TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11353:2016 VỀ VÁN TRANG TRÍ COMPOSITE GỖ NHỰA
TCVN 11353:2016
VÁN TRANG TRÍ COMPOSITE GỖ NHỰA
Wood plastic composite decorative boards
TCVN 11353:2016 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, dựa theo tiêu chuẩn GB/T24137-2009 – Wood plastic composite decorative boards. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Ván trang trí gỗ nhựa có ưu điểm như độ bền cao, tính năng đàn hồi tốt, khả năng chịu mài mòn cao… Vì vậy, không những nó đã được ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất đồ gia dụng, trong xây dựng,…, mà nó còn được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực trang trí nội thất . Để tăng cường quản lý sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm ván trang trí gỗ nhựa, cũng như thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật sản xuất, việc xây dựng một tiêu chuẩn riêng cho loại sản phẩm này là rất cần thiết.
VÁN TRANG TRÍ COMPOSITE GỖ NHỰA
Wood plastic composite decorative boards
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho ván trang trí composite gỗ nhựa.
2 Tiêu chuẩn viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu việc dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi bổ sung (nếu có);
TCVN 7756-2:2007. Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 2: Xác định kích thước, độ vuông góc và độ thẳng cạnh.
TCVN 7756-3:2007. Ván Gỗ Nhân Tạo – Phương Pháp Thử – Phần 3: Xác định độ ẩm.
TCVN 7756-5:2007. Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 5: Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước.
TCVN 7756-6:2007. Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 6: Xác định độ mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh.
TCVN 7756-7:2007. Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 7: Xác định độ bền kéo vuông góc với mặt ván.
TCVN 7756-8:2007. Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 8: Xác định độ bền ẩm.
TCVN 7756-10:2007. Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 10: Xác định độ bền bề mặt.
TCVN 7756-11:2007.Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 11: Xác định lực bám giữ đinh vít.
ASTM D7031-11. Standard Guide for Evaluating Mechanical and Physical Properties of Wood-Plastic Composite Products (Tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá tính chất cơ học và vật lý của vật liệu WPC).
ASTM D3201/D3201M-13. Standard Test Method for Hygroscopic Properties of Fire- Retardant Wood and Wood-Based Products (Tiêu chuẩn phương pháp kiểm tra tính hút ẩm của gỗ và ván nhân tạo chậm cháy).
ASTM D2898-10: Standard Practice for Accelerated Weathering of Fire-Retardant-Treated Wood for Fire Testing (Tiêu chuẩn kiểm tra khả năng cháy của gỗ đã xử lý chậm cháy).
ASTM D5116 – Standard guide for small-scale environmental chamber determinations of organic emissions from indoor materials/products (Tiêu chuẩn hướng dẫn cách xác định các chất hữu cơ phát thải từ vật liệu nội thất bằng phương pháp buồng môi trường cỡ nhỏ).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Ván trang trí composite gỗ nhựa (Wood plastic composite decorative boards)
Loại vật liệu composite gỗ nhựa phi kết cấu dùng để trang trí nội và ngoại thất. Chủ yếu có các loại ván ốp tường, tấm ngăn, ván trần.
3.2
Ván trang trí composite gỗ nhựa phủ mặt (surface decorated wood plastic composite boards)
Lấy ván composte gỗ nhựa làm lớp nền, thông qua trang sức hoặc phủ mặt bằng các loại vật liệu trang sức tạo thành.
4 Phân loại
4.1 Phân loại
4.1.1 Phân loại dựa vào trạng thái bề mặt
a) Ván trang trí composite gỗ nhựa có phủ mặt (S);
b) Ván trang trí composite gỗ nhựa không phủ mặt (L).
4.1.2 Phân loại dựa vào môi trường sử dụng
a) Ván trang trí composite gỗ nhựa dùng cho ngoại thất (W);
b) Ván trang trí composite gỗ nhựa dùng cho nội thất (N).
4.1.3 Phân loại dựa vào thời gian lão hóa
a) Ván trang trí composite gỗ nhựa loại I (thời gian lão hóa 1000 h);
b) Ván trang trí composite gỗ nhựa loại II (thời gian lão hóa 500 h);
c) Ván trang trí composite gỗ nhựa loại III (thời gian lão hóa 300 h).
4.2 Ký hiệu
Ví dụ: Ván trang trí composite gỗ nhựa có phủ mặt có thời gian lão hóa 1000 h, dùng ngoài trời được ký hiệu là: Ván trang trí gỗ nhựa – I-W-S-GB/T24137-2009.
5 Yêu cầu
5.1 Chất lượng ngoại quan
5.1.1 Chất lượng ngoại quan của ván trang trí gỗ nhựa có dán phủ mặt bằng giấy tẩm keo phải không được thấp hơn những yêu cầu của sản phẩm hợp quy cách được quy định trong tiêu chuẩn ASTM D7031-11.
5.1.2 Chất lượng ngoại quan của ván trang trí gỗ nhựa có dán phủ mặt bằng màng mỏng polyme phải không được thấp hơn những yêu cầu của sản phẩm hợp quy cách được quy định trong tiêu chuẩn ASTM D7031-11.
5.1.3 Chất lượng ngoại quan của ván trang trí composite gỗ nhựa sơn phủ bề mặt phải phù hợp với những quy định trong bảng 1.
Bảng 1-Yêu cầu chất lượng ngoại quan của ván trang trí composite gỗ nhựa sơn phủ mặt
Tên khuyết tật |
Yêu cầu |
Vết xước trên màng sơn |
rất nhẹ, độ dài không lớn hơn 10 mm, mỗi m2 không quá 2 vết |
Vết nổ của màng sơn |
không cho phép |
Vết bẩn bề mặt trên màng sơn |
không cho phép |
Vết nhăn màng sơn |
không cho phép |
Hạt trên màng sơn |
không cho phép |
Lỗ kim trên màng sơn |
đường kính không lớn hơn 0,5 mm, mỗi m2 không quá 2 lỗ |
Vết lồi lõm không phải do công nghệ |
không cho phép |
Chênh lệch màu sắc |
cùng một lô sản phẩm phải như nhau |
Vết nén ép trên bề mặt |
mỗi m2 cho phép có 01 vết nhưng không rõ |
5.1.4 Chất lượng ngoại quan của ván trang trí composite gỗ nhựa không trang sức bề mặt phải phù hợp với những quy định trong bảng 2.
Bảng 2 – Yêu cầu chất lượng ngoại quan của ván trang trí composite gỗ nhựa không trang sức bề mặt
Tên khuyết tật |
Yêu cầu |
Vết rạn |
không cho phép |
Vết xước |
rất nhẹ, độ dài không lớn hơn 10 mm, mỗi m2 không vượt quá 2 vết |
Vết nổ |
không cho phép |
Vết tích do tạp chất |
không cho phép |
Vết lồi lõm không phải do công nghệ |
không cho phép |
Khuyết tật góc cạnh |
không cho phép |
Chênh lệch màu sắc |
cùng một lô sản phẩm phải như nhau |
Vết nén ép trên bề mặt |
mỗi m2 cho phép có 01 vết nhưng không rõ |
5.2 Kích thước và sai số
Hình dáng sản phẩm và kích thước bề mặt có thể căn cứ vào yêu cầu của người tiêu dùng để sản xuất hoặc do 2 bên cùng cầu thương lượng.
Sai số kích thước phải phù hợp với những quy định trong bảng 3.
Bảng 3 -Yêu cầu về sai số kích thước ván trang trí composite gỗ nhựa
Hạng mục |
Yêu cầu |
Chiều dày | khi chiều dày danh nghĩa tn < 15 mm, giá trị tuyệt đối về chênh lệch giữa chiều dày danh nghĩa tn và chiều dày trung bình ta không lớn hơn 0,5 mm; chênh lệch giữa giá trị chiều dày lớn nhất tmax và nhỏ nhất tmin không lớn hơn 0,5 mm.
khi chiều dày danh nghĩa tn≥15 mm, giá trị tuyệt đối về chênh lệch giữa chiều dày danh nghĩa tn và chiều dày trung bình ta không lớn hơn 1,0 mm; chênh lệch giữa giá trị chiều dày lớn nhất tmax và nhỏ nhất tmin không lớn hơn 1,0 mm. |
Chiều dài | giá trị tuyệt đối về chênh lệch giữa chiều dài danh nghĩa ln và giá trị đo được ở mỗi mẫu lm không lớn hơn 5 mm |
Chiều rộng | khi chiều rộng danh nghĩa wn<90 mm, giá trị tuyệt đối về chênh lệch giữa chiều rộng danh nghĩa wn và chiều rộng trung bình wa không lớn hơn 0,5 mm.
khi chiều rộng danh nghĩa wn≥90 mm, giá trị tuyệt đối về chênh lệch giữa chiều rộng danh nghĩa wn và chiều rộng trung bình wa không lớn hơn 1,0 mm. |
Độ thẳng của cạnh bên | giá trị lớn nhất của độ thẳng cạnh bên Smax≤ 0,30 mm/m |
5.3 Tính chất vật lý, cơ học
Tính chất vật lý, cơ học của ván trang trí composite gỗ nhựa phải phù hợp với những quy định trong bảng 4.
Bảng 4 -Yêu cầu về tính chất vật lý, cơ học của ván trang trí composite gỗ nhựa
Hạng mục |
Yêu cầu về tính chất |
Chú thích |
|||
Dùng ngoại thất |
Dùng nội thất |
||||
Độ ẩm, % |
≤ 2,0 |
||||
Độ bền uốn tĩnh, MPa |
giá trị trung bình: ≥ 20,0 |
||||
giá trị nhỏ nhất: ≥ 16,0 |
|||||
Mô đun đàn hồi uốn tĩnh, MPa |
≥ 1.800 |
||||
Độ ổn định kích thước, % |
≤ 1,5 |
||||
Lực bám đinh bề mặt ván, N |
≥ 800 |
với ván trang trí composite gỗ nhựa có chiều dày không lớn hơn 12 mm và sử dụng phương thức liên kết ngoài thì không yêu cầu | |||
Độ cứng va đập (HD) |
≥ 55 |
||||
Độ trương nở chiều dày khi hút nước, % |
≤ 0,5 |
||||
Lực bong tách, N |
≥ 40 |
chỉ tiến hành thí nghiệm với ván trang trí composite gỗ nhựa có dán phủ mặt bằng mảng mỏng PVC | |||
Độ bền dán dính của lớp phủ mặt, MPa |
≥ 0,6 |
chỉ tiến hành thí nghiệm với ván trang trí composite gỗ nhựa có dán phủ mặt bằng giấy tẩm keo | |||
Lực bám dính màng sơn, cấp |
≤ 3 |
chỉ tiến hành thí nghiệm với ván trang trí composite gỗ nhựa có sơn phủ bề mặt | |||
Tính năng chống đông cứng (độ giòn, dẻo) và nóng chảy | tỷ lệ bảo lưu độ bền uốn, % |
≥ 80 |
— |
||
chất lượng bề mặt |
không có vết nứt dăm, vết nổ |
— |
|||
Bề mặt chống chịu chất gây ố màu, ăn mòn |
không bị ố màu, không bị ăn mòn |
— |
|||
Chống lại lão hóa do môi trường nhân tạo | tỷ lệ bảo lưu độ bền chịu uốn, % |
≥ 80 |
— |
||
chống lại sự phai màu do ánh sáng, cấp |
≥ 3 |
|
– Ván trang trí composite gỗ nhựa loại I lão hóa 1000 h
– Ván trang trí composite gỗ nhựa loại II lão hóa 500 h – Ván trang trí composite gỗ nhựa loại III lão hóa 300 h |
||
5.4 Giới hạn lượng chất có hại
Giá trị giới hạn lượng chất có hại trong ván trang trí composite gỗ nhựa dùng trong nội thất phải phù hợp với những quy định trong bảng 5.
Bảng 5 – Giới hạn hàm lượng chất có hại trong ván trang trí composite gỗ nhựa
Hạng mục kiểm tra |
Giá trị giới hạn |
|
Hàm lượng formaldehyde tự do trong sản phẩm (dùng trong nội thất), mg/L |
cấp E0: ≤ 0,5 |
|
Cấp E1: ≤ 1,5 |
||
Hàm lượng kim loại nặng, mg/kg | Chì có tính tan |
≤ 90 |
Cadimi (Cd) có tính tan |
≤ 75 |
|
Crom (Cr) có tính tan |
≤ 60 |
|
Thủy ngân có tính tan |
≤ 60 |
5.5 Tính năng chịu lửa
Khi sử dụng, tính năng chịu lửa của ván trang trí composite gỗ nhựa dùng trong nội thất phải phù hợp với các yêu cầu về cấp chất lượng tương ứng quy định trong ASTM D3201/D3201M-13.
6 Phương pháp thí nghiệm
6.1 Chất lượng ngoại quan
Sử dụng mắt thường để tiến hành kiểm tra chất lượng ngoại quan của ván trang trí composite gỗ nhựa theo những quy định ở mục 5.1.
6.2. Kích thước và sai số
6.2.1. Dụng cụ đo
6.2.1.1. Panme, có độ chính xác 0,01 mm.
6.2.1.2. Thước thẳng bằng thép, độ chính xác 0,5 mm.
6.2.1.3. Thước cuộn bằng thép, độ chính xác 1 mm.
6.2.1.4. Thước vuông, độ chính xác 0,02/300 mm.
6.2.1.5. Compa để đo cung tròn, độ chính xác 0,02 mm.
6.2.2. Kích thước chiều dài, chiều rộng
Dựa theo TCVN 7756-2:2007.
6.2.3. Kích thước chiều dày
Dựa theo TCVN 7756-2:2007.
6.2.4. Độ vuông góc của cạnh bên
Dựa theo TCVN 7756-2:2007.
6.3. Tính chất vật lý
6.3.1 Mẫu và tạo mẫu thí nghiệm
6.3.1.1. Tấm mẫu thử và tạo mẫu thí nghiệm
Tấm mẫu thử và mẫu thí nghiệm nên được lấy từ trong lô sản phẩm đã được để trên 48 h, để tiến hành rút mẫu. Mẫu thí nghiệm các hạng mục kiểm tra tính chất vật lý, cơ học cần được tạo ra từ một tấm mẫu thử (nếu như số lượng mẫu thí nghiệm là 3, số lượng tấm mẫu thử là 6 thì mẫu thí nghiệm có thể được lấy từ bất kể 03 tấm tấm mẫu thử nào đó). Mẫu thí nghiệm xác định các hạng mục chất có hại có thể được rút ngẫu nhiên để tiến hành.
6.3.1.2. Điều kiện kiểm tra và xử lý điều tiết môi trường thử
Trong điều kiện bình thường mẫu thí nghiệm không cần thiết phải xử lý cân bằng nhiệt và cân bằng ẩm. Nếu có những yêu cầu đặc thù, có thể xử lý trong điều kiện môi trường nhiệt độ (20±2)oC, độ ẩm (50±5)%, với khoảng thời gian là 48 h.
6.3.1.3. Kích thước mẫu thí nghiệm
6.3.1.4. Yêu cầu khi cắt mẫu
Căn cứ vào yêu cầu thí nghiệm mà tiến hành cắt thành các tấm mẫu thử, lại căn cứ vào tiêu chuẩn của các hạng mục kiểm tra để cắt tiếp thành mẫu thí nghiệm. Cạnh mẫu thí nghiệm phải thẳng, bằng phẳng, 2 cạnh liền kề phải vuông góc với nhau; những sản phẩm rỗng tâm thì căn cứ vào yêu cầu của các hạng mục kiểm tra để tiến hành cắt theo phần bề mặt mẫu.
6.3.1.5. Kích thước, số lượng mẫu thí nghiệm tính chất vật lý, cơ học dựa theo những quy định trong bảng 6.
Bảng 6 – Mẫu thí nghiệm xác định tính chất vật lý, cơ học của ván trang trí composite gỗ nhựa
Hạng mục kiểm tra |
Kích thước mẫu thí nghiệm, mm |
Số lượng mẫu thí nghiệm, mẫu |
Chú thích |
Độ ẩm |
100 x100 |
3 |
nếu sản phẩm có chiều rộng nhỏ hơn 100 mm, chiều rộng của mẫu lấy theo chiều rộng thực của sản phẩm |
Độ bền uốn tĩnh |
[(20h + 50)±2] x b |
6 |
h – chiều dày sản phẩm; chiều dài nhỏ nhất của mẫu thí nghiệm là 150 mm, lớn nhất là 1.050 mm; khi chiều rộng sản phẩm không nhỏ hơn 100 mm, chiều rộng b của mẫu thí nghiệm lấy bằng 100 mm, khi chiều rộng sản phẩm nhỏ hơn 100 mm, chiều rộng mẫu thí nghiệm b lấy bằng chiều rộng sản phẩm; ván rỗng tâm lấy mẫu theo như hình 1. |
Mô đun đàn hồi uốn tĩnh |
[(20h + 50)±2] x b |
6 |
|
Độ ổn định kích thước |
(140±0,8) x (12,7±0,4) |
12 |
|
Lực bám đinh bề mặt |
150 x b |
3 |
chiều rộng mẫu thí nghiệm b≥ 40 mm |
Độ cứng va đập |
100 x100 |
3 |
nếu chiều rộng sản phẩm nhỏ hơn 100 mm thì chiều rộng mẫu thí nghiệm lấy theo chiều rộng sản phẩm. |
Độ trương nở chiều dày khi hút nước |
50,0 x b |
6 |
Khi chiều rộng sản phẩm không nhỏ hơn 100 mm, chiều rộng mẫu thí nghiệm b lấy bằng 100 mm; khi chiều rộng sản phẩm nhỏ hơn 100 mm thì chiều rộng mẫu thí nghiệm b lấy bằng chiều rộng sản phẩm. |
Lực bong tách |
100 x 25 |
6 |
|
Độ bền dán dính của lớp phủ mặt |
50,0 x 50,0 |
6 |
|
Lực bám dính màng sơn |
250 x b |
3 |
chiều rộng mẫu thí nghiệm b ≥ 50 mm |
Tính năng chống đông cứng (độ giòn, dẻo) và tan chảy |
[(20h+50)±2] x b |
6 |
yêu cầu như với độ bền uốn tĩnh trong bảng này |
Bề mặt chống chịu chất gây ố màu, ăn mòn |
100 x b |
1 |
chiều rộng mẫu thí nghiệm b≥ 50 mm |
Chống lại lão hóa do môi trường nhân tạo |
[(20h + 50)±2] x b |
6 |
yêu cầu như với độ bền uốn tĩnh trong bảng này |
Chú thích: Kết quả là giá trị bình quân các mẫu thử. |
6.3.1.6. Kích thước và số lượng mẫu thí nghiệm kiểm tra giới hạn lượng chất có hại trong ván trang trí composite gỗ nhựa được dựa theo TCVN 7756-2:2007.
6.3.2 Độ ẩm
6.3.2.1 Dựa theo các quy định trong TCVN 7756-3:2007 tiến hành với số lượng 03 mẫu.
6.3.2.2 Tiến hành xác định cho 03 mẫu, độ ẩm cần xác định là giá trị trung bình tính toán được từ độ ẩm của 03 mẫu thí nghiệm, độ chính xác 0,1%.
6.3.3 Độ bền uốn tĩnh và mô đun đàn hồi uốn tĩnh
6.3.3.1 Dựa theo các quy định trong TCVN 7756-6:2007, khoảng cách giữa 2 gối đỡ xác định bằng 20 lần chiều dày danh nghĩa nhưng nhỏ nhất là 150 mm và lớn nhất là 1.050 mm. Đối với những loại ván ép đùn có các hàng lỗ tròn song song hoặc những loại ván có kết cấu tương tự thì chiều rộng của mẫu thí nghiệm nhỏ nhất phải bằng 2 lần khoảng cách giữa các lỗ tròn, mặt cắt ngang của mẫu thí nghiệm như hình 1.
Hình 1 – Mặt cắt ngang của ván có nhiều lỗ tròn
Tốc độ gia tải cụm máy thí nghiệm như trong công thức (1):
R = 0,00185 x L2/h |
(1) |
Trong đó:
R tốc độ gia tải, đơn vị tính là millmét mỗi phút (mm/m);
L khoảng cách giữa các gối đỡ, đơn vị tính là milimét (mm);
h chiều dày danh nghĩa của mẫu thí nghiệm, đơn vị tính là milimét (mm).
Độ bền uốn tĩnh được lấy giá trị tải trọng khi mẫu bị phá hủy để tính toán, mô đun đàn hồi uốn tĩnh căn cứ vào ứng lực thí nghiệm độ bền uốn tĩnh với đường cong phá hủy, dựa vào các mức 10% và 40% của ứng lực lớn nhất để tính toán mô đun đàn hồi uốn tĩnh.
6.3.3.2 Thí nghiệm với 06 mẫu, độ bền uốn tĩnh và mô đun đàn hồi uốn tĩnh được lấy bằng giá trị trung bình của 06 mẫu thí nghiệm, độ chính xác của độ bền uốn tĩnh là 0,1 MPa, độ chính xác của mô đun đàn hồi uốn tĩnh là 1 MPa.
6.3.3.3 Tìm ra giá trị độ bền uốn tĩnh nhỏ nhất trong 6 mẫu thí nghiệm.
6.3.4 Độ ổn định kích thước
Dựa vào các quy định trong TCVN 7756-8:2007, thí nghiệm với từng mẫu trong số 06 mẫu thí nghiệm ở các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Ngoài ra đáp ứng các yêu cầu sau:
Tỷ lệ thay đổi chiều dài của một tấm ván là giá trị trung bình tính được từ tỷ lệ thay đổi chiều dài theo chiều dọc và chiều ngang của tất cả các nhóm mẫu thí nghiệm nằm trong tấm ván đó, độ chính xác là 0,05%.
Khi tính toán tổng tỷ lệ thay đổi kích thước theo chiều dọc và chiều ngang, nếu như kích thước thay đổi theo các hướng là ngược nhau thì tỷ lệ thay đổi kích thước tổng được tính bằng tổng giá trị tuyệt đối kích thước thay đổi trung bình khi thí nghiệm ở các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao; Nếu như sự thay đổi kích thước giống nhau, thì sự thay đổi kích thước tổng được lấy bằng giá trị tuyệt đối của trị số lớn nhất trong số đó.
6.3.5 Lực bám đinh bề mặt ván
6.3.5.1 Dựa theo những quy định trong TCVN 7756-11:2007, thí nghiệm với 03 mẫu.
6.3.5.2 Lực bám đinh bề mặt ván là giá trị trung bình tính được từ 9 điểm xác định trên 03 mẫu thí nghiệm, độ chính xác là 1 N.
6.3.6 Độ cứng va đập
6.3.6.1 Dựa theo những quy định trong TCVN 7756-10:2007.
6.3.6.2 Độ cứng va đập của mẫu thí nghiệm được biểu thị bằng giá trị trung bình tính được từ 15 điểm đo trên 03 mẫu thí nghiệm.
6.3.7 Độ trương nở chiều dày khi hút nước
6.3.7.1 Dựa theo những quy định trong TCVN 7756-5:2007, toàn bộ mẫu thử được ngâm ngập trong nước 72 h, xác định chiều dày điểm trung tâm của mẫu và thí nghiệm với 06 mẫu.
6.3.7.2 Độ trương nở chiều dày khi hút nước của mẫu được tính bằng giá trị trung bình của 06 mẫu thí nghiệm, độ chính xác là 0,1%.
6.3.8 Lực bong tách
6.3.8.1 Dựa vào các quy định trong TCVN 7756-8:2007, thí nghiệm với 09 mẫu.
6.3.8.2 Lực bong tách của mẫu được tính bằng giá trị trung bình của 09 mẫu thí nghiệm, độ chính xác là 1 N.
6.3.9 Độ bền dán dính của lớp phủ mặt
6.3.9.1 Dựa theo các quy định trong TCVN 7756-7:2007, thử với 06 mẫu.
6.3.9.2 Độ bền dán dính của lớp phủ mặt của mẫu là giá trị trung bình của 06 mẫu thí nghiệm, độ chính xác là 0,01 MPa.
6.3.10 Xác định lực bám dính màng sơn
Dựa theo các quy định trong TCVN 7756-7:2007.
6.3.11 Tính năng chống đông cứng (độ giòn, dẻo) và tan chảy
6.3.11.1 Nguyên lý
Là xác định khả năng chống lại sự đông cứng/tan chảy của ván trang trí gỗ nhựa.
6.3.11.2 Dụng cụ
6.3.11.2.1 Máng nước.
6.3.11.2.2 Tủ lạnh, nhiệt độ có thể đạt -35oC.
6.3.11.2.3 Máy thử cơ học vạn năng, độ chính xác 10 N.
6.3.11.3 Phương pháp
Trong điều kiện nhiệt độ phòng, đặt ngay ngắn mẫu thí nghiệm sao cho ngập toàn bộ vào trong nước, sau 24 h thì lấy mẫu ra, tiếp đó đưa mẫu vào môi trường có nhiệt độ (-29±1)oC để đông lạnh trong 24 h, cuối cùng lấy mẫu ra đặt ở môi trường nhiệt độ phòng trong thời gian 24 h. Quá trình này tổ hợp thành một chu kỳ nhiệt ẩm, sau đó làm lại 2 lần nữa. Sau 3 lần tuần hoàn đông cứng (độ giòn, dẻo) và tan chảy, dùng mắt thường để quan sát bề mặt mẫu xem mẫu có thay đổi về các vết nứt dăm, vết nổ hay không. Độ bền uốn tĩnh của mẫu được xác định như mục 6.3.3, thí nghiệm với 06 mẫu.
6.3.11.4 Tính toán kết quả
Tính toán giá trị trung bình độ bền uốn tĩnh của 06 mẫu thí nghiệm, độ chính xác 0,1 MPa. Tỷ lệ bảo lưu độ bền uốn tĩnh của mẫu được tính theo công thức (2), độ chính xác 1%:
B = (1 – (P1 x P2)/P1) x 100 |
(2) |
Trong đó:
B tỷ lệ bảo lưu độ bền uốn tĩnh, %;
P1 độ bền uốn tĩnh của mẫu trước khi thí nghiệm, MPa;
P2 độ bền uốn tĩnh của mẫu sau khi thí nghiệm, MPa.
6.3.12 Bề mặt chống chịu chất gây ố màu, ăn mòn
Dựa theo các quy định trong ASTM D7031-11.
6.3.13 Chống lại lão hóa do môi trường nhân tạo
6.3.13.1 Dựa theo các quy định trong ASTM D7031-11. Đặt 05 mẫu vào trong buồng thí nghiệm, tiến hành chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang với cường độ cao, còn 01 mẫu được đặt ở nơi không có ánh sáng. Nhiệt độ của tấm nhiệt màu đen bên trong buồng thí nghiệm là (63±3)oC, độ ẩm tương đối (65±5)%; chu kỳ phun nước: thời gian phun nước mỗi lần là (18±0,5)min, thời gian trống giữa 2 lần phun nước là (102±0,5)min; Với ván trang trí gỗ nhựa loại I tiến hành chiếu sáng 1000 h, ván trang trí gỗ nhựa loại II tiến hành chiếu sáng 500 h, ván trang trí gỗ nhựa loại III tiến hành chiếu sáng 300 h sau đó kết thúc thí nghiệm.
6.3.13.2 Độ bền uốn tĩnh sau khi lão hóa được dựa theo những quy định trong mục 6.3.4, xác định độ bền uốn tĩnh sau khi lão hóa là trị số trung bình của 05 mẫu thí nghiệm, độ chính xác 0,1 MPa. Tỷ lệ bảo lưu độ bền uốn tĩnh của mẫu được tính theo mục 6.3.11.4.
6.3.13.3 Dùng bảng mẫu màu xám tiêu chuẩn để phán định cấp biến màu của mẫu thử, dùng cấp độ chênh lệch trong mẫu thử để biểu thị độ phai màu do ánh sáng.
6.4 Phương pháp kiểm tra hàm lượng giới hạn chất có hại
6.4.1 Hàm lượng formaldehyde tự do trong sản phẩm
Dựa theo những quy định trong TCVN 7756-12: 2007, sử dụng thiết bị sấy 40L để kiểm tra.
6.4.2 Kim loại nặng có tính tan
Dựa theo những quy định trong ASTM D5116.
6.5 Tính năng chống cháy
Dựa theo những quy định trong ASTM D2898-10.
7 Ghi nhãn, đóng gói, vận chuyển và bảo quản
7.1 Ghi nhãn
7.1.1 Ghi nhãn sản phẩm
Sản phẩm trước khi đưa vào kho cần được gắn nhãn về tên sản phẩm, kích thước và ngày sản xuất vào vị trí thích hợp trên sản phẩm.
7.1.2 Ghi nhãn bao bì
Trên bao bì của sản phẩm cần ghi rõ tên và địa chỉ xưởng sản xuất, ký hiệu sản phẩm, ngày sản xuất, thương hiệu, kích thước, số lượng, chống nước, chống ánh nắng.
7.2 Bao gói và vận chuyển
Sản phẩm khi xuất xưởng cần được phân loại theo loại hình, kích thước, cấp chất lượng để đóng gói. Xí nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm để cung cấp bản hướng dẫn lắp ráp và hướng dẫn sử dụng. Khi đóng gói và vận chuyển sản phẩm cần tránh va đập và làm tổn hại bề mặt sản phẩm, tránh nước và ánh nắng. Những yêu cầu về đóng gói và vận chuyển có thể căn cứ vào 2 bên cung cầu để thương lượng.
7.3 Bảo quản
Sản phẩm trong quá trình bảo quản cần được đặt ngay ngắn, độ cao của đống ván không nên vượt quá 1,5 m, tránh ẩm, tránh mưa, ánh nắng, chất bẩn. Khi cất trữ cần xếp đống theo loại hình, kích thước và cấp chất lượng, mỗi đống sản phẩm nên có các ký hiệu tương ứng.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Quy tắc kiểm tra
1 Phân loại kiểm tra
Kiểm tra sản phẩm được phân thành kiểm tra xuất xưởng và kiểm tra theo yêu cầu.
1.1 Kiểm tra xuất xưởng bao gồm
a) Chất lượng ngoại quan
b) Kích thước và sai số kích thước
c) Các tính chất vật lý: độ ẩm, độ cứng va đập, độ trương nở chiều dày khi hút nước, độ ổn định kích thước.
1.2 Kiểm tra theo yêu cầu gồm
Chất lượng ngoại quan, kích thước và sai số kích thước, tính chất vật lý, hàm lượng giới hạn chất có hại.
1.3 Khi gặp một trong những tình huống sau thì cần tiến hành kiểm tra theo yêu cầu
a) Khi có sự thay đổi tương đối lớn về nguyên vật liệu và công nghệ sản xuất;
b) Đã dừng sản xuất trên 3 tháng, nay khôi phục sản xuất trở lại;
c) Khi sản xuất bình thường, cứ mỗi nửa năm kiểm tra ít nhất một lần;
d) Khi sản xuất sản phẩm mới hoặc có sự thay đổi sản phẩm;
e) Khi có đề xuất từ cơ quan kiểm định chất lượng quốc gia yêu cầu phải tiến hành kiểm tra theo yêu cầu.
2 Phương án rút mẫu và quy tắc phán định kết quả
2.1 Chất lượng ngoại quan
Phương án rút mẫu kiểm tra chất lượng ngoại quan bình thường được thực hiện 2 lần theo ASTM D7031-11, mức kiểm tra là II, giới hạn chấp nhận chất lượng (AQL- Acceptance quality limit) là 4,0, như trong bảng A.
Bảng A – Phương án rút mẫu kiểm tra chất lượng ngoại quan
Đơn vị: tấm
Phạm vi lô sản phẩm/N |
Độ lớn nhỏ của mẫu |
Số phán định thứ nhất |
Số phán định thứ 2 |
|||
n1=n2 |
∑n |
số chấp nhận |
số không chấp nhận |
số chấp nhận |
số không chấp nhận |
|
≤ 150 |
13 |
26 |
0 |
3 |
3 |
4 |
151-280 |
20 |
40 |
1 |
3 |
4 |
5 |
281-500 |
32 |
64 |
2 |
5 |
6 |
7 |
501-1200 |
50 |
100 |
3 |
6 |
9 |
10 |
2.2 Kích thước và sai số kích thước
Phương án rút mẫu kiểm tra kích thước bình thường được thực hiện 2 lần theo ASTM D7031-11, mức kiểm tra là I, giới hạn chấp nhận chất lượng (AQL- Acceptance quality limit) là 6,5, như trong bảng B.
Bảng B – Phương án rút mẫu kiểm tra kích thước
Đơn vị: tấm
Phạm vi lô sản phẩm/N |
Độ lớn nhỏ của mẫu |
Số phán định thứ nhất |
Số phán định thứ 2 |
|||
n1=n2 |
∑n |
số chấp nhận |
số không chấp nhận |
số chấp nhận |
số không chấp nhận |
|
≤ 150 |
5 |
10 |
0 |
2 |
1 |
2 |
151-280 |
8 |
16 |
0 |
3 |
3 |
4 |
281-500 |
13 |
26 |
1 |
3 |
4 |
5 |
501-1200 |
20 |
40 |
2 |
5 |
6 |
7 |
2.3 Tính chất vật lý, cơ học và hàm lượng gới hạn chất có hại
2.3.1 Phương án rút mẫu kiểm tra tính chất vật lý, cơ học và hàm lượng giới hạn chất có hại như trong bảng C, mẫu kiểm tra tính chất vật lý, cơ học và hàm lượng giới hạn chất có hại của ván trang trí gỗ nhựa nên được rút ngẫu nhiên từ lô mẫu hợp quy cách khi kiểm tra chất lượng ngoại quan và kiểm tra kích thước. Khi kết quả kiểm tra của lần sơ bộ có bất kỳ hạng mục nào không phù hợp quy cách, thì cho phép tiến hành kiểm tra lại, dựa theo số lượng kiểm tra lại để rút mẫu. Nếu như bề mặt của sản phẩm nhỏ, khi số lượng mẫu rút không thể thỏa mãn những yêu cầu thí nghiệm thì có thể tăng thêm số lượng mẫu rút một cách thích hợp.
Bảng C – Phương án rút mẫu kiểm tra tính chất vật lý, cơ học và hàm lượng giới hạn chất có hại
Đơn vị: tấm
Số lượng ván thành phẩm trong lô gửi kiểm tra |
Số mẫu rút kiểm tra sơ bộ |
Số mẫu rút kiểm tra lại |
≤ 1000 |
3 |
6 |
≥ 1001 |
6 |
12 |
Chú thích: Nếu như kích thước sản phẩm nhỏ, khi dựa theo phương án rút mẫu ở trên mà vẫn không thỏa mãn được yêu cầu thí nghiệm thì có thể tăng thêm số lượng mẫu thích hợp. |
2.3.2 Khi các hạng mục kiểm tra về tính chất vật lý, cơ học của ván trang trí gỗ nhựa đều hợp quy cách thì các tính chất vật lý, cơ học của cả lô sản phẩm đó được phán định là hợp quy cách, ngược lại thì được phán định là không hợp quy cách.
2.3.3 Khi các hạng mục kiểm tra về hàm lượng giới hạn chất có hại của ván trang trí gỗ nhựa đều hợp quy cách thì hàm lượng giới hạn chất có hại của cả lô sản phẩm được phán định là hợp quy cách, ngược lại thì được phán định là không hợp quy cách.
2.4 Phán định tổng hợp
Khi các chỉ tiêu về chất lượng ngoại quan, kích thước, tính chất vật lý, hàm lượng giới hạn chất có hại của sản phẩm đều hợp quy cách, thì lô sản phẩm đó được phán định là hợp quy cách, ngược lại thì được phán định là không hợp quy cách.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
3 Phân loại
4 Yêu cầu
6 Phương pháp thí nghiệm
7 Ghi nhãn, đóng gói, vận chuyển và cất trữ
8 Phụ lục
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11353:2016 VỀ VÁN TRANG TRÍ COMPOSITE GỖ NHỰA | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11353:2016 | Ngày hiệu lực | 15/11/2016 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 15/11/2016 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |