TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11570-1:2016 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG KEO – PHẦN 1: KEO TAI TƯỢNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 11570-1:2016

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG KEO – PHN 1: KEO TAI TƯỢNG

Forest cultivar – Acacia plant – Part 1: Acacia mangium

Lời nói đầu

TCVN 11570-1:2016 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG KEO – PHN 1: KEO TAI TƯỢNG

Forest cultivar – Acacia plant – Part 1: Acacia mangium

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với cây giống Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) được nhân giống bằng phương pháp gieo ươm hạt.

 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Cây giống (Seedling)

Cây con được gieo ươm từ hạt cây trội.

2.2

Lô hạt giống (Seedlot)

Hạt giống thu từ một nguồn giống nhất định (rừng giống, vườn giống hoặc xuất xứ đưc công nhận) trong một năm.

 Yêu cầu kỹ thuật

Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật cây giống Keo tai tượng

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Nguồn gốc giống Được tạo ra từ hạt giống thu từ nguồn giống được công nhận
Tuổi cây con 3 đến 5 tháng kể từ khi hạt đã qua xử lý được cấy vào bầu
Đường kính cổ rễ 0,3 cm đến 0,4 cm
Chiều cao 25 cm đến 35 cm
Hình thái chung Cây cứng cáp, không cụt ngọn, lá xanh, cây khỏe và không có biểu hiện bị sâu bệnh hại
Bầu cây Kích thưc bầu tối thiểu là 6 x 10 cm. Hỗn hợp ruột bầu đầy ngang mặt bầu, không bị vỡ, không biến dạng, rễ cây ph xung quanh mt trong của vỏ bầu

4  Phương pháp kiểm tra

4.1  Thời điểm kiểm tra

Khi xuất cây con có bầu.

4.2  Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của cây giống

Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của cây giống có bầu được quy định trong Bảng 2.

Tên chỉ tiêu

Phương pháp kiểm tra

Lấy mẫu kiểm tra

Nguồn gốc giống Đánh giá dựa vào hồ sơ nguồn gốc vật liệu nhân giống Toàn bộ lô cây giống
Tuổi cây Kiểm tra nhật ký/hồ sơ của cơ sở sản xuất cây giống liên quan đến thời gian gieo ươm của từng lô cây giống Toàn bộ lô cây giống
Đường kính cổ rễ Sử dụng thước kẹp có độ chính xác 0,1 mm, đo tại v trí sát mặt bầu Lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất là 30 cây, nhiều nhất không quá 5% số cây
Chiều cao Sử dụng thưc kẻ vạch có độ chính xác 1mm, đo từ mặt bầu tới đỉnh sinh trưng của cây Lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất là 30 cây, nhiều nhất không quá 5% s cây
Hình thái chung Quan sát bằng mắt thường Toàn bộ lô cây giống
Bầu cây Quan sát bằng mắt thường Toàn bộ lô cây giống

4.3  Kết luận kiểm tra

Lô giống đạt yêu cầu khi 100% mẫu kiểm tra phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy định tại điều 3.

5.  Hồ sơ kèm theo cây giống

Tài liệu kèm theo cây giống gồm các thông tin sau:

– Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

– Tên giống, các chỉ tiêu chất lượng chính;

– Mã hiệu nguồn ging;

– Mã hiệu lô hạt giống;

 S lượng cây có bầu;

– Ngày xuất vườn và thời gian sử dụng.

Thông tin được in và được kèm theo hồ sơ của lô cây giống xuất vườn.

6  Yêu cầu vận chuyển

Cây giống trong khi vận chuyn phải đảm bảo thoáng, mát; không bị dập, gãy; không bị vỡ bầu.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống keo tai tượng bằng hạt

A.1  Nguồn gốc giống

Bảng A.1 – Nguồn gốc hạt giống Keo tai tượng

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Nguồn gốc giống – Hạt giống Keo tai tượng được nhập từ các xuất xứ hoặc thu hái từ các vườn giống, rừng giống được cp có thẩm quyền công nhận.

– Hạt giống thu từ vườn ging, rừng giống có ít nhất 50% s cây ra hoa và 20% s cây có hạt.

Lô hạt giống – Lô hạt giống là hỗn hợp của ít nhất 20 cây trội thu hái từ các xuất xứ, vườn giống, rừng giống hoặc nhập từ các xuất xứ được các cấp có thẩm quyền công nhận.

A.2  Kỹ thuật xử lý hạt giống

– Hạt ging trước khi đem gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% hoặc thuốc chống nấm Benlat C nồng độ 0,03% sau đó vớt ra rửa sạch để ráo.

– Hạt giống được chia đều ra các túi vải (loại vải thấm nước) trọng lượng mỗi túi hạt khoảng 100 đến 200g.

– Xếp các túi vải vào trong chậu sau đó đ trực tiếp nước sôi 100°C vào sao cho nước sôi ngập hết các túi hạt và đ nguội dần sau 4÷6 h rồi vớt lên đem ủ.

– Túi hạt được ủ trong môi trường có nhiệt độ 30÷40°C (mùa hè để nơi thoáng mát, mùa đông có thể ủ trong rơm rạ, nếu nhiệt độ lạnh có thể thắp đèn điện bóng đỏ để ủ hạt).

– Hằng ngày ra chua bằng nước sạch, túi vải  hạt phải luôn luôn ẩm. Sau 2 ÷ 3 ngày hạt giống bắt đầu nứt nanh, chọn những hạt nứt nanh đem đi gieo hoặc cấy hạt trực tiếp vào bầu đất đã đóng sẵn, còn những hạt chưa nứt nanh tiếp tục rửa chua hàng ngày và ủ.

A.3  Kỹ thuật gieo hạt

A.3.1  Kỹ thuật tạo bầu

– Hỗn hợp ruột bầu được đóng vào túi bầu PE kích thước tối thiu 6 x 10cm sao cho độ thoáng khí của hỗn hợp ruột bầu trong túi bầu từ 15 đến 20% (không quá chặt cũng không quá lỏng); bầu đóng xong được xếp thành hàng so le trên luống rộng 0,8÷1m, mật bầu phẳng. Lấp đất xung quanh 2/3 bầu và các kẽ hở của bầu đ cho chặt luống bầu. Các luống bầu cách nhau 40÷50cm để chăm sóc cây con được thuận tiện.

A.3.2  Gieo hạt vào bầu

– Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước ẩm sao cho độ ẩm của hỗn hợp ruột bầu đạt 60 đến 70% và cần xử lý chng nấm bằng thuốc VibenC nồng độ 0,03% hoặc thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05%.

 Chọn những hạt nứt nanh, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗ giữa bầu sâu ÷ 1,5 cm rồi gieo hạt vào (mỗi bầu gieo 1 hạt) chú ý cấy phần rễ nứt nanh xuống dưới sau đó phủ một lớp đất lấp kín hạt sao cho độ dày tương đương với đường kính của hạt, bên trên dùng dàn che bằng lưới đen hoặc vật liệu khác che nắng sao cho giảm được 50% ÷ 60% cường độ ánh sáng xuống mặt bầu.

A.4  Kỹ thuật chăm sóc cây con

– Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), duy trì độ ẩm ờ mức 60÷70%. Sau 6÷7 ngày, cây mạ mọc đều thì chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm.

– Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra, đến khi cây con được 1 tháng thì dỡ bỏ hoàn toàn.

– Định kì làm cỏ phá váng và phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, côn trùng.

– 15 ÷ 20 ngày trước khi cây xuất vườn thì tiến hành đảo bầu, cắt lá và giảm cường độ tưới sao cho duy trì độ m của hỗn hợp ruột bầu  mức 40 ÷ 50%.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11570-1:2016 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG KEO – PHẦN 1: KEO TAI TƯỢNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN11570-1:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản