TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11534-4:2016 (ISO 4211-4:1988) VỀ ĐỒ NỘI THẤT – PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN BỀ MẶT – PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VA ĐẬP
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11534-4:2016
ISO 4211-4:1988
ĐỒ NỘI THẤT – PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN BỀ MẶT – PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VA ĐẬP
Furniture – Tests for surface finishes – Part 4: Assessment of resistance to impact
Lời nói đầu
TCVN 11534-4:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 4211-4:1988, ISO 4211-4:1988 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11534-4:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 136 Đồ nội thất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 11534 (ISO 4211), Đồ nội thất – Phương pháp thử lớp hoàn thiện bề mặt, gồm các phần sau:
– TCVN 11534-1:2016 (ISO 4211:1979), Phần 1: Đánh giá độ bền bề mặt với chất lỏng lạnh;
– TCVN 11534-2:2016 (ISO 4211-2:2013), Phần 2: Đánh giá độ bền với nhiệt ẩm;
– TCVN 11534-3:2016 (ISO 4211-3:2013), Phần 3: Đánh giá độ bền với nhiệt khô;
– TCVN 11534-4:2016 (ISO 4211-4:1988), Phần 4: Đánh giá độ bền va đập.
ĐỒ NỘI THẤT – PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN BỀ MẶT – PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VA ĐẬP
Furniture – Tests for surface finishes – Part 4: Assessment of resistance to impact
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá độ bền va đập của bề mặt đồ nội thất hoàn thiện.
Thông thường, các phép thử được thực hiện trên các tấm có kích thước đủ để đáp ứng các yêu của phép thử và làm bằng cùng loại vật liệu, được hoàn thiện theo cách giống hệt với đồ nội thất hoàn thiện.
Phương pháp thử trong tiêu chuẩn này được dùng như một biện pháp so sánh giữa các hệ thống hoàn thiện khác nhau hoặc như một phép thử kiểm soát chất lượng để bảo đảm đạt được hoặc duy trì mức tính năng yêu cầu.
CHÚ THÍCH Bản chất của vật liệu nền có ảnh hưởng lớn đến các kết quả thu được từ phép thử.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 3290, Rolling bearings – Bearing parts – Balls for rolling bearings (Ổ lăn ổ đỡ – Các bộ phận ổ đỡ – Bi dùng cho ổ lăn ổ đỡ)
ISO 65081), Metallic materials – Hardness test – Rockwell test (scales A – B – C – D – E – F – G – H – K) [Vật liệu kim loại – Thử độ cứng – Thử độ cứng Rockwell (thang A – B – C – D – E – F – G – H – K)]
3 Nguyên tắc
Một quả nặng bằng thép hình trụ được thả rơi từ độ cao quy định qua ống dẫn hướng được gắn thẳng đứng xuống một viên bi thép có đường kính và độ cứng quy định được đặt trên tấm thử. Mức độ hư hại trên diện tích thử được đánh giá theo mã đánh giá dạng số có mô tả.
4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
4.1 Bệ đỡ nằm ngang, để làm vật đỡ cứng cho tấm thử. Nếu diện tích thử là một phần của đồ nội thất thì sản phẩm hoàn thiện phải đặt trên một sàn cứng.
4.2 Ống dẫn hướng được gắn thẳng đứng, có đường kính trong (40 ± 5) mm (A trên Hình 1). Đầu dưới của ống dẫn hướng có gắn một đĩa dày (10 ± 0,5) mm, có một lỗ ở chính giữa đường kính mm để cho vào đó một viên bi (4.4).
4.3 Quả nặng bằng thép hình trụ (B trên Hình 1) có khối lượng (500 ± 5) g và đường kính nhỏ hơn đường kính trong của ống dẫn hướng khoảng 1 mm. Quả nặng này phải được làm bằng hợp kim mềm hơn viên bi, sao cho nó không làm cho viên bi bị lõm vào. Phải có bộ phận để nâng và hạ quả nặng.
CHÚ DẪN
A Ống dẫn hướng
B Quả nặng bằng thép hình trụ
C Bi thép
Hình 1 – Va đập trên bề mặt
4.4 Bi thép (C trên Hình 1), có đường kính 14 mm và độ cứng Rockwell từ 60 HRC đến 66 HRC, ví dụ: bi dùng cho ổ lăn ổ đỡ (xem ISO 3290).
4.5 Kính lúp, độ phóng đại ít nhất là 7 lần, có thang đo vạch lưới dùng cho các phép đo có độ chính xác tối thiểu là 0,1 mm.
5 Tấm thử
Tấm thử phải phẳng, tốt nhất là không nhỏ hơn 120 mm x 140 mm. Tấm thử phải được chế tạo theo cùng một quy trình như khi sản xuất sản phẩm thương mại. Tấm thử phải được lão hóa ở nhiệt độ không nhỏ hơn 15 °C, có không khí lưu thông tự do trong tối thiểu 28 ngày. Ổn định mẫu phải bắt đầu ít nhất 7 ngày trước khi thử và phải được thực hiện trong môi trường có nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.
6 Cách tiến hành
6.1 Quy định chung
Các điểm va đập phải cách mép của tấm thử tối thiểu là 20 mm. Tâm của các điểm va đập không được cách nhau nhỏ hơn 20 mm. Nếu sử dụng mẫu kẻ ô dạng lưới được quy định chi tiết trong 6.2 thì phải đánh dấu sáu đường thẳng cách nhau ít nhất 20 mm trên bề mặt được thử. Nếu vật liệu bề mặt là không đẳng hướng thì các đường thẳng phải vuông góc với đường vân (hoặc các đường tương đương). Đánh dấu năm điểm va đập đặt cách nhau ít nhất 20 mm dọc theo từng đường thẳng (xem Hình 2).
Hình 2 – Các điểm va đập trên bề mặt
Tấm thử phải được đặt ở vị trí ổn định trên bệ đỡ nằm ngang (4.1) sao cho tất cả các điểm va đập nằm ở phía trong diện tích được đỡ bởi bệ đỡ.
Khi thử các bề mặt nằm ngang của đồ nội thất hoàn thiện hoặc các phần của đồ nội thất thì chúng phải được lão hóa và ổn định theo Điều 5, và mẫu thử phải được đỡ trên một sàn cứng. Trên đồ nội thất hoàn thiện, va đập phải tác động lên phần cứng nhất của đồ nội thất.
Các phép thử phải được thực hiện ở môi trường có nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.
6.2 Thử
Thực hiện năm phép thử từ từng độ cao rơi như sau: 10 mm; 25 mm; 50 mm; 100 mm; 200 mm và 400 mm. Độ cao rơi, phải được đo với độ chính xác ± 0,5 mm, là khoảng cách tính từ đỉnh của viên bi đến mặt đáy của quả nặng.
Lựa chọn ngẫu nhiên các vị trí thử, chuẩn bị để xác định độ cao rơi của từng vị trí tương ứng, hoặc tốt nhất là sử dụng mẫu có kẻ ô dạng lưới theo mô tả trong 6.1. Thực hiện năm phép thử trên từng đường thẳng được đánh số với các độ cao rơi như sau:
– Trên đường thẳng 1 từ độ cao rơi 10 mm;
– Trên đường thẳng 2 từ độ cao rơi 25 mm;
– Trên đường thẳng 3 từ độ cao rơi 50 mm;
– Trên đường thẳng 4 từ độ cao rơi 100 mm;
– Trên đường thẳng 5 từ độ cao rơi 200 mm;
– Trên đường thẳng 6 từ độ cao rơi 400 mm;
Đối với từng phép thử, đặt ống dẫn hướng (4.2) trên diện tích thử với viên bi (4.4) tiếp xúc trực tiếp với bề mặt thử. Thả rơi quả nặng hình trụ (4.3) một lần từ độ cao quy định lên viên bi.
CHÚ THÍCH
1 Sau từng phép thử, phải kiểm tra các biến dạng có thể xảy ra đối với viên bi và nếu cần thiết, thay thế bằng một viên bi không bị hư hại khác.
2 Sau khi hoàn thành các phép thử, việc sử dụng các chất nhuộm màu hoặc các vật liệu phù hợp khác để lọt xuống diện tích thử có thể hỗ trợ việc nhận biết các vết rạn trên bề mặt.
6.3 Kiểm tra tấm thử
Kiểm tra cẩn thận diện tích thử bằng kính lúp và ánh sáng trực tiếp theo qui trình sau:
Đặt trực tiếp diện tích thử dưới nguồn sáng, lắc tấm thử hoặc nguồn sáng, sao cho góc giữa nguồn sáng và mặt phẳng của tấm thử thay đổi từ 0° đến 30°. Trong khi lắc, kiểm tra diện tích thử bằng kính lúp (4.5).
Dựng bề mặt thử của tấm thử lên 90° và lặp lại các bước trên.
7 Đánh giá kết quả
7.1 Đánh giá
Đánh giá diện tích thử theo mã đánh giá dạng số có mô tả trong Bảng (xem thêm Hình 3).
Bảng 1 – Mã đánh giá dạng số có mô tả
Đánh giá |
Mô tả |
5 |
Không có thay đổi nhìn thấy (không hư hại) |
4 |
Không có các vết rạn trên bề mặt nhưng dấu vết va đập có thể nhìn thấy khi ánh sáng phản chiếu từ bề mặt tại vị trí điểm thử hoặc rất gần với điểm thử, và ánh sáng phản chiếu vào mắt người quan sát. |
3 |
Vết rạn nhẹ trên bề mặt, thường là một hoặc hai vết rạn hình tròn trong dấu va đập.1) |
2 |
Vết rạn từ vừa phải đến lớn được giới hạn bên trong dấu va đập.2) |
1 |
Các vết rạn vượt ra ngoài dấu va đập và/hoặc vết bong lớp hoàn thiện bề mặt |
1) Các vết rạn không nhất thiết phải tạo thành các hình tròn đầy đủ; chúng có thể tạo thành các cung tròn. Các cung tròn này thường hình thành ngang qua các đường vân. Trong những trường hợp như vậy, hư hại được ước tính trên cơ sở số lượng các vết rạn hoặc các cung tròn bên trong dấu va đập.
2) Cẩn thận trọng khi quyết định xem các vết rạn nằm ở phía trong hay phía ngoài dấu va đập, vì các đường giới hạn của nó thường không rõ ràng. Xem chú thích 2 trong 6.2. |
Hình 3 – Những thay đổi có thể nhìn thấy
Điểm đánh giá cuối cùng là số nguyên gần nhất với giá trị trung bình điểm đánh giá của năm cá nhân, ví dụ:
a) Điểm đánh giá của từng cá nhân: 2, 2, 3, 3, 3.
Điểm đánh giá được ghi lại là: 3
b) Điểm đánh giá của từng cá nhân: 2, 2, 2, 3, 3.
Điểm đánh giá được ghi lại là: 2
Điểm đánh giá trung bình phải được tính và ghi lại đối với từng độ cao rơi được sử dụng.
CHÚ THÍCH Từng diện tích thử nên được đánh giá bởi nhiều người quan sát có kinh nghiệm về phương pháp đánh giá này.
7.2 Đường kính của dấu va đập
Đo đường kính lớn nhất của dấu va đập tại từng diện tích thử bằng cách sử dụng kính lúp (4.5) (xem Hình 4).
Hình 4 – Đường kính của dấu va đập
Tính đường kính dấu va đập trung bình của cả năm diện tích thử và ghi lại đối với từng độ cao rơi sử dụng.
CHÚ THÍCH Nếu dấu va đập không thể quan sát trực tiếp bằng kính lúp thì các đường bao của dấu va đập sẽ được xác định khi chiếu sáng theo quy định đối với mã đánh giá 4 trong Bảng 1, sử dụng kính lúp.
8 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Các dữ liệu liên quan của sản phẩm thử hoặc tấm thử (Bất cứ chỗ nào có thể, cần chỉ rõ cấu tạo vật liệu nền và lớp hoàn thiện);
c) Độ cao rơi của từng diện tích thử;
d) Kết quả đánh giá được ghi lại của từng phép thử theo 7.1;
e) Kết quả đánh giá được ghi lại của từng phép thử theo 7.2;
f) Kết quả của phép thử theo các yêu cầu quy định, nếu có;
g) Bất kỳ sai lệch nào so với tiêu chuẩn này;
h) Ngày thử nghiệm.
1) ISO 6508 hiện nay đã hủy và thay thế bằng ISO 6508-1 (TCVN 257-1), ISO 6508-2 (TCVN 257-2), ISO 6508-3 (TCVN 257-3),
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11534-4:2016 (ISO 4211-4:1988) VỀ ĐỒ NỘI THẤT – PHƯƠNG PHÁP THỬ LỚP HOÀN THIỆN BỀ MẶT – PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VA ĐẬP | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11534-4:2016 | Ngày hiệu lực | 30/12/2016 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 30/12/2016 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |