TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11557:2016 (ISO 1771:1981) VỀ NHIỆT KẾ THANG ĐO KÍN ĐỂ SỬ DỤNG CHUNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/12/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11557:2016

ISO 1771:1981

NHIỆT KẾ THANG ĐO KÍN Đ SỬ DỤNG CHUNG

Enclosed-scale general purpose thermometers

 

Lời nói đầu

TCVN 11557:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 1771:1981 và Sửa đổi 1:1983. ISO 1771:1981 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11557:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đ nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NHIỆT KẾ THANG ĐO KÍN Đ SỬ DỤNG CHUNG

Enclosed-scale general purpose thermometers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu đi với các nhiệt kế thủy tinh chứa chất lng có chất lượng thương mại, có thang đo kín phù hợp để sử dụng chung trong công nghiệp, trường học và phòng thí nghiệm khi không có yêu cầu cao về độ chính xác.

Khoảng đo nhiệt độ từ -100 °C đến + 500 °C.

2  Tài liệu viện dn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 386, Liquid-in-glass laboratory thermometers – Principles of design, construction and use (Nhiệt kế thủy tinh cht lng sử dụng trong phòng thí nghiệm – Nguyên tắc thiết kế, kết cu và sử dụng).

 Thang nhiệt độ

Nhiệt kế phải được chia độ phù hợp với thang Celsius theo định nghĩa Thang nhiệt độ thực nghiệm quốc tế (Internation Practical Temperature Scale) (IPTS) được chấp nhận bởi Hội nghị toàn thể về cân đo (Conference generate des poids et mesures) và phù hợp với Hệ đơn vị quốc tế (SI).

 Độ nhúng

Nhiệt kế phải được điều chnh đ sử dụng ở vị trí nhúng toàn phần (nghĩa là phải đọc chính xác khi nhiệt kế được nhúng sao cho đỉnh cột chất lỏng nm trong cùng mặt phẳng với b mặt cht lỏng cần đo, hoặc không có quá hai vạch chia độ thang đo  bên trên.

 Thủy tinh

Bầu nhiệt kế phải được làm bằng thủy tinh1 phù hợp để đo nhiệt độ. Thủy tinh dùng để chế tạo nhiệt kế phải được lựa chọn và gia công sao cho nhiệt kế đã hoàn thiện sẽ có các đặc tính sau.

a) ng suất nội của thủy tinh phải được hạn chế đến mức đủ đ giảm thiểu khả năng bị vỡ do sốc nhiệt hoặc va đập cơ học.

b) Thủy tinh phần bầu phải được làm ổn định bằng xử lý nhiệt phù hợp để bảo đảm đáp ứng yêu cầu về độ chính xác được quy định trong Điều 10.

c) Độ nét của số đọc phải không bị ảnh hưởng do mờ hoặc vn đục.

d) Mặt cong hoặc hình dạng của nó phải ít bị biến dạng nhất có thể do khuyết tật hoặc tạp chất có trong thủy tinh.

 Chất lỏng nạp

6.1  Thủy ngân có thể được sử dụng làm cht lỏng nạp trừ khi nhiệt kế có thang đo được kéo dài xuống dưới -38 °C, khi đó sẽ phải sử dụng chất lỏng hữu cơ để duy trì được chất lỏng trong toàn dải nhiệt độ tại áp suất được tạo thành trong nhiệt kế.

6.2  Chất lỏng hữu cơ được sử dụng làm chất lỏng nạp nên được pha màu bằng thuốc nhuộm loãng để không bám dính lên thủy tinh.

6.3  Chất lỏng hữu cơ được sử dụng làm chất lỏng nạp nên là toluen hoặc chất đồng phân hoặc hn hợp phù hợp của các đồng phân pentan.

 Khí nạp

Nhiệt kế có thy ngân là chất lỏng nạp phải được nạp khí trơ khô ở bên trên chất lỏng nạp. Áp suất khí phải đủ cao để tạo điểm sôi của chất lỏng đ để giảm thiểu sự bay hơi trong toàn bộ khoảng danh định của nhiệt kế.

8  Kết cấu

8.1  Hình dạng

Nhiệt kế phải thẳng. Tiết diện ngang ngoài của nhiệt kế phải là hình gần tròn.

8.2  Hoàn thiện phần đnh

Đnh của nhiệt kế phải được hoàn thiện bng một ống thủy tinh được hàn nóng bên trong (hoàn thiện đỉnh Richter) và có thể có nắp với đường kính không lớn hơn đường kính của thân.

8.3  Dải mang thang đo

Dải mang thang đo phải được làm bằng vật liệu không trong suốt, có kích thước n định để phù hợp với nhiệt độ đo. Dải phải được đặt gắn chặt với ống mao quản bên trong thân và phải được gắn chặt và vững chắc tại đỉnh nhiệt kế sao cho có thể m rộng về chiều dài. Việc cố định không được che khuất thang đo. Phương pháp c định phù hợp là hàn nóng ống thủy tinh với thân và đầu trên của di mang thang đo. Đầu dưới của dải phải được cố định bên trong thân theo cách phù hợp.

8.4  ng mao quản

ng mao quản nên được tráng men ở mặt sau. Thành trong ống phải nhẵn để tránh làm kẹt chất lỏng chứa bên trong.

8.5  Thể tích giãn nở (khoang an toàn)

8.5.1  Phía trên ống mao quản cần phải có một thể tích giãn nở. Thể tích này có thể được tạo bi sự kéo dài của lỗ hoặc bi khoang mở rộng.

CHÚ THÍCH  Khi nhiệt độ của nhiệt kế vượt quá giới hạn đanh định trên thì có khả năng làm thay đi điểm 0 hoặc điểm chuẩn khác của nhit kế, vì vậy cn phải xác định lại điểm này nếu xảy ra sự quá nhiệt.

8.5.2  Nếu có khoang mở rộng, trừ khi thân được làm bằng thủy tinh borosilicat, khoang phải có dạng hình quả lê với đnh hình bán cầu.

8.6  Sự mở rộng của lỗ

Không được thay đổi trong khoảng ít nhất 10 mm giữa điểm mở rộng bt kỳ của lỗ với vạch chia độ gần nhất trên ống mao quản.

8.7  Kích thước

Các kích thước của nhiệt kế phải phù hợp với Bảng 1.

Đường kính bầu không được lớn hơn đường kính thân.

 Vạch chia độ và đánh số

9.1  Các khoảng danh định, đánh số và giá trị độ chia thang đo của nhiệt kế phải phù hợp với Bảng 1.

9.2  Vạch chia độ trên thang đo phải rõ nét, được ghi nhãn bền và có độ dày đồng đều. Các vạch chia độ phải vuông góc với trục của nhiệt kế. Sự bố trí điển hình vạch chia độ và đánh số được nêu trong Hình 1.

9.3  Trường hợp thang đo ca nhiệt kế có điểm giới hạn dưới là 0°C hoặc điểm giới hạn trên là 100 °C, thang đo phải được kéo dài thêm ít nhất ba khoảng chia độ đối với mỗi điểm giới hạn này. Trong các trường hợp còn lại, thang đo cũng có thể được kéo dài phù hợp qua các điểm giới hạn danh định.

9.4  Nếu dải mang thang đo không được hàn nóng vào đnh của nhiệt kế, cần có một vạch dấu bền làm mốc với độ dày tương đương với độ dày vạch chia độ và được đặt bên thành phải của thân, tại cùng một mức với vạch chia độ thp nhất được đánh số thấp nhất để có th phát hiện bất k dịch chuyển nào của thang đo.

10  Độ Chính xác

Sai số của nhiệt kế không được lớn hơn các giá tr được cho trong Bảng 2.

CHÚ THÍCH  Trong trường hợp phạm vi nhit độ từ 0 °C đến 360 °C và 0 °C đến 500 °C, có th xảy ra sai s đáng k sau thời gian dài làm việc tại giá trị nhiệt độ ở phn trên của thang đo.

11  Ký hiệu

11.1  Các ký hiệu sau phải được ghi nhãn bền và rõ ràng trên nhiệt kế.

a) đơn vị nhiệt độ: viết tắt tên Celsius, ví dụ “C” hoặc biểu tượng “°C;

b) ký hiệu nhiệt kế (xem Bảng 1);

c) tên hoặc nhãn hiệu nhận dạng của nhà sản xuất và/hoặc nhà cung cấp:

d) viện dẫn tiêu chuẩn này;

e) nhận dạng thủy tinh chế tạo bầu, tốt nhất bảng dải màu, hoặc các dải, hoặc ký hiệu trên nhiệt kế;

11.2  Nếu bên mua yêu cầu nhiệt kế có số nhận dạng, ký hiệu sau cũng phải được ghi nhãn bền và rõ ràng trên nhiệt kế:

số nhận dạng hoặc số chế tạo, hai chữ số cuối ch năm sản xuất.

Bảng 1 – Các yêu cầu đối với nhiệt kế thang đo kín để sử dụng chung

Khoảng danh định

Khoảng chia độ

Vạch dài tại mỗi

Đánh số phân đoạn tại mỗi

Đánh số đầy đủ tại mỗi

Tng chiều i

Chiều dài thang do (khoảng danh định)

Đường kính bầu

 hiệu

°C

°C

°C

°C

°C

mm

mm

-100 đến +30

1

5

10

305

200

Không lớn hơn đường kính thân

A/e

-35 đến +30

0,5

1

5

10

305

200

B/e

0 đến 60

0,5

1

5

10

305

200

C/e

0 đến 100

1

5

10

305

200

D/e

0 đến 160

1

5

10

100

305

200

E/e

0 đến 250

1

5

10

100

305

200

F/e

0 đến 360

2

10

20

100

305

200

G/e

0 đến 500

5

10

50

100

350

200

H/e

Bảng 2 – Sai số lớn nhất

Khoảng danh đnh

°C

Sai s lớn nhất

°C

-100 đến 30

± 2

-35 đến 30

± 0,5

0 đến 60

± 0,5

đến 100

± 1

0 đến 160

± 1

0 đến 250

đến 210 °C: ± 1

trên 210 °C: ± 2

0 đến 360

± 2

0 đến 500

± 5

Hình 1 – Ví dụ về vạch chia độ trên thang đo và đánh số

 



ISO 4795, Glass for thermometer bulbs (Thủy tinh để chế tạo bu nhiệt kế).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11557:2016 (ISO 1771:1981) VỀ NHIỆT KẾ THANG ĐO KÍN ĐỂ SỬ DỤNG CHUNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN11557:2016 Ngày hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 30/12/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản