TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11440:2016 (CEN/TS 15465:2008) VỀ NGŨ CỐC VÀ SẢN PHẨM NGŨ CỐC – LÚA MÌ CỨNG (TRITICUM DURUM DESF.) – HƯỚNG DẪN CHUNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP DÙNG THIẾT BỊ ĐO MÀU TẤM LÕI
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11440:2016
CEN/TS 15465:2008
NGŨ CỐC VÀ SẢN PHẨM NGŨ CỐC – LÚA MÌ CỨNG (TRITICUM DURUM DESF.) – HƯỚNG DẪN CHUNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP DÙNG THIẾT BỊ ĐO MÀU TẤM LÕI
Cereals and cereal products – Durum wheat (Triticum durum Desf.) – General guidelines for instrumental methods measurement of semolina colour
Lời nói đầu
TCVN 11440:2016 hoàn toàn tương đương với CEN/TS 15465:2008;
TCVN 11440:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Việc đo màu của sản phẩm nghiền như tấm lõi là một đặc tính quan trọng cho mục đích sử dụng cuối cùng phép đo này có; khả năng đưa ra phỏng đoán màu sắc của sản phẩm cuối. Các phép đo màu gián tiếp tấm lõi hoặc lúa mì cứng có khả năng phán đoán màu sắc của sản phẩm cuối bằng phép xác định hóa học các sắc tố carotenoid [xem TCVN 11438 (ISO 11052)] không tương đồng với cảm nhận màu sắc bằng mắt người. Việc đo chỉ số màu vàng và độ sáng sử dụng thiết bị cho phép đánh giá tốt hơn về màu sắc.
NGŨ CỐC VÀ SẢN PHẨM NGŨ CỐC – LÚA MÌ CỨNG (TRITICUM DURUM DESF.) – HƯỚNG DẪN CHUNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP DÙNG THIẾT BỊ ĐO MÀU TẤM LÕI
Cereals and cereal products – Durum wheat (Triticum durum Desf.) – General guidelines for instrumental methods measurement of semolina colour
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn chung đối với phương pháp dùng thiết bị để xác định màu sắc đặc trưng của các mẫu tấm lõi ở dạng khô hoặc ướt.
2 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Màu của tấm lõi (colour of semolina)
Kết quả phép đo được thực hiện sử dụng máy đo màu quang phổ hoặc máy đo màu theo điều kiện nêu trong tiêu chuẩn này.
2.2
Khoảng màu (colour space)
Việc biểu thị màu sắc của một đối tượng hoặc một nguồn sáng bằng các thông số thể hiện bằng con số.
CHÚ THÍCH Trong các hệ thống khác nhau, hai hệ thống được xem xét:
a) ba giá trị x, y, z: là cơ sở của khoảng màu có sẵn của CIE (Ủy ban quốc tế về chiếu sáng). Những giá trị lưu lại các cảm nhận về màu sắc của mắt người dựa trên ba thành phần.
b) khoảng màu CIELAB (1976): hệ thống này được sử dụng nhiều nhất để đo màu sắc của các đối tượng.
L* chỉ thị độ ánh sáng và các giá trị này nằm trong khoảng từ 0 (màu đen) đến 100 (trắng);
a* và b* là chỉ số độ màu tương ứng:
– +a* hướng về vùng màu đỏ và – a* hướng về vùng màu xanh lá cây:
– +b* hướng về vùng màu vàng và -b* hướng về vùng màu xanh da trời.
2.3
Nguồn sáng (illuminants)
Nguồn sáng được đặc trưng bởi đường quang phổ có phân bố năng lượng tương đối xác định được dải bước sóng có thể ảnh hưởng đến sự quan sát màu sắc đối tượng.
CHÚ THÍCH Nguồn sáng bình thường bằng CIE [1], như sau:
a) nguồn sáng A: tương ứng với ánh sáng phát ra từ vật bức xạ ở nhiệt độ tuyệt đối là 2856 K (xấp xỉ);
b) nguồn sáng B: tương ứng với ánh sáng của mặt trời trực tiếp chiếu ở nhiệt độ màu là 4874 K;
c) nguồn sáng C: tương ứng với ánh sáng ban ngày của mặt trời ở nhiệt độ màu là 6774 K;
d) nguồn sáng D65: tương ứng với sự phân bố quang phổ tương đối của năng lượng ánh sáng ban ngày tương ứng với nhiệt độ màu tương tự 6504 K;
Khuyến cáo chọn khoảng màu CIE LAB và nguồn sáng D65.
3 Thiết bị, dụng cụ
3.1 Yêu cầu chung
Có hai loại thiết bị khác nhau: máy đo màu quang phổ và máy đo màu có bộ lọc.
CHÚ THÍCH Từ “đo màu” cũng là tên gọi chung có thể được áp dụng cho thiết bị đo màu bất kỳ dựa trên nguyên tắc bất kỳ.
3.2 Máy đo màu quang phổ
Máy đo màu quang phổ có thể đo phổ chiếu sáng của sự phản xạ hoặc truyền qua và xác định các đặc tính đo màu. Các máy này phụ thuộc vào bước sóng, các tính chất phản xạ hoặc truyền qua của vật liệu được xem xét. Vị trí bộ phân tán liên quan đến mẫu theo hai cách chiếu sáng:
– Chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc (máy tạo đơn sắc đặt giữa nguồn và mẫu);
– Chiếu sáng bằng ánh sáng đa sắc (máy tạo đơn sắc đặt giữa mẫu và detector).
3.3 Máy đo màu
Máy đo màu có bộ lọc, là tên của máy, sử dụng một số bộ lọc thích hợp, thường là ba bộ có dải truyền phổ bao trùm phần lớn miền nhìn thấy được. Các bộ lọc này được nhà sản xuất xác định để thu được kết quả đo tương ứng với kết quả thu được nếu vật thể được chiếu sáng bằng nguồn sáng quy định.
4 Quy trình chuẩn bị mẫu thử
4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Giới thiệu
Các phép đo màu rất nhạy đối với việc đo hạt tấm lõi và với thiết bị được sử dụng. Việc chuẩn bị cần được xác định rõ ràng và được kiểm soát.
4.1.2 Tấm lõi khô
Trước khi phân tích, mẫu phải đồng nhất.
Phép đo có thể được thực hiện trên tấm lõi như khi nhận được hoặc trên một phần xác định của tấm lõi. Trong trường hợp thứ hai, sàng đủ một lượng mẫu, có thể thu được độ đồng nhất tốt hơn đối với mẫu tấm lõi xác định, làm giảm độ dao động dải kích cỡ hạt.
4.1.3 Tấm lõi ướt
Với mục đích giảm sự nhiễu lên phép đo màu do sự phân bố chuẩn cỡ hạt của tấm lõi, có thể làm ướt tấm lõi để thu được một tấm bột nhào và thực hiện đo màu trên bề mặt tấm bột này.
5 Phép đo
5.1 Yêu cầu chung
Trước mỗi dãy phép đo, thiết bị phải được hiệu chuẩn.
Việc hiệu chuẩn máy đo màu phải được thực hiện qua các vật liệu có độ đục ổn định (như gốm sứ, gốm sứ tráng men…) để lấy mẫu và được cung cấp bởi các nhà sản xuất. Khi sử dụng máy đo màu, việc hiệu chuẩn thêm để phép đo chính xác hơn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các mẫu chuẩn có màu gần giống với màu của các mẫu cần đo.
5.2 Tấm lõi khô
Mẫu tấm lõi phải được đặt vào vật chứa có bề mặt phẳng, trung tính về mặt quang học, bằng hoặc lớn hơn bề mặt đo của thiết bị. Phép đo được thực hiện trên bề mặt phẳng chứa tấm lõi và để tránh mọi nguồn ánh sáng nhiễu âm, tấm chắn đen trùm khay đựng mẫu và cửa sổ đo của thiết bị. Khay đựng mẫu để đo vật liệu hạt được cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị.
5.3 Tấm lõi ướt
Bột nhào thu được từ tấm lõi ướt được đặt trực tiếp ở phía trước cửa sổ đo của thiết bị trên nền màu đen. Để tránh tình trạng mất nước bề mặt mẫu, thời gian giữa việc chuẩn bị tấm bột và đo màu cần được giới hạn càng nhiều càng tốt (không nên vượt quá 60 s).
6 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm (đặc tính màu của mẫu) phải bao gồm các thông tin sau:
a) thiết bị: nhãn hiệu, kiểu, đường kính lỗ cửa sổ đo;
b) mẫu:
– đối với tấm lõi khô: quá trình nghiền, cỡ hạt, điều kiện sử dụng để thu được mẫu;
– đối với tấm lõi ướt: điều kiện sử dụng để thu được bột nhào, tốc độ hút nước của khối bột nhào, thời gian từ lúc chuẩn bị bột nhào đến khi đo;
c) các điều kiện chung của phép đo: nguồn sáng đã sử dụng (nên dùng nguồn sáng D65), loại chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn, nhiệt độ phòng;
d) các giá trị thu được:
– hệ thống màu (L*, a*, b*);
– số phép đo và độ lệch chuẩn tương đối
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử và chi tiết của phép đo có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] |
CIE 15:2004, Colorimetry, 3rd Edition |
[2] |
TCVN 11438:2016 (ISO 11052:1994) Bột và tấm của lúa mì cứng – Xác định hàm lượng sắc tố màu vàng. |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11440:2016 (CEN/TS 15465:2008) VỀ NGŨ CỐC VÀ SẢN PHẨM NGŨ CỐC – LÚA MÌ CỨNG (TRITICUM DURUM DESF.) – HƯỚNG DẪN CHUNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP DÙNG THIẾT BỊ ĐO MÀU TẤM LÕI | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11440:2016 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ |
Ngày ban hành | 01/01/2016 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |