TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11563:2016 (ISO 7056:1981) VỀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG CHẤT DẺO – CỐC CÓ MỎ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11563:2016

ISO 7056:1981

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG CHẤT DẺO – CỐC CÓ MỎ

Plastics laboratory ware – Beakers

 

Lời nói đầu

TCVN 11563:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 7056:1981. ISO 7056:1981 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11563:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG CHẤT DẺO – CC CÓ MỎ

Plastics laboratory ware – Beakers

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với các dãy cốc có mỏ bằng cht dẻo dạng ngắn để sử dụng trong phòng thí nghiệm. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cốc dạng côn hoặc không côn. Tuy nhiên, dạng không côn có thể được làm hơi côn để lấy khuôn ra d dàng trong sản xuất.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5699-1 (IEC 335-1), An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự – Phn 1: Yêu cầu chung.

3  Kích cỡ

Cốc có mỏ được quy định bởi tiêu chuẩn này phải có dãy dung tích danh định như sau:

25 – 50 – 100 – 250 – 500 -1 000 – 2 000 và 5 000 ml.

4  Chia độ và đánh số

Theo quy định cốc có mỏ không được đục, được chia độ và dành số ở thành ngoài như dưới đây.

4.1  Quy định chung

Các vạch chia độ, chữ số và ký hiệu phải được ghi nhãn bền và rõ ràng.

4.2  Vạch chia độ

Vạch chia độ phải có độ dày đồng đều và phải nằm trên mặt phẳng vuông góc với trục của cốc. Mỗi cốc phải có các vạch chia độ được đánh số tại các khoảng phụ thuộc vào dung tích danh định của cốc như quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Khoảng đánh số vạch chia độ

Dung tích danh đnh, ml

25

50

100

250

500

1 000

2 000

5 000

Khoảng đánh số, ml

5

10

20

50

100

200

400

1 000

Vạch chia độ cao nhất biểu thị dung tích danh định của cốc (xem Điều 5). Vạch chia độ thấp nhất phải biểu thị 20% dung tích danh định. Các vạch ở giữa ngắn hơn, không được đánh số, biểu thị các khoảng 1, 2 hoặc 5 ml, hoặc bội số thập phân của các số đó.

Các vạch chia độ được đánh số phải kéo dài ít nhất một phần năm quanh chu vi trung bình của cốc, nhưng trong bt kỳ trường hợp nào, chiều dài không được nhỏ hơn 8 mm.

Các đu vạch chia độ phải nằm trên đường đồng phẳng với trục của cốc có mỏ; đường này có thể được ghi khắc.

4.3  Đánh số

Vị trí đánh số phải đảm bảo có th nhận dạng được giá trị tương ứng với mỗi vạch chia độ một cách dễ dàng.

Các chữ số biểu th dung tích danh định của cốc phải ở ngay cạnh đầu vạch chia độ, phải dễ thy hơn các số khác, và có ký hiệu ml.

4.4  Dung sai

Sai số của vạch chia độ không được vượt quá ± 10% giá trị biểu thị.

5  Dung tích

Dung tích đến vành cốc không được nhỏ hơn 1,3 lần dung tích danh định của cốc đối với cốc có dung tích đến 500 ml, và không nhỏ hơn 1,2 lần dung tích danh định của cốc có dung tích lớn hơn.

6  Vật liệu

6.1  Quy định chung

Cốc có mỏ phải có kết cu cứng, được làm từ chất dẻo không giòn nói chung, có tính chất hóa học và vật lý phù hợp và không có khuyết tật đúc và ứng suất.

6.2  Độ bn chiết của vật liệu ln với nước ở 60 °C

Khi thử theo phương pháp được quy định trong Phụ lục A, cốc phải tạo ra dung dịch nước chiết không có chất huyền phù, và sự chênh lệch về độ dẫn điện của dung dịch và độ dẫn điện của nước được sử dụng ban đầu không được lớn hơn các giá trị quy định trong Bảng 2.

CHÚ THÍCH  Độ dẫn điện của nước chứa trong dung dịch natri clorua 1 mg/I khoảng 200 μS/m.

Bảng 2 – Độ bền chiết của vật liệu ion với nước ở 60 °C

Dung tích danh định

ml

Chênh lệch về độ dẫn điện

μS/m

25

1 000

50

800

100

700

250

500

500

400

1 000

300

2 000

250

5 000

150

7  Kết cấu chi tiết

7.1  Đế

Đế phải đảm bảo để cốc có mỏ đứng vững được theo phương thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang mà không bị lắc hoặc xoay. Bề mặt bên trong của đế phải phẳng và không có bavia.

7.2  Vành

Đường kính vành không được nhỏ hơn 10% đường kính ngoài trung bình của thân. Mép vành hoàn thiện phải nm trong mặt phng song song với mép đế. Mặt trong cốc có mỏ phải có một đường viền nhẵn.

7.3  Mỏ rót

Mỏ rót phải có hình dạng sao cho, khi cốc được nạp đầy nước đến dung tích danh định, nước có thể được rót ra theo dòng đều mà không bị bám dính vào thành của cốc. Mỏ rót phải vuông góc với bán kính được kéo từ điểm giữa các vạch chia độ và ở phía trái khi vạch chia độ đối diện với người sử dụng. Mỏ rót không được nhô qua mặt phẳng vành cóc.

7.4  Hình dạng

T số giữa chiều cao toàn phần và đường kính thân lớn nhất phải nm trong khoảng từ 1,0 đến 1,4.

Nếu các thành của cốc không song song, thân phải có dạng hình nón cụt vuông. Góc đỉnh của nón phải ở phía dưới đế của cốc. Góc này (là góc được tạo bi các thành của cốc) bắt buộc phải có để bảo đảm tháo được khuôn khi sản xuất cốc không côn thông thường, và không được quá 10o trong trường hợp sản xuất cc dạng côn.

7.5  Bán kính tại đế

Bán kính trong tại phần kết nối giữa đế và thành cốc không được nhỏ hơn 3 mm.

7.6  Độ dày thành

Độ dày thành và dạng của vành phải sao cho, khi cốc được thử theo phương pháp quy định trong Phụ lục B, đường kính ngoài của vành không được giảm xuống quá 10%.

Thành phải có độ dày đồng đu, và độ dày đế không được nhỏ hơn độ dày thành.

Không cho phép có sự không đồng đều tại vị trí nht định.

7.7  Kích thước

Kích thưc danh định khuyến nghị được nêu trong Bảng 3.

Bảng 3 – Kích thước danh định khuyến ngh

Dung tích danh định

Chiu cao toàn phn, h

Đường kính ngoài trung bình của thân

Độ dày thành

ml

mm

mm

mm nhỏ nhất

25

40

35

1,5

50

45

45

1,5

100

70

50

1,5

250

80

75

2

500

115

90

2

1 000

130

110

2

2 000

175

140

2

5 000

220

195

2.5

7.8  Hoàn thiện bề mặt

Mặt trong và mặt ngoài phải có viền nhẵn.

8  Ký hiệu

Các ký hiệu sau phải được ghi nhãn bền và rõ ràng trên tất cả các cốc có mỏ:

a) từ “thể tích khoảng” hoặc ký hiệu viết tắt phù hợp (trên cốc có mỏ được chia độ);

b) tên hoặc dấu hiệu nhận dạng của nhà sản xuất và/hoặc nhà cung cấp;

c) tên vật liệu chế tạo cốc, ví dụ “polypropylen” hoặc ký hiệu “PP1″, và khuyến nghị của nhà sản xuất về nhiệt độ an toàn lớn nht để sử dụng trong thời gian ngắn (vài giờ) khi tiếp xúc với các vật liệu không ăn mòn cht dẻo, ví dụ polypropylen: PP 135 °C max.

CHÚ THÍCH  Nhiệt độ trong ví dụ chỉ đơn thuần để biểu thị ký hiu và không đại din cho bt k loại vật liệu bằng cht dẻo cụ th nào.

d) hình được minh họa trong Hình 1, hoặc từ “cm lửa” (về nguyên tắc là tốt nht);

CHÚ THÍCH  Hình biểu thị cc không phù hợp đ gia nhiệt bng ngọn lửa hoặc các nguồn nhiệt khác (ví dụ, trên đĩa nóng) mà sự gia tăng nhiệt độ b mặt cao hơn nhiệt độ an toàn được khuyến ngh bởi nhà sản xuất trong sử dụng với thời gian ngn.

e) vin dẫn tiêu chuẩn này.

Hình 1 – Hình được khc trên cốc có mỏ

 

Phụ lục A

(quy định)

Xác định độ bền chiết của vật liệu ion với nước ở nhiệt độ 60 °C

A.1  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

A.1.1  Kính dậy, được làm từ thủy tinh borosilicat, có kích thước phù hợp với cốc có mỏ để thử.

A.1.2  Bể cách thủy, có khả năng duy trì nhiệt độ (60 ± 2) °C.

A.1.3  Phương tiện đo đ dẫn điện, phù hợp để đo độ dẫn điện của nước.

A.1.4  Nước khử ion, có độ dẫn điện nhỏ hơn 200 μS/m

Phải xác định độ dẫn điện tại 20°C trước khi sử dụng.

A.1.5  Dung dịch ty rửa

A.2  Cách tiến hành

Làm sạch kỹ cốc có mỏ bằng nước nóng và dung dịch ty rửa (A.1.5), sau đó tráng kỹ bng nước nóng, rồi bằng nước lạnh và cuối cùng bằng lượng dư nước khử ion (A.1.4).

Nạp nước khử ion (A.1.4) vào cốc đến dung tích danh định và đặt vào trong bể cách thủy (A.1.2) được duy trì ở nhiệt độ (60 ± 2)°C đến độ sâu của mức nước trong cốc có mỏ. Đậy cốc bằng kính đậy đã được làm sạch (A.1.1) và giữ trong 3 h.

Lấy cốc ra khỏi bể cách thủy và để nguội đến 20 °C. Đo độ dẫn điện của nước trong cốc bằng phương tiện đo độ dẫn điện (A.1.3), và ghi sự chênh lệch về độ dẫn điện, tính bằng micrôsimen trên mét, của nước trước và sau khi thử.

 

Phụ lục B

(quy định)

Phép thử độ đàn hồi

B.1  Thiết bị, dụng cụ

CHÚ THÍCH  Sơ đồ chung của của thiết bị, dụng cụ được minh họa trong Hình 2.

B.1. Tm gỗ hình vuông, số lượng đến 15 tấm, mỗi tm dày 19 mm, tại một góc cắt bỏ đi một hình vuông có cạnh đến 110 mm nhưng không quá một phần tư kích thước ban đầu của tấm.

B.1.2  Chốt thử, phù hợp với yêu cầu của IEC 335-1.

B.1.3  Thanh định vị chốt thử, bao gồm một tấm kim loại cứng có một lỗ đường kính 13 mm, có thể điều chỉnh được khoảng cách (từ 65 mm đến 275 mm) tính từ góc trong của các khối gỗ và điều chỉnh được chiều cao (từ 25 mm đến 220 mm).

B.1.4  Nhiệt kế, phạm vi đo từ 0 °C đến + 100 °C, giá trị độ chia 1 °C.

B.1.5  Thước cặp, để đo đường kính trong, khoảng mở đến 250 mm.

B.1.6  Kẹp G.

B.2  Cách tiến hành

B.2.1  Xếp vừa đủ các tấm gỗ dạng chữ L (B.1.1) đến điểm cao nhất ngay bên dưới miệng cốc cần thử. Điều chỉnh các tấm gỗ sao cho mỗi tm đều tiếp xúc với cốc tại hai điểm và kp chặt cả khối vào bàn thử. Điều chỉnh bộ gá giữ thanh định vị (B.1.3) sao cho chốt thử (B.1.2), khi được đưa qua lỗ, sẽ tiếp xúc với cốc ở chiều cao bằng ba phần tư chiều cao cốc. Tiếp tục điều chỉnh bộ gá giữ thanh định vị sao cho thanh định vị vuông góc với mặt phẳng đi qua trục của cốc và đỉnh góc vuông bên trong của khối gỗ và cố định ở vị trí cách cốc 20 mm.

B.2.2  Sử dụng thước cặp, đo đường kính ngoài (d1) tại vành cốc có mỏ theo hướng tạo lực bởi chốt thử.

B.2.3  Đổ đầy nước vào cốc đến dung tích danh định tại nhiệt độ (60 ± 2) °C. Lắp chốt thử vào thanh định vị và tác động một lực không đổi 30 N theo hiển thị của chốt thử theo phương ngang hướng vào trục cốc.

Sau khoảng 1 min duy trì lực tác động như trên, đo lại đường kính ngoài (d2) theo mô tả trong B.2.2. Tháo chốt thử. Kiểm tra lại nhiệt độ của nước; nếu khác (60 ± 2) °C, loại bỏ kết quả đọc và lặp lại quy trình trong B.2.2 và B.2.3.

B.2.4  Xoay ống đong một góc 90o và lặp lại quy trình trong B.2.2 và B.2.3.

B.3  Sự thay đổi đường kính, biểu thị theo phần trăm, được tính theo công thức sau:

Giá trị lớn hơn trong hai phép thử (nghĩa là giá trị nhận được trong B.2.3 hoặc B.2.4) là giá trị được chp nhận.

Hình 2 – Thiết bị thử độ đàn hồi đối với cốc có mỏ bằng chất dẻo

 

 



1 Xem thêm ISO 1043, Plastics – Symbols (Cht do – Ký hiệu).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11563:2016 (ISO 7056:1981) VỀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG CHẤT DẺO – CỐC CÓ MỎ
Số, ký hiệu văn bản TCVN11563:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản