TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11543:2016 (ISO 11398:2013) VỀ DA ĐÀ ĐIỂU NGUYÊN LIỆU – MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT HƯỚNG DẪN PHÂN VÙNG DA VÀ PHÂN LOẠI THEO KHUYÊT TẬT
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11543:2616
ISO 11398:2013
DA ĐÀ ĐIỂU NGUYÊN LIỆU – MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT, HƯỚNG DẪN PHÂN VÙNG DA VÀ PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT
Raw ostrich skins – Description of defects, guidelines for presentation and grading on basis of defects
Lời nói đầu
TCVN 11543:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11398:2012.
TCVN 11543:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA ĐÀ ĐIỂU NGUYÊN LIỆU – MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT, HƯỚNG DẪN PHÂN VÙNG DA VÀ PHÂN LOẠI THEO KHUYẾT TẬT
Raw ostrich skins – Description of defects, guidelines for presentation and grading on basis of defects
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả các khuyết tật trên da đà điểu nguyên liệu và hướng dẫn phân vùng và phân loại da đà điểu theo khuyết tật.
2 Thuật ngữ liên quan đến ký sinh trùng bên ngoài và các bệnh gây ra khuyết tật trên da đà điểu
Các thuật ngữ và định nghĩa sau liên quan đến ký sinh trùng và các bệnh góp phần tạo ra khuyết tật trên da đà điểu (như nốt sần đỏ, lông mọc ngược, vết rỗ, vết tiêm chủng).
2.1 Ký sinh trùng bên ngoài
2.1.1 Bọ ve (mite)
Động vật chân đốt nhỏ thuộc phân lớp Acarina (còn được gọi là Acari) và lớp Arachnida.
CHÚ THÍCH Loại bọ ve này sống trên thân của đà điểu và hút máu, tạo ra các lỗ nhỏ hoặc vết thương. Bọ ve cũng là sinh vật gây nhiều bệnh.
2.1.2 Ve (tick)
Lớp chân đốt thuộc họ ve, phân lớp Acarina.
CHÚ THÍCH Ve là ký sinh ngoài (ký sinh trùng bên ngoài), sống bằng cách hút máu động vật có vú, chim, và đôi khi bò sát và động vật lưỡng cư. Ký sinh vật này sống trên thân đà điểu và hút máu, gây ra lỗ nhỏ hoặc vết thương. Ve cũng là sinh vật gây nhiều loại bệnh.
2.2 Bệnh do vi khuẩn
2.2.1 Viêm rốn
Yolk sacculitis
Tình trạng đặc trưng là noãn hoàng bị nhiễm bệnh, thường kèm theo sự khó lành ở rốn chim non.
CHÚ THÍCH Viêm rốn là do bị lây nhiễm vi khuẩn cơ hội như loài conforms, staphylococci, pseudomonas, và loài proteus gây ra.
2.2.2 Ngộ độc (botulism)
Ngộ độc thức ăn do ăn phải chất độc Clostridium botulinum.
2.2.3 Bệnh than (anthrax)
Bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn bệnh than (bacillus anthracis) và đặc trưng là nhiễm trùng huyết gây chết nhanh chóng.
2.2.4 Camplyopbacteriosis
Bệnh nửa cấp tính, nửa mãn tính gây ra bởi vi khuẩn gram âm campylobacter jejuni và dẫn đến viêm, co thắt, và chậm phát triển.
2.2.5 Viêm ruột hoại tử (necrotic enteritis)
Bệnh cấp tính có thể ảnh hưởng đến đà điểu ở mọi độ tuổi và chủ yếu do vi khuẩn clostridium perfringens gây ra.
CHÚ THÍCH Bệnh lây lan nhanh chóng qua phân và tiếp xúc trực tiếp. Đôi khi do ăn phải bùn đất.
2.2.6 Viêm loét ruột (ulcerative enteritis)
Bệnh cấp tính có thể ảnh hưởng đến đà điểu ở mọi độ tuổi và chủ yếu do vi khuẩn clostridium colinum.
CHÚ THÍCH Bệnh lây lan nhanh chóng qua phân và tiếp xúc trực tiếp. Đôi khi do ăn phải bùn đất.
2.3 Bệnh do vi rút
2.3.1 Bệnh Newcastle (Newcastle disease)
Bệnh lây nhanh và là bệnh hủy diệt gây ra bởi vi rút newcastle thuộc chủng avulavirus gây ra thở hổn hển, ho, suy nhược thần kinh, run cơ, xệ cánh, lệch đầu và cổ, tê liệt toàn thân.
2.3.2 Thủy đậu gia cầm (avian pox)
Bệnh lây lan chậm, đặc trưng bởi vết thương giống mụn cóc trên da đầu, mí mắt, xung quanh vành tai ngoài, trên mỏ và trên da cổ.
2.3.3 Cúm gia cầm (avian influenza)
Bệnh gây ra bởi nhiều chủng loại vi rút cúm khác nhau đã thích nghi với một vật chủ cụ thể.
CHÚ THÍCH Cúm gia cầm được đặc trưng bởi các dấu hiệu hô hấp, tiếng ran, chảy nước mắt quá nhiều, viêm xoang, viêm và phù nề đầu và mặt.
2.4 Bệnh nấm
2.4.1 Nấm aspergillosis (aspergillosis)
Bệnh hô hấp gây ra bởi các loại nấm aspergillus fumigatus
CHÚ THÍCH Đặc trưng là phổi bị phù, giảm sự thèm ăn và còi cọc.
2.4.2 Nấm Candida (candidiasis)
Bệnh gây ra bởi nấm Candida moniliformis, ảnh hưởng đến dịch nhầy trong miệng và thực quản, gây chán ăn, mất nước và tử vong.
2.5 Rối loạn dinh dưỡng (nutritional disorder)
Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến tình trạng chung của cơ thể và da đà điểu.
3 Thuật ngữ liên quan đến các khuyết tật trên da đà điểu
3.1 Khuyết tật trước khi giết mổ
3.1.1 Lỗ (hole)
Được tạo ra từ vết thương chưa lành, xuyên qua da.
CHÚ THÍCH Lỗ thường dược phân loại theo kích cỡ, ví dụ: 40 mm, 80 mm và 120 mm.
3.1.2 Vết cắt (cut)
Vết mở, được tạo ra từ vết thương chưa lành xuyên qua da.
3.1.3 Sẹo (scar)
Vết để lại do bị thương.
CHÚ THÍCH Sẹo thường biểu hiện là dấu vết va đập, vết đóng dấu, lỗ, bỏng hóa chất, đốm và vảy trắng.
3.1.4 Vết thương (wound)
Tổn thương mô sống do va đập.
CHÚ THÍCH vết thương có thể được phân loại là vết trầy da, vết thương đã lành một phần và vết thương đã lành.
3.1.5 Vết va đập (kick mark)
Vết lớn hoặc vết thương đã lành do chim gây thương tích lẫn nhau.
3.1.6 Vết đóng dấu (brand mark)
vết gây ra bởi dấu sắt nung nóng trên vùng da sử dụng.
3.1.7 Bỏng hóa chất (chemical burn)
Tổn thương bề mặt da do ngâm tẩm không đúng hoặc quá mức khiến cho da bị co hoặc bị hư hại mật cật.
3.1.8 Đốm trắng (white spot)
Đốm xuất hiện ở vùng lưng.
CHÚ THÍCH 1 Đốm trắng có thể có nhiều kích cỡ khác nhau từ đường kính vài milimét đến vài centimét.
CHÚ THÍCH 2 Vân sần của da thường không bị ảnh hưởng
CHÚ THÍCH 3 Đốm trắng có thể được tạo nên do thương tích hoặc nốt rỗ nhỏ đang liền.
3.1.9 Đóng vảy (scab)
Do vết thương hở đang lành hoặc lành một phần.
3.1.10 Vết cào (scratch)
Vết thương nhẹ thường xuất hiện dưới dạng sẹo trắng mỏng trên da.
CHÚ THÍCH 1 vết cào có thể được phân loại là vết trầy da, vết thương đã lành hoặc lành một phần.
CHÚ THÍCH 2 Hầu hết các vết cào quan sát được là các khuyết tật đã lành và có thể được tạo ra do gai hoặc móng chân của đà điểu con.
3.1.11 Mặt cật ráp (rough grain)
Cấu trúc da ráp ví dụ do: chà xát, vặt lông hoặc cháy nắng và xuất hiện dưới dạng vùng nhám trên da, đôi khi liên quan đến vết chai.
3.1.12 Hư tổn do vi khuẩn (bacterial damage)
Các hư tổn tạo thành các lỗ nhỏ và trải rộng ở ít nhất hai hoặc nhiều góc phần tư.
CHÚ THÍCH Lỗ nhỏ trải rộng trong ít nhất hai hoặc nhiều góc phần tư sẽ làm da bị hạ một loại.
3.1.13 Vết ve cắn (tick bite)
Vết thương gây ra bởi ve và xuất hiện dưới dạng lỗ nhỏ trên da, thường ở vết chân lông ống.
3.1.14 vết rỗ (pitting)
Vết lõm nhỏ (khoảng 1 mm) trong vùng lưng khi lớp cật được loại bỏ.
CHÚ THÍCH vết rỗ có thể do bọ ve.
3.2 Khuyết tật sau khi giết mổ
3.2.1 Lỗ (hole)
Được tạo thành từ vết sẹo xảy ra trong quá trình giết mổ hoặc trong quá trình xử lý, xuyên qua da.
CHÚ THÍCH Các lỗ thường được phân loại theo kích cỡ, ví dụ: 40 mm, 80 mm và 120 mm.
3.2.2 Vết cắt (cut)
Vết được tạo thành trong quá trình giết mổ hoặc xử lý, xuyên qua da.
3.2.3 Da bị rách (torn skin)
Da có vết rách kéo dài khoảng 5 cm vào trong vùng lưng.
CHÚ THÍCH Mảnh da có hơn 50 % vùng lưng là “da rách” và phần còn lại được gọi là “mảnh”. Nếu da bị rách vào trong hai phần hoặc nhiều hơn sẽ được phân loại lại là mảnh.
3.2.4 Khuyết tật do các đường mổ (defect due to opening lines)
Khuyết tật gây ra do mổ không đúng cách, trong đó, chiều dài của sườn cao và sườn thấp không bằng nhau rõ rệt.
CHÚ THÍCH Khuyết tật này làm da bị hạ một loại.
3.3 Khuyết tật do biến đổi gen
3.3.1 Độ nét mặt cật bất thường (abnormal grain definitions)
Độ nét mặt cật khác so với da đà điểu nuôi thông thường, và được xem xét đến khi phân loại.
3.3.2 Nang lông (hair follicle)
Sự xuất hiện các chân lông trải rộng trong một vùng được coi là không bình thường.
CHÚ THÍCH Nếu loại khuyết tật này được tìm thấy nhiều trong hai góc phần tư (hoặc nhiều hơn) ở vùng lông ống, da sẽ bị hạ một loại.
4 Sự phát triển của lông ống
Mức chấp nhận được đối với lông ống bình thường là toàn thân lông ống tròn và từ đó thu được lông trưởng thành.
Lông ống màu xanh lá cây có xu hướng mở ra/phẳng/kéo dài.
Lông ống bị lún là lông ống không có thân và có lỗ khác biệt ở giữa; đối lập với lông ống màu xanh lá cây.
Sự xuất hiện nhiều lông ống kém phát triển quá hai góc phần tư sẽ làm da bị hạ một loại.
5 Phân vùng da đà điểu
5.1 Thực hiện xén diềm cổ bằng cách cắt đứt vùng nhẵn cách khoảng 170 mm từ đường phân biệt tại vị trí cuối vùng lông ống. Chân có thể được xén qua đường phân biệt cuối trên phần giữa của đầu gối.
5.2 Về phân vùng da đà điểu, tham khảo Hình 1.
5.3 Lưng là phần có các vết lông ống trên da, kể cả vùng cổ xuống vùng cánh gập và vùng cánh.
5.4 Các đường chia vùng lưng thành bốn góc phần tư có thể rộng 25 mm. Đường thẳng đứng “A-B” trên sơ đồ (xem Hình 1) có thể kéo dài từ cuối cổ giữa vùng gập cánh, xuống cuối lưng. Đường nằm ngang “C-D” trên sơ đồ có thể kéo dài giữa các vết lông ống rộng nhất ở một trong hai bên vùng lưng.
5.5 Các kích cỡ da: Nhóm các kích cỡ khác nhau của vùng da như sau:
a) cỡ A = 130 đến 155 dm2;
b) cỡ B = 120 đến 129 dm2;
c) cỡ c = 100 đến 119 dm2;
d) cỡ D = 80 đến 99 dm2.
6 Phân loại theo khuyết tật
6.1 Các khuyết tật xảy ra với các kích cỡ khác nhau. Đối với việc phân loại, các kích cỡ chuẩn lớn hơn 44 mm có thể đánh giá là các khuyết tật.
6.2 Đối với việc phân loại, vùng lưng được chia làm bốn góc phần tư như trong Hình 1. Các vết thương đã lành kết hợp với da sần tự nhiên xung quanh không được coi là khuyết tật.
6.2.1 Loại 1
Ít nhất bốn góc phần tư không được có khuyết tật.
CHÚ THÍCH Có thể cho phép một số lượng nhỏ các khuyết tật nhìn thấy được bên ngoài vùng chóp.
6.2.2 Loại 2
Da thuộc Loại 2 phải có ít nhất hai góc phần tư không có bất kỳ các khuyết tật nào.
6.2.3 Loại 3
Da thuộc Loại 3 phải có ít nhất một góc phần tư không có bất kỳ các khuyết tật nào.
CHÚ THÍCH Số khuyết tật quan sát được bên ngoài vùng lưng có thể chấp nhận được.
6.2.4 Da Loại 4, Loại 5 và da loại
Để xác định da Loại 4, Loại 5 và da loại, có thể sử dụng bảng sau.
Bảng: Bảng hình chữ nhật (tưởng tượng hoặc vật thể) đặt vào vùng da lưng để xác định da được xếp vào da Loại 4, Loại 5 hoặc da loại. Bảng có thể đặt quá các đường cắt. Kích cỡ của bảng được sử dụng để đánh giá các loại kích thước da khác nhau như sau.
Kích cỡ da |
Kích cỡ bảng đối với da |
Kích cỡ bảng đối với da |
(dm2) |
Loại 4 |
Loại 5 |
|
(mm) |
(mm) |
130 đến 155 |
200 x 300 |
100 x 150 |
120 đến 129 |
190 x 290 |
90 x 140 |
100 đến 119 |
175 x 265 |
80 x 130 |
6.2.4.1 Loại 4
Da thuộc Loại 4 có thể có các khuyết tật trong cả bốn góc phần tư; tuy nhiên, tùy vào cỡ da, vùng được bảng phủ không được có khuyết tật.
6.2.4.2 Loại 5
Da thuộc Loại 5 có thể có các khuyết tật trong cả bốn góc phần tư; tuy nhiên, tùy vào cỡ da, bảng không được có các khuyết tật. Da Loại 5 là da không đủ điều kiện như da Loại 4, nhưng có thể chứa một bảng nhỏ hơn không có các khuyết tật.
6.2.4.3 Da loại
Loại da này có hư hại trên diện rộng ở toàn bộ vùng lưng, mà một bảng không có khuyết tật không thể xác định vị trí được, và không thể xếp vào da Loại 5.
Hình 1 – Phân vùng da đà điểu
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11543:2016 (ISO 11398:2013) VỀ DA ĐÀ ĐIỂU NGUYÊN LIỆU – MÔ TẢ CÁC KHUYẾT TẬT HƯỚNG DẪN PHÂN VÙNG DA VÀ PHÂN LOẠI THEO KHUYÊT TẬT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11543:2016 | Ngày hiệu lực | 23/12/2016 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 23/12/2016 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |