TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11214:2015 (ISO 12345:2013) VỀ ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN – ĐÁNH GIÁ ĐỘ SẠCH CỦA THIẾT BỊ PHUN NHIÊN LIỆU
TCVN 11214:2015
ISO 12345:2013
ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN – ĐÁNH GIÁ ĐỘ SẠCH CỦA THIẾT BỊ PHUN NHIÊN LIỆU
Diesel engines – Cleanliness assessment of fuel injection equipment
Lời nói đầu
TCVN 11214:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 12345:2013;
TCVN 11214:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Các hệ thống phun nhiên liệu hiện đại có các khe hở được kiểm soát chặt chẽ dựa trên đặc tính phun nhiên liệu thành dòng của các lỗ nhỏ, như vậy các hệ thống này yêu cầu phải có sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn nhiên liệu bẩn để duy trì đặc tính vận hành của chúng trong suốt thời gian tuổi thọ thiết kế. Để đạt được mục tiêu này, các hệ thống phun nhiên liệu được thiết kế tích hợp với thiết bị lọc nhiên liệu nhằm giảm số lượng mảnh vụn dễ gây ra hư hỏng có thể lọt vào hệ thống từ các nguồn bên ngoài.
Tuy nhiên, sự nhiễm bẩn của hệ thống phun nhiên liệu cũng có thể xảy ra từ bên trong do việc sử dụng hệ thống hoặc mài mòn, do bảo quản dưỡng thiết bị hoặc do các quy trình chế tạo và lắp ráp của nhà cung cấp ban đầu. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là nguồn nhiễm bẩn trong chế tạo và lắp ráp và do đó có liên quan đến đánh giá độ sạch của thiết bị phun nhiên liệu khi được cung cấp lần đầu tiên cho nhà sản xuất động cơ.
Hệ thống phun nhiên liệu gồm có một số bộ phận, Các hệ thống được sản xuất theo truyền thống chứa các phần tử có áp suất thấp (thùng nhiên liệu, cụm đường ống, bộ lọc, bơm hút, v.v…), bơm phun nhiên liệu, các ống cao áp, vòi phun nhiên liệu được đặt trong đầu xy lanh của động cơ. Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn này đã nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc xử lý và đo các mẫu thử nhiễm bẩn. Ngoài ra, các mức nhiễm bẩn thấp đối với thiết bị phun nhiên liệu đã làm cho công việc này trở nên rất khó khăn. Để tiêu chuẩn này có ý nghĩa trong sử dụng, người sử dụng cần đặc biệt chú ý tới dụng cụ chỉ báo độ sạch của bộ phận và người lái đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Do đó các yêu cầu về kiểm tra thiết bị thử khi sử dụng phải được coi trọng.
Không phải lúc nào cũng thấy rõ được mức độ và loại độ sạch có thể có lợi đối với hiệu suất và tuổi thọ nâng cao của thiết bị phun nhiên liệu trên cơ sở chi phí phù hợp. Chỉ có thể đặt ra các mức số lượng thực có liên quan đến các thông số khác đã được thỏa thuận giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp và người sử dụng. Tiêu chuẩn này cung cấp một bộ các quy trình để đánh giá độ sạch của thiết bị phun nhiên liệu và khuôn khổ cho một phép đo thông thường và lập báo cáo đánh giá.
ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN – ĐÁNH GIÁ ĐỘ SẠCH CỦA THIẾT BỊ PHUN NHIÊN LIỆU
Diesel engines – Cleanliness assessment of fuel injection equipment
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các quy trình đánh giá độ sạch để ước lượng số lượng các mảnh vụn được tìm thấy ở phía làm sạch của cụm phun nhiên liệu điêzen có thể làm suy giảm hiệu quả làm việc của hệ thống.
Trong khi các tiêu chuẩn khác, ví dụ loạt tiêu chuẩn ISO 16232 có liên quan đến độ sạch của các bộ phận được sử dụng trong các vòng chất lỏng của phương tiện giao thông đường bộ, tiêu chuẩn này tập trung vào các cụm phun nhiên liệu điêzen được cung cấp cho các nhà sản xuất động cơ điêzen hoặc thị trường dịch vụ.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8211-1 (ISO 8535-1), Động cơ điêzen – Ống thép dùng cho đường ống dẫn nhiên liệu cao áp – Phần 1: Yêu cầu đối với ống có một lớp, kéo nguội không hàn).
ISO 4008-1, Road vehicles – Fuel injection pump testing – Part 1: Dynamic conditions (Phương tiện giao thông đường bộ – Thử bơm phun nhiên liệu – Phần 1: Các điều kiện động lực học).
ISO 4113, Road vehicles – Calibration fluids for diesel injection equipment (Phương tiện giao thông đường bộ – Các chất lỏng hiệu chuẩn dùng cho thiết bị phun của động cơ điezen).
ISO 4788, Laboratory glassware – Graduated measuring cylinders (Dụng cụ thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm – Xylanh đo được chia độ).
ISO 7440-1, Road vehicles – Fuel injection equipment testing – Part 1: Calibrating nozzle and holder assemblies (Phương tiện giao thông đường bộ – Thử thiết bị phun nhiên liệu – Phần 1: Cụm vòi phun nhiên liệu chuẩn và giá đỡ).
ISO 8984-1, Diesel engines – Testing of fuel injectors – Part 1: Hand-lever-operated testing and setting apparatus (Động cơ điezen – Thử vòi phun nhiên liệu – Phần 1: Thiết bị chỉnh đặt và thử điều khiển bằng tay gạt).
ISO 14644-1, Cleanrooms and associated controlled environments – Part 1: Classification of air cleanliness by particle concentration (Phòng được làm sạch và môi trường kiểm soát có liên quan – Phần 1: Phân loại sự làm sạch không khí bằng nồng độ hạt).
ISO 16232-5, Road vehicles – Cleanliness of components of fluid circuits – Part 5: Method of extraction of contaminants on functional test bench (Phương tiện giao thông đường bộ – Làm sạch các bộ phận của mạch chất lỏng – Phần 5: Phương pháp tách các chất nhiễm bẩn trên băng thử chức năng).
ISO 16232-6, Road vehicles – Cleanliness of components of fluid circuits – Part 6: Particle mass determination by gravimetric analysis (Phương tiện giao thông đường bộ – Làm sạch các bộ phận của mạch chất lỏng – Phần 6: Xác định khối lượng hạt bằng phân tích trọng lực).
ISO 16232-7, Road vehicles – Cleanliness of components of fluid circuits – Part 7: Particle sizing and counting by microscopic analysis (Phương tiện giao thông đường bộ – Làm sạch các bộ phận của mạch chất lỏng – Phần 7: Kiểm tra và đếm cỡ hạt bằng phân tích tế vi).
ISO 16232-9, Road vehicles – Cleanliness of components of fluid circuits – Part 9: Particle sizing and counting by automatic light extinction particle counter (Phương tiện giao thông đường bộ – Làm sạch các bộ phận của mạch chất lỏng – Phần 9: Kiểm tra và đếm cỡ hạt bằng máy đếm hạt tự động tắt nguồn sáng).
SAE J1549, Diesel fuel injection pump – Validation of calibrating nozzle holder assemblies (Bơm phun nhiên liệu điêzen – Đánh giá cụm giá đỡ vòi phun hiệu chuẩn).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1. Mã độ sạch của thiết bị phun nhiên liệu (fuel injecton equyipment cleanliness code)
FIECC
Mã chữ số biểu thị sự phân bố hạt theo cỡ kích thước và/hoặc trọng lượng.
3.2. Mức độ sạch (cleanliness level)
CL
Số lượng và/hoặc tính chất của chất nhiễm bẩn hiện diện trên các bề mặt được kiểm tra và/hoặc trong các thể tích được kiểm tra của một bộ phận.
CHÚ THÍCH: Có thể áp dụng thuật ngữ cho mức độ được coi là nhiễm bẩn, mức nhiễm bẩn quy định hoặc mức nhiễm bẩn đo được.
3.3. Điều kiện kỹ thuật của độ sạch (cleanliness specification)
CS
Thông số quy định mức độ sạch, CL, yêu cầu đối với một bộ phận đã cho cùng với phương pháp kiểm tra đã được thỏa thuận.
3.4. Số reynolds (reynolds number)
Re
Thông số không có thử nghiệm biểu thị tỷ số giữa lực quán tính và lực nhớt trong một chất lỏng đang cháy, được cho bởi công thức.
Trong đó
U là vận tốc trung bình theo chiều trục của chất lỏng ngang qua diện tích xác định, được tính bằng milimét trên giây (m/s);
l là kích thước đặc trưng của hệ thống trên đó có dòng chảy, được tính bằng milimét [đối với các ống l = d (đường kính lỗ ống)];
v là độ nhớt động của chất lỏng được tính bằng mét vuông trên giây (m2/s) (centistoc).
3.5. Thử độ sạch ban đầu (blank test)
Phép phân tích được thực hiện với cùng các điều kiện vận hành như trên bộ phận thử nhưng không có bộ phận hoặc chỉ sử dụng bộ phận là mẫu thử “làm sạch” làm sạch cho mục đích này.
CHÚ THÍCH: Thử độ sạch ban đầu cho phép xác định về mặt số lượng sự nhiễm bẩn được đưa vào từ môi trường, quá trình công trình công nghệ hoặc các vật liệu được sử dụng.
3.6. Giá trị/mức độ sạch ban đầu (blank value/level)
Kết quả thu được từ thử độ sạch ban đầu.
4. Thiết bị thử
4.1. Quy định chung
Phụ lục A mô tả thiết bị thử điển hình nên dùng để đo độ sạch của thiết bị phun nhiên liệu. Sau đây là nội dung của các thiết bị đặc trưng phải được sử dụng, trừ khi có thể chứng minh được việc sử dụng các thiết bị khác là thích hợp.
4.2. Nguồn áp suất
4.2.1. Quy định chung
Nguồn áp suất là nguồn tùy thuộc vào phép thử như quy định trong các điều sau.
4.2.2. Bằng thử bơm phun nhiên liệu
Bơm lắp nối tiếp với một xy lanh đơn (một phía) như đã quy định trong SAE J1549 và một băng thử như đã quy định trong ISO 4008-1.
4.2.3. Thiết bị chỉnh đặt và thử tay điều khiển bằng tay gạt
Thiết bị điều chỉnh được mô tả trong ISO 8984-1.
4.2.4. Thiết bị thử sự mạch động của dòng cao áp
Nguồn áp suất có khả năng đạt được
a) Một lưu lượng sẽ tạo ra dòng chảy rối trong các ống (Re > 4 000) trong khoảng thời gian 30 s ± 1 s trong khi lưu lượng dao động giữa 0 và giá trị này ở tần số 0,2 Hz đến 1 Hz, theo sau là
b) Một dòng chảy xiết ở áp suất không đổi 1,4 MPa ± 0,1 MPa trong khoảng thời gian 15 s ± 1 s.
4.2.5. Bơm kiểm tra áp suất thấp
Bơm kiểu pit tông hoặc bơm kiểu màng có lưu lượng gần bằng hai lần giá trị danh định đối với bộ phận được thử ở áp suất tối thiểu bằng 2 MPa.
Bơm kiểm tra áp suất thấp phải được làm sạch tới mức độ sạch, CL, phù hợp với Phụ lục C và được bảo quản cẩn thận bằng vỏ che thích hợp trong môi trường sạch.
4.2.6. Bơm kiểm tra cung cấp áp suất cao
Để thử các ống cao áp có các đầu mút hở và lưu lượng có khả năng tạo ra số Reynolds trong các ống Re > 4000, áp suất 3 MPa ± 1 MPa được xem là thích hợp.
Bơm kiểm tra cung cấp áp suất cao phải được làm sạch tới mức độ sạch, CL, phù hợp với Phụ lục C và phải được bảo quản cẩn thận bằng vỏ che thích hợp trong môi trường sạch.
4.2.7. Bình áp lực
Được sử dụng như nguồn áp suất, bình áp lực phải có khả năng cung cấp áp suất thử tối thiểu bằng 0,5 MPa (= 5 bar) và tạo ra dòng chảy với bên trong giá treo (lưu lượng được khuyến nghị tối thiểu phải bằng 2,5 l/min)
4.2.8. Bơm xịt nước
Để thử các giá treo có các đầu mút hở, phải có lưu lượng tối thiểu bằng 0,1 l/min. Đối với bơm này, áp suất tới 0,1 MPa ± 0,01MPa được xem là thích hợp.
4.3. Cụm ống cao áp kiểm tra
Ống S-2-6-21 PO như đã quy định trong TCVN 8211-1 (ISO 8535-1)1) có chiều dài 600 mm và thích hợp với bộ phận được thử.
Nên sử dụng ống thép không gỉ để chống gỉ và nhiễm bẩn do ăn mòn.
Cụm ống cao áp kiểm tra phải được làm sạch tới mức độ sạch, CL, phù hợp với Phụ lục C và được bảo quản cẩn thận bằng vỏ bao thích hợp trong môi trường sạch.
4.4. Vòi phun thử kiểm tra
Vòi phun thử kiểm tra phù hợp với ISO 7440-1, được lắp với một tấm có lỗ phun với đường kính lỗ 2,5 mm.
Bộ lọc qua khe hở đầu vào phải được tháo ra trong khi có thể di chuyển đầu mút trục xoay để tăng cường khả năng đi qua của hạt. Áp suất mở vòi phun phải được chỉnh đặt tới MPa.
4.5. Bình gom
Cần phải có bình gom để thu chất lỏng thử phía sau thiết bị được thử ở lưu lượng khác với lưu lượng đi qua máy đếm hạt, khí cụ đo giám sát độ nhiễm bẩn hoặc bộ lọc màng.
Có thể sử dụng bình gom để chứa chất lỏng thử trước khi chuyển các mẫu thử chất lỏng tới phòng thí nghiệm để phân tích. Nên dùng các bình chứa hình trụ có đáy côn bằng thủy tinh thép không gỉ để việc thu gom hạt được dễ dàng hơn.
4.6. Giá treo kiểm tra
Cần phải có giá treo kiểm tra để xác lập mức độ sạch, CL, cho toàn bộ thiết bị thử độ sạch có giá treo.
Để kiểm tra, giá treo kiểm tra phải được làm sạch tới giá trị độ sạch ban đầu phù hợp với Phụ lục C và được bảo quản cẩn thận bằng vỏ che thích hợp trong môi trường sạch.
4.7. Thiết bị đo độ nhiễm bẩn
4.7.1. Quy định chung
Cần áp dụng hai kỹ thuật riêng để ước lượng mức nhiễm bẩn:
– Phân tích trọng lực
– Kiểm tra tế vi.
Mỗi kỹ thuật yêu cầu phải có thiết bị thử nghiệm riêng được cho trong 4.7.2 đến 4.7.3.
4.7.2. Thiết bị phân tích trọng lực.
CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị phân tích trọng lực, xem ISO 16232-6
4.7.2.1. Lò sấy không được thông gió
Lò sấy có khả năng duy trì nhiệt độ 80 °C ± 2 °C.
4.7.2.2. Giá đỡ bộ lọc
Giá đỡ bộ lọc gồm có:
– Ống thủy tinh có dung tích tối thiểu là 300 ml với các thang chia độ theo thể tích được hiệu chuẩn (ví dụ, 25 ml ± 2 ml);
– Nắp che thích hợp đối với ống thủy tinh;
– Cơ cấu kẹp chặt;
– Để thích hợp để đỡ bộ lọc màng, và
– Phương tiện để làm tiêu tán điện tĩnh phát sinh trong quá trình lọc.
4.7.2.3. Bình chân không
Bình chân không phải thích hợp cho giá đỡ bộ lọc và có dung tích để có thể giữ được toàn bộ thể tích chất lỏng dùng làm mẫu thử mà không cần phải nạp lại.
4.7.2.4. Thiết bị chân không
Có khả năng tạo ra độ chân không 86,6 kPa (theo áp kế).
4.7.2.5. Bơm phân phối dung môi (bơm phun)
Bình có áp để xả dung môi qua một màng lọc lắp nối tiếp có cỡ lỗ không lớn hơn 1 mm.
4.7.2.6. Kẹp nhíp
Chi tiết có cánh phẳng (không có răng cưa, đầu tù) và được chế tạo bằng thép không gỉ.
4.7.2.7. Xy lanh chia độ
Xy lanh chia độ dùng để lấy ra thể tích chất lỏng thử, có độ chính xác phù hợp với ISO 4788, trừ khi có thể sử dụng dụng cụ thích hợp khác (có độ chính xác tối thiểu ± 2 %).
4.7.2.8. Chai lấy mẫu
Chai có dung tích danh nghĩa 250 ml, thường có đáy phẳng và miệng rộng, có nắp vặn ren chứa nút bít kín bằng polime ở bên trong.
4.7.2.9. Màng chất dẻo
Màng chất dẻo có kích thước 50 mm x 50 mm, chiều dày 0,05 mm được đặt giữa nắp chai lấy mẫu và cổ chai nếu nắp không có nút bít kín bên trong. Màng phải tương hợp với chất lỏng làm sạch và chất lỏng mẫu thử.
4.7.2.10. Màng lọc
Nên ưu tiên sử dụng màng lọc có đường kính 25 mm hoặc 47 mm, màu trắng, không có lưới và tương hợp với chất lỏng được phân tích và các hóa chất súc rửa. Các màng lọc chuẩn phải có cỡ lỗ 5 mm đến 8 mm. Phải công bố cỡ lỗ được sử dụng.
4.7.2.11. Đĩa Petri
Đĩa bằng thủy tinh và có đường kính 150 mm.
4.7.2.12. Cân phân tích
Cân có độ chính xác tối thiểu là 0,05 mg.
4.7.2.13. Thiết bị ion hóa tia alpha
Thiết bị được sử dụng để ngăn ngừa sự thu gom bụi bẩn trong quá trình cân và được đặt dưới thang đo của cân, gắn vào bộ lọc và nhô xuống bên dưới bộ lọc.
4.7.2.14. Máy sấy không khí
4.7.2.15. Bình gom
Bình gom với bộ phận chân không được sử dụng để thu gom chất lỏng thử.
4.7.3. Thiết bị phân tích tế vi
CHÚ THÍCH: Đối với phân tích tế vi, xem ISO 16232-7.
4.7.3.1. Màng lọc
Màng lọc cần tương hợp với chất lỏng dùng làm mẫu thử và bất cứ dung môi hoặc hóa chất nào được sử dụng trong quá trình phân tích. Thông thường màng lọc phải có đường kính 25 mm hoặc 47 mm, màu trắng (mỗi mặt của ô lưới vuông có cạnh 3,08 mm ± 0,05 mm và bằng tới 1% diện tích lọc hiệu dụng) và có cỡ lỗ < 8 mm được sử dụng cho đếm thủ công xuống tới 2 mm. Nên sử dụng màng lọc có đường kính 47 mm, màu trắng không có lưới và có cỡ lỗ < 8 mm cho phân tích hình ảnh. Có thể sử dụng các màng lọc có các đường kính khác nhau.
4.8. Chất lỏng thử
4.8.1. Quy định chung
Các chất lỏng thử được mô tả trong các điều sau phụ thuộc vào việc tiến hành phép thử.
(xem 5.2.2.1. 5.3.2, 5.4.2, 5.5.2.1, 5.5.3.1, 5.6.2.1, 5.7.2.1, 5.7.4.1, 5.8.1, 5.8.3.1, 5.8.4.2. 5.9.2).
4.8.2. Chất lỏng hiệu chuẩn
Sử dụng dầu phù hợp với ISO 4113, được lọc sơ bộ trên bộ lọc kiểu hộp có cỡ lỗ tối đa 1,0 mm, trừ khi có quy định khác.
4.8.3. Dung môi hyđrocacbon mạch thẳng
Dung môi hyđrocacbon mạch thẳng được lọc sơ bộ bằng bộ lọc màng ni lông đơn có lỗ tối đa 1 mm phải.
– Không để lại bất cứ chất cặn nào khi bay hơi vì các chất cặn có thể ảnh hưởng đến các kết quả khi cân;
– Có điểm bốc cháy nhỏ nhất 38 °C để bảo đảm an toàn của môi trường làm việc bình thường;
– Không được có bất cứ thành phần chất thơm nào có thể đi vào môi trường khi bay hơi, và;
– Có điểm sôi không cao hơn 200 °C.
4.8.4. Nước đã khử khoáng chất
Nước đã khử khoáng chất có các chất phụ gia làm giảm sức căng bề mặt (ví dụ. Tensit) và được lọc sơ bộ lọc có cỡ lỗ tối đa 1,0 mm.
4.9. Bộ lọc tính
Cần có bộ lọc kiểu hộp có đặc tính lọc thích hợp với mức độ sạch CL dùng cho thử nghiệm (xem Phụ lục C).
4.10. Áp kế
Cần có áp kế có khả năng đo áp suất làm việc của hệ thống phụ thuộc vào hệ thống được thử (xem 5.3, 5.4, 5.5, 5.6 và 5.7).
5. Quy trình thử
5.1. Quy định chung
Nên thực hiện tất cả các thử nghiệm trong môi trường sạch của phòng thử nghiệm. Việc không đạt được mức nhiễm bẩn thỏa đáng của phép thử độ sạch ban đầu có thể là do kiểm tra không thích hợp các điều kiện thử (xem C.2). Các điều kiện của phòng thử sạch theo ISO 14644-1, cấp 8 phải được sử dụng như điều kiện tối thiểu cho các quy trình thử này trừ khi có thể đưa ra điều kiện thích hợp khác.
Trước khi bắt đầu quy trình thử, nên làm sạch hoàn toàn bề mặt ngoài của bộ phận hoặc cụm chi tiết bằng dung môi như đã nêu chi tiết trong 4.8.3.
Tiêu chuẩn này bao hàm các bộ phận sau của thiết bị phun nhiên liệu:
a) Bơm:
1) Bơm cung cấp áp suất cao (hệ thống phun nhiên liệu có giá treo kiểm tra chung) (xem 5.2);
2) Các vòi phun đơn (xem 5.3);
3) Bơm phun nhiên liệu (xem 5.4);
b) Vòi phun:
1) Vòi phun nhiên liệu CR (xem 5.5);
2) Vòi phun nhiên liệu (cụm giá đỡ vòi phun) (xem 5.6);
c) Ống và giá treo:
1) Ống phun nhiên liệu áp suất cao (xem 5.7);
2) Giá treo (xem 5.8);
d) Hệ thống áp suất thấp (xem 5.9):
Mỗi bộ phận trong các bộ phận này được xử lý lần lượt theo thủ tục về hai lĩnh vực:
– Bố trí thiết bị và kiểm tra (việc kiểm tra tương tự như các thử nghiệm độ sạch ban đầu theo yêu cầu của ISO 16232);
– Quy trình thử.
Trong các trường hợp có quy trình nhiều hơn một quy trình thử cho một bộ phận, kinh nghiệm đã chỉ ra rằng lấy đi các hạt điển hình được tạo ra trong sản xuất các bộ phận này, cần ưu tiên lựa chọn quy trình trong thử có dòng chảy rối và áp suất mạch động (phương pháp mô phỏng), khi mô phỏng các điều kiện làm việc thực.
Khi không thể thực hiện được phương pháp mô phỏng trong thực tế, nên sử dụng quy trình thử thứ hai, quy trình có tính thực dụng hơn để loại bỏ các chất nhiễm bẩn.
Nếu cả phương pháp mô phỏng và quy trình thử thứ hai đều không thử thực hiện được đối với nhà cung cấp và khách hàng, theo thỏa thuận có thể sử dụng quy trình thử “xả nước” (phương pháp dùng bơm phun hoặc bơm phân phối dung môi) để thay thế.
Việc xác định:
– Quy trình thử được sử dụng, cũng như
– Số lượng các bộ phận được thử.
– Phải theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp thiết bị phun nhiên liệu và khách hàng.
5.2. Bơm cung cấp áp suất cao (hệ thống phun nhiên liệu có giá treo kiểm tra chung)
5.2.1. Quy định chung
Điều này mô tả hai quy trình thử để kiểm tra độ sạch của bơm cung cấp áp suất cao:
– Phép thử ưu tiên là thử động lực học với bơm thử được vận hành;
– Nếu không thể thực hiện được phép thử động lực học, nên sử dụng phép thử xịt nước ở vận tốc thấp hơn bơm thử vận hành bằng tay.
5.2.2. Thử động lực học với bơm thử được vận hành
5.2.2.1. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch (thử độ sạch ban đầu)
a) Bố trí thiết bị để kiểm tra hệ thống như cho trong Hình A.1 (xem A.2.2, Chú thích 3) khi sử dụng một bơm cung cấp áp suất cao để làm sạch thuộc cùng một kiểu như bơm được thử; băng thử phải có thùng chứa riêng cho chất lỏng hiệu chuẩn. Có thể sử dụng một mô hình làm sạch hoặc một đường tắt thủy lực để làm sạch thay cho bơm làm sạch.
b) Chất lỏng hiệu chuẩn được sử dụng nên là chất lỏng cho trong 4.8.2 khi sử dụng một bộ lọc để lọc sơ bộ như cho trong 4.9 được lắp cố định trong hệ thống và chất lỏng này được thay thế thường xuyên.
c) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.2.2.2. Quy trình thử
a) Thay thế bơm cung cấp áp suất cao để làm sạch bằng bơm được thử, bơm phải được mở hoàn toàn (các van điều chỉnh lưu lượng hoặc van tiết lưu không được hoạt động).
b) Nối một ống vào đầu ra có áp suất cao và một ống khác với đầu ra của dòng chảy về có áp suất thấp, cả hai ống đều không có các van điều chỉnh áp suất. Chỉ khi bơm đòi hỏi áp suất nhỏ nhất của hệ thống để vận hành an toàn thì có thể sử dụng một van điều chỉnh áp suất.
c) Cho bơm chạy thử ở vận tốc ³ 500 min–1 và bằng cách giống nhau, thu gom riêng biệt 1 l chất lỏng thử ở đầu ra có áp suất cao và 1 l ở đầu ra có áp suất thấp.
d) Bằng cách giống nhau đo và đếm riêng biệt lượng hạt chất nhiễm bẩn từ mỗi đầu ra theo Điều 6.
e) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.2.3. Thử xịt nước ở vận tốc thấp với bơm thử vận hành bằng tay
5.2.3.1. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch
a) Bố trí thiết bị để kiểm tra hệ thống như cho trong Hình A.3 khi sử dụng một bơm cung cấp áp suất cao để làm sạch thuộc cùng một kiểu như bơm được thử; bằng thử phải có van phía hút ở giữa thùng chất lỏng thử và cửa vào bơm áp suất cao, một van phía thải ở giữa cửa ra áp suất cao và bơm chân không.
CHÚ THÍCH 1: Phép thử này không yêu cầu phải có các giá treo kiểm tra và các vòi phun nhiên liệu ra CR.
CHÚ THÍCH 2: Đối với phép thử thiết kế, bơm này sẽ được thay thế bằng bơm được thử.
b) Sử dụng chất lỏng thử như cho trong 4.8.3 và được lọc sơ bộ theo 4.7.3.1.
c) Đóng kín van phía hút và van phía thải.
d) Các van tiết lưu ở bơm phải được mở hoàn toàn và không hoạt động.
e) Vận hành bơm chân không tới áp suất âm (theo áp kế) – 66,6 kPa và mở van phía hút và sau đó là van phía thải.
f) Vận hành bơm điều khiển bằng tay ở vận tốc xấp xỉ 120 r/min để cung cấp ít nhất là 500 ml chất lỏng thử và thu gom chất lỏng trong bình gom.
g) Đóng kín van phía hút và tháo ống trên phía van hút ra khỏi bơm áp suất cao (để ống mở thông ra không khí), và vận hành bơm 10 lần bằng tay.
h) Thu gom riêng biệt chất lỏng thử trong bình và bình thép không gỉ.
i) Đo độ sạch của hệ thống theo Điều 6.
j) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.2.3.2. Quy trình thử
a) Thay bơm cung cấp áp suất cao để làm sạch để kiểm tra hệ thống với bơm được thử.
b) Vận hành hệ thống trong các điều kiện được cho trong 5.2.3.1.
c) Đếm độ nhiễm bẩn thu gom được trong bình gom và bình thép không gỉ.
d) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.3. Vòi phun đơn
5.3.1. Quy định chung
Điều này mô tả quy trình thử động lực học để kiểm tra độ sạch của vòi phun đơn làm việc ở các điều kiện gần với các điều kiện làm việc.
5.3.2. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch
a) Bố trí thiết bị để kiểm tra hệ thống như cho trong A.1 (xem A.2.2, Chú thích 2).
b) Sử dụng bằng thử có khả năng vận hành vòi phun đơn trong các điều kiện vận hành bình thường.
c) Lắp một cụm vòi phun đơn làm sạch dùng cho mục đích kiểm tra.
d) Giữ lại bộ kiểm tra để kiểm tra hệ thống.
e) Sử dụng chất lỏng thử như đã quy định trong 4.8.2, được lọc sơ bộ bằng bộ lọc như đã quy định trong 4.9 và được lắp cố định trong hệ thống.
f) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.3.3. Quy trình thử
a) Tháo vòi phun đơn kiểm tra một cách cẩn thận ra khỏi băng thử, sau đó che kín các cửa vào và trở về của vòi phun.
b) Lắp vòi phun đơn đầu tiên được thử trong khi tránh sự nhiễm bẩn bởi bất cứ nguồn nhiễm bẩn nào.
c) Vận hành vòi phun đơn với tải trọng và vận tốc lớn nhất trong thời gian 10 min để thu gom lượng hạt nhiễm bẩn từ vòi phun; thu gom riêng và theo cách tương tự lượng hạt nhiễm bẩn từ đầu ra của vòi phun đơn.
d) Tháo các vòi phun đơn thử nghiệm ra, tháo dỡ và rửa tất cả các bề mặt bên trong chịu áp suất cao và thu gom chất nhiễm bẩn cùng với lượng chất nhiễm bẩn được thu gom từ các vòi phun trong 5.3.3 c).
e) Theo cách tương tự, rửa tất cả các bề mặt chịu áp suất thấp và thu gom các chất nhiễm bẩn cùng với các chất nhiễm bẩn được thu gom từ đầu ra dòng chảy về của vòi phun đơn (xem 5.3.3 c).
f) Đo và đếm theo cách tương tự lượng hạt chất nhiễm bẩn từ mỗi đầu ra riêng theo Điều 6.
g) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.4. Bơm phun nhiên liệu
5.4.1. Quy định chung
Phương pháp thử được tiến hành là thử động lực học. Phương pháp thử này giống như phương pháp thử đối với bộ phận phối kiểu quay và các bơm phun nhiên liệu điêzen lắp nối tiếp và gồm có một quy trình thử động lực học với bơm thử vận hành trong các điều kiện gần với các điều kiện làm việc bình thường.
5.4.2. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch
a) Bố trí thiết bị để kiểm tra hệ thống như cho trong Hình A.1 khi sử dụng nguồn áp suất như đã quy định trong 4.2.2.
CHÚ THÍCH: Nguồn áp suất này được thay thế bằng bơm kiểm tra trong quá trình thử.
b) Đối với các bơm thử có nhiều xy lanh, sử dụng nguồn áp suất như đã quy định trong 4.2.2 để xác nhận hiệu lực của mỗi tuyến thử hoặc lựa chọn nguồn áp suất thích hợp, sạch của nhiều xy lanh để xác nhận hiệu lực của tất cả các đường thử. Nếu nguồn áp suất không được kiểm tra xác minh trước là nguồn áp suất “sạch” thì có thể cần phải vận hành bơm trong một khoảng thời gian trước khi kiểm tra hệ thống để bảo đảm mức độ sạch cơ bản cao.
c) Sử dụng các cụm ống cao áp kiểm tra phù hợp với 4.3 và một vòi phun kiểm tra phù hợp với 4.4.
d) Sử dụng chất lỏng thử phù hợp với 4.8.2, được lọc sơ bộ bằng bộ lọc lắp cố định trong hệ thống phù hợp với 4.7.3.1 và được thay thường xuyên.
e) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.4.3. Quy trình thử
a) Bảo đảm đầu ra trên đường về của bơm không bị thu hẹp bởi các mảnh vỡ hoặc các lỗ. Nếu có sự thu hẹp, đầu ra này cần được tháo ra và thay thế bằng đầu ra trơn, nhẵn.
b) Vận hành bơm để thử trong khoảng thời gian 90 min với lượng cung cấp nhiên liệu lớn nhất và vận tốc bơm nhỏ hơn vận tốc lớn nhất khi đầy tải 200 r/min.
c) Thu gom lượng chất nhiễm bẩn từ tất cả các đầu ra cao áp.
d) Thu gom riêng biệt và theo cách tương tự lượng chất nhiễm bẩn từ đường về bơm.
e) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
f) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.5. Vòi phun nhiên liệu CR
5.5.1. Quy định chung
Điều này mô tả hai quy trình để kiểm tra độ sạch của các vòi phun nhiên liệu CR:
– Thử nghiệm ưu tiên là phép thử động lực học trong đó các vòi phun nhiên liệu CR vận hành trong các điều kiện gần với các điều kiện khi làm việc.
– Nếu không thực hiện được phép thử động lực học, nên sử dụng quy trình thử trong đó có dòng chất lỏng cao áp chảy liên tục để xịt rửa các vòi phun nhiên liệu CR.
5.5.2. Thử động lực học
a) Bố trí thiết bị cho kiểm tra, khi sử dụng phép thử chức năng như cho trong trên Hình A.1 (xem A.2.2, Chú thích 1), để mô phỏng các điều kiện làm việc của vòi phun nhiên liệu CR.
b) Thiết bị thử phải gồm có:
1) Một nguồn cung cấp áp suất cao;
2) Một giá treo hoặc ống từ nguồn cung cấp áp suất cao tới vòi phun;
3) Một van điều khiển áp suất, và
4) Một bộ phận điều khiển điện tử để vận hành vòi phun nhiên liệu CR ở các điều kiện làm việc.
c) Lắp một vòi phun nhiên liệu CR sạch (hoặc một mô hình) dùng cho mục đích kiểm tra.
d) Sử dụng một chất lỏng như đã quy định trong 4.8.2, 4.8.3 hoặc 4.8.4.
e) Thu gom lượng chất lỏng thử thích hợp (xem C.3) từ đầu ra có áp suất cao và đầu ra có áp suất trong hai thùng chứa riêng.
f) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
g) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.5.2.2. Quy trình thử
a) Tháo vòi phun nhiên liệu CR để kiểm tra hệ thống ra và che kín, đầu vòi phun, cửa vào và đầu ra của dòng chảy về bằng các nắp sạch.
b) Lắp cẩn thận vòi phun nhiên liệu CR đầu trên được thử thay cho vòi phun nhiên liệu CR hiệu chuẩn và tránh không cho bất cứ nguồn chất nhiễm bẩn nào có thể lọt vào.
c) Vận hành nguồn cung cấp áp suất cao và vận hành vòi phun thông qua bộ phận điều khiển điện tử.
d) Thu gom lượng chất lỏng thử thích hợp (xem C.3, Chú thích) từ đầu ra có áp suất cao và đầu ra có áp suất thấp vào hai thùng chứa thích hợp đã được làm sạch (xem 4.5 và ISO 3722).
e) Lặp lại quy trình đối với số lượng phép thử mẫu yêu cầu đã được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.
f) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
g) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.5.3. Thử dòng chảy liên tục có áp suất cao
5.5.3.1. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch (phép thử độ sạch ban đầu)
a) Bố trí thiết bị như cho trong Hình A.1 (xem A.2.2, Chú thích 1) để kiểm tra hệ thống khi sử dụng.
1) Một nguồn áp suất thích hợp (bơm cung cấp áp suất cao) vận hành ở áp suất tối thiểu là 25 MPa;
2) Một van điều khiển áp suất cao và
3) Một bộ lọc tùy chọn có cỡ, lỗ lớn nhất 1 mm và có khả năng chịu được áp suất do nguồn áp suất cung cấp;
b) Lắp một vòi phun nhiên liệu CR sạch hoặc một mô hình để kiểm tra (phép thử độ sạch ban đầu);
c) Sử dụng chất lỏng thử, là
1) Chất lỏng tiêu chuẩn như đã quy định trong 4.8.2, hoặc
2) Nước đã khử khoáng chất, được lọc sơ bộ như quy định trong 4.8.4;
CHÚ THÍCH: Lý do của việc sử dụng nước là vì việc xử lý nước dễ dàng hơn so với xử lý chất lỏng hiệu chuẩn.
d) Vận hành hệ thống bằng bơm cung cấp áp suất cao ở áp suất cao tối thiểu dễ dàng là 25 Mpa;
e) Thu gom lượng chất lỏng thử thích hợp (xem Chú thích) từ đầu ra có áp suất cao và đầu ra có áp suất thấp vào hai thùng chứa riêng;
f) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6;
g) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.5.3.2. Quy trình thử
a) Tháo vòi phun nhiên liệu CR để kiểm tra hệ thống ra và che kín đầu vòi phun, cửa vào và đầu ra của dòng chảy về bằng các nắp sạch.
b) Lắp cẩn thận vòi phun nhiên liệu CR đầu tiên được thử thay cho vòi phun nhiên liệu CR hiệu chuẩn và tránh không cho bất cứ nguồn chất nhiễm bẩn nào có thể lọt vào.
c) Tùy theo kiểu vòi phun, có thể cần phải vặn đai ốc của phần thân vòi phun nhiên liệu CR ra (một vài vòng) để chất lỏng thử có thể chảy qua vòi phun và đầu ra của dòng chảy về khi đi vòng qua các van bên trong.
d) Vận hành hệ thống bằng bơm cung cấp áp suất cao ở áp suất quy định.
e) Thu gom lượng chất lỏng thử thích hợp từ đầu ra có áp suất cao và đầu ra có áp suất thấp vào hai thùng chứa riêng (xem 4.5 và ISO 3722).
f) Lặp lại quy trình đối với số lượng phép thử mẫu yêu cầu đã được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng.
g) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
h) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.6. Vòi phun nhiên liệu (cụm giá đỡ vòi phun)
5.6.1. Quy định chung
Điều này mô tả hai quy trình thử để kiểm tra độ sạch của các vòi phun nhiên liệu:
– Thử nghiệm ưu tiên là phép thử động lực học trong đó các vòi phun nhiên liệu vận hành trong các điều kiện gần với các điều kiện khi làm việc;
– Nếu không thực hiện được phép thử động lực học, nên sử dụng bơm phun (bơm phân phối dung môi) hoặc phép thử xịt nước bằng tay.
5.6.2. Thử động lực học
5.6.2.1. Thử động lực học
a) Bố trí thiết bị để kiểm tra hệ thống như cho trong Hình A.1.
b) Sử dụng nguồn áp suất phù hợp với 4.2.3 và cụm ống cao áp được quy định trong 4.3.
c) Lắp một vòi phun cho mục đích kiểm tra (xem 4.5) để thay cho các vòi phun thử trong quá trình thử.
d) Sử dụng chất lỏng thử được quy định trong 4.8.3.
e) Vận hành hệ thống trong cùng một điều kiện như điều kiện được ghi trong chương trình thử.
f) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.6.2.2. Quy trình thử
a) Tháo vòi phun kiểm tra hệ thống ra và che kín đầu mút vòi phun và cửa vào bằng các nắp sạch.
b) Lắp cẩn thận vòi phun đầu tiên được thử thay cho vòi phun hiệu chuẩn và tránh không cho bất cứ nguồn nhiễm bẩn nào có thể lọt vào.
c) Vận hành thiết bị điều khiển tay gạt bằng tay (xem 4.2.3) 50 lần với tác động nhanh trong khi bảo đảm hoạt động của vòi phun trên tất cả các hành trình.
d) Thu gom lượng chất nhiễm bẩn trong một thùng chứa được làm sạch thích hợp (xem 4.5 và ISO 3722).
e) Tháo vòi phun ra. Tháo dỡ và chỉ rửa sạch các bề mặt chịu áp suất cao bị ướt và cộng hưởng chất nhiễm bẩn này vào lượng chất nhiễm bẩn thu gom được trước đó.
f) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
g) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.6.3. Thử bằng bơm phun (rửa các vòi phun)
5.6.3.1. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch
a) Bố trí thiết bị như cho trong Hình A.2.
b) Vận hành hệ thống trong cùng điều kiện như điều kiện ghi trong chương trình thử.
c) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.6.3.2. Quy trình thử
a) Làm sạch hoàn toàn các bề mặt bên ngoài trước khi tháo dỡ vòi phun.
b) Phân phối dung môi đã được lọc như đã quy định trong 4.8.3 phù hợp với 4.7.2.5 trên bề mặt yêu cầu ở dạng tia phun để phá đi theo cách có kiểm soát bất cứ các hạt nào đã long ra.
CHÚ THÍCH 1: Phải thận trọng khi tháo dỡ để tránh tạo ra chất nhiễm bẩn không có liên quan đến quy trình này.
c) Tháo ra và rửa cả các bề mặt bị ướt bằng chất lỏng cao áp; nếu có yêu cầu, cần rửa sạch riêng biệt tất cả các bề mặt bị ướt bằng chất lỏng có áp suất thấp.
CHÚ THÍCH 2: Phải bảo đảm tất cả lỗ khoan và các lỗ khoan suốt được rửa sạch hoàn toàn bằng nước để lấy đi bất cứ các hạt nhiễm bẩn nào.
d) Thu gom chất nhiễm bẩn trong một thùng chứa được làm sạch thích hợp (xem 4.5 và ISO 3722).
e) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
f) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.7. Ống phun nhiên liệu cao áp
5.7.1. Quy định chung
Điều này mô tả ba quy trình thử để kiểm tra độ sạch của các ống phun nhiên liệu cao áp:
– Thử nghiệm ưu tiên là phép thử động lực học khi sử dụng bơm cung cấp nhiên liệu có áp suất cao và thích hợp cho lấy đi các chất nhiễm bẩn điển hình trong ống;
– Nếu không thể thực hiện được phép thử động lực học, nên sử dụng phép thử xịt nước có áp suất cao;
– Nếu không thể thực hiện được phép thử động lực học hoặc phép thử xịt nước, nên sử dụng bơm phun (bơm phân phối dung môi) hoặc phép thử xịt nước bằng tay.
5.7.2. Thử động lực học
5.7.2.1. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch
a) Bố trí thiết bị để kiểm tra hệ thống như cho trong Hình A.1 khi sử dụng nguồn áp suất phù hợp với 4.2.4.
b) Sử dụng vòi phun kiểm tra phù hợp với 4.4 và dung môi phù hợp với 4.8.2.
c) Sử dụng cụm ống cao áp kiểm tra phù hợp với 4.3.
d) Cho chất lỏng thử chạy qua một bộ lọc làm sạch đạt tới mức cho trong Phụ lục C.
e) Xác định lưu lượng yêu cầu để bảo đảm có dòng chảy rối trong các ống cao áp (lưu lượng được khuyến nghị tối thiểu phải là 2,5 l/min).
f) Vận hành hệ thống trong thời gian 10 min và thu gom toàn bộ chất lỏng ở cuối dòng để kiểm tra độ sạch.
g) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.7.2.2. Quy trình thử
a) Tháo ống cao áp kiểm tra ra và lắp ống thử đầu tiên một cách cẩn thận và tránh bất cứ nguồn chất nhiễm bẩn nào có thể lọt vào.
b) Vận hành bơm hoặc nguồn áp suất để thu được lưu lượng lớn hơn lưu lượng tính toán nhỏ nhất trong 5.7.2.1 e) và cho phép có sự thay đổi lưu lượng theo chu kỳ giữa không và giá trị này ở tần số 0,2 Hz đến 1 Hz trong thời gian 30 s (xem 4.2.4). Loại bỏ bất cứ sự thu hẹp tiết diện nào ở đầu mút ống và giảm áp suất tới giá trị không đổi 1,4 MPa trong thời gian bổ sung thêm 15 s.
c) Thu gom lượng chất nhiễm bẩn từ ống thử.
d) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
e) Báo cáo các kết quả thử theo Điều 7.
5.7.3. Thử xịt nước có áp suất cao
5.7.3.1. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch
a) Bố trí thiết bị để kiểm tra hệ thống cho trong Hình A.1 khi sử dụng một nguồn áp suất thích hợp như đã quy định trong 4.2.6. Không yêu cầu phải sử dụng vòi phun thử.
b) Sử dụng một cụm ống cao áp kiểm tra như đã quy định trong 4.3.
c) Sử dụng dung môi như đã quy định trong 4.8.3.
d) Vận hành hệ thống trong cùng một điều kiện như điều kiện được ghi trong chương trình thử.
e) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
f) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.7.3.2. Quy trình thử
a) Tháo ống cao áp hiệu chuẩn ra và lắp ống thử đầu tiên một cách cẩn thận và tránh bất cứ nguồn chất nhiễm bẩn nào có thể lọt vào.
b) Vận hành bơm ở lưu lượng bảo đảm được lưu lượng được khuyến nghị tối thiểu là 2,5 l/min trong thời gian 30 s.
c) Thu gom lượng chất nhiễm bẩn từ đầu ra của ống.
d) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
e) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.7.4. Thử bằng bơm phun (bơm phân phối dung môi) hoặc thử xịt nước bằng tay
5.7.4.1. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch
a) Bố trí thiết bị như đã cho trong Hình A.2 và làm sạch cẩn thận thiết bị tới mức độ sạch ban đầu, CL (xem Phụ lục C).
b) Vận hành hệ thống trong cùng điều kiện như điều kiện được ghi trong chương trình thử, nhưng không sử dụng bất cứ ống nào. Sử dụng cùng một thể tích chất lỏng như thể tích chất lỏng có thể sử dụng cho số lượng ống được thử và rót lượng chất lỏng này vào phễu của bình gom.
c) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.7.4.2. Quy trình thử
a) Làm sạch hoàn toàn bề mặt ngoài của mối nối của mỗi ống bằng dung môi (xem 4.8.3).
b) Rửa bằng xịt nước bên trong ống bằng dung môi thông qua bơm phun (xem 4.7.2.5) và thu gom vào phễu của bình chân không (xem 4.7.2.3) hoặc một bình gom riêng để đưa vào phân tích sau đó (xem Điều 6). Sử dụng một thể tích tối thiểu phải bằng 10 lần thể tích của ống.
c) Khi hoàn thành việc rửa bằng xịt nước tất cả các ống, phải bảo đảm cho bất cứ chất nhiễm bẩn nào còn lại trên phễu lọc (xem 4.7.2.2) cũng phải được loại bỏ khỏi màng lọc bằng cách rửa với bơm phun/bơm phân phối dung môi.
d) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
e) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.8. Giá treo
5.8.1. Quy định chung
Điều này mô tả ba quy trình để phân tích độ sạch của các giá treo:
– Thử nghiệm ưu tiên là phép thử xịt nước bình chịu áp lực.
– Nếu không thể thực hiện được phép thử xịt nước bình chịu áp lực, nên sử dụng phép thử xịt nước có áp suất thấp.
– Nếu không thể thực hiện được phép xịt nước bình chịu áp lực hoặc phép thử xịt nước có áp suất thấp nên sử dụng phép thử xịt nước bằng bơm phun (bơm phân phối dung môi) hoặc thử xịt nước bằng tay.
Mục đích của các quy trình này là phân tích sự nhiễm bẩn ở dạng hạt trên các bề mặt bên trong của giá treo, bao gồm cả bề mặt bên trong của đai ốc nối (nghĩa là sự nhiễm bẩn trên các bề mặt bị thấm ướt bằng thủy lực bởi nhiên liệu trong quá trình vận hành).
Trước khi bắt đầu quy trình thử, bề mặt ngoài của toàn bộ giá treo phải ở trong trạng thái sạch thích hợp để không có khả năng mang hạt.
Nên cẩn thận khi nối giá treo vào hệ thống thử để tránh sự nhiễm bẩn chéo,
5.8.2. Thử xịt nước bình chịu áp lực
a) Bố trí thiết bị theo Hình A.4.1.
Phải xác định các thông số của xịt nước (lưu lượng thể tích và thể tích xịt nước theo D.2 đã được thỏa thuận giữa nhà sản xuất giá treo và khách hàng.
b) Lắp đặt một giá treo kiểm tra để xác định giá trị độ sạch của băng thử.
c) Đặt màng phân tích vào bộ phận lọc chân không.
d) Chỉnh đặt các van V1 và V2 của bộ phân phối ở vị trí 1 như cho trong Hình A.4.1.
e) Vận hành và xịt nước giá treo với các thông số đã xác định theo 5.8.2.1 a).
f) Thu gom lượng chất nhiễm bẩn.
g) Phân tích màng lọc bằng kính hiển vi phân tích màng lọc tự động.
h) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
i) Lặp lại các bước a) đến h) tới khi chấp nhận được kết quả độ sạch của phép đo giá trị độ sạch.
j) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.8.2.2. Quy trình thử
5.8.2.2.1. Chuẩn bị toàn bộ giá treo
a) Tháo giá treo được thử ra khỏi bao gói (ngay trước khi thử).
b) Trước khi bắt đầu quy trình thử, làm sạch hoàn toàn bề mặt ngoài của toàn bộ giá treo bằng một dung môi (xem 4.8.3).
c) Đặt một màng phân tích vào bộ phận lọc chân không.
d) Tháo các nắp bảo vệ của các đầu nối cao áp.
5.8.2.2.2. Quá trình chạy vào (bước 1)
a) Lắp giá treo được thử một cách cẩn thận vào băng thử độ sạch.
b) Vận hành hệ thống và xịt nước vào giá treo (bề mặt bên trong) theo Hình A.4.1 (cả hai van V1 và V2 ở vị trí 1) với lưu lượng thể tích và thể tích xịt nước đã được xác định (xem 5.8.2.1 a)).
5.8.2.2.3. Quá trình thải (bước 2)
Đóng mạch cả hai van V1 và V2 của bộ phân phối vào vị trí 2 để cho chất lỏng bên trong giá treo có thể thoát ra (xem Hình A.4.2).
5.8.2.2.4. Các quá trình chạy vào và thải (bước 3)
Lặp lại 5.8.2.2.2 và 5.8.2.2.3 như đã xác định quá trình đánh giá được mô tả trong Phụ lục D.
5.8.2.3. Phân tích màng lọc bị nhiễm bẩn
a) Chuẩn bị màng lọc phân tích cho phân tích tự động bằng kính hiển vi:
1) Sấy khô màng lọc phân tích bên trong lò,
2) Cố định màng lọc phân tích bên trong một khung chạy.
b) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
c) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.8.3. Thử xịt nước áp suất thấp
5.8.3.1. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch
a) Bố trí thiết bị như cho trong Hình A.1 (xem A.2.3, Chú thích 4) để kiểm tra hệ thống khi sử dụng bơm xịt nước có áp suất thấp như đã mô tả trong 4.2.8.
b) Lắp một giá treo sạch cho mục đích kiểm tra được thay thế bằng giá treo thử trong quá trình thử.
c) Sử dụng các chất lỏng thử.
1) Chất lỏng hiệu chuẩn như đã quy định trong 4.8.2, hoặc
2) Nước đã khử khoáng chất, được lọc sơ bộ như đã quy định trong 4.8.4.
CHÚ THÍCH: Lý do của việc sử dụng nước là vì việc xử lý nước dễ dàng hơn so với xử lý chất lỏng hiệu chuẩn.
d) Vận hành hệ thống trong các điều kiện như đã mô tả trong 4.2.8 và tuân theo ba bước – bước nọ sau bước kia – theo 5.8.3.2.
e) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C bằng cách thu gom lượng chất nhiễm bẩn thích hợp (xem C.3, Chú thích).
5.8.3.2. Quy trình thử
5.8.3.2.1. Chuẩn bị toàn bộ giá treo
Lắp tất cả các bộ phận cần thiết cho vận hành giá treo (ví dụ, các bộ phận đã liệt kê trong bản kê các bộ phận). Hình B.1 giới thiệu giá treo được thử.
Trong quá trình thử không được tháo ra bất cứ bộ phận nào của giá treo.
5.8.3.2.2. Xịt nước vào bề mặt bên trong của toàn bộ giá treo (bước 1)
a) Nối bơm với cửa vào (mối nối bơm) theo Hình B.2.
– Chỉ có cửa ra “cuối cùng” (mối nối vòi phun) được mở, trong khi các cửa ra còn lại (các mối nối vòi phun) được đóng kín bằng các nắp chất dẻo lắp ghép ren.
b) Vận hành hệ thống trong gian 20 min: xịt nước vào giá treo (bề mặt lắp trong) theo Hình B.2.
c) Thu gom chất lỏng thử.
5.8.3.2.3. Xịt nước rửa các cửa (các mối nối bơm và vòi phun) (các bước 2 và 3)
5.8.3.2.3.1. Xịt nước vào các cửa ra (các mối nối vòi phun) (bước 2)
a) Nối bơm với cửa ở gần bên “đầu tiên” (mối nối vòi phun) theo Hình B.3.
– Cửa ra “sau cùng” của van được mở, trong khi các cửa còn lại được đóng kín bằng các nắp chất dẻo lắp ghép ren.
b) Vận hành hệ thống trong thời gian 45 min, khi xịt thông qua hai cửa như đã chỉ dẫn trên Hình B.3.
c) Thu gom chất lỏng thử.
d) Lặp lại quy trình này cho tất cả các cửa ra còn lại (các mối nối vòi phun) theo Hình B.3.
5.8.3.2.3.2. Xịt nước vào các cửa ra “cuối cùng” (mối nối vòi phun) và các cửa vào (mối nối bơm (bước 3)
CHÚ THÍCH: Nghhĩa là xịt nước theo chiều ngược lại.
a) Nối bơm với cửa ra xa nhất (mối nối vòi phun) theo Hình B.4.
– Chỉ có cửa vào (mối nối bơm) được mở, trong khi các cửa ra còn lại (mối nối vòi phun) được đóng kín bằng các nắp chất dẻo lắp ghép ren.
b) Vận hành hệ thống trong thời gian 45 s khi xịt nước thông qua hai cửa theo Hình B.4.
c) Thu gom chất lỏng thử.
5.8.3.2.4. Thu gom chất nhiễm bẩn (bước 4)
a) Phải lọc toàn bộ chất lỏng thử thu gom được của các bước 1 đến 3.
b) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
c) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.8.4. Thử bằng bơm phun hoặc thử xịt nước bằng tay
5.8.4.1. Bố trí thiết bị và kiểm tra độ sạch
a) Bố trí theo Hình A.2.
b) Vận hành hệ thống trong cùng điều kiện ghi trong chương trình thử nhưng không sử dụng bất cứ giá treo nào. Sử dụng cùng một thể tích chất lỏng như thể tích chất lỏng được sử dụng cho số lượng các giá treo được thử và rót chất lỏng trực tiếp vào phễu của bình gom.
c) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
d) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.8.4.2. Quy trình thử
Đo độ sạch của bề mặt bên trong như sau:
a) Làm sạch hoàn toàn bề mặt ngoài của mỗi giá treo bằng dung môi (xem 4.8.3); không thu gom chất lỏng để đo.
b) Rót dung môi (xem 8.4.3) vào giá treo và che kín tất cả các chi tiết nối hở,
c) Lắc giá treo một vài lần theo phương thẳng đứng và nằm ngang với trục của giá treo ở vị trí nằm ngang.
d) Thu gom dung môi vào một bình gom riêng để phân tích sau đó.
e) Khi hoàn thành việc rửa giá treo bằng xịt nước cần bảo đảm cho bất cứ chất nhiễm bẩn nào còn đọng lại trên phễu lọc (4.7.2.2) phải được lấy đi khỏi màng lọc bằng rửa với bơm phun hoặc bơm phân phối dung môi (4.7.2.5)
f) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
g) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
5.9. Hệ thống có áp suất thấp
5.9.1. Quy định chung
Hệ thống có áp suất thấp theo truyền thống chứa các phần tử như thùng nhiên liệu, cụm đường ống, thân bộ lọc, bơm hút v.v… dùng cho thiết bị được sử dụng theo dự định.
Độ sạch ở phía sạch của các bộ lọc nhiên liệu được bao hàm hoàn toàn trong ISO 4020 và không được nêu chi tiết trong tiêu chuẩn này, mặc dù các quy trình thử là tương thích. Có thể sử dụng phương pháp được rút ra từ ISO 4020, tuy nhiên phải sử dụng mã độ sạch của thiết bị phun nhiên liệu (FIECC) theo Điều 7 để báo cáo các kết quả.
5.9.2. Bố trí và kiểm tra độ sạch
a) Khi duy trì lắp đặt thiết bị kiểm tra tương tự như hệ thống được thử, bố trí hệ thống có áp suất thấp như đối với thiết bị sử dụng theo dự định. Sử dụng nguồn áp suất như đã quy định trong 4.2.5.
b) Sử dụng chất lỏng thử như đã quy định trong 4.8.3.
c) Duy trì nhiệt độ chất lỏng ở 23 °C ± 10 °C.
d) Lắp đặt các bộ phận còn lại của hệ thống theo ứng dụng thực tế.
e) Xác lập lưu lượng danh định của hệ thống được thử. Chỉnh đặt nguồn áp suất để đạt được giá trị tối thiểu là bằng 2 lần lưu lượng này hoặc bảo đảm độ chỉnh áp lực lớn nhất qua hệ thống bằng 0,02 MPa. Cho hệ thống vận hành trong thời gian 10 min và thu gom chất lỏng ở cuối cùng.
f) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
g) Kiểm tra hệ thống theo Phụ lục C.
5.9.3. Quy trình thử
a) Tháo ra một cách cẩn thận các bộ phận của hệ thống kiểm tra áp suất thấp, trong khi tránh bất cứ nguồn nhiễm bẩn nào có thể lọt vào. Lắp hệ thống được thử đầu tiên.
b) Cho phép chất lỏng thử chảy qua hệ thống trong thời gian 10 min và thu gom các mảnh vụn được tạo ra.
c) Khi các bộ phận được vận hành trong sử dụng thực tế (ví dụ, các bơm hút kiểu bầu hoặc pittông trụ trượt), nên cho các bộ phận này vận hành một cách tương tự trong phép thử này ít nhất là 50 lần.
d) Toàn bộ chất lỏng thử thu gom được phải được lọc và thu gom lượng chất nhiễm bẩn.
e) Đo chất nhiễm bẩn theo Điều 6.
f) Báo cáo các kết quả theo Điều 7.
6. Phân tích mẫu thử
Các mẫu thử để đo độ sạch thu gom được ở phía sau (cuối dòng) thiết bị phun nhiên liệu có thể được phân tích bằng các phương pháp khác nhau tùy theo loại thông tin yêu cầu. Trong tất cả các trường hợp, phương pháp phân tích phải được thỏa thuận giữa các bên liên quan và phải là phương pháp đã được phê duyệt.
6.2. Phân tích bằng trọng lực
Xem ISO 16232-6.
6.3. Phân bố cỡ hạt
Về các quy trình thích hợp để đếm các hạt và xác định rõ cỡ kích thước của chúng.
Xem ISO 16232-7 và ISO 16232-9.
Điều thiết yếu là khi sử dụng các thiết bị đo hạt và các hệ thống đếm hạt phải sử dụng và hiệu chuẩn thiết bị theo phương pháp thích hợp. Các hệ thống đo hạt thay đổi theo cách đo hạt và vì vậy kết quả cuối cùng đối với cùng một số lượng hạt vào cũng thay đổi.
6.4. Cỡ hạt lớn nhất
6.4.1. Quy định chung
ISO 16232-7 giới thiệu phương pháp xác định bằng kính hiển vi kích thước của các hạt lớn nhất thu gom được từ thiết bị phun nhiên liệu được thử. Có thể phân tích cỡ hạt bằng phương pháp thử cộng với kính hiển vi quang học hoặc phương pháp tự động khi sử dụng máy phân tích hình ảnh.
CHÚ THÍCH: Hạt lớn nhất được định nghĩa là hạt có kích thước lớn nhất ngang qua chiều rộng lớn nhất của hạt từ cạnh này sang cạnh kia và không phụ thuộc vào sự định hướng của hạt đối với thiết bị đo.
Cỡ lỗ của màng lọc được lựa chọn nên tương xứng với cỡ hạt được kiểm tra để bảo đảm cho màng lọc không bị bít kín lại sớm bởi các cỡ hạt nhỏ hơn nhiều so với cỡ hạt được quan tâm. Để thuận tiện cho phân tích cần lọc sơ bộ chất lỏng thử bị nhiễm bẩn qua một rây thô và sau đó rửa chất bẩn lớn hơn trên màng phân tích.
6.4.2. Biểu thị kết quả
Để mô tả hạt lớn nhất, sử dụng phương pháp được cho trong ISO 16232-10:2007, Điều 8.
7. Báo cáo kết quả
7.1. Nguyên tắc cấu tạo của mã độ sạch bị phun nhiên liệu
Mã độ sạch thiết bị phun nhiên liệu (FIECC) có liên quan đến lượng mảnh vụn đo được trên mỗi bộ phận để một lượng mảnh vụn thích hợp được thu gom bảo đảm được độ chính xác đo, có thể đo một vài bộ phận và kết quả trung bình được sử dụng làm mã độ sạch.
– Cấp của cỡ hạt (xem Bảng 1);
– Số lượng lớn nhất của các hạt cho phép trong cấp cỡ hạt;
– Khối lượng hạt cho mỗi bộ phận hoặc mỗi diện tích bị ướt dưới dạng GNn hoặc GAn.
Trong đó
G là phép đo khối lượng;
N chỉ phép đo đối với bộ phận;
A chỉ phép đo đối với mỗi diện tích bị ướt 1.000 mm2;
n là số đo thực tính bằng mg.
CHÚ THÍCH 1: Một vài cấp của cỡ hạt có thể được đưa vào trong mã độ sạch.
CHÚ THÍCH 2: Các cấp của cỡ hạt được dựa vào thứ tự tăng của cỡ hạt.
CHÚ THÍCH 3: Số lượng hạt cho phép trong cấp của cỡ hạt được viết ngay sau. Chữ cái chỉ cấp của cỡ hạt, ví dụ H2O.
CHÚ THÍCH 4: Mã độ sạch có thể chỉ chứa các cấp của cỡ hạt và số lượng lớn nhất của các hạt hoặc chỉ chứa khối lượng hoặc là một bộ phận của hai số đo.
CHÚ THÍCH 5: Cấp của cỡ hạt cuối cùng (lớn nhất) được công bố biểu thị cỡ hạt lớn nhất cho phép vì không có đủ các cỡ hạt.
CHÚ THÍCH 6: Các cấp của cỡ hạt có thể được bắc cầu sang nhau do có liên quan đến một phạm vi, ví dụ C-F.
CHÚ THÍCH 7: Khi có yêu cầu về cỡ hạt/số lượng hạt và khối lượng, yêu cầu về khối lượng luôn theo sau sự phân loại cỡ hạt số lượng hạt.
CHÚ THÍCH 8: Hạt lớn nhất cho phép trong mã độ sạch thiết bị phun nhiên liệu (FIECC) là 1.000 mm.
Bảng 1 – Cấp cỡ hạt dùng cho đếm hạt
Cấp cỡ hạt |
Cỡ x (m)m |
A |
2 ≤ x < 5 |
B |
5 ≤ x < 15 |
C |
15 ≤ x < 25 |
D |
25 ≤ x < 50 |
E |
50 ≤ x < 100 |
F |
100 ≤ x < 150 |
G |
150 ≤ x < 200 |
H |
200 ≤ x < 400 |
J |
400 ≤ x < 600 |
K |
600 ≤ x < 1000 |
7.2. Ví dụ về sử dụng mã độ sạch của thiết bị phun nhiên liệu
7.2.1. Ví dụ 1
Tối đa có 1.000 hạt trong phạm vi 5 mm đến < 15 mm, 500 hạt trong phạm vi 15 mm đến < 25 mm, 250 hạt trong phạm vi 25 mm đến < 50 mm và 50 hạt trong phạm vi đến 50 < 1000 mm đối với mỗi bộ phận. Yêu cầu này có nghĩa là cỡ hạt lớn nhất cho phép là 1000 mm; không có yêu cầu về khối lượng.
FIECC = B1000 / C500 / D250 / E – K50
7.2.2. Ví dụ 2
Mức các mảnh vụn cho phép là 3 mg đối với mỗi bộ phận; không có yêu cầu về cỡ hạt.
FIECC = GN3
7.2.3. Ví dụ 3
Mức các mảnh vụn cho phép là 5 mg trên 1000 mm2 diện tích bề mặt bị ướt của bộ phận, không có yêu cầu về cỡ hạt.
FIECC = GA5
7.2.4. Ví dụ 4
Có cả hai yêu cầu về cỡ hạt và khối lượng đối với bộ phận; các nội dung chi tiết như đã nêu ở trên trong các ví dụ 1 và 2.
FIECC = B1000 / C500 / D250 / E – K50,GN3
7.2.4.5. Ví dụ 5
Yêu cầu không có các hạt trên 200 mm và không có yêu cầu cấp của cỡ hạt hoặc phép đo khối lượng.
FIECC = HO
8. Ký hiệu
Yêu cầu về độ sạch đối với các bộ phận phun nhiên liệu phải được ký hiệu như sau:
a) Từ “độ sạch”;
b) Tham chiếu tiêu chuẩn này, TCVN 11214 (ISO 12345);
c) FIECC trong ngoặc […] theo Điều 7.
VÍ DỤ: Độ sạch: TCVN 11214 (ISO 12345)-[B1000 / C500 / D250 / E – K50,GN3]
Phụ lục A
(Tham khảo)
Thiết bị thử điển hình để đo độ sạch của thiết bị phun nhiên liệu
A.1. Quy định chung
Thiết bị thử điển hình được nêu trong A.2 đến A.5.
Nguyên lý cơ bản của thiết bị (mạch) thử được cho trong Hình A.1; nguyên lý này có thể dựa trên tất cả các quy trình thử bộ phận đã quy định trong Điều 5, ngoại trừ một bơm cung cấp áp suất cao (xem 5.2.3 và A.3) dùng cho một quy trình thử giá treo (xem 5.8.2 và A.4) và các phép thử dùng bơm phun hoặc xịt nước bằng tay (xem A.3).
Đối với các hệ thống có áp suất thấp: xem 5.9.2.
A.2. Nguyên lý cơ bản của thiết bị thử
CHÚ THÍCH: Tất cả các số trong […] có liên quan đến Hình A.1.
A.2.1. Các bộ phận của thiết bị thử cơ bản
a) Nguồn áp suất [8], ống [11], vòi phun [12] và bộ lọc tinh [5] là các bộ phận thay đổi của thiết bị thử độ sạch của thiết bị phun nhiên liệu.
b) Các bộ phận còn lại là các bộ phận chung.
c) Bình gom [13] cần thiết để
1) Bảo vệ cụm bộ lọc (nếu được sử dụng trong mạch thử) tránh hư hỏng,
2) Chứa toàn bộ thể tích thử trong trường hợp lưu lượng cao, và
3) Tích trữ trước khi vận chuyển chất lỏng thử tới phòng thí nghiệm để đếm hạt khi sử dụng kính hiển vi hoặc để phân tích bằng trọng lực.
CHÚ THÍCH: Đối với bình gom, cũng xem 4.5.
d) Màng lọc thử [16] được lựa chọn tùy ý trong hệ thống lưu lượng.
e) Các phương tiện được trang bị để đo nhiệt độ chất lỏng [9], áp suất đường ống [10] dùng cho thử bơm và lưu lượng [7] dùng cho thử ống cao áp.
A.2.2. Sai lệch so với nguyên lý cơ bản của một thiết bị thử
Đối với một số bộ phận CR, nguyên lý cơ bản của thiết bị (mạch) thử như cho trong Hình A.1 phải được sửa đổi. Nội dung chi tiết của các sửa đổi được cho trong các Chú thích sau.
CHÚ THÍCH 1: Các vòi phun nhiên liệu (có trang bị thêm một bộ phận điều khiển điện tử) nhờ đó [11] được thay thế bằng một bộ điều khiển áp suất, một van, một giá treo và các ống cung cấp.
CHÚ THÍCH 2: Các vòi phun đơn [8], [11] và [12] được thay thế bằng vòi phun đơn và có bổ sung thêm một bộ phận điều khiển điện tử.
CHÚ THÍCH 3: Các bơm cung cấp có áp suất cao theo 5.2.2 nhờ đó [11] được thay thế bằng giá treo và ống (đối với 5.2.3, xem A.4).
CHÚ THÍCH 4: Các giá treo (chỉ dùng cho thử xịt nước có áp suất thấp; xem 5.8.3) nhờ đó bơm xịt nước như trong 4.2.8 thay thế [8] và [11] được thay thế bằng giá treo và không yêu cầu các ống [12].
CHÚ DẪN
1
2 3 4. 5. 6. 7 8.
9 10 11
12 13 16 |
Thùng chứa thử
Bơm cung cấp (xem 4.2.5) Các nguồn áp suất khác (xem 4.2.2, 4.2.3, 4.2.4) Bộ trao đổi nhiệt Bộ lọc tinh (xem 4.9) Đường ống hoặc vòi lấy mẫu Lưu lượng kế thử Kiểm tra và nguồn áp suất thử theo quy trình thử được sử dụng: Thử các bơm cung cấp có áp suất cao: bơm được thử (xem A.2.2, Chú thích 3) Thử các vòi phun đơn: cùng với vòi phun đơn [11] và [12] được thử (xem A.2.2, Chú thích 2) Thử các bơm phun nhiên liệu: Bơm được thử Thử các vòi phun CR: Bơm cung cấp có áp suất cao (xem A.2.3, Chú thích 1) Thử các vòi phun: Không có bộ phận, được nối phân dòng Thử các ống cao áp: kiểm tra bơm cung cấp áp suất cao (xem 4.2.6) Thử các giá treo (thử xịt nước có áp suất thấp): Bơm xịt nước (xem A.2.2, Chú thích 4). Khí cụ đo nhiệt độ Áp kế (xem 4.10) Bộ phận kiểm tra và thử theo quy trình thử được sử dụng: Thử các bơm cung cấp có áp suất cao: giá treo và ống (xem A.2.2, Chú thích 3) Thử các vòi phun đơn: cùng với vòi phun đơn [8] và [12] được thử (xem A.2.2, Chú thích 2) Thử các bơm phun nhiên liệu: Cụm ống cao áp kiểm tra (xem 4.3) Thử các vòi phun CR: Bộ điều khiển áp suất, van, giá treo và các ống cung cấp (xem A.2.3, Chú thích 1) Thử các vòi phun nhiên liệu: Cụm ống cao áp kiểm tra (xem 4.3) Thử các ống cao áp: Ống được thử Thử các giá treo (thử xịt nước có áp suất thấp): Giá treo và các ống (xem A.2.2, Chú thích 4). Vòi phun hiệu chuẩn hoặc thử (xem 4.4) Bình gom (xem 4.5) Màng lọc thử |
Hình A.1 – Thiết bị thử (sơ đồ bố trí)
A.3. Thiết bị thử để thử xịt nước bằng bơm phun hoặc bằng tay
Xem Hình A.2.
CHÚ DẪN
1. Bơm phun/bơm phân phối dung môi (4.7.2.5) với dung môi (4.8.3)
2. Bộ phận lọc (xem 4.2.5)
3. Bình gom/bình chân không (xem 4.7.2.3)
4. Nối với thiết bị chân không (xem 4.7.2.4)
5. Phễu của bộ lọc (xem 4.7 2.2)
6. Mẫu được thử (ví dụ, ống phun nhiên liệu có áp suất cao, giá treo, vòi phun, các bộ phận riêng biệt v.v…)
Hình A.2 – Thiết bị thử để thử bơm phun (sơ đồ bố trí)
A.4. Các bộ phận của thiết bị thử dùng cho bơm cung cấp áp suất cao (bơm thử vận hành bằng tay)
CHÚ DẪN
1. Thùng chất lỏng thử (thùng chứa dung môi)
2. Bơm cung cấp áp suất cao được thử
3. Bơm chân không (xem 4.7.2.4)
4. Bình gom (xem 4.5)
5. Bình gom bằng thép không gỉ, xem 4.5
6. Van phía hút
7. Van phía thải
Hình A.3 – Mạch thử để xịt nước ở vận tốc thấp có bơm thử vận hành bằng tay (sơ đồ bố trí)
A.5. Thử xịt nước bình chứa áp lực có giá treo (quá trình thử động lực học)
CHÚ DẪN
1. Bình không khí chịu áp lực
2. Bình chịu áp lực được nạp dung môi làm sạch nguội
3. Bộ lọc sơ bộ chất lỏng có cỡ lỗ rây 2 mm
4. Van ba ngả (ở vị trí 1 dùng cho xử lý dòng vào)
5. Giá treo
6. Van ba ngả (ớ vị trí 1 dùng cho xử lý dòng vào)
7. Màng phân tích
8. Bình gom, xem 4.5
9. Bơm chân không, xem 4.7.2.4
a. Như đã chỉ dẫn trên Hình D.2, có thể có các cấu hình xịt nước khác nhau.
Hình A.4.1 – Thử xịt nước bình chịu áp lực – Các vị trí van 4 và 5 trong quá trình xử lý dòng vào
CHÚ DẪN
1. Bình không khí chịu áp lực
2. Bình chịu áp lực được nạp dung môi làm sạch nguội
3. Bộ lọc sơ bộ chất lỏng có cỡ lỗ rây 2 mm
4. Van ba ngả (ở vị trí 2 dùng cho quá trình thải)
5. Giá treo
6. Van ba ngả (ở vị trí 2 dùng cho quá trình thải)
7. Màng phân tích
8. Bơm gom, xem 4.5
9. Bình chân không, xem 4.7.2.3
a. Như đã chỉ dẫn trên Hình D.2, có thể có các cấu hình xịt nước khác nhau.
Hình A.4.2 – Thử xịt nước bình chịu áp lực – Các vị trí van 4 và 5 trong quá trình xử lý dòng thải
Phụ lục B
(Tham khảo)
Thử xịt nước có áp suất thấp cho giá treo
CHÚ DẪN
1. Giá treo được thử
a. Phụ tùng nối ống đầu ra tới các vòi phun
b. Phụ tùng nối ống đầu vào bơm cao áp
Hình B.1 – Giá treo được thử
CHÚ DẪN
1. Đầu vào xịt nước
5. Đầu ra xịt nước
c. Nắp chất dẻo lắp ghép ren để che kín phụ tùng
Hình B.2 – Bước 1 của quy trình thử
CHÚ DẪN
1, 2, 3, 4 Các đầu vào xịt nước liên tiếp bằng cách thay đổi các nắp chất dẻo (c) tương ứng
5. Đầu ra xịt nước
c. Nắp chất dẻo lắp ghép ren để che kín phụ tùng
Hình B.3 – Bước 2 của quy trình thử
CHÚ DẪN
1. Đầu vào xịt nước
5. Đầu ra xịt nước
c. Nắp chất dẻo lắp ghép ren để che kín phụ tùng
Hình B.4 – Bước 3 của quy trình thử
Phụ lục C
(Tham khảo)
Quy trình kiểm tra độ sạch ban đầu của thiết bị thử
C.1. Quy trình kiểm tra độ sạch ban đầu
Bất kể hệ thống đang được sử dụng hoặc các bộ phận đang được thử, điều thiết yếu là thiết bị thử phải vận hành ở mức độ sạch cao hơn mức độ sạch của các bộ phận được thử.
Nên sử dụng thiết bị thử chuyên dùng có mức độ sạch liên tục không ảnh hưởng đến mức độ sạch kiểm tra của các bộ phận.
Nên kiểm tra tính năng của hệ thống trước khi bắt đầu thử bằng cách vận hành hệ thống trong cùng các điều kiện và trên cùng một chu kỳ.
C.2. Thử độ sạch ban đầu
C.2.1. Nguồn nhiễm bẩn ban đầu
Độ sạch ban đầu thu được từ sự nhiễm bẩn do xử lý và thử nghiệm bộ phận từ lúc ban đầu khi dỡ bao gói cho bộ phận và kết thúc sau khi đã phân tích các hạt chất nhiễm bẩn. Các nguồn nhiễm bẩn ban đầu chính là
– Môi trường không khí xung quanh (không khí, người vận hành, khu vực làm việc v.v…),
– Chất lỏng rút ra,
– Tất cả các bề mặt không thuộc về bộ phận tiếp xúc với chất lỏng rút ra như các thùng chứa và thiết bị để thu gom và lấy mẫu chất lỏng rút ra,
– Phân tích chất lỏng rút ra,
– Bộ lọc phân tích hoặc máy đếm hạt quang học và thiết bị gắn liền, và
– Xử lý trong quá trình chuẩn bị và phân tích các mẫu chất lỏng rút ra.
Độ sạch ban đầu do sự kết hợp và tương tác của các yếu tố trên đang được áp dụng cho nhiệm vụ thử và kiểm tra riêng.
Nếu biết độ sạch của môi trường ở đó thực hiện việc kiểm tra độ sạch và nên bỏ qua ảnh hưởng của nó đến độ sạch của bộ phận được thử. Yêu cầu này có hiệu lực khi thực hiện thử độ sạch ban đầu.
Nếu mức giá trị độ sạch ổn định dịch chuyển về phía các giá trị cao hơn, phải nghiên cứu các nguồn nhiễm bẩn ban đầu để giảm đến mức tối thiểu sự nhiễm bẩn chéo không chấp nhận được.
C.2.2. Thử độ sạch ban đầu của hệ thống
Để kiểm tra bảo đảm cho sự đóng góp của các điều kiện vận hành, thiết bị và các sản phẩm được sử dụng không vượt quá sự nhiễm bẩn không đáng kể dùng cho kiểm tra bộ phận được phân tích, nên thực hiện phương pháp vận hành trên mô hình trong các khoảng thời gian cách đều nhau.
Để xác định các giá trị độ sạch ban đầu của hệ thống, phải áp dụng các điều kiện giống nhau (cùng một thiết bị, cùng một thể tích toàn bộ của chất lỏng rút ra) trong quá trình thử bộ phận, nhưng với các bộ phận thử được thay thế bằng các bộ phận có “độ sạch” đã biết để kiểm tra hệ thống.
Phải xác định giá trị độ sạch ban đầu cho mỗi phương pháp phân tích được quy định trong tài liệu kiểm tra.
Phân tích chất lỏng rút ra theo quy định trong Điều 6.
C.2.3. Mức độ sạch CL
Mức độ sạch của CL chấp nhận được phụ thuộc vào bộ phận hoặc mức nhiễm bẩn cho phép và phụ thuộc vào các phương pháp phân tích như đã quy định trong C.2.3.1 và C.2.3.2.
C.2.3.1. Phân tích bằng trọng lực
Nên thực hiện trong quá trình phân tích bằng trọng lực theo ISO 16232-6.
Mức độ sạch của CL nhỏ hơn 10% mức nhiễm bẩn theo phân tích bằng trọng lực này và lớn hơn hoặc bằng 0,3 mg.
Khi sử dụng cân có 4 chữ số trong các điều kiện môi trường không được kiểm soát (độ ẩm và nhiệt độ không được kiểm soát), giá trị độ sạch ban đầu nhỏ nhất đo được là 0,3 mg. Như vậy nên thu gom tối thiểu là 3 mg trong quá trình bộ phận để đáp ứng tiêu chuẩn 10 %.
C.2.3.2. Đếm hạt và phân tích loại theo cỡ hạt
a) Tổng số hạt: Tài liệu kiểm tra quy định nhỏ hơn 10 % tổng số hạt khác nhau ở các cỡ có liên quan, mỗi giá trị tính toán được làm tròn xuống.
Các cỡ có liên quan nên gần nhất tới mức có thể được với cỡ hạt lớn nhất chấp nhận được đối với bộ phận và được lựa chọn để cho phép đếm các số lượng hạt đáng kể.
b) Cỡ hạt lớn nhất: Không có hạt nào ở phạm vi cỡ hạt theo ISO 16232 nhỏ hơn một nửa cỡ hạt lớn nhất chấp nhận được đối với bộ phận được quy định trong tài liệu kiểm tra.
c) Nếu không biết mức nhiễm bẩn của bộ phận hoặc nếu tài liệu kiểm tra không đưa ra yêu cầu, mức độ sạch ban đầu phải là:
1) Dưới 4000 hạt có chiều dài lớn hơn 5 mm và dưới 500 hạt chiều rộng lớn hơn 15 mm trên 100 ml chất lỏng rút ra,
2) Không có hạt nào lớn hơn 50mm (cỡ hạt lớn nhất).
Nếu mục c) được thỏa mãn những giá trị độ sạch ban đầu lớn hơn 10%, cần phải phân tích các bộ phận bổ sung để thu gom số lượng hạt lớn hơn.
3. Chuẩn chấp nhận
Chuẩn chấp nhận phải như sau khi được đo trên cùng một chu trình như khi thử trong thực tế:
– CL < 0,10 x CS (của một mình thiết bị)
– CL < 5 x x (của một mình thiết bị)
Trong đó x là số đọc độ sạch riêng biệt bất kỳ trong năm số đọc cuối cùng (phân tích bằng trọng lực hoặc số lượng hạt).
Thiết bị kiểm tra nên được chỉnh đặt theo quy định và giữ ở trạng thái sạch. Khi kiểm tra các bộ phận mới, có thể cần phải vận hành thiết bị trong một thời gian dài để đạt được mức CL ổn định (chỉ đối với thiết bị kiểm tra). Lượng nhiễm bẩn thích hợp phải xác định nhờ đường cong đặc tính (xem ISO 16232-5:2007, Hình 1).
Phụ lục D
(Tham khảo)
Xác định các thông số xịt nước để thử xịt nước bình chịu áp lực có giá treo
D.1. Bọt khí và điểm thu gom hạt
Điều kiện trước tiên cho quá trình làm tràn ngập nước một cách tối ưu là hình dạng của các cửa vào và ra của phụ tùng nối ống. Có thể không có các bọt khí và các điểm thu gom hạt bên trong giá treo trong quá trình làm tràn ngập nước, xem Hình D.1.
CHÚ DẪN
1. Điểm thu gom hạt
2. Bọt khí
Hình D.1 – Ví dụ về một điểm thu gom hạt và một bọt khí bên trong giá treo
D.2. Các cấu hình xịt nước khác nhau để tránh các bọt khí và điểm thu gom hạt
Theo Hình D.2. có thể có các cấu hình xịt nước khác nhau, cấu hình thích hợp nhất không tạo ra các bọt khi và các điểm thu gom hạt.
Tùy theo hình dạng hình học của giá treo (các đường kính lỗ của các phụ tùng nối ống, lỗ khoan thủng hoặc lỗ xịt), lưu lượng thể tích thích hợp sẽ từ 2 l/min đến 6 l/min. Số Reynolds phải ³ 3000. Khối lượng xịt nước thích hợp cũng phải được hợp thức hóa theo ISO 16232-5. Sự nhiễm bẩn phụ thêm của giá treo với các hạt thử (100 – 200) mm rất có ích cho đánh giá theo đường cong đặc tính (tách hạt).
CHÚ THÍCH: Vì quá trình chạy vào có ảnh hưởng lớn nhất tới việc phải ra hạt cho nên các khối lượng xịt nước lớn (>400 ml) thường không có lợi. Lặp lại quá trình xịt nước có một quá trình thải chuyển liếp (xem 5.8.2.2.4) là thích hợp nhất.
CHÚ DẪN
1. Giá treo được thử
2, 3, 4, 5. Các hướng xịt nước khác nhau được cho bởi các mũi tên
a. Các phụ tùng nối ống ra đến các vòi phun
b. Phụ tùng nối ống vào từ bơm cao áp.
Hình D.2 – Các cấu hình xịt nước khác nhau của giá treo
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 3722, Hydraulic fluid power – Fluid sample containers – Qualifying and controlling cleaning methods, (Truyền động thủy lực – Thùng chứa mẫu chất lỏng – Xác định chất lượng và kiểm tra các phương pháp làm sạch).
[2] ISO 4006, Measurement of fluid flow in closed conduits – Vocabulary and symbols, (Đo lưu lượng chất lỏng trong đường ống kín – Từ vựng và ký hiệu).
[3] ISO 7876-1, Fuel injection equipment – Vocabulary – Part 1: Fuel injection pumps, (Thiết bị phun nhiên liệu – Từ vựng – Phần 1: Bơm phun nhiên liệu).
[4] ISO 7876-2, Fuel injection equipment – Vocabulary – Part 2: Fuel injectors, (Thiết bị phun nhiên liệu – Từ vựng – Phần 2: Vòi phun nhiên liệu).
[5] ISO 7876-3, Fuel injection equipment – Vocabulary – Part 3: Unit injectors, (Thiết bị phun nhiên liệu – Từ vựng – Phần 3: Vòi phun đơn).
[6] ISO 7876-4, Fuel injection equipment – Vocabulary – Part 4: High-pressure pipes and end-connections, (Thiết bị phun nhiên liệu – Từ vựng – Phần 4: Ống cao áp và đầu nối mút).
[7] ISO 7876-5, Fuel injection equipment – Vocabulary – Part 5: Common rail fuel injection system, (Thiết bị phun nhiên liệu – Từ vựng – Phần 5: Hệ thống phun nhiên liệu có giá treo chung).
[8] ISO 7967-7, Reciprocating internal combustion engines – Vocabulary of components and systems – Part 7: Governing systems, (Động cơ đốt trong kiểu pittông – Từ vựng của các bộ phận và hệ thống – Phần 7: Hệ thống điều khiển).
[9] ISO 16232-1, Road vehicles – Cleanliness of components of fluid circuits – Part 1: Vocabulary, (Phương tiện giao thông đường bộ – Độ sạch của các bộ phận trong các mạch chất lỏng – Phần 1: Từ vựng).
[10] ISO 16232-3, Road vehicles – Cleanliness of components of fluid circuits – Part 3: Method of extraction of contaminants by pressure rinsing, (Phương tiện giao thông đường bộ – Độ sạch của các bộ phận trong các mạch chất lỏng – Phần 3: Phương pháp tách các chất nhiễm bẩn bằng rửa có áp).
[11] ISO 16232-10, Road vehicles – Cleanliness of components of fluid circuits – Part 10: Expression of results, (Phương tiện giao thông đường bộ – Độ sạch của các bộ phận trong các mạch chất lỏng – Phần 10: Biểu thị các kết quả).
[12] ISO 18413, Hydraulic fluid power – Cleanliness of parts and components – Inspection document and principles related to contaminant collection, analysis and data reporting, (Truyền động lực học – Độ sạch của các chi tiết và bộ phận – Tài liệu kiểm tra và các nguyên lý thu gom, phân tích chất nhiễm bẩn và báo cáo dữ liệu).
1) Nên sử dụng ống thép không gỉ để chống gỉ và nhiễm bẩn do ăn mòn.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11214:2015 (ISO 12345:2013) VỀ ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN – ĐÁNH GIÁ ĐỘ SẠCH CỦA THIẾT BỊ PHUN NHIÊN LIỆU | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11214:2015 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |