TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11281-4:2016 (ISO 20957-4:2016) VỀ THIẾT BỊ LUYỆN TẬP TẠI CHỖ – PHẦN 4: GHẾ DÀI TẬP SỨC MẠNH YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
TCVN 11281-4:2016
ISO 20957-4:2016
THIẾT BỊ LUYỆN TẬP TẠI CHỖ – PHẦN 4: GHẾ DÀI TẬP SỨC MẠNH, YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Stationary training equipment – Part 4: Strength training benches, additionai specific safety requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 11281-4:2016 hoàn toàn tương đương ISO 20957-4:2016.
TCVN 11281-4:2016 do Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11281 (ISO 20957) Thiết bị luyện tập tại chỗ gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 11281-1:2015 (ISO 20957-1:2013) Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử;
– TCVN 11281-2:2016 (ISO 20957-2:2005) Phần 2: Thiết bị tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử;
– TCVN 11281-4:2016 (ISO 20957-4:2016), Phần 4: Ghế dài tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử.
Bộ tiêu chuẩn ISO 20957 Stationary training equipment còn các tiêu chuẩn sau:
– ISO 20957-5:2005, Part 5: Pedal crank training equipment, additional specific safety requirements and test methods (Thiết bị tập luyện có động cơ quay, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử);
– ISO 20957-6:2005, Part 6: Treadmills, additionai specific safety requirements and test methods (Thiết bị chạy bộ, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử);
– ISO 20957-7:2005, Part 7; Rowing machines, additionai specific safety requirements and test methods (Thiết bị kéo tay, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử);
– ISO 20957-8:2005k Part 8: Steppers, stairclimbers and climbers – Additionai specific safety requirements and test methods (Thiết bị tập chân, thiết bị tập dạng bậc thang, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử).
– ISO 20957-9:2005k Part 9: Elliptical trainers, additional specific safety requirements and test methods (Thiết bị luyện tập dạng elip, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử);
– ISO 20957-10:2007, Part 10: Exercise bicycles with a fixed wheell or without freewheel, additional specific safety requirements and test methods (Xe đạp có bánh hoặc không có líp, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử).
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này quy định sự an toàn của ghế dài tập sức mạnh. Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với TCVN 11281-1:2015 (ISO 20957-1:2013). Các yêu cầu của tiêu chuẩn này được ưu tiên sử dụng hơn các yêu cầu nêu trong TCVN 11281-1:2015 (ISO 20957-1:2013).
THIẾT BỊ LUYỆN TẬP TẠI CHỖ – PHẦN 4: GHẾ DÀI TẬP SỨC MẠNH, YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Stationary training equipment – Part 4: strength training benches, additionai specific safety requirements and test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn của ghế dài tập sức mạnh đặt tĩnh và giá đỡ thanh tạ đứng độc lập, có bổ sung cho các yêu cầu an toàn chung trong TCVN 11281-1 (ISO 20957-1). Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho ghế dài thuộc loại thiết bị luyện tập tại chỗ (loại 4) (sau đây gọi là ghế dài) loại S, loại H và loại I theo TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11281-1 (ISO 20957-1), Thiết bị luyện tập tại chỗ – Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
4 Phân loại
Phân loại theo TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
5 Yêu cầu an toàn
5.1 Yêu cầu chung
Tùy theo thiết kế của thiết bị luyện tập, phải áp dụng các yêu cầu dưới đây cho phù hợp.
5.2 Ghế dài có giá đỡ thanh tạ cố định
5.2.1 Độ ổn định của thanh tạ
Thanh tạ phải không bị lật ngược khi tác dụng tải trọng không cân bằng, tại điểm cách biệt so với giá đỡ hoặc cơ cấu an toàn.
Thử theo 6.2.
5.2.2 Độ ổn định theo chiều ngang của ghế dài có giá đỡ thanh tạ cố định
Ghế dài có giá đỡ thanh tạ cố định phải ổn định khi tác dụng tải trọng không cân bằng, vuông góc với trục dọc.
Thử theo 6.3.
5.2.3 Độ ổn định theo chiều dọc của ghế dài có giá đỡ thanh tạ cố định
Ghế dài có giá đỡ thanh tạ cố định phải ổn định theo chiều dọc tương ứng với ghế.
Thử theo 6.4.
5.3 Giá đỡ thanh tạ đứng độc lập
Giá đỡ thanh tạ đứng độc lập phải có cơ cấu để nối với sàn.
Kiểm tra theo 6.1.2.
5.4 Kích thước của giá đỡ thanh tạ
Phần trước của giá đỡ (chạc), khi đo bằng thước có đường kính (30 ± 1) mm, phải có chiều cao thẳng đứng cao hơn điểm thấp nhất của thanh tạ khi đặt tĩnh từ 20 mm đến 40 mm (xem chú dẫn trong Hình 1) và phần phía sau phải cao hơn đỉnh phía trước của giá đỡ (chạc) 2: 80 mm (xem Hình 1).
CHÚ DẪN
a Chiều cao thẳng đứng của giá đỡ thanh tạ, từ 20 mm đến 40 mm.
Hình 1 – Kích thước của giá đỡ thanh tạ
Kiểm tra theo 6.1.1.
5.5 Độ bền và độ ổn định của giá đỡ thanh tạ
Phần phía sau của giá đỡ thanh tạ phải hấp phụ được tải trọng mà không bị gãy khi chịu va đập không cân xứng, giá đỡ thanh tạ không bị lật ngược và vẫn giữ được chức năng theo quy định của nhà sản xuất.
Thử theo 6.5.
5.6 Tải trọng
Đối với ghế dài loại H và S và I, tải trọng bên trong và tải trọng bên ngoài phải theo TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
5.7 Giá đỡ thanh tạ
Người sử dụng phải dễ dàng tiếp cận với bộ phận bất kỳ của thiết bị dự kiến để đỡ tạ tự do khi luyện tập hoặc thay thế thanh tạ.
Thử theo 6.1.3.
6 Phương pháp thử
6.1 Yêu cầu chung
6.1.1 Kiểm tra kích thước
Các phép đo phải được thực hiện bằng các dụng cụ đo phù hợp.
6.1.2 Kiểm tra bằng mắt thường
Kiểm tra bằng mắt thường phải được thực hiện dưới nguồn ánh sáng phù hợp.
6.1.3 Thử tính năng
Cơ cấu thử phải được vận hành theo quy định của nhà sản xuất.
6.2 Thử độ ổn định quay của thanh tạ
Đặt một thanh thép đặc dài (1 600 ± 50) mm và đường kính (27,5 ± 1) mm tại tâm giá đỡ thanh tạ. Nếu ghế dài được thiết kế để sử dụng với thanh thép có kích thước Olympic, sử dụng một thanh thép Olympic (2 200 ± 50) mm thay cho thanh thép (1 600 ± 50) mm.
Sau đó, một đĩa tạ
a) 10 kg đối với loại H, và
b) 20 kg đối với loại S
được đặt lên một phía của thanh thép với đường tâm của đĩa tạ được xác định theo Hình 2.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 2 – Thử độ ổn định với tải không cân bằng
6.3 Thử độ ổn định quay của ghế dài có giá đỡ thanh tạ cố định
Thử theo 6.2 nhưng với thanh tạ cố định và
a) một nửa tải trọng luyện tập tối đa theo qui định của nhà sản xuất, hoặc
b) 40 kg đối với loại H và 50 kg đối với loại S và I.
Lấy giá trị lớn hơn.
6.4 Thử độ ổn định theo chiều dọc
Đặt ghế dài lên mặt phẳng có độ dốc (100+1)o với hướng sao cho giá đỡ thanh tạ ở phía đầu thấp hơn trên dốc vá giá đỡ thanh tạ phải được điều chỉnh lên vị trí cao nhất (xem Hình 3). Đặt lên giá đỡ một thanh tạ có tải trọng tối đa theo quy định của nhà sản xuất, hoặc 50 kg, lấy giá trị lớn hơn.
Hình 3 – Thử độ ổn định theo chiều dọc
6.5 Thử độ bền và độ ổn định của giá đỡ thanh tạ
Đặt thiết bị thử ở dạng con lắc lộn ngược dài (850 ± 5) mm, đỡ thanh tạ ở phía trên ghế hoặc chỗ ngồi và được thiết kế và định hình sao cho sau khi chuyển động, tải trọng di chuyển về phía sau và chỉ đập vào một phía của giá đỡ thanh tạ một lần, tại một điểm ở bên dưới, cách phía đầu cao nhất của giá đỡ thanh tạ (40 ± 5) mm, từ khoảng cách (300 ± 5) mm. Nếu ghế dài được cố định vào giá đỡ thanh tạ thì khối lượng bằng với khối lượng tối đa của quả tạ theo quy định của nhà sản xuất phải được phân bố đều trên toàn bộ ghế dài (xem Hình 4).
Tải trọng thanh tạ bằng
a) một nửa tải trọng luyện tập tối đa theo quy định của nhà sản xuất, hoặc
b) 40 kg đối với loại H và 50 kg đối với loại S và I.
Lấy giá trị lớn hơn.
CHÚ THÍCH Tổng chiều cao của thiết bị thử có thể thay đổi để đạt đến vị trí va dập và duy trì chiều dài của con lắc.
Trong khi thử, ghế dài phải không bị giữ chặt xuống sàn nhưng đặt một con chặn tì vào chân ghế để ngăn ghế khỏi bị trượt. Lặp lại quy trình thử 10 lần ở từng phía.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 Sàn
2 Con chặn
3 Điểm tác động
hmax Độ cao tối đa
a Vị trí ban đầu của con lắc lộn ngược tác dụng tải
b Chiều cao có thể thay đổi đề cho phép thiết bị thử phù hợp với ghế dài được thử.
c Khối lượng bản thân tối đa được quy định bởi nhà sản xuất, được phân bố đều trên toàn bộ ghế dài.
d Không thể hiện thanh tạ để cho đơn giản
Hình 4 – Thử tải trọng tác dụng lên giá đỡ thanh tạ
7 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải gồm ít nhất các thông tin theo TCVN 11281-1 (ISO 20957-1). Viện dẫn tiêu chuẩn này và TCVN 11281-1 (ISO 20957-1).
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phân loại
5 Yêu cầu an toàn
5.1 Yêu cầu chung
5.2 Ghế dài có giá đỡ thanh tạ cố định
5.3 Giá đỡ thanh tạ đứng độc lập
5.4 Kích thước của giá đỡ thanh tạ
5.5 Độ bền và độ ổn định của giá đỡ thanh tạ
5.6 Tải trọng
5.7 Giá đỡ thanh tạ
6 Phương pháp thử
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Thử độ ổn định quay của thanh tạ
6.3 Thử độ ổn định quay của ghế dài có giá đỡ thanh tạ cố định
6.4 Thử độ ổn định theo chiều dọc
6.5 Thử độ bền và độ ổn định của giá đỡ thanh tạ
7 Báo cáo thử nghiệm
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11281-4:2016 (ISO 20957-4:2016) VỀ THIẾT BỊ LUYỆN TẬP TẠI CHỖ – PHẦN 4: GHẾ DÀI TẬP SỨC MẠNH YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11281-4:2016 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |