TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11533-1:2016 (ISO 11721-1:2001) VỀ VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CỦA VẬT LIỆU DỆT CÓ CHỨA XENLULO ĐỐI VỚI VI SINH VẬT – PHÉP THỬ CHÔN TRONG ĐẤT – PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ XỬ LÝ HOÀN TẤT CÓ CHỨA CHẤT CHỐNG MỤC

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11533-1:2016

ISO 11721-1:2001

VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CỦA VẬT LIỆU DỆT CÓ CHỨA XENLULO ĐỐI VỚI VI SINH VẬT – PHÉP THỬ CHÔN TRONG ĐẤT – PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ XỬ LÝ HOÀN TẤT CÓ CHỨA CHẤT CHỐNG MỤC

Textiles – Determination of resistance of cellulose-containing textiles to micro-organisms – Soil burial test – Part 1: Assessment of rot-retardant finishing

 

Lời nói đầu

TCVN 11533-1:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11721-1:2001. ISO 11721-1:2001 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2011 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11533-1:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11533 (ISO 11721), Vật liệu dệt – Xác định độ bền của vật liệu dệt có chứa xenlulo với vi sinh vật – Phép thử chôn trong đất, gồm các phần sau:

– TCVN 11533-1:2016 (ISO 11721-1:2001), Phần 1: Đánh giá xử lý hoàn tất có chứa chất chống mục;

– TCVN 11533-2:2016 (ISO 11721-2:2003), Phần 2: Nhận biết độ bền lâu của xử lý hoàn tất có chứa chất chống mục.

 

Lời giới thiệu

Vật liệu dệt có chứa xenlulo được coi là bền với sự tấn công của các vi sinh vật có trong đất nếu cấu trúc, hình dạng và độ bền kéo của chúng không bị biến đổi về bản chất sau phép thử chôn trong đất. Độ bền đối với sự hư hại được đánh giá bằng cách đo sự giảm tương đối về độ bền kéo giữa các mẫu thử được chôn và các mẫu thử không chôn.

Nếu có yêu cầu đánh giá độ bền lâu, có thể áp dụng quy trình mô tả trong TCVN 11533-2 (ISO 11721-2) (khi chuẩn bị).

Do bản chất sinh học của phép thử chôn trong đất, và thực tế là đất thử không thể được chuẩn hóa chính xác, tiêu chuẩn này chỉ dự kiến để đánh giá độ bền của vải với các vi sinh vật sau khi so sánh tính năng của mẫu thử có và không có xử lý hoàn tất.

 

VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CỦA VẬT LIỆU DỆT CÓ CHỨA XENLULO ĐỐI VỚI VI SINH VẬT – PHÉP THỬ CHÔN TRONG ĐẤT – PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ XỬ LÝ HOÀN TẤT CÓ CHỨA CHẤT CHỐNG MỤC

Textiles – Determination of resistance of cellulose-containing textiles to micro-organisms – Soil burial test – Part 1: Assessment of rot-retardant finishing

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền của vật liệu dệt đã qua xử lý sơ bộ bằng hóa chất đối với tác động của vi sinh vật có trong đất khi so sánh với vật liệu dệt chưa được xử lý.

Phương pháp này có thể áp dụng cho vật liệu dệt phẳng được làm từ sợi có chứa xenlulo (vải làm lều, vải sơn, vải làm đai và dây đai) sẽ là điển hình khi tiếp xúc với đất trong khi sử dụng.

Hầu hết các xơ tổng hợp có độ bền đối với sự tấn công của các vi sinh vật, vải có chứa tỷ lệ xơ tổng hợp cao ch có thể được đánh giá về các thay đổi cấu trúc và hình dạng bằng phương pháp này.

Mặc dù phương pháp này đưa ra độ tái lập của các kết quả rất tốt, nó được dự kiến để chỉ ra các tính năng so sánh hơn là cung cấp các giá trị tuyệt đối.

CHÚ THÍCH  Các vải sơn dày và vải làm đai có thể có cấu trúc sao cho các mẫu chưa xử lý hoàn tất bền trong khoảng thời gian chôn trong đất 14 ngày. Cũng trong trường hợp như vậy, tốc độ phân rã của mẫu chưa xử lý xác định độ dài khoảng thời gian chôn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1748 (ISO 139), Vật liệu dệt – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử

TCVN 6404 (ISO 7218), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Yêu cầu chung và hướng dẫn kiểm tra vi sinh vật

ISO 8022, Surface active agents – Determination of wetting power by immersion (Các hoạt chất bề mặt – Xác định khả năng thấm ướt bằng cách ngâm)

ISO 13934-1, Textiles – Tensile properties of fabrics – Part 1: Determination of maximum force and elongation at maximum force using the strip method (Vật liệu dệt – Các tính chất kéo của vải – Phần 1: Xác định lực và độ giãn dài tối đa tại thời điểm lực tối đa bằng cách sử dụng phương pháp băng vải)

3  Cảnh báo an toàn

Phương pháp thử trong tiêu chuẩn này yêu cầu việc sử dụng mầm nấm mốc sống và các điều kiện môi trường xung quanh để thúc đẩy sự tăng trưng nấm mốc và vi khuẩn. Phải tuân thủ các cảnh báo an toàn và vệ sinh cá nhân khi kiểm tra vi sinh vật [ví dụ: TCVN 6404 (ISO 7218)].

4  Nguyên tắc

Vật liệu dệt có chứa xenlulo được coi là bền với sự tấn công của vi sinh vật có trong đất nếu cấu trúc, hình dạng và độ bền kéo của chúng không bị biến đổi về bản chất trong phép thử chôn trong đất. Phương pháp này so sánh sự suy giảm tương đối về độ bền kéo của các mẫu thử trước và sau khi chôn.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh các mẫu thử đã xử lý hoàn tất và mẫu thử chưa xử lý hoàn tất có cùng chất lượng. Các mẫu thử được chôn trong đất thử có khả năng giữ lượng nước được kiểm soát và lượng nước tối ưu đối với hoạt động của vi sinh vật. Các mẫu thử đã xử lý hoàn tất và mẫu thử chưa xử lý hoàn tất được chôn trong thời gian lên đến chín ngày khi các mẫu thử chưa xử lý hoàn tất cho thấy sự giảm độ bền kéo khoảng 80%, ở giai đoạn này, xác định được sự giảm độ bền kéo của các mẫu thử đã xử lý hoàn tất và mẫu thử chưa xử lý hoàn tất.

Giới hạn của phép thử chôn trong đất tối đa là chín ngày đối với các mẫu thử chưa xử lý hoàn tất để giảm 80% độ bền kéo ban đầu của chúng là đáp ứng thời gian của hoạt động vi sinh vật trong đất thử và hệ thống thử.

CHÚ THÍCH 1  Khoảng thời gian thử sẽ thay đổi phụ thuộc vào hoạt tính của đất. Điều quan trọng là ghi lại sự giảm độ bền giữa các mẫu thử đã xử lý hoàn tất và mẫu thử không xử lý hoàn tất, không phải là khoảng thời gian thử. Đất có hoạt tính yếu hơn sẽ tạo ra kết quả tương tự như đất có hoạt tính cao hơn, nhưng phép thử sẽ mất thời gian lâu hơn.

CHÚ THÍCH 2  Phép thử chôn trong đất với thời gian cố định có thể cho thấy sự tấn công không được định rõ lên vật liệu xenlulo. Độ tái lập của các kết quả đối với sự giảm độ bền kéo của các mẫu thử đã xử lý hoàn tất và mẫu thử chưa xử lý hoàn tất là yếu tố cơ bản.

5  Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử

5.1  Dụng cụ chứa, làm bằng gốm không tráng men hoặc ximăng gia cường (các vật liệu thay thế amiăng), có độ sâu ít nhất là 150 mm.

Các dụng cụ chứa có chiều cao điền đầy lớn hơn 150 mm phải có các lỗ ở đáy để trao đổi không khí.

5.2  Đất thử, sử dụng compost loại bán sẵn hoặc đất vườn có chứa compost như được mua trong bao gói ban đầu của nhà sản xuất. Compost mới phải được trộn với compost đã sử dụng trước đó cho phép thử chôn trong đất hoặc trộn với đất được thích nghi trước ở độ ẩm cân bằng đến độ ẩm tương đối (95 đến 99)% và được trộn kỹ trước khi sử dụng.

Đất thử phải đủ đ đổ đầy tất c các dụng cụ chứa được sử dụng trong loạt các phép thử, và phải được nghiền mịn, không chảy và không dính hoặc không có nhiều cục. Khả năng giữ nước (WHC) (hoặc khả năng giữ ẩm tối đa) của đất thử phải được xác định và lượng nước (WC) phải là (60 ± 5)% của WHC.

pH của đất thử phải trong khoảng từ 4,0 đến 7,5.

Chuẩn bị đất thử có WHC đã biết để xác định hàm lượng ẩm trước khi bắt đầu phép thử. Nếu đất quá ẩm, để nó khô trong không khí. Nếu đất quá khô, phun nước đến WC (60 ± 5)% của WHC.

CHÚ THÍCH 1  Xem Phụ lục A để có phương pháp phù hợp.

CHÚ THÍCH 2  60% WHC bảo đảm tốt nhất cho hoạt động của vi sinh vật và hoạt tính nước tối ưu đối với sự tăng trưởng vi khuẩn. Bi vì lượng nước cần thiết cho đất luôn luôn được quy định là khoảng 60% WHC của mẫu. Độ ẩm thp hơn sẽ làm giảm hoặc ngăn ngừa sự thối rữa; độ ẩm cao hơn có thể dẫn đến kết quả không đồng đều và các quá trình kị khí.

CHÚ THÍCH 3  Đất pha nhiều sét hoặc đất nhiều mùn là không phù hợp bởi vì khả năng thm thấu khí thấp và sự phân bố về độ ẩm không đủ.

5.3  T ấm, để ủ các dụng cụ chứa chôn trong đất trong toàn bộ phép thử ở độ ẩm tương đối của không khí (95 đến 100)% ở (29 ± 1) °C.

5.4  Cân, để xác định WC và WHC của đất thử.

5.5  Lò, để làm khô các mẫu đất ở (104 ± 2) °C và để làm khô các mẫu thử ở (45 ± 5) °C.

5.6  Dung dịch etanol/nước (tỷ lệ theo thể tích 70%/30%), để làm sạch các mẫu thử đã chôn trước khi xác định độ bền kéo.

5.7  Kính hiển vi (độ phóng đại x 30 đến x 40), để kiểm tra bằng mắt các mẫu thử đã chôn.

6  Mẫu thử

6.1  Chuẩn bị

Chuẩn bị các mẫu thử từ các mẫu phòng thử nghiệm bằng cách cắt các mẫu thử có chiều dài theo hướng sợi dọc của vải.

Với các vải pha và/hoặc nếu được sự đồng ý của các bên liên quan, các mẫu thử có thể được lấy theo hướng sợi ngang.

Các vải pha có chứa 100% xơ xenlulo theo hướng dọc hoặc hướng ngang, các mẫu thử ch được lấy theo hướng 100% xenlulo.

Cắt các mẫu thử dài 300 mm và rộng 30 mm và sau đó tước sợi ở cả hai phía để có được chiều rộng ở giữa là 20 mm (xem ISO 13934-1).

Đối với các vải quá hẹp để lấy được chiều rộng của mẫu thử theo quy định, thực hiện phép thử trên toàn bộ chiều rộng vải.

CHÚ THÍCH  Sử dụng chiều rộng hiệu dụng là 20 mm và khoảng cách giữa các ngàm kẹp là 100 mm do số lượng lớn các vải chưa xử lý được yêu cầu và dung tích của các dụng cụ chứa đất.

6.2  Số lượng các mẫu thử

Đối với từng phép thử, chuẩn bị 20 mẫu thử, 10 mẫu thử để thử không chôn và 10 mẫu thử để thử sau khi chôn trong đất.

Để xác định thời gian chôn trong đất, nghĩa là: thời gian tại đó có sự giảm 80% độ bền trong các mẫu đối chứng mà không áp dụng xử lý hoàn tất, chuẩn bị ít nhất 20 mẫu đối chứng của các mẫu thử chưa xử lý hoàn tất. Các mẫu đối chứng này phải có chất lượng vải tương tự nhau, nghĩa là: (các) sợi tương tự, khối lượng trên đơn vị diện tích, cấu trúc/kiểu dệt, quy trình pha chế và nhuộm không áp dụng xử lý hoàn tất bổ sung như chống thấm nước, làm mềm hoặc diệt khuẩn.

CHÚ THÍCH  Để pha trộn với các xơ tổng hợp, xem 8.3.

7  Quy trình ngâm chiết

Nếu không có thỏa thuận nào khác giữa các bên liên quan, đưa tất cả các mẫu thử đã xử lý hoàn tất và mẫu thử chưa xử lý hoàn tất (nghĩa là: các mẫu thử không chôn trong đất và các mẫu thử sau khi chôn trong đất) vào quy trình ngâm chiết dưới đây. Ngoại trừ các mẫu đối chứng từ quy trình ngâm chiết.

Để các mẫu thử dưới vòi nước đang chảy ở (20 ± 5) °C trong 24 h trong dụng cụ chứa đủ lớn sao cho các mẫu thử không chạm vào nhau. Tốc độ chảy phải là (10 ± 2) l/h.

Sau khi ngâm chiết, để ráo các mẫu thử, và sấy khô trong lò (5.5) ở (45 ± 5) °C. Điều hòa các mẫu thử theo quy định trong TCVN 1748 (ISO 139).

Xử lý song song các mẫu thử, cả ngâm chiết và không ngâm chiết.

CHÚ THÍCH 1  Có thể ngâm chiết ở nhiệt độ cao hơn nếu được sự đồng ý của các bên có liên quan.

CHÚ THÍCH 2  Có thể thực hiện các cách xử lý khác như là để chịu thời tiết và phơi sáng, nếu được sự đồng ý của các bên có liên quan.

8  Đánh giá mức độ hoạt động của vi sinh vật trong đất

8.1  Không yêu cầu đánh giá mức độ hoạt động của vi sinh vật trong đất thử miễn là các mẫu thử được chôn cho đến khi độ bền kéo của các mẫu đối chứng giảm xuống khoảng 80% so với giá trị ban đầu của chúng.

Mức độ hoạt động của vi sinh vật trong đất phải được kiểm soát bằng cách sử dụng các mẫu đối chứng. Thời gian thử phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh vật trong đất và phải không vượt quá chín ngày. Nếu thời gian cho sự suy giảm độ bền kéo xuống 80% của các mẫu đối chứng vượt quá chín ngày, phải sử dụng mẫu đất khác và phép thử mới với các mẫu đối chứng mới.

8.2  Nếu có yêu cầu, có thể đánh giá hoạt động của vi sinh vật trong đất bằng cách sử dụng vải bông chuẩn, ví dụ: theo quy định trong ISO 8022.

8.3  Đối với các phép thử sợi pha có xơ xenlulo cùng với các xơ tổng hợp, xác định thời gian thử bằng cách sử dụng một vải bông 100% có cấu trúc và khối lượng trên đơn vị diện tích tương tự với mẫu thử, sao cho đạt được sự suy giảm về độ bền kéo 80% trong vòng 14 ngày.

9  Cách tiến hành

CHÚ THÍCH 1  Các mẫu thử không được hấp hoặc tiệt trùng hóa học trước khi bắt đầu phép thử, bởi vì sự tiệt trùng có thể ảnh hưởng đến xử lý hoàn tất.

CHÚ THÍCH 2  Các mẫu thử có thể được làm ướt bằng nước vòi chỉ trước khi chôn, nếu được sự đồng ý của các bên có liên quan và mô tả trong báo cáo thử nghiệm.

9.1  Chôn 10 mẫu thử và ít nhất là 20 mẫu đối chứng trong hai dụng cụ chứa có dạng chữ U khác nhau trong đất, với phần tâm 150 mm tiếp xúc gần với đất. n nhẹ đất phía trên các mẫu thử.

Chôn các mẫu thử cách nhau ít nhất là 50 mm.

 các dụng cụ chứa đất ở (29 ± 1) °C tại độ ẩm tương đối từ 95% đến 100%.

Duy trì hàm lượng nước của đất trong suốt phép thử và bổ sung lượng nước bị thất thoát.

CHÚ THÍCH  Sự che phủ đất giúp để duy trì hàm lượng nước của đất.

9.2  Hàm lượng nước có thể được đánh giá bằng cách cân dụng cụ chứa đất ở các khoảng thời gian hai tuần đến bốn tuần. Nếu cần thiết, thay nước. Sự chôn phải kéo dài cho đến khi các mẫu chưa xử lý hoàn tất đã mất 80% độ bền kéo ban đầu của chúng.

CHÚ THÍCH  Khoảng thời gian ủ này có thể được xác định theo cách sau: Từ ngày chôn thứ ba đến ngày thứ bảy, ở các khoảng thời gian hai hoặc ba ngày, mỗi lần lấy hai mẫu đối chứng. Từ ngày thứ tám, hoặc khi nhận thấy độ bền kéo suy giảm 50%, lấy ba mẫu đối chứng cho từng lần ở các khoảng thời gian một hoặc hai ngày.

Không điều hòa lại các mẫu thử này. Giũ nhẹ các mẫu đối chứng dưới vòi nước đang chảy và ngâm trong etanol 70% (5.6) trong 30 min trước khi sấy khô ở (45 ± 5) °C. Xác định độ bền kéo theo ISO 13934-1.

9.3  Tính tỷ lệ phần trăm sự suy giảm độ bền kéo của các mẫu đối chứng đã chôn so với các mẫu đối chứng không chôn (xem Điều 10). Ngừng chôn khi nhận thấy các mẫu đối chứng suy giảm tương đối xuống còn (80 ± 5)%.

9.4  Lấy các mẫu đối chứng và các mẫu thử còn lại từ đất, giũ dưới vòi nước đang chảy và ngâm trong etanol 70% (5.6) trong 30 min. Sấy khô ở (45 ± 5) °C và sau đó điều hòa theo TCVN 1748 (ISO 139) trong tối thiu là 48 h và tối đa là 120 h.

Ngâm các mẫu thử chưa chôn trong nước vòi trong 30 min, giũ chúng theo cách tương tự và sau đó là xử lý giống hệt với các mẫu thử đã chôn.

9.5  Cùng với sự suy giảm về độ bền kéo (xem 10.1), ghi lại bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc hoặc hình dạng của các mẫu thử đã chôn khi so sánh với các mẫu thử không chôn (xem 10.2).

9.6  Xác định độ bền kéo của tất cả các mẫu thử theo ISO 13934-1.

Xác định hàm lượng nước của đất ở cuối phép thử chôn bằng cách sử dụng phương pháp trong Phụ lục A.

10  Tính toán và biểu thị kết quả

10.1  Tính sự giảm tương đối về độ bền kéo qH,M của các mẫu thử đã chôn so với các mẫu thử không chôn từ các giá trị trung bình của ít nhất 10 phép đo, sử dụng công thức:

Trong đó

FH,E độ bền kéo của các mẫu thử đã chôn;

FH,O độ bền kéo của các mẫu thử không chôn.

Nếu sự giảm về độ bền kéo của các mẫu thử được xử lý hoàn tất đã chôn nhỏ hơn 25% (qH,M lớn hơn 0,75) thì xem xét đến ảnh hưởng của xử lý hoàn tất chống thối rữa.

10.2  Đánh giá các mẫu thử đã chôn bằng mắt có sử dụng kính hiển vi (5.7) và ghi lại bất kỳ sự thay đổi nào, ví dụ:

– Sự thay đi màu;

– Sự loại bỏ một phần hoặc toàn bộ các xơ xenlulo;

– Hình dạng khi chiếu sáng;

– Sự phá vỡ cấu trúc bề mặt.

Thực hiện so sánh giữa các mẫu thử:

a) không ngâm chiết không chôn với không ngâm chiết đã chôn;

b) ngâm chiết không chôn với ngâm chiết đã chôn;

c) không ngâm chiết, đã xử lý hoàn tất, không chôn với không ngâm chiết, đã xử lý hoàn tất, đã chôn;

d) ngâm chiết đã xử lý hoàn tất không chôn với ngâm chiết đã xử lý hoàn tất đã chôn;

Xử lý hoàn tất của hầu hết các vải có chứa xơ tổng hợp không thể kết luận sự chống thối rữa chỉ dựa trên sự giảm độ bền kéo. Đối với các vải này, đánh giá bằng mắt về hình dạng là cần thiết.

11  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Sự mô tả và dữ liệu kỹ thuật của mẫu thử, ví dụ: được xử lý hoàn tất hay không được xử lý hoàn tất;

c) Sự xử lý sơ bộ mẫu thử, ví dụ: ngâm chiết, chịu tác động của thời tiết;

d) Khả năng giữ nước của đất;

e) Hàm lượng nước của đất từ lúc bắt đầu và ở cuối của phép thử;

f) Các độ bền kéo riêng rẽ và các giá trị trung bình đối với các mẫu thử không chôn;

g) Các độ bền kéo riêng rẽ và các giá trị trung bình đối với các mẫu thử đã chôn;

h) Sự giảm tương đối về độ bền kéo;

i) Hình dạng và sự thay đổi về cấu trúc của các mẫu thử đã chôn;

j) Chi tiết về bất kỳ sai lệch nào so với quy trình được quy định;

k) Ngày thực hiện phép thử, ví dụ: ngâm chiết, bắt đầu chôn, kết thúc chôn;

l) Ngày lấy các mẫu đi chứng ở các giai đoạn ban đầu của phép thử với độ bền kéo riêng rẽ và các giá trị trung bình;

m) Tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm;

n) Ngày lập báo cáo thử nghiệm với tên của người chịu trách nhiệm.

 

Phụ lục A

(quy định)

Xác định khả năng giữ nước và hàm lượng nước của đất thử

A.1  Xác định hàm lượng nước (WC)

Từng đĩa trong số ba đĩa Petri bằng thủy tinh có trải một mẫu đất khoảng 50 ml. Sau đó sấy khô các đĩa có chứa mẫu đất ở nhiệt độ (104 ± 1) °C cho đến khi đạt được khối lượng không đổi, nghĩa là: Khi đất, được làm khô từ trước trong tủ sấy và để nguội trong bình hút ẩm, không thất thoát quá 0,1% khối lượng ban đầu của nó trong khi sấy khô thêm 4 h nữa. Điều này luôn luôn đạt được khi thời gian sấy khô là 4 h. Đối với các vật liệu có khả năng giữ nước chưa biết và/hoặc có lượng giữ nước lớn hơn, thực hiện theo cách trên đến khi khối lượng không đổi; đối với đất có thành phần đã biết, có thể sử dụng các giá trị theo kinh nghiệm.

Thực hiện một số lần cân và phép tính để xác định hàm lượng nước. Cân chính xác đến 1 mg. Làm tròn kết quả đối với WC đến phần trăm gần nhất. Tính giá trị trung bình của ba lần xác định.

Ví dụ:

a) Đĩa thủy tinh, rỗng   11,325 g
b) Đĩa có chứa đất mới   20,475 g
c) Lượng đất mới (b) – (a) 9,150 g
d) Đĩa có chứa đất khô   16,600 g
e) Đất khô (d)  (a) 5,275 g
f) WC (sự thất thoát do sấy khô) (b)  (d) 3,875 g
g) WC, % [(f)/(e)] x 100 73%

Kết quả: Hàm lượng nước lên đến 73% khối lượng khô

A.2  Sự hiệu chnh hàm lượng nước từ giá trị thấp đến giá trị cao

Lượng nước (W) cần để thay đổi hàm lượng nước trong 400 g (q) đất với hàm lượng nước 73% (WCO) đến hàm lượng nước cao hơn là 85% (WCE) được tính như sau:

Ví dụ về sự hiệu chỉnh hàm lượng nước

W

W (nghĩa là: thêm 27,7 g)

A.3  Xác định khả năng giữ nước (WHC)

Đổ đầy từng chén trong số ba chén lọc bằng thủy tinh (kích cỡ bộ lọc là 3; ví dụ: sD3) có dung tích 50 ml với một mẫu đất cách miệng chén 0,5 cm. Thả rơi chén lọc ba lần từ độ cao 1 cm vào bề mặt gỗ để tác động vào đất và sau đó cân lại từng chén lọc.

Đặt từng chén lọc vào cốc thủy tinh có mỏ. Rót nước vào trong cốc thủy tinh cho đến khi mức nước cao hơn tấm lọc của chén lọc 1 cm. Ngay khi nhìn thấy bề mặt đất ẩm như là kết quả của sự hút mao dẫn, thêm nước đến miệng chén lọc.

Sau 12 h đến 16 h (qua đêm), lấy chén lọc ra khỏi cốc có mỏ. Hút hết nước không được giữ lại trong đất bằng máy bơm chân không hoặc máy bơm tia trong (10 ± 1) min. Trong quá trình này, đậy chén lọc bằng vải ướt lên trên tấm thủy tinh. Sau khi hút, cân lại từng chén lọc.

Sấy khô chén lọc có chứa đất bão hòa nước ở (104 ± 1) °C đến khối lượng không đổi, nghĩa là: khi đất, được làm khô từ trước trong một tủ sấy và để nguội trong bình hút ẩm, không thất thoát quá 1% khối lượng ban đầu của nó trong thời gian sấy khô thêm là 4 h. Điều này luôn luôn đạt được với thời gian sấy khô 4 h. Đối với các vật liệu có khả năng giữ nước chưa biết và/hoặc có lượng nước giữ lại lớn hơn, thực hiện theo cách tiến hành trên đến khi khối lượng không đổi; đối với các vật liệu tương tự, có thể sử dụng các giá trị theo kinh nghiệm.

Thực hiện một số lần cân và phép tính để xác định WHC. Cân chính xác đến 1 mg. Làm tròn kết quả đối với WHC đến phần trăm gần nhất.

Ví dụ:

a) Chén lọc bằng thủy tinh, rỗng   11,325 g
b) Chén có chứa đất mới   20,475 g
c) Lượng đất mới (b)  (a) 9,150 g
d) Chén có chứa đất bão hòa nước   24,105 g
e) Đất, nước bão hòa (d)  (a) 12,780 g
f) Chén, có chứa đất khô   16,600 g
g) Đất, khô (f)  (a) 5,275 g
h) Khả năng giữ nước (tính bằng gam) (e) – (g) 7,505 g
i) Khả năng giữ nước (tính bằng %) (h)/(g) x 100 142%

Kết quả: Đất được bão hòa nước ở hàm lượng 142% nước. Lượng nước tối đa mà đất có thể giữ lại lên đến 142% khối lượng khô của nó.

Hàm lượng nước 60% WHC của đất này sẽ là 0,6 x 142% = 85% khối lượng khô của nó.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

 Phạm vi áp dụng

 Tài liệu viện dẫn

 Cnh báo an toàn

 Nguyên tắc

5  Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử

 Mẫu thử

6.1  Chuẩn bị

6.2  S lượng các mẫu thử

 Quy trình ngâm chiết

8  Đánh giá mức độ hoạt động của vi sinh vật trong đất

 Cách tiến hành

10  Tính toán và biểu thị kết quả

11  Báo cáo thử nghiêm

Phụ lục A (quy định) Xác định khả năng giữ nước và hàm lượng nước của đất thử

A.1  Xác định hàm lượng nước (WC)

A.2  Sự hiệu chỉnh hàm lượng nước từ giá trị thấp đến giá trị cao

A.3  Xác định khả năng giữ nước (WHC)

tin noi bat
  • Lưu trữ
  • Ghi chú 
  • Ý kiến
  • Facebook
  • Email
  • In
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11533-1:2016 (ISO 11721-1:2001) VỀ VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN CỦA VẬT LIỆU DỆT CÓ CHỨA XENLULO ĐỐI VỚI VI SINH VẬT – PHÉP THỬ CHÔN TRONG ĐẤT – PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ XỬ LÝ HOÀN TẤT CÓ CHỨA CHẤT CHỐNG MỤC
Số, ký hiệu văn bản TCVN11533-1:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản