TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11218:2015 (ISO 11815:2007) VỀ SỮA – XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ ĐÔNG TỤ SỮA TỔNG SỐ CỦA RENNET BÒ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11218:2015
ISO 11815:2007
SỮA – XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ ĐÔNG TỤ SỮA TỔNG SỐ CỦA RENNET BÒ
Milk – Determination of total milk-clotting activity of bovine rennets
Lời nói đầu
TCVN 11218:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 11815:2007;
TCVN 11218:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Rennet bò (bê và bò) có chứa các lượng khác nhau của cả chymosin lẫn pepsin là các enzym đông tụ sữa chính. Mỗi loại enzym này có đặc tính riêng về hoạt độ đông tụ sữa và đặc tính chế biến phomat có liên quan. Có một số điểm khác nhau giữa các enzym này là phụ thuộc pH của hoạt độ đông tụ sữa của pepsin. Do đó, vì lý do kinh tế, điều quan trọng là biết được hoạt độ đông tụ sữa tổng số của một loại rennet cụ thể và để có loại rennet đặc trưng liên quan đến chất chuẩn được công nhận ở cấp quốc tế với thành phần và hoạt độ đông tụ đã biết.
Phương pháp thường được biết là phép thử hoạt độ đông tụ sữa có liên quan (REMCAT)
Thực hiện phép thử định tính của sáu enzym đông tụ sữa thường có trong mẫu theo IDF 110B *). Trong trường hợp của các hỗn hợp enzym đông tụ sữa không phải là chymosin và pepsin bò thì không thể thu được phép xác định đúng hoạt độ đông tụ sữa tổng số đối với mẫu.
SỮA – XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ ĐÔNG TỤ SỮA TỔNG SỐ CỦA RENNET BÒ
Milk – Determination of total milk-clotting activity of bovine rennets
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hoạt độ đông tụ sữa tổng số của rennet bò chỉ chứa chymosin và pepsin bò là các enzym đông tụ hoạt động trên cơ chất sữa chuẩn ở pH 6,5.
Để có được các kết quả chính xác khi sử dụng phương pháp này, cần kiểm tra các mẫu thử chưa biết nguồn gốc về sự có mặt của các enzym đông tụ sữa chính không có nguồn gốc từ bò bằng phương pháp thích hợp (ví dụ:TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012)].
Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng để xác định hoạt độ đông tụ sữa tổng số của chymosin tạo ra từ việc lên men.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 7151 (ISO 648), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Pipet một mức.
TCVN 7153 (ISO 1042), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Bình định mức.
TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012), Sữa và sản phẩm sữa – Rennet bê và rennet bò – Xác định hàm lượng chymosin và pepsin bò bằng phương pháp sắc ký
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Hoạt độ đông tụ sữa tổng số (total milk-clotting activity)
Hoạt độ liên quan đến mẻ thứ nhất của bột chất chuẩn đối chứng quốc tế của rennet bê và mẻ thứ nhất của bột chất chuẩn đối chứng rennet bò, tương ứng.
CHÚ THÍCH 1: Đối với mẻ thứ nhất của cả bột chất chuẩn đối chứng rennet bê và bột chất chuẩn đối chứng rennet bò hoạt độ này được xác định là 1000 đơn vị đông tụ sữa quốc tế trên gam (IMCU/g). Việc chuẩn bị các chất chuẩn đối chứng tiếp theo phải tương ứng với các chất chuẩn đối chứng trước đó.
CHÚ THÍCH 2: Hoạt độ đông tụ sữa tổng số của bột chất chuẩn đối chứng rennet bê và bột chất chuẩn rennet bò là khoảng 1000 IMCU/g, nhưng hoạt độ chính xác được ghi rõ trên giấy chứng nhận phân tích.
CHÚ THÍCH 3: Hoạt độ (đông tụ sữa) phân giải protein tổng số của bột chất chuẩn đối chứng rennet bê (hoặc bò), cứ hai được kiểm tra bằng phương pháp khác, ví dụ trên cơ chất hexapeptit tổng hợp đo NIZO1) thực hiện.
4. Nguyên tắc
Xác định thời gian cần thiết để keo tụ cơ chất sữa chuẩn được chuẩn bị với dung dịch canxi clorua 0,5 g/l (pH ≈ 6,5). Thời gian đông tụ của mẫu rennet được so sánh trong điều kiện vật lý và hóa học giống hệt nhau với thời gian đông tụ của chất chuẩn đối chứng có hoạt độ đông tụ sữa đã biết và có thành phần enzym giống như của mẫu, được xác định bằng phương pháp quy định trong TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012).
5. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước được sử dụng phải là nước cất hoặc nước đã loại khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
5.1. Dung dịch đệm, pH 5,5
Dùng pipet (6.1) lấy 10,0 ml axit axetic (CH3COOH) 1 mol/l cho vào 10,0 g natri axetat ngậm ba phân tử nước (CH3COONa.3H2O) và trộn. Pha loãng bằng nước đến 1 000 ml. Chỉnh pH đến 5,5 bằng axit axetic hoặc natri axetat ngậm ba phân tử nước, nếu cần.
5.2. Dung dịch gốc canxi clorua, c(CaCl2) = 500 g/l
Các dung dịch canxi clorua có nồng độ chính xác yêu cầu là 500 g/l canxi clorua và có tỷ trọng thực đã nêu có bán sẵn trên thị trường 2). Bảo quản các dung dịch này theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Trước khi sử dụng, đưa nhiệt độ của dung dịch gốc canxi clorua về nhiệt độ phòng (từ 18 °C đến 22 °C). Hàng năm kiểm tra nồng độ của dung dịch canxi clorua bằng chuẩn độ với EDTA (axit etylendiamintetraaxetic).
5.3. Dung dịch làm việc canxi clorua, c(CaCI2) = 0,5 g/l
Dùng tỷ trọng của dung dịch gốc canxi clorua (5.2) tính khối lượng canxi clorua cần thiết để thu được lượng cuối cùng là canxi clorua 0,5 g/l trong dung dịch làm việc canxi clorua.
Khối lượng của dung dịch cần tương đương với lượng bổ sung 2,00 ml dung dịch gốc có nồng độ chính xác được yêu cầu c(CaCl2) = 500 g/l; trong trường hợp này khối lượng dung dịch ≈ 2,70 g.
Cân ở nhiệt độ phòng (từ 18 °C đến 22 °C) khoảng 2,70 g dung dịch gốc canxi clorua (5.2) có nồng độ đã biết, chính xác đến 0,01 g, cho vào bình định mức một vạch 2 000 ml. Pha loãng bằng nước đến vạch và trộn. Chuẩn bị dung dịch canxi clorua để sử trong ngày.
Nên cân dung dịch gốc canxi clorua (5.2) để chuẩn bị chính xác dung dịch làm việc canxi clorua, vì dung dịch sánh đặc sẽ khó lấy bằng pipet.
Cách khác, có thể chuẩn bị dung dịch canxi clorua trung gian 50 g/l và được pha loãng tiếp trước khi sử dụng.
5.4. Sữa bột sấy phun ở nhiệt độ thấp có hàm lượng chất béo thấp, có chất lượng phù hợp cho phân tích vi khuẩn và rennet
CHÚ THÍCH Bột sữa sấy phun có hàm lượng chất béo thấp, xử lý nhiệt thấp đáp ứng được các yêu cầu, có bán sẵn trên thị trường 2), 3)
5.5. Bột chất chuẩn đối chứng rennet bê4), đựng trong các ống thủy tinh chứa 2,7 g bột, có nhiều hơn 98% chymosin và ít hơn 2% pepsin bò tính theo hoạt độ enzym, được xác định theo TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012).
Hoạt độ đông tụ sữa tổng số chính xác được ghi trên giấy chứng nhận phân tích và ở khoảng 1000 IMCU/g.
Bột chất chuẩn đối chứng rennet bê là chất chuẩn đối chứng đầu; có thể chuẩn bị chất chuẩn dạng lỏng thứ cấp và được sử dụng nếu chắc chắn rằng cho kết quả tương tự.
Bảo quản bột chất chuẩn đối chứng rennet bê nơi tối ở -18 °C, tránh ẩm. Với thời gian bảo quản ngắn, ví dụ: trong quá trình vận chuyển, bột chất chuẩn này có thể để ở nhiệt độ môi trường.
5.6. Bột chất chuẩn đối chứng rennet bò4), đựng trong các ống thủy tinh chứa 2,7 g, chứa ít hơn 2% chymosin và lớn hơn 98% pepsin bò tính theo hoạt độ enzym, được xác định theo TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012).
Hoạt độ đông tụ sữa tổng số chính xác được ghi trên giấy chứng nhận phân tích và ở khoảng 1000 IMCU/g.
Bột chất chuẩn đối chứng rennet bò là chất chuẩn đầu; có thể chuẩn bị chất chuẩn dạng lỏng thứ cấp và được sử dụng nếu chắc chắn rằng cho kết quả tương tự.
Bảo quản bột chất chuẩn đối chứng rennet bò ở nơi tối ở -18 °C, tránh ẩm. Để bảo quản trong khoảng thời gian ngắn ví dụ: trong quá trình vận chuyển, bột chất chuẩn này có thể để ở nhiệt độ môi trường.
6. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ sau:
6.1. Micropipet, hoặc loại pipet khác, có thể phân phối 0,5 ml trong khoảng thời gian nhỏ hơn 1 s, có độ lặp lại 0,2% hoặc tốt hơn.
6.2. Pipet một vạch, phù hợp với TCVN 7151 (ISO 648), để phân phối được các lượng thích hợp.
Cách khác, có thể sử dụng bộ pha loãng (ví dụ: bộ pha loãng Hamilton) có độ chính xác cao tương tự để pha loãng rennet. Để đo cơ chất, cũng có thể dùng xyranh hoặc bộ phận phân phối để chuyển một lượng thích hợp với độ lặp lại 0,4%.
6.3. Bình định mức một vạch, phù hợp với TCVN 7153 (ISO 1042), có các dung tích thích hợp.
6.4. Nhiệt kế, đã được hiệu chuẩn, được chia vạch từ 20 °C đến 45 °C, có độ chính xác ± 0,1 °C.
6.5. Máy đo pH, có thể đo pH chính xác đến 0,01 đơn vị.
6.6. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg.
6.7. Đồng hồ bấm giờ, có thể đo đến đơn vị giây.
6.8. Bình thử nghiệm hoặc ống nghiệm để kiểm tra sự đông tụ sữa, có dung tích thích hợp (xem 6.9.1 và 9.5.1).
6.9. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ ở 32 °C ± 1 °C, có thể duy trì nhiệt độ ổn định trong toàn bộ nồi trong giới hạn ± 0,2 °C, với các phụ kiện kèm theo sau đây:
6.9.1. Mô tơ điện, có trục quay gắn với bình thử nghiệm hoặc ống nghiệm (6.8), có thể quay ở góc quay thích hợp khoảng 30° so với bề mặt nước của nồi cách thủy.
CHÚ THÍCH Đối với phương pháp này thì tốc độ quay không quan trọng, tốc độ từ 2 r/min đến 4 r/min là thích hợp.
6.9.2. Đèn điện, được đặt ở vị trí sao cho chiếu sáng được toàn bộ bình thử nghiệm hoặc ống nghiệm (6.8) một cách hiệu quả.
Có thể sử dụng tấm chắn có nền đen được đặt trong nồi cách thủy để tăng khả năng xác định điểm đông tụ sữa trong bình thử nghiệm hoặc ống nghiệm.
7. Lấy mẫu
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Các phương pháp lấy mẫu được khuyến cáo là: đối với rennet dạng lỏng (8.1) theo Điều 9 trong TCVN 6400 (ISO 707) và rennet dạng bột (8.2) theo Điều 13 trong TCVN 6400 (ISO 707).
Bảo quản các mẫu thử ở nơi tối ở nhiệt độ từ 0 °C đến 5 °C.
8. Chuẩn bị mẫu thử
8.1. Rennet dạng lỏng
Khuấy để trộn đều mẫu thử, tránh tạo bọt. Đưa mẫu thử về nhiệt độ phòng (từ 18 °C đến 22 °C) trước khi bắt đầu chuẩn bị dung dịch mẫu thử rennet (9.4).
Rennet dạng lỏng rất sánh, nén khi lấy mẫu bằng pipet cần có kỹ thuật chính xác. Cách khác, đối với các loại rennet có nồng độ cao có thể sử dụng các độ pha loãng chính xác, bằng cách cân mẫu dạng lỏng bằng cân phân tích và tính thể tích bằng mililit bằng cách chia khối lượng cho tỷ trọng của rennet được sử dụng.
8.2. Rennet dạng bột
Trộn kỹ mẫu thử để thu được dạng bột đồng nhất. Đưa mẫu thử về nhiệt độ phòng (từ 18 °C đến 22 °C) trước khi bắt đầu chuẩn bị dung dịch mẫu thử rennet (9.4).
CHÚ THÍCH 1 Chú ý rằng các sản phẩm dạng bột có thể tách rời rất nhanh.
CHÚ THÍCH 2 Xem xét lượng mẫu thử cần được lấy. Thông thường các lượng mẫu từ 3 g đến 5 g là đủ để phân tích, nhưng khi kiểm tra các mẫu thử không đồng nhất hoặc khi yêu cầu các kết quả thử nghiệm rất chính xác thì cần có các cỡ mẫu lớn hơn, ví dụ 10 g.
9. Cách tiến hành
Đong mẫu thử và các chất chuẩn đối chứng trong các điều kiện vật lý và hóa học giống hệt nhau.
Lưu ý rằng các điều kiện khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự đông tụ, như pH hoặc lượng muối và chất đệm trong rennet pha loãng, sẽ cho các kết quả hơi khác nhau.
9.1. Chuẩn bị cơ chất
Đong 1000 ml dung dịch làm việc canxi clorua (5.3) vào bình định mức dung tích 1000 ml (6.3). Cân 110 g bột sữa sấy phun có hàm lượng chất béo thấp, đã xử lý nhiệt thấp (5.4), chính xác đến 0,1 g cho vào cốc có mỏ 2 000 ml. Thêm khoảng 100 ml dung dịch làm việc canxi clorua (5.3) vào bột đựng trong cốc có mỏ. Khuấy trộn bằng tay để thu được hỗn hợp đồng nhất. Từ bình định mức 1000 ml cho 900 ml dung dịch làm việc canxi clorua còn lại vào lượng chứa trong cốc có mỏ. Khuấy cơ chất thu được bằng máy khuấy từ trong 30 min, tránh tạo bọt.
Để cơ chất thu được ở nhiệt độ phòng trong 30 min. Có thể giữ cơ chất này ở nhiệt độ phòng không quá 4 h nhưng cũng có thể giữ lạnh để sử dụng trong ngày.
pH của cơ chất đã chuẩn bị phải ở khoảng 6,50 và không cần phải điều chỉnh.
9.2. Chuẩn bị dung dịch chuẩn đối chứng rennet
9.2.1. Dung dịch chuẩn đối chứng rennet bê
Để bao chứa bột chất chuẩn đối chứng rennet bê (5.5) cân bằng đến nhiệt độ phòng (từ 18 °C đến 22 °C) trước khi mở để tránh bột hút ẩm.
Mở bao và cân 2,500 g bột chất chuẩn đối chứng rennet bê (5.5), chính xác đến 1 mg, cho vào bình định mức 50 ml (6.3). Thêm từ 15 ml đến 20 ml dung dịch đệm (5.1) và trộn bằng cách xoay để hòa tan bột, tránh tạo bọt. Pha loãng đến vạch bằng dung dịch đệm (5.1) và trộn kỹ lại.
9.2.2. Dung dịch chuẩn đối chứng rennet bò
Thực hiện theo 9.2.1 nhưng thay bột chất chuẩn đối chứng rennet bê (5.5) bằng bột chất chuẩn đối chứng rennet bò (5.6).
9.3. Chuẩn bị dung dịch đối chứng làm việc rennet bê và rennet bò
9.3.1. Dung dịch đối chứng làm việc rennet bê
Để có được thời gian đông tụ thích hợp, dùng pipet một vạch (6.2) lấy 3 ml dung dịch chuẩn đối chứng rennet bê (9.2.1) cho vào một bình định mức một vạch 50 ml khác. Pha loãng đến vạch 50 ml bằng dung dịch đệm (5.1) và trộn kỹ.
Hệ số pha loãng cuối cùng thu được là 333,33 lần. Thời gian đông tụ đối với dung dịch làm việc chuẩn rennet bê cần nằm trong khoảng từ 350 s đến 550 s.
Giữ dung dịch đối chứng làm việc rennet bê ở nhiệt độ phòng trong ngày chuẩn bị. Có thể bảo quản dung dịch này 2 ngày ở nhiệt đỏ từ 0 °C đến 5 °C.
9.3.2. Dung dịch chuẩn làm việc rennet bò
Thực hiện theo 9.3.1 nhưng thay dung dịch chuẩn đối chứng rennet bê (9.2.1) bằng dung dịch chuẩn đối chứng rennet bò đã chuẩn bị (9.2.2).
Hệ số pha loãng cuối cùng thu được là 333,33 lần. Thời gian đông tụ đối với dung dịch làm việc chuẩn rennet bò cần nằm trong khoảng từ 350 s đến 550 s.
Giữ dung dịch chuẩn làm việc rennet bò ở nhiệt độ phòng trong ngày chuẩn bị. Có thể bảo quản dung dịch này 2 ngày ở nhiệt độ từ 0 °C đến 5 °C.
9.4. Chuẩn bị dung dịch thử rennet
Lấy một lượng mẫu thử thích hợp (khoảng từ 3 g đến 5 g bột hoặc 3 ml đến 5 ml dạng lỏng) từ mẫu thử đã chuẩn bị (8.1 hoặc 8.2). Pha loãng phần mẫu thử bằng dung dịch đệm (5.1) đến khi thu được dung dịch thử rennet có thời gian đông tụ giống với thời gian đông tụ của dung dịch đối chứng làm việc rennet bò hoặc cừu sử dụng (trong 9.3.1 hoặc 9.3.2) với dung sai cho phép là ± 40 s. Ghi lại hệ số pha loãng cuối cùng của dung dịch thử nghiệm để sử dụng trong tính kết quả (10.1).
9.5. Đông tụ
9.5.1. Dùng pipet một vạch (6.2) lấy 25 ml ± 0,1 ml cơ chất (9.1) cho vào bình thử nghiệm hoặc ống nghiệm khô (6.8). Làm nóng sơ bộ cơ chất trong khi vẫn xoay bình hoặc ống nghiệm, trong thời gian ít nhất là 12 min nhưng không quá 20 min trong nồi cách thủy (6.9) để ở 32 °C.
Dùng micropipet (6.1) lấy nhanh 0,5 ml dung dịch đối chứng làm việc rennet bê (9.3.1) cho vào cơ chất. Đồng thời bật đồng hồ bấm giờ (6.7) ở cùng thời gian, xoay bình để trộn, tránh tạo bọt và gắn ngay bình thử nghiệm hoặc ống nghiệm vào trục quay.
Đọc thời gian đông tụ trên đồng hồ bấm giờ khi bắt đầu thấy sự keo tụ đầu tiên của màng cơ chất trên thành bình thử nghiệm hoặc ống nghiệm.
Luôn luôn đặt mẫu thử càng gần với mẫu đối chứng càng tốt trong bể để có được các điều kiện càng giống nhau càng tốt. Đối với phương pháp phân tích này thì việc duy trì nhiệt độ đông tụ giống nhau giữa mẫu thử và mẫu đối chứng là rất quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu này, kiểm tra nhiệt độ của nồi cách thủy bằng cách đo nhiệt độ của mẫu sữa ở các vị trí khác nhau trong bể. Nếu dao động tối đa vượt ± 0,2 °C (xem 6.9) thì cải tiến thiết kế của nồi cách thủy hoặc hệ thống tuần hoàn nước.
9.5.2. Lặp lại ngay quy trình 9.5.1 nhưng thay dung dịch đối chứng làm việc rennet bê (9.3.1) bằng dung dịch thử rennet (9.4) và sau đó lặp lại với dung dịch đối chứng làm việc rennet bò (9.3.2).
9.5.3. Lặp lại ngay các thao tác trong 9.5.1 và 9.5.2 để thu được các giá trị lặp lại. Tính trung bình thời gian đông tụ đối với dung dịch đối chứng làm việc rennet bê và rennet bò tương ứng và sau đó đối với dung dịch thử rennet.
9.5.4. Thay 25 ml cơ chất và 0,5 ml dung dịch đối chứng làm việc rennet bê hoặc bò (hoặc dung dịch thử) trong 9.5.1 hoặc 9.5.2 bằng 10 ml cơ chất với 0,2 ml dung dịch làm việc (hoặc dung dịch thử) hoặc có thể sử dụng 50 ml cơ chất với 1,0 ml dung dịch làm việc (hoặc dung dịch thử). Trong trường hợp khác tỷ lệ giữa cơ chất được sử dụng và dung dịch làm việc phải là 50:1.
10. Tính và biểu thị kết quả
10.1. Tính kết quả
Trước hết, tính hoạt độ đông tụ sữa của mẫu thử theo hoạt độ của bột chất chuẩn đối chứng rennet bê (5.5), ac,ref và theo hoạt độ của bột chất chuẩn đối chứng rennet bò (5.6), aa,ref (xem 10.1.1).
Sau đó, tính tổng hoạt độ đông tụ sữa bằng phương pháp nội suy (xem 10.1.2), biểu thị bằng đơn vị đông tụ sữa quốc tế (IMCU) trên gam hoặc trên mililit.
10.1.1. Tính hoạt độ đông tụ sữa theo bột chất chuẩn đối chứng rennet bê
Tính hoạt độ đông tụ sữa của mẫu thử theo cả hai chất chuẩn đối chứng atc và ata, theo công thức sau đây:
(1) | |
(2) |
Trong đó:
atc
ata tc,ref
|
là hoạt độ đông tụ sữa tổng số của mẫu thử theo bột chất chuẩn đối chứng rennet bê;
là hoạt độ đông tụ sữa tổng số của mẫu thử theo bột chất chuẩn đối chứng rennet bò; là thời gian đông tụ trung bình thu được với dung dịch đối chứng làm việc rennet bò (9.5.1 và 9.5.3), tính bằng giây (s); |
ta,ref | là thời gian đông tụ trung bình thu được dung dịch đối chứng làm việc rennet bò (9.5.2 và 9.5.3), tính bằng giây(s); |
mc,ref | là khối lượng của chất chuẩn đối chứng rennet bê cân được trong 9.2.1, tính bằng gam (g); |
ma,ref | là khối lượng của chất chuẩn đối chứng rennet bò cân được trong 9.2.2, tính bằng gam (g); |
V1 | là thể tích của dung dịch chuẩn đối chứng rennet bê (trong 9.3.1) hoặc rennet bò (trong 9.3.2), tính bằng mililit (V1 = 3 ml); |
d | là giá trị cuối cùng của hệ số pha loãng thu được với dung dịch thử nghiệm (9.4): |
ac,ref | là hoạt độ đông tụ sữa (nồng độ) của bột chất chuẩn đối chứng rennet bê (5.5) được ghi trên vật chứa, tính bằng IMCU trên gam; |
aa,ref | là hoạt độ đông tụ sữa (nồng độ) của bột chất chuẩn đối chứng rennet bò (5.6) được ghi trên vật chứa, tính bằng IMCU trên gam |
tt | là thời gian đông tụ trung bình thu được với dung dịch thử rennet (9.5.2 và 9.5.3), tính bằng giây (s); |
V2 | là thể tích cuối cùng của dung dịch chuẩn đối chứng rennet bê (trong 9.2.1) hoặc rennet bò (trong 9.2.2), tính bằng mililit (V2 = 50 ml); |
V3 | là thể tích cuối cùng của dung dịch chuẩn làm việc rennet bê (trong 9.3.1) hoặc rennet bò (trong 9.3.2), tính bằng mililit (V3 = 50 ml). |
Công thức (1) và (2) có thể giản lược bằng cách dùng các giá trị sau đây: mc,ref = ma,ref = 2,500 g; V1, = 3 ml; V2 = 50 ml; V3 = 50 ml để thu được công thức (3) và (4) như sau:
(3) | |
(4) |
10.1.2. Tính tổng hoạt độ đông tụ sữa bằng phương pháp nội suy
Hoạt độ đông tụ sữa tổng số của mẫu thử, at, tính bằng IMCU/mt khi sử dụng rennet dạng lỏng (8.1) và bằng IMCU/g khi sử dụng rennet dạng bột (8.2), bằng cách nội suy với dung dịch chất chuẩn đối chứng rennet có thành phần giống với mẫu thử, theo công thức sau:
Trong đó:
cC
cP
|
là phần trăm hàm lượng chymosin có trong mẫu thử (8.1 hoặc 8.2), xác định được theo TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012);
là phần trăm hàm lượng pepsin bò có trong mẫu thử (8.1 hoặc 8.2), xác định được theo TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012). |
10.2. Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả theo đơn vị đông tụ sữa quốc tế (IMCU) trên gam hoặc trên mililit chính xác đến số nguyên.
11. Độ chụm
11.1. Phép thử liên phòng thử nghiệm
Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp đã được công bố[3,4]. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng được cho các dải nồng độ và chất nền khác với dải nồng độ và chất nền đã nêu.
Các giá trị về độ lặp lại và độ tái lập thu được từ độ lệch chuẩn (SD) là các giá trị ước tính của độ lệch chuẩn đúng của phương pháp về lâu dài. Nếu có ít hơn 95% các trường hợp nằm trong các giá trị nêu trong 11.2 và 11.3, thì nên cải tiến trình tự của phép phân tích.
Do có sự sai lệch về độ hòa tan và mức độ không đồng nhất của các loại bột rennet mà giá trị phần trăm của các thông số độ chụm, độ lặp lại, độ tái lập được đề cập dưới đây có thể hơi cao hơn khi phân tích các loại bột rennet.
11.2. Độ lặp lại
Hệ số biến thiên lặp lại, CV(r), biểu thị độ biến thiên của các kết quả phân tích độc lập thu được bởi cùng một người phân tích, sử dụng cùng một thiết bị, trong các điều kiện giống nhau trên cùng mẫu thử, trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5% các trường hợp lớn hơn:
– đối với rennet dạng lỏng: 1,8% so với trung bình của các kết quả thử.
Nếu hai phép xác định thu được trong các điều kiện này, thì chênh lệch tuyệt đối rref %, giữa hai kết quả không quá:
– đối với rennet dạng lỏng: 4,9 % so với trung bình của các kết quả thử.
11.3. Độ tái lập
Hệ số biến thiên tái lập, CV(R), biểu thị độ biến thiên của các kết quả phân tích độc lập, do các người phân tích khác nhau thực hiện trong các phòng thử nghiệm khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau trong các điều kiện khác nhau phân tích trên cùng mẫu thử, không quá 5% các trường hợp lớn hơn:
– đối với rennet dạng lỏng: 3,5% so với trung bình của các kết quả thử.
Nếu hai phép xác định thu được trong các điều kiện này, thì chênh lệch tuyệt đối, Rref %, giữa hai kết quả không được quá:
– đối với rennet dạng lỏng: 9,7 % so với trung bình của các kết quả thử.
CHÚ THÍCH: Các thông số độ chụm có giá trị khi được nghiên cứu trong nhiều phòng thử nghiệm. Kinh nghiệm cho thấy rằng các phòng thử nghiệm được đào tạo bài bản cho có thể thực hiện phép phân tích với độ tái lập giữa các phòng thử nghiệm là 2 %.
12. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được; hoặc nếu đáp ứng được yêu cầu về độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được.
PHỤ LỤC A
(Tham khảo)
KẾT QUẢ CỦA PHÉP THỬ LIÊN PHÒNG THỬ NGHIỆM
A.1. Yêu cầu chung
Phép thử liên phòng thử nghiệm này gồm có 13 phòng thử nghiệm của chín nước tham gia, thực hiện trên ba mẻ khác nhau của mẫu rennet dạng lỏng, mỗi mẻ được pha loãng đến hai mức hoạt độ khác nhau. Sáu mẫu thu được được chia thành 12 mẫu mù kép. Các kết quả thử nghiệm đã được phân tích thống kê theo ISO 5725:1986[2] và đã được công bố[3],[4].
A.2. Mẫu rennet dạng lỏng
Các kết quả dưới đây thu được từ phép thử liên phòng thứ hai thực hiện năm 1990. Các kết quả nêu trong Bảng A.1 không bao gồm kết quả của phòng số 3 đối với mẫu 9/12 và phòng số 5 đối với mẫu 2/5 về độ tái lập[4].
Bảng A.1 – Kết quả của phép thử liên phòng
Mẫu |
Tỷ lệ chymosin: pepsin |
Trung bình |
CV(r) |
r |
rref % |
CV(R) |
R |
Rref % |
Ngoại lệ |
1/4 |
90:10 |
195,8 |
2,69 |
14,7 |
7,5 |
3,71 |
20,4 |
10,4 |
Grubbs |
8/11 |
48:52 |
180,7 |
1,75 |
8,9 |
4,9 |
3,74 |
18,9 |
10,5 |
Grubbs |
3/6 |
9:91 |
213,8 |
2,57 |
15,4 |
7,2 |
3,79 |
22,7 |
10,6 |
Grubbs |
7/10 |
90:10 |
160,1 |
0,94 |
4,2 |
2,6 |
1,99 |
8,9 |
5,6 |
Grubbs |
2/5 |
48:52 |
128,0 |
1,56 |
5,6 |
4,3 |
3,54 |
12,7 |
9,9 |
Grubbs |
9/12 |
9:91 |
197,7 |
1,07 |
5,9 |
3,0 |
4,03 |
22,3 |
11,3 |
Grubbs |
Trung bình |
|
|
1,8 |
|
4,9 |
3,5 |
|
9,7 |
|
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và sản phẩm sữa – Hướng dẫn lấy mẫu
[2] ISO 5725:1986, Precision of test methods – Determination of repeatability and reproducibility for a standard test method by inter-laboratory tests
[3] Chapter 10: Rennets containing chymosin and bovine pepsin — Determination of the total milk- clotting activity. Bull. IDF, (285) 1993
[4] Chapter 11: Chymosin and pepsin in bovine rennets — Determination of the total milk-clotting activity at pH 6.5 — Relative milk-clotting activity test (REMCAT). Bull. IDF, (285) 1993
*) IDF 110B đã bị hủy bỏ và được thay thế bằng ISO 15163|IDF 110; ISO 15163:2012 đã được chấp nhận thành TCVN 10021:2013 (ISO 15163:2012) Sữa và sản phẩm sữa — Rennet bê và rennet bò — Xác định hàm lượng chymosin và pepsin bò bằng phương pháp sẳc ký
1) Viện nghiên cứu Sữa của Hà Lan (NIZO), PO Box 20, 6710 BA Ede, Hà Lan. Thông tin này đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng các sản phẩm này.
2) Địa chỉ: Chr. Hansen A/S, 1-27 Jemholmen, 2650 Hvidovre, Denmark (Fax: +45 36867776). Thông tin này đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn vá không ấn định phải sử dụng chúng.
3) Viện nghiên cứu nông học quốc tế Recherche, Pháp, P.P số 94, 39800 Poligny, Pháp. Thông tin này đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng chúng.
4) AMAFE. Địa chỉ: Chr. Hansen AIS, 1-27 Jernholmen. 2650 Hvidovre. Denmark (Fax: +45 36867776). Thông tin này đưa ra tạo thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng chúng.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11218:2015 (ISO 11815:2007) VỀ SỮA – XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ ĐÔNG TỤ SỮA TỔNG SỐ CỦA RENNET BÒ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11218:2015 | Ngày hiệu lực | 01/01/2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | 01/01/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |