TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11305:2016 VỀ PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH – XÁC ĐỊNH HÀM ẨM CỦA KHÍ THẢI ỐNG KHÓI

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/12/2016

TIÊU CHUẨN QUC GIA

TCVN 11305:2016

PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH – XÁC ĐỊNH HÀM ẨM CỦA KHÍ THẢI ỐNG KHÓI

Determination of moisture content in stack gases

Lời nói đầu

TCVN 11305 : 2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EPA Method 4 Determination of moisture content in stack gases

TCVN 11305 : 2016 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH – XÁC ĐỊNH HÀM ẨM CỦA KHÍ THẢI ỐNG KHÓI

Determination of moisture content in stack gases

Chú ý: Phương pháp này không bao gồm tất các đặc tính kỹ thuật (ví dụ, thiết bị và vật liệu) và các qui trình (ví dụ, lấy mẫu) cần thiết để thực hiện phương pháp. Một số vật liệu liên quan được viện dẫn từ các phương pháp khác nêu trong tiêu chuẩn này. Vì vậy, để thu được các kết quả đáng tin cậy, người sử dụng phương pháp này ít nhất phải có kiến thức về các phương pháp sau: EPA Method 1, EPA Method 5 và EPA Method 6.

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Phương pháp này được áp dụng để xác định hàm lưng m của khí trong ống khói.

Phân tích

Số CAS

Độ nhạy

Hơi nước (H2O)

7732-18-5

N/A

1.2  Mục tiêu chất lượng dữ liệu: Việc tuân thủ các yêu cầu của phương pháp này sẽ nâng cao chất lượng của các dữ liệu thu được từ các phương pháp lấy mẫu chất gây ô nhiễm không khí.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi (nếu có);

TCVN 11303, Phát thải nguồn tĩnh – Lấy mẫu và đo vận tốc

TCVN 11306, Phát thải nguồn tĩnh – Xác định lưu huỳnh dioxit.

EPA Method 5, Determination of particulate matteremissions from stationary sources (Xác định phát thải hạt vật chất từ nguồn tĩnh).

3  Tóm tắt phương pháp

3.1  Nguyên tc của phương pháp: mẫu khí được lấy tại vị trí có lưu lượng không đổi từ nguồn thi; xác định độ m từ dòng khí theo phương pháp thể tích hoặc trọng lượng.

3.2  Phương pháp này bao gồm hai quy trình khả thi: phương pháp chuẩn và phương pháp gần đúng.

3.2.1  Sử dụng phương pháp chuẩn để xác định chính xác độ m (ví dụ khi cần để tính toán dữ liệu phát thải). Phương pháp gần đúng cung cấp các ước tính về phần trăm độ ẩm để hỗ trợ việc thiết lập lưu lượng lấy mẫu đẳng tốc trước khi thực hiện phép đo khí phát thải. Phương pháp gần đúng mô t trong tiêu chuẩn này chỉ là một phương pháp tiếp cận khuyến nghị; với phương pháp gần đúng cũng có thể chấp nhận các phương tiện kỹ thuật khác (ví dụ: ống sấy, kỹ thuật nhiệt kế bầu khô-nhiệt kế bầu ướt, kỹ thuật ngưng tụ, tính toán cân bằng hóa học, kinh nghiệm trước đó v.v.)

3.2.2  Phương pháp chuẩn thường được tiến hành đồng thời với phép đo khí phát thải, tức là khi tính toán phần trăm đẳng tốc, lưu lượng phát thi, v.v…để tiến hành phép đo phải dựa trên các kết qu của phương pháp chuẩn hoặc tương đương. Các tính toán này không dựa trên các kết quả của phương pháp gần đúng, trừ khi phương pháp gần đúng được người qun lý chấp nhận, và có kh năng đưa ra các kết qu nằm trong phạm vi một phần trăm H2O so vi các kết quả của phương pháp chuẩn.

4  Cản trở

Đo độ m của dòng khí bão hòa hoặc dòng có chứa những giọt nước bằng phương pháp chuẩn có th có sai lệch dương. Khi các điều kiện này tồn tại hoặc nghi ngờ, một phương pháp thứ hai xác định độ ẩm sẽ được thực hiện đng thời vớphương pháp chuẩn, như sau: Giả sử dòng khí là bão hòa, gắn một cảm biến nhiệt độ có khả năng đo đến ±1 °C (2 °F)] vào đầu lấy mẫu phương pháp chuẩn. Đo nhiệt độ khí ng khói tạtừng điểm đi qua (Xem 6.1.1.1) trong khi tiến hành phương pháp chun, và tính toán nhiệt độ khí ống khói trung bình. Sau đó, xác định phần trăm độ m bằng một trong các cách sau: (1) sử dụng biểu đ độ ẩm và tiến hành điều chỉnh phù hợp nếu thy áp suất ống khói khác so với biểu đồ, hoặc (2) sử dụng các bảng áp sut hơbão hòa. Trong trường hợp không có sẵn biểu đồ độ m hoặc bảng áp suất hơi bão hòa (dựa trên đánh giá quá trình), sử dụng các phương pháp, nhưng các phương pháp khác này phải được sự chấp thuận của nhà qun lý.

5  An toàn

Phương pháp này có th phải sử dụng các vật liệu, vận hành, và thiết bị nguy hại. Phương pháp thử này có thể không đề cập đến tất cả các vn đề về an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng phương pháp thử này phi có trách nhiệm thiết lập các quy định về an toàn và có sức khỏe phù hợp cũng như xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi thực hiện.

6  Thiết bị và dụng cụ

6.1  Phương pháp chun. Sơ đồ dãy lấy mẫu sử dụng trong phương pháp chun này được nêu tại Hình 1.

6.1.1  Đầu lấy mẫu. Gia nhiệt ng thủy tinh hoặc thép không gỉ đủ nóng để ngăn chặn sự ngưng tụ nước, và được trang b với bộ lọc. Có thể gia nhiệt trong ng khỏi (ví dụ: nút bằng bông thủy tinh bịt vào cuối đầu lấy mẫu) hoặc gia nhiệt ngoài ng khói (ví dụ: như mô tả trong EPA Method 5) để loại bỏ các vật chất dạng hạt. Khi điều kiện ống khói cho phép, có thể sử dụng ống bằng nhựa hoặc bằng kim loại khác cho đầu lấy mẫu, tùy thuộc vào sự chấp thuận ca người quản lý.

6.1.2  Bình ngưng. Tương tự như tại EPA Method 5.

6.1.3  Hệ thống làm mát. Hỗ trợ quá trình ngưng tụ hơi ẩm bồn chứa nước đá, đá vụn và nước (hoặc tương đương).

6.1.4  Hệ thống đo. Tương tự như EPA Method 5, nhưng không sử dụng các hệ thống lấy mẫu được thiết kế cho lưu lượng dòng lớn hơn 0,0283 m3/min (1,0 cfm).  thể sử dụng các hệ thống đo khác có khả năng duy trì lưu lượng lấy mẫu liên tục nằm trong phạm vi 10 phần trăm và xác định th tích mẫu khí trong phạm vi 2 phần trăm, nếu các hệ thống này được sự chp thuận của người qun lý.

6.1.5  Khí áp kế và ng chia độ và/hoặc cân đĩa.

– Khí áp kế: thủy ngân, bằng sắt, hoặc khí áp kế khác khác có khả năng đo áp suất khí trong khong 2,5 mm Hg (0.1 in.)

– Ống chia độ và/hoặc cân đĩa: Đ đo nước ngưng tụ để trong khoảng 1 ml hoặc 0,5 g. Ống chia độ phải có các vạch mức nhỏ hơn 2 ml

Hình 1. Sơ đồ hệ thống lấy mẫu dùng cho phương pháp chuẩn

6.2  Phương pháp gần đúng. Phương pháp này sử dụng sơ đồ dãy lấy mẫu nêu tại Hình 2.

6.2.1  Đu ly mẫu. Tương tự như tại 5.1.1.

6.2.2  Bình ngưng. Hai bình hấp phụ cỡ nhỏ, mỗi cái dung tích 30 ml, hoặc tương đương.

6.2.3  Hệ thống làm lạnh. Bồn chứa nước đá, đá vụn và nước để hỗ trợ việc ngưng tụ hơẩm trong bình hp phụ.

6.2.4  ng sấyng được nạp/nhồi bằng chất hút ẩm mới hoặc silica gel loại chỉ thị 6 đến 16 lỗ (hoặc chất hút m tương đương) để làm khô khí mẫu và bảo vệ đồng hồ đo và máy bơm.

6.2.5  Van. Van kim, đ điều chỉnh lưu lượng dòng khí mẫu.

6.2.6  Máy bơm. Không b rò rỉ, loại màng chắn, hoặc tương đương, để hút mẫu khí qua hệ thống ly mẫu.

6.2.7  Đồng hồ đo th tích. Đồng hồ đo khí khô, có độ chính xác đủ để đo thể tích mẫu trong khoảng 2 phần trăm, và được hiệu chỉnh trên toàn dải lưu lượng dòng tại các điều kiện dòng thực gặp phải trong quá trình lấy mẫu.

6.2.8  Đồng hồ đo lưu lượng. Lưu lượng kế phao, hoặc tương đương, để đo trong phạm vi từ 0 lít/min đến 3 lít/min.

6.2.9  ng chia độ. 25 ml

6.2.10  Khí áp kế. Tương tự như tạEPA Method 5.

6.2.11  Áp kế chân khôngÍt nhất là 760 mm, đồng h Hg, được sử dụng đ kiểm tra rò r trong quá trình lấy mẫu.

Hình 2. Sơ đồ hệ thống lấy mẫu dùng cho phương pháp gần đúng

7  Lấy, bảo quản, vận chuyển và lưu trữ mẫu

7.1  Phương pháp chun. Các quy trình sau đây nhm sử dụng cho hệ thống ngưng tụ (ví dụ như bình hấp phụ mô tả trong EPA Method 5) kết hợp với phân tích thể tích để đo độ ẩm ngưng tụ, silica gel và phân tích trọng lực để đo độ m còn lại trong bình ngưng.

7.1.1  Xác định sơ bộ

7.1.1.1  Nếu không có quy định bởi người quản lý, sử dụng ít nhất tám đim đi qua đối với ống khói có mặt cắt ngang hình tròn, có đường kính nh hơn 0,61 m (24 in.), sử dụng ít nhất chín điểm đi qua đối với ống khói có mặt cắt ngang hình chữ nhật, có đường kính tương đương nh hơn 0,61 m (24 in.). Đối với các trường hợp còn lại, sử dụng ít nht mười hai điểm đi qua. Các điểm đqua được định vị theo TCVN xxxxx (EPA Method 1). Việc sử dụng các điểm ít hơn phải tùy thuộc vào sự phê duyệt của người quản lý. Lựa chọn đầu lấy mẫu và chiều dài đầu lấy mẫu phù hợp để có thể lấy mẫu được tại tất cả các điểm đi qua. Xem xét việc lấy mẫu từ các thành đối diện của ống khối (tổng cộng bốn cửa lấy mẫu) đối với các ng khói lớn, cho phép sử dụng các chiều dài đầu lấy mẫu ngắn hơn. Đánh dấu đầu lấy mẫu bằng băng chịu nhiệt hoặc bằng một số phương pháp khác để biu th khoảng cách đầu ly mẫu trong ống khỏi hoặc ng dẫn đối với từng đim lấy mẫu.

7.1.1.2  Lựa chọn tổng thời gian lấy mẫu sao cho thu được tổng thể tích khí tối thiểu là 0,60 scm (mét khối chuẩn) (21 scf), tại lưu lượng không lớn hơn 0,021 m3/min (0,75 cfm). Khi độ ẩm và lưu lượng phát thải chất gây ô nhiễm được xác đnh, việc xác định độ m phải đng thời với, và đi với tổng độ dài thời gian tương tự, như đối với phép xác định lưu lượng phát thi, trừ trường hợp có quy định tại một phần nh cửa các tiêu chun và có thể áp dụng.

7.1.2  Chuẩn bị dãy ly mẫu

7.1.2.1  Cho một thể tích nước đã biết o hai bình hấp phụ đầu tiên. Cách khác là, đổ nước vào hai bình hấp phụ đầu tiên và ghlại khối lượng của từng bình hp phụ (cộng với nước) chính xác đến 0,5 g. Cân và ghi lại khối lượng của silica gel chính xác đến 0,5 g, rồi đổ slica gel vào bình hp phụ thứ tư. Một cách nữa là, có thể cho silica gevào bình hấp phụ trước, sau đó lượng cân silica gel cộng với lượng cân của bình hấp phụ đã được ghi lại.

7.1.2.2  Lập dãy lấy mẫu như trong Hình 1. Bật bộ gia nhiệt đầu lấy mẫu và (nếu sử dụng) hệ thống gia nhiệt bộ lọc đến nhiệt độ xp xỉ 120 °C (248 °F), để ngăn chặn ngưng tụ nước trước bình ngưng. Chờ một thời gian cho nhiệt độ ổn định. Cho đá vụn và nước vào bồn chứa nước đá.

7.1.3  Quy trình kim tra rò rỉ. Khuyến khích kiểm tra sự rỏ rì của hệ thống đo thể tích và dãy lấy mẫu, nhưng không bắt buộc, như sau:

7.1.3.1  Hệ thống đo. Tương tự như tại EAP Method 5.

7.1.3.2  Dãy lấy mẫu. Tháo đầu lấy mẫu từ bình hấp phụ đầu tiên hoặc từ giá bộ lọc (nếu áp dụng). Bịt đầu vào bình hp phụ đầu tiên (hoặc giá bộ lọc), và hút chân không 380 mm (15 in) Hg. Có th sử dụng chân không thấp hơn, với điều kiện không vượt quá giới hạn trong quá trình thử nghiệm. Nếu lưu lượng rò rỉ lấy theo giá trị nào thấp hơn trong hai giá trị vượt quá 4 phần trăm lưu lượng lấy mẫu trung bình hoặc bằng 0,00057 m3/min (0,020 cfm), là không được chấp nhận. Sau khi kim tra rò rỉ, nối lại đu ly mẫu vào dãy lấy mẫu.

7.1.4  Vận hành dãy lấy mẫu. Trong quá trình lấy mẫu, duy trì lưu lượng lấy mẫu trong phạm vi 10 phần trăm so với lưu lượng không đi, hoặc theo quy định của người quản lý. Vi mỗi lần thực hiện, ghi lại các dữ liệu cần thiết trên một phiếu dữ liệu. Đảm bảo ghi lại số đọc trên đồng hồ đo khí khô tại thời đim bắt đầu và kết thúc của từng lần gia tăng thời gian ly mẫu và bất cứ khi nào việc lấy mẫu bị tạm dừng. Lấy các s đọc thích hợp khác tại từng đim lấy mẫu ít nhất một lần trong từng lần gia tăng thời gian.

CHÚ THÍCH: Khi sử dụng tiêu chun này đồng thời với phương pháp đẳng tốc (ví dụ: EPA Method 5) lưu lượng lấy mẫu phải được duy trì  điều kiện đng tc ln hơn 10 phần trăm so với lưu lượng không đổi.

7.1.4.1  Để bắt đầu lấy mẫu, đặt vị trí đầu lấy mẫu tại điểm đi qua đầu tiên. Ngay lập tức khởi động máy bơm, và điều chỉnh dòng chảy với lưu lượng mong muốn. Trên mặt cắt ngang qua, lấy mẫu tại mỗi điểm đi qua với khoảng thời gian bằng nhau. Thêm nước đá và, nếu cn thiết, thêm muối để duy trì nhiệt độ dưới 20 °C (68 °F) tại đầu ra của ống silica gel.

7.1.4.2  Sau khi thu thập mẫu, tháo đầu lấy mẫu từ bình hấp phụ đầu tiên (hoặc từ giá bộ lọc), và tiến hành kiểm tra rò r (bắt buộc) của dãy lấy mẫu như mô tả tại 6.1.3.2. Ghlại lưu lượng rò r. Nếu lưu lượng rò rỉ vượt quá lưu lượng cho phép, thì bỏ các kết quả thử này hoặc điều chnh thể tích mẫu như EPA Method 5.

7.2  Phương pháp gần đúng

CHÚ THÍCH: Phương pháp gần đúng mô tả dưới đây chỉ như một phương pháp khuyến ngh (xem Điều 2)

7.2.1  Cho chính xác 5 ml nước vào từng bình hấp phụ. Kim tra rò r dãy lấy mẫu như sau: Gắn tạm thời một áp kế chân không gần hoặc tại đầu vào đầu lấy mẫu. Sau đó, bịt đầu vào của đầu lấy mẫu và hút chân không tại ít nhất 250 mm (10 in.) Hg. Ghi lại sự thay đổi số đồng hồ đo khí khô theo thời gian; cách khác, có thể gắn tạm thời một lưu lượng kế phao (0 đến 40 ml/min) vào đầu ra đồng hồ đo khí khô đ xác định lưu lượng rò r. Lưu lượng rò r không vượt quá 2 phần trăm lưu lượng lấy mẫu trung bình là chấp nhận được.

CHÚ THÍCH: Tháo từ từ nút bịt đầu vào của đầu ly mu trước khi tắt máy bơm.

7.2.2  Ni đầu ly mẫu, cho vào trong ống khói, và lấy mẫu tại lưu lượng cố định bằng 2 L/min (0,071 cfm). Tiếp tc lấy mẫu cho đến khi đồng hồ đo khí khô ghđược khoảng 30 lít (1,1 ft3) hoặc cho đến khi các giọt chất lỏng có thể nhìn thấy, được dẫn từ bình hấp phụ thứ nhất sang bộ thứ hai. Ghi lại nhiệt độ, áp suất, và số đọc đồng hồ đo khí khô.

8  Kiểm soát chất lượng

8.1  Biện pháp kiểm soát chất lượng khác nhau

Phần mục

Biện pháp kiểm soát chất lượng

Kết quả

7.1.1.4 Lưu lượng rò rỉ của hệ thống lấy mẫu không được vượt quá bốn phần trăm lưu lượng lấy mẫu trung bình hoặc 0,00057 m3/min (0,020 cfm). Đm bảo chính xác thể tích mẫu khí lấy được (Phương pháp chuẩn)
7.2.1 Lưu lượng rò rỉ của hệ thống lấy mẫu không được vượt quá hai phần trăm lưu lượng lấy mẫu trung bình. Đảm bảo chính xác thể tích mẫu khí lấy được (Phương pháp gần đúng)

8.2  Kiểm tra hệ thng đồng hồ đo thể tích. Tương tự như EPA Method 5.

9  Hiệu chuẩn và chuẩn hóa

CHÚ THÍCH: Duy trì nhật ký phòng thí nghiệm và tất cả các lần hiệu chuẩn.

9.1  Phương pháp chuẩn. Hiệu chuẩn hệ thng đo, cm biến nhiệt độ và khí áp kế theo EPA Method 5.

9.2  Phương pháp gần đúng. Hiệu chuẩn hệ thống đo và khí áp kế theo EPA Method 6và EPA Method 5.

10  Qui trình

10.1  Phương pháp chuẩn. Đo thể tích hơi ẩm ngưng tụ trong từng bình hấp phụ chính xác đến ml. Ngoài ra, nếu đã cân bình hấp phụ trước khi lấy mẫu, thì cân bình hấp phụ sau khi lấy mẫu và ghi lại khi lượng chênh lệch chính xác đến 0,5 g. Xác định sự tăng khối lượng của silica gel (hoặc silica gel cộng với bình hấp phụ) chính xác đến 0,5 g. Ghli thông tin này, và tính toán độ m, như mô tả tại Điều 11.

10.2  Phương pháp gần đúng. Kết hợp hàm lượng của hai bình hấp phụ, và đo thể tích chính xác đến 0,5 ml.

11  Phân tích và tính toán dữ liệu

Thực hiện các tính toán sau, giữ lại ít nhất một con số có nghĩa sau dữ liệu yêu cầu. Làm tròn các dữ liệu sau khi hoàn thành các phép tính toán.

11.1  Phương pháp chuẩn

11.1.1  Kí hiệu

Bvvs là tỉ lệ hơi nước, theo thể tích, trong dòng khí.

Mw là khối lượng phân tử nước, 18,0 g/g-mol (18,0 lb/lb-mol).

Pm là áp suất tuyệt đối (đối với phương pháp này, thì tương tự như áp suất khí quyển)  đồng hồ đo khí khô, mm Hg (in. Hg).

Pstd là áp suất tuyệt đối tiêu chuẩn, 760 mm Hg (29,92 in. Hg).

R là hằng s khí lý tưởng, 0,06236 (mm Hg) (m3) / (g-mol) (K°) đối với đơn vị hệ mét và 21.85 (in. Hg) (ft3) / (lb-mol) (R°) đối với đơn v Anh quốc.

Tm là nhiệt độ tuyệt đối tạđồng hồ đo, °K (°R).

Tsw là nhiệt độ tuyệt đối tiêu chun, 293 °K (528 °R).

Vf là thể tích cuối cùng của nước ngưng tụ, ml.

Vl là thể tích ban đầu, nếu có, của nước ngưng tụ, ml.

Vm là thể tích khí khô đo đưc bằng đồng hồ đo khí khô, dcm (mét khối khí khô).

Vm (std) là thể tích khí khô đo được bằng đồng hồ đo khí khô, đi hiệu chnh theo điều kiện tiêu chun, dscm (mét khối khí khô tiêu chuẩn).

Vw(std) là thể tích hơi nước ngưng tụ, đã hiệu chnh theo điều kiện tiêu chuẩn, scm (mét khối chuẩn).

Vwsg (std) là thể tích hơi nước thu được trong chất hút ẩm, đã hiệu chnh theo điều kiện tiêu chun, scm (scf).

Wf là khối lượng cuối cùng của silica gel hoặc của silica gel cộng với bình hấp phụ, g.

Wl là khối lượng ban đầu của silica gel hoặc của silica gel cộng với bình hp phụ, g.

Y là hệ số hiệu chỉnh đồng hồ đo khí khô.

∆Vm là thể tích khí khô tăng đo được bằng đồng hồ đo khí khô tại từng điểm đi qua, dcm (mét khối khí khô).

Pw là tỉ trọng của nước, 0,9982 g/ml (0,002201 Ib/ml).

11.1.2  Thể tích của hơi nước ngưng tụ

Trong đó:

K1 = 0,001333 m3/ml đối với đơn vị hệ mét,

= 0,04706 ft3/ml đối với đơn vị Anh quốc.

11.1.3  Th tích của nước ngưng tụ trong silica gel

Trong đó:

K2 = 1,0 g/g đvới đơn vị hệ mét,

= 453,6 g/lb đối với đơn vị Anh quốc.

K3 = 0,001335 m3/g đối với đơn vị hệ mét,

= 0,04715 ft3/g đối với đơn vị Anh quốc.

11.1.4  Thể tích mẫu khí

Trong đó:

K= 0,3855 °K/mm Hg đối với đơn vị hệ mét,

= 17,64 °R/in. đối với đơn vị Anh quốc.

CHÚ THÍCH:- Nếu lưu lượng rò rỉ sau phép thử (7.1.4.2) vượt quá lưu lượng cho phép, hiệu chnh giá trị của Vm trong Công thức (3), như mô tả tại 12.3 của EPA Method 5.

11.1.5  Độ m

11.1.6  Kiểm tra xác nhận lưu lượng ly mẫu không đổi. Đối với từng khoảng tăng thời gian, xác định ∆Vm. Tính trung bình. Nếu giá trị cho bất kì lần tăng thời gian nào khác với giá tr trung bình quá 10 phần trăm, thì loại b các kết qu đó, và thực hiện lại phép xác định.

11.1.7  Trong dòng khí bão hòa hoặc khí có độ ẩm cao, thực hiện hai cách tính toán độ ẩm của khí ống khói, một là sử dụng giá trị dựa trên các điều kiện bão hòa (Điều 3), và cách khác là dựa trên các kết quả phân tích bình hấp phụ. Trong hai giá trị Bws này, giá tr thấp hơn được coi là chính xác.

11.2  Phương pháp gần đúng. Phương pháp gần đúng được thiết kế để ước tính độ ẩm của khí ống khói; do đó, không ly các dữ liệu khác chỉ cần cho việc xác định độ ẩm chính xác. Các công thức sau đây ước tính đầy đủ độ m dùng để thiết lập/cài đặt lưu lượng lấy mẫu đẳng tốc.

11.2.1  Kí hiệu

Bvm, là tỷ lệ tương đối theo thể tích của hơi nước trong dòng khí rời khỏi bình hấp phụ thứ hai, 0,025.

Bws là tỷ lệ hơi nước, theo thể tích, trong dòng khí.

Mw là khối lượng phân tử nước, 18,0 g/g-mol (18,0 lb/lb-mol).

Pm là áp suất tuyệt đối (đối với phương pháp này, thì giống áp suất khí quyển) ở đồng hồ đo khí khô, mm Hg (in. Hg).

Pstd là áp suất tuyệt đối tiêu chuẩn, 760 mm Hg (29,92 in. Hg).

R là hằng số khí lý tưng, 0,06236 (mm Hg) (m3) / (g-mol) (K°) đối với đơn vị hệ mét và 21.85 (in. Hg) (ft3) / (lb-mol) (R°) đối với đơn vị Anh Quốc.

Tm là nhiệt độ tuyệt đối tại đồng hồ đo, °K (°R).

Tstd là nhiệt độ tuyệt đối tiêu chuẩn, 293 °K (528 °R).

Vf là th tích cuối cùng của dung tích bình hấp phụ, ml.

Vl là thể tích ban đu của dung tích bình hấp phụ, ml.

Vm là thể tích khí khô đo được bằng đồng hồ đo khí khô, dcm (mét khối khí khô).

Vm (std) là thể tích khí khô đo được bằng đồng hồ đo khí khô, đã hiệu chnh theo điều kiện tiêu chuẩn, dscm (mét khối khí khô tiêu chuẩn).

Vwc (std) là thể tích hơi nước ngưng tụ, đã hiệu chnh theđiều kiện tiêu chuẩn, scm (mét khối chuẩn).

Vwsg (std) là thể tích hơi nước thu được trong chất hút ẩm, đã hiệu chnh theo điều kiện tiêu chuẩn, scm (scf).

Y là hệ số hiệu chỉnh đồng hồ đo khí khô.

∆Vm là thể tích khí khô tăng đo được bằng đồng hồ đo khí khô tại từng điểm đi qua, dcm (mét khối khí khô)

ρlà tỉ trọng của nước, 0,9982 g/ml (0,002201 lb/ml)

11.2.2  Thể tích của hơi nước ngưng tụ

Trong đó:

K5 = 0,001333 m3/ml đối với đơn v hệ mét

= 0,04706 ft3/ml đối với đơn v Anh quốc.

11.2.3  Thể tích mẫu khí

Trong đó:

K= 0,3855 °K/ mm Hg đối với đơn vị hệ mét,

= 17,64 °R/in, đối với đơn vị Anh quốc.

11.2.4  Độ ẩm tương đối

12  Quy trình thay thế

Các quy trình như mô tả trong EPA Method 5 để xác định độ ẩm được chấp nhận như là một phương pháp chun.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Air Pollution Engineering Manual (Second Edition). Danielson, J.A. (ed.). U.S. Environmental Protection Agency, Office of Air Quality Planning and Standards. Research Triangle Park, NC. Publication No. AP-40.1973.

[2] Devorkin, Howard, et at. Air Pollution Source Testing Manual. Air Pollution Control District, Los Angeles, CA. November 1963.

[3] Methods for Determination of Velocity, Volume, Dust and Mist Content of Gases. Western Precipitation Division of Joy Manufacturing Co. Los Angeles, CA. Bulletin WP-50. 1968.

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11305:2016 VỀ PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH – XÁC ĐỊNH HÀM ẨM CỦA KHÍ THẢI ỐNG KHÓI
Số, ký hiệu văn bản TCVN11305:2016 Ngày hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 30/12/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản