TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11538-5:2016 (ISO 17491-5:2013) VỀ TRANG PHỤC BẢO VỆ – PHƯƠNG PHÁP THỬ TRANG PHỤC BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT – PHẦN 5: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN SƯƠNG (PHÉP THỬ PHUN SƯƠNG TRÊN MANƠCANH)

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/12/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11538-5:2016

ISO 17491-5:2013

TRANG PHỤC BẢO VỆ – PHƯƠNG PHÁP THỬ TRANG PHỤC BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT – PHẦN 5: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN SƯƠNG (PHÉP THỬ PHUN SƯƠNG TRÊN MANƠCANH)

Protective clothing – Test methods for clothing providing protection against chemicals – Part 5: Determination of resistance to penetration by a spray of liquid (manikin spray test)

 

Lời nói đầu

TCVN 11538-5:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 17491-5:2013.

TCVN 11538-5:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11538 (ISO 17491), Trang phục bảo vệ – Phương pháp thử trang phục bảo vệ chống hóa chất, gồm các phần sau:

– TCVN 11538-1:2016 (ISO 17491-1:2012), Phần 1: Xác định khả năng chống rò rỉ khí ra bên ngoài (phép thử áp suất bên trong);

– TCVN 11538-2:2016 (ISO 17491-2:2012), Phần 2: Xác định khả năng chống rò rỉ sol khí và khí vào bên trong (phép thử rò rỉ vào bên trong);

– TCVN 11538-3:2016 (ISO 17491-3:2008), Phần 3: Xác định khả năng chống thấm bằng phương pháp phun tia chất lỏng (phép thử tia);

– TCVN 11538-4:2016 (ISO 17491-4:2008), Phần 4: Xác định khả năng chống thấm bằng phương pháp phun sương (phép thử phun sương)

– TCVN 11538-5:2016 (ISO 17491-5:2013), Phần 5: Xác định khả năng chống thấm bằng phương pháp phun sương (phép thử phun sương trên manơcanh).

 

Lời giới thiệu

Trang phục bảo vệ chống hóa chất được mặc kết hợp với các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp phù hợp để cách ly cơ thể người mặc với môi trường. Đã có một số phương pháp xác định khả năng chống thẩm thấu hoặc thấm các hóa chất ở dạng khí hoặc dạng lỏng của vật liệu làm trang phục bảo vệ chống hóa chất.

Tuy nhiên, hiệu quả của sản phẩm trang phục bảo vệ hoàn thiện để ngăn ngừa phơi nhiễm với các mối nguy về hóa chất phụ thuộc vào tính nguyên vẹn của kết cấu trang phục trong việc loại bỏ hoặc giảm bớt sự rò rỉ hóa chất vào bên trong.

Việc lựa chọn phương pháp thử tính nguyên vẹn phù hợp sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng trang phục bảo vệ chống hóa chất và sự tồn tại của các mối nguy phải đối mặt. Thông thường, phương pháp thử tính nguyên vẹn sẽ được qui định trong yêu cầu kỹ thuật của trang phục bảo vệ chống hóa chất.

Những đánh giá về khả năng chống hóa chất của vật liệu làm trang phục bảo vệ phải được thực hiện, bằng phương pháp thử phù hợp.

TCVN 6881 (ISO 6529) quy định phương pháp đo độ bền của vật liệu làm trang phục bảo vệ, đường may và mối ghép đối với sự thấm chất lỏng hoặc chất khí. TCVN 6692 (ISO 13994) qui định phương pháp xác định khả năng chống thấm qua của vật liệu làm trang phục bảo vệ dưới các điều kiện tiếp xúc, liên tục với chất lỏng và áp suất, và có thể áp dụng cho các vật liệu vi xốp, các đường may và các mối ghép. TCVN 6691 (ISO 6530) qui định qui trình đo độ chống thấm của vật liệu làm trang phục bảo vệ do tác động và sự tháo chảy chất lỏng. Các yêu cầu chung về trang phục bảo vệ được qui định trong TCVN 6689 (ISO 13688).

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11538 (ISO 17491) qui định sáu phương pháp thử khác nhau để xác định khả năng chống sự rò rỉ hóa chất  dạng khí hoặc dạng lỏng vào bên trong của trang phục bảo vệ hoàn chỉnh (tính nguyên vẹn của trang phục bảo vệ). Các phương pháp thử này áp dụng cho hóa chất  dạng khí hoặc dạng lỏng, hoặc sol khí,  thay đổi về mức độ khắc nghiệt.

Các phương pháp thử tính nguyên vẹn được qui định trong bộ tiêu chuẩn này như sau:

– TCVN 11538-1 (ISO 17491-1) qui định phương pháp được thực hiện ở chế độ thử tối thiểu (Phương pháp 1) hoặc  chế độ thử khắc nghiệt hơn (Phương pháp 2), để đánh giá độ rò rỉ khí ra bên ngoài của bộ trang phục, ví dụ: những chỗ mở, những chỗ khóa, đường may, chỗ tiếp giáp giữa các trang phục, các lỗ, và những khuyết tật trong cấu tạo vật liệu.

– TCVN 11538-2 (ISO 17491-2) qui định hai phương pháp khác để xác định độ rò rỉ vào bên trong của bộ trang phục bảo vệ chống hóa chất trong môi trường sol khí (Phương pháp 1) hoặc môi trường khí (Phương pháp 2). Qui trình này có thể áp dụng cho bộ trang phục kín khí và bộ trang phục không kín khí theo ISO 16602 và cung cấp một phương pháp đánh giá tính nguyên vẹn của bộ trang phục bảo vệ chống hóa chất, đặc biệt là sự rò rỉ trên vùng thở, dưới các điều kiện động với đối tượng thử là con người.

– TCVN 11538-3 (ISO 17491-3) qui định phương pháp xác định khả năng chống thấm bằng phương pháp phun tia hóa chất lỏng của trang phục bảo vệ chống hóa chất. Qui trình này có thể áp dụng cho trang phục được mặc trong trường hợp có nguy cơ của việc phơi nhiễm với sự văng bắn mạnh hóa chất lỏng và được dùng để chống lại sự thấm qua dưới các điều kiện yêu cầu che phủ toàn bộ bề mặt cơ thể, nhưng không phải là cho trang phục kín khí.

– TCVN 11538-4 (ISO 17491-4) qui định phương pháp thực hiện  chế độ thử tối thiểu (Phương pháp A – phép thử phun sương  mức thấp) hoặc ở chế độ thử khắc nghiệt hơn (Phương pháp B – phép thử phun sương  mức cao), để xác định khả năng chống thấm sương chất lỏng của trang phục bảo vệ chống hóa chất. Qui trình này áp dụng cho trang phục dùng để mặc khi có nguy cơ phơi nhiễm với sự văng bắn nhẹ hóa chất lỏng hoặc sương tụ lại và chảy thoát khỏi bề mặt của quần, áo, và cho trang phục dùng để chống lại sự thấm qua dưới các điều kiện yêu cầu che phủ toàn bộ bề mặt cơ thể, nhưng không phải là cho trang phục kín khí.

– TCVN 11538-5 (ISO 17491-5) qui định phương pháp xác định khả năng chống thấm sương. Phương pháp này sử dụng manơcanh tĩnh thay cho đối tượng thử; phương pháp này cũng sử dụng hình dạng và thời gian phun sương khác.

Các phương pháp thử được qui định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 11538 (ISO 17491) không phù hợp để đánh giá sự thẩm thấu và sự thấm các hóa chất lỏng qua vật liệu làm trang phục.

 

TRANG PHỤC BẢO VỆ – PHƯƠNG PHÁP THỬ TRANG PHỤC BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT – PHẦN 5: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN SƯƠNG (PHÉP THỬ PHUN SƯƠNG TRÊN MANƠCANH)

Protective clothing – Test methods for clothing providing protection against chemicals – Part 5: Determination of resistance to penetration by a spray of liquid (manikin spray test)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử khác so với phương pháp thử được mô tả trong TCVN 11538-4 (ISO 17491-4).

Phương pháp xác định khả năng chống thấm sương hóa chất trong tiêu chuẩn này khác so với phương pháp trong TCVN 11538-4 (ISO 17491-4)  chỗ nó sử dụng manơcanh tĩnh thay cho đối tượng thử. Tiêu chuẩn này cũng sử dụng hình dạng và thời gian phun sương khác.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6689 (ISO 13688), Quần áo bảo vệ – Yêu cầu chung

ISO/TR 11610, Protective clothing – Vocabulary (Trang phục bảo vệ – Từ vựng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO/TR 11610 và thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Quần áo thấm hút (absorbent overall)

Quần áo được làm từ vật liệu thấm hút, được mặc phía trong bộ trang phục thử và dùng để thu gom chất lỏng thấm qua trong khi thử phun và tạo tia vào trang phục bảo vệ chống hóa chất.

4  Nguyên tắc

Trang phục bảo vệ chống hóa chất được mặc lên manơcanh sau khi đã mặc một bộ quần áo thấm hút để che phủ các phần cần quan tâm. Nước, đã xử lý để đạt đến sức căng bề mặt (30 ± 5) x 10-3 N/m, được phun vào trang phục bảo vệ chống hóa chất từ năm vòi phun đặt theo hình dạng qui định tương ứng với mẫu thử.

Mẫu thử được phun sương chất lỏng theo bốn hướng, mỗi hướng trong khoảng thời gian 15 min; vì vậy tổng thời gian phun sương lên một mẫu thử là 60 min. Độ chống thấm chất lỏng được xác định bằng sự không có chất lỏng ở mặt trong trang phục bảo vệ chống hóa chất được mặc ngoài, quần áo hấp thụ chất lỏng mặc bên trong. Trang phục bảo vệ chống hóa chất được đánh giá là đạt nếu chất lỏng không thấm qua và không đạt nếu chất lỏng thấm qua.

5  Tác nhân thử và đối tượng thử

5.1  Tác nhân thử

Nếu không có qui định trong yêu cầu kỹ thuật về tính năng, phải sử dụng tác nhân thử chuẩn như sau:

Chuẩn bị tác nhân thử bằng cách hòa tan vào nước một tác nhân thử ướt và thuốc nhuộm huỳnh quang hoặc thuốc nhuộm dễ thấy tan trong nước  nhiệt độ môi trường xung quanh để tạo thành dung dịch không độc, không bọt với các đặc tính sau:

Sức căng bề mặt phải là (30 ± 5) x 10-3 N/m. Có thể sử dụng phương pháp bất kỳ để xác định sức căng bề mặt của tác nhân thử miễn là có thể đo được dung sai đã cho  trên, ví dụ: có thể chấp nhận cân xoắn sức căng bề mặt và sức căng giữa các bề mặt Wright có vòng bạch kim đường kính chuẩn 12 mm.

CHÚ THÍCH  Có thể tạo ra dung dịch đậm đặc điển hình bằng cách hòa tan 4 g metyl xanh da trời (số CAS [28983-56-4]), 2 ml chất lỏng có hoạt tính bề mặt anion [natri lauryl ete sulphat, số CAS 009004-82-4] và chất ổn định thuốc nhuộm, 125 g axit citric (số CAS 77-92-9, cấp phân tích) trong 1 I nước máy. Hỗn hợp được khuấy trong 15 min đến 20 min bằng máy trộn từ tính và cuối cùng là pha loãng 200 ml dung dịch này trong 10 I nước.

Phải đảm bảo sức căng bề mặt ổn định trong suốt phép thử, cụ thể: sức căng bề mặt của chất lỏng  miệng ống và sức căng bề mặt của chất lỏng  bể chứa phải đáp ứng các yêu cầu. Điều này phải được kiểm tra trước và sau từng phép thử.

Tránh thuốc nhuộm bám quá chặt vào các xơ của vật liệu thấm hút gây nên các đốm ướt lớn hơn đốm có màu.

Thực hiện các phép đo cần thiết để tránh sự nhiễm bẩn hệ thống thoát nước bề mặt.

5.2  Đối tượng thử

Gồm một manơcanh có hình người, có kích cỡ phù hợp để thử trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ.

Manơcanh được lựa chọn phải có sự tiếp xúc với trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ càng nhiều càng tốt. Manơcanh phải có lớp phủ chống thấm nước. Manơcanh phải có cánh tay và cẳng chân duỗi thẳng và hai cánh tay dang ra hai bên.

Thực hiện các phép đo cần thiết để bảo vệ manơcanh và tránh sự nhiễm bẩn hệ thống thoát nước bề mặt.

6  Thiết bị, dụng cụ

6.1  Quần áo thấm hút

Quần áo thấm hút phải là quần áo liền bộ có mũ trùm đầu.

Quần áo thấm hút phải làm từ vật liệu thấm nước và đủ đồng nhất để tạo ra các đốm hấp thụ có diện tích nhỏ hơn 10 % so với giá trị trung bình khi dùng cùng một lượng chất lỏng, khi mẫu được thử ở vị trí bất kỳ trên quần áo.1)

6.2  Tạo đốm màu để hiệu chuẩn

Tạo đốm màu để hiệu chuẩn trên từng quần áo thấm hút được sử dụng phía trong bộ trang phục thử.

Điều này  thể được thực hiện trước phép thử phun hoặc ngay sau phép thử.

Lựa chọn một diện tích quần áo thấm hút có khả năng bị nhiễm bẩn. Đặt phía dưới nó một miếng quần áo lót và đảm bảo là cả hai lớp tiếp xúc với nhau. Đặt tổ hợp này phía dưới ống định lượng. Đầu dưới của ống định lượng phải cách tổ hợp (5 ± 0,5) cm theo phương thẳng đứng. Pha chế một thể tích (25 ± 5) μl chất lỏng thử để tạo được sự dây màu có thể nhìn thấy rõ ràng trên bề mặt của quần áo. Xác định đường nét của sự dây màu trước khi đo. Có thể sử dụng một số phương pháp để đo đốm màu để hiệu chuẩn, ví dụ: máy đo diện tích. Diện tích tối thiểu của sự dây màu phải là 1 cm2.

Đốm màu để hiệu chuẩn phải được sử dụng làm đối chứng để đánh giá bộ trang phục thử đạt/không đạt. Tiêu chí đạt/không đạt phải được xác định rõ trong tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng (xem thư mục tài liệu tham khảo [4]).

6.3  Hệ thống vòi phun

Gồm năm vòi phun đầu sen có dòng chảy thấp và một bộ cấp chất lỏng tăng áp.

Năm vòi phun phải có hướng tương ứng với manơcanh theo qui định trong Hình 1. Bộ cấp chất lỏng tăng áp phải được xả ở (3,0 ± 0,2) l/min qua từng vòi phun.2)

Kích thước tính bằng milimét

HÌNH CHIẾU ĐỨNG

CHÚ DẪN

 Vị trí vòi phun 1 thẳng với phía trên cùng của bộ trang phục,  khoảng cách 460 mm.

 Vị trí vòi phun 2 ở góc trên cùng

 Vị trí vòi phun 3  góc trên cùng đối diện

 Vị trí vòi phun 4  góc dưới cùng

 Vị trí vòi phun 5 ở góc dưới cùng đối diện

 Tổng chiều cao của thiết bị là chiều cao của bộ trang phục cộng với 460 mm.

Hình 1 – Các vị trí của vòi phun

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN

 Đường kính trong của vòi phun, 23 mm

 Đường kính đĩa phun sương là 14,6 mm, bằng đồng

 Mười lỗ có đường kính 0,8 mm nằm cách đều nhau trên đường tròn định tâm đường kính 9 mm.

 Lỗ có đường kính 3,75 mm

 Đĩa phun sương bằng đồng

 Đệm cao su

 Thép không rỉ

Hình 2 – Ví dụ về các yêu cầu kỹ thuật của vòi phun

6.4  Đồng hồ

Hoặc dụng cụ đo thời gian phù hợp, chính xác đến 1 s.

7  Chuẩn bị mẫu thử

7.1  Trang phục bảo vệ hoặc các bộ phận của tổ hợp bảo vệ, phải thử theo nguyên trạng như được nhận và theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng băng keo hoặc các phương pháp không đồng nhất để đóng, bịt kín, hoặc cả hai, đối với các mặt phân cách.

7.2  Các phần của trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ không được thử, phải được bao kín bằng cách phù hợp để ngăn chất lỏng thấm qua các diện tích này. Ví dụ: trong trường hợp các tổ hợp không có găng tay, bao kín đầu phía ngoài của ống tay bằng băng không thấm nước hoặc bằng một số chất làm kín khác để ngăn chất lỏng thấm ở tay.

8  Cách tiến hành

8.1  Trước từng phép thử, kiểm tra sự khô hoàn toàn của quần áo thấm hút và trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ (và các bộ phận khác của tổ hợp và thiết bị được thử).

8.2  Mặc quần áo thấm hút lên manơcanh. Quần áo thấm hút phải che phủ toàn bộ diện tích được quan tâm.

8.3  Mặc trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ được thử bên ngoài quần áo thấm hút trên manơcanh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặt và gắn các bộ phận bổ sung của tổ hợp và thiết bị lên manơcanh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

8.4  Chắn sự phun sương chất lỏng vào bất kỳ diện tích nào của manơcanh hoặc trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ khi không cần đánh giá. Ví dụ: buộc hoặc băng một chiếc túi nhựa dẻo phía trên đầu của manơcanh. Các dây buộc, băng, hoặc cả hai, phải không kéo dài qua mép của trang phục bảo vệ hoặc quần áo bảo vệ quá 10 mm.

8.5  Thêm một lượng vừa đủ tác nhân thử vào nước cấp để đạt được sức căng bề mặt (30 ± 5) x 10-3 N/m.

8.6  Đặt manơcanh đã mặc trang phục dưới vòi phun sương chất lỏng trong khoảng thời gian 15 min theo từng hướng trong số bốn hướng như thể hiện trên Hình 3. Thân của manơcanh phải được định hướng theo vai, song song với hướng được chỉ rõ. Phun sương chất lỏng đồng thời  vận tốc (3,0 ± 0,2) l/min qua từng vòi phun. Đảm bảo là từng vòi phun không được nút hoặc đóng từng phần ở thời điểm bắt đầu của từng phép thử.

CHÚ DẪN  Hình 3 thể hiện hướng nhìn từ trên xuống đối với manơcanh đã được mặc trang phục. Vị trí 1 là vị trí đường cơ sở với đường thẳng song song với mặt phẳng cơ thể, và cả hai cánh tay dang ra hai bên. Manơcanh đã mặc trang phục được quay qua từng vị trí trong bốn vị trí.

Hình 3 – Hướng đặt manơcanh đã mặc trang phục (Hình chiếu bằng)

8.7  Loại bỏ chất lỏng dư khỏi bề mặt quần áo thử  cuối thời gian phun sương chất lỏng. Có thể lau bằng giấy.

8.8  Kiểm tra trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ trong 10 min  cuối thời gian phun sương chất lỏng để tìm dấu hiệu thấm. Xác định sự thấm chất lỏng bằng một trong các qui trình sau:

a) Cởi trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ và các bộ phận khác của tổ hợp hoặc thiết bị ra khỏi manơcanh  một nơi khô ráo và kiểm tra quần áo thấm hút, các lớp lót quần áo, và phía trong quần áo đối với các dấu hiệu dây màu thuốc nhuộm. Ghi lại các diện tích này là các vị trí bị dây màu hoặc bị thấm ướt.

b) Nếu thêm thuốc nhuộm vào chất lỏng, cởi trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ và các bộ phận khác của tổ hợp hoặc thiết bị ra khỏi manơcanh và kiểm tra quần áo thấm hút, các lớp lót quần áo, và mặt bên trong quần áo xem có sự xuất hiện các vùng có màu thuốc nhuộm. Ghi lại các vùng này là vị trí bị thấm ướt.

c) Nếu thêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào chất lỏng, kiểm tra quần áo thấm hút, các lớp lót quần áo, và phía trong quần áo bằng ánh sáng tử ngoại trong phòng tối để tìm các vùng phát huỳnh quang. Ghi lại các vùng này là vị trí bị thấm ướt.

8.9  Ghi lại trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ là đạt nếu không quan sát thấy vùng bị thấm ướt. Nếu  vùng bị thấm ướt, ghi trang phục bảo vệ hoặc tổ hợp bảo vệ là không đạt. Mô tả lý do có thể xảy ra đối với từng khuyết tật.

9  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Nhà sản xuất/nhà cung cấp và dấu hiệu nhận biết của trang phục bảo vệ được thử;

c) Mô tả tất cả các biện pháp được sử dụng cho mục đích che chắn các phần của trang phục bảo vệ được mặc lên manơcanh hoặc đối với mục đích che chắn các phần của manơcanh  thời điểm thử để ngăn chất lỏng không thấm qua ở các diện tích này;

d) Thành phần và sức căng bề mặt của chất lỏng được sử dụng trong các phép thử;

e) Đối với từng phép thử phun sương;

1) Vị trí và diện tích gần đúng của sự nhiễm bẩn mặt bên trong của trang phục thử và mặt bên ngoài của quần áo thấm hút, và

2) Bất kỳ diện tích bị nhiễm bẩn nào, tốt nhất là được chỉ rõ bằng cách đánh bóng trên sơ đồ hình vẽ người (phía trước và phía sau độc lập) hoặc bằng các ảnh chụp;

f) Khoảng kích cỡ của quần áo được thử theo định nghĩa trong TCVN 6689 (ISO 13688);

g) Các quan sát và nhận xét khi kiểm tra thêm.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 6881 (ISO 6529), Quần áo bảo vệ – Quần áo chống hóa chất – Xác định khả năng chống thẩm thấu chất lỏng và khí của vật liệu làm quần áo bảo vệ

[2] TCVN 6691 (ISO 6530), Quần áo bảo vệ – Quần áo chống hóa chất lỏng – Phương pháp thử độ chống thấm chất lỏng của vật liệu

[3] TCVN 6692 (ISO 13994), Quần áo bảo vệ – Quần áo chống hóa chất lỏng – Xác định độ chống thấm chất lỏng dưới áp suất của vật liệu làm quần áo bảo vệ

[4] EN 14605, Protective clothing against liquid chemicals – Performance requirements for clothing with liquid-tight (Type 3) or spray-tight (Type 4) connections, including items providing protection to parts of the body only (Types PB [3] and PB [4]).

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

 Phạm vi áp dụng

 Tài liệu viện dẫn

 Thuật ngữ và định nghĩa

 Nguyên tắc

 Tác nhân thử và đối tượng thử

 Thiết bị, dụng cụ

 Chuẩn bị mẫu thử

 Cách tiến hành

 Báo cáo thử nghiệm

Thư mục tài liệu tham khảo

 



1) Chi tiết về các sản phẩm phù hợp với mục đích này có thể có từ ISO/TC 94/SC 13

2) Chi tiết về các sản phẩm phù hợp với mục đích này có thể có từ ISO/TC 94/SC 13

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11538-5:2016 (ISO 17491-5:2013) VỀ TRANG PHỤC BẢO VỆ – PHƯƠNG PHÁP THỬ TRANG PHỤC BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT – PHẦN 5: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG THẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN SƯƠNG (PHÉP THỬ PHUN SƯƠNG TRÊN MANƠCANH)
Số, ký hiệu văn bản TCVN11538-5:2016 Ngày hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 30/12/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản