.2  Máy lắc, với chuyển động ngang (200 đến 300 chuyển động trên một phút).

8.1.3  Bếp cách thủy, điều chnh đến 100 °C.

8.1.4  Phễu tách, với thể tích phù hp.

8.1.5  Bình nón, thể tích phù hợp.

8.1.6  Thiết b chiết Soxhlet, gồm bình đáy tròn, ví dụ 100 mL, bình chiết Soxhlet và ống Soxhlet, ví dụ 27 mm x 100 mm, bình ngưng thẳng, ví dụ 300 mm, thiết bị gia nhiệt.

8.1.7  Bình làm giàu, loại Kuderna Danish.

Bình làm bay hơi khác, ví dụ máy làm bay hơi quay, có thể được dùng nếu phù hợp.

8.1.8  Hạt sôi, thủy tinh hoặc hạt sứ.

8.1.9  Bông thạch anh, hoặc bông thủy tinh silan hóa.

CẢNH BÁO  Làm việc vi bông thạch anh chịu nguy cơ về sức khỏe do hạt thạch anh mịn thoát ra. S dụng tủ hút khói và đeo mặt nạ phòng bụi để phòng ngừa hít phải những hạt này.

8.1.10  Ống thử nghiệm hiệu chuẩn, với dung tích danh định từ 10 mL đến 15 mL và nút thủy tinh nhám.

8.1.11  Ống sắc ký, cột sắc ký thủy tinh, đường kính trong 5 mm đến 10 mmm, chiều dài ví dụ 600 mm.

8.2  Sắc ký khí

8.2.1  Yêu cầu chung

Trang b với cột mao quản, detector khối phổ (MS) hoặc detector bẫy electron (ECD) dựa trên 63Ni.

CHÚ THÍCH: Làm việc với nguồn phóng xạ kín như có trong ECD yêu cầu giấy phép theo các quy định phù hợp của quốc gia.

Sử dụng ECD, sắc ký khí được trang bị hai detector với phương tiện nối hai cột mao quản đến cùng hệ thống bơm là rất phù hợp đối với phân tích này; với những thiết bị như vậy, có thể thực hiện đồng thời phân tích xác nhận.

8.2.2  Cột mao quản, mỗi cột gồm một pha tĩnh có silicon phenyl-metyl 5 % được bọc ngoài bởi cột mao quản silica nóng chảy hoặc cột có pha liên kết hóa học tương đương.

Pic sắc ký PCB28 và PCB31 phải có độ phân giải đủ lớn (độ phân giải ít nhất 0,5) để tích hợp pic PCB28. Nói chung, chiều dài cột phải từ 25 m đển 60 m, đường kính trong từ 0,18 mm đến 0,32 mm, và độ dày màng từ 0,1 μm đến 0,5 μm.

Khi sử dụng detector ECD, cần phải dùng một cột thứ hai, bọc bằng pha phân cực trung nh (ví dụ CP-Sil 19, OV 17013),…) để xác nhận kết quả thu được.

CHÚ THÍCH: Thời gian lưu đối với PCB trên cột mao quản khác nhau được đưa ra tại Phụ lục B.

9  Lưu giữ và bảo quản mẫu

9.1  Lưu gi mẫu

Cần phải phân tích mẫu càng sớm càng tốt sau khi lấy mẫu. Điều này đặc biệt áp dụng cho kiểm tra chất rắn hoạt hóa vi sinh vật.

Nếu cần, phải bảo qun mẫu bùn theo TCVN 6663-15 (ISO 5667-15).

Mu khô có thể được bảo qun tại nhiệt độ phòng ở nơi tối đến một tháng. Mẫu đất cn phải được bo quản theo ISO 18512.

9.2  Xử lý sơ bộ mẫu

Xử lý sơ bộ mẫu theo TCVN 8884 (ISO 14507), nếu không có quy định khác, xem xét các quy trình làm khô cụ thể như được quy định tại Bảng 3 đ thu được mẫu th.

Xử lý sơ bộ là cần thiết để giảm hàm lượng m để có thể chiết PCB và làm tăng tính đồng nhất.

Nếu Soxhlet được dùng, cần sấy khô hoàn toàn mẫu đ chiết hoặc để làm tăng tính đồng nhất.

Nên sy khô hoàn toàn nếu mẫu phải lưu giữ trong khoảng thời gian dài.

Bảng 3 – Kỹ thuật sấy mẫu của nền mẫu khác nhau đ phân tích PCB

Nn mẫu

Làm khô trong không khí

Kỹ thuật làm khô

Đông khô
(ISO 16720)

Na2SO4

Không làm khô

Bùn

X

X

Xa

 

Chất thải sinh học (compost, chất thải hỗn hợp)

 

X

X

X

Đất (ví dụ cát, sét)

X

X

X

X

a Có thể dùng Na2SO4 để bảo quản bùn đã làm khô

10  Cách tiến hành

10.1  Th nghiệm mẫu trắng

Tiến hành thử mẫu trắng như sau áp dụng quy trình (quy trình chiết chọn lọc và quy trình làm sạch) s dụng lượng thuốc th như nhau được dùng cho xử lý sơ bộ, chiết, làm sạch, và phân tích mẫu. Phân tích mẫu trắng ngay trước khi phân tích mẫu đ chứng tỏ rằng không bị nhiễm bn. Giá trị mẫu trắng phải nhỏ hơn 50 % giới hạn báo cáo thấp nhất.

10.2  Chiết

10.2.1  Yêu cầu chung

Tùy thuộc vào mẫu thử (nền mẫu và hàm lượng m), chọn phương pháp chiết phù hợp (xem Bng 4). Nên áp dụng phương pháp chiết 1 (xem 10.2.2) hoặc 3 (xem 10.2.4) nếu điều quan trọng là phá vỡ các hạt kết trong mẫu để tiếp xúc với PCB. Với mẫu ướt, phải áp dụng phương pháp này để loại b nước. Nếu hòa tan PCB là bước quan trọng nhất (cht thi và vật liệu giàu chất hữu cơ) và mẫu được làm khô, nên áp dụng phương pháp chiết 2 (xem 10.2.3) sử dụng Soxhlet. Đối với bùn, có th áp dụng quy trình Soxhlet. Trong trường hợp có plastic, cần tránh sử dụng axeton bi vì việc sử dụng axeton làm cho một lượng lớn các chất cùng bị chiết. Tuy nhiên, không thể đưa ra nguyên tắc chung, bi vì mẫu có th chứa tất cả các hạt kết của mu, chất hữu cơ và chất thải (plastic).

Quy trình chiết khác, ví dụ chiết bằng siêu âm, vi sóng hoặc chiết lng áp sut cao có thể được sử dụng nếu

– Phòng thử nghiệm có thể cho hiệu suất chiết tương ứng với một quy trình chiết 1, 2 hoặc 3 như được mô tả trong tiêu chun này, hoặc

– Mu yêu cầu cách tiếp cận khác như ch ra bi phòng thử nghiệm và kết quả ca quy trình đáp ứng theo tiêu chí tính năng như được mô tả tại 10.7.4 và 10.8.6.

CHÚ THÍCH: Việc áp dụng tiêu chuẩn này đối với một số loại chất thải, thêm axeton với chiết Soxhlet đã cho thy đạt hiệu quả.

Quy trình chiết được mô tả trong tiêu chuẩn này phù hợp với chiết đến 20 g mẫu khô. Nếu mẫu thử có tỉ trọng thấp (nghĩa là một số chất thải) hoặc mẫu đồng nhất, tùy thuộc vào hàm lượng PCB dự kiến và tính đồng nhất của mẫu, có thể sử dụng lượng mẫu ít hơn. Nói chung, lượng mẫu khô sau có thể được dùng: từ 2 g đến 10 g bùn, 5 g đến 20 g compost, hoặc 2 g đến 20g chất thải sinh học. Lượng mẫu phải được cân chính xác ít nhất đến 1 %.

Bảng 4 – Quy trình chiết được dùng cho nền mẫu khác nhau

Tình trạng m của mu thử

Nền mẫu

Dung môi chiết

Kỹ thuật chiết

Quy trình chiết

Ghi chú

Khô Vật liệu giống đt, bùn, chất thải sinh học, compost Axeton/ete dầu mỏ Khuấy Quy trình chiết 1 (xem 10.2.2)  
Bùn, chất thải sinh học, compost Ête dầu mỏ Soxhlet, chiết lng áp suất Quy trình chiết 2 (xem 10.2.3)  
Ướt Vật liệu giống đất, chất thải sinh học, compost Axeton/ete dầu m Khuy Quy trình chiết 1 (xem 10.2.2) Cũng áp dụng cho mẫu m hiện trường với hàm lượng cht khô >75 %
Vật liệu giống đất, cht thải sinh học, compost Axeton/ete dầu m/NaCI Khuấy Quy trình chiết 3 (xem 10.2.4)  

10.2.2  Quy trình chiết 1: Mẫu sử dụng axeton/ete dầu mỏ và có khuấy trộn

Ly mẫu th vào chai (8.1.1). Thêm thể tích xác định dung dịch chun nội thứ hai (7.5.2). Thêm 50 mL axeton (7.2.1) vào mẫu thử và dịch chiết bằng cách lắc kỹ để khuấy trong 30 min. Sau đó thêm 50 mL ete du m (7.2.3) và lắc kỹ lần nữa trong ít nhất 12 h. Sử dụng máy lắc ngang (8.1.2) và có chuyển động dung môi trong chai mẫu càng dài càng tốt (vị trí ngang). Sau khi chất rắn đã lắng, gạn phần ni phía trên. Rửa pha rắn bng 50 mL ete dầu m (7.2.3) và gạn lần nữa. Thu ly dịch chiết trong phễu tách (8.1.4) và loại bỏ axeton bằng cách lắc hai lần với 400 mL nước (7.2.5). Làm khô dịch chiết qua natri sunphat khan (7.2.4). Tráng natri sunphat bằng ete dầu mỏ (7.2.3) và cho nước tráng vào dịch chiết.

CHÚ THÍCH 1: Có th dùng nước vòi để loại bỏ axeton, bởi vì hợp cht mục tiêu không có trong đó.

Nếu mẫu chứa lượng nước tới 25 %, có thể sử dụng quy trình tương tự. Nếu hàm lượng nước của mẫu lớn hơn 25 %, quy trình này kém hiệu quả và lượng axeton phải được tăng lên. T lệ axeton: nước phải ít nhất bằng 9:1. T lệ axeton:ete dầu mỏ phải được giữ không đi bằng 2:1.

Lượng xác định chun nội được cho vào trong tất cả phương pháp chiết phải có lượng mà nồng độ của chúng trong dịch chiết cuối cùng nằm trong khoảng làm việc của phương pháp đo thông thường. Nồng độ của từng chun nội trong dịch chiết cuối cùng là 0,1 μg/mL. Đ làm ướt” mẫu hoàn toàn, nên dùng lượng chuẩn nội tối thiểu 100 μL.

CHÚ THÍCH 2: Trong nn mẫu có hàm lượng chất hữu cơ lớn (ví dụ một số bùn), cần quy trình chiết dài hơn. Quy trình chiết 2 (Xem 10.2.3) có th phù hợp hơn đối với những mẫu này.

10.2.3  Quy trình chiết 2: mẫu sử dụng Soxhlet

Đặt mu thử vào ống chiết (8.1.6). Thêm lượng xác định dung dịch chun nội thứ hai (7.5.3) và khoảng 70 mL dung môi chiết (7.2.2) vào bình chiết. Chiết mẫu bằng thiết bị chiết Soxhlet (8.1.6). cần phải tính khoảng thời gian chiết với tối thiểu 100 vòng chiết.

CHÚ THÍCH: Nếu mẫu dễ hút ẩm và không được làm khô trước khi phân tích, cho thêm Na2SO4 vào mẫu thử đ có được vật liệu  tình trạng chảy tự do.

Cũng có thể dùng quy trình chiết lng áp suất.

10.2.4  Quy trình chiết 3: Mu sử dụng axeton/ete dầu m/natri clorua và khuấy

Lấy một lượng mẫu và cho mẫu vào chai đựng mẫu 1 L (8.1.1). Thêm một lượng xác định dung dịch chun nội thứ hai (7.5.3). Nếu mẫu được làm khô, thêm 50 mL nước. Đối với mẫu ướt, tính lượng nước được bổ sung vào theo Công thức (1):

(1)

Trong đó

mw là khối lượng nước được bổ sung, tính bằng gam (g);
me là khối lượng mẫu đã được rây, tính bằng gam (g);
wH2O là hàm lượng nước của mẫu, xác định theo TCVN 6648 (ISO 11465), tính bằng phần trăm (%).

Thêm 40 g natri clorua (7.2.6), 100 mL axeton (7.2.1), và 50 mL ete dầu m (7.2.3) vào bình chun bị, đậy nắp bình và lắc bằng máy lắc (8.1.2) trong ít nhất 12 h.

Pha hữu cơ s được tách, nếu sử dụng máy ly tâm có các cốc ly tâm được đậy kín. Thu lấy dịch chiết cho vào phễu tách có dung tích 1 L và loại bỏ axeton bằng cách lắc hai lần với 400 mL nước (7.2.5). Làm khô dịch chiết trên natri sunphal khan (7.2.4) và chuyn dịch chiết đã làm khô vào bình làm giàu (8.1.7). Tráng natri sunphat bằng ete dầu mỏ (7.3.3) và thêm dung dịch rửa vào dịch chiết.

10.3  Làm giàu

Cho hạt sôi (8.1.8) vào dịch chiết và làm giàu dịch chiết đến khong 10 mL bằng cách làm bay hơi sử dụng máy cô (8.1.7). Chuyển dịch chiết đã làm giàu vào ống thử nghiệm hiệu chuẩn (8.1.10) và làm giàu đến 1 mL sử dụng một dòng khí nhẹ nitơ hoặc khí trơ khác  nhiệt độ phòng. Nếu áp dụng phương pháp làm sạch H, việc làm giàu là cần thiết. Ghi lại thể tích cuối cùng của dịch chiết.

Với mẫu bị nhiễm bn nặng, một phần được sử dụng để làm sạch thêm. Thiết lập phần, f, của dịch chiết được dùng cho việc làm sạch thêm. Nếu s dụng đồng loại không đánh dấu làm chun nội được b sung vào mẫu, cho một lượng xác định dung dịch chuẩn nội thứ hai có chứa đồng loại 13C12.

Để phòng ngừa các PCB dễ bay hơi nhất, không được làm bay hơi đến khô kiệt. Nên thêm lượng nh (một giọt) dung dịch giữ (7.2.7).

10.4  Làm sạch dịch chiết

10.4.1  Yêu cầu chung

Cần phải áp dụng quy trình làm sạch nếu các hợp chất hiện có gây cn tr đồng loại PCB quan tâm trong sắc ký đồ khí hoặc nếu các hợp chất này có thể ảnh hưởng đến quy trình GC (nghĩa là nhiễm bn hệ thống sắc ký). Nếu không có các chất cản tr hoặc các chất cn tr không đáng kể, thì không cần làm sạch. Tùy thuộc vào chất được loại bỏ, nên sử dụng Bng 5. Nếu phải loại bỏ hợp chất phân cực, cần chú ý đặc biệt đến sự thu hồi các PCB clo hóa mức thấp.

Bảng 5 – Phương pháp làm sạch

Phương pháp

Làm sạch

Để loại b

Phù hp cho

Ghi chú

Làm sạch A Oxit nhôm Hợp chất phân cực

 

Khó để điều chỉnh hàm lượng nước và giữ không đi
Làm sạch B Silica Hợp chất phân cực

 

Chú ý: một số chất liệu silica có thể chứa nồng độ PCB thấp
Làm sạch C Thấm gel Hợp cht phân tử lớn, chất béo

MS

 
Làm sạch D Florisil Hợp cht phân cực

 

Có thể phân tích hóa chất bảo vệ thực vật sau bước làm sạch này
Làm sạch E H2SO4/silica NaOH Hợp chất phân cực, PAH, chất béo

 

Đặc biệt phù hợp với mẫu có chứa chất béo
Làm sạch F Axit benzensulfonic/ axit sunphuric Hợp chất phân cực, chất thơm (đa), bazơ, dị hợp chất, dầu

 

 
Làm sạch G DMF/hexan Hydrocacbon béo, chất béo, dầu

MS

 
Làm sạch H H2SO4 (đm đặc) Chất béo

 

 
Làm sạch I TBA Lưu huỳnh

ECD

 
Làm sạch J Cu Lưu huỳnh

ECD

 
Làm sạch K AgNO3/Silica Lưu huỳnh + hợp chất phân cực

ECD

Cũng có th áp dụng cho MS

Trước khi áp dụng phương pháp làm sạch với mẫu thực, phòng thử nghiệm phải đảm bảo độ thu hồi sau khi sử dụng phương pháp làm sạch đối với một dung dịch chuẩn ít nhất bng 80 % cho tất cả đồng loại phù hợp (bao gồm cả chun nội).

Cũng có thể sử dụng quy trình làm sạch khác, nếu quy trình đó loại b được các pic cản trở trong sắc ký đồ và độ thu hồi sau khi sử dụng phương pháp làm sạch ít nhất bng 80 % cho tất c đồng loại phù hợp (bao gồm cả chun nội).

Dịch chiết thu được  10.3 hoặc bước làm sạch trước đó phải được chuyển định lượng vào hệ thống làm sạch; cách khác, có th sử dụng một phần dịch chiết này.

10.4.2  Làm sạch A – oxit nhôm

Chun bị cột hấp phụ bằng cách đặt nút nhỏ bông thạch canh (8.1.9) vào ống sắc ký (8.1.11) và làm khô bằng 2,0 g ± 0,1 g oxit nhôm (7.3.1.1).

Cho dịch chiết vào cột hấp phụ đã được làm khô. Tráng ống thử hai lần, mỗi lần bng 1 mL ete dầu mỏ (7.2.3) và chuyển dịch tráng vào cột sử dụng cùng pipet cho đến khi mức chất lỏng đạt đến mặt trên ca phần nhồi cột. Rửa gii với khoảng 20 mL ete dầu m. Thu lấy toàn bộ dịch rửa giải.

Cho chất giữ (7.2.7) vào dịch ra giải, và sau đó dịch rửa giải được giảm xuống thể tích cần dùng (xem 10.3).

Nếu s dụng một mẻ mới oxit nhôm, thể tích dung môi để rửa giải hoàn toàn các đồng loại PCB cụ thể ra khỏi cột phải được xác định bằng cách sử dụng một dung dịch chun PCB phù hợp.

CHÚ THÍCH: Cactric oxit nhôm dùng một lần có bán sẵn trên thị trường có thể được sử dụng làm chất thay thế nếu phù hợp. Cột phù hợp nếu tính năng của phương pháp đáp ứng với 8.2.2.

10.4.3  Làm sạch B – silica gel

Đặt nút bông thủy tinh (8.1.9) và 10 g silica gel (7.3.2.2) vào ống sắc ký (8.1.11). Sau đó cho lớp natri sunphat dày 1 cm (7.2.4) và điều kiện bằng 20 mL ete dầu m (7.2.3). Cho dịch chiết vào cột khi mức hỗn hợp dung môi bị xả còn lại khoảng 0,5 cm trên lớp nhồi cột.

Tiến hành rửa giải sử dụng 10 mL ete dầu m (7.2.3). Chất giữ (7.2.7) được cho vào dịch ra giải, và thể tích dịch ra giải được giảm xuống thể tích cần (xem 10.3).

10.4.4  Làm sạch C – sắc ký thấm gel

Cẩn thận giảm lượng dịch chiết trong điều kiện dòng nitơ nhẹ. Phần còn lại được hòa tan ngay trong 5 mL hỗn hp dung môi [etyl axetat (7.3.3.2) và xyclohexan (7.3.3.3) (1+1)]. Phần còn lại hòa tan này được cho vào cột GPC.

Sử dụng hỗn hợp dung môi cho GC để rửa giải.

Cài đặt hệ thống GPC cần:

 Tốc độ dòng 5 mL/min
 Thể tích của vòng mẫu 5 mL
 Phân đoạn thứ nhất 120 mL (24 min);
 Rửa gii PCB 155 mL (31 min);
 Phân đoạn cuối cùng 20 mL (4 min)

Thể tích rửa giải của phần thứ nhất, dịch rửa giải và phần cuối cùng phải được xem xét về các giá trị khuyến ngh và phải được kiểm định thường xuyên bằng dung dịch chuẩn PCB nhiều thành phần.

Cho chất giữ (7.2.7) vào dịch rửa giải, sau đó thể tích cdịch rửa giải được giảm xuống thể tích cần (xem 10.3).

CHÚ THÍCH: Trong khi sử dụng cột thm gel, có thể xảy ra sự thay đổi nh về thể tích thu được. Sự thay đi này có thể nhìn thy về sự giảm của độ thu hồi chun nội. Nếu xảy ra, có thể cn điều chnh lại thể tích mẫu.

10.4.5  Làm sạch D – Florisil

Cho vào một ống sắc ký (8.1.11) 5 mm natri sunphat (7.2.4), 1,5 g Florisil (7.3.4.1) và lại cho thêm 5 mm natri sunphat. Để cố định hỗn hợp, đặt bông thủy tinh (8.1.9) lên trên đỉnh. Tráng cột bằng 50 mL isooctan (7.3.4.2). Cho dịch chiết vào cột. Tráng ống/bình chiết hai lần, mỗi ln 1 mL isooctan/toluen (95/5) (7.3.4.3) và cho chúng lên trên cột. Sau đó, rửa giải bằng 7 mL isooctan/toluen. Cho thêm một giọt chất giữ (7.2.7) vào dịch rửa giải và thể tích dịch rửa giải được giảm xuống thể tích cần dùng (xem 10.3).

10.4.6  Làm sạch E – silica H2SO4/silica NaOH

Pha kết hợp silica H2SO4/silica NaOH có hiệu quả trong loại bỏ hợp chất phân cực, hợp chất thơm đa vòng và triglyxerit.

Chuẩn bị một cột hấp phụ bng cách rót lần lượt 1 g silica NaOH (7.3.5.4), 5 g silica H2SO4 (7.3.5.2) và 2 g natri sunphat (7.2.4) vào một cột sắc ký sạch (8.1.11). Cho đủ lượng n-hexan (7.3.5.5) và rửa giải cho đến khi viền trên ca pha n-hexan đạt đến viền trên ca lp natri sunphat. Cho dịch chiết vào phía trên ca lớp natri sunphat và đ cho nó thm vào lp natri sunphat. Rửa giải với khoảng 60 mL n-hexan và thu lấy toàn bộ phần n-hexan. Cho thêm một giọt chất giữ (7.2.7) vào dịch rửa giải và thể tích dịch rửa giải được giảm xuống th tích cần dùng (xem 10.3).

10.4.7  Làm sạch F – axit benzensulfonic/axit sunphuric

Xử lý sơ bộ bng axit benzensulfonic/axit sunphuric có hiệu quả nếu mẫu có chứa lượng du lớn.

Điều kiện hóa cactric silica bng cách rửa giải ba lần, mỗi lần 2 mL n-hexan. Đổ bỏ dịch rửa giải và làm khô cột bng chân không. Cho 500 μL dịch chiết vào cột và đ chảy chậm vào cột. Sau 30 s, cho x 1 mL dung môi giống n-hexan (7.3.5.5) vào cột và đợi lần nữa trong 30 s. Rửa giải PCB ra khi cột bằng 3 x 0,5 mL dung môi giống n-hexan (7.3.5.5). Thu lấy toàn bộ dịch ra giải. Cho thêm một giọt cht giữ (7.2.7) vào dịch rửa giải và th tích dịch rửa giải được giảm xuống thể tích cần dùng (xem 10.3).

10.4.8  Làm sạch G – DMF/n-hexan tách phần để loại b hydrocacbon béo

Cần làm sạch dịch chiết mẫu có chứa lượng hợp chất béo cao (ví dụ dầu) thêm bằng tách phần dimetylformamid/hexan.

Ch áp dụng bước làm sạch thêm này trong trường hợp GC-MS và không dùng cho GC-ECD. Trong trường hợp sau, dịch chiết được pha loãng hơn và các chất cản tr do hydrocacbon béo là không được mong đợi trong tín hiệu ECD.

Chuyển dịch chiết vào một phễu tách 100 mL và chiết PCB bng 25 mL DMF (7.3.7.1). Lặp lại hai lần. Chuyển dịch chiết kết hợp DMF vào phễu tách 500 mL, cho 100 mL nước (7.2.5), và chiết PCB bằng 50 mL nhexan (7.3.5.5). Lặp lại ln nữa. Cho thêm một giọt chất giữ (7.2.7) vào dịch rửa giải và dịch ra gii được giảm xuống th tích cần dùng (xem 10.3).

10.4.9  Làm sạch H – axit sunphuric đậm đặc

Nên áp dụng xử lý này nếu xuất hiện các hợp chất có thể sulfoni hóa. Phải sử dụng tấm che mặt, găng tay và quần áo bo hộ.

Chuyển dịch chiết vào lọ thủy tinh có nắp thuận tiện. Pha loãng dịch chiết đến 20 mL bng ete dầu mỏ (7.2.3). Rót 5 mL axit sunphuric đậm đặc (7.3.8.1) và lắc kỹ sau mỗi 5 min. Để tách pha hoàn toàn (khoảng 15 min). Lấy pha phía trên, tráng axit sunphuric còn lại bằng ete dầu mỏ. Cho thêm một giọt cht giữ (7.2.7) vào dịch rửa giải và thể tích của dịch rửa giải được giảm xuống thể tích cần dùng (xem 10.3).

10.4.10  Làm sạch I – thuốc thử sunpit TBA

Thêm 2 mL thuốc thử sunphit TBA (7.3.9.1) vào 1 mL dịch chiết đã làm giàu và lắc trong 1 min. Cho 10 mL nước (7.2.5) và lắc lần nữa trong 1 min. Tách pha hữu cơ ra khi nước bằng pipet Pasteur và thêm một vài tinh thể natri sunphat khan (7.2.4) để loại bỏ hết nước còn lại.

10.4.11  Làm sạch J – làm sạch dùng đồng pyrogenic để loại b lưu huỳnh nguyên tố và một số hợp chất của lưu huỳnh hữu cơ khác

Cho 1 mL dịch chiết (trong ete dầu mỏ) vào ống ly tâm. Cho 100 mg bột đồng pyrogenic (được chuẩn bị theo quy trình nêu tại 7.3.10). Ly tâm ống trong thời gian lớn hơn 5 min với khoảng 3500 rpm (đảm bảo không nhìn thy đục). Loại bỏ dịch chiết và nếu cần, làm sạch thêm dùng sắc ký cột.

10.4.12  Làm sạch K – AgNO3/silica

Cho vào ống sắc ký (8.1.11) natri sunphat (7.2.4), ví dụ cao 5 mm, 2 g hỗn hợp AgNO3/silica (7.3.11.2) và cho tiếp 5 mm natri sunphat (7.2.4). Tráng cột với khoảng 50 mL n-hexan (7.3.5.5). Cho dịch chiết vào cột đã đầy. Tráng bình chiết ba lần, mỗi lần 2 mL n-hexan (7.3.5.5) và cho vào trên cột khi mặt lõm của dịch chiết chạm đến bề mặt ca natri sunphat (7.2.4). Theo cách như vậy, cho 40 mL hexan lên trên cột. Cho thêm một giọt chất giữ (7.2.7) vào dịch rửa giải và thể tích của dịch rửa giải được giảm xuống thể tích cần dùng (xem 10.3).

Nếu cht rửa giải vẫn còn màu sau khi làm sạch, cần phải lặp lại quy trình.

10.5  Thêm chuẩn bơm

Cho một lượng phù hợp chuẩn bơm thứ hai (7.6.3) vào dịch chiết thu được sau khi làm sạch (lượng này phải nằm trong nồng độ ca chun hiệu chun). Ghi lại thể tích cuối cùng V.

10.6  Phân tích sắc ký khí (GC)

10.6.1  Yêu cầu chung

Cả detector MS và ECD đều có thể sử dụng, nhưng trong những trường hợp đặc biệt, ch một loại detector cho kết quả phù hợp. Nói chung, nên sử dụng MS. Trong các trường hợp sau, cần lưu ý khi sử dụng detector ECD.

 Có mặt của dầu khoáng: Có thể khó để loại bỏ dầu khoáng, bởi vì tính phân cực của các hợp chất này có thể tương thích với PCB. Detector ECD không đủ nhạy đối với dầu khoáng và không có bước làm sạch hoặc bước làm sạch kém hiệu quả.

– Sử dụng detector ECD, kiểu PCB được nhận ra dễ dàng hơn.

– Có thể s dụng một detector ECD đối với phép sàng lọc đầu tiên để lựa chọn mẫu có PCB nồng độ cao hơn giá trị báo cáo nhỏ nhất. Đối với mẫu có nồng độ PCB thấp hơn giá trị này, việc nhận dạng thêm là không cần thiết.

10.6.2  Thiết lập sắc ký khí

Đặt sắc ký khí (8.2) theo cách mà có thể tách hoàn toàn PCB (xem 5.2). Tối ưu hóa sắc ký khí bắt đầu từ những điều kiện sau:

– Cột tách Cột mao quản (8.2.2);
– Chương trình nhiệt độ lò 60 °C, 2 min

30 °C/min đến 120 °C/min

5 °C/min đến 300 °C/min

300 °C, 15 min

 Nhiệt độ buồng bơm 260 °C
 Bơm phân đoạn 1μL, giữ ngắt đoạn 1,8 min
 Khí mang Heli 0,8 mL/min đến 1 mL/min

Phụ lục B đưa ra thứ tự rửa giải của PCB mục tiêu có th dự kiến trên hai cột khác nhau.

10.7  Khối phổ (MS)

10.7.1  Điều kiện phổ khối lưng

Điều chnh máy đo phổ khối lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sắc ký được ghi lại  chế độ quét đầy đủ hoặc chế độ giám sát/ghi ion lựa chọn (SIM/SIR). Các ion được chọn được nêu trong Bảng 6. Đối với từng đồng loại tự nhiên, chọn hai ion tạo các phần của bó đồng vị clo của ion phân tử và một ion phân mảnh đặc trưng.

Bảng 6 – Ion chẩn đoán đối với PCB được dùng với detector MS

Hợp chất

Ion chẩn đoán 1

Ion chẩn đoán 2

Ion chẩn đoán 3

m/z

m/z

m/z

PCB28

256 (100)

258 (74)

186 (82)

13C12-PCB28

268

270

 

PCB52

292 (100)

294 (49)

220 (95)

13C12-PCB52

304

306

 

PCB101

326 (100)

328 (65)

256 (62)

13C12-PCB101

338

340

 

PCB118

326 (100)

328 (62)

254 (57)

13C12-PCB118

338

340

 

PCB138

360 (100)

358 (42)

290 (106)

13C12-PCB138

372

374

 

PCB153

360 (100)

362 (92)

290 (73)

13C12-PCB153

372

374

 

PCB180

394 (100)

396 (96)

324 (84)

13C12-PCB180

406

408

 

CHÚ THÍCH  Giá trị trong ngoặc là giá trị dư, được chuẩn hóa theo ion chn đoán 1. Giá trị đối với ion chn đoán 2 và 3 có thể phụ thuộc vào hệ thống MS và điều kiện thực ca nó. Giá tr được trình bày phi là các ch thị được xem xét.

10.7.2  Hiệu chuẩn phương pháp bằng sử dụng chuẩn nội

10.7.2.1  Yêu cầu chung

Hiệu chuẩn là một phương pháp độc lập đối với việc xác định nồng độ khối lượng  không bị ảnh ng bởi sai số bơm mẫu, thể tích nước có trong mẫu hoặc hiệu ứng nền mẫu trong mẫu nếu độ thu hồi của hợp chất được phân tích bằng độ thu hồi của chuẩn nội.

B sung một khối lượng cụ thể chuẩn nội và chuẩn bơm (7.5.3) để pha loãng dung dịch hiệu chuẩn hỗn hợp (7.5.2). Nồng độ khối lượng của cả hai chuẩn phải như nhau đối với tt cả dung dịch hiệu chuẩn và tương thích với nồng độ của cả hai chuẩn trong dịch chiết cuối cùng. Tiến hành phân tích GC-MS với dung dịch hiệu chuẩn, đã được chuẩn bị như mô tả tại 7.5.2. Tính tỉ số đáp ứng tương đối đối với PCB tự nhiên và PCB-13C12 sau khi thu được đường hiệu chun bằng cách dựng các điểm tỉ số ca nồng độ khối lượng với tỉ số ca diện tích pic (hoặc chiều cao pic) sử dụng Công thức (2):

(2)

Trong đó

An là đáp ứng đo được của PCB tự nhiên, ví dụ diện tích pic;
AC13 là đáp ứng đo được ca chuẩn nội PCB đánh dấu 13C12, ví dụ diện tích pic;
s là độ dốc của hàm hiệu chun;
ρn là nồng độ khối lượng ca PCB tự nhiên trong dung dịch hiệu chuẩn, tính bằng microgam trên lít (μg/L);
ρC13 là nồng độ khối lượng của chuẩn nội PCB đánh d13C12 trong dung dịch hiệu chun, tính bằng microgam trên lít (μg/L);
b là giao cắt của đường hiệu chun với trục tọa độ.

Hai loại hiệu chuẩn được phân biệt: hiệu chuẩn đầu (10.7.2.2) và hiệu chuẩn hàng ngày (kiểm tra xác nhận hiệu chuẩn đầu); hiệu chuẩn cuối được gọi là kiểm định hiệu chun (10.7.2.3).

Có th áp dụng phương pháp hiệu chuẩn phi tuyến tính.

10.7.2.2  Hiệu chuẩn đầu

Hiệu chuẩn đầu phục vụ cho việc thiết lập khoảng làm việc tuyến tính của đường hiệu chun. Hiệu chun này được tiến hành khi phương pháp được dùng lần đầu tiên và sau khi bo dưng và/hoặc sửa cha thiết bị.

Lấy sắc ký đồ khí của một dãy ít nhất năm dung dịch chuẩn với nồng độ cách đều nhau, kể cả mẫu trắng dung môi. Nhận dạng pic, sử dụng MS hoặc sắc ký đồ ký của từng hợp chất. Chuẩn bị đồ thị hiệu chuẩn cho từng chất.

Kiểm tra tính tuyến tính theo TCVN 6661-1 (ISO 8466-1).

Cho phép sử dụng hiệu chun phi tuyến tính sử dụng tất cả năm dung dịch chuẩn. Trong trường hợp đó, phải sử dụng năm dung dịch chuẩn giống nhau để hiệu chun lại và không lựa chọn hai phương pháp dưới đây (xem 10.7.2.3).

10.7.2.3  Kiểm định hiệu chuẩn

Kiểm tra kiểm định hiệu chuẩn tính đúng ca khoảng làm việc tuyến tính của đường hiệu chuẩn ban đầu và phải được tiến hành trước mỗi dãy mẫu.

Đối với từng mẻ mẫu, bơm ít nhất hai dung dịch chuẩn hiệu chuẩn với nồng độ (20 ±10) % và (80 ±10) % ca khoảng tuyến tính được thiết lập và tính đường thẳng từ các phép đo này. Nếu đường thẳng nằm trong khoảng ±10 % giá trị tham chiếu/chuẩn ca đường hiệu chun ban đầu, đường hiệu chuẩn ban đầu được coi là đúng. Nếu không, thiết lập đường hiệu chun mới theo 10.7.2.2.

10.7.3  Đo

Đo sắc ký đồ khí của dịch chiết thu được theo 10.5. Với những hỗ trợ ca thời gian lưu tuyệt đối, sử dụng nhận dạng pic để tính thời gian lưu tương đối. Sử dụng chuẩn nội hoặc chuẩn bơm càng giống càng tốt với pic PCB được định lượng. Đối với các pic tương ứng khác trong sắc ký đồ khí, xác định thời gian lưu tương đối.

Nếu nồng độ nằm trên mức đ nhận dạng hoặc định lượng phù hợp, cần phải bơm dịch chiết pha loãng để việc nhận dạng hoặc định lưng phù hợp các PCB tương ứng hoặc chiết lại mẫu sử dụng lượng mẫu nhỏ hơn.

Nếu do kết quả của sự pha loãng, chuẩn nội nằm ngoài khoảng tuyến tính, Công thức (4) nêu tại 10.7.5 không cho kết quả định lượng phù hợp và những sai lệch so với khoảng tuyến tính cần phải được xem xét.

10.7.4  Nhận dạng

Áp dụng ISO 22892 để nhận dạng PCB. Trong ISO 22892, tiêu chí sắc ký và tiêu chí MS được mô tả, cần cho việc nhận dạng phù hợp. Sử dụng ion chẩn đoán được nêu tại Bảng 6.

10.7.5  Kiểm tra tính năng của phương pháp

Vì tiêu chuẩn này cho phép sử dụng hai modul khác nhau, so sánh những đáp ứng đo được ca chuẩn nội và chuẩn bơm trong cả hai dung dịch chuẩn bơm xác định tính năng và mẫu bơm là một kiểm tra tính năng ca toàn bộ quy trình.

Sử dụng cho phân tích này

– Cùng một thể tích mẫu cuối cùng;

– Cùng một thể tích xác định chuẩn nội, và

– Cùng một thể tích xác định của chun bơm, như được dùng đối với mẫu.

Đây là chuẩn tính năng.

Chuẩn tính năng có thể là một của chuẩn hiệu chuẩn, nếu tỉ số thể tích (chuẩn nội/chuẩn bơm) được dùng là giống nhau.

Tính tỉ số từng chuẩn nội giữa dung dịch mẫu và dung dịch chuẩn tính năng sử dụng chuẩn bơm gn nhất bằng Công thức (3):

(3)

Trong đó

U là t tệ thu hồi, tính bằng phần trăm (%);
A1 là đáp ứng đo được của chuẩn nội PCB đánh dấu 13C12, ví dụ diện tích pic;
A2 là đáp ứng đo được của chuẩn bơm PCB đánh dấu 13C12, ví dụ diện tích pic;
ps là chuẩn tính năng;
S là mẫu

T số trung bình trong mẫu phải ít nht bằng 70 % và không vượt quá 110 % ca tỉ số trong chuẩn. Tỉ số đối với từng PCB phải Ít nhất bằng 60 %. Nếu giá tr này không đạt được, cần phải lặp lại phân tích sử dụng modun phù hợp hơn đối với mẫu.

Nếu làm sạch nhiều bước là cần thiết, thì có thể tìm thấy các t số thấp hơn, bởi vì mỗi bước làm sạch, sự thất thoát là có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn này. Chấp nhận tỉ số thấp hơn nếu chúng có thể được giải thích bng lượng thất thoát được chấp nhận trong mỗi bước làm sạch. Tỉ số nhỏ nhất phải bằng 50 %.

Nếu áp dụng quy trình hai bước đối với việc cho thêm chuẩn nội, tính tỉ s chiết giữa PCB không đánh dấu được cho vào mẫu với PCB đánh dấu với dịch chiết sử dụng Công thức (4):

(4)

Trong đó

E là t lệ thu hồi của quá trình chiết, tính bằng phần trăm (%);
A1,mean là đáp ứng đo được trung bình ca chun nội PCB được đánh dấu 13C12, ví dụ diện tích pic;
A3 là đáp ứng đo được của chuẩn nội PCB không đánh dấu, ví dụ diện tích pic;
f là phần dịch chiết ban đầu được dùng để làm sạch;
ps là chun tính năng;
S là mẫu

Độ thu hồi quá trình chiết ca chuẩn không đánh dấu phải ít nhất bằng 75 %.

Giá trị được tính đối với nồng độ của đồng loại tự nhiên trong mẫu chỉ được coi như được chấp nhận nếu độ thu hồi của chuẩn nội nằm trong giới hạn đã nêu  trên. Trong trường hợp khác, cần phải báo cáo giá trị này như được nêu.

10.7.6  Tính kết qu

Tính khối lượng ca từng PCB từ hiệu chuẩn nhiều điểm của phương pháp tổng theo Công thức (5). Nói chung, có th sử dụng ion chn đoán 1 cho tính toán này.

(5)

Trong đó

wn là hàm lượng của từng PCB tìm thy trong mẫu, tính bng miligam trên kilogam (mg/kg) chất khô;
AC13 là đáp ứng đo được của chuẩn nội PCB đánh dấu 13C12 trong dch chiết mẫu;
An là đáp ứng đo được của PCB tự nhiên trong dịch chiết mẫu;
ρC13 là khối lượng của chuẩn nội đánh dấu 13C12 được thêm vào mẫu, tính bằng microgam trên lít (μg/L);
m là khối lượng của mẫu thử được dùng để chiết, tính bằng gam (g);
ds là phần chất khô trong mẫu ẩm hiện trường, được xác định theo TCVN 6648 (ISO 11465), tính bằng phần trăm (%);
fe là t số của tổng thể tích dung môi hữu cơ được dùng để chiết với phần được dùng để phân tích; f = 1 nếu toàn bộ dịch chiết được dùng.
ft là hệ số thêm;
V là thể tích của dung dịch cuối cùng, tính bằng mililit (mL);
s là độ dc của hàm hiệu chuẩn lại;
b là giao cắt của đường hiệu chuẩn lại với trục tọa độ.

Kết quả phải được tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg) chất khô và được làm tròn đến hai chữ số có nghĩa.

10.8  Detector bẫy electron

10.8.1  Yêu cu chung

Sử dụng ECD, có thể tiến hành theo quy trình giống như đối với MS, ngoại trừ các đim được nêu dưới đây đối với tất cả các bước cụ th trong phép đo. Đối với ECD, thứ tự tiến hành tương tự như như tại 10.7 (phát hiện bằng MS). Chỉ mô tả những điểm sai khác.

10.8.2  Điều kiện của ECD

ECD phải được vận hành  nhiệt độ từ 300 °C đến 350 °CÁp dụng cài đặt khuyến nghị của nhà sản xuất để cho điều kiện tốt nhất đối với tính tuyến tính của đáp ứng detector.

10.8.3  Hiệu chuẩn phương pháp bằng sử dụng chuẩn nội

Sử dụng ECD, chuẩn nội và chuẩn bơm không phải là PCB – 13C12 mà là chun được mô tả tại 7.5.3.3. Thay PCB đánh dấu 13C12 bằng chuẩn nội đã dùng như trong Công thức (2).

Phải áp dụng Công thức (2) nhưng thay AC13 bằng AIS,i và ρC13 bằng ρIS,itrong đó

AIS,i là đáp ứng đo được ca chuẩn nội i, ví dụ diện tích pic;

ρIS,i là nồng độ khối lượng của chuẩn nội i trong dung dịch hiệu chuẩn, tính bằng microgam trên lít (μg/L).

10.8.4  Đo

Tham khảo 10.7.3.

10.8.5  Nhận dạng

Kiểm tra sự xuất hiện của các hợp chất được ấn định bằng cách lặp lại phân tích sắc ký khí từ 10.8.1, sử dng GC-MS (xem ở trên) hoặc s dụng một cột với pha phân cực trung bình (8.2.2) kết hợp với ECD. Theo ISO 22892, cần phải có được ba điểm nhận dạng. Ch đo với ECD, ít nhất việc kiểm tra kết quả với cột khác và nhận dạng kiểu PCB là cần thiết. Kết quả sử dụng cột thứ hai cần phải nằm trong khoảng 10 %. Nếu c hai đều đúng, thu được ba điểm nhận dạng (xem ISO 22892). Nếu một sai, ch sử dụng một điểm nhận dạng được báo cáo.

10.8.6  Kiểm tra về tính năng ca phương pháp ECD

Sai lỗi là có th khi một pic của hợp chất cản trở xuất hiện tại cùng v trí trong sắc ký đồ như pic của chuẩn nội. Do vậy, quy trình sau được dùng để kiểm tra nếu hợp chất cản tr xuất hiện.

Xác định các hợp chất cn tr có hoặc không có từ đáp ứng đo được của chuẩn bơm. Khi không có hợp chất cản trở trong dịch chiết, t số giữa đáp ng chun bơm trong dịch chiết bằng với t số trong dung dịch chun. Thương số ca các tỉ số này được gọi là t số đáp ứng tương đối, RRR. Khi không có hợp chất cản tr trong dịch chiết, giá trị RRR theo nguyên tắc bằng 1. Trong tiêu chuẩn này, coi như không có hợp chất cn tr trong dịch chiết khi RRR = 1,00 ± 0,05.

Khi giá trị RRR sai khác 1,00 ± 0,05, giả thiết là đáp ứng của một chun bơm bị ảnh hưng bởi hợp chất cản trở có trong dịch chiết. Trong trường hợp này, tính năng của phương pháp được tính toán bằng sử dụng chuẩn bơm không bị xáo trộn.

Kiểm định độ đúng ca đáp ứng chuẩn bơm như sau:

Tính t số đáp ứng tương đối RRR đối với chun bơm PCB theo Công thức (6):

(6)

Trong đó

RRR là t s đáp ứng tương đối;
Re,198 là đáp ứng của PCB198 trong dịch chiết;
Re,2 là đáp ứng của chuẩn nội thứ hai được chọn trong dịch chiết;
Re,209 là đáp ứng ca PCB209 trong dung dịch chuẩn làm việc;
Rs,2 là đáp ứng ca chuẩn thu hồi thứ hai được chọn trong dung dịch chun làm việc.

CHÚ THÍCH: PCB198 hoặc PCB209 nên được dùng làm chun bơm đối với detector ECD bởi vì có rất ít cn trở; cũng có thể dùng chuẩn nội khác.

Giá trị lý thuyết của t số đáp ứng tương đối RRR bng 1,00. Nếu RRR = 1,00 + 0,05, chuẩn nội được định lượng chính xác và đưa giá trị RRR bằng 1,00 vào Công thức (6). Nếu RRR < 0,95 hoặc RRR > 1,05, phải kiểm tra sắc ký khí về định lượng chính xác c hai chuẩn bơm. Đặc biệt chú ý hình dạng và độ rộng của pic. Nếu việc định lượng đã được tiến hành chính xác, sử dụng cả hai chuẩn nếu RRR = 1,00 ± 0,05. Ch sử dụng chuẩn nội PCB198 nếu R < 1,05 và chỉ sử dụng chuẩn nội PCB209 nếu R > 1,05.

Tính t số giữa mẫu và dung dịch chuẩn tính năng đối với từng chuẩn nội sử dụng chuẩn bơm gần nhất theo Công thức (3) (xem 10.7.5).

T số thu hồi trung bình trong mẫu phải ít nhất bằng 70 % t số trong dung dịch chuẩn. T s đối với từng PCB phải ít nhất bằng 60 %. Nếu các giá trị này không đạt được, phi lặp lại phân tích s dụng modul phù hợp hơn đối với mẫu. Nếu một t số cao hơn và ln hơn 100 %, có thể một chất cn tr xuất hiện trong mẫu, có cùng thời gian lưu. Không sử dụng chun nội này để tính toán thêm.

Nếu nhiều bước làm sạch là cần thiết, có thể tìm thấy t số nhỏ hơn, bi vì với từng bước làm sạch, sự thất thoát là có thể được chấp nhận theo tiêu chuẩn này. Chp nhận t số nhỏ hơn nếu có thể giải thích bằng lượng thất thoát được chp nhận trong từng bước làm sạch. Tỉ số nhỏ nhất phải bng 50 %.

10.8.7  Tính kết qu

Chuẩn nội và chuẩn bơm không phi là chuẩn PCB đánh dấu 13C12 nhưng  chuẩn được nêu tại 7.5.3. Thay chuẩn nội PCB đánh dấu 13C12 bng chuẩn nội đã áp dụng (7.5.3) vào Công thức (5).

11  Đặc tính tính năng

Phương pháp là dựa trên nh năng. Cho phép cải biên phương pháp để khắc phục cản tr không được quy định trong tiêu chuẩn này, nếu các tiêu chí tính năng được đáp ứng. Phải sử dụng chuẩn nội để kiểm tra quá trình xử lý sơ bộ, chiết và quy trình làm sạch. Độ thu hi của chuẩn này cần phải bằng từ 70 % đến 110%. Nếu độ thu hồi thấp hơn hoặc nằm ngoài giới hạn (nghĩa là từ 70 % đến 110 %), phải cải biên phương pháp s dụng modul khác như được mô t trong tiêu chun này.

Một số mẫu có thể yêu cầu nhiều bước làm sạch trong trường hợp độ thu hi thp hơn.

12  Độ chụm

Đặc tính tính năng của số liệu phương pháp đã được đánh giá (xem Phụ lục A).

13  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo th nghiệm bao gồm những thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Đặc điểm nhận dạng đầy đủ mẫu đất;

c) Modul chiết, modul làm sạch và modul phát hiện được dùng để phân tích;

d) Kết quả của phép xác định theo 10.7 (GC-MS) và 10.8 (GC-ECD);

e) Mọi chi tiết không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc tự chọn, cũng như các yếu t có thể ảnh hưởng đến kết quả.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Số liệu độ lặp lại và độ tái lập

A.1  Vật liệu được dùng trong nghiên cứu so sánh phòng thử nghiệm

So sánh liên phòng đối với xác định polyclo hóa biphenyl (PCB) bằng GC-MS và GC-ECD trong bùn và chất thải sinh học đã xử lý được tiến hành bởi 10 đến 13 phòng thử nghiệm châu Âu trên ba vật liệu. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trong báo cáo cuối cùng về nghiên cứu so sánh liên phòng được đề cập  Tài liệu tham khảo [7].

Bảng A.1 liệt kê các loại vật liệu được thử nghiệm.

Bảng A.1 – Vật liệu được th và các thông số được phân tích trong so sánh liên phòng đối với xác định PCB bằng GC-MS và GC-ECD trong bùn và chất thải sinh học đã xử lý

Cỡ hạt

Mu

Vật liu thử

Thông s

Bùn
(<0,5 mm)
Bùn 1 Hỗn hợp ca bùn ca nhà máy xử lý nước thi đô thị ở north Rhine Westphalia, Đức PCB28, PCB52, PCB101, PCB153, PCB180
Hạt được làm mịn
(<2,0 mm)
Compost 1 Compost mới từ Vienna, Áo PCB28, PCB52, PCB101, PCB118, PCB138, PCB153, PCB180

Việc xác nhận đã được tiến hành đối với đất nhưng không có kết quả được trình bày bởi vì nồng độ trong vật liệu thử thấp hơn giới hạn áp dụng.

A.2  Kết quả so sánh liên phòng

Tiến hành đánh giá thống kê theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2). Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn lặp lại (sr) và độ lệch chuẩn tái lập (sR) đã thu được (Bảng A.2).

Bảng A.2 – Kết qu nghiên cứu so sánh liên phòng ca xác định biphenyl polyclo hóa (PCB) bằng GC-MS và GC-ECD

Nền mẫu

l

n

no

sR

CV,R

sr

CV,r

BD

 

 

 

 

μg/kg

μg/kg

%

μg/kg

%

 

PCB 28
Bùn 1

14

47

1

50,13

18,49

37

3,19

6,4

3

Compost 1

6

15

2

0,79

0,09

12

0,06

7,9

14

PCB 52
Bùn 1

13

42

2

53,72

21,02

39

3,74

7,0

4

Compost 1

5

18

0

0,78

0,26

33

0,05

6,2

17

PCB 101
Bùn 1

13

49

0

41,21

16,86

41

2,56

6,2

4

Compost 1

12

40

1

3,04

1,18

39

0,29

9,5

1

PCB 118
Bùn 1

13

47

0

27,02

10,36

38

1,84

6,8

5

Compost 1

8

26

1

2,22

1,08

49

0,15

6,9

6

PCB 138
Bùn 1

12

48

0

50,38

17,21

34

3,81

7,6

4

Compost 1

12

39

2

6,62

2,38

36

0,58

8,7

0

PCB 153
Bùn 1

13

47

1

49,64

18,48

37

3,64

7,3

2

Compost 1

12

39

2

6,97

2,54

36

0,58

8,3

0

PCB 180
Bùn 1

12

48

0

40,63

12,94

32

3,65

9,0

4

Compost 1

12

43

1

5,81

2,12

37

0,57

9,7

0

PCB sum
Bùn 1

18

70

1

205

84

41

16

7,7

2

Compost 1

12

48

2

26,1

10,3

39

4,7

18,1

0

l Số phòng thử nghiệm
n S kết qu phân tích
no S phòng thử nghiệm bị loại
tổng trung bình ca kết quả phân tích (không có giá tr bất thường)
sR độ lệch chun tái lập
CV,R hệ số biến thiên của độ tái lập
sr độ lệch chuẩn lặp lại
CV,r hệ số biến thiên của độ lặp lại
BD Số lượng phép đo dưới giới hn phát hiện

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ thời gian lưu của PCB

Bảng B.1 trình bày ví dụ về thời gian lưu của PCB mục tiêu được xác định trên các cột khác nhau.

Bảng B.1 – Ví dụ về thời gian lưu của PCB đi với hai cột mao quản khác nhau

Thành phần

Thi gian lưu

min

Aa

Bb

PCB28

33,32

32,98

PCB52

34,85

34,54

PCB101

38,71

38,27

PCB118

41,89

41,61

PCB138

45,00

44,54

PCB153

43,18

42,49

PCB180

50,41

49,47

CHÚ THÍCH: Phụ thuộc vào cột được dùng có thể xảy ra cùng rửa giải PCB bắt đầu với đồng loại khác. Thông tin cùng rửa giải, đề nghị tham khảo quy định kỹ thuật của cột hoặc quy trình về cột.

a cột CP-Sil 8 dài 50 m, đường kính trong 0,22 mm; lớp film 0,12 μm

b cột CP-Sil 19 dài 50 m, đường kính trong 0,22 mm; lớp film 0,12 μm

Cột CP-Sil 8, CP-Sil 19 là những ví dụ về sản phẩm phù hp có bán sẵn. Thông tin này chỉ tạo thulợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận ca tiêu chun về sản phm này. Các sản phm tương đương có thể được dùng nếu chúng cho kết quả như nhau.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] EN 12766-1, Petroleum products and used oils – Determination of PCBs and related products – Part 1: Separation and determination of selected PCB congeners by gas chromatography (GC) using an electron capture detector (ECD)

[2] EN 16167:2012, Sludge, treated biowaste and soil – Determination of polychlorinated biphenyls (PCB) by gas chromatography with mass selective detection (GC-MS) and gas chromatography with electron-capture detection (GC-ECD)

[3] EN 15308:2008, Characterization of waste – Determination of selected polychlorinated biphenyls (PCB) in solid waste by using capillary gas chromatography with electron capture or mass spectrometric detection

[4] EN 61619, Insulating liquids – Contamination by polychlorinated biphenyls (PCBs) – Method of determination by capillary column gas chromatography (IEC 61619)

[5] EN ISO 6468, Water quality – Determination of certain organochlorine insecticides, polychlorinated biphenyls and chlorobenzenes – Gas chromatographic method after liquid-liquid extraction

[6] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm của phương pháp đo và kết quả đo. Phn 2 – Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[7] HORIZONTAL PROJECT INTERLABORATORY COMPARISON www.horizontal.ecn.nl



1) Bio-Beads® là ví dụ về sản phẩm phù hợp có bán sẵn. Thông tin này ch tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận ca tiêu chun về sản phẩm này. Các sản phm tương đương có thể được dùng nếu chúng cho kết quả như nhau.

2) Florisil® là tên thương mại ca chất diatoma đã được chun bị, chủ yếu cha magie silicat khan. Thông tin này ch tạo thun lợi cho người sử dụng tiêu chun này và không phải là xác nhận ca tiêu chun v sản phẩm này. Các sn phm tương đương có thể được dùng nếu chúng cho kết quả như nhau.

3) CP-Sil 19, OV 1701 là ví dụ về sản phm phù hợp có bán sn. Thông tin này chỉ tạo thuận lợi cho ngưi sử dụng tiêu chuẩn này và không phải là xác nhận của tiêu chun về sản phm này. Các sn phẩm tương đương có th được dùng nếu chúng cho kết quả như nhau.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11071:2015 (ISO 13876:2013) VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH BIPHENYL POLYCLO HÓA (PCB) BẰNG SẮC KÝ KHÍ DETECTOR CHỌN LỌC KHỐI LƯỢNG (GC-MS) VÀ SẮC KÝ KHÍ DETECTOR BẪY ELECTRON (GC-ECD)
Số, ký hiệu văn bản TCVN11071:2015 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản