TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11347-1:2016 VỀ ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ – TÍNH NĂNG CỦA THUỐC BẢO QUẢN GỖ KHI XÁC ĐỊNH BẰNG PHÉP THỬ SINH HỌC – PHẦN 1: CHỈ DẪN CHI TIẾT THEO MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/11/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11347-1:2046

ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ – TÍNH NĂNG CỦA THUỐC BẢO QUẢN GỖ KHI XÁC ĐỊNH BẰNG PHÉP THỬ SINH HỌC – PHẦN 1: CHỈ DẪN CHI TIẾT THEO MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG

Durability of wood and wood-based products – Efficacy of preventive wood preservatives as determined by biological tests – Part 1: Specification according to use class

 

Lời nói đầu

TCVN 11347-1:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 599-1:2009 và sửa đổi 1:2013;

TCVN 11347-1:2016 do Vin Nghiên cu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công b.

Lời giới thiệu

TCVN 11347-1:2016 nằm trong một hệ thống và khi sử dụng kết hợp với TCVN 10749:2015 (EN 599-2:1995), TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007) để mô tả về các điều kiện xử lý gỗ theo các nhóm môi trường sử dụng; với TCVN 11346-1:2016 để mô tả hệ thống phân loại gỗ đã qua xử lý bảo quản theo khả năng thấm của thuốc bảo quản và đưa ra những hướng dẫn về phân loại lượng thuốc thấm (theo độ sâu và lượng thuốc thấm).

Sự cần thiết phải bo qun gỗ phụ thuộc một phần vào độ bền tự nhiên của gỗ và do đó tiêu chuẩn này nên được sử dụng kết hợp với EN 350-1, EN 350-2 và EN 460.

Do chưa có TCVN quy định chính thức về các loài sinh vật và các loại gỗ được dùng trong thử nghiệm sinh học, những loài sinh vật và loại gỗ được sử dụng trong tiêu chuẩn này được coi là phù hợp (tương đương trong các tiêu chuẩn Châu Âu) khi sử dụng ở điều kiện Việt Nam.

 

ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ – TÍNH NĂNG CỦA THUỐC BẢO QUẢN GỖ KHI XÁC ĐỊNH BẰNG PHÉP THỬ SINH HỌC – PHẦN 1: CHỈ DẪN CHI TIẾT THEO MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG

Durability of wood and wood-based products – Efficacy of preventive wood preservatives as determined by biological tests – Part 1: Specification according to use class

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn chi tiết về các đặc điểm của từng nhóm môi trường sử dụng được định nghĩa trong TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007) và các phương pháp quy định th sinh học đ đánh giá hiệu lực thuc bảo quản được sử dụng xử lý bảo qun gỗ nguyên, cùng với các phép thử tối thiểu độ thuần thục gỗ, tương ứng với các nhóm môi trường sử dụng. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra công thức tính toán giá trị tới hạn của một loại thuốc bảo quản. Giá trị tới hạn là giá trị được sử dụng để suy ra lượng thuốc thấm khuyến cáo cho từng đều kiện sử dụng cụ thể. Giá trị tới hạn không nhất thiết phải là lượng thuốc thm khuyến cáo hoặc mức thấm tối thiểu đối với một loại thuốc bảo quản. Việc tính toán lượng thuốc thấm yêu cầu phải cân nhắc đến giới hạn của các nguy cơ gây hại, những điều kiện tiếp xúc và yêu cầu về thời hạn phục vụ sao cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam; tiêu chuẩn TCVN 11346-1:2016 đề xuất giá trị ti hạn phải được điều chỉnh theo các yếu t này.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các thuốc bảo quản sử dụng dưới dạng lỏng để xử lý bảo quản gỗ (kết cấu và phi kết cấu) chng nấm, côn trùng và hà biển hại gỗ như đề cập trong TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007). Tuy nhiên, có thể áp dụng cho thuốc dùng để xử lý bảo quản chống nấm gây biến màu gỗ nếu đây là một phần trong hiệu quả phòng ngừa tổng hợp của sn phẩm.

Tiêu chuẩn này không nhất thiết phải xem xét đến toàn bộ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng ổn định các hoạt chất của thuốc trong gỗ đã xử lý. Những yếu tố này bao gm cả tia tử ngoại và các nhân t vi sinh vật có khả năng làm giảm hiệu lực các thành phần của thuốc bảo quản. Chúng là một phần không thể thiếu trong phép thử trên thực địa nhưng phụ thuộc vào sự biến đi của tự nhiên và tác động của chúng không được đánh giá trực tiếp trong các phép thử thuộc tiêu chuẩn này. Các phương pháp đánh giá đang phát triển dựa trên các yếu tố ở trên chưa hoàn thành và không được đề cập vào tiêu chuẩn này. Các yếu t như vậy trong điều kiện sử dụng ảnh hưởng đáng kể đến sự phù hợp của các thành phần hoạt chất cho mục đích sử dụng, vì vậy nhà sn xuất s t phải đảm bảo và cung cấp bằng chứng đã được đánh giá đầy đủ cho thấy sự ổn định của chúng  mức lượng thuốc thấm khuyến cáo.

Tiêu chun này không áp dụng cho thuốc bảo quản gỗ sử dụng dưới dạng cao, dạng rắn, viên nang hoặc dạng khí vì phải điều chỉnh lại các th nghiệm sinh học được yêu cầu trong tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho những loại thuốc để bảo qun bổ sung cho gỗ hoặc những loại thuốc để ngăn chặn nm gây biến màu gỗ dác trên ván gỗ tươi hay những loại thuốc sử dụng với mục đích duy nhất là ngăn chn nấm gây biến màu gỗ trong quá trình sử dụng.

CHÚ THÍCH 1: Bản chất của thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc tại hiện trưng trong tiêu chuẩn này đ chứng minh hiệu lực của một loại thuốc bo qun gỗ, dựa trên thi gian yêu cầu để thu thập dữ liệu, trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, phụ thuộc vào các tính chất của thuốc bảo quản và nhóm môi trường sử dụng mã gỗ được tiếp xúc.

Đối với các loại thuốc bo quản đã được đưa ra th trường mà không có sự thay đổi thành phần đáng kể (xem Phụ lục A) trước năm 1990 và có thể đưa ra những hồ sơ chứng minh việc sử dụng hợp pháp và phù hợp với điều kiện kỹ thuật truyền thống theo thực tế Việt Nam trong suốt thời điểm đó, được cp bi tổng cục tiêu chun đo lưng; có th công bố giá tr tới hạn được sử dụng.

CHÚ THÍCH 2: Hướng dẫn th nghiệm lại sau khi thay đổi thành phần thuốc được đưa ra trong Phụ lục A.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007), Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm gỗ. Nhóm môi trường sử dụng.

TCVN 10749:2015 (EN 599-2:1995), Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phm gỗ – Tính năng của thuốc bảo quản gỗ khi xác định bằng phép thử sinh học – Phần 2: Phân nhóm và ghi nhãn.

TCVN 10750:2015, Thuốc bảo quản gỗ – Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học – Phương pháp bay hơi.

TCVN 10751:2015, Thuốc bảo quản gỗ – Phương pháp thử tại hiện trường xác định hiệu lực của thuc bảo quản gỗ để sử dụng trong điều kiện có lớp phủ và không tiếp đất – Phương pháp ghép mộng chữ L.

TCVN 11346-1:2016, Độ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ  Gỗ nguyên được xử lý bo qun – Phần 1: Phân loại độ sâu và lượng thuc thấm.

TCVN 11355:2016, Thuốc bảo quản gỗ – Xác định hiệu lực chng mối gỗ ẩm – Phương pháp trong phòng thí nghiệm.

TCVN 11356:2016, Thuốc bảo quản gỗ – Xác định hiệu lực chng nấm gây biến màu gỗ – Phương pháp trong phòng thí nghiệm.

EN 20-1, Wood preservatives – Determination of the protective effectiveness against Lyctus Brunneus (Stephens) – Part 1: Application by surface treatment (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ -Xác định hiệu lc phòng chống mọt Lyctus Brunneus (Stephens) – Phần 1: Áp dụng cho phương pháp xử lý bề mặt (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))

EN 20-2, Wood preservatives – Determination of the protective effectiveness against Lyctus Brunneus (Stephens) – Part 2: Application by impregnation (Laboratory method).(Thuốc bo quản gỗ – Xác định hiệu lực phòng chng mọt Lyctus Brunneus (Stephens) – Phần 2: Áp dụng cho phương pháp xử lý thấm sâu (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))

EN 46-1, Wood preservatives  Determination of the preventive action against Hylotrupes bajulus (Linnaeus) – Part 1: Larvicidial effect (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ – Xác định hiệu lực phòng chống xén tóc Hylotrupes bajulus (Linnaeus) – Phần 1: Hiệu lực diệt ấu trùng (Phương pháp phòng thí nghiệm))

EN 46-2, Wood preservatives – Determination of the preventive action against Hylotrupes bajulus (Linnaeus) – Part 2: Ovicidal effect (Laboratory method). (Thuốc bảo qun gỗ – Xác định hiệu lực phòng chống xén tóc Hylotrupes bajulus (Linnaeus) – Phần 2: Hiệu lc diệt trứng (Phương pháp phòng thí nghiệm))

EN 47, Wood preservatives – Determination of the toxic values against larvae of Hylotrupes bajulus (Linnaeus) (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ – Xác định các giá trị độc phòng chống ấu trùng xén tóc Hylotrupes bajulus (Linnaeus) (Phương pháp phòng thí nghiệm))

EN 49-1, Wood preservatives – Determination of the protective effectiveness against Anobium punctatum (DeGeer) by egg-laying and larval survival – Part 1: Application by surface treatment (Laboratory method). (Thuốc bảo qun gỗ – Xác định hiệu lực phòng chống mọt Anobium punctatum (DeGeer) qua khả năng đẻ trứng và khả năng sống sót của ấu trùng – Phần 1: Áp dụng cho phương pháp xử lý b mặt (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))

EN 49-2, Wood preservatives – Determination of the protective effectiveness against Anobium punctatum (DeGeer) by egg-laying and larval survival – Part 2: Application by impregnation (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ – Xác định hiệu lực phòng chống mọt Anobium punctatum (DeGeer) qua khả năng đẻ trứng và kh năng sống sót của ấu trùng – Phần 2: Áp dụng cho phương pháp xử lý thấm sâu (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))

EN 84, Wood preservatives – Accelerated ageing of treated wood prior to biological testing – Leaching procedure. (Thuốc bảo qun gỗ – Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc bảo quản trước khi thử nghiệm sinh học – Phương pháp rửa trôi).

EN 113, Wood preservatives – Test method for determining the protective effectiveness against wood destroying basidiomycetes – Determination of the toxic values. (Thuốc bảo quản gỗ – Phương pháp thử xác định hiệu lực chống nấm hại gỗ basidiomycetes – Xác định các giá trị độc)

EN 117, Wood preservatives – Determination of toxic values against Reticulitermes species (European termites) (Laboratory method). (Thuốc bảo quản gỗ – Xác định các giá trị độc phòng chống mối Reticulitermes (mối Châu Âu) (Phương pháp trong phòng thí nghiệm))

EN 252, Field test method for determining the relative protective effectiveness of a wood preservative in ground contact. (Phương pháp th nghim tại bãi thử tự nhiên nhằm xác định hiệu lực tương đối của một loại thuốc bo quản khi tiếp xúc với đất)

EN 275, Wood preservatives – Determination of the protective effectiveness against marine borers. (Thuốc bảo quản gỗ – Xác định hiệu lực bảo qun phòng chống các loài côn trùng hại gỗ)

ENV 807:2001, Wood preservatives – Determination of the effectiveness against soft rotting micro-fungi and other soil inhabiting micro-organisms. (Thuốc bảo quản gỗ – Xác định hiệu lực phòng chống vi nm gây mục mềm và các loài vi sinh vật khác trong đất)

CEN/TS 839, Wood preservatives – Detemination of the protective effectiveness against wood destroying basidiomycetes – Application by surface treatment. (Thuốc bảo quản gỗ – Xác định hiệu lực phòng chống nấm hại gỗ basidiomycetes – Áp dụng cho phương pháp xử lý bề mặt)

EN 1001-2:2005, Durability of wood and wood based products – Terminology – Part 2: Vocabulary. (Đ bền tự nhiên của gỗ và các sản phẩm gỗ – Thuật ngữ – Phần 2: Từ vựng)

3  Thuật ngữ, định nghĩa, chữ viết tắt và ký hiệu

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong EN 1001-2:2005, được dùng như sau:

3.1.1

Hoạt chất (active ingredient (s))

Một hợp chất hoặc bao gồm các hợp cht hóa học có trong thuốc bảo qun gỗ, tạo ra hoạt tính đặc hiệu chống lại các tác nhân sinh học hại gỗ.

[xem EN 10001-2:2005, 4.01]

3.1.2

Vùng phân tích (analytical zone)

a-z

Phần gỗ đã xử lý bảo quản, được phân tích để đánh giá lượng thuốc thấm (r.r)

CHÚ THÍCH: Vùng phân tích được lấy từ bề mặt của gỗ đã xử lý. Yêu cầu về độ sâu lấy mẫu phụ thuộc vào gỗ của loài cây được phân tích và các mức xử lý liên quan.

3.1.3

Giá trị tham khảo sinh học (biological reference value)

b. r.v

Lượng thuc bảo quản tính bằng gam trên mét vuông hoặc kilôgam trên mét khi được thấy là có hiệu qu trong một th nghiệm phòng chống sự tấn công của một sinh vật dùng trong thử nghiệm đó.

[xem EN 10001-2:2005, 4.06]

3.1.4

Giá trị tới hạn (critical value)

c.v

Giá trị tương đương với giá trị tham khảo sinh học lớn nhất (b.r.v.) (tính bằng gam trên mét vuông hoặc kilogam trên mét khối) thu được từ tất cả các thử nghiệm sinh học thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn này cho bất kỳ nhóm môi trường sử dụng nào đã cho.

[xem EN 1001-2:2005, 4.18]

3.1.5

Thành phần bổ trợ (co-formulant)

Là các chất (trừ chất có hoạt tính) trong thuốc bảo quản gỗ.

[xem EN 1001-2:2005, 4.14]

3.1.6

Lượng thuốc thm khuyến cáo của nhà sản xuất (manufacturer’s proposed recommended loading)

m.r.l

Lượng thuốc thấm trong vùng phân tích của mẫu thử đại diện tương ứng với lượng thuốc thử trung bình mà nhà sản xuất khuyến cáo là cần thiết và khả thi trong thực tế.

[xem EN 1001-2:2005,4.50]

3.1.7

Giới hạn áp dụng cực đại (maximum application limit)

m.a.l

Lượng thuốc bo quản tối đa, tính bằng gam trên mét vuông hoặc kilôgam trên mét khối, được phép áp dụng cho một mẫu gỗ trong một thử nghiệm sinh học cụ thể.

[xem EN 1001-2:2005,4.51]

3.1.8

Giá trị độc trung bình (mid-toxic value)

m.t.v

Trung bình cộng của giá trị độc ngưỡng cao và thấp được quy định trong thử nghiệm sinh học liên quan.

[xem EN 1001-2:2005,4.52]

3.1.9

Lượng thuốc thấm hiệu qu danh nghĩa (nominal effective retention)

n.e.r

Lượng thấm của loại thuốc dùng thử nghiệm được tính toán để có được hiệu lực theo quy định tại ENV 807, tương đương với lượng thuốc thm yêu cầu của thuốc bảo quản tham khảo có liên quan.

[xem EN 1001-2:2005,4.55]

3.1.10

Quá trình xử lý thấm sâu (penetrating treatment process)

Quá trình bao gồm các cách làm hay quy trình nhằm khắc phục tính cản trở tự nhiên của gỗ để tẩm một loại thuốc bảo quản dưới dạng sẵn sàng sử dụng.

CHÚ THÍCH: Chẳng hạn bao gồm các công nghệ đang được sử dụng như xử lý khuếch tán, quá trình chân không kép và quá trình chân không áp lực.

[xem EN 10001-2:2005, 4.58]

3.1.11

Thuốc thành phẩm (product)

Thuốc bảo qun gỗ dưới hình thức thành phẩm được bán ra của nhà sản xuất.

[xem EN 1001-2:2005,1.32]

3.1.12

Yêu cầu về lượng thuốc thm (retention requirement)

r.r

Lượng thuốc bo quản gỗ cần đạt được trong vùng phân tích.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu v lượng thuốc thm được biu thị bằng gam thuốc trên mỗi mét vuông xử lý bề mặt và kilogram thuốc trên mỗi mét khối xử lý thấm sâu. Số liệu này rút ra từ giá trị ti hạn bằng nhiều cách khác nhau tùy theo th nghiệm cụ thể.

[xem EN 1001-2:2005,4.73]

3.1.13

Quá trình xử lý trên bề mặt (superficial application process)

Quá trình không bao gồm cách làm hay quy trình nhằm khắc phục tính cản trở tự nhiên của gỗ để tm một loại thuốc bảo quản dưới dạng sẵn sàng sử dụng của nó.

CHÚ THÍCH: Chẳng hạn như các quá trình quét, phun, tẩm (nhúng) mà gỗ chỉ có vài phút trong thuốc bảo quản.

[xem EN 10001-2:2005, 4.82]

3.1.14

Lượng thuốc thấm có mục đích (target retention)

t.r

Lượng thm của thuốc bảo qun tham khảo để rút ra mức độ cần thiết để chống lại các tác nhân sinh học.

[xem EN 1001-2:2005, 4.87]

3.1.15

Thuốc bảo qun gỗ (wood preservative)

Bao gồm các thành phần hoạt tính hoặc các loại thuc có chứa thành phần hoạt tính có mặt trên thị trường, dựa trên cơ sở các đặc tính của các thành phần đó, mục đích để ngăn ngừa các sinh vật (nấm, côn trùng và hà biển) gây phá hủy hoặc biến dạng gỗ và các sản phẩm gỗ, hoặc để chống lại sự tấn công trực tiếp của chúng.

[xem EN 1001-2:2005, 1.56]

3.2  Chữ viết tắt và ký hiệu

3.2.1  

A

Mọt Anobium punctatum (xem phụ lục I)

3.2.2

B

Nấm gây biến màu (xem ví dụ ở bảng 2)

3.2.3

F

Th nghiệm hiện trưng (xem ví dụ  bảng 3a đến bng 5)

3.2.4

Str

Xén tóc Stromatium longicome (xem phụ lục I, ví dụ 5.2.3a) và Bảng 1)

3.2.5

I

Tất cả các loài côn trùng cánh cứng (xem ví dụ 5.2.3c) và Bảng 1 đến Bảng 5)

3.2.6  

L

Mọt Lyctus brunneus (xem phụ lục I, ví dụ 5.2.3a) và Bảng 1)

3.2.7

m/m

(Theo) Khối lượng (xem ví dụ 5.2.16 và 5.2.27)

3.2.8

T

MCoptotermes formosanus Shiraki (xem phụ lục I, ví dụ 5.2.7 và Bng 1 đến Bảng 5)

3.2.9

V

Nấm Coriolus versicolor (xem Bảng 3a và Bng 3b)

3.2.10

Vn

Giá trị trung bình danh nghĩa của những ln lặp lại không phá hủy mẫu quy định trong TCVN 10751:2015

3.2.11

Ve

Giá trị trung bình danh nghĩa cho các bề mặt bên ngoài và những bề mặt có thể nhìn thấy của các mẫu thử có ni ghép của những lần lặp lại có phá hủy mẫu quy định trong TCVN 10751:2015.

3.2.12

Vi

Giá trị trung bình danh nghĩa cho các bề mặt sau khi cưa của những lần lặp lại có phá hy mẫu quy định trong TCVN 10751:2015.

3.2.13

R2TP

Số lần xử lý thuốc lặp lại với điểm đánh giá từ 2 trở lên trong TCVN 10751:2015.

3.2.14

R2R

Số lần xử lý thuốc tham khảo lặp lại với điểm đánh giá từ 2 trở lên trong TCVN 10751:2015.

3.2.15

spp

Các loài.

3.2.16

unrP

Lượng thuốc th trên mức danh nghĩa của thuốc bảo quản gỗ.

3.2.17

InrP

Lượng thuốc thấm  dưi mức danh nghĩa của thuốc bo qun gỗ.

3.2.18

Số CAS

Số đăng ký thành phần hóa học.

3.2.19

Số EINECS

Số của hệ thống các cht hóa học được phép sử dụng ở Việt Nam (hoặc Châu Âu).

3.2.20

S ELINCS

Danh mục số các chất hóa học của Việt Nam (hoặc Châu Âu).

4  Phân nhóm môi trường sử dụng

Mỗi loại thuốc thành phẩm được phân vào một hoặc nhiều nhóm môi trường sử dụng như mô tả trong TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007).

5  Hiệu lực bảo quản

5.1  Yêu cầu chính

5.1.1  Mỗi loại thuốc thành phẩm sẽ được kiểm tra phù hợp với các thử nghiệm mô tả từ Bảng 1 đến Bảng 5, chú ý những điều sau đây:

a) Môi trường sử dụng liên quan (xem Điều 6);

b) Phương pháp xử lý (xem Phụ lục C);

c) Loại gỗ dự định được sử dụng (xem Phụ lục D);

d) Loài côn trùng (nếu có) mà thuốc có hiệu lực chống lại;

e) Nếu thuốc chỉ được sử dụng dưới một lớp phủ.

Từ Bảng 1 đến Bảng 5 yêu cầu thuốc bảo quản gỗ phải bền, không bay hơi và/hoặc rửa trôi theo TCVN 10750:2015 và/hoặc EN 84 được thực hiện riêng biệt (xem Phụ lục E).

5.1.2  Sử dụng các tiêu chí có liên quan được đưa ra từ Bảng 1 đến Bảng 5, ch số b.r.v sẽ được thiết lập cho mỗi thử nghiệm với một tc độ xử lý bằng hoặc thấp hơn mức giới hạn xử lý tối đa đã cho (xem Phụ lục G).

5.1.3  Trong các giá trị độc  những tiêu chuẩn thử nghiệm sinh học có liên quan, b.r.v là giá trị độc trung bình (m.t.v.), ngoại trừ trong các trường hợp sau đây:

a) Trong các th nghiệm với côn trùng sử dụng EN 47, nếu tỷ lệ chết  các giá trị độc ngưỡng thấp dưới 80%, thì giá trị độc ngưỡng cao sẽ được sử dụng như là b.r.v;

b) Trong các thử nghiệm với côn trùng sử dụng EN 20-2 hoặc EN 49-2, nếu số lượng ấu trùng sống/số ấu trùng lột xác thành công ở giá trị độc ngưỡng thấp vượt quá 20% số lượng các điều khiển dung môi, thì giá trị độc ngưỡng cao sẽ đưc sử dụng như là b.r.v;

c) Trong EN 113, nếu sự tổn thất khối lượng trung bình tại giá trị độc ngưỡng thấp lớn hơn 10% khối lượng, thì giá trị độc ngưỡng cao sẽ được sử dụng như là b.r.v

5.2  Yêu cầu bổ sung từ Bảng 1 đến Bng 5

5.2.1  Trong trường hợp tùy theo điều kiện yêu cầu các thuốc bảo qun gỗ có hiệu lực sinh học tăng cưng, hoặc để hỗ trợ những tuyên bố của nhà sản xuất hoặc yêu cầu của các kỹ thuật viên, thuốc thành phẩm phải được kiểm tra phù hợp với các yêu cầu ln quan khác hoặc thử nghiệm theo thực tế được đưa ra từ Bảng 1 đến Bng 5.

CHÚ THÍCH 1: Thử nghiệm hiện trường có sự khác biệt về phương pháp th hoặc vị trí địa lý như trong EN 252, EN 275 và TCVN 10751:2015 có th phải cung cdữ liệu bổ sung có liên quan để xác định các yêu cầu về lượng thuốc thấm trong EN 351, có nguồn gốc từ giá tr ti hạn theo TCVN 10749:2015 (EN 599-2:1995).

CHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục F.

5.2.2  Quá trình xử lý phù hợp nhất được quy định trong các thử nghiệm sinh học theo tiêu chuẩn tương ứng, mặc dù có thể chưa hoàn toàn chính xác với quá trình dành cho các thuốc thành phẩm th nghiệm trong thực tế.

5.2.3  Thuốc bảo quản gỗ trong nhóm môi trường sử dụng 1 sẽ có hiệu lực đối với một hoặc tất cả loài côn trùng cánh cứng hại gỗ được quy định trong tiêu chuẩn này. Nhóm môi trường sử dụng này không có nguy cơ bị nhiễm nấm.

Các phương pháp thử nghiệm thuốc thành phẩm được thực hiện chng lại một trong các trường hợp sau:

a) Tr khi b) hoặc c) được áp dụng và được chọn, tất cả hoặc một loài côn trùng cánh cứng có liên quan “Stromatium longicorne (Str)”; “Anobium punctatum (A)”; và “Lyctus brunneus (L)”; hoặc;

b) Các loài côn trùng cánh cứng kháng thuốc nhất, nếu thuốc thành phẩm được dựa trên thuốc diệt côn trùng (hoặc các loại thuốc diệt côn trùng) mà hiệu quả đã được kiểm chứng (qua thời gian hoặc không qua thời gian) trong đó thể hiện các hiệu lực khác nhau đối với các loài côn trùng cánh cứng khác nhau, khi đó giá trị độc trung bình của loài côn trùng cánh cứng kháng thuốc kém nhất ít hơn 80% giá trị độc trung bình của loài côn trùng cánh cứng kháng thuốc nhất; hoặc;

c) Theo quy định tại cột “cho tất cả loài côn trùng cánh cứng”, nếu thuốc thành phẩm được dựa trên thuốc diệt côn trùng (hoặc các loại thuốc diệt côn trùng) mà hiệu quả đã được kiểm chứng (qua thời gian hoặc không qua thời gian) cho thy có hiệu lực nhiều hơn hoặc ít hơn đối với tất cả các loài côn trùng cánh cứng, khi đó giá trị độc trung bình của loài côn trùng cánh cứng kháng thuốc kém nhất bằng hoặc nhiều hơn 80% giá trị độc trung bình của loài côn trùng cánh cứng kháng thuốc nhất.

5.2.4  Thử nghiệm bổ sung chỉ được thực hiện khi cần thiết để đáp ứng hoặc xánhận các yêu cu thực tế của Việt Nam, các yêu cầu nhất định của kỹ thuật viên hoặc những tuyên bố cụ thể của nhà sản xuất (xem 5.2.1).

5.2.5  Thuốc thành phẩm phải được thử nghiệm theo EN 46-2 nếu thuốc có khả năng diệt côn trùng hoặc diệt trứng côn trùng.

5.2.6  Phương pháp rửa trôi theo EN 84 không yêu cầu cho các thuc thành phẩm dùng trong môi trường sử dụng nhóm và 2 trong đó gỗ đã xử lý đưc bảo vệ không tiếp xúc kéo dài với nước mưa hoặc các hình thức ngẫu nhiên và tạm thời khác làm ướt gỗ trong khi vận chuyển và lắp đặt. Nếu các hình thức bảo vệ này không đảm bảo, thuốc thành phẩm dành cho môi trường sử dụng 1 và 2 được xử lý với phương pháp không đạt được độ sâu thấm thuốc ở các mặt bên lớn hơn 3 mm, phải được thử nghiệm sau khi rửa trôi theo EN 84.

Phương pháp rửa trôi theo EN 84 không thể sử dụng kết hợp với EN 20-1 và EN 20-2; do đó chỉ số b.r.v. chống lại mọt Lyctus brunneus (L) tại nơi có nguy cơ bị rửa trôi được coi là tương đương với chỉ số b.r.v chống lại xén tóc Stromatium longicorne (Str) hoặc mọt Anobium punctatum (A) sau khi rửa trôi; bất kể có chỉ số nào lớn hơn.

5.2.7  Đối với khả năng chống mối (T), một quá trình xử lý bề mặt phải được th nghiệm với thuốc thành phẩm  dạng sử dụng:

a) Theo EN 46 hoặc thử nghiệm vi côn trùng cánh cứng có liên quan và đã đạt được các tiêu chí để xác định giá trị tham khảo sinh học cho thử nghiệm này và;

b) Theo TCVN 11355:2016 khi xử lý đạt mức 200 g/m2 gỗ và đã đạt được các tiêu chí về hiệu lực bảo quản chống lại mối trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn TCVN 11355:2016 không đưa ra th nghiệm phù hợp cho tất cả các phương thức xử lý của các loại thuốc bảo quản hiện nay. Trong tương lai phiên bản mới của TCVN 11355:2016 hoặc một tiêu chun thử nghiệm sẽ thay thế để cung cấp kết quả có tính thực tế hơn về hiệu lực chống lại mối, do đó các phương pháp đánh giá khác có thể được sử dụng để tính toán b.r.v

5.2.8  Tiêu chuẩn EN 20-2 không sử dụng cho các loại thuốc bảo qun gỗ phân tán hoặc hòa tan trong nước bi vì phạm vi áp dụng của phương pháp này không cho phép sử dụng với các thuốc thành phẩm như vậy.

5.2.9  Khi thu được giá trị độc trung bình, nếu tỷ lệ chết ở giá trị độc ngưỡng thấp trong EN 47 là dưới 80%, giá trị độc ngưỡng cao sẽ được sử dụng như b.r.v. Trong EN 20-2 và EN 49-2, nếu số lượng ấu trùng sống/số lượng u trùng lột xác thành công  giá tr độc ngưỡng thấp vượt quá 20% của các dung môi điều khiển, thì giá trị độc ngưỡng cao sẽ được sử dụng như là b.r.v

5.2.10  Lượng thuốc thấm yêu cu trong các thử nghiệm tương ứng trong phòng thí nghiệm không được vượt quá khuyến cáo của các nhà sản xuất và có thể đạt được bằng cách ngâm ngập hoàn toàn với dung dịch pha loãng của thuốc thành phẩm.

CHÚ THÍCH: Khi xử lý gỗ ở mức độ công nghiệp trên thực tế, các loi thuốc dùng để xử lý thấm sâu được áp dụng theo nhiều cách và có một loạt các kết quả về lượng thuốc thấm khi xử lý gỗ dác. Ví dụ, gỗ dác thông Scotland (gỗ redwood ChâÂu) (Pinus sylvestris), hệ thống xử lý áp lực cao (ví dụ như tẩm chân không áp lực) thường được dự kiến đạt lượng thuốc thấm trung bình 600 kg/m3 gỗ xử lý, Hệ thống sử dụng áp lực thp và không áp lực (ví dụ tm chân không kép, ngâm thưng) không dự kiến đạt được lượng thuốc thấm trung bình lớn hơn 300 kg/m3 gỗ xử lý.

5.2.11  Các thử nghiệm trong EN 113 được quy định thử chung đối với nấm Basidiomycetes cho các thuốc thành phẩm ở nhóm môi trưng sử dụng 2 khi xử lý bề mặt.

5.2.12  Tiêu chuẩn CEN/TS 839 không yêu cầu cho nhóm môi trường sử dụng 2. Tuy nhiên, các thuốc thành phẩm đã được thử nghiệm phù hợp với CEN/TS 839 cho nhóm môi trường sử dụng 3 (không có lớp phủ), cũng có thể được sử dụng cho nhóm môi trường sử dụng 2 mà không cần tiếp tục thử nghiệm theo EN 113. Trong trường hợp này, chỉ số b.r.v chống lại nấm Basidiomycetes cho nhóm môi trường sử dụng 2 có thể được xác định từ CEN/TS 839 cộng thêm với phương pháp thuần thục nhanh theo TCVN 10750:2015, bằng cách sử dụng các tiêu chí mô tả trong 5.2.19, hoặc theo EN 84 như mô tả trong 5.2.6.

5.2.13  Tiêu chuẩn EN 113 thử nghiệm với nấm Coriolus versicolor không yêu cầu cho các thuốc thành phẩm chỉ dành cho nhóm môi trường sử dụng 2.

5.2.14  Thuốc thành phẩm sử dụng trọng nhóm môi trường sử dụng 2 có khả năng chống lại nấm gây ra vết màu sẽ được th nghiệm theo TCVN 11356:2016, nhưng sau quá trình thuần thục nhanh theo TCVN 10750:2015, hoặc sau khi th nghiệm với điều kiện thời tiết tự nhiên hay nhân tạo theo TCVN 11356:2016.

5.2.15  Để thu được giá trị tới hạn, giá trị tham khảo sinh học tính bằng gam trên mét vuông sẽ được coi là tương đương với hai lần giá trị tham khảo sinh học tính bằng kilogam trên mét khối trong thử nghiệm theo EN 113.

5.2.16  Khi phát sinh các giá trị độc trung bình, khối lượng tổn thất trung bình của mẫu thử tại giá trị độc ngưỡng thấp trong thử nghiệm theo EN 113 không được vượt quá 10% khối lượng; nếu giá trị này b vượt quá thì giá trị độc ngưỡng cao sẽ được lấy là giá trị đối chứng sinh học.

5.2.17  Thuốc thành phm áp dụng phương pháp xử lý bề mặt và  nhóm môi trường sử dụng 3, không sơn hoặc phủ, được thử nghiệm theo CEN/TS 839, sau khi đã xử lý thuần thục nhanh theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt.

5.2.18  Thuốc thành phẩm áp dụng phương pháp xử lý bề mặt và  nhóm môi trường sử dụng 3, có lớp sơn hoặc phủ, trước khi đưa vào sử dụng được thử nghiệm theo CEN/TS 839 hoặc theo EN 113, sau khi đã xử lý thuần thục nhanh theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt, hoặc theo TCVN 10751:2015 cũng như với EN 113 sau khi đã xử lý theo TCVN 10750:2015

5.2.19  Các thuốc thành phẩm cho nhóm môi trường sử dụng 3 sẽ được thử nghiệm theo các tùy chọn phù hợp với EN 113 hoặc 839 CEN/TS sử dụng nấm Coriolus versicolor, nếu điều này cần thiết như là một thử nghiệm sinh học bổ sung; khi được sử dụng, hiệu quả được chứng minh với gỗ thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb.) (hoặc với gỗ bồ đề (Styrax tonkinensis), hoặc cả hai, tùy thuộc tuyên bố của nhà sản xuất hoặc quy định cho gỗ cây lá kim, gỗ cây lá rộng, hoặc cho cả hai.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn EN 113 hoặc CEN/TS 839 thử nghiệm với nấm Coriolus versicolor không cần phải tiến hành  cả hai loại gỗ nếu có bằng chứng cho thấy các thành phần hoạt chất trong thuốc thành phẩm có hiệu quả như nhau trong cả hai loại g; trong trường hợp này hệ số b.r.v cho các loại thuốc xử lý gỗ bồ đề có th được sử dụng cho cả hai loại gỗ. Nếu các bằng chứng cho thấy các thành phần hoạt tính có hiệu qu hơn trong gỗ thông mã vĩ, thì hệ số b.r.v cho các loại thuốc để sử dụng trên gỗ cây lá kim nên được bắt đầu t các thử nghiệm cho gỗ thông mã vĩ để tránh vượt quá đặc đim kỹ thuật của cht diệt sinh vật.

5.2.20  Khi tính giá trị tới hạn theo CEN/TS 839, giá trị tham khảo sinh học là mức độ xử lý thấp nhất (tính bằng gam trên mét vuông) mà tại đó sự hao hụt khối lượng trung bình dưới 3%, với điều kiện là:

a) Không quá một mẫu thử  mức đó (thử nghiệm với bất kỳ phương pháp thuần thục nhanh nào và bất kỳ thử nghiệm cụ th với loại nm nào), có sự phá hy mẫu từ bên trong; hoặc

b) Mu thử có dấu hiệu phá hủy tại bề mặt, không có nhiều hơn một mẫu có hao hụt khối lượng ln hơn 3% nhưng thấp hơn 5%, không phân biệt số lượng lần lặp lại hợp lệ.

5.2.21 Giá trị tham khảo sinh học là giá trị khi: giá trị mục trung bình danh nghĩa (Vn), giá trị mục trung bình của bề mặt bên ngoài và các mặt ghép (Ve), giá trị mục trung bình với các điều kiện bên trong (Vi) là tương đương hoặc cao hơn so với các thuốc bo quản tham khảo sau khi các mẫu tham khảo không xử lý thuốc đã đạt đến một giá trị trung bình ≥ 3; thêm vào đó là số lần lặp lại có điểm đánh giá 2 hoặc cao hơn cho thuốc thành phẩm (R2TP) không được vượt quá số điểm đánh giá 2 trở lên của thuốc bảo quản tham khảo (R2R).

5.2.22  Thuốc thành phẩm dùng cho xử lý ngâm tm và trong nhóm môi trường sử dụng 3 mà không sử dụng sơn hoặc lớp phủ sẽ được thử nghiệm theo EN 113 sau khi đã xử lý thuần thục nhanh theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt.

5.2.23  Thuốc thành phẩm dùng cho xử lý ngâm tẩm và trong nhóm môi trường sử dụng 3 có một lớp sơn hoặc lớp phủ khác trước khi sử dụng sẽ được thử nghiệm theo EN 113 sau khi đã xử lý thuần thục nhanh theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt; hoặc theo TCVN 10751:2015 cũng như với EN 113 sau khi thử nghiệm với TCVN 10750:2015.

5.2.24  Thuốc thành phẩm dùng trong nhóm môi trường sử dụng 4 và 5 sẽ được thử nghiệm theo EN 113 với nấm Coriolus versicolor, giá thể là gỗ thông mã vĩ hoặc gỗ bồ đề, hoặc cả hai, tùy thuộc hiệu lực được tuyên bố hoặc quy định cho gỗ cây lá kim, cho gỗ cây lá rộng, hoặc cho cả hai.

CHÚ THÍCH: tiêu chun EN 113 thử nghiệm với nấm Coriolus versicolor không cần phải tiến hành  cả hai loại gỗ nếu có bằng chứng cho thấy các thành phần hoạt chất trong thuc thành phẩm có hiệu qu như nhau trong cả hai loại gỗ; trong trường hợp này hệ số b.r.v cho các loại thuốc xử lý gỗ bồ đề có thể được sử dụng cho c hai loại gỗ. Nếu các bằng chứng cho thấy các thành phần hoạt tính có hiệu quả hơn trong gỗ thông mã vĩ, thì hệ số b.r.v cho các loại thuốc để sử dụng trên gỗ cây lá kim nên được bắt đầu từ các th nghiệm cho gỗ thông mã vĩ để tránh vượt quá đặc điểm kỹ thuật của chất diệt sinh vật.

5.2.25  Thuốc bo quản dùng trong nhóm môi trường sử dụng 4 sẽ được thử nghiệm theo EN 252 chỉ khi cần một thử nghiệm sinh học bổ sung. Mã hiệu phù hợp với yêu cầu thử nghiệm hiện trưng (xem TCVN 10749:2015 (EN 599-2:1995)) chỉ được sử dụng nếu giá trị tham khảo sinh học cho thử nghiệm theo EN 252 cần được chú ý trước khi thu được giá trị tới hạn.

5.2.26  Các thử nghiệm theo ENV 807 phải được thực hiện và lượng thuốc thấm hiệu quả danh nghĩa được tỉnh theo quy định tại Điều 10 và Phụ lục E của ENV 807:2001. Dữ liệu thu được từ các phương pháp xét nghiệm sàng lọc được mô tả trong Phụ lục A của ENV 807:2001 không được chấp nhận.

CHÚ THÍCH: hệ số b.r.v cũng có th thu được trong thời kỳ xử lý ít hơn 32 tuần nếu sau thời gian xử lý 24 tuần không có giá trị tổn thất khối lượng trung bình dưới 3,0% đối với các thuốc bảo qun tham khảo, nhưng, giá trị thích hợp cho việc suy ra b.r.v có sẵn trong thời gian tiếp xúc thấp hơn (ví dụ như cho 16 và 24 tuần tiếp xúc). Trong trường hợp này nồng độ cao nhất của thuốc bảo qun tham khảo nên được sử dụng để tính toán khi tổn thất khối lượng trung bình <3,0%  thời gian tiếp xúc ngắn hơn và tổn thất khối lượng > 3,0% ở thời gian tiếp xúc dài hơn.

5.2.27  Các giá trị tham khảo sinh học cho EN 252 và EN 275 phải được xác định riêng cho mỗi loại hoặc bố trí thêm nhiều các thử nghiệm hiện trường  các địa điểm khác nhau trong từng trưng hợp. Các địa đim thử nghiệm có đặc điểm môi trường đất/nước biển khác nhau và được đặt tại các khu vực địa lý khác nhau với điều kiện khí hậu khác nhau.

Trong trường hợp sử dụng EN 275, mẫu tham khảo phải được xử lý với một trong hai điều kiện:

a) Thuốc bảo quản tham khảo dùng với nồng độ 2,6% và 0,6% khối lượng, để có hai loại mẫu thử với lượng thuốc thấm tương ứng khoảng 18 kg/m3 và 4 kg/m3; hoặc

b) Thuốc bảo quản tham khảo thay thế dùng với nng độ 5% và 1,2% khối lượng để có hai loại mẫu thử với lượng thuốc thấm tương ứng khoảng 30 kg/m3 và 7 kg/m3.

Giá trị tham khảo sinh học thu được bằng cách vẽ đồ thị đánh giá khả năng khó thấm thuốc của thuốc bảo quản tham khảo và thuốc bảo qun được kiểm tra cho mỗi địa điểm. Giá trị lượng thuốc thấm danh nghĩa ngưỡng cao được tính tương đương với lưng thuốc thấm ngưỡng cao của thuốc bảo quản tham khảo. Giá trị lượng thuốc thấm danh nghĩa ngưỡng thấp được tính tương đương với lượng thuốc thấm ngưỡng thp của thuc bảo quản tham khảo.

Nếu độ biến thiên trong kết quả kiểm tra nhiều hơn một giá trị lượng thuốc thm danh nghĩa ngưỡng cao hoặc thấp của thuốc thành phẩm, tại bất kỳ bãi th tự nhiên nào, giá trị trung bình của tất cả các giá trị ngưỡng cao hoặc thấp phải được sử dụng để tính toán các giá trị tham khảo sinh học.

Nếu sau năm năm không có tác nhân sinh học tấn công tại giá trị lượng thuốc thấm ngưng cao của thuốc bảo quản tham khảo, thử nghiệm sẽ được tiếp tục cho đến khi các mẫu thử bị tấn công.

Nếu sau năm năm giá trị trung bình đánh giá cho các tác nhân sinh học tấn công tại giá trị lượng thuốc thấm ngưỡng cao của thuốc bảo quản tham khảo nhỏ hơn 0,5 thì giá trị tham khảo sinh học được ly từ cả giá trị lượng thuốc thm danh nghĩa ngưỡng cao và thấp của thuốc thành phẩm.

Nếu sau năm năm giá trị trung bình đánh giá cho lượng thuốc thấm ngưỡng cao của thuốc bảo quản tham khảo bằng hoặc ln hơn 0,5 thì giá trị tham khảo sinh học chỉ được lấy từ lượng thuốc thm danh nghĩa ngưỡng cao của thuốc thành phẩm.

Giá trị thử nghiệm sinh học ngưỡng cao bằng với lượng thuốc thấm danh nghĩa ngưỡng cao của thuốc thành phẩm chia cho 0,75 và giá trị thử nghiệm sinh học ngưỡng thấp bằng với lượng thuốc thấm danh nghĩa ngưỡng thấp của thuốc thành phẩm chia cho 0,17. Giá trị tham khảo sinh học đ tính được giá trị tới hạn là giá trị lớn hơn trong hai giá tr trung bình danh nghĩa được tính toán từ các giá trị thử nghiệm sinh học ngưỡng cao và thấp tại mỗi địa điểm thử.

Nếu thuốc thành phẩm được tuyên bố có hiệu lực chống lại mối (T) thì một trong những địa điểm thử nghiệm phải được công nhận là có mối hoạt động.

6. Các thử nghiệm hiệu lực thuốc cho mỗi nhóm môi trường sử dụng

6.1  Nhóm môi trường sử dụng 1

Thuốc thành phẩm dùng cho các quá trình xử lý bề mặt hoặc thấm sâu trong nhóm môi trường sử dụng 1 phải có hiệu lực phù hợp với Bảng 1, chống chịu một trong các trường hợp sau:

a) Chống lại được những loài côn trùng cánh cứng riêng biệt theo yêu cầu hoặc đã được công bố; hoặc:

Cho các thuốc thành phẩm dựa trên thuốc diệt côn trùng (hoặc các loại thuốc diệt côn trùng) với cơ sở dữ liệu đã có từ các thử nghiệm, trong đó thể hiện các hoạt tính khác nhau chống lại với từng loài côn trùng cánh cứng khác nhau (xem 5.2.3 b));

b) Chống lại những loài côn trùng kháng thuốc nhất;

Hoặc những thuốc thành phẩm dựa trên thuốc diệt côn trùng (hoặc các loại thuốc diệt côn trùng) với cơ sở dữ liệu đã có từ các thử nghiệm xác nhận các hoạt tính có khả năng chống lại nhiều hoặc ít hơn đối với mỗi loài côn trùng cánh cứng nhất định (xem 5.2.3 c));

c) Chống lại loài Stromatium longicorne đại diện cho các loài côn trùng cánh cứng.

Các thử nghiệm sau khi rửa trôi theo EN 84 không cần thiết trừ khi nghi ngờ về hiệu lực của thuốc sau khi có nguy cơ bị rửa trôi bi tiếp xúc kéo dài vi nước mưa hoặc các hình thức ngẫu nhiên và tạm thời khác làm ướt gỗ trong khi vận chuyển và lắp đặt, khi đó xem 5.2.6.

6.2  Nhóm môi trường sử dụng 2

Thuốc thành phẩm dùng cho các quá trình xử lý bề mặt hoặc thấm sâu trong nhóm môi trường sử dụng 2 được xác minh hiệu lực dựa theo Bảng 2, chống lại nấm phá hủy gỗ basidiomycetes, ngoại trừ nấm Coriolus versicolor, sau khi thuần thục nhanh gỗ theo TCVN 10750:2015.

Thử nghiệm theo CEN/TS 839 không cần thiết ở nhóm môi trường sử dụng 2. Tuy nhiên, nếu thuốc thành phẩm được th nghiệm theo tiêu chuẩn nà nhóm môi trường sử dụng 3 (không có lp sơn phủ), thì những thuốc thành phẩm này cũng có thể được sử dụng ở nhóm môi trường sử dụng 2, nhưng không thử nghiệm thêm với EN 113. Trong trường hợp này, chỉ số b.r.v chống chịu nấm basidiomycetes  nhóm môi trường sử dụng 2 có thể được xác định từ CEN/TS 839 cộng thêm thử nhiệm thuần thục nhanh theo TCVN 10750:2015, xem các tiêu chí mô tả ở 5.2.19.

Ngoài ra, với tt cả các thuốc thành phẩm, nếu hoạt tính diệt côn trùng được yêu cầu, hoặc đã được công b, các thuốc này phải được kiểm nghiệm hiệu quả chống lại các tác nhân sinh học có liên quan bằng cách sử dụng các thử nghiệm thích hợp được liệt kê trong nhóm môi trường sử dụng 1 ở trên.

Các thử nghiệm sau khi rửa trôi theo EN 84 không cần thiết trừ khi có nghi ngờ về hiệu lực của thuốc sau khi có nguy cơ bị rửa trôi bởi tiếp xúc kéo dài với nước mưa hoặc các hình thức ngẫu nhiên và tạm thời khác làm ướt gỗ trong khi vận chuyển và lắp đặt, khi đó xem 5.2.6.

Khi các hiệu lực sinh học bổ sung được công bố hoặc được yêu cầu chống lại nấm gây biến màu trong quá trình sử dụng, thuốc thành phẩm phải được kiểm nghiệm hiệu lực theo TCVN 11356:2016 và Bảng 2, nhưng tiến hành sau khi xử lý thuần thục nhanh theo TCVN 10750:2015, hoặc xử lý dưới môi trưng tự nhiên hoặc nhân tạo theo TCVN 11356:2016.

Khi các hiệu lực sinh học bổ sung được công b hoặc yêu cầu chống lại các loài côn trùng cánh cứng hoặc các loài nấm thì thuốc thành phẩm phải được kiểm nghiệm hiệu lực theo các thử nghiệm côn trùng liên quan tại Bảng 1, sau khi xử lý thuần thục nhanh theo TCVN 10750:2015.

6.3  Nhóm môi trường sử dụng 3

Thuc thành phẩm sử dụng cho nhóm môi trường sử dụng 3.1 và 3.2 theo TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007) phải được kiểm nghiệm hiệu lực theo Bng 3a cho các quá trình xử lý bề mặt hoặc Bảng 3b cho các quá trình xử lý thấm sâu.

Thuốc thành phẩm sử dụng cho các quá trình xử lý bề mặt trong nhóm môi trường sử dụng 3, không sử dụng lớp sơn phủ, phải được kim nghiệm hiệu lực theo Bảng 3a, chng lại nấm phá hủy gỗ basidiomycete theo CEN/TS 839 sau khi xử lý riêng biệt theo TCVN 10750:2015 và EN 84, ngoại trừ với nấm Coriolus versicolor, tr khi áp dụng theo 5.2.19

Thuốc thành phẩm sử dụng cho các quá trình xử lý thấm sâu trong nhóm môi trường sử dụng 3, không sử dụng lớp sơn phủ, phải được kiểm nghiệm hiệu lực theo Bng 3achng li nấm phá hủy gỗ basidiomycete theo EN 113 sau khi xử lý riêng biệt theo TCVN 10750:2015 và EN 84, ngoại trừ với nCoriolus versicolor, trừ khi áp dụng theo 5.2.19

Thuốc thành phẩm sử dụng cho các quá trình xử lý thấm sâu trong nhóm môi trường sử dụng 3, kết hợp với một lớp sơn phủ, hoặc một số dạng khác của công nghệ phủ, có tác dụng bảo vệ thuốc bảo quản khỏi bị rửa trôi, phải được kiểm nghiệm hiệu lực theo Bảng 3b, chống lại cả hai điều sau:

a) Nấm phá hủy gỗ basidiomycete theo EN 113, sau khi xử lý riêng biệt theo TCVN 10750:2015 và EN 84, ngoại trừ nấm Coriolus versicolor, trừ khi áp dụng theo 5.2.19; hoặc

b) Nấm phá hủy gỗ basidiomycete theo EN 113, sau khi chỉ xử lý theo TCVN 10750:2015, ngoại trừ nCoriolus versicolor, trừ khi áp dụng theo 5.2.19; và thuốc thành phẩm phải đáp ứng các tiêu chí hiệu lực tại Bảng 3 hoặc TCVN 10751:2015, sau khi mẫu đối chứng không xử lý thuốc đạt điểm đánh giá trung bình là 3;

Thuốc thành phẩm sử dụng cho các quá trình xử lý bề bặt trong nhóm môi trường sử dụng 3, kết hợp với một lớp sơn ph, hoặc một số dạng khác của công nghệ phủ, có tác dụng bảo vệ thuốc bảo quản khỏi bị rửa trôi, phải được kiểm nghiệm hiệu lực theo Bảng 3a, chống lại cả 2 Điều a) và b) ở trên hoặc:

c) Nấm phá hủy gỗ basidiomycete theo CEN/TS 839 sau khi xử lý riêng biệt theo TCVN 10750:2015 và EN 84, ngoại trừ nấm Coriolus versicolor, trừ khi áp dụng theo 5.2.19.

Trong trường hợp các thuốc thành phẩm được thử nghim theo EN 113 sau khi xử lý theo TCVN 10750:2015 và TCVN 10751:2015, thông tin về thuốc phải bao gồm công bố: Các thành phần xử lý với thuốc thành phẩm này phải được bảo vệ tránh các yếu tố thời tiết cho đến khi chúng được sơn ph.

Trong trường hợp các thuốc thành phẩm được thử nghiệm theo En 113 hoặc CEN/TS 839, sau khi xử lý riêng biệt theo TCVN 10750:2015 và EN 84, thông tin về thuốc phải bao gồm công bố: Các thành phần xử lý với thuc thành phẩm này phải được sơn phủ ngay khi có thể sau khi chế biến, không cần thiết phải bảo vệ tránh các yếu t thời tiết.

Ngoài ra, vi các thuc thành phẩm có hoạt tính diệt côn trùng được yêu cầu, hoặc đã được công bố, các loại thuốc này phi được kiểm nghiệm hiệu quả chống lại các tác nhân sinh học có liên quan bằng cách sử dụng các thử nghiệm thích hợp được liệt kê ở Bảng 1 trong nhóm môi trường sử dụng 1  trên, đồng thời sau xử lý rửa trôi riêng biệt theo EN 84 trừ khi thuốc dùng dưới một lớp sơn phủ. (xem 5.26)

Khi hiệu lực sinh học bổ sung được công bố hoặc yêu cầu ở các thử nghiệm thực địa, khả năng chng lại nấm Coriolus versicolor ở các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc chống lại nấm gây biến màu trong thực tế, thuốc thành phẩm phải kiểm nghiệm hiệu lực theo các quy định trong TCVN 10751:2015, EN 113 (bao gồm cả nấm Coriolus versicolor), CEN/TS 839 (bao gồm cả nấm Coriolus versicolor) và/hoặc TCVN 11356:2016 tương ứng được đưa ra trong Bảng 3a cho các quá trình xử lý bề mặt hoặc 3b cho các quá trình xử lý thấm sâu.

6.4  Nhóm môi trường sử dụng 4

Thuốc thành phẩm dùng cho cả hai nhóm môi trường sử dụng 4.1 và 4.2 sẽ được kiểm nghiệm hiệu lực theo Bảng 4 chống lại các yếu tố sau:

a) Nấm phá hủy gỗ basidiomycete theo EN 113 sau khi xử lý theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt, bao gồm cả nấm Coriolus versicolor trên gỗ bồ đề và/hoặc gỗ thông mã vĩ; và

b) Nm mục mềm theo ENV 807

Khi chỉ số b.r.v. từ các thử nghiệm bổ sung theo EN 252 thấp hơn bất kỳ chỉ số b.r.v. nào thu được theo ENV 807, thì chỉ số thu được từ EN 252 có thể được ưu tiên hơn so với chỉ số thu được từ EVN 807 trong việc tính toán giá tr tới hạn cho thuốc được thử, với điều kiện là có dấu hiệu xuất hiện nấm mục trên các mẫu cọc đã xử lý bảo quản tại giá trị lượng thuốc thấm ngưng thp của thuốc bảo quản tham khảo tại thời điểm đánh giá. Để đảm bảo sự chính xác, phải được chắc chn sâu nấm trong bộ mẫu cọc tham khảo không phải là do nấm basidiomycete. Chỉ số b.r.v theo EN 252 không được ưu tiên so với một giá tr lớn hơn thu được từ thử nghiệm với EN 113.

Ngoài ra, với các thuốc thành phẩm có hoạt tính diệt côn trùng được yêu cầu, hoặc đã được công bố, sẽ được kiểm nghiệm hiệu lực chống lại các yếu tố sinh học liên quan bằng các thử nghiệm thích hợp đã được nêu  nhóm môi trường sử dụng 1  trên, đồng thời với một thử nghiệm rửa trôi riêng biệt (xem 5.2.6).

Khi hiệu lực sinh học bổ sung được công b hoặc được yêu cầu  các th nghiệm thực địa, hoặc để chống lại nấm gây biến màu trong sử dụng, thuốc thành phẩm phải được kiểm nghiệm hiệu lực thích hợp theo các yêu cầu cho th nghiệm theo EN 252 hoặc TCVN 11356:2016, được đưa ra  Bảng 4.

6.5  Nhóm môi trường sử dụng 5

Thuốc thành phẩm trong nhóm môi trường sử dụng 5 được kiểm nghiệm dựa trên tiêu chí trong Bảng 5 chống lại:

a) Nấm gây phá hủy gỗ basidiomycete theo EN 113 sau khi xử lý với TCVN 10750:2015 và sau EN 84 riêng biệt, bao gồm cả nấm Coriolus versicolor ở gỗ bồ đề và/hoặc gỗ thông mã vĩ, và;

b) Nấm gây mục mềm theo ENV 807, và;

c) Các sinh vật biển theo EN 275 sau khoảng thời gian thấp nhất là 5 năm.

CHÚ THÍCH: Nếu ch số b.r.v. từ các thử nghiệm theo EN 275 thấp hơn bất k chỉ số b.r.v nào từ các thử nghiệm theo ENV 807, thì chỉ số từ EN 275 có thể được ưu tiên đ tính giá tr tới hạn của thuc bảo quản th nghiệm.

Ngoài ra, với các thuốc thành phẩm có hoạt tính diệt côn trùng được yêu cầu, hoặc đã được công bố, sẽ được kiểm nghiệm hiệu lực chống lại các yếu tố sinh học liên quan bằng các thử nghiệm thích hợp đã được nêu  nhóm môi trường sử dụng 1  trên, đồng thời với một thử nghiệm ra trôi riêng biệt (xem 5.2.6).

Khi hiệu lực sinh học bổ sung được công bố hoặc được yêu cầu để chống lại nm gây biến màu trong sử dụng, thuốc thành phm phải được kiểm nghiệm hiệu lực thích hợp theo các yêu cầu cho thử nghiệm theo TCVN 11356:2016, được đưa ra  Bảng 5.

7  Nguồn gốc của giá trị tới hạn

Giá trị tới hạn được tính từ các kết quả của mỗi thử nghiệm sinh học riêng biệt và bằng hoặc thấp hơn giới hạn xử lý cực đại.

Giá trị tới hạn là giá trị tham khảo sinh học lớn nhất thu được từ tất cả các thử nghiệm theo các tiêu chuẩn tương ứng cho mỗi nhóm môi trường sử dụng. Những công bố bổ sung cho thuốc thành phẩm với (các) chỉ số b.r.v. từ bất kỳ (các) thử nghiệm bổ sung liên quan phải được chú ý khi tính toán giá trị tới hạn.

CHÚ THÍCH 1: Xem Phụ lục G

Giá trị tới hạn của các thuốc thành phẩm cho các quá trình xử lý bề mặt được thể hiện bằng gam trên mỗi mét vuông.

Giá trị ti hạn ca các thuốc thành phẩm cho các quá trình xử lý thấm sâu được thể hiện bằng gam trên mỗi mét khối.

Giá tri ti hn thu được từ các phương pháp thử nghiệm theo tiêu chun đã hết hiệu lực, và đã được thay thế vẫn có giá tr trừ khi những tiêu chun thay thế cho giá trị trái ngược hoàn toàn (xem Phụ lục H).

CHÚ THÍCH 2: Thuốc thành phẩm có nhiều phiên bản dựa trên một công thức đơn lẻ riêng biệt đã có dữ liệu theo các yêu cầu từ Bảng 1 đến Bảng 5 của tiêu chuẩn này, giá trị tới hạn có th được tính theo cơ sở không có thêm các thử nghiệm sinh học mi, có tối thiểu các thử nghiệm sinh học mới, hoặc có các thử nghiệm sinh học mới hoàn toàn, theo Phụ lục A.

8  Thông tin về thuốc

Thông tin về hiệu lực sinh học của thuốc bo quản gỗ liên quan đến các môi trưng sử dụng theo mục đích của nhà sản xuất sẽ được cung cấp trong tài liệu đi kèm phù hợp với TCVN 10749:2015 (EN 599- 2:1995).

9  Nhận diện sản phẩm

9.1  Loại thử nghiệm

Một mẫu th đại diện của thuốc thành phẩm phải được kiểm tra theo các phương pháp quy định là ti thiểu cho mỗi nhóm môi trường sử dụng (cùng với tất cả thử nghiệm bổ sung) mà thuốc công bố có khả năng bảo vệ.

Báo cáo thử nghiệm sẽ do nhà sn xuất lưu trữ, cùng vi một bản sao của tờ khai danh tính của thuốc thành phẩm vi các mẫu đã xử , trong suốt thời gian thuốc thành phẩm được phép lưu hành trên thị trường, và trong thời hạn năm năm sau khi thuốc được rút khỏi thị trường.

9.2  Nhận diện thuốc bảo quản

Một công b bằng văn bn để nhận diện thuốc thành phẩm phải đi kèm với mẫu. Phi nêu:

a) Tên hoặc tên khác của thuốc bảo quản đã được kiểm định;

b) Các thành phần của thuốc thành phẩm đã được kiểm tra. Bao gồm các thành phần hóa học, số CAS, số EINECS hoặc s ELINCS và tên thương mại hoặc tên gọi chung của các thành phần hoạt tính cùng các thành phần hóa học khác (ví dụ thành phần dung môi, nhựa) trong thuốc bảo quản, và t lệ phần trăm về khối lượng của tt cả các thành phần. Tổng các tỷ lệ phần trăm phải bằng 100%. Thông tin về an toàn phải được cung cấp;

Đối với các thành phần hoạt chất chính, các nhà cung cấp được phép khai báo các thành phần theo một thỏa thuận bí mật giữa các bên. Trong hoàn cảnh như vậy các thành phần, trừ thành phần hoạt chất, chỉ cần được khai báo trong báo cáo thử nghim bằng các thuật ngữ chung.

c) Kết quả của một phân tích mẫu thực tế. Kết quả này trong mọi trường hợp phải bao gồm phân tích các thành phần hoạt chất. Nếu phân tích được thực hiện theo một hệ thống tiêu chuẩn cht lượng thì cần được ghi trong tờ khai.

CHÚ THÍCH: Các phân tích phải được thực hiện hoàn toàn tuân theo một hệ thống tiêu chun chất lượng, ví dụ như EN ISO/IEG 17025.

Việc công bố phải có chữ ký của nhà cung cấp hoặc người được ủy quyền.

Bảng 1: Các tiêu chí hiệu lực của các thử nghiệm sinh học trong nhóm môi trường sử dụng 1

Nhóm môi trường sử dụng

Dự kiến xử lý thương mại (5.2.2)

Các yêu cầu

Các yêu cầu ti thiểu cho th nghiệm với các loài côn trùng cánh cứng (5.2.3)

Thử nghiệm bổ sung

Cả

Hoặc

Stromatium longicorne (Str)

Anobium punctatum (A)

Lyctus brunneus (L)

Tt cả các loài côn trùng cánh cứng (I)

Mối (T)

1

Xử lý bề mặt

Thử nghiệm

EN 46-1 hoặc EN 46-2 (5.2.6)

En 49-1

EN 20-1

En 46-1 hoặc En 46-2 hoặc (A) hoặc (L) (xem 5.2.3b và 5.2.3c và 5.2.5)

TCVN

11355:2016

Thuần thục gỗ

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Giới hạn xử lý cực đại trong thử nghiệm

200 g/m2 (nhúng hoặc nhỏ nước bằng pipet)

200 g/m2 (nhúng hoặc nh nước bằng pipet)

200 g/m2 (nhúng hoặc nhỏ nước bằng pipet)

200 g/m2 (nhúng hoặc nhỏ nước bằng pipet)

200 g/m2 (nhúng hoặc nhỏ nước bằng pipet) (5.2.7)

Tiêu chí cho giá trị tham khảo sinh học

EN 46-1 100% tỷ lệ chết ở cuối thử nghiệm, EN 46-2 100% kháng thuốc (không đ trứng trên mẫu thử mặc dù có khả năng sinh sản) hoặc 100% chế cuối th nghiệm

Không có ấu trùng sống  cuối thử nghiệm

Không có ấu trùng sống/u  trùng lột xác thành công  cuối thử nghiệm

EN 46-1 100% t lệ chết ở cuối th nghiệm, EN 46-2 100% kháng thuc (không đẻ trứng trên mẫu th mặc dù có khả năng sinh sản) hoặc 100% chết ở cuối thử nghiệm

Không gây hại mẫu với điểm đánh giá > 2, chỉ duy nht 1 mẫu có điểm là 2

Xử lý thấm sâu

Thử nghiệm

EN 47 (5.2.9)

EN 49-2 (5.2.9)

EN 20-2 (5.2.8) (5.2.9)

EN 47 hoặc (A) hoặc (L) (xem 5.2.3b và 5.2.3c)

EN 117

Thuần thục gỗ

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Giới hạn xử lý cực đại trong thử nghiệm

m.r.l. cho g bồ đ (5.2.10)

m.r.l. cho gỗ gỗ trám trắng (5.2.10)

m.r.l. cho gỗ trám trắng

m.r.l. cho gỗ dác gỗ thông mã vĩ (5.2.10)

m.r.l. cho gỗ dác gỗ thông mã vĩ (5.2.10)

Tiêu chí cho giá tr tham khảo sinh học

m.t.v. (5.2.3)

m.t.v. (5.2.3)

m.t.v. (5.2.3)

m.t.v. (5.2.3)

Không gây hại mẫu với đim đánh giá > 2, ch duy nhất 1 mẫu có đim là 2

Bảng 2: Các tiêu chí hiệu lực của các thử nghiệm sinh học trong nhóm môi trường sử dụng 2

Nhóm môi trường sử dụng

Dự kiến xử lý thương mại (5.2.2)

Các yêu cầu

Các yêu cầu tối thiểu cho th nghiệm với nấm Basidiomycetes (5.2.2)

Các th nghiệm bổ sung/ th nghiệm theo thực tế ở Việt Nam

Nấm gây biến màu (B)

Tất cả các loài côn trùng cánh cứng (I)

Mối (T)

2

Xử lý bề mặt

Thử nghiệm

EN 113 (5.2.11 và 5.2.15, 5.2.12) (không bao gồm nm C. versicolor) (5.2.13)

TCVN 11356:2016

Nếu có yêu cu thì xem ở nhóm môi trường sử dụng 1

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1

Thuần thục gỗ

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.14)

Giới hạn xử lý cực đại trong thử nghiệm

100 kg/m3 (5.2.15)

200 g/m2

Tiêu chí cho giá tr tham khảo sinh học

m.t.v. cho loài nấm kháng thuốc nhất (5.2.16)

Tại cuối thử nghiệm, không có đim đánh giá nào > 2; vùng không bị nhiễm nấm biến màu nhỏ nhất là 1,0 mm, giá tr trung bình ≥ 1,5 mm

Xử lý thấm sâu

Thử nghiệm

EN 113 (không bao gồm nấm C. versicolor) (5.2.13)

TCVN 11356:2016

Nếu có yêu cu thì xem  nhóm môi trưng sử dụng 1

Nếu có yêu cu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1

Thuần thục gỗ

Theo TCVN 10750:2015(5.2.6)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.14)

Giới hạn xử lý cực đại trong thử nghiệm

m.r.l. cho gỗ thông mã vĩ (5.2.10)

Như chỉ định của nhà sản xuất cho xử lý thương mại

Tiêu chí cho giá trị tham khảo sinh học

m.t.v. cho loài nấm kháng thuốc nht (5.2.16)

Tại cuối thử nghiệm, không có điểm đánh giá nào ≥ 2; vùng không bị nhiễm nm biến màu nh nht là 1,0 mm, giá tr trung bình ≥ 1,5 mm

 

 

Bảng 3a: Các tiêu chí hiệu lực của các thử nghiệm sinh học trong nhóm môi trường sử dụng 3 (xử lý bề mặt)

Nhóm môi trường s dụng

Dự kiến xử lý thương mại  (5.2.2)

Các yêu cầu

Các yêu cầu tối thiểu cho thử nghiệm với nấm của thuốc bảo quản trong điều kiện sử dụng

Các thử nghiệm bổ sung/ th nghiệm theo thực tế ở Việt Nam (5.2.4)

Có hoặc không có lớp phủ

Chỉ sử dụng dưới lớp phủ

Thử nghiệm thực địa (F)

Coriolus versicolor (V)

Nấm gây biến màu (B)

Tất cả các loài côn trùng cánh cứng (I)

Mi

(T)

Tùy chọn 1 (5.2.17)

Tùy chọn 2 (5.2.18)

Tùy chọn 3 (5.2.18)

Basidiomycetes

Basidiomycetes

Basidiomycetes

Thử nghiệm thực đa

3

Xử lý bề mt

Thử nghiệm

CEN/TS 839 (không bao gồm nấm C. versicolor) (5.2.19)

EN 113 (5.2.15) (không bao gồm nấm C. versicolor) (5.2.19)

EN 113 (5.2.15) (không bao gồm nấm C. versicolor) (5.2.19)

TCVN 10751:2015

TCVN 10751:2015

CEN/TS 839 hoặc EN 113 (ở gỗ dác gỗ thông mã vĩ và/hoặc gỗ bồ đề) (5.2.19)

TCVN 11356:2016

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1 và EN 84

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1 và EN 84

Thuần thục gỗ

Theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt (5.2.17)

Theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt (5.2.18)

Theo TCVN 10750:2015 (5.2.18)

Không cần thêm thử nghiệm thuần thục ở phòng thí nghiệm

Không cần thêm thử nghiệm thuần thục  phòng thí nghiệm

Theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt (5.2.17)

Như

trong

TCVN

11356

:2016

Gii hạn xử lý cực đại trong thử nghiệm

200 g/m2

100 kg/m3 (5.2.15)

100 kg/m3 (5.2.15)

m.r.l.

m.r.l.

100 kg/m3 (5.2.15)

200 g/m2

3

 

Tiêu chí cho giá tr tham khảo sinh học

Tại ngưỡng xử lý thp nhất không nhiu hơn một mẫu thử xuất hiện sâu nấm có thể quan sát bên trong mẫu và không nhiều hơn một mẫu thử có dấu hiệu sâu nấm chỉ trên bề mặt và bị tổn thất khối lượng nhiều hơn 3,0% khối lượng nhưng ít hơn 5,0% khối lượng độc lập với số ln nhắc lại hợp lệ (5.2.20)

m.t.v. cho loài nấm kháng thuốc nhất (5.2.16)

m.t.v. cho loài nấm kháng thuốc nhất (5.2.16)

Sau khi mẫu đối chứng không xử lý thuốc đạt điểm trung bình ≥ 3 : Vn, Ve và VI bằng hoặc cao hơn giá tr tham khảo và R2TP bằng hoặc thấp hơn R2R (5.2.21)

Sau khi mẫu đối chứng không xử lý thuốc đạt điểm trung bình >3: Vn, Ve và VI bằng hoặc cao hơn giá trị tham khảo và R2TP bằng hoặc thấp hơn R2R (5.2211)

Theo EN 113: m.t.v. (5.2.16), theo CEN/TS 839: tại ngưỡng xử lý thấp nhất không nhiu hơn một mẫu thử xuất hiện sâu nấm có th quan sát bên trong mẫu và không nhiều hơn một mẫu thử có du hiệu sâu nấm ch trên b mặt và b tổn thất khối lượng nhiều hơn 3,0% khi lượng nhưng ít hơn 5,0% khối lượng độc lập với s lần nhắc lại hợp lệ (5.2.20)

Tại cuối thử nghiệm, không có điểm đánh giá nào ≥ 2; vùng không bị nhiễm nm biến màu nhỏ nht là 1,0 mm, giá tr trung bình ≥ 1,5 mm

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1 và EN 84

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trưng sử dụng 1 và EN 84

 

Bng 3b: Các tiêu chí hiệu lực của các thử nghiệm sinh học trong nhóm môi trường sử dụng 3 (xử lý thấm sâu)

Nhóm môi trường sử dụng

Dự kiến xử lý thương mại (5.2.2)

Các yêu cầu

Các yêu cầu tối thiểu cho thử nghiệm với nm của thuốc bảo quản trong điều kiện sử dụng

Các thử nghiệm bổ sung/ thử nghiệm theo thực tế ở Việt Nam (5.2.4)

Có hoặc không có lớp phủ

Ch sử dụng dưới lớp phủ

Th nghiệm thực địa (F)

Coriolus versicolor (V)

Nm gây biến màu (B)

Tất cả các loài côn trùng cánh cứng (l)

Mối (T)

Tùy chọn 1  (5.2.22)

Tùy chọn 2 (5.2.23)

Basidiomycetes

Basidiomycetes

Thử nghiệm thực đa

3

Xử lý thấm sâu

Thử nghiệm

EN 113 (5.2.15) (không bao gồm nấm C. versicolor) (5.2.19)

EN 113(5.2.15) (không bao gồm nấm C. versicolor) (5.2.19)

TCVN 10751:2015

TCVN 10751:2015

EN 113 (ở gỗ dác gỗ thông mã vĩ và/hoặc gỗ bồ đề) (5.2.19)

TCVN 11356:2016

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trưng sử dụng 1 và EN 84

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trưng sử dụng 1 và EN 84

Thuần thục gỗ

Theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt (5.2.22)

Theo TCVN  10750:2015 (5.2.23)

Không cần thêm th nghiệm thuần thục  phòng thí nghiệm

Không cần thêm thử nghiệm thuần thục  phòng thí nghiệm

Theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt (5.2.22, 5.2.23)

Như trong TCVN 11356:2016

Giới hạn xử lý cực đại trong thử nghim

m.r.l. cho gỗ dác gỗ thông mã vĩ (5.2.10)

m.r.l. cho gỗ dác gỗ thông mã vĩ (5.2.10)

m.r.l.

m.r.l.

m.r.l. cho gỗ dác gỗ thông mã vĩ hoặc gỗ bồ đề (5.2.10, 5.2.19)

Như ch định của nhà sản xuất cho xử lý thương mại

Tiêu chí cho giá trị tham khảo sinh học

m.t.v. cho loài nấm kháng thuốc nhất (5.2.16)

m.t.v. cho loài nấm kháng thuốc nhất (5.2.16)

Sau khi mẫu đi chứng không xử lý thuc đạt đim trung bình ≥ 3: Vn, Ve  VI bằng hoặc cao hơn giá trị tham khảo và R2TP bằng hoặc thấp hơn R2R (5.2.21)

Sau khi mẫu đi chứng không xử lý thuc đạt đim trung bình ≥ 3: Vn, Ve  VI bằng hoặc cao hơn giá trị tham khảo và R2TP bằng hoặc thấp hơn R2R (5.2.21)

m.t.v. (5.2.15)

Tại cuối thử nghiệm, không có điểm đánh giá nào ≥2; vùng không b nhiễm nấm biến màu nhỏ nhất là 1,0 mm, giá tr trung bình ≥ 1,5 mm

Nếu có yêu cầu thì xem ở nhóm môi trường sử dụng 1 và EN 84

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1 và EN 84

Bảng 4: Các tiêu chí hiệu lực của các th nghiệm sinh học trong nhóm môi trường sử dụng 4

Nhóm môi trường sử dụng

Dự kiến xử lý thương mi (5.2.2)

Các yêu cầu

Các yêu cầu tối thiu cho th nghiệm với nấm

Các th nghiệm bổ sung /thực tế  Việt Nam (5.2.4)

Basidiomycetes

Nấm mục mềm

Thử nghiệm thực địa (F)

Nấm gây biến màu (B)

Tất c các loài côn trùng cánh cứng (I)

Mối (T)

4

Xử lý bề mặt

Thử nghiệm

Quá trình xử lý bề mặt không phù hợp cho nhóm môi trường sử dụng 4

Thuần thục gỗ

Giới hạn xử lý cực đại trong thử nghiệm

Tiêu chí cho giá trị tham khảo sinh học

Xử lý thấm sâu

Th nghiệm

EN 113 (bao gồm nấm C. versicolor  gỗ bồ đề và/hoặc gỗ giác gỗ thông mã vĩ) (5.2.24)

ENV 807:2001

EN 252 (5.2.25)

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 3

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1 và EN 84

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1 và EN 84

Thuần thục gỗ

Theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt

Như trong ENV 807

không

Giới hạn xử lý cực đại trong th nghiệm

m.r.l. cho gỗ dác gỗ thông mã vĩ (5.2.10)

m.r.l.

m.r.l.

Tiêu chí cho giá trị tham khảo sinh học

m.t.v. cho loài nấm kháng thuc nht (bao gồm nấm C. versicolor)  (5.2.16)

n.e.r. theo Điều 10 và Phụ lục E của ENV 807 (5.2.26)

Sau 5 năm giá tr trung bình của urnP/0,75 và lrnP/0,17 (5.2.27)

Bảng 5: Các tiêu chí hiệu lực của các thử nghiệm sinh học trong nhóm môi trường sử dụng 5

Nhóm môi trường sử dụng

Dự kiến xử lý thương mi (5.2.2)

Các yêu cầu

Các yêu cầu tối thiểu cho thử nghiệm với nấm

Các th nghiệm bổ sung /thử nghiệm theo thực tế  Việt Nam (5.2.4)

Basidiomycetes

Nấm mục mềm

Th nghiệm thực địa (F)

Nấm gây biến màu (B)

Tất cả các loài côn trùng cánh cứng (l)

Mối (T)

5

Xử lý bề mặt

Thử nghiệm

Quá trình xử lý bề mặt không phù hợp cho nhóm môi trường sử dụng 4

Thuần thục g

Giới hạn xử lý cực đại trong thử nghiệm

Tiêu chí cho giá trị tham kho sinh hc

Xử lý thấm sâu

Thử nghiệm

EN 113 (bao gồm nấm C. versicolor  gỗ bồ đ và/hoặc gỗ giác gỗ thông mã vĩ) (5.2.24)

ENV 807:2001

EN 275

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trưng sử dụng 3

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1 và EN 84

Nếu có yêu cầu thì xem  nhóm môi trường sử dụng 1 và EN 84

Thuần thục gỗ

Theo TCVN 10750:2015 và EN 84 riêng biệt

Như trong ENV 807

không

Giới hạn xử lý cực đại trong thử nghiệm

m.r.l. cho gỗ dác gỗ thông mã vĩ (5.2.10)

m.r.l.

m.r.l.

Tiêu chí cho giá trị tham khảo sinh học

m.t.v. cho loài nấm kháng thuốc nhất (bao gồm nấm C. versicolor) (5.2.16)

n.e.r. theo Điều 10 và Phụ lục E của ENV 807 (5.2.26)

Sau 5 năm giá trị trung bình của urnP/0,75 và lrnP/0,17 (5.2.27, 5.2.28)

 

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Chỉ dẫn cho việc thử nghiệm lại sau khi tạo ra các công thức thuốc khác nhau

A.1  Giới thiệu

Các nhà sản xuất có th mong mun hoặc bắt buộc phải sửa đổi công thức một loại thuốc thành phm, ví dụ muốn thay đổi các thành phần sẵn có hoặc nhu cầu đưa ra những cải tiến về các tính chất vật lý. Thêm vào đó, các nhà sản xuất có thể mong muốn sản xuất nhiều loại thuốc bảo quản dựa trên một công thức đơn đã sẵn có số liệu thử nghiệm theo các yêu cầu từ Bảng 1 đến Bảng 5 trong tiêu chuẩn này nhưng có các tính chất vật lý khác, ví dụ như không thấm nước và/hoặc màu.

Phụ lục này đưa ra hướng dẫn về phạm vi thích hợp cho việc thử nghiệm lại nếu một công thức thuốc thành phẩm được thay đi từ “dòng sản phẩm” gốc với đầy đ số liệu đã có sẵn theo tiêu chuẩn này. Phụ lục cung cấp ba cấp độ thay đổi trong công thức dẫn tới kết quả phải:

a) Không yêu cầu thử nghiệm sinh học mới;

b) Thử nghiệm sinh học mới ở mức tối thiểu;

c) Thử nghiệm sinh học mới hoàn toàn.

A.2  Không yêu cu thử nghiệm sinh học mới

A.2.1  Thuốc thành phẩm có bt cứ hoặc tất cả giá trị thay đổi được đưa ra trong A.2.2 hoặc A.2.3 từ một “dòng sn phẩm” mà số liệu thử nghiệm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này đều đã có sẵn, thì không yêu cầu th nghiệm sinh học mới.

A.2.2  Trong trường hợp các thuốc thành phẩm dựa trên dung môi hữu cơ ( dạng sẵn sàng sử dụng) không yêu cầu thử nghiệm sinh học mới với điều kiện:

a) Các thay đi liên quan đến việc thay thế của một vài thành phần bổ trợ bởi một chất khác tương đương về mặt hóa học, từ nhà cung cấp khác;

b) Thuốc thành phẩm được áp dụng bi các quá trình xử lý thấm sâu, có những thay đổi thành phần thơm hoặc bản cht hóa học của dung môi hydrocacbon nền, nhưng ít nhất 90% thể tích (V/V) của dung môi nền có th chưng cất  dưới 250°C;

c) Thuốc thành phẩm được áp dụng bi các quá trình xử lý bề mặt, có thay đi về thành phần thơm của các dung môi hydrocacbon nền không lớn hơn 10% thể tích (V/V) (của tổng chất thơm trong dung môi);

d) Thay đổi liên quan đến việc thêm hoặc bỏ đi chất nhuộm màu hòa tan;

e) Thay đổi các chất màu dẫn đến hàm lượng cht màu bằng hoặc thấp hơn so với thuốc gốc;

f) Thuốc thành phẩm có chứa 10% khối lượng hoặc ít hơn các cht rắn có chứa nhựa và/hoặc chất chống thấm nước, sự thay đổi tương đối về hàm lượng của các thành phần này không quá ± 20% khối lượng và cho thuốc thành phẩm có chứa nhiều hơn 10 % khối lượng các chất rắn, sự thay đổi tương đối không quá ± 10% khi lượng;

g) Ti đa 5% dung môi hydrocarbon có thể được thay thế bằng một dung môi có thể trộn lẫn thỏa mãn trong phạm vi chưng cất được đưa ra ở phần b);

h) Thay thế một thành phần bổ trợ sao cho chiếm ít hơn 2% tng công thức và các tính chất vật lý không bị ảnh hưởng (A.2.5).

A.2.3  Trong trường hợp thuốc bo quản hòa tan trong nước không yêu cầu thử nghiệm sinh học mới với điều kiện:

a) Thay đổi liên quan đến sự thay thế của một vài thành phần bổ trợ bởi chất tương đương về mặt hóa học, từ nhà cung cấp khác;

b) Thay đổi liên quan đến việc thêm hoặc bỏ đi chất nhuộm hòa tan;

c) Các thuốc thành phẩm  dạng đã sẵn sàng để sử dụng chứa 10% khối lượng hoặc ít hơn về chất rắn có chứa nhựa và/hoặc chất chng thấm nước, thay đổi tương đối về hàm lượng (các) thành phần không quá ± 20% khối lượng và cho các thuốc có chứa hơn 10% khối lượng chất rắn, thay đổi tương đối không quá 10% khi lượng của các thành phần đó;

d) Với các thành phần hoạt tính vô cơ, những thay đi trong hoạt tính phi sinh học của các thành phần không dẫn đến một sự thay đổi về tỷ lệ, tổng hàm lượng hoặc tính cht của các thành tố hóa học có hoạt tính;

e) Thay đổi các chất màu để đạt tới lượng chất màu trong thuc thành phẩm bằng hoặc thấp hơn;

f) Thay đổi hoặc thêm đồng dung môi có thể hòa tan trong nước (khoảng chưng cất chỉ ra trong phần A.2.2b) lên đến 5% tổng công thức;

g) Thêm và/hoặc thay thế một thành phần bổ trợ sao cho chiếm ít hơn 2% của tng công thức và các tính chất vật lý không bị ảnh hưởng (A.2.5).

A.2.4  Trong trường hợp các thuốc thành phẩm nhũ tương không thử nghiệm sinh học mới với điều kiện:

a) Thay đổi liên quan đến sự thay thế của một vài thành phần bổ trợ bởi cht tương đương về mặt hóa học, từ nhà cung cấp khác;

b) Thay đi hoc thêm đồng dung môi lên đến 5% với tổng thành phần sao cho độ ổn đnh vật lý là không thay đổi (A.2.5);

c) Thêm và/hoặc thay thế thành phần bổ trợ sao cho chiếm ít hơn 2% của tổng công thức và các tính chất vật lý không bị ảnh hưởng (A.2.5).

A.2.5  Ngoài ra trong mọi trường hợp

Cần phải chắc chắn là:

a) Độ sâu thuốc thấm vào gỗ không chịu ảnh hưởng bất lợi;

b) Độ n định của thuốc thành phẩm không chịu ảnh hưởng bất lợi;

c) Bằng phân tích hóa học, những thay đổi  trên không làm biến đi thành phần hoạt tính sau khi được bảo quản  40°C trong 28 ngày.

A.3  Yêu cầu về thử nghiệm sinh hc mới mức tối thiểu

A.3.1  Thuốc thành phẩm có bất kỳ hoặc tất cả các biến đổi như trong A.3.2 từ dòng sản phẩm mà số liệu thử nghiệm phù hợp với các yêu cầu từ Bảng 1 đến Bảng 5 của tiêu chuẩn này, được coi là chỉ phải yêu cầu với thử nghiệm có kết quả b.r.v cao nhất cho dòng sản phẩm gốc. Trong trường hợp sử dụng EN 113, thử nghiệm chỉ cần được lặp lại với nấm, có kết quả m.t.v cao nht, cho các dòng sản phẩm gốc với gỗ dác gỗ thông mã vĩ. Trong trường hợp sử dụng ENV 807, chỉ có sự kết hợp của loại gỗ cho giá trị b.r.v cao nhất với dòng sn phẩm gốc cần được lặp lại.

Trong mọi trường hợp, khi các thử nghiệm sinh học mới được yêu cầu  mức tối thiểu, loại thuốc thành phẩm ban đầu nên được thử nghiệm lại đồng thời để so sánh.

A.3.2  Các thử nghiệm sinh học mới mức tối thiểu được yêu cầu như sau:

a) Với các thuốc thành phẩm có chứa cả (các) thuốc diệt nấm và (các) thuốc diệt côn trùng, mà có thay đi liên quan đến việc loại bỏ các thuốc diệt côn trùng từ một loại thuốc thử nghiệm chng lại nấm mục (phù hợp với tiêu chuẩn này) hoặc liên quan đến việc xóa bỏ thuốc diệt nấm từ thuốc thử nghiệm với côn trùng (theo tiêu chuẩn này) trừ khi số liệu tồn tại được thừa nhận ko ảnh hưởng đến việc loại bỏ hiệu lực của các cht diệt sinh vật còn lại (xem Hình A.1);

b) Thay đi liên quan đến việc thêm một thành phần hoạt chất có mục đích như thuốc diệt côn trùng (thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn này) cho một thuốc thử nghiệm chống lại nấm mục, hoặc liên quan đến việc thêm một thành phần hoạt chất có mục đích như là hoạt chất chống lại nấm mục (th nghiệm phù hợp với vi tiêu chuẩn này) cho một loại thuc thử nghiệm chống lại các loài côn trùng (xem Hình A.2);

c) Các thuốc thành phẩm có chứa cả (các) thuốc diệt nấm và (các) thuốc diệt côn trùng (đã thử nghiệm riêng biệt phù hợp với tiêu chuẩn này), những thay đổi liên quan đến việc thay thế (các) thuốc diệt côn trùng bằng (các) thuc diệt côn trùng khác (thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn này) (xem Hình A.3).

A.3.2.1  Trong trường hợp các thuốc thành phẩm có gốc dung môi hữu cơ và các thuốc thành phẩm tan trong nước, thử nghiệm sinh học mi mức tối thiểu được yêu cầu như sau:

a) Những thay đổi liên quan đến sự kết hợp chất phụ gia không thấm nước vào công thức;

b) Bất kỳ những thay đổi khác về hàm lượng và tính chất của các thành phần bổ trợ không được miễn bi Điều A.2.2 hoặc A.2.3.

A.3.2.2  Trong trường hp các thuốc thành phẩm dạng nhũ tương, các thử nghiệm sinh học ở mức tối thiểu được yêu cầu như sau:

Bất kỳ các thay đổi khác về hàm lượng hoặc tính chất của các thành phần b trợ không được miễn bi Điều A.2.4  trên.

a)

b)

Thử nghiệm lại là cần thiết?

Diệt nấm Không, miễn là không yêu cầu hiệu lực diệt nấm.
Diệt côn trùng Có, trừ khi đã có số liệu được xác nhận rằng việc loại bỏ thuốc diệt nấm Fa không ảnh hưởng đến hiệu lực diệt côn trùng
Diệt nấm Có, trừ khi đã có số liệu được xác nhận rằng việc loại bỏ thuốc diệt côn trùng Ia không ảnh hưởng đến hiệu lực diệt nấm
Diệt côn trùng Không, miễn là không yêu cầu hiệu lực diệt côn trùng.

Chú giải:

a) Công thức ban đu

b) Công thức đã thay đi

F thuốc diệt nấm

I thuốc diệt côn trùng

Hình A.1 Yêu cầu ở mức tối thiểu cho thử nghiệm sinh học mới trong trường hợp loại bỏ các thuốc diệt nấm hoặc diệt côn trùng từ một loại thuốc thành phẩm

a)

b)

Thử nghiệm lại là cần thiết?

Diệt nấm Không, miễn là đã có số liệu đưc xác nhận rằng Fa không ảnh hưởng đến hiệu lực diệt nấm la.
Diệt côn trùng Có.
Diệt nấm Có.
Diệt côn trùng Không, miễn là đã có số liệu được xác nhận rằng la không ảnh hưởng đến hiệu lực diệt nấm Fa.

Chú giải:

a) Công thức ban đầu

b) Công thức đã thay đi

F thuốc diệt nm

I thuc diệt côn trùng

Hình A.2 Yêu cầu ở mức tối thiểu cho th nghiệm sinh học mới trong trưng hợp thêm các thuốc diệt nấm và diệt côn trùng vào một loại thuốc thành phẩm

a)

b)

Thử nghiệm lại là cần thiết?

Diệt nấm Có.
Diệt côn trùng Không, miễn là đã có số liệu được xác nhận rằng Fa không làm tăng cường hiệu lực thuốc diệt côn trùng la và Fb không làm giảm hiệu lực thuốc diệt côn trùng la.
Diệt nấm Không, miễn là đã có số liệu được xác nhận rằng la không làm tăng cưng hiệu lực thuốc diệt nấm Fa và Ib không làm giảm hiệu lực thuốc diệt nm Fa.
Diệt côn trùng Có.

Chú giải:

a) Công thức ban đầu

b) Công thức đã thay đổi

F thuốc diệt nấm

I thuốc diệt côn trùng

Hình A.3 Yêu cầu  mức tối thiểu cho thử nghiệm sinh học mới trong trường hợp thay thế các thuốc diệt nấm và diệt côn trùng vào một loại thuốc thành phẩm

A.3.3  Các thử nghiệm sinh học mới có thể được đưa ra trong các mẫu thử nghiệm không lão hóa trừ các điều sau:

a) Các thuốc thành phẩm trong đó (những) thay đổi được mô tả trong A.3.2.1  liên quan đến sự giảm về hàm lượng hoặc mất đi bt kỳ thành phần bổ trợ nào; hoặc

b) Các thuốc thành phẩm trong đó bất kỳ sự thay đổi nào đã được mô tả  phần A.3.2.2;

Khi tiến hành trên các mẫu thử nghiệm có đ thuần thục thích hợp với quy định có liên quan từ Bng 1 đến Bảng 5 trong tiêu chuẩn này sử dụng một khoảng nồng độ giới hạn bao gồm những nồng độ từ các giá trị độc ban đầu của “dòng sản phẩm đã được thay đổi.

Trong các thử nghiệm sinh học mới, các giá trị tham kho sinh học chống lại sinh vật của các thuốc thành phẩm đã được thay đổi trong các thử nghiệm có liên quan, phải bằng hoặc thấp hơn so với các giá trị của thuốc thành phẩm gốc đã thử nghiệm. Trong trường hợp này thì giá trị tới hạn của thuốc thành phẩm đã được thay đổi được coi như tương đương đối với thuốc thành phẩm gốc. Nếu không như vậy thì áp dụng Điều A.4.

CHÚ THÍCH: Trong th nghiệm lại, khi b.r.v. tăng 10% so với giá tr của thuốc thành phm gốc là có thể chp nhận để phù hợp vi sự thay đổi trong sự hp thu chất lỏng của các mẫu thử.

A.3.4  Ngoài ra, trong mọi trường hợp:

Cần phải chắc chắn là:

a) Độ sâu thuốc thấm vào gỗ không bị ảnh hưởng bất lợi;

b) Độ bền của thuốc thành phẩm không bị ảnh hưởng bất lợi;

c) Bằng phân tích hóa học, những thay đổi  trên không làm biến đổi lượng thành phần hoạt tính sau khi thuốc thành phẩm được bảo quản  40°C trong 8 tuần.

A.4  Yêu cầu trong thử nghiệm sinh học mi hoàn toàn

Thuốc thành phẩm có bất cứ hoặc tất cả các thay đổi sau đây từ “dòng sản phẩm” mà số liệu thử nghiệm phù hợp với các yêu cầu từ Bảng 1 đến Bảng 5 ở tiêu chuẩn này đều đã có đy đủ, thì được coi là yêu cầu thử nghiệm lại thích hợp đầy đủ, phù hợp từ Bảng 1 đến Bảng 5  tiêu chuẩn này:

a) Bất k thay đổi về hàm lượng các thành phần hoạt động lớn hơn hàm lượng được đưa ra trong B.1 (b)  tiêu chuẩn này hoặc trong bn chất của các thành phần hoạt tính, với ngoại lệ của các yêu cầu trong phần A.2.3. (d) và A.3.2 (a), (b) và (c);

b) Bất kỳ các thay đổi khi thử nghiệm sinh học có giới hạn được mô tả trong phần A.3 chỉ ra sự giảm độc tính đến các sinh vật thử nghiệm có liên quan.

c) Tất cả các thay đổi khác không nằm trong A.2 hoặc A.3  trên.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Kiểm soát sản xuất

B.1  Quy trình

Các nhà sản xuất có thể thực hiện kiểm soát nội bộ lâu dài thuốc thành phẩm sử dụng các nguyên tắc được đưa ra trong EN ISO 9000 bao gồm:

a) Lấy mẫu từ mỗi lô sản xuất kết hợp với EN 212 bao gồm:

– Đã ghi nhãn cố định và rõ ràng gắn liền với hộp chứa mẫu cho tên thuốc thành phẩm và/hoặc mã s, s lô và ngày lấy mẫu;

– Mẫu đại diện cho lô được lấy;

– Được thực hiện bi người có tay nghề trong quá trình lấy mẫu;

b) Phân tích từng mẫu về (các) thành phần hoạt động – mỗi thành phần hoạt động có thể thay đổi tỷ lệ danh nghĩa (về khối lượng) cho biết trong các thành phần đã công bố. Dung sai cho phép khoảng 10% được sử dụng rộng rãi bi các nhà sản xuất. Tuy nhiên, dung sai thay thế có th được sử dụng tùy thuộc vào các thành phần hoạt chất, nồng độ của nó và thành phần của công thức. Một ví dụ sau:

– Lượng ước tính đối với hàm lượng thành phần hoạt chất < 0,1% khối lượng;

 ± 30% tương ứng với hàm lượng hoạt chất danh nghĩa > 0,1% và ≤ 0,5% khối lượng;

– ± 20% tương ứng với hàm lượng hoạt chất danh nghĩa > 0,5% và ≤ 1 % khối lượng;

– ± 15% tương ứng với hàm lượng hoạt chất danh nghĩa >1.0 % và ≤ 2.5% khối lượng;

– ± 10% tương ứng với hàm lượng hoạt chất danh nghĩa > 2,5% và ≤ 10% khối lượng;

– ± 6% tương ứng vi hàm lượng hoạt cht danh nghĩa > 10,0% và ≤ 25,0% khối lượng;

– ± 5% tương ứng với hàm lượng hoạt chất danh nghĩa > 25% và ≤ 50% khối lượng;

– ± 2,5% tương ng với hàm lượng hoạt chất danh nghĩa > 50% và ≤ 100% khối lượng;

c) Kiểm tra trong các khoảng thời gian từ năm tháng đến bảy tháng mà các thành phần khác trong thuốc thành phẩm phù hợp với tờ khai các thành phần:

Các thành phần khác của thuốc thành phẩm có thể thay đổi lên đến 10% khối lượng so với tỷ lệ danh nghĩa đã công bố trên tờ khai của các thành phần.

B.2  Tài liệu hồ sơ

Các nhà sn xuất phảbáo cáo các kết quả kiểm soát sản xuất (ghi chép của nhà sn xuất). Những ghi chép này bao gồm:

a) Tên và/hoặc mã số duy nhất của thuốc thành phẩm bao gồm các tên hoặc ký hiệu khác được sử dụng trong tờ khai của các thành phần;

b) Ngày, tháng lấy mẫu;

c) Phương pháp thử được ứng dụng;

d) Kết quả thử nghiệm;

e) Ngày tháng thử nghiệm;

f) Tên của người chịu trách nhiệm về chất lượng;

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Các phương pháp ứng dụng

Hiệu quả của một thuốc thành phẩm phụ thuộc một phần vào phương pháp xử lý được áp dụng. Các thuốc bảo qun gỗ đã được tạo thành phù hợp với các quá trình ứng dụng cụ thể; và các phương pháp được sử dụng để kiểm tra hiệu lực của chúng phù hợp cho việc sử dụng phải được xem xét đến. Các phương pháp th nghiệm sinh học trong tiêu chuẩn này nhìn chung có tính đến các phương pháp ứng dụng có khả năng được sử dụng trong thực tế và đặc biệt cách thức các thuốc bảo quản được áp dụng cho các mục đích th nghiệm.

Phạm vi các phương pháp xử lý có sẵn trong thực tế là rất rộng và các tiêu chuẩn thử nghiệm sinh học trong phòng thí nghiệm không thể phù hợp với tất cả trường hợp cụ thể. Theo mục đích của tiêu chuẩn này, các thuốc thành phm được phân loại theo mục đích sử dụng của chúng bằng các quá trình xử lý bề mặt hoặc xử lý thấm sâu hoặc sử dụng c 2 phương pháp.

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Loại gỗ

Việc phân loại các thuốc bảo quản cho biết có hạn chế trong việc sử dụng chỉ với các loài gỗ cây lá kim (xem TCVN 10749:2015 (EN 599-2:1995)).

G của các loài gỗ cây lá kim và gỗ cây lá rộng rất khác nhau về mức độ và loại hình tấn công gây hại, bi các tác nhân sinh học khác nhau. Tương tự như vậy, độ sâu thuốc thấm và phân bố của thuốc trong gỗ cây lá kim và gỗ cây lá rộng rất khác nhau.

Một thuốc thành phẩm có thể ít có hiệu lực chống nấm trên gỗ cây lá rộng hơn so với gỗ cây lá kim. Nếu hiệu lực đối với gỗ cây lá rộng được yêu cầu cụ thể, số liệu từ các thử nghiệm trên các loại gỗ cây lá rộng (gỗ bồ đề) là cần thiết.

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Các quá trình thuần thục hóa nhân tạo

Các quá trình thuần thục hóa nhân tạo là bắt buộc trước khi thử nghiệm sinh học, để kiểm nghiệm sự chống chịu của các thuc thành phẩm với sự bay hơi (xem TCVN 10750:2015), sự rửa trôi của nước (xem EN 84) và sự phơi nhiễm với thời tiết, bao gồm cả ánh sáng mặt trời; không có phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam cho thử nghiệm thích hợp vơi các nguy hại từ các yếu tố thời tiết mặc dù TCVN 11356:2016 quy định cụ thể một thời gian để ngoài tự nhiên trước khi thử nghiệm sinh học, theo bản đính chính kỹ thuật A1 hoặc, thi tiết nhân tạo với tia cực tím.

Các quá trình thuần thục hóa nhân tạo được quy định cụ th trong các th nghiệm và các yêu cầu hiệu lực cần thiết khi sự rửa trôi và/hoặc bay hơi là điều xảy ra thường xuyên, bình thưng và không thể tránh khỏi cho một nhóm môi trường sử dụng nhất định.

Một vài dạng của sự tiếp xúc như sự hình thành ẩm do mưa ở nhóm môi trưng sử dụng 1 và 2 có thể quan trọng nhưng chỉ mang ý nghĩa như một kết quả của các yếu t tạm thời hoặc bất chợt. Chưa có quá trình tiêu chuẩn tương ứng nào hiện có liên quan đến loại tiếp xúc này.

Tương tự, một vài thuốc thành phẩm được ứng dụng cho gỗ xẻ  nhóm môi trường sử dụng 3 sẽ được bảo vệ khỏi sự rửa trôi bằng cách sơn, các cht phủ hoặc một số công nghệ khác trước khi tiếp xúc các đều kiện ẩm ướt vi những loại thuốc này, sự chống chịu rửa trôi theo EN 84 không phải là thiết yếu và các thí nghiệm theo TCVN 10751:2015 và EN 113 sau TCVN 10750:2015 có thể được tiến hành và các hiệu lực yêu cầu tương ứng.

Nếu các thử nghiệm theo cả 2 quy trình TCVN 10750:2015 và EN 84 được yêu cu, chúng được tiến hành một cách độc lập và trên các bộ mẫu riêng trước khi thử nghiệm sinh học liên quan.

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Ý nghĩa của các yếu tố sinh học đặc thù

Nguy cơ b tấn công bởi bất cứ tác nhân sinh học cụ thể và những biến đổi đáng kể  thực tiễn theo các điều kiện sử dụng đã được thể hiện bằng các nhóm môi trường sử dụng được định nghĩa trong TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007). Mức độ gây hại dựa trên rất nhiều yếu tố nhưng đặc biệt là các điều kiện môi trường (chủ yếu là độ ẩm và nhiệt độ), vị trí địa lý và các loại gỗ. Trong một số trường hợp, tỷ lệ của các loài côn trùng khác nhau có sự biến động lớn và chúng có thể không ph biến nhưng nguy hiểm hoặc có thể phổ biến nhưng ít nguy him. Ví dụ, mối chỉ tồn tại ở một số vùng nhất định ở Châu Âu nhưng gây ra thiệt hại nghiêm trọng  nơi chúng có mặt.

Những thiệt hại ở môi trường nước biển thay đổi đáng kể từ miền bắc tới miền nam chủ yếu bi sự thay đổi trong tỷ lệ của các loài hà biển nhất định sinh sống.

Nấm mc gây biến màu có thể ảnh hưởng ln về cả tính ứng dụng lẫn kinh tế cho các loại hàng hóa  một nhóm môi trường sử dụng nhất định nhưng chỉ khi vẻ bề ngoài của thuốc thành phẩm là quan trọng. Chúng có thể không có ảnh hưởng tới các sản phẩm hàng hóa  cùng một nhóm môi trường sử dụng.

Vì những lý do trên, tầm quan trọng các tác nhân sinh học cụ thể có thể thay đổi, các sản phẩm thuốc bảo quản không nhất thiết phải có khả năng chống lại tất cả các tác nhân gây hại  một nhóm môi trường sử dụng nhất định trừ khi những hoạt tính này đặc biệt cần thiết hoặc được tuyên b là cần thiết. Như vậy hoạt tính phổ rộng là không được chấp nhận nếu như nó khiến cho việc sử dụng các chất diệt sinh vật nhiều hơn mức cần thiết.

 

Phụ lục G

(Tham khảo)

Các yêu cầu hiệu lực tối thiểu

Đối với các mục đích của tiêu chuẩn này, hiệu lực tối thiểu được yêu cầu cho thuốc bảo quản gỗ  trong mỗi thử nghiệm sinh học phù hợp dựa theo giá trị tham khảo sinh học của nó (b.r.v) trong thử nghiệm đó. Giá trị này có thể bằng hoặc được biến đổi từ các giá trị độc hoặc các tiêu chí hiệu lực khác được chỉ rõ trong bất cứ phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn nào. Các tiêu chí để biến đổi b.r.v. cho thuốc thử nghiệm được quy định cho mỗi thử nghiệm sinh học và được đưa ra từ Bảng 1 đến 5.

Giá trị b.r.v. cao nhất cho thuốc bảo qun trong bất cứ thử nghiệm sinh học yêu cầu nào được xác định là giá trị tới hạn (C.V.). Giá trị tới hạn c.v. được sử dụng trong TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007) để suy ra lượng thuc thấm yêu cầu trong vùng phân tích của gỗ được xử lý.

 

Phụ lục H

(Quy định)

Tính hợp lệ của các kết quả thử nghiệm từ các tiêu chuẩn cũ sau khi được sửa đổi lại

Vi các thuốc thành phm mà đã được sử dụng trên thực tiễn ít nhất 10 năm, không có hạn chế áp dụng cho việc xác định hiệu lực của các kết quả thử nghiệm sau khi có sự sửa đổi thử nghiệm  các tiêu chuẩn Việt Nam cũ. Việc “sử dụng tốt” đã được chứng minh bi người sử dụng.

CHÚ THÍCH: “Sử dụng tốt” có nghĩa là thuốc thành phm tương ng đã được ứng dụng trong thực tiễn và trong suốt thời gian sử dụng của các thành phần trong thuốc, không có lỗi xảy ra do hiệu lực không đủ của cht bảo quản gỗ từ mức nghi ngờ cho đến rõ ràng.

Với các thuốc thành phẩm đã kiểm nghiệm thành công tại hiện trường, không hạn chế áp dụng cho việc xác hiệu lực của các kết quả thử nghiệm sau khi có sự sửa đổi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm  một tiêu chuẩn Việt Nam bất kỳ.

Với bất cứ tiêu chuẩn về sản phẩm của quốc gia nào khác được cơ quan hoặc các tác giả xây dựng, sự tác động hay không và như thế nào của các quy trình thử nghiệm khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm, với 2 trường hợp:

a) Ảnh hưng nhỏ do đó không có sự hạn chế;

b) Ảnh hưởng rõ rệt dẫn đến yêu cầu phải hạn chế hoặc phải th nghiệm lại hoàn toàn, dựa trên mức độ khác biệt kết quả và mức độ quan trọng đối với việc đánh giá hiệu lực của thuốc bảo quản hoặc những thuộc tính của nó dưới tình trạng thử nghiệm lại.

Không cần th nghiệm lại nếu như trong quá trình xây dựng nên tiêu chuẩn Việt Nam mới, các quá trình th nghiệm lặp lại tại nhiều phòng thí nghiệm đã chứng minh quy trình thử nghiệm sửa đổi hoặc mới có kết quả ngang bằng vi những kết qu từ quy trình th nghiệm cũ.

Nếu các tiêu chun Việt Nam hiện hành được thay thế bi các quy trình thử nghiệm mới, một khoảng thời gian chuyển giao sẽ được nhắc đến trong tiêu chuẩn Việt Nam mới.

 

Phụ lục I

(Tham khảo)

Các loài sinh vật và loại gỗ dùng trong thử nghiệm sinh họcc

Do chưa có TCVN quy định chính thức về các loài sinh vật và các loại gỗ được dùng trong thử nghiệm sinh học, những loài sinh vật và loại gỗ sau đây được coi là phù hợp (tương đương trong các tiêu chuẩn Châu Âu) khi sử dụng  điều kiện Việt Nam:

 

Điều kiện Châu Âu

Điều kiện Việt Nam

Loài xén tóc Xén tóc Hylotrupes bajulus Xén tóc Stromatium longicorne
Loài mối Mối Coptotermes Mối Coptotermes formosanus Shiraki
Loại gỗ G dẻ gai Châu Âu (beech) G bồ đề (Styrax tonkinensis)
Gỗ thông Scots (Scots pine) Gỗ thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb.)
Gỗ sồi Châu Âu (oak) Gỗ trám trắng (Canarium album Raeusch)

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007), Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm gỗ. Loại môi trường sử dụng.

[2] TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005), Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng.

[3] TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025:2005), Yêu cầu chung về năng lực của phòng th nghiệm và hiệu chuẩn.

[4] EN 350-1, Durability of wood and wood-based products – Natural durability of solid wood – Part 1: Guide to the principles of testing and classification of the natural durability of wood

[5] EN 350-2, Durability of wood and wood-based products – Natural durability of solid wood – Part 2: Guide to natural durability and treatability of selected wood species of importance in Europe

[6] EN 460, Durability of wood and wood-based products – Natural durability of solid wood – Guide to the durability requirements for wood to be used in use classes

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa, chữ viết tắt và ký hiệu

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

3.2  Chữ viết tắt và ký hiệu

4  Phân nhóm môi trường sử dụng

5  Hiệu lực bảo quản

5.1  Yêu cầu chính

5.2  Yêu cầu bổ sung từ Bảng 1 đến Bảng 5

6. Các thử nghiệm hiệu lực thuốc cho mỗi nhóm môi trường sử dụng

6.1  Nhóm môi trường sử dụng 1

6.2  Nhóm môi trường sử dụng 2

6.3  Nhóm môi trường sử dụng 3

6.4  Nhóm môi trường sử dụng 4

6.5  Nhóm môi trưng sử dụng 5

7  Nguồn gốc của giá trị tới hạn

8  Thông tin về thuốc

9  Nhận diện sản phẩm

9.1  Loại thử nghiệm

9.2  Nhận diện thuốc bảo qun

Phụ lục A (Tham khảo)

Phụ lục B (Tham khảo)

Phụ lục C (Tham khảo)

Phụ lục D (Tham khảo)

Phụ lục E (Tham khảo)

Phụ lục F (Tham khảo)

Phụ lục G (Tham khảo)

Phụ lục H (Quy định)

Phụ lục I (Tham khảo)

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11347-1:2016 VỀ ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ – TÍNH NĂNG CỦA THUỐC BẢO QUẢN GỖ KHI XÁC ĐỊNH BẰNG PHÉP THỬ SINH HỌC – PHẦN 1: CHỈ DẪN CHI TIẾT THEO MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN11347-1:2016 Ngày hiệu lực 15/11/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 15/11/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản