TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11522:2016 VỀ ĐỘ RUNG DỌC HAI BÊN ĐƯỜNG SẮT PHÁT SINH DO HOẠT ĐỘNG CHẠY TÀU – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11522:2016

ĐỘ RUNG DỌC HAI BÊN ĐƯỜNG SẮT PHÁT SINH DO HOẠT ĐỘNG CHẠY TÀU – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Vibration alongside railway lines emitted by raiway operation – Specifications and method of measurement

Lời nói đầu

TCVN 11522:2016 được biên soạn trên cơ sở tham khảo GB 10070-88 và TB/T 31.52 – 2007.

TCVN 11522:2016 do Cục Đường st Việt Nam chủ trì biên soạn, B Giao thông vận tải đ nghị, Tổng cục tiêu chun Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Đ RUNG DỌC HAI BÊN ĐƯỜNG SẮT PHÁT SINH DO HOẠT ĐỘNG CHẠY TÀU – YÊU CU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Vibration alongside railway lines emitted by raiway operation – Specifications and method of measurement

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép (tính theo gia tốc) và phương pháp đo mức rung phát sinh do hoạt động chạy tà dọc hai bên đường sắt.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các tuyến đường sắt đi ngầm, đường sắt qua hầm.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:

2.1  Rung đường st (Vibration railway)

Là mức gia tốc rung phát sinh do hoạt động; chạy tàu

2.2  Khu gian (Section)

Là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề, được tính từ cột tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến cột tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía bên kia.

2.3  Hai bên đường sắt (Boundary alongside railway line)

Là ch những khu dân cư nm cách hai bên đường sắt 15 m.

2.4  Ban ngày (Day – time)

Là thời gian được xác định từ 6h đến 21 h.

2.5  Ban đêm (Night – time)

Là thời gian được xác định tự 21h hôm trước đến 6h hôm sau.

2.6  Đối tượng bị nh hưởng (Subjects affected)

Là khu vực dọc hai bêđường sắt có con ngưi sinh sống, hoạt động và làm việc.

2.7  Điểm đo cơ bản (Base measurement point)

Là điểm đo nằm trên đường ranh giới cách mép ray ngoài cùng tr ra 15 m.

2.8  Điểm đo suy giả(Attennation measurement point)

Là các điểm đo để xác định mức rung suy giảm, nằm trên đường lan truyền rung động tính từ điểm đo cơ bản trở ra, ni tiếp và cách đều nhau một khoảng nhất định (1m, 3m hoặc 5m… tùy thuộc vào yêu cầu).

2.9  Hiệu chnh (Adjustment)

Bất kỳ một giá tr nào (là số dương hoặc số âm) được thêm vào giá trị mức rung đo được hay dự báo được đ tính đến một vài đặc tính rung, về thời gian trong ngày hoc loại nguồn âm.

2.10  Mức đánh giá (Rating level)

Bất k mức rung đo được hay dự báo được mà đã thêm vào một trị s hiệu chỉnh.

CHÚ THÍCH 1: Mức đánh giá có thể được tạo ra bằng cộng thêm các giá trị hiệu chỉnh vào mức đo được hoặc mức d đoán được đ tính toán sự khác nhau giữa các loại nguồn rung.

2.11  Khoảng thời gian đo (Measurenment time interval)

Khoảng thời gian trong đó chỉ một phép đo được thực hiện.

2.1 Khoảng thời gian quan sát (Observation time interval)

Khoảng thời gian trong đó một loạt các phép đo được thực hiện.

2.13  Độ không đảm bo đo (Measurement uncertainty)

Độ không đảm bảo đo là một thông số gn liền với kết quả đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có th quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.

Trong đó, các thành phn của độ không đảm bảo đo bao gồm:

 Chuẩn đo lường;

– Thiết bị và phương pháp thử;

– Nhân viên th nghiệm;

– Điều kiện môi trường.

2.14  Giá tr hiệu dụng (r.m.s) (Effective value r.m.s)

Là giá trị trung bình bình phương được đo trực tiếp trên máy hoặc xác định theo công thức:

(3)

Trong đó:

ams là giá trị hiệu dụng của gia tốc rung r.m.s, tínbằng mét trên giây bình phương;

a(t) là gia tốc rung, tính bằng mét trên giây bình phương;

T là khoảng thời gian đo, tính bằng giây.

2.15  Giá trị đỉnh tương đương (EQ peak) (Weighted peak value)

Lá giá trị trung bình các giá trị cực đại của gia tốc rung trong một khoảng thời gian.

2.16  Gia tốc rung A (A – Vibration acceleration)

Là đạo hàm theo thời gian của vận tốc rung.

2.17  Mức gia tốc rung (VAL) (Vibration Acceleration level)

Mức gia tốc rung, đơn vị tính bằng dexiben (dB), được xác định bằng công thức

VAL = 20lg(A/Ao)

(1)

Trong đó:

A: giá trị gia tốc rung, đơn vị m/s2 được đo trực tiếp trên máy theo giá trị hiệu rung r.m.s hoặc tính theo công thc.

(2)

An: là giá trị gia tốc rung hiệu dụng ở tần số n, Hz; tính bằng mét trên giây bình phương (m/s2).

an: là hệ số theo dải tần s n, Hz, lấy theo Phụ lục A.

A0: giá trị gia tốc rung tuyệt đối, A0 = 10-5 m/s2.

2.18  Mức gia tốc rung tương đương (VLw) (Weighted vibration acceleration level)

Là mức gia tốc rung sau khi đã hiệu chỉnh các nhân tố ảnh hưởng theo từng giải tần số.

2.19  Mức gia tốc rung tương đương tích phân (VLeq) (Equivalent continous weighted vibration acceleration level)

Mức gia tốc rung tương đương tích phân hay còn gọlà mức rung. Là giá trị trung bình của mức gia tốc rung tương đương trong một khoảng thời gian xác định.

Mức rung đưc đo trực tiếp trên máy đo tích phân hoặc được xác định theo công thức:

(4)

Trong đó:

VLw (t): Là mức gia tốc rung tương đương trong khoảng thời giađo xác định, đơn vị decibel (dB);

T: Khoảng thời gian đo.

2.20  Mức gia tốc rung tương đương tích phân lớn nht (VLmax) (Maximum weighted vibration acceleration level)

Mức gia tốc rung tương đương tích phân lớn nhất còn gọi là mức rung lớn nht. Là giá trị lớn nhất của mức rung tương đương trong một khoảng thi gian xác đnh.

2.21  Mức gia tốc rung phần trăm (Cumulative, percent weighted vibration acceleration level)

Trong khoảng thời gian T xác định, có N% thời gian mà mức rung vượt quá một mức giá trị (VL) thì giá tr này gọi là mức rung n phần trămký hiệu là VLn.

CHÚ THÍCH 2: Mức vượt N% tính bng decibel(dB).

CHÚ THÍCH 3: trong đo đc mức rung nnmc rung  tích phân phần trăm xác định khi n là 10, tương ứng với nó là VL10.

2.22  Mức rung nn (Background vibration)

Là mức rung đo được khi không có hoạt động chạy tàu tại khu vực đánh giá.

3  Giá trị giới hạn độ rung

3.1  Mức rung giới hạn

Mức rung (theo gia tốc) phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt không được vượt quá mức cho phép nêu trong bng 1.

Bảng 1 – Giá trị giới hạn cho phévề mức rung dọc hai bên đường sắt

Đơn vị, dB

TT

Thời gian

Giá trị cho phép

Tuyến cũ

Tuyến xây mới

1

Ban ngày

75

70

2

Ban đêm

75

70

3.2  Giá trị chuyển đi

Khi chuyển đổi giá trị mc gia tốc rung tính thedB và gia tốc rung tính theo mét trên giây bình phương m/s2 sử dụng Bảng 2, như sau:

Bảng 2  Giá trị chuyển đổi mc gia tốc rung theo dB và m/s2

Mức gia tốc rung, dB

55

60

65

70

75

Gitốc rung m/s2

0,006

0,010

0,018

0,032

0,056

4  Phương pháp độ

4.1  Thiết b đo

a) Phải dùng các thiếbị đo chuyên dụng ít nhất là  các đặc tính kỹ thuật cần thiết như nêu trong Khoản d) mc này và cáđặc tính đó phảtương thích gia các bộ phận với nhau. Các thiết bị đó phải được hiệu chuẩn theo hướng dẫn của hãng sản xuất.

b) Hệ thống thiết bị đo phải được kiểm định định kỳ thẹo quy định, và thiết b ch được sử dụng trong thời gian kim định.

c) Hệ thống đo ít nhphải gồm các thiết bị sau:

– Đầu đo;

– Thiết bị chuyn đổi tín hiệu;

– Thiết bị đọc và ghi kết quả đo.

d) Thiết bị đo phải có các đặc tính kỹ thut ti thiểu như sau;

– Dải tần số đo:

– Dải gia tốc đo:

– Dải vận tốc đo:

– Dải biên độ đo:

– Tần suất lấy mẫu lưu:

– Đại lượng đo được:

 

1Hz – 300Hz (độ không tuyến tính ≤ 10%)

0,005 m/s2 – 200 m/s2

0,01 mm/s – 500 mm/s

0,001 mm – 5,0 mm

100 ms hay 1s chọn được

Giá trị đỉnh tương đương (EQ peak)

Giá trị hiệu dụng (r.m.s) [xem TCVN 6964-1:2001(ISO 2631-1:1997)]

Giá trị mức gia tốc rung Lva; Mức rung Lv, Giá trị mức gia tốc rung trung bình Laeq: Giá trị lớn nht, nhỏ nht của mức gia tốc rung; Các giá tr mức gia tốc rung phn trăm (L5, L10, L50, L90, L95).

4.2  Nội dung và thông số đo

Mỗi phép đo cần thiết phải tiến hành xác định đồng thời tối thiểu các giá trị mức rung lớn nhất (VLmax); mức rung tương đương (VLeq);  mức rung phần trăm (VL10) cho mỗi đoàn tàu khi qua điểm đo.

4.3  Xác đnh điểm đo

4.3. Nguyên tc lựa chọn điểm đo

Vị trí đo (đặt đầu đo) được xác định tại điểm đo cơ bản có tính đại diện chung, cho phép các kết quả đo chính xác và phản ánh đúng tình trạng rung của đoạn đường st. Mỗi khu vực nhạy cảm với rung do hoạt động chạy tàu có thể lựa chọn từ 1 đến 3 điểm đo.

Điểm quan trắc phải cách xa đường bộ, các nhà máy, công trường đang xây dựng và các nguồn rung động không liên quađến tuyến đường st. Khi không thể tránh các ảnh hưởng của nguồn rung động khác, thì phải lựa chọn thời gian đo để loại bỏ các tác động không phải do hoạt động tàu gây nên.

Lưu ý: Trường hợp muốn xác định phạm vi bị ảnh hưởng dùng cho mục đích nghiên cứu, đánh giá thì bổ sung đo đạc tại các điểm đo suy giảm. Số lượng điểm đo suy giảm cần thiết tại một khu vực do người tự quyết định theo thực tế tại hiện trường tùy theo yêu cầu, mục đích của cuộc đánh giá. Điểm đo suy giảm xa nhất tính từ mép ngoài ray đường sắt không lớn hơn 100m.

4.3.2  Hoạch định khu vực có tính đại diện và v trí của điểm đại diện

Khi hoạch định khu vực có tính điển hình và vị trí của điểm đại diện, phi xem xét các yếu tố sau:

a) Các yếu tố liên quan đến sự thay đổi đến nguồrung động như tốc độ tàu, loại đường, móng, cầu, khu chuyển làn, vị trí đường cong và điều kiện địa chất;

b) Tình trạng phân bố ca các khu vực nhy cảm và các điểm nhạy cảm;

c) Địa hình, đa mạo dọc theo hai bên của tuyến đường sắt;

d) Tình trạng các loạcông trình xây dựng hai bên tuyến đường sắt;

đ) Các yêu cầu đặc biệt khác.

Đvi các vị trí mà nguồn rung phát sinh do hoạt động chạy tàu có nhiều thay đổi như: qua cầu đường sắt, đường giao nhau, nhóm ray chuyển làn… có thể lựa chọn một (01) vị trí đo đại diện chung cho từng loại.

4.4  Cách gắn đầu đo

Đầu đo phải được gắn c đnh, chắc chn và tiếp xúc tốt với đối tượng đo bằng sử dụng vít cấy. Cũng có thể sử dụng nam châm hay băng keo gắn vào đầu đo. Không gắn đầu đo trên nền có phủ các loại thảm, các loại chiếu, không đặt trực tiếp trên mặt đt mm như c, cát hoặc các bề mặt khác có tính đàn hồi.

Khi đo rung trên nđất, đầu đo được gắn trên một cọc sắt có đường kính tương đương ϕ ≥ 16mm, đóng sâu xuống đất  từ 20cm đến 40cm. Đầu cọc sắt y không được nhô cao hơn mặt đất quá 2cm. Hoặc có thể gắn đầđo lên một tấm phẳng cứng với tỷ l khối lượng m/pr3  không lớn hơn 2, trong đó m là khối lượng của đầu đo và tấm phẳng, r là bán kính tương đương của tấm phẳng, p là khối lượng riêng của đất và có giá trị từ 1500 kg/m3 đến 2600 kg/m3.

Cảm biến rung động hướng nên phù hợp với hướng quan trắc nguồn rung động.

Khi một công trình xây dựng cần phải được quan trắc tình trạng rung động, cảm biến rung nên được đặt tại tâm bên trong của công trình xây dựng

4.5  Điều kiện đo

a) Đối vi nhiều điểm đó trên ng một khu vực có tuyến đường sắt, phương pháp đo từng điểm phải tương đồng với nhau.

b) Khi đo đạc phải tránh tác động của các nguồn rung động khác ngoài đường st, như từ trường, gió mạnh, động đất hoặc các nguồn khác.

4.6  Phương pháp xác định mc rung

4.6.1  Xác định mức rung đường sắt

Khi đo mức rung đường sắt phát sinh do hoạt động chạy tàu cần sử dụng thiết bị đo tích phân để xác định đng thời giá trị mức rung lớn nht (VLmax) và giá trị mức rung trung bình (VLeq) cho mỗi đoàn tàu ở đim đo cơ bản. Thời gian của phép đo để xác định mức rung được tính từ thời điểm đầu tàu đến và kết thúc khi đuôi tàu qua vị trí vuông góc với vị trí đo xác định. Mức rung đường sắt là giá trị trung bình số học (VLeq) của ít nhất năm (05) lần đo cho ban ngày hoặc ban đêm. Đồng thời với quá trình đo mức rung, sẽ tiến hành xác định tốc độ đoàn tàu. Trong khoảng thời gian đo, tốc độ của đoàn tàu phải bằng hoặc lớn hơn 75% so với vận tốc thiết kế cao nhất cho phép, hoặc bằng vận tốc lớn nht của khu gian. Sai số về tốc độ chạy tàu phải nằm trong khoảng ± 5 %.

4.6.2  Xác định mức rung nền

Mức rung nền được xác định là giá trị (VL10của phép đo khi không có hoạt động chạy tàu tại khu vực đánh giá.

Khi tiến hành xác định mức rung nn thời gian mỗi phép đo không ít hơn 1000 giây. Đ tránh nh hưởng đến kết quả đo, có thể thực hiện nhiều phép đo gián đoạn nhưng tổng thời gian các phép đo không ít hơn 1000 giây.

Khi mức rung do đường sắt và mức rung nn chênh lệch nhaít hơn 10 dB, kết quả đo phải được hiệu chỉnh theo Bảng-3. Trường hợp mức rung nền là ít hơn 5 dB so với giá trị của các kết quả đo thì lấy làm giá trị tham khảo.

Bảng 3  Giá tr hiệu chỉnh mức rung nền

Đơn v, dB

Chênh lệch giữa mức rung nvi mức rung đường sắt

Giá trị hiệu chỉnh

 10

0

6  9

-1

5

-2

4.7 . Nội dung ghi nhật  đo

Nội dung của nhật ký quan trắc gồm ít nhất các nội dung ghi định dạng trong Phụ lục B:

a) Dụng cụ đo lường: tên, model, số serial, mức độ chính xác, ngày kim định.

b) Dữ liệu quan trắc: Thời gian, mức rung lớn nht (VLmax); mức rung tương đương (VLeq): mức rung nn; tốc độ và số Iượng đoàn tàu chạy qua.

c) Các điều kiện của đoàn tàu: loại đầu kéo, tốc độ.

d) Đặc tính của đường ray: đường ray, tà vẹt, loại nền đất và móng.

đ) Vị trí điểm quan trắc (có th được gắn vào phác thảo và chụp ảnh).

e) Nêu rõ quá trình đo các yếu t có thể ảnh hưởng đến kết quả.

f) Ngưi thực hiện quan trắc (ký tên), phụ trách kim tra (ký tên);

g) Các đơn vị, ngày tháng.

5  Báo cáo kết quả đo

5.1  Phần chung

– Mô tả mục đích của phép đo

– Mô tả nguồn rung và đặc tính của chúng

– Mô tả khái quát đối tượng đo (đa đim, vị trí, sơ họa và các đặc đim khác).

– Nơi đo.

– Ngày đo.

– Người đo.

 Người xử lý kết quả đo và đánh giá;

5.2  Phần kỹ thuật

– Kiểu/ loại đầu đo và thiết b đọc ghi tín hiệu (tên, model, số serial, độ chính xác, ngày hiệu chuẩn);

– Vị trí điểm đo và cách thức gđầu do (điều kiện mặt bng điểm đo, nh trạng bề mặt đất từ vị trí ray đến điểm đo, vẽ sơ đồ điểm nhạy cảm để mở rộng quy mô, số lượt đoàn tàu, hình ảnh phải bao gồm các điểm nhạy cảphân phối và điểm đo, các khu vực nhạy cảm; cách thức gắn đầu đo);

– Tiêu chuẩn được áp dụng để đo và đánh giá (ghi rõ số hiệcủa tiêu chuẩn này).

5.3  Các kết quả đo đã thu được

Các kết quả đo phải được trình bày dưới dạng bảng s liệu và có thể đính kèm theo các biểu đồ hoặc bằng số liệu đo thu được trong quá trình đo nếu sử dụng máy ghi rung.

Phụ lục A

(Quy định)

Các giá trị của hệ số an trong công thức tính A

Dải 1/3 ôcta, Hz

an

0,2

0,0629

0,25

0,0994

0,315

0,156

0,4

0,234

0,5

0,368

0,63

0,530

0,8

0,700

1

0,833

1,25

0,907

1,6

0,934

2

0,932

2,5

0,910

3,15

0,872

4

0,818

5

0,750

6,3

0,669

8

0,582

10

0,494

12,5

0,411

16

0,337

20

0,274

25

0,220

31,5

0,176

40

0,140

50

0,109

63

0,0834

80

0,0604

100

0,0401

125

0,0241

160

0,0133

200

0,00694

250

0,00354

315

0,00179

400

0,000899

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Mẫu ghi nhật ký đo

Vị trí

 

Thời gian

 

Thiết bị quan trắc

Tên máy

 

Số hiệu

 

 số

 

Cấp độ

 

Thời gian hiệu chuẩn

 

Đặc trưng đường sắt

Chủng loại tà vẹt

Đặc điểm nền đường

Loại hình ray

Có hàn, không hàn, 50kg/m, 60kg/m

Cáng trình

Tà vẹt bê tông, tà vẹt g

Đá blát, không đá ba lát

 

Loại công trình xây dựng

 

Tình trạng bề mặt đt

 

STT

Thời gian đo

Loại đầu kéo

Loại đoàn tàu.

(Tàu khách, hàng)

Các hoạt động khác trên mặt đất;

Mc rung, dB

Chú ý

VLmax

VLeq

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức rung trung bình;

VLmax

VLeq

Giá trị mức rung nền/ VL10

 

 

 

Sơ đồ

 

 

 

Thuyết minh

 

 

 

 

Phụ lục C

(Tham kho)

Bảng kết quả đo

1. Ngày đo

2. Đđiểm đo

3. Điều kiện ngoại cnh

4. Điều kiện thời tiết

5. Số đường ray

6. Mật độ tàu

7. Vị trí đặt đầu đo (khong cách tới đường ray)

8. Thiết bị đo

9. Kết quả đo:

TT

Thời gian

Độ rung

Mật độ tàu

1…      
       

Tên người đo: ………………….

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHO

[1] ISO 2631-1: 1985 Đánh giá tác động rung động nên toàn thân – Phần 1. Yêu cu chung.

[2] TCVN 6964-1:2001_Rung động và chn động cơ học. Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung động toàn thân. Phn 1: Yêu cầu chung.

[3] TCVN 8629: 2010_Rung động và chn động – Hướng dẫn đánh giá phản ứng của cư dân trong các công trình cố định, đặc biệt những công trình nhà cao tầng và ng trình bin chu chuyển động lắc ngang tần s thấp (từ 0;063Hz đến 1Hz).

[4] TCVN 6964-2:2008_Rung động cơ học và chấn động. Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung động toàn thân. Phn 2: Rung động trong công trình xây dựng (từ 1HZ đến 80HZ).

[5] HJ 453-2008 ng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường giao thông đường sắt.

[6] TCVN 7210: 2002_Rung động và va chạm. Rung động do phương tiện giao thông đường bộ. Giới hạn cho phép đối vớmôi trường khu công cộng và khu dân cư.

[7] TCVN 6963:2001_Rung động  chn động. Rung động do hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp. Phương pháp đo.

[8] TCVN 6964-1:2001 (ISO 2631-1:1997) Rung động và chắn động cơ học – Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung toàn thân  Phần 1: Yêu cầu chung.

[9] TB/T3152-2007 Tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt của ớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa – Hướng dẫn quan trc đo rung đường sắt.

[10] GB10070-88 Tiêu chuẩn quốc gia v rung môi trường khu vực thành th (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa).

[11] RIVAS: Railway Induced Vibration Abatement Solutions Collaborative project – Review of existing standards, regulations and guidelines, as-well as laboratory and field studies concerning human exposure to vibration Deleverabl1.4  (12/01/2011).

 

MỤC LỤC

Li nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Thuật ngữ và đnh nghĩa

 Giá tr giới hạn độ rung

4  Phương pháp đo

5  Báo cáo kết quả đo.

Phụ lục A

Phụ lục B

Phụ lục C

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11522:2016 VỀ ĐỘ RUNG DỌC HAI BÊN ĐƯỜNG SẮT PHÁT SINH DO HOẠT ĐỘNG CHẠY TÀU – YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
Số, ký hiệu văn bản TCVN11522:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản