TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11387-2:2016 (ISO 19932-2:2013) VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRỒNG – THIẾT BỊ PHUN ĐEO VAI – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 25/10/2016

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11387-2:2016

ISO 19932-2:2013

THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRỒNG – THIẾT BỊ PHUN ĐEO VAI – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ

Equipment for crop protection – Knapsack sprayers – Part 2: Test methods

Li nói đầu

TCVN 11387-2:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 19932-2:2013.

TCVN 11387-2:2016 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công b.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11387:2016 (ISO 19932:2013) Thiết bị bảo vệ cây trồng – Thiết bị phun đeo vai bao gồm các phần sau:

– TCVN 11387-1:2016 (ISO 19932-1:2013), Phần 1: Yêu cầu an toàn và môi trường;

– TCVN 11387-2:2016 (ISO 19932-2:2013), Phần 2: Phương pháp thử.

THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRNG – THIẾT BỊ PHUN ĐEO VAI – PHN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ

Equipment for crop protection – Knapsack sprayers – Part 2: Test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để kiểm tra các yêu cầu trong TCVN 11387-1 (ISO 19932-1) đối với thiết bị phun mang trên lưng hoặc vai người vận hành để sử dụng với các sản phẩm bảo vệ cây trồng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị phun cần lắc đeo vai, thiết bị phun sức nén đeo vai và thiết bị phun đeo vai dẫn động bằng động cơ hoặc động cơ điện sử dụng áp suất thủy lực của dung dịch phun, có dung tích danh định lớn hơn 3 I, dùng chủ yếu trong nông nghiệp và làm vườn.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với máy phun hóa chất dạng sương mù đeo vai kiểu quạt thổi được đề cập trong TCVN 8745 (ISO 28139).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung.

TCVN 9231:2012 (ISO 5681:1992), Thiết bị bảo vệ cây trng  Từ vng.

TCVN 11387-1:2016 (ISO 19932-1:2013), Thiết bị bảo vệ cây trồng – Thiết bị phun đeo vai – Phần 1: Yêu cầu an toàn và môi trường.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 9231 (ISO 5681), TCVN 11387-1 (ISO 19932-1).

4  Thiết bị và dung dịch thử

4.1  Nước, sạch và không có các chất rắn.

4.2  Thiết bị xử lý ban đu, cho phép giữ thiết bị phun và cần bơm của thiết bị phun cần lắc đeo vai hoạt động liên tục. Hành trình và tần số phải điều chỉnh được. Ví dụ đã cho trong Phụ lục A.

4.3  Thiết bị thử khóa ngắt, gồm có khung để cố định phần tay cầm của khóa ngắt và bộ phận để điều khin khóa ngắt dịch chuyển, ví dụ như cần van, đ mở nó theo định kỳ với dòng chảy ở tốc độ và áp suất quy định. Hành trình phải điều chỉnh được. Ví dụ đã cho trong Phụ lục B.

4.4  Thiết bị thử dây đeo, có khả năng làm rơi thiết bị phun, hướng theo chiều thẳng đứng, về phía trên mỗi dây đeo từ độ cao 200 mm bằng cách dùng một thanh chặn ngang có đường kính 75 mm. Thiết bị có khả năng thử thiết bị phun với một hoặc hai điểm cố định phía trên và/hoặc phía dưới. Ví dụ đã cho trong Phụ lục C. Có thể sử dụng thiết bị khác có tính năng tương đương.

CẢNH BÁO – Thiết bị thử này có yếu tố rủi ro khi phép thử đang thực hiện. Mọi người phải cách xa khu vực thử hoặc được bảo vệ khỏi các mi nguy hiểm như các bộ phận văng ra từ thiết bị phun th.

4.5  Thiết bị thử rơi, làm rơi thiết bị phun  tư thế thẳng đứng, hướng theo chiều thẳng đứng, từ độ cao (600 ± 20) mm rơi xuống một bề mặt bằng phẳng, có kích thước 800 mm x 800 mm x 50 mm, làm bằng vật liệu polyten (HDPE) mật độ cao hoặc bằng gỗ cứng đặt trên mặt nền bằng phẳng. Thiết bị này không được làm ảnh hưởng đến lực va đập của thiết bị phun rơi. Ví dụ đã cho trong Phụ lục D. Có thể sử dụng thiết bị khác có tính năng tương đương.

4.6  Thiết bị nạp, có thể điều khiển và điều chỉnh được lượng và dòng chảy của nước hoặc dung dch thử. Ví dụ đã cho trong Phụ lục E. Có thể sử dụng thiết bị khác có tính năng tương đương.

4.7  Thiết bị cân, có khả năng cân lên đến:

a) 25 kg có sai s lớn nhất là ± 1 g:

b) 2 kg có sai số lớn nhất là ± 0,1 g.

4.8  ng đo, để đo dung tích lên đến 1 I có sai số lớn nhất ± 10 ml.

4.9  Thiết bị do thời gian (đồng hồ bấm giờ), có sai số lớn nhất ± 0,5 s để đo thời gian lên đến 5 min.

4.10  Thiết bị tạo áp suất, đặt thiết bị phun chịu tác động của áp suất bằng cách dùng không khí hoặc nước. Áp suất phải điều chỉnh được lên đến 10 bar có sai số lớn nhất ± 5 % giá trị đo.

4.11  Áp kế, đo được từ 0 bar đến 25 bar có sai số lớn nhất là ± 0,15 bar (tương đương với áp kế loại 0,6 theo EN 837-1).

4.12  Túi ni lông, có kích thước tối thiểu 30 cm x 40 cm.

4.13  Tấm ni lông, có kích thước tối thiểu 2m 1 m.

5  Quy định chung

5.1  Điều kiện th

Các phép th phải được thực hiện bằng một mẫu thiết bị phun mới  nhiệt độ không khí từ 10 °C đến 30 °C và độ m tương đối của không khí tối thiểu 30 %, không bị ảnh hưởng của gió và ánh nắng mặt trời.

5.2  Thiết bị phun

Lắp thiết bị phun đeo vai theo sổ tay hướng dẫn vận hành. Kiểm tra sự kín khít của nắp nạp dung dịch, đai ốc có vòng đệm và các mối nối điều khiển vận hành khác. Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân toàn bộ thiết bị phun khô và ghi lại khối lượng bằng kilôgam.

5.3  Thử chức năng

5.3.1  Độ tin cậy của khóa ngắt

Tháo cụm khóa ngắt cùng với cần phun ra khỏi thiết bị phun và lắp nó vào khung (4.3). Nối khóa ngắt với nguồn nước có áp suất (3 ± 0,2) bar. Dùng tần số (15 ± 5) chu kỳ/min để kích hoạt khóa ngắt hoàn toàn trong tổng thời gian 25 000 chu kỳ. Kiểm tra chức năng và ghi lại bất cứ rò rỉ nào xảy ra trong khoảng thởi gian 1 min ± 5 s sau khi kết thức chu kỳ cuối cùng.

5.3.2  Lượng dung dịch phun ra

Lượng dung dịch phun ra qm của thiết bị phun đối với mỗi tổ hợp bộ điều chỉnh áp suất/ vòi phun được cung cấp, để dùng cùng với thiết bị phun phải được đo với sai số lớn nhất ± 1 %  áp suất phun tối ưu quy định trong sổ tay hướng dẫn vận hành hoặc được đặt theo quy định trong s tay hướng dẫn vận hành. Ghi lại lượng dung dịch phun ra và tính độ sai lệch δ theo tỷ lệ phần trăm từ giá trị qs được quy định trong sổ tay hướng dẫn vận hành, bằng cách dùng công thức sau:

5.3.3  Dây đeo chịu tải và các điểm c định

CẢNH BÁO – Phép thử này có yếu tố rủi ro. Mọi người phải cách xa khu vực th hoặc được bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm như các bộ phận văng từ thiết bị phun th.

Đổ nước vào thùng chứa sao cho khối lượng toàn bộ thiết bị phun là 7 kg ± 10 g. Nếu khối lượng khô của thiết bị phun lớn hơn 7 kg thì phép thử phải thực hiện với thiết bị phun khô và nếu khối lượng lớn nht của thiết bị phun đã đổ đầy đến dung tích danh định nhỏ hơn 7 kg thì ghi lại khối lượng và thử  khối lượng này. Lắp thiết bị phun vào thiết bị thử dây đeo (4.4) sao cho mỗi dây đeo chịu tải có th được thử riêng. Từ vị trí ở đó thiết bị phun được mang bi một dây đeo trong thiết bị thử, nhấc thiết bị phun theo phương thẳng đứng lên cao (200 ± 20) mm và cho thiết bị phun rơi xuống. Lp lại phép th 10 lần cho mỗi dây đeo chịu tải.

Kiểm tra quan sát hư hại.

5.3.4  Độ ổn định

Đặt thiết bị phun khô trên bề mặt cứng phng có góc nghiêng 8,5° ± 0,2° sao cho các dây đeo chịu tải  phía dốc xuống. Để cần lắc và cần phun  vị trí dừng của chúng. Nếu không có các vị trí dừng thì để cần lắc  vị trí cao nhất của nó với cần phun  phía dốc xuống.

Kiểm tra độ ổn định của thiết bị phun bằng cách xoay nó theo từng góc 90°.

Lặp lại phép thử với thùng chứa được đổ đầy đến dung tích danh định.

Ghi lại bất kỳ vị trí nào mà thiết bị phun không n định.

5.3.5  Thang đo và dung tích toàn bộ

Đặt thiết bị phun khô  tư thế thẳng đứng lên trên bề mặt bằng phẳng với cần lắc nào đó ở vị trí dừng.

Sử dụng ống đo (4.8) hoặc thiết bị (4.7) để đo và ghi lại dung tích giữa các vạch chia trên thang đo của thùng chứa khi đổ đầy thùng chứa dung dịch. Tiếp tục đổ cho đến khi thùng chứa được nạp đầy đến dung tích danh định.

Sử dụng công thức dưới đây để xác định sai số E theo tỷ lệ phần trăm:

trong đó:

Vs là dung tích theo thang đo của thùng chứa, tính bằng mililít (ml);

Vm là dung tích đo được của lượng nước đổ vào thùng chứa, tính bằng mililít (ml).

Phần thứ hai của phép thử, đổ đầy vào thùng cha đến mép trên miệng nạp.

Đối với thiết bị phun cần lắc và dẫn động bằng động cơ hoặc động cơ điện, lắp lưới lọc nạp và đóng kín nắp thùng chứa.

Đối với thiết bị phun sức nén, lắp và vặn chặt bơm không khí, tháo toàn bộ dung dịch từ phễu nạp. Nếu miệng nạp ở vị trí thấp hơn bất cứ phần nào của thùng chứa, để hình thành các túi bọt khí thì tháo ống dẫn và đổ đầy thùng chứa qua cửa ra của thùng chứa bằng bơm không khí được lắp.

Sử dụng thiết bị theo [4.7 a)] để cân thiết bị phun.

Xác định dung tích toàn bộ Vt bằng sự chênh lệch giữa khối lượng thiết bị phun được đổ đầy hoàn toàn và khối lượng đã ghi trong 5.2.

Sử dụng công thức dưới đây để tính dung tích đổ thêm VA của thùng chứa theo tỷ lệ phần trăm:

trong đóVn là dung tích danh định.

5.3.6  Tốc độ nạp

Phép thử này phải được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chỉnh, khô vào lúc bắt đầu thử, như mô tả trong 5.2.

Rửa các bề mặt bên ngoài của thiết bị phun bằng dung dịch 0,5 % chất có hoạt tính bề mặt không i-on và sau đó lau khô.

Để cần lắc và cần phun  vị trí dừng. Tháo nắp thùng chứa hoặc bơm không khí, nhưng giữ lưới lọc nạp  nguyên vị trí.

Đặt thiết bị phun vào giữa tấm ni lông (4.13).

Đặt thiết bị nạp (4.6) với cửa ra của nó cách bên trên miệng nạp khoảng 100 mm. Đặt thiết bị phun với các dây đeo đối diện với thiết bị nạp có đường thẳng nối các điểm c định dây đeo bên trên vuông góc với trục của thiết bị nạp (xem Phụ lục E). Điểm tác động của dung dịch thử phải ở giữa miệng nạp.

Đổ vào thiết bị nạp một lượng nước đến dung tích lớn nhất của nó không được tràn ra ngoài.

Rót một lượng nước tương đương với dung tích danh định của thùng chứa từ thiết bị nạp vào miệng nạp của thiết bị phun để mô phỏng việc nạp của thiết bị phun. Tốc độ dòng chảy từ thiết bị nạp sao cho dung tích danh định của thùng cha phải được đổ vào trong khoảng 60 s với sai lệch lớn nhất 10 %.

Lau sạch nước bên ngoài thiết bị phun bằng khăn giấy. Sử dụng thiết bị cân [4.7 b)] để xác định lượng nước bắn ra bằng khối lượng bắn ra được thu gom trên tấm ni lông (4.13) và khăn giấy, có tính đến khối lượng bì của chúng.

5.3.7  X hoàn toàn

Phép thử này được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chỉnh, khô vào lúc bắt đầu thử, như mô tả trong 5.2.

Đ nước vào thiết bị phun đến dung tích danh định. Tháo cạn thiết bị phun theo s tay hướng dẫn vận hành. Đổ nước vào thiết bị phun lần nữa và tháo cạn theo s tay hướng dẫn vận hành và sau đó sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun.

Xác định lưng nước còn lại trong thiết bị phun bằng sự chênh lệch giữa khối lượng thiết bị phun đã tháo cạn và khối lượng thiết bị phun đã được ghi trước khi đổ nước.

5.3.8  Độ hấp thụ nước của dây đeo

Phép thử này được thực hiện ở nhiệt độ không khí từ 20 °C đến 25 °C và độ ẩm tương đối của không khí từ 50 % đến 70%.

Tháo các dây đeo, tháo miếng đệm và các phần bằng kim loại hoặc nhựa gắn với dây đeo trước khi nhúng (để giảm thiểu, càng nhiều càng tốt, khối lượng khô của dây đeo), và cân khi lượng khô bằng thiết bị cân [4.7 b)]. Nhúng hoàn toàn các dây đeo vào nước khoảng 2 min. Lấy các dây đeo ra khỏi nước, lắc cho hết nước còn thừa và treo tự do để ráo khoảng 10 min, trước khi cân lại.

Sử dụng công thức sau đây để tính khối lượng tăng thêm theo t lệ phần trăm:

trong đó:

mb là khối lượng trước khi thử;

ma là khối lượng sau khi th.

CHÚ THÍCH: Phương pháp thử phải được lặp lại khi số liệu đủ tin cậy.

5.3.9  Thử tính tương thích các bộ phận cấu thành thiết bị phun

CẢNH BÁO – Cn thận khi thực hiện phép thử này, vì dung dịch thử có th độc hại và dễ cháy.

Phép thử này phải được thực hiện ở nhiệt độ không khí từ 20 °C đến 25 °C và độ ẩm tương đối của không khí từ 50 % đến 70 %.

Phép thử này dùng để xác định ảnng có hại nào đó đến vật liệu bằng cách kiểm tra xem nó có hấp thụ dung dịch hay không hoặc có ảnh hưởng có thể nhìn thấy được (ví dụ như biến dạng), thay đổi tính chất vật lý (ví dụ như độ đàn hồi) hoặc thay đi trọng lượng do tác động nào đó của dung dịch thử lên vật liệu.

Phép thử này áp dụng đối với các bộ phận cấu thành tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm bảo vệ cây trồng. Các mẫu thử phải là các bộ phận cấu thành hoàn chỉnh (ví dụ như một vòng “0″ nguyên vẹn, vòng đệm kín, miếng đệm lót, ống dẫn) hoặc các mẫu vật liệu của các bộ phận lớn hơn như thùng chứa.

Trọng lượng mb của mỗi mẫu vật liệu phải được ghi lại trước khi thử.

Các mẫu phải được thử bằng cách ngâm vào:

a) nước cất chứa 10 % a-xê-tôn (EC-No:200-662-2) trong 72 h; và sau đó

b) hỗn hợp 50 % xăng không chì và 50 % điêzen trong 72 h.

Sau thời gian ngâm, dung dịch thừa phảđược lau sạch khỏi bề mặt ngoài và làm khô mẫu trong không khí 24 h. Sau đó, khối lượng ma phải được ghi lại cho mỗi mẫu.

Sử dụng công thức sau đây để tính trọng lượng thay đổi Δm theo tỷ lệ phần trăm cho mỗi dung dịch th:

trong đó:

mb là khối lượng trước khi thử;

ma là khối lưng sau khi th.

Sau các phép thử này, từng bộ phận cấu thành bt kỳ đã được tháo từ thiết bị để thực hiện phép thử phải lắp lại vào thiết bị phun. Kiểm tra xem thiết bị phun có còn hoạt động đúng hay không sau khi lắp lại.

5.4  Thử áp suất

CẢNH BÁO – Phép thử này có yếu tố rủi ro. Mọi người phải cách xa khu vực thử hoặc được bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm như các bộ phận văng ra từ thiết bị phun thử.

Thiết bị phun cần lắc trưc khi thử áp suất phải được thử rơi (6.2).

Đ nước vào thùng chứa đến dung tích danh định. Nối cửa ra của khóa ngắt với thiết bị cấp áp suất bên ngoài (4.10).

Thiết bị phun cần lắc và thiết bị phun dẫn động bằng động cơ hoặc động cơ điện được thử với nắp thùng chứa được tháo ra khỏi miệng nạp. Thiết bị phun sức nén được thử với thùng chứa được đóng kín bằng bơm không khí và nắp, nếu có.

Tăng áp suất cho đến khi van giảm áp m hoặc mức áp suất bằng 2 lần áp suất lớn nhất quy định và duy trì áp suất đó khoảng 30 s.

Ghi lại kết quả thử và áp suất m van giảm áp, nếu áp dụng.

5.5  Th rò rỉ

Phép thử này phải được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chỉnh, hoàn toàn khô vào lúc bắt đầu thử, như mô t trong 5.2. Thiết bị phun phải được th áp suất trước (5.3).

Nếu thiết bị phun có trang b tay cầm được gắn với nắp thùng chứa hoặc bơm không khí, thì phép thử tay cầm phải được thực hiện trước khi th rò r. Đ th tay cầm, đ nước vào thùng chứa đến dung tích danh đnh và đóng miệng thùng chứa bằng nắp thùng hoặc bơm không khí và lau sạch toàn bộ dung dịch  bề mặt ngoài. Lắp thêm khối lượng vào thiết bị phun tương đương với khối lượng toàn bộ của nó. Lắp thiết bị phun với tay cầm vào khung bằng dây đeo có bề rộng tối thiểu 50 mm và để nó treo tự do khoảng 2 min. Tháo thiết bị phun ra khỏi khung và tháo khối lượng thêm vào.

Tăng áp suất thiết bị phun đến áp suất lớn nhất được quy định trong sổ tay hướng dẫn vận hành và phun trong khoảng thời gian (10 ± 1) s đảm bo không có dung dịch phun làm bẩn bề mặt ngoài của thiết bị phun. Thay vòi phun bằng một nút bịt để chặn đường ra và lau sạch tất cả dung dịch còn lại trên bề mặt ngoài.

Đặt thiết bị phun  vị trí thẳng đứng trên tấm ni lông (4.13). Cho phép cần phun với ống dẫn và khóa ngắt đã đóng treo tự do.

Để thiết bị phun trong khoảng thời gian (300 ± 5) s và giảm áp suất trong thùng chứa ngay lập tức đảm bo không có rò r.

Lặp lại phép thử trên 2 lần, lần đầu với thiết bị phun  vị trí nghiêng 45° (bên dây đeo hướng về phía dưới) trong khoảng thời gian (60 ± 1) s và sau đó với thiết bị phun ở vị trí nằm ngang (bên dây đeo  phía dưới) trong khoảng thời gian (60 ± 1) s.

Kim tra rỏ r cho mỗi lần thử riêng.

Lau sạch dung dịch bám trên bề mặt bên ngoài của thiết bị phun bằng khăn giấy.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 b)] để xác định lượng rò rỉ bằng khối lượng nước được thu gom trên tấm ni lông (4.13) và khăn giấy, có tính đến khối lượng bì của chúng.

5.6  Trọng tâm

Đổ nước vào thùng chứa đến dung tích danh định. Đặt đế thiết bị phun với phần phía sau lên thiết bị cân [4.7 a)] và phần phía trước trên các đim cố định bằng cách dùng thanh sắt góc hoặc thiết bị tương tự với diện tích tiếp xúc nh nhất như thể hiện trên Hình 1. Đặt phẳng thiết bị phun sao cho mặt phẳng qua các điểm cố định dây đeo là thẳng đứng. Để cần phun và cần bơm, nếu có, ở vị trí vận hành.

CHÚ DN:

 điểm cân

2  điểm cố định

 trọng tâm

4   cân khối lượng [4.7 a)]

l1  khoảng cách từ điểm cân (1) tới điểm cố định phần phía trước (2)

lf  khoảng cách t mặt phẳng thẳng đứng qua các điểm cố định dây đeo tới điểm cố định phần phía trước

Hình 1 – Xác định trọng tâm

Đo khối lượng m1 và khoảng cách l và sử dụng công thức dưới đây để tính khoảng cách lc của trọng tâm:

lc = l1 + lf

trong đó:

m  là khối lượng toàn bộ của thiết bị phun;

l là khoảng cách từ mặt phẳng thẳng đứng qua các điểm cố định dây đeo đến điểm cố định phần phía trước.

6  Thử riêng đối với thiết bị phun cần lắc đeo vai

6.1  X lý ban đầu

6.1.1  Quy định chung

Lắp thiết bị phun vào thiết bị xử lý ban đầu (4.2) bằng các dây đeo của nó. Đổ nước vào thùng chứa đến ít nhất 75 % dung tích danh định.

Lắp áp kế (4.11) trước bộ điều chỉnh áp suất. Tác động vào cần lắc với một tần số để tạo ra áp suất phun trước bộ điều chỉnh áp suất lớn hơn (10 đến 30) % giá trị quy định trong sổ tay hướng dẫn vận hành. Đổ đầy lại thùng chứa khi mức nước giảm khoảng 5 % dung tích danh định của thùng chứa. Tiếp tục quá trình này khoảng 25 h.

6.1.2  Lượng nước đọng trên bề mặt ngoài

Phép thử này phải được thực hiện trên thiết phun hoàn chỉnh, hoàn toàn khô vào lúc bắt đầu thử, như mô tả trong 5.2.

Tháo tất cả các dây đeo và dây đeo thắt lưng. Rửa tất cả bề mặt ngoài của thiết bị phun bằng dung dịch 0,5 % chất có hoạt tính bề mặt không l-on và sau đó lau khô.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun cùng với nắp thùng chứa.

Đ cần lắc và cần phun  vị trí dừng bất kỳ. Tháo nắp thùng chứa. Để lưới lọc nạp vào túi ni lông (4.12) và lắp nó vào miệng nạp sao cho túi có dạng một giỏ lọc.

Đặt thiết bị phun lên trên một thùng có dung tích tối thiểu bằng 20 % dung tích danh định của thùng chứa.

Đặt thiết bị nạp (4.6) với cửa ra của nó cách trên miệng nạp của thùng chứa 100 mm để mô phỏng nạp đầy tràn. Thiết bị phun phải được đặt với các dây đeo của nó đi diện với thiết bị nạp có đường nối các điểm cố định dây đeo bên trên vuông góc với trục hình học của thiết bị nạp (xem Phụ lục E). Điểm tác động của dung dịch thử phải ở giữa miệng nạp của thùng chứa.

Đổ một lượng nước bằng 20 % dung tích danh định thùng chứa từ thiết bị nạp vào miệng nạp của thùng chứa đã đóng kín để mô phỏng nạp đầy tràn. Tốc độ dòng chảy từ thiết bị nạp phải sao cho dung tích danh định thùng chứa sẽ được đổ trong khoảng thời gian 60 s với độ sai lệch lớn nhất 10 %.

Tháo túi ni lông (4.12) ngay sau khi đổ nước và sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun cùng với nắp thùng chứa (4.7 a).

Xác định lượng nước đọng trên bề mặt ngoài bằng sự chênh lệch giữa khối lượng của thiết bị phun sau khi nước được đổ vào nó và khối lượng đo trước với thiết bị phun hoàn toàn x hết.

6.1.3  Tổng lượng dung dịch còn lại

Phép thử phải được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chỉnh, hoàn toàn khô vào lúc bắt đầu thử, như mô tả trong 5.2.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun cùng với nắp thùng chứa.

Đổ nước vào thùng chứa đến dung tích danh định và lắp nó vào một cơ cấu  vị trí vận hành, có th sử dụng thiết bị xử lý ban đầu (4.2).

Cần phun với ống dẫn phải được đặt cố định  vị trí nằm ngang cùng với mức như phần thấp nhất của thiết bị phun. Phun với vòi phun lớn nhất được cung cấp ở áp suất phun tối ưu quy đnh trong sổ tay hướng dẫn vận hành.

Đối với các thiết bị phun cần lắc, vận hành cần bơm thêm 5 hành trình ngay sau khi tia phun hình quạt kết thúc hoặc áp suất phun giảm xuống dưới 1 bar và sau đó đóng khóa ngắt.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun.

Xác định tổng lượng dung dịch còn lại bằng sự chênh lệch giữa khối lượng của thiết b phun sau khi thử và khối lượng đo trước với thiết bị phun hoàn toàn khô.

6.2  Thử rơi

CNH BÁO – Phép thử này có yếu tố rủi ro. Mọi người phải cách xa khu vực thử hoặc được bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm như các bộ phận văng ra từ thiết bị phun thử.

Phép thử phải được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chỉnh, hoàn toàn khô vào lúc bắt đầu th, như mô tả trong 5.2 để chuẩn bị cho phép thử trong 5.3 và 5.4.

Đổ nước vào thùng chứa đến dung tích danh định của nó.

Lắp thiết bị phun vào thiết bị thử rơi (4.5). Làm rơi thiết bị phun một lần từ độ cao 600 mm.

7  Thử riêng đối với thiết bị phun đeo vai dẫn động bằng động cơ hoặc động cơ điện

7.1  Lượng nước đọng trên bề mặt ngoài

Phép thử này phải được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chnh, hoàn toàn khô vào lúc bắt đầu thử, như mô tả trong 5.2.

Tháo các dây đeo và dây đeo thắt lưng. Rửa các bề mặt ngoài của thiết bị phun bằng dung dịch 0,5 % chất có hoạt tính bề mặt không l-on và sau đó lau khô.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun cùng với nắp thùng chứa.

Tháo nắp thùng chứa. Để lưới lọc nạp vào túi ni lông và lắp nó vào miệng nạp sao cho túi có dạng một giỏ lọc. Đặt thiết bị phun lên trên một thùng có dung tích tối thiểu bằng 20 % dung tích danh định của thùng chứa.

Đặt thiết bị nạp (4.6) với cửa ra của nó cách phía trên miệng nạp của thùng chứa 100 mm để mô phỏng nạp đầy tràn. Thiết bị phun phải được đặt với các dây đeo của nó đối diện với thiết bị nạp có đường nối các điểm cố định dây đeo bên trên vuông góc với trục hình học của thiết bị nạp (xem Phụ lục E). Điểm tác động của dung dịch th phi ở giữa miệng nạp của thùng chứa.

Đổ một lượng nước bằng 20 % dung tích danh định thùng cha qua thiết bị nạp vào miệng nạp của thùng chứa đã đóng kín để mô phỏng nạp đầy tràn. Tốc độ dòng chảy từ thiết bị nạp phải sao cho dung tích danh đnh thùng chứa sẽ được đổ trong khoảng thời gian 60 s với độ sai lệch lớn nhất 10 %.

Tháo túi ni lông (4.12) ngay sau khi đổ nước và sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun cùng với nắp thùng chứa.

Xác định lượng nước đọng trên bề mặt ngoài bằng sự chênh lệch giữa khối lượng của thiết bị phun sau khi nước được đ lên nó và khối lượng đo trước với thiết bị phun khô hoàn toàn.

7.2  Tổng lượng dung dịch còn lại

Phép th phải được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chỉnh, hoàn toàn khô vào lúc bắt đầu th, như mô t trong 5.2.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] đ cân thiết bị phun cùng với nắp thùng chứa.

Đổ nước vào thùng chứa đến dung tích danh định và lắp nó vào một cơ cấu  vị trí vận hành.

Cần phun với ống dẫn phải được đặt cố định ở vị trí nằm ngang cùng với mức như phần thấp nhất của thiết bị phun. Phun với vòi phun lớn nhất được cung cấp ở áp suất phun tối ưu được quy định trong sổ tay hướng dẫn vận hành.

Sau khi tia phun hình quạt kết thúc hoặc áp suất phun giảm xuống dưới 25 % áp suất làm việc, cho thiết bị phun hoạt động thêm 5 s và sau đó đóng khóa ngắt.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun.

Xác định tổng lượng dung dịch còn lại bằng sự chênh lệch giữa khối lượng của thiết bị phun sau khi thử và khối lượng đo trước với thiết bị phun hoàn toàn khô.

8  Thử riêng đối với thiết bị phun sức nén

8.1  Thử lượng dung dịch

8.1.1  Lượng dung dịch đọng trên bề mặt ngoài

Phép th này phải được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chỉnh, hoàn toàn khô vào lúc bắt đầu thử, như mô tả trong 5.2.

Tháo các dây đeo và dây đeo thắt lưng. Rửa các bề mặt ngoài của thiết bị phun bằng dung dịch 0,5 % chất có hoạt tính bề mặt không l-on và sau đó lau khô.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun cùng với nắp thùng cha.

Đậy nút bằng cao su vào miệng nạp hoặc trường hợp miệng nạp có phễu nạp liền khối thì dùng màng nhựa căng phủ kín qua miệng của phễu nạp.

Đặt thiết bị phun lên trên một thùng có dung tích tối thiểu bằng 20 % dung tích danh định của thùng chứa.

Đặt thiết bị nạp (4.6) với cửa ra của nó cách trên miệng nạp của thùng chứa 100 mm để mô phng nạp đầy tràn. Thiết bị phun phải được đặt với các dây đeo của nó đi diện với thiết bị nạp có đường nối các điểm cố định dây đeo bên trên vuông góc với trục hình học của thiết bị nạp (xem Phụ lục E). Điểm tác động của dung dịch thử phải  giữa của miệng nạp ca thùng chứa.

Đổ một lượng nước bằng 20 % dung tích danh định thùng chứa từ thiết bị nạp vào miệng nạp của thùng chứa đã đóng kín để mô phỏng nạp đầy tràn. Tốc độ dòng chảy từ thiết bị nạp phải sao cho dung tích danh định thùng chứa sẽ được đổ trong khoảng thời gian 60 s với độ sai lệch lớn nhất 10 %.

Tháo màng nhựa hoặc nút cao su ngay sau khi đổ nước và sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun cùng với bơm không khí.

Xác định lượng nước đọng trên bề mặt ngoài bằng sự chênh lệch giữa khối lượng của thiết bị phun sau khi nước được đổ vào nó và khối lượng đo trước với thiết bị phun hoàn toàn khô.

8.1.2  Tổng lượng dung dịch còn lại

Phép th này phải được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chỉnh, hoàn toàn khô vào lúc bắt đầu thử, như mô tả trong 5.2.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun cùng với nắp thùng chứa.

Đ nước vào thùng chứa đến dung tích danh định của nó và lắp nó vào một cơ cấu ở vị trí vận hành.

Thiết bị phun có hai dây đeo phải được đặt thẳng đứng bình thường, còn thiết bị phun có một dây đeo phải có chiều nghiêng theo hình dạng dây đeo thiết bị phun.

Cần phun với ống dẫn phải được đặt  vị trí nằm ngang cùng với mức như phần thấp nhất của thiết bị phun. Phun với vòi phun lớn nhất được cung cấp ở áp suất phun tối ưu quy định trong s tay hướng dẫn vận hành.

Đóng khóa ngắt khi tia phun hình quạt kết thúc dù là có áp suất nhỏ nhất (1 ± 0,2) bar cao hơn áp suất đặt ở bộ điều chỉnh áp suất trong thùng chứa.

Sử dụng thiết bị cân [4.7 a)] để cân thiết bị phun.

Xác định tng lượng dung dịch đọng trên bề mặt ngoài bằng sự chênh lệch giữa khối lượng của thiết bị phun sau khi thử và khối lượng đo trước với thiết bị phun hoàn toàn khô.

8.2  Thử rơi

CẢNH BÁO – Phép thử này có yếu tố rủi ro. Mọi người phải cách xa khu vực thử hoặc được bảo vệ khỏi các mối nguy hiểm như các bộ phận văng ra từ thiết bị phun thử.

Phép thử này phải được thực hiện trên thiết bị phun hoàn chỉnh, hoàn toàn khô vào lúc bắt đầu thử, như mô tả trong 5.2 để chun bị cho phép thử trong 5.3 và 5.4.

Đổ nước đầy thùng chứa đến dung tích danh định. Đặt áp suất danh định lớn nhất được quy định trong sổ tay hướng dẫn vận hành cho thiết bị phun sức nén.

Lắp thiết bị phun vào thiết bị thử rơi (4.5). Làm rơi thiết bị phun một lần từ độ cao 600 mm.

9  Báo cáo thử

Các kết qu thử phải được trình bày trong báo cáo thử. Nội dung ti thiểu đã cho trong Phụ lục F.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Ví dụ về thiết bị xử lý ban đầu

Xem Hình A.1.

CHÚ DN:

1  thiết bị phun

2  cần lắc của thiết bị phun

3  giá đỡ dây đeo

 khung băng thử

5  động cơ điện

Hình A.1 – Thiết bị xử lý ban đầu

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ về thiết bị thử khóa ngắt

Xem Hình B.1.

CHÚ DN:

 cần phun

 cần của cần phun

 khung băng th

 động cơ điện

Hình B.1 – Thiết bị thử khóa ngắt

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Ví dụ về thiết bị thử dây đeo

Thiết bị thử dây đeo là thiết bị có khả năng tác động một lực có th điều khiển và tái tạo được đến các dây đeo chịu tải như thể hiện trên Hình C.1.

a) Vị trí thả

b) Vị trí va đập

 

CHÚ DN:

 thiết bị phun

2  dây đeo

3  thanh chặn

4  giá dẫn hướng

h  200 mm

Hình C.1 – Lực tác động đến các dây đeo chịu tải

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Ví dụ về thiết bị thử rơi

Thiết bị thử va đập là một thiết bị có khả năng tạo ra một va đập có thể điều khiển và tái tạo được đến đế của thiết bị phun như thể hiện trên Hình D.1. Các thanh dẫn hướng phi điều chỉnh được ở một khoảng cách đ đảm bảo thiết bị phun rơi xuống dưới tự do sau khi khung dẫn hướng tiếp xúc với bề mặt.

a) Vị trí thả

b) Vị trí va đập

 

CHÚ DN:

 con lăn

2  thiết bị phun

 thanh dẫn hướng điều chnh được

 bề mặt được xác định

5  kìm treo

h  600 mm

Hình D.1 – Va đập vào đế thiết bị phun

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Ví dụ về thiết bị nạp

Thiết bị nạp là thiết bị tĩnh tại mô phng việc nạp đầy thiết bị phun với một thùng chứa không định hình.

Thiết bị (xem Hình E.1) gồm hệ thống cấp dung dịch có khả năng cung cấp lượng dung dịch bằng dung tích danh định của thiết bị phun trong thời gian thử 1 min với tốc độ dòng chảy có thể điều khin và điều chỉnh được với độ sai lệch lớn nhất 10 %.

CHÚ DN:

1  thùng chửa không định hình, cố định vào mặt đất

2  từ vòi nước

3  van điều chỉnh dòng chảy

 điểm tác động của dung dịch thử

5  thiết bị phun

các kích thước khuyến cáo là:

 150 mm

h  100 mm

α  10°

Hình E.1 – Hình dạng thiết bị nạp

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Nội dung tối thiểu của báo cáo thử

Báo cáo thử thiết bị phun đeo vai theo TCVN 11387-2 (ISO 19932-2)

Tổ chức thử (tên và địa chỉ):

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

Địa điểm thử: ……………………………..   Ngày: ……………………………..
 
Thiết bị phun
Loại: ……………………………..   Nhà chế tạo: ……………………………..
Kiểu: ……………………………………………………………………………….  
Dung tích danh định thùng chứa/l: …………………..  
Khối lượng khô của thiết bị phun, hoàn chỉnh/g: …………………..
Khi lượng toàn bộ thiết bị phun đã đổ đầy/g: …………………..
Các bộ phận mòn dễ thay thế? không
Tay cầm chịu tải? không
Dây đeo
Số lượng dây đeo: ……………………  
Vật liệu không thấm? không
Chiều dài/mm nhỏ nhất:

lớn nhất:

……………………  
……………………
Một cơ cấu nối tháo nhanh? có không
Nới lng vô ý? không
Bề rộng đệm chịu tải/mm: ……………………  
Thùng chứa
Bù áp suất? không
Giới hạn đổ đầy có thể nhìn thấy? không
Đường kính miệng nạp/mm: ……………………  
Lưới lọc nạp? Bề rộng mắt lưới/mm: ……………………   không
Chỗ nối ống dẫn được bảo vệ?   có không
Thang đo dung tích: Phạm vi/l: ……………………  
  Độ phân giải/l: ……………………
Thiết bị điều chỉnh
Van ngắt nhanh? không
Đóng khi nh ra? không
ng dẫn
Chỗ cong sắc cạnh? không
Lưới lọc
Lưới lọc áp suất? vòi phun van
  khác   không
  – Bề rộng mắt lưới/mm: ……………………  
Vòi phun
Có thể điều chỉnh được? có không
Cơ cấu dừng cn phun? không
Áp kế
Điều chỉnh áp suất? Đồng hồ Van

điều

Chnh

  không
Áp kế có th đọc được khi đang vận hành? không
Số chỉ ổn định? không
Đ phân giải thang đo của áp kế/kPa: ……………………  
Nhận xét:

 

 
Các phép th
Điều kiện thử
  Nhiệt độ/°C:

Độ ẩm tương đối/%:

……………………  
……………………
Xử lý ban đu  
  Áp suất phun/kPa:

Tần số bơm/min-1:

Thời gian/h:

……………………    
……………………  
……………………  
Hư hỏng: không  
Nhận xét:

 

 
5.3.1  Độ tin cậy của khóa ngắt  
  Loại vòi phun:

Áp suất phun/kPa:

Tần số vận hành/min-1:

Tng số chu kỳ:

……………………    
……………………  
……………………  
……………………  
Hư hỏng: không  
Rò rỉ: có không  
Nhận xét:

 

 
5.3.2  Lượng dung dịch phun ra  
Loại vòi phun Điều chỉnh Áp suất phun/kPa Lượng dung dịch phun ra quy định/l min-1 Lượng dung dịch phun ra đo được/l min-1 Sai lệch/%  
             
             
             
             
5.3.3  Dây đeo chịu tải và các điểm cố định của chúng  
Các hư hỏng ảnh hưởng đến chức năng: không  
Nhận xét:

 

 
5.3.4  Độ n định  
Mức nạp thùng chứa Vị trí thiết bị phun Độ ổn định    
Khô Phía bên dây đeo dốc xuống không  
  Phía bên trái dốc xuống có không  
  Phía bên dây đeo dốc lên không  
  Phía bên phải dốc xuống không  
Dung tích danh đnh Phía bên dây đeo dốc xuống có không  
Phía bên trái dc xuống có không  
Phía bên dây đeo dốc lên   không  
Phía bên phải dốc xuống không  
Nhận xét:

 

 
5.3.5  Thang đo và dung tích toàn bộ  
Mức (Vs)/l Khối lượng tịnh/g (Vm/ml) Độ sai lệch (\/s– Vm)/l Sai số (E)/%  
1 ………………………………………….      
2 ………………………………………….      
3 ………………………………………….      
4 ………………………………………….      
5 ………………………………………….      
6 ………………………………………….      
7 ………………………………………….      
8 ………………………………………….      
9 ………………………………………….      
10 ………………………………………….      
11 ………………………………………….      
12 ………………………………………….      
13 ………………………………………….      
14 ………………………………………….      
15 ………………………………………….      
16 ………………………………………….      
17 ………………………………………….      
18 ………………………………………….      
19 ………………………………………….      
20 ………………………………………….      
21 ………………………………………….      
22 ………………………………………….      
Nhận xét:

 

Dung tích toàn bộ
Khối lượng thiết bị phun đã đổ đầy hoàn toàn/g:

Dung tích toàn bộ/l:

Tỷ lệ phần trăm lượng thêm vào (VA) %:

……………………  
……………………
……………………
Nhận xét:

 

5.3.6  Tốc độ nạp
Tốc độ dòng chảy nạp/l min-1: ……………………  
Khối lượng tấm ni lông và/hoặc khăn giấy trước khi thử (cả bì)/g:

Khối lượng tấm nhựa và/hoặc khăn giấy sau khi thử/g:

Lượng nước bắn ra (Vs)/ml:

……………………  
……………………
……………………
Nhận xét:

 

5.3.7  Xả hoàn toàn
Khối lượng thiết bị phun sau khi thử/g:

Lượng dung dịch còn lại/ml:

……………………  
……………………
Nhận xét:

 

5.3.8  Độ thấm nước của dây đeo
Khối lượng dây đeo trước khi nhúng/g: ……………………  
Khối lượng dây đeo sau khi nhúng/g: ……………………  
Khối lượng tăng lên/% ……………………  
5.3.9  Thử tính tương thích các bộ phận cấu thành của thiết bị phun
Bộ phận cấu thành Khối lượng trước khi thử/g Khối lượng sau khi thử/g Thay đổi/%
1 ……………………………………… ………………………………………  
2 ……………………………………… ………………………………………  
3 ……………………………………… ………………………………………  
4 ……………………………………… ………………………………………  
5 ……………………………………… ………………………………………  
Hoạt động sau khi lắp lại: không
Nhận xét:

 

5.4  Thử áp suất
Áp suất cuối cùng/kPa ………………………………………
Van giảm áp m?

Hư hỏng:

có

không

không

Nhận xét:

 

5.5  Thử rò rỉ
Áp suất phun/kPa: ………………………………………
Thời gian duy trì/s:

Vị trí đứng thẳng

300

Vị trí 45°

60

Vị trí nằm ngang

60

 
Khối lượng tấm ni lông và/hoặc khăn giấy trước khi thử (cả bì)/g: ………………… ………………… …………………  
Khối lượng tấm ni lông và/hoặc khăn giấy sau khi thử/g: ………………… ………………… …………………  
Khối lưng rò r/g: ………………… ………………… …………………  
Lượng rò rỉ (VL) [ml]: ………………… ………………… …………………  
Nhận xét:

 

5.6 Trọng tâm
Khoảng cách l/mm: …………………  
Khoảng cách lf/mm: …………………  
Khối lượng tổng m/g: …………………  
Khối lượng m1/g: …………………  
Khoảng cách trọng tâm lc/mm: …………………  
Nhận xét:

 

6.1.2; 7.1; 8.1.1 Lượng dung dịch đọng trên b mặt ngoài
Tốc độ dòng chảy nạp/l min-1: …………………  
Khối lượng thiết bị phun sau khi thử/g: …………………  
Lượng đọng bên ngoài (VD)/ml: …………………  
Nhận xét:

 

6.1.3; 8.1.2 Tng lượng dung dịch còn lại
Vị trí: đứng thẳng nghiêng [0]
Áp suất phun/kPa: …………………  
Khối lượng thiết bị phun sau khi thử/g: …………………  
Tổng lượng còn lại/ml: …………………  
Nhận xét:

 

6.2; 8.2 Thử rơi
Hư hỏng: không
Nhận xét:

 

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

 Phạm vi áp dụng

 Tài liệu viện dẫn

 Thuật ngữ và định nghĩa

 Thiết bị và dung dịch thử

 Quy định chung

5.1  Điều kiện thử

5.2  Thiết bị phun

5.3  Thử chức năng

5.4  Thử áp suất

5.5  Thử rò r

5.6  Trọng tâm

 Thử riêng đối với thiết bị phun cần lắc đeo vai

6.1  Xử lý ban đầu

6.2  Thử rơi

 Thử riêng đối với thiết bị phun đeo vai dn động bằng động cơ hoặc động cơ điện

7.1  Lượng nước đọng trên bề mặt ngoài

7.2  Tổng lượng dung dịch còn lại

 Thử riêng đối với thiết bị phun sức nén

8.1  Thử lượng dung dịch

8.2  Thử rơi

 Báo cáo thử

Phụ lục A (Tham khảo) Ví dụ về thiết bị xử lý ban đầu

Phụ lục B (Tham khảo) Ví dụ về thiết bị thử khóa ngắt

Phụ lục C (Tham khảo) Ví dụ về thiết bị thử dây đeo

Phụ lục D (Tham khảo) Ví dụ về thiết bị thử rơi.

Phụ lục E (Tham khào) Ví dụ về thiết b nạp

Phụ lục F (Tham khảo) Nội dung tối thiểu của báo cáo thử

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11387-2:2016 (ISO 19932-2:2013) VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRỒNG – THIẾT BỊ PHUN ĐEO VAI – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN11387-2:2016 Ngày hiệu lực 25/10/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 25/10/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản