TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11534-1:2016 (ISO 4211:1979) VỀ ĐỒ NỘI THẤT – PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN BỀ MẶT – PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN BỀ MẶT VỚI CHẤT LỎNG LẠNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/12/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11534-1:2016

ISO 4211:1979

ĐỒ NỘI THẤT – PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN BỀ MẶT – PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN BỀ MẶT VỚI CHẤT LỎNG LẠNH

Furniture – Assessment of surface resistance to cold liquids

Lời nói đầu

TCVN 11534-1:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 4211:1979 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi

TCVN 11534-1:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 136 Đồ nội thất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11534 (ISO 4211), Đồ nội thất – Phương pháp thử lớp hoàn thiện bề mặt, gồm các phần sau:

– TCVN 11534-1:2016 (ISO 4211:1979), Phần 1: Đánh giá độ bền bề mặt với chất lỏng lạnh;

– TCVN 11534-2:2016 (ISO 4211-2:2013), Phần 2: Đánh giá độ bền với nhiệt ẩm;

– TCVN 11534-3:2016 (ISO 4211-3:2013), Phần 3: Đánh giá độ bền với nhiệt khô;

– TCVN 11534-4:2016 (ISO 4211-4:1988), Phần 4: Đánh giá độ bền va đập.

 

Đ NỘI THT – PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN B MẶT – PHN 1: ĐÁNH GIÁ Đ BN BỀ MẶT VỚI CHT LỎNG LẠNH

Furniture – Assessment of surface resistance to cold liquids

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá độ bền bề mặt của đồ nội thất hoàn thiện với chất lỏng lạnh và những chất có liên quan. Phương pháp thử dự kiến thực hiện trên một phần của đồ nội thất hoàn thiện, nhưng có thể thực hiện trên các tấm thử làm bằng cùng loại vật liệu, được hoàn thiện theo cách giống hệt với sản phẩm hoàn thiện và có kích thước đủ để đáp ứng các yêu cầu thử.

Loại, số lượng các chất lỏng thử và thời gian thử (chọn từ Bảng 1) phải được quy định trong yêu cầu kỹ thuật hoc theo tha thuận giữa người đặt hàng và nhà cung cấp.

Việc lựa chọn các chất lỏng thử phù hợp được cho trong Phụ lục A, nhưng có thể sử dụng các chất lỏng thử khác, nếu cần.

2  Nguyên tắc

Đặt trực tiếp một tờ giấy đã thấm đẫm chất lỏng thử lên bề mặt cần thử, đậy kín bằng một khay thủy tinh. Sau một thời gian quy định, lấy tờ giấy ra, rửa và làm khô bề mặt thử và kiểm tra hư hại (mất màu, thay đổi về độ bóng, bong tróc, v.v….). Đánh giá kết quả th theo mã đánh giá dạng số có mô tả.

3  Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử

3.1  Đĩa, đường kính khoảng 25 mm, bằng giấy thấm có định lượng từ 400 g/m2 đến 500 g/m2.

3.2  Khay thủy tinh, có mép lượn tròn và không có gờ, đường kính ngoài khoảng 40 mm, cao khoảng 25 mm.

3.3  Kẹp.

3.4  Giấy thấm.

3.5  Vải thấm hút mềm.

3.6  Nguồn ánh sáng khuếch tán

Tạo ra nguồn ánh sáng khuếch tán đều có độ rọi trên diện tích thử từ 1 000 Ix đến 5 000 Ix. Nguồn ánh sáng này có thể là ánh sáng ban ngày khuếch tán hoặc ánh sáng nhân tạo khuếch tán.

CHÚ THÍCH  Ánh sáng ban ngày phải không bị ảnh hưởng bi cây, tòa nhà v.v…. xung quanh. Khi sử dụng ánh sáng nhân tạo, ánh sáng này nên có nhiệt độ màu tương quan từ 5 000 K đến 6 550 K và Ra lớn hơn 92.

3.7  Nguồn ánh sáng trực tiếp

Bóng đèn tán quang 60 W được che chắn sao cho diện tích thử chỉ nhận được ánh sáng từ bóng đèn và người thử không nhìn trực tiếp vào bóng đèn. Góc giữa phương nằm ngang và đường thẳng từ bóng đèn đến diện tích thử khi kiểm tra phải từ 30° đến 60°.

CHÚ THÍCH  Cách phù hợp để thực hiện phép thử này là sử dụng một hộp quan sát như thể hiện trên Hình 1.

3.8  Chất lỏng thử, có nhiệt độ (23 ± 2) °C.

3.9  Nước cất hoặc nước khử ion, có nhiệt độ (23 ± 2) °C.

3.10  Dung dịch làm sạch có chứa 15 ml/l chất làm sạch (3.11) trong nước (3.9). Dung dịch này phải được chuẩn bị mới trước từng lần thử.

3.11  Chất làm sạch, có thành phần như sau:

– natri alkyl aryl sulfonat (C10 – C14) bậc 1, 12,5 % (m/m)

– các dẫn xuất polyetoxy hóa của rượu (C8 – C16) bậc 1 hoặc bậc 2, 12,5 % (m/m) với 5 đến 15 nhóm etoxy hóa có điểm đục từ 25 °C đến 75 °C trong dung dịch nước 1 % (m/m) (cách xác định điểm đục được mô tả trong ISO 1065).

– etanol 5,0 % (m/m);

– nước (3.9) 70 % (m/m).

Chất làm sạch phải được lưu giữ trong chai thủy tinh đặt ở chỗ tối, mát và sử dụng được trong vòng một năm kể từ ngày pha chế.

4  Chuẩn bị và ổn định mẫu thử

Nếu không có thỏa thuận khác, mẫu thử phải được lão hóa và sau đó là ổn định.

Để lão hóa, mẫu thử phải được lưu giữ ở nhiệt độ không thấp hơn 15 °C và có không khí lưu thông tự do. Thời gian lão hóa và ổn định mẫu trước khi thử phải không ít hơn bốn tuần.

n định mẫu phải bắt đầu từ một tuần trước khi thử và phải được thực hiện trong môi trường có nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.

Bề mặt thử phải phng và có kích thước đủ để đáp ứng các yêu cầu của Điều 6 về sự tách rời các đĩa giấy thấm.

Nên chuẩn bị đủ diện tích thử để thực hiện các phép thử bổ sung, nếu có yêu cầu.

Trước khi thử, lau cẩn thận bề mặt thử bằng vải (3.5) khô.

5  Thời gian thử

Thời gian thử phải được lựa chọn từ bảng dưới đây, tùy theo các yêu cầu kỹ thuật. Thời gian thử được lựa chọn sao cho giống với khoảng thời gian kéo dài đến trước khi có thể làm sạch một chất lỏng vô tình rơi xuống bề mặt đồ nội thất. Các khoảng thời gian thử lâu hơn thì theo thỏa thuận.

Bảng 1 – Thời gian thử

Thời gian

Trường hợp xem xét

10 s

Làm sạch ngay lập tức

2 min

Làm sạch ngay lập tức

10 min

Sau một thời gian ngắn

1 h

Sau một bữa ăn hoặc tương tự

6 h

Sau khi làm việc hoặc sau hoạt động khác

16 h

Trong ngày tiếp theo, sớm nhất có thể

24 h

Sau một ngày

7 ngày

Sau một tuần

28 ngày

Tác động trong thời gian dài

6  Cách tiến hành

6.1  Bề mặt thử phải đặt nằm ngang. Bề mặt thử phải được thử cùng với các chất lỏng thử đã chọn tại các điểm cách nhau không nhỏ hơn 60 mm, tính từ tâm điểm này đến tâm của điểm kia, và, nếu có thể, các tâm cách mép bất kỳ của bề mặt thử không nhỏ hơn 40 mm. Nếu có bất kỳ lý do nào cho thấy các tính chất của bề mặt thử có thể khác nhau thì phải thực hiện đồng thời hai phép thử giống hệt nhau.

6.2  Ngâm một đĩa giấy (3.1) vào chất lỏng thử (3.8) trong 30 s, nhấc lên bằng kẹp (3.3) và ép vào thành của bình chứa chất lỏng. Đặt đĩa giấy lên diện tích thử và ngay sau đó đậy úp khay thủy tinh (3.2) xuống đĩa giấy.

6.3  Sau thời gian th, lấy khay thủy tinh ra và nhấc giấy lên bằng kẹp. Không được lấy các xơ của giấy dính vào diện tích thử. Lau sạch bất kỳ chất lỏng thử nào còn sót lại bằng giấy thấm khô (3.4) mà không chà xát và giữ yên bề mặt thử từ 16 h đến 24 h trong môi trường thử, không cần đậy kín. Diện tích thử phải được bảo vệ đủ đ chống được bụi mà không cản trở dòng khí lưu thông tự do.

6.4  Sau 16 h đến 24 h, rửa bề mặt th bằng cách chà xát nhẹ bề mặt thử bằng vải thấm hút (3.5) đã ngâm trong dung dịch làm sạch (3.10) và sau đó rửa bằng nước (3.9). Cuối cùng là lau cn thận bề mặt thử bằng vải (3.5) khô.

Tại cùng thời điểm này, rửa và làm khô một điểm (diện tích đối chứng) trên bề mặt thử không tiếp xúc với chất lỏng thử, theo cùng qui trình.

Giữ yên bề mặt thử, không đậy kín, 30 min trong môi trường thử.

6.5  Kiểm tra hư hại trên diện tích thử, nghĩa là: sự mất màu, sự thay đổi về độ bóng, sự phồng rộp và các khuyết tật khác. Để thực hiện yêu cầu này, chiếu sáng chỉ bề mặt thử bằng một trong hai nguồn sáng (3.6) và (3.7) và kiểm tra theo các góc khác nhau, bao gồm các tổ hợp góc sao cho ánh sáng phản chiếu lại từ bề mặt thử và về phía mắt người quan sát. Khoảng cách quan sát phải từ 0,25 m đến 1,0 m.

Đặt bề mặt thử vào các vị trí khác nhau dưới ánh sáng song song và vuông góc với hướng của thớ gỗ, nếu có.  từng vị trí, so sánh diện tích thử với bề mặt của diện tích đối chứng.

6.6  Nếu được quy định trong các yêu cầu kỹ thuật hoặc theo thỏa thuận, có thể tiến hành kiểm tra thêm một lần nữa sau 3 ngày hoặc 7 ngày.

7  Đánh giá kết quả

Đánh giá diện tích th bằng cách so sánh với diện tích đối chứng cho từng chất lỏng dựa theo mã đánh giá dạng số có mô tả như sau:

 Không có những thay đổi nhìn thấy (không hư hại).

 Thay đổi nhẹ về độ bóng, chỉ nhìn thấy khi nguồn sáng phản chiếu trên bề mặt thử ở phía trên hoặc khá gần với vết và phản xạ về phía mắt người quan sát, hoặc có thể nhìn thấy một vài vết riêng biệt.

 Có vết mờ, có thể nhìn thấy theo một số hướng quan sát, ví dụ: có thể nhìn thấy hình đĩa hoặc hình tròn gần hoàn chỉnh.

 Có vết rõ, tuy nhiên kết cấu của bề mặt phần lớn không bị thay đổi.

 Có vết rõ ràng, kết cấu của bề mặt bị thay đổi hoặc vật liệu bề mặt bị bong tróc một phần hoặc toàn bộ hoặc giấy thấm dính vào bề mặt.

Nên có nhiều người quan sát có kinh nghiệm đánh giá từng diện tích thử dựa theo cách đánh giá này. Đánh giá được ghi lại đối với diện tích thử phải là giá trị đánh giá chiếm nhiều nhất, tức là đa số người quan sát phải có điểm đánh giá bằng hoặc lớn hơn giá trị này, ví dụ:

Điểm đánh giá của từng cá nhân: 1, 2, 3, 3, 3.

Điểm đánh giá diện tích thử: 3.

Điểm đánh giá của từng cá nhân: 1, 2, 2, 3, 3.

Điểm đánh giá diện tích thử: 2.

Các diện tích thử song song phải được đánh giá và ghi lại riêng rẽ.

8  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo th nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này:

b) Sản phẩm được thử (các dữ liệu có liên quan);

c) Chất lỏng hoặc các chất lỏng thử;

d) Khoảng thời gian hoặc các khoảng thời gian thử;

e) Đánh giá từng diện tích thử theo Điều 7;

f) Kết quả phép thử theo các yêu cầu quy định, nếu có;

g) Bất kỳ sai lệch nào so với tiêu chuẩn này;

h) Ngày thử nghiệm.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ D Các bề mặt bên trong được sơn đen

Hình 1 – Hộp quan sát

(tất cả các kích thước là gần đúng)

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Các chất lỏng dùng để thử bề mặt

A.1  Lời giới thiệu

Phụ lục này đưa ra ví dụ về các chất lỏng, thường sử dụng tại gia đình và tại nơi làm việc, các chất này phù hợp để đánh giá độ bền của bề mặt đồ nội thất với các chất lỏng. Có thể sử dụng các chất lỏng khác tùy theo thỏa thuận.

A.2  Chất lng

Độ tinh khiết của các hóa chất phải ít nhất là tương đương với cấp phân tích được công nhận.

Phải sử dụng nước cất hoặc nước khử ion để pha chế các dung dịch nước.

Chất lỏng thử phải được lưu giữ trong chai thủy tinh đậy kín, đặt  chỗ tối và được ổn định đến (23 ± 2) °C trước khi sử dụng.

Tên

Số

Mô tả

Axit axetic

1.1

dung dịch nước 44 % (m/m)

1.2

dung dịch nước 4,4 % (m/m)
Axeton

2

_
Dung dịch amoniac

3

dung dịch nước 10 % (m/m)
Nước quả blackcurrant

4

Nước ép tươi không có đường
Axit xitric

5

dung dịch nước 10 % (m/m)
Chất làm sạch

6

Xem 3.11
Cà phê

7

40 g cà phê tan, rang vừa, trong 1 l nước sôi
Chất tẩy

8.1

Các dẫn xuất phenol, dung dịch nước 0,5 %: alkyl clo hóa, cycloalkyl, aryl phenol.

8.2

Cloramin T, dung dịch nước 2,5 %: p-toluen sulphon cloramin natri
Mực viết

9

_
Etanol, không biến chất

10.1

96 % (V/V)

10.2

dung dịch nước 48 % (V/V)
Etyl-butyl axetat

11

Tỷ lệ 1:1
lốt

12

Dung dịch etanol 5 % (m/m)
Sữa, đặc

13

Hàm lượng chất béo 10 %
Dầu ôliu

14

_
Dầu paraphin

15

Loại y tế, Paraffinum Liquidum
Cồn SBP

16

Loại y tế, Benzinum Medicinate, dung môi hydrocacbon béo, khoảng sôi 70 °C-100 °C
Natri cacbonat

17.1

dung dịch nước 10 % (m/m)

17.2

dung dịch nước 0,5 % (m/m)
Natri clorua

18.1

dung dịch nước 15 % (m/m)

18.2

dung dịch nước 5 % (m/m)
Chè

19

10 g lá chè pha với 1 l nước sôi. Để chè ngấm trong 5 min mà không khuấy, sau đó gạn lấy nước.
Nước

20

Được khử ion hoặc được cất
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11534-1:2016 (ISO 4211:1979) VỀ ĐỒ NỘI THẤT – PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN BỀ MẶT – PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN BỀ MẶT VỚI CHẤT LỎNG LẠNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN11534-1:2016 Ngày hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 30/12/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản