TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11111-8:2015 (ISO 389-8:2004) VỀ ÂM HỌC – MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC – PHẦN 8: MỨC ÁP SUẤT ÂM NGƯỠNG TƯƠNG ĐƯƠNG CHUẨN ĐỐI VỚI ÂM ĐƠN VÀ TAI NGHE CHỤP KÍN TAI
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11111-8:2015
ISO 389-8:2004
ÂM HỌC – MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC – PHẦN 8: MỨC ÁP SUẤT ÂM NGƯỠNG TƯƠNG ĐƯƠNG CHUẨN ĐỐI VỚI ÂM ĐƠN VÀ TAI NGHE CHỤP KÍN TAI
Acoustics – Reference zero for the calibration of audiometric equipment – Part 8: Reference equivalent threshold sound pressure levels for pure tones and circumaural earphones
Lời nói đầu
TCVN 11111-8:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 389-8:2004 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11111-8:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11111 (ISO 389), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 11111-1:2015 (ISO 389-1:1998), Phần 1: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe ốp tai.
– TCVN 11111-2:2015 (ISO 389-2:1994), Phần 2: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe nút tai.
– TCVN 11111-3:2015 (ISO 389-3:1994), Phần 3: Mức lực ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và máy rung xương.
– TCVN 11111-4:2015 (ISO 389-4:1994), Phần 4: Mức chuẩn đối với tiếng ồn che phủ dải hẹp.
– TCVN 11111-5:2015 (ISO 389-5:2006), Phần 5: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn trong dải tần số từ 8 kHz đến 16 kHz.
– TCVN 11111-6:2015 (ISO 389-6:2007), Phần 6: Ngưỡng nghe chuẩn đối với tín hiệu thử khoảng thời gian ngắn.
– TCVN 11111-7:2015 (ISO 389-7:2005), Phần 7: Ngưỡng nghe chuẩn trong các điều kiện nghe trường âm tự do và trường âm khuếch tán.
– TCVN 11111-8:2015 (ISO 389-8:2004), Phần 8: Mức áp suất ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe chụp kín tai.
– TCVN 11111-9:2015 (ISO 389-9:2009). Phần 9: Các điều kiện thử ưu tiên để xác định mức ngưỡng nghe chuẩn.
Lời giới thiệu
Phần này của bộ TCVN 11111 (ISO 389) được xây dựng để có thể sử dụng cùng một loại tai nghe đối với phép đo thính lực âm đơn trong dải tần số từ 125 Hz đến 16000 Hz. Tiêu chuẩn này quy định các giá trị chuẩn từ 125 Hz đến 8000 Hz. TCVN 11111-5 (ISO 389-5) quy định các giá trị từ 8000 Hz đến 16000 Hz.
Các giá trị chuẩn là dựa trên các thông tin từ các phòng thử nghiệm từ nhiều quốc gia cung cấp, các giá trị này đại diện cho phần lớn các số liệu tin cậy tại thời điểm đó.
Hiện nay, chỉ có sẵn các giá trị chuẩn đối với một loại tai nghe chụp kín tai, SENNHEISER HAD 200. Loại tai nghe này cung cấp sự suy giảm tiếng ồn nền tốt và đáp ứng tần số không có sự cộng hưởng rõ trên tai người cũng như trên thiết bị mô phỏng tai.
ÂM HỌC – MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC – PHẦN 8: MỨC ÁP SUẤT ÂM NGƯỠNG TƯƠNG ĐƯƠNG CHUẨN ĐỐI VỚI ÂM ĐƠN VÀ TAI NGHE CHỤP KÍN TAI
Acoustics – Reference zero for the calibration of audiometric equipment – Part 8: Reference equivalent threshold sound pressure levels for pure tones and circumaural earphones
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn (RETSPL) đối với âm đơn trong dải tần số từ 125 Hz đến 8 kHz, áp dụng để hiệu chuẩn các thiết bị đo thính lực truyền qua không khí được trang bị cùng một kiểu tai nghe chụp kín tai đặc biệt (SENNHEISER HDA 200)
CHÚ THÍCH: Một số lưu ý và viện dẫn về nguồn gốc và các điều kiện thử sử dụng để xác định các giá trị chuẩn khuyến nghị được nêu trong Phụ lục A và Thư mục tài liệu tham khảo.
Sự suy giảm âm của tai nghe được nêu trong Phụ lục B. Đối với các máy đo thính lực bằng giọng nói thuộc các loại A-E và B-E (xem IEC 60645-2), các số liệu về hiệu chính tai nghe đối với đầu ra tương đương trường âm tự do được nêu trong Phụ lục C.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 9800-1 (ISO 4869-1), Âm học – Phương tiện bảo vệ thính giác – Phần 1: Phương pháp chủ quan đo độ suy giảm âm.
TCVN 11111-1 (ISO 389-1), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 1: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe ốp tai.
IEC 60318-1, Electroacoustics – Simulators of human head and ear – Part 1: Ear simulator for the calibration of supra-aural and circumaural earphones (Điện âm – Các bộ mô phỏng đầu và tai người – Phần 1: Thiết bị mô phỏng tai dùng để hiệu chuẩn các tai nghe loại ốp tai và loại chụp kín tai).
IEC 60318-2, Electroacoustics – Simulators of human head and ear – Part 2: An interim acoustic coupler for the calibration of audiometric earphones in the extended high-frequency range (Điện âm – Các bộ mô phỏng đầu và tai người – Phần 2: Bộ tổ hợp âm tạm thời dùng để hiệu chuẩn các tai nghe trong dải tần số cao mở rộng).
IEC 60645-2, Audiometers – Part 2; Equipment for speech audiometry (Máy đo thính lực – Phần 2: Thiết bị cho máy đo thính lực bằng giọng nói).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa của TCVN 11111-1 (IS0389-1), TCVN 9800-1 (ISO 4869-1), IEC 60318-1 và IEC 60645-2.
4 Yêu cầu kỹ thuật
Các mức áp suất âm ngưỡng nghe tương đương chuẩn phụ thuộc vào kiểu tai nghe và phụ thuộc vào sự kết hợp của bộ tổ hợp âm hoặc thiết bị mô phỏng tai và bộ chuyển đổi sử dụng để hiệu chuẩn nó. Các giá trị đối với loại tai nghe chụp kín tai, SENNHEISER HDA 200, sử dụng thiết bị mô phỏng tai và bộ chuyển đổi quy định trong IEC 60318-1 và IEC 60318-2, Hình 1, tương ứng, được nêu trong Bảng 1.
CHÚ THÍCH: Các giá trị đối với tai nghe HAD 200 là dựa trên các kết quả của năm phòng thử nghiệm (xem Phụ lục A). Các giá trị này được lấy từ các phép xác định về ngưỡng nghe của người có thính lực bình thường trong các điều kiện giống nhất có thể với các điều kiện mô tả trong Tài liệu tham khảo [1].
Các tính chất đặc trưng của tai nghe phụ thuộc vào nhiệt độ. Vì vậy, khuyến nghị hiệu chuẩn các máy đo thính lực có trang bị cùng các loại tai nghe này càng sát dải nhiệt độ từ 21 °C đến 25 °C càng tốt.
Lực của đai giữ đầu của tai nghe chụp kín tai DHA 200 nằm trong phạm vi 10,0 N ± 1,0 N. Lực của đai giữ đầu được đo khi hai tai nghe cách nhau 145 mm và độ cao của tai nghe được điều chỉnh để có khoảng cách bằng 130 mm giữa trung điểm (trên đỉnh) của đai giữ đầu với đường nối giữa các trung điểm của hai tai nghe.
Bảng 1 – Các mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn của tai nghe chụp kín tai đối với thiết bị mô phỏng tai và bộ chuyển đổi quy định
Tần số |
RETSPL (chuẩn 20 μPa), dBb |
Hz |
Kiểu tai nghe |
|
SENNHEISER HDA 200 |
125 |
30,0 |
160 a |
26,0 |
200 a |
22,0 |
250 |
18,0 |
315 a |
15,5 |
400 a |
13,5 |
500 |
11,0 |
630 a |
8,0 |
750 a |
6,0 |
800 a |
6,0 |
1000 |
5.5 |
1250 a |
6,0 |
1500 |
5,5 |
1600 a |
5,5 |
2000 |
4,5 |
2500 a |
3,0 |
3000 |
2,5 |
3150 a |
4,0 |
4000 |
9,5 |
5000 |
14,0 |
6000 |
17,0 |
6300 a |
17,5 |
8000 c |
17,5 |
a Các giá trị đối với các tần số này một phần được suy ra từ phép nội suy | |
b Các giá trị được làm tròn đến 0,5 dexiben | |
c Giá trị lấy từ TCVN 11111-5 (ISO 389-5). |
Phụ lục A
(tham khảo)
Các lưu ý về nguồn gốc các mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với tai nghe chụp kín tai HDA 200
Các mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với tai nghe chụp kín tai quy định trong tiêu chuẩn này nhận được từ các kết quả của năm chương trình nghiên cứu điều tra khảo sát thực nghiệm (xem Tài liệu tham khảo [2] đến [6]. Chi tiết cụ thể về các phép thử được nêu tại Bảng A.1.
Bảng A.1 – Nghiên cứu điều tra về các mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với tai nghe chụp kín tai (HDA 200)
Tài liệu tham khảo |
|||||
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
[6] |
|
Loại tai nghe |
SENNHEISER HDA 200 |
||||
Số lượng đối tượng thử |
31 |
24 |
24 |
38 |
27 |
Số lượng tai được thử |
62 |
24 |
24 |
38 |
27 |
Nam/nữ |
17/14 |
13/11 |
15/9 |
15/23 |
13/14 |
Độ tuổi của đối tượng thử, tuổi |
18 đến 25 |
18 đến 25 |
18 đến 23 |
18 đến 25 |
18 đến 25 |
Tần số thử, kHz |
0,125; 0,25; 0,5; 0,75; 1; 1,5; 2; 3; 4; 6 |
0,125; 0,25; 0,5; 0,75; 1; 1,5; 2; 3; 4; 6 |
0,125 đến 6,3 theo các bước một phần ba octa và 0,75; 1,5; 3; 6 |
0,125; 0,25; 0,5; 0,75; 1; 1,5; 2; 3; 4; 6 |
0,125 đến 6,3 theo các bước một phần ba octa và 0,75; 1,5; 3; 6 |
Loại thiết bị mô phỏng tai đã sử dụng |
IEC 60318-1 |
||||
Loại bộ chuyển đổi sử dụng cho tai nghe |
IEC 60318-2:1998, Hình 1 |
||||
Đại lượng thống kê đã sử dụng |
Trung vị |
Phụ lục B
(tham khảo)
Sự suy giảm âm của tai nghe HDA 200
Sự suy giảm âm của tai nghe thính lực HDA 200 được nêu trong Bảng B.1 như một hàm của tần số trung tâm. Các số liệu nhận được phù hợp theo TCVN 9800-1 (ISO 4869-1), từ 16 đối tượng thử sử dụng tiếng ồn các dải một phần ba octa làm các tín hiệu thử trong trường âm khuếch tán.
Bảng B.1 – Sự suy giảm âm của tai nghe HDA 200
Tần số trung tâm Hz |
Giá trị trung bình của suy giảm âm a dB |
63 |
16,5 |
125 |
14,5 |
250 |
16,0 |
500 |
22,5 |
1000 |
28,5 |
2000 |
32,0 |
4000 |
45,5 |
6000 |
44,0 |
a Các giá trị được làm tròn đến 0,5 đexiben |
Phụ lục C
(tham khảo)
Các số hiệu chính đối với đầu ra tương đương trường âm tự do của tai nghe chụp kín tai HDA 200
Sự chênh lệch giữa độ đáp ứng trường âm tự do GF và độ đáp ứng của bộ tổ hợp âm GC của tai nghe chụp kín tai HDA 200 sử dụng tiếng ồn các dải một phần ba octa làm tín hiệu thử nêu tại Bảng C.1 là hàm của tần số trung tâm. Các số liệu đã nhận được trong các điều kiện nghe hai tai từ 16 đối tượng thử, sử dụng tiếng ồn các dải một phần ba octa làm tín hiệu thử. Tuy nhiên, các kết quả được áp dụng như nhau đối với trường hợp nghe một tai. Để nhận được các mức áp suất âm tương đương trường âm tự do tạo ra bằng tai nghe, thì các giá trị trong Bảng C.1 phải được cộng vào các mức áp suất âm đo được tạo ra bởi tai nghe HDA 200 trong cùng một thiết bị mô phỏng tai và bộ chuyển đổi như quy định tại Bảng 1.
Bảng C.1 – Sự chênh lệch giữa độ đáp ứng trường âm tự do GF và độ đáp ứng của bộ tổ hợp âm GC của tai nghe chụp kín tai HDA 200 sử dụng thiết bị mô phỏng tai và bộ chuyển đổi như quy định tại Bảng 1 và tiếng ồn các dải một phần ba octa làm tín hiệu thử
Tần số trung tâm Hz |
GF – GC b dB |
125 |
– 5,0 |
160 a |
– 4 5 |
200 a |
– 4,5 |
250 |
– 4,5 |
315 a |
– 5,0 |
400 |
– 5,5 |
500 |
– 2,5 |
630 a |
– 2,5 |
800 a |
– 3,0 |
1000 |
– 3,5 |
1250 |
– 2,0 |
1600 |
– 5,5 |
2000 |
– 5,0 |
2500 |
– 6,0 |
3150 |
– 7,0 |
4000 |
– 13,0 |
5000 |
– 14,5 |
6300 |
– 11,0 |
8000 |
– 8,5 |
a Các giá trị đối với các tần số này được suy ra từ phép nội suy
b Các giá trị được làm tròn đến 0,5 đexiben |
Các số liệu được lấy từ Tài liệu tham khảo [3].
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO/TC 43/WG 1, Preferred test conditions for determining having thresholds for standardization. Scand. Audiol., 25,1996, pp. 45-52
[2] HAN, L.A., và POULSEN, T., Equivalent threshold sound Pressure Levels for SENNHEISER HDA 200 and the Etymotic Research ER-2 Insert Earphone in the Frequency Range 125 Hz to 16 kHz. Scand. Audiol., 27, 1998, pp. 105-112
[3] RICHTER, U., Equivalent threshold sound pressure levels of the insert earphones Etymotic research ER-2 and ER-4A in the extended high frequency range. In: Richer, U. (ed.). Characteristic data of different kinds of earphones used in the extended high frequency range for pure-tone audiometry. PTB report PTB-MA-72. Braunschweig 2003.
[4] TAKESHIMA, H., HIRAOKA, T. KUMAGAI, M., SONE, T. và SUZUKI, Y., Reference equivalent threshold sound pressure levels for new earphones. In: Proceedings of 15th International Congress on Acoustics, Trondheim, Norway, 1995, pp. 297-300
[5] SCHONFELD, U.. REUTER, W., FISCHER, R. và GROSS, M., Hearing thresholds of otologically normal subjects in the extended high-frequency range using the earphone HDA 200. In: Richer, U. (ed.). Characteristic data of different kinds of earphones used in the extended high frequency range for pure-tone audiometry. PTB report PTB-MA-72. Braunschweig 2003
[6] KALSEN, B.L. và LYDOLF, M. The performance of audiometric earphone on ear simulator and on human ear. Acta Acustica united with Acustica, submitted March 2003
[7] TCVN 11111-5:2015 (ISO389-5:2006), Âm học – Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực – Phần 5: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn in dải tần số từ 8 kHz đến 16 kHz.
[8] ISO 8253-1, Acounstics – Audiometric test methods – Part 1: Basic pure tone air and bone conduction threshold audiometry
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11111-8:2015 (ISO 389-8:2004) VỀ ÂM HỌC – MỨC CHUẨN ZERO ĐỂ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO THÍNH LỰC – PHẦN 8: MỨC ÁP SUẤT ÂM NGƯỠNG TƯƠNG ĐƯƠNG CHUẨN ĐỐI VỚI ÂM ĐƠN VÀ TAI NGHE CHỤP KÍN TAI | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11111-8:2015 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | 01/01/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |