TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11653-1:2016 (ISO/IEC 29142-1:2013) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – MÔ TẢ ĐẶC TÍNH HỘP MỰC IN – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG: THUẬT NGỮ, BIỂU TƯỢNG, KÝ HIỆU VÀ KHUNG MÔ TẢ ĐẶC TÍNH HỘP MỰC

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 30/12/2016

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11653-1:2016
ISO/IEC 29142-1:2013

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – MÔ TẢ ĐẶC TÍNH HỘP MỰC IN – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG: THUẬT NGỮ, BIỂU TƯỢNG, KÝ HIỆU VÀ KHUNG MÔ TẢ ĐẶC TÍNH HỘP MỰC

Information technology – Print cartridge characterization – Part 1: General: terms, symbols, notations and cartridge characterization framework

 

Lời nói đầu

TCVN 11653-1:2016 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 29142-1:2013.

TCVN 11653-1:2016 do Tiểu Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC35 “Giao diện người sử dụng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công b.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) Công nghệ thông tin – Mô tả đặc tính hộp mực in gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 11653-1:2016 (ISO/IEC 29142-1:2013), Phần 1: Quy định chung: Thuật ngữ, biểu tượng, ký và khung mô tả đặc tính hộp mực;

– TCVN 11653-2:2016 (ISO/IEC 29142-2:2013), Phần 2: Báo cáo dữ liệu mô tả đặc tính hộp mực;

– TCVN 11653-3:2016 (ISO/IEC 29142-3:2013), Phần 3: Môi trường.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – MÔ TẢ ĐẶC TÍNH HỘP MỰC IN – PHẦN 1: QUĐỊNH CHUNG: THUẬT NGỮ, BIỂU TƯỢNG, KÝ HIỆU VÀ KHUNG MÔ TẢ ĐC TÍNH HỘP MỰC

Information technology – Print cartridge characterization – Part 1: General: terms, symbols, notations and cartridge characterization framework

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này thiết lập các thuật ngữ, biểu tượng, ký hiệu và khung mô tả đặc tính hộp mực cho mực bột và mực lỏng sử dụng cho các thiết bị in, bao gồm các thiết bị đa chức năng có đường dẫn in đầu vào số. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị văn phòng.

Tiêu chuẩn này cung cấp nền tảng cho việc đo, đánh giá hoặc quy định các đặc tính của hộp mực bột và hộp mực lỏng.

Các thuật ngữ, biểu tượng, ký hiệu và khung mô tả đặc tính hộp mực được thiết lập trong tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho hộp mực bột và hộp mực lỏng.

Các mô tả đặc tính kết hợp với các thuật ngữ, biểu tượng, ký hiệu và khung mô tả đặc tính hộp mực được thiết lập trong tiêu chuẩn này được quy định trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2), Công nghệ thông tin – Mô tả đặc tính hộp mực in – Phần 2: Báo cáo dữ liệu mô tả đặc tính hộp mực;

TCVN 11653-3 (ISO/IEC 29142-3), Công nghệ thông tin – Mô tả đặc tính hộp mực in – Phần 3: Môi trường;

ISO 13655, Graphic technology – Spectral measurement and colorimetric computation for graphic arts images (Công nghệ đồ họa – Đo quang phổ và tính toán đo màu cho hình ảnh nghệ thuật đồ họa);

ISO 5-3, Photography and graphic technology – Density measurements – Part 3: Spectral conditions (Nhiếp ảnh và công nghệ đồ họa – Đo mật độ – Phần 3: Điều kiện quang phổ).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.

3.1 

Hộp mực bột nguyên khối (all-in-one toner cartridge)

Hộp mực bao gồm ít nhất: một bộ phận chứa mực bột, một bộ phận thu nhận ảnh và một bộ phận hiện ảnh.

3.2 

Máy in đen trắng (black-only printer)

Máy in với một bộ phận vận hành nhằm đặt mực lỏng hoặc mực bột lên chất nền, có chức năng giới hạn với đầu ra in, chỉ sử dụng duy nhất một hộp mực đen.

CHÚ THÍCH 1 Trong trường hợp máy in có khả năng vận hành chỉ với một hộp mực đen và đồng thời hoạt động với cấu hình hộp mực có các màu khác, điều kiện của máy in đen trắng bị hạn chế ch khi một hộp mực đen được lắp đặt.

3.3 

Thuộc tính nhị thức (binomial attribute)

Thuộc tính được đặc trưng bởi số lần xảy ra hoặc không xảy ra trong một lượng quan sát cụ thể.

CHÚ THÍCH 1 Quy trình ngẫu nhiên là nhị thức nếu thỏa mãn bốn tính chất cơ bản sau:

a) Quy trình bao gồm một chuỗi n thử nghiệm với một vài thử nghiệm mà n > 1.

b) Mỗi thử nghiệm có hai kết quả có thể là A và B, được loại trừ lẫn nhau.

c) P(A) – bội của A, lấy cùng giá trị p trong tất cả n thử nghiệm. Tương tự với P(B), không đổi tại 1-p.

d) n thử nghiệm là độc lập với nhau.

3.4 

Hộp mực (cartridge)

Bộ phận có thể thay thế bởi người dùng hoạt động với hệ thống in, bao gồm ít nhất một cơ cấu có chứa nguyên liệu đọng trên chất nền.

3.5 

Báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực (cartridge attribute test report)

Báo cáo bao gồm các thông tin về báo cáo của khách hàng sử dụng hộp mực và kết quả chi tiết mô tả đặc tính hộp mực của thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) được báo cáo trong giới thiệu cho khách hàng theo một định dạng quy định.

CHÚ THÍCH 1 Định dạng được quy định trong các thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực được chuẩn hóa hoặc quy định trong bộTCVN 11653 (ISO/IEC 29142) và phù hợp với TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2).

3.6 

Thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực (cartridge characterization test)

Phương pháp thử nghiệm được quy định hoặc phù hợp với TCVN 11653-1 (ISO/IEC 29142-1), nhằm đánh giá một thuộc tính của một hộp mực hoặc một bộ hộp mực vì lợi ích của người dùng hộp mực và bộ hộp mực.

3.7 

Bên thu thập hộp mực (cartridge collector)

Bất kỳ bên nào có một chương trình thu thập hoặc thu hồi hộp mực.

 DỤ Một thực thể kinh doanh thu thập hộp mực.

3.8

Cấu kiện hộp mực (cartridge element)

Bộ phận phụ của hộp mực, không phải bộ phận chứa của hộp mực.

3.9 

Hộp mực ngừng hoạt động (cartridge end-of-life)

Thời điểm trong vòng đời hộp mực mà hộp mực không còn được sử dụng, không có thêm sự tương tác từ khách hàng.

3.10 

Định danh hộp mực (cartridge identifier)

Sắp xếp thông tin theo định dạng mà con người có thể đọc được, quy định duy nhất một hộp mực riêng biệt.

3.11 

Thời điểm hoàn thành phần trăm tuổi thọ hộp mực (cartridge life percent completion point)

Thời điểm trong tuổi thọ hộp mực tính theo phần trăm của tuổi thọ hộp mực dự tính.

3.12 

Bộ hộp mực (cartridge set)

Nhóm màu và phân bổ màu trong một hoặc nhiều hộp mực theo quy định cần và đủ của bên sản xuất máy in nhằm tạo ra các tái tạo màu mặc định đầy đủ chức năng.

 DỤ Các tái tạo màu mặc định: màu đen, đ, xanh lá, xanh lục, xanh thm, hồng thẫm và màu vàng được in ra.

CHÚ THÍCH 1 Một máy in có thể có nhiều hơn một bộ hộp mực đầy đủ chức năng.

3.13 

Bên cung cấp hộp mực (cartridge supplier)

Bên kinh doanh, bên sản xuất, bên tái sản xuất, bên tái nạp hoặc bên phân phối hộp mực là một hoặc nhiều bên chịu trách nhiệm kinh doanh hộp mực và hỗ trợ khách hàng sử dụng hộp mực.

3.14 

Máy in màu (colour printer)

Máy in với một bộ phận vận hành để đặt mực lỏng hoặc mực bột lên chất nền, với chức năng tạo ra đầu ra in nhiều màu.

3.15 

Bộ phận chứa (containment part)

Cơ cấu đọng nguyên liệu trên chất nền.

3.16 

Thuộc tính liên tục (continuous attribute)

Thuộc tính có thể đưa vào bất kỳ miền giá trị nào.

3.17 

Phạm vi dung sai thuộc tính qua hệ thống (cross-systems attribute tolerance range)

CSATR

Miền giá trị thuộc tính thực tế của thuộc tính mô tả đặc tính hộp mực của phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực cụ thể, được xác định từ việc đánh giá hệ thống mẫu áp dụng các phương pháp thử nghiệm này.

3.18 

Báo cáo khách hàng (customer report)

Báo cáo bao gồm thông báo hộp mực và một danh mục kiểm tra thuộc tính hộp mực với kết quả tóm tắt của các thử nghiệm mô tả đặc tính thuộc tính hộp mực được chọn trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142), được trình bày theo một định dạng quy định.

CHÚ THÍCH Định dạng được quy định trong các thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực được chuẩn hóa hoặc quy định trong bộTCVN 11653 (ISO/IEC 29142) và phù hợp với TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2).

3.19 

Nguyên liệu đọng (deposition material)

Nguyên liệu: mực lỏng hoặc mực bột, dạng lỏng hoặc dạng rắn, có màu hoặc không màu, chứa trong hộp mực và đọng trên bề mặt bởi các phương pháp của hệ thống in.

3.20 

Bộ phận hiện ảnh (developer part)

Cơ cấu vật lý, có thể hoặc không thể là một cấu kiện hộp mực, nhằm đặt hạt mực bột để hình ảnh chìm trên bộ phận thu nhận ảnh của hệ thống in ảnh điện.

3.21 

Thuộc tính rời rạc (discrete attribute)

Thuộc tính chỉ lấy một hữu hạn giá trị trong một miền, ví dụ: một số nguyên.

3.22 

Mực lỏng khô (dye ink)

Nguyên liệu đọng ở trạng thái lỏng trên chất nền, chứa màu hóa học dạng khô.

3.23 

Máy in ảnh điện (electrophotographic printer)

Máy in chủ yếu sử dụng hiện tượng quang điện và hút tĩnh điện để di chuyển mực bột tới chất nền.

3.24 

Ngừng hoạt động (end-of-life)

Một giai đoạn trong vòng đời hộp mực khi hộp mực không còn được sử dụng, không có thêm tương tác từ phía khách hàng.

3.25 

Tui thọ hộp mực dự tính (expected cartridge life)

Số trang in gần đúng được in từ một hộp mực chạy đến khi ngừng hoạt động theo phương pháp thử nghiệm được chuẩn hóa hoặc quy định trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142).

3.26 

Hộp mực được nạp (filled cartridge)

Thiết bị của hệ thống in mà người dùng có thể thay thế, bao gồm ít nhất nguyên liệu mực lỏng hoặc mực bột, đọng trên chất nền và một cơ cấu cho nguyên liệu mực lỏng hoặc mực bột.

3.27 

Đốt chất thải (incineration)

Phương pháp xử lý có liên quan đến quá trình đốt chất thải, chuyển đi chúng thành: nhiệt, khí đốt, hơi nước và tro, nhưng không nấu chảy.

3.28 

Mực lỏng (ink)

Nguyên liệu có màu hoặc không màu, đọng ở trạng thái lỏng trên chất nền.

3.29 

Hộp mực lỏng (ink cartridge)

Bộ phận của hệ thống in mà người dùng có thể thay thế, bao gồm ít nhất một cơ cấu đọng mực lỏng trên chất nền.

3.30 

Cơ cấu đọng mực lỏng (ink deposition mechanism)

Thiết bị tạo ảnh nhằm đọng mực lỏng trên chất nền in.

 DỤ Đầu in.

3.31 

Bộ phận truyền mực lỏng (ink transport part)

Cơ cấu truyền mực lỏng hoạt động giữa một cơ cấu đọng mực lỏng và bộ phận chứa mực lỏng, đặc biệt khi cơ cấu đọng mực lỏng và bộ phận chứa mực lỏng không được tiếp nối vật lý.

3.32 

Máy in phun (inkjet printer)

Máy in với một bộ phận vận hành, ví dụ: một đầu in, để đặt mực lên chất nền.

3.33 

Hộp mực lỏng tích hợp (integrated ink cartridge)

Hộp mực lỏng bao gồm ít nhất: một bộ phận chứa mực, một bộ phận truyền mực và một cơ cấu đọng mực lỏng.

3.34

Chôn lấp chất thải (landfilled)

Xử lý chất thải tại bãi rác hoặc kho chứa khác mà không được tái sử dụng, tái chế, tái sản xuất, chuyển chất thải thành năng lượng hoặc được đốt, không bao gồm phần dư của việc đốt và chuyển chất thải thành năng lượng.

3.35 

Vòng đời (life-cycle)

Các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau trong một hệ thống sản phẩm, từ thu thập hoặc đưa các nguyên liệu thô từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến thải bỏ cuối cùng.

CHÚ THÍCH 1 Xem TCVN ISO 14040 (ISO 14040).

3.36 

Thuộc tính tuổi thọ (lifetime attribute)

Thuộc tính hiệu năng hộp mực chỉ được đo bằng cách in tới khi hộp mực ngừng hoạt động theo phương pháp thử nghiệm được chuẩn hóa hoặc quy định trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142).

3.37 

Bảng dữ liệu nguyên liệu an toàn (material safety data sheet)

MSDS

Bảng dữ liệu an toàn (safety data sheet)

SDS

Mẫu biểu chứa thông tin an toàn về mực lỏng hoặc mực bột chứa trong hộp mực được sử dụng trong các ứng dụng in bao gồm: tính chất vật lý, hóa học và độc tính, thông tin pháp lý và khuyến nghị nhằm đảm bảo xử lý an toàn.

3.38 

Hộp mực lỏng nhiều ngăn (multi-chamber ink cartridge)

Hộp mực lỏng có hai hoặc nhiều ngăn đựng mực lỏng.

CHÚ THÍCH 1 Hộp mực này có thể hoặc không thể là hộp mực lỏng tích hợp.

3.39 

Máy in đa chức năng (multi-function printer)

MFP

Máy in với một bộ phận vận hành nhằm đặt mực lỏng hoặc mực bột lên chất nền và cung cấp các chức năng bổ sung, ví dụ: fax và sao chép.

3.40 

Mực lỏng không màu (non-colourant ink)

Nguyên liệu không màu, đọng ở trạng thái lỏng trên chất nền, ví dụ: chất làm bỏng và chất hãm.

3.41 

Mực bột không màu (non-colourant toner)

Nguyên liệu rắn, không màu, tham gia vào một nạp tĩnh điện, đọng trên chất nền dưới sự kiểm soát của lực tĩnh điện kết hợp với một bề mặt được nạp phân bổ có kiểm soát, ví dụ: chất làm bóng và chất hãm.

3.42 

Hộp mực không chính hãng (non-original cartridge)

Hộp mực không được bán bởi bên kinh doanh hệ thống in.

3.43 

Hộp mực chính hãng (original cartridge)

Hộp mực được bán bởi bên kinh doanh hệ thống in.

3.44 

Bên sản xuất thiết bị chính hãng (original equipment manufacturer)

Bên kinh doanh một hệ thống in.

3.45 

Giá trị thuộc tính trang (page attribute value)

Giá trị của thuộc tính điểm hiệu năng là giá trị thuộc tính được đánh giá trên một trang in đơn hoàn thiện.

3.46 

Thuộc tính hiệu năng (performance attribute)

Thuộc tính ch xác định thông qua việc in với (các) hộp mực được lắp đặt trong một máy in.

3.47 

Máy in ảnh (photo printer)

Máy in với một bộ phận vận hành nhằm đặt mực lỏng hoặc mực bột lên chất nền, với chức năng in hình ảnh lên các cỡ và loại giấy in ảnh.

3.48 

Bộ phận thu nhn ảnh (photoreceptor part)

Chất quang dẫn (photoconductor)

Cơ cấu vật lý, ví dụ: OPC, bao gồm: một bề mặt chấp nhận một nạp tĩnh điện không đổi, với một bề mặt có thể phóng điện một cách chọn lọc sau khi tiếp xúc với ánh sáng, tạo điều kiện truyền mực bột tới phương tiện ghi sau tiếp xúc ánh sáng đó.

3.49 

Thuộc tính vật lý (physical attribute)

Thuộc tính có thể xác định trực tiếp từ hộp mực và độc lập với hệ thống in.

3.50 

Mực lỏng màu (pigment ink)

Nguyên liệu đọng ở trạng thái lỏng trên chất nền, chứa màu nhuộm hóa học.

3.51 

Thuộc tính điểm (point attribute)

Thuộc tính hiệu năng có thể đo trên các trang in tại mọi thời điểm của tuổi thọ hộp mực.

3.52 

Máy in (printer)

Thiết bị đặt (các) màu lên chất nền nhằm hồi đáp một tín hiệu số.

3.53 

Phục hồi (recovery)

Quá trình chuyển hướng các hộp mực và/hoặc nguyên liệu hộp mực từ dòng chất thải rắn và trong việc sử dụng hiệu quả.

3.54 

Tái sử dụng (recycle)

Tái sử dụng, tái chế hoặc chuyển hướng từ dòng chất thải rắn.

3.55 

Tái nạp (refill)

Hoạt động thay thế mực lỏng hoặc mực bột trong hộp mực của khách hàng, không liên quan đến việc thay thế hoặc tân trang các bộ phận hộp mực bị mòn.

3.56 

Bên tái nạp (refiller)

Bên cung cấp hộp mực mà tái nạp cho hộp mực của khách hàng.

3.57 

Tái sản xuất (remanufacture)

Hoạt động thay thế hoặc làm sạch các bộ phận và bổ sung mực lỏng hoặc mực bột sử dụng hộp mực từ chương trình thu hồi hoặc thu thập hộp mực.

3.58 

Bên tái sản xuất (remanufacturer)

Bên cung cấp hộp mực nhằm sản xuất và kinh doanh các hộp mực tái sản xuất.

3.59 

Tái sử dụng (reuse)

Hoạt động trong đó toàn bộ hoặc một bộ phận cấu thành của hộp mực được kết hợp trong việc sản xuất hoặc tái sản xuất hộp mực, ví dụ: toàn bộ hoặc một bộ phận cấu thành của hộp mực được sử dụng với cùng mục đích được tạo ra.

3.60 

Hộp mực lỏng một ngăn (single chamber ink cartridge)

Hộp mực chứa một loại mực lỏng.

CHÚ THÍCH 1 Hộp mực này có thể hoặc không thể là hộp mực tích hợp.

3.61 

Máy in một chức năng (single function printer)

SFP

Máy in với một bộ phận vận hành nhằm đặt mực lỏng hoặc mực bột lên chất nền, không có chức năng bổ sung, ví dụ: fax hoặc quét.

3.62 

Sai số chuẩn (Standard error goal)

Giới hạn trên cho phép của sai số trong phép đo giá trị thuộc tính trang, được xác định là giới hạn trên của sai số chuẩn của trung bình ước định của các phép đo.

3.63 

Chất nền (substrate)

Bề mặt tưởng tượng mà người dùng có thể chọn.

 DỤ Giấy, màng trong, vải.

3.64 

Thu hồi (take-back)

Chương trình do bên cung cấp hộp mực bảo trợ và được tiến hành bởi bên thu thập hộp mực nhằm thu thập hộp mực sau khi hộp mực ngừng hoạt động.

3.65 

Mực bột (toner)

Nguyên liệu rắn, có màu hoặc không màu, tham gia vào một nạp tĩnh điện, đọng trên chất nền dưới sự kiểm soát của lực tĩnh điện kết hợp với một bề mặt được nạp phân bổ có kiểm soát.

3.66 

Hộp mực bột (toner cartridge)

Bộ phận có thể thay thế bởi người dùng của một hệ thống in, bao gồm ít nhất một cơ cấu đọng mực bột trên chất nền.

3.67 

Cơ cấu đọng mực bột (toner deposition mechanism)

Dụng cụ tạo ảnh, đọng mực bột trên chất nền.

 DỤ Một bề mặt có nạp tĩnh điện được phân bổ có kiểm soát.

3.68 

Bộ phận có thể thay thế bởi người dùng (user replaceable unit)

Bất kỳ bộ phận nào của hệ thống in được gỡ bỏ và thay thế bởi người dùng.

3.69 

Chất thải thành năng lượng (waste to energy)

Hình thức phục hồi mà năng lượng được tạo ra khi đốt chất thải được thu hồi và sử dụng.

4  Thuật ngữ viết tắt

Các khung được giải thích trong tiêu chuẩn này không được sử dụng trực tiếp trong việc so sánh các sản phẩm. Các so sánh này sử dụng các tiêu chuẩn của phương pháp thử nghiệm phù hợp với các khung của bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142), yêu cầu tối thiểu là các điều kiện cho thông số đo cũng như toàn bộ điều kiện thử nghiệm được giải thích trong các tiêu chuẩn phù hợp với bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) có trong một thỏa thuận.

5  Cấu trúc của bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142)

5.1  Báo cáo dữ liệu

TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2) thiết lập các yêu cầu về ghi nhãn bao bì và sản phẩm, các yêu cầu báo cáo liên quan cho hộp mực lỏng và mực bột được sử dụng trong thiết bị in, bao gồm các thiết bị đa chức năng có một đường dẫn in đầu vào số.

Các thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực được chuẩn hóa hoặc quy định trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) phù hợp với TCVN 11653-1 (ISO/IEC 29142-1) và các tiêu chuẩn về môi trường phù hợp với TCVN 11653-3 (ISO/IEC 29142-3), phải tuân thủ việc ghi nhãn, thông báo và báo cáo mô tả đặc tính trong TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2). Nhằm phù hợp với bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142), theo TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2) thì bốn mức của việc ghi nhãn, thông báo và báo cáo được thiết lập như sau:

– Nhãn hộp mực

– Thông báo hộp mực

– Báo cáo khách hàng

– Báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực

Báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực và báo cáo khách hành của thử nghiệm mô tả đặc tính thuộc tính hộp mực lỏng và mực bột phải bao gồm các kết quả thử nghiệm được thực hiện trực tiếp trên từng hệ thống in được thừa nhận trong báo cáo hộp mực.

Các điều khoản với khả năng truy vết giữa các thông báo, cấp báo cá và các hộp mực liên quan được quy định.

Các quy trình được áp dụng sau khi trong hộp mực ngừng hoạt động bao gồm: việc tái chế cho hộp mực mới và các sử dụng mới khác, ví dụ: trong việc sản xuất các sản phẩm không phải hộp mực, tái nạp, tái tạo và tái sản xuất hộp mực cho chu trình sử dụng khác. Đồng thời, các quy trình này định hưng nguyên liệu từ các hộp mực để nguyên liệu được chuyển hướng từ dòng chất thải rắn.

Để thu được lượng chất thải tối thiểu sau khi hộp mực ngừng hoạt động thì cần yêu cầu bên cung cấp, bên sản xuất, tái sản xuất, bên thu hồi và người dùng hộp mực tiến hành từng giai đoạn của vòng đời hộp mực theo cách thức phù hợp với mục tiêu này. Các yêu cầu của TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142- 2) quy định thông tin được cung cấp do bên cung cấp và bên thu thập hộp mực mà người dùng được phép tiến hành các giai đoạn sử dụng của vòng đời hộp mực phù hợp với việc chuyển hướng nguyên liệu hộp mực từ dòng chất thải rắn sau khi hộp mực ngừng hoạt động.

5.2  Môi trường

TCVN 11653-3 (ISO/IEC 29142-3) thiết lập một khung các điều khoản về môi trường, khác với khung mô tả đặc tính hộp mực trong TCVN 11653-1 (ISO/IEC 29142-1), các tiêu chuẩn môi trường đối với hộp mực lỏng và mực bột được sử dụng trong các thiết bị in, bao gồm các thiết bị đa chức năng có một đường dẫn in đầu vào số.

TCVN 11653-3 (ISO/IEC 29142-3) hài hòa các khía cạnh của các tiêu chuẩn môi trường, mẫu báo cáo được chọn, ví dụ: bảng dữ liệu an toàn nguyên liệu nhằm cung cấp thông tin an toàn và sức khỏe cho khách hàng và các nhãn môi trường liên quan đến hộp mực lỏng và mực bột nhằm thiết lập các yêu cầu cho các điều khoản môi trường không đổi có thể đo được, các điều khoản về an toàn và sức khỏe nhằm thông báo và tạo lợi ích cho người dùng liên quan đến các tác động môi trường tiềm ẩn trong suốt vòng đời sản phẩm.

Các điều khoản được chọn trong TCVN 11653-3 (ISO/IEC 29142-3) nhằm hỗ trợ các mục tiêu:

a) Giảm thiểu tác động môi trường trong suốt vòng đời hộp mực,

b) Giảm thiểu tác động môi trường liên quan tới các quy trình ngừng hoạt động.

Các yêu cầu pháp lý và mong muốn của khách hành được xem xét liên quan tới với việc sử dụng nguyên liệu, hoạt động sản xuất, bao gói và/hoặc các quy trình ngừng hoạt động.

TCVN 11653-3 (ISO/IEC 29142-3) đề cập tới các điều sau:

– Thuật ngữ và định nghĩa liên quan tới thuộc tính môi trường của hộp mực,

– Thuộc tính môi trường của hộp mực đưa vào trong các nhãn môi trường, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn mua sắm xanh.

– Phương pháp thử nghiệm mà bên sản xuất, phòng kiểm nghiệm… xác định các giá trị cho thuộc tính môi trường hộp mực đã quy định.

– Phương pháp xác định giá trị công bố từ các kết quả thử nghiệm.

– Phương pháp công bố về sự phù hợp theo các điều khoản mà không yêu cầu đo.

5.3  Mô tả đặc tính hộp mực lỏng và mực bột

Các tiêu chuẩn trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) có thể quy định phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực nhằm đánh giá thuộc tính của hộp mực lỏng và mực bột được sử dụng trong các thiết bị in, bao gồm các thiết bị đa chức năng có một đường dẫn in đầu vào số. Các phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực này liên quan đến các hộp mực của thiết bị văn phòng.

Các tiêu chuẩn trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) quy định phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực phù hợp với khung mô tả đặc tính hộp mực được quy định trong TCVN 11653-1 (ISO/IEC 29142-1). Khung mô tả đặc tính hộp mực yêu cầu các phép đo và thủ tục thử nghiệm mạnh mẽ, khách quan, có thể lặp lại, bao gồm: đặc điểm của thời gian thử nghiệm liên quan tới tuổi thọ hộp mực và đặc điểm của điều kiện thử nghiệm, ví dụ: nhiệt độ và độ ẩm. Các thuộc tính liên quan tới in ấn được thử nghiệm theo các phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) được quy định đối với các giá trị và đặc tính của giấy in được chọn.

Các phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) không liên quan tới thử nghiệm mô tả đặc tính của hộp mực lỏng và mực bột cho máy in mà cỡ đầu ra in tối thiểu là tương đương hoặc lớn hơn cỡ A3 (420mm x 297mm), hoặc hộp mực lỏng hoặc mực bột chỉ bán cho các máy in ảnh. Các phương pháp thử nghiệm cụ thể có thể có các ràng buộc bổ sung nhằm hạn chế khả năng sử dụng của các phương pháp cho các bộ hộp mực nhỏ hoặc các loại hộp mực đặc biệt.

Các phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) được quy định theo các thuật ngữ, biểu tượng, ký hiệu và khung mô tả đặc tính của TCVN 11653-1 (ISO/IEC 29142-1) và phải được công bố và báo cáo theo các quy định trong TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2).

6  Khung tổng quan mô tả đặc tính hộp mực

6.1  Cấu kiện của một hệ thống in

Trong hệ thống thông tin số, hệ thống in bao gồm ít nhất các chức năng sau:

– Chức năng tính toán

– Chuyển đổi định dạng chung của nội dung nguồn số của cách bố trí thông tin của đầu ra in được yêu cầu,

– Chuyển đổi thông tin màu nguồn số thành các giá trị mã hóa của (các) màu trong hệ thống in,

– Xác định sự phân bổ một phần của một hoặc nhiều nguyên liệu đọng, có một hoặc nhiều màu.

– Chức năng kiểm soát và phần cứng

– Đặt (các) nguyên liệu đọng lên chất nền,

– Dính (các) nguyên liệu đọng lên chất nền.

Các hoạt động có chức năng tính toán có thể được thiết lập theo nhiều cách thức, bao gồm: việc thiết lập trên một bộ phận với chức năng kiểm soát và phần cứng, hoặc việc thiết lập được phân bổ qua một vài bộ phận không cùng vị trí, với việc đọng nguyên liệu và sửa đổi chức năng thực tế.

Hộp mực và nguyên liệu đọng trong hộp mực được sử dụng theo chức năng kiểm soát và phần cứng của hệ thống in và có tác động quan trọng lên bất kỳ phần nào của hệ thống in. Ngoài ra, các khía cạnh nhất định của hộp mực và (các) nguyên liệu đọng mà hộp mực chứa được xem xét trong các hoạt động có chức năng tính toán.

6.2  Cấu hình hộp mực

Hộp mực lỏng và mực bột có thể được thiết lập theo nhiều cấu hình chức năng. Trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142), hộp mực là một bộ phận có thể thay thế bởi người dùng vận hành với hệ thống in, bao gồm ít nhất một bộ phận chứa mực bột hoặc mực lỏng. Trong định nghĩa tổng quát này, ba cấu hình chức năng của hộp mực bột và ba cấu hình chức năng của hộp mực lỏng được quy định trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142).

Cấu hình chức năng của hộp mực bột là:

a) Hộp mực bột một phần: hộp mực bột chỉ có bộ phận chứa mực bột,

b) Hộp mực bột hai phần: hộp mực bột bao gồm: bộ phận chứa mực bột, bộ phận hiện ảnh và không có bộ phận thu nhận ảnh,

c) Hộp mực bột nguyên khối: hộp mực bao gồm: bộ phận chứa mực bột, bộ phận hiện ảnh và bộ phận thu nhận ảnh.

Cấu hình chức năng của hộp mực lỏng là:

a) Hộp mực lỏng một phần: hộp mực chỉ có bộ phận chứa mực lỏng,

b) Hộp mực lỏng hai phần: hộp mực bao gồm: bộ phận chứa mực lỏng, bộ phận truyền mực và không có cơ cấu đọng mực lỏng,

c) Hộp mực lỏng tích hợp: hộp mực bao gồm: bộ phận chứa mực lỏng, cơ cấu đọng mực lỏng và bộ phận truyền mực.

Mỗi cấu hình chức năng của hộp mực lỏng và mực bột có thể bao gồm một hoặc nhiều nguyên liệu đọng, mực lỏng hoặc mực bột, có màu hoặc không màu tùy theo việc sử dụng trong hệ thống in. Ví dụ: một hộp mực lỏng nhiều ngăn có nhiều hơn một hộp mực lỏng.

Các điều khoản của TCVN 11653-3 (ISO/IEC 29142-3) và các phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực của bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) được cấu trúc và áp dụng tương đương cho các cấu hình hộp mực đa ngăn và cấu hình chức năng của hộp mực lỏng và hộp mực bột.

6.3  Thuộc tính hiệu năng đo trên một trang in

Về bản chất, hộp mực đọng mực bột hoặc mực lỏng trên chất nền sử dụng trong hệ thống in. Do đó các thuộc tính hộp mực nhất định được đặc trưng sử dụng các phép đo trang in. Mặc dù hiệu năng hộp mực được thừa nhận là quan trọng với chất lượng in, các thuộc tính của chất lượng in truyền thống không được đo trong mô tả đặc tính hộp mực bởi việc tương tác của toàn bộ hệ thống in có các kết quả của chất lượng in truyền thống. Khung mô tả đặc tính hộp mực trong tiêu chuẩn này đề cập tới mô tả đặc tính hộp mực được chọn với các đặc tính được chọn nhấn mạnh vào hiệu năng hộp mực thông qua các hệ thống in chung.

Mỗi thuộc tính hộp mực được đặc trưng theo phương pháp thử nghiệm trang in cần được chọn ra sau khi thỏa mãn các tiêu chí sau:

a) Thuộc tính này đáng chú ý với người dùng,

b) Thuộc tính này có thể đo, sử dụng các phương pháp khách quan được chuẩn hóa,

c) Theo các cu hình hộp mực khác nhau, thuộc tính với 50% hoặc hơn do các quy trình và bộ phận trực tiếp đặt nguyên liệu đọng trên chất nền,

d) Thuộc tính có thể thử nghiệm, sử dụng phương pháp thử nghiệm hợp lệ có tính thống kê và nghiêm ngặt.

6.4  Thuộc tính vật lý

Khung mô tả đặc tính hộp mực của bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) chỉ ra các yêu cầu về phương thức thử nghiệm có thể áp dụng cho mô tả đặc tính chọn lọc của các thuộc tính vật lý, độc lập với các hệ thống in.

CHÚ THÍCH Các điều khoản về môi trường, sức khỏe và an toàn của TCVN 11653-3 (ISO/IEC 29142-3) đề cập tới các thuộc tính vật lý của hộp mực, liên quan cơ bn đến nguyên liệu của hộp mực.

7  Khung thuộc tính cho thử nghiệm và mô tả đặc tính hộp mực

7.1  Tổng quan

Khung mô tả đặc tính hộp mực của TCVN 116531-1 (ISO/IEC 29142-1) chỉ ra một khác biệt giữa thuộc tính vật lý và thuộc tính hiệu năng của hộp mực. Thuộc tính vật lý là các thuộc tính có thể đánh giá trực tiếp từ hộp mực mà không cần chèn hộp mực vào trong máy in. Ví dụ: nguyên liệu của hộp mực là thuộc tính vật lý. Ngược lại, thuộc tính hiệu năng được xác định thông qua tương tác của hộp mực với máy in.

Thuộc tính hiệu năng của hộp mực chủ yếu phân chia thành hai loại. Loại thứ nhất là thuộc tính tuổi thọ. Về bản chất, thuộc tính tuổi thọ thể hiện hiệu năng qua tuổi thọ hộp mực. Loại rõ ràng nhất của loại thuộc tính tuổi thọ là hiệu suất hộp mực, chỉ được đo bởi việc chạy hộp mực trong máy in cho tới khi ngừng hoạt động theo phương pháp thử nghiệm hiệu suất hộp mực được chuẩn hóa theo ISO/IEC. Loại thứ hai là thuộc tính điểm, được đánh giá ở bất kỳ điểm thử nghiệm nào trong khi chạy hộp mực. Một ví dụ của thuộc tính điểm là thuộc tính của việc in trên một trang cụ thể hoặc trong một vùng cụ thể trên trang in được in ra sử dụng hộp mực.

Thuộc tính hiệu năng của hộp mực không bao gồm các đánh giá giá trị thuộc tính trang của các giá trị màu tuyệt đối, với hiểu biết rằng đánh giá đó nghiêng về thiết kế màu chứ không phải của hộp mực.

Bất kỳ thuộc tính nào cũng có thể phân loại là một trong hai thuộc tính: rời rạc hoặc liên tục, tùy theo định nghĩa trong Điều 3. Thuộc tính rời rạc có thể chỉ là một hữu hạn giá trị. Ví dụ: một thuộc tính có thể chỉ được định lượng sử dụng tỷ lệ định lượng (ví dụ: tồi, bình thường, tốt, rất tốt,…) là thuộc tính rời rạc. Thuộc tính nhị thức là việc giới hạn trường hợp đặc biệt của thuộc tính rời rạc, chỉ với 2 giá trị có thể, ví dụ: có hoặc không, đạt hoặc trượt, có mặt hoặc vắng mặt, 0 hoặc 1,… Ví dụ: việc vỡ một bộ phận của hộp mực trong quá trình thử nghiệm tuổi thọ có thể được phân loại là thuộc tính nhị thức. Nếu một bộ phận bị vỡ trong quá trình thử nghiệm thì giá trị thuộc tính hộp mực bị vỡ là “Có”. Nếu không bộ phận nào bị vỡ thì giá trị là “Không”.

Ngược lại, thuộc tính liên tục có thể lấy bất kỳ giá trị nào trong một miền. Ví dụ: thuộc tính in trên trang in được đo bởi thiết bị, ví dụ: máy đo quang phổ, thường là thuộc tính liên tục.

Hiểu biết về thuộc tính liên tục và thuộc tính rời rạc là bước cần thiết nhằm xác định cách thức biến đổi mô hình thống kê trong các giá trị thuộc tính. Các điểm dữ liệu của thuộc tính liên tục có thể được mô hình hóa với các phân phối liên tục tương đương, ví dụ: các phân phối chuẩn, phân phối loga chuẩn hoặc phân phối T Student. Thuộc tính rời rạc được mô hình hóa tương ứng sử dụng các phân phối nhị thức, phân phối Poisson, phân phối hình học hoặc phân phối số lượng lớn của các phân phối khác. Dưới các điều kiện hạn chế nhất định, thuộc tính rời rạc có thể chấp nhận sử dụng các phân phối liên tục nhằm mô hình hóa thuộc tính rời rạc.

Hàm lượng thông tin của thuộc tính rời rạc ít hơn so với thuộc tính liên tục, nên thuộc tính rời rc ít được sử dụng trong việc mô tả đặc tính hiệu suất.

Trong tiêu chuẩn này, mô tả đặc tính hộp mực phải cho phép các loại thuộc tính:

1. Thuộc tính liên tục được đo theo các dụng cụ, ví dụ: máy đo quang phổ, có thể đưa ra ít nhất 10 giá trị khác nhau với mỗi mẫu trong các vùng riêng biệt.

CHÚ THÍCH Thực tế, giá trị của biến liên tục thường chia nhỏ thành các mức độ rời rạc dựa trên phân giải của dụng cụ đo. Dù cũng có giá trị được sử dụng đơn gin hóa giả định rằng các dòng dữ liệu là liên tục chứ không rời rạc mà các công cụ này, ví dụ: các thử nghiệm hoặc giới hạn tin cậy dựa trên các phân phối chuẩn được sử dụng. Mặt khác, việc xử lý một thuộc tính liên tục là không thích hợp với các thuộc tính mà chỉ có một lượng hữu hạn giá trị.

2. Thuộc tính rời rạc là mục tiêu trong tự nhiên và có một dải của 10 hoặc nhiều giá trị hơn, được mô hình hóa là liên tục. Thuộc tính rời rạc bao gồm số trang in nhằm xác định hiệu suất hộp mực. Trong tiêu chuẩn này, cn xem xét các thuộc tính liên tục mà việc biến đổi chúng có thể được mô hình hóa, sử dụng các thuật toán gần đúng cho các phân phối liên tục. Các thảo luận liên quan tới việc mô hình hóa các thuộc tính liên tục ở các phần kế tiếp cũng liên quan tới các thuộc tính rời rạc đáp ứng các điều kiện cụ thể này.

3. Thuộc tính nhị thức cần được biết đến và cần các phương pháp xử lý các thuộc tính này. Tuy nhiên, các cỡ mẫu cần được tăng cường nhằm bù cho hàm lượng thông tin hạn chế trong loại thuộc tính này.

Tiêu chuẩn này không bao gồm các phương pháp mô tả đặc tính hộp mực với các hệ thống phân cấp đa mức, chủ quan (ví dụ: kém, thông thường, tốt, rất tốt,…)

Các loại thuộc tính được mô tả trong tiêu chuẩn này, được minh họa trong Hình 1.

Loại thuộc tính được quy định

Hình 1 – Danh mục thuộc tính

Bất kỳ phương pháp thử nghiệm nào được xây dựng theo khung mô tả đặc tính hộp mực nhằm đánh giá thuộc tính hiệu năng phải yêu cầu chạy nhiều hộp mực trên nhiều máy in, với các hộp mực chạy trong mỗi máy in với một hoặc nhiều thời điểm hoàn thành phần trăm tuổi thọ hộp mực có trong phương pháp thử nghiệm. Việc sử dụng một lượng máy in và hộp mực thích hợp trong các thử nghiệm này cho phép một đánh giá kết quả thống kê, bao gồm việc xác định hồi đáp trung bình và các giới hạn tin cậy thống kê cho cả quan trắc cá nhân và quan trắc trung bình.

Khung mô tả đặc tính này đưa ra các yêu cầu tối thiểu đối với việc thử nghiệm thuộc tính hộp mực. Các thủ tục thử nghiệm với các thuộc tính cá nhân này có thể thêm các hạn chế bổ sung.

7.2  Xem xét đặc biệt cho thuộc tính điểm hiệu suất liên tục và thuộc tính nhị thức

Do khả năng biến đổi của các máy in có thể ảnh hưởng tới các thuộc tính điểm, một phép đo thuộc tính điểm là không đầy đủ để mô tả đặc tính của hiệu năng hộp mực. Nhằm mô tả đặc tính hiệu năng hộp mực đầy đủ liên quan tới thuộc tính điểm thì cần đo các thuộc tính nhiều lần. Ví dụ: các phép đo có thể có tại nhiều chỗ trên một trang in thử nghiệm và/hoặc tại nhiều điểm của tuổi thọ hộp mực.

Trong tiêu chuẩn này, thuộc tính điểm được đánh giá từ một biểu đồ thử nghiệm hoặc một trang của tệp tin thử nghiệm phải được biểu diễn bởi một giá trị được ký hiệu là giá trị thuộc tính trang. Phương pháp thích hợp nhằm xác định một giá trị thuộc tính trang phụ thuộc vào thuộc tính cụ thể. Ví dụ: Một biểu đồ thử nghiệm có thể đưa ra một lượng cụ thể của các vùng riêng biệt được đánh giá. Giá trị thuộc tính trang có thể quy định, ví dụ: trung bình, tối đa, tối thiểu hoặc một vài thống kê theo từng vùng riêng biệt.

Bởi các thuộc tính điểm được đánh giá tại một điểm thử nghiệm, các phương pháp thử nghiệm đánh giá các thuộc tính điểm phải yêu cầu báo cáo thử nghiệm hộp mực có một hoặc nhiều thời điểm hoàn thành phần trăm tuổi thọ hộp mực mà dữ liệu thuộc tính điểm được thu thập trong suốt vòng đời hộp mực.

Khuyến nghị rằng trong tiêu chuẩn này, các thuộc tính điểm có thể được đo, kết hợp với tiêu chuẩn hiệu suất thích hợp được quy định trong TCVN 9092 (ISO/IEC 19752), ISO/IEC 19798 hoặc ISO/IEC 24711.

7.3  Xem xét đặc biệt cho thuộc tính nhị thức tuổi thọ và thuộc tính điểm

Cách xử lý của một thuộc tính nhị thức được thiết lập bằng việc sử dụng tiêu chí hai trạng thái. Tiêu chí này có thể áp dụng cho kết quả của phép đo tạo ra một miền giá trị hoặc một thuộc tính liên tục có hai trạng thái giá trị (về bản chất). Một hộp mực được xác định là có hoặc không có các thuộc tính được giám sát. Cách xác định này phải tạo ra theo tiêu chí đánh giá được quy định rõ ràng trong phương pháp thử nghiệm.

Ví dụ: sự xuất hiện của một giá trị thuộc tính trong vùng riêng biệt có thể được đánh giá là một thuộc tính điểm nhị thức. Một ví dụ về tiêu chí hai trạng thái quy định cho điều này là:

Chỉ tính sự xuất hiện thuộc tính đáp ứng tiêu chí cụ thể x,y,z và xem xét hộp mực có xuất hiện thuộc tính đó hay không, chỉ khi thuộc tính xuất hiện trong n biểu đồ thử nghiệm được thu thập tại mỗi m điểm của tuổi thọ hộp mực.

Các thống kê thu được là số lượng hộp mực mà các thuộc tính xuất hiện và số lượng hộp mực được thử nghiệm.

7.4  Xem xét đặc biệt cho thử nghiệm hiệu năng theo giá trị thuộc tính trang

Trong các phương pháp thử nghiệm hiệu năng theo giá trị thuộc tính trang thì một kế hoạch đo thống kê hợp lệ phải được xác định và có trong phương pháp thử nghiệm và thiết kế biểu đồ thử nghiệm. Kế hoạch đo này phải bù cho phép đo giá trị thuộc tính trang với khả năng biến đổi dự kiến trong thiết bị đo và trong các hệ thống in được sử dụng để thử nghiệm hộp mực.

CHÚ THÍCH Kế hoạch đo không cần bù với khả năng biến đổi giữa các máy in.

Đối với từng phương pháp thử nghiệm, các phép đo lặp cụ thể phải theo một sai số chuẩn và phạm vi dung sai thuộc tính qua hệ thống (CSATR) cụ thể với giá trị thuộc tính trang của thử nghiệm.

Sai số chuẩn phải được quy định trong mỗi phương pháp thử nghiệm giá trị thuộc tính trang. Sai số chuẩn, giới hạn trên của sai số chuẩn theo ước lượng đo trung bình, được quy định là 10% của phạm vi dung sai thuộc tính qua hệ thống (CSATR) của giá trị thuộc tính trang theo thử nghiệm. Phạm vi dung sai thuộc tính qua hệ thống này phải được quy định với các hệ thống mà phương pháp thử nghiệm áp dụng và phải được quy định trong phương pháp thử nghiệm.

Thủ tục thử nghiệm phải bao gồm đặc tả về khả năng của thiết bị đo theo kế hoạch đo của thủ tục thử nghiệm, nhằm đạt sai số chuẩn.

Phương pháp thử nghiệm yêu cầu số phép đo trên từng thành phần của biểu đồ thử nghiệm và số bản in của biểu đồ thử nghiệm lặp cần thiết để đạt sai số chuẩn được quy định trong phương pháp thử nghiệm, theo mối quan hệ:

NSeg là số phép đo quy định nhằm đạt được sai số chuẩn,

S là độ lệch chuẩn của các phép đo thuộc tính được thử nghiệm trong một hệ thống in cụ thể với phương pháp thử nghiệm được áp dụng,

Seg là sai số chuẩn, là 10% của phạm vi dung sai thuộc tính qua hệ thống (CSATR) của giá trị thuộc tính trang trong các thử nghiệm.

NSe giá trị đo thành phần của biểu đồ thử nghiệm phải là trung bình và được coi như một phép đo trong việc đánh giá giá trị thuộc tính trang của phương pháp thử nghiệm.

Mỗi phương pháp thử nghiệm giá trị thuộc tính trang phải yêu cầu báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực bao gồm các tài liệu của số bản in biểu đồ thử nghiệm lặp, các thành phần của biểu đồ th nghiệm lặp, các phép đo trên mỗi thành phần của biểu đồ thử nghiệm, thiết bị đo được sử dụng và sai số chuẩn theo ước lượng đo trung bình, thu được trong các thử nghiệm.

Phạm vi dung sai thuộc tính qua hệ thống (CSATR) của thuộc tính trang theo các thử nghiệm có thể được xác định dựa trên dữ liệu công nghiệp sẵn có hoặc được xác định thông qua việc thử nghiệm trong quá trình phát triển phương pháp thử nghiệm. Trong trường hợp thử nghiệm với CSATR, ưu tiên chọn một phạm vi đa dạng các hệ thống in và hộp mực khác nhau theo phạm vi của phương pháp thử nghiệm và đo thuộc tính trang theo thử nghiệm. CSATR được xác định là sự sai khác giữa giá trị thuộc tính trang tối thiểu và giá trị thuộc tính trang tối đa thu được trong các hệ thống thử nghiệm.

Việc ước lượng độ lệch chuẩn của các phép đo giá trị thuộc tính trang phải bao gồm khả năng biến đổi do các dụng cụ đo và sự thiếu tính nhất quán được in ra của (các) bản in biểu đồ thử nghiệm với một hệ thống in trình diễn cụ thể và được đưa ra theo s, như sau:

n là số phép đo lặp được tạo ra.

Để xác định NSeg, đo s với n = 10 theo hai cách: các phép đo tại 10 khu vực với một vùng riêng biệt được in ra nguyên dạng và một phép đo thực hiện trong từng 10 vùng riêng biệt được in ra. Giám sát dữ liệu đối với các giá trị ngoại lệ và cực biên. Sử dụng giá trị lớn hơn của s khi tính NSeg.

Sai số chuẩn của ước lượng đo trung bình tương đương với việc ước lượng độ lệch chuẩn của phép đo tính theo căn bậc hai của số phép đo, như sau:

Trong việc phát triển kế hoạch đo của phương pháp thử nghiệm thì việc đánh giá:

1. Sai số chuẩn của ước lượng đo trung bình – là chức năng của thiết bị đo và tính nhất quán in trong một thành phần in biểu đồ thử nghiệm như sau:

Sử dụng NSeg phép đo trên mỗi thành phần in biểu đồ thử nghiệm, tính toán s và se sử dụng nhiều giá trị đo trong một thành phần in của biểu đồ thử nghiệm, sau khi bỏ qua các giá trị ngoại lệ và cực biên.

CHÚ THÍCH Ví dụ, xem ASTM 1345.

2. Sai số chuẩn của ước lượng đo trung bình – là chức năng của thiết bị đo và tính nhất quán của hệ thống in từng trang hệ thống và tính nhất quán trên trang như sau:

Sử dụng NSeg thành phần biểu đồ thử nghiệm lặp hoặc trong một thiết kế biểu đồ thử nghiệm trang đơn hoặc qua các bản in lặp của biểu đồ thử nghiệm, lấy một phép đo ứng với mỗi thành phần biểu đồ thử nghiệm, tính toán s và se sử dụng các phép đo riêng với từng thành phần của biểu đồ thử nghiệm lặp, sau khi bỏ qua các giá trị ngoại lệ và cực biên,

CHÚ THÍCH Ví dụ, xem ASTM 1345.

3. Sai số chuẩn kết hợp theo ước lượng đo trung bình qua các thành phần biểu đồ thử nghiệm lặp, với nhiều phép đo trong mỗi thành phần biểu đồ thử nghiệm, như sau:

Sử dụng NSeg là số lần thành phần biểu đồ thử nghiệm lặp nhân số phép đo theo mỗi thành phần biểu đồ thử nghiệm, tính toán s và se dùng nhiều phép đo theo các thành phần biểu đồ thử nghiệm lặp, sau khi bỏ qua các giá trị ngoại lệ và cực biên.

CHÚ THÍCH Ví dụ, xem ASTM 1345.

Việc sử dụng lặp các vùng riêng biệt nhằm tăng cường tính hợp lệ của kết quả thử nghiệm trong các trường hợp thiếu tính nhất quán được in ra đáng chú ý.

Sử dụng thông tin trong ba sai số chuẩn này theo các đánh giá ước lượng đo trung bình, xác định sự phân bổ của NSeg số phép đo là các thành phần của biểu đồ thử nghiệm lặp và các phép đo theo từng thành phần của biểu đồ thử nghiệm nhằm đạt được sai số chuẩn mong muốn trong thủ tục thử nghiệm.

Ví dụ, xem xét liệu sai số chuẩn nào của ước lượng đo trung bình – là chức năng của thiết bị đo và tính nht quán in trong một thành phần in của biểu đồ thử nghiệm –  – là chức năng của thiết bị đo và tính nhất quán theo từng trang in và tính nhất quán trong trang in của hệ thống in – cần chi phối một kết quả đo kết hợp. Xem xét việc quy định phép đo của nhiều phép lặp chứ không phải các phép đo trong vùng riêng biệt trong trường hợp thiếu tính nhất quán theo từng trang và trong trang của hệ thống in quan trọng dự kiến.

7.5  Yêu cầu thử nghiệm cho tất cả thuộc tính

7.5.1  Thiết lập

Khi thử nghiệm các thuộc tính hiệu năng, đặt các máy in thử nghiệm theo một bề ngang và thiết lập các máy in theo hướng dẫn cài đặt có trong hướng dẫn người dùng máy in. Sử dụng các trình điều khiển máy in mới nhất sẵn có trên trang web của bên sản xuất hoặc trình điều khiển được cung cấp theo máy in. Các phiên bản của trình điều khiển được sử dụng phải được quy định trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực. Việc cài đặt hộp mực phải được hoàn tất theo các chỉ dẫn trong hướng dẫn cài đặt hộp mực. Nếu có mâu thuẫn giữa hướng dẫn của máy in và hộp mực trong cài đặt hộp mực, hướng dẫn hộp mực phải đưa ra ưu tiên, trừ khi các thay đổi được khuyến nghị cho các thiết lập của trình điều khiển hoặc máy in.

Nếu hộp mực sử dụng trong thử nghiệm là sự bổ sung màu hoặc các loại chai màu thì một bộ hộp mực phải được sử dụng cho hộp mực ngừng hoạt động theo phương pháp thử nghiệm đã được chuẩn hóa hoặc quy định trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) với từng máy in trước khi bắt đầu thử nghiệm. Các trang in nhằm xả mực của các hộp mực mồi không cần ghi lại hoặc việc in có thể tiến hành ở bất kỳ môi trường nào. Các hộp mực mồi được sử dụng nhằm mang lại cho hệ thống in một tập điều kiện mức màu.

CHÚ THÍCH Các hộp mực được sử dụng nhằm mang lại cho hệ thống in một điều kiện mức màu không cần khởi chạy đầy đủ. Đối với các hệ thống năng suất lớn, sử dụng một hộp mực mới có thể tạo ra 10,000 trang in nhằm mang lại một tập điều kiện cho hệ thống.

Tất cả các bộ điều chỉnh chất lượng in và hình ảnh phải được cấu hình thiết lập sẵn theo nhà máy sản xuất máy in và điều kiện cài đặt mặc định cho các trình điều khiển. Nếu máy in và trình điều khiển khác nhau thì các mặc định của trình điều khiển phải được sử dụng. Bất kỳ chế độ chuyển đổi màu nào được chọn bởi người dùng phải được tắt trong suốt quá trình thử nghiệm.

Việc thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực phải sử dụng in đơn công là cơ sở cho việc mô tả đặc tính thuộc tính hộp mực. Việc sửa đổi từng thành phần trong vận hành in đơn công là cần thiết nếu không phải là mặc định. Các trường hợp ngoại lệ hoặc tùy chọn của vận hành song công được yêu cầu đặc biệt trong một phương pháp thử nghiệm. Trình tự trang in phải được quy định trong từng phương pháp thử nghiệm.

Các phương pháp thử nghiệm đánh giá giá trị thuộc tính trang phải chọn trình điều khiển cho các trang in / loại phương tiện phù hợp với trang in / phương tiện thực tế được quy định và sử dụng trong thử nghiệm đó. Trong các phương pháp thử nghiệm không có phép đo giá trị thuộc tính trang, việc chọn trình điều khiển cho trang in / phương tiện phải là “trang in thuần” hoặc thiết bị gần nhất sẵn có trên trình điều khiển. Nếu việc tự động dò phương tiện sẵn có trên máy in thì chế độ đó phải tắt nhằm tránh cảm biến sai của phương tiện, nếu có. Nếu việc tự động dò phương tiện hiện thời và không thể tắt thì phải được báo cáo trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực.

7.5.2  Cỡ mẫu cho thuộc tính liên tục

Cỡ mẫu với mỗi giá trị thuộc tính liên tục phải tối thiểu là bộ của 9 hộp mực vật lý. Các thuộc tính hiệu năng phải được thử nghiệm, sử dụng tối thiểu 3 máy in.

Với thuộc tính tuổi thọ, số bộ hộp mực tương đương phải được thử nghiệm trên từng máy in. Ví dụ: một phương pháp thử nghiệm có thể yêu cầu 3 bộ hộp mực được thử nghiệm trên 3 máy in mà mỗi máy in sử dụng 3 bộ hộp mực. Trong trường hợp của máy in 4 màu tiêu biểu với 4 hộp mực màu riêng lẻ thì sẽ có 36 hộp mực được thử nghiệm với: 9 màu đen (K), 9 màu xanh thẫm (C), 9 màu hồng thẫm (M) và 9 màu vàng (Y).

Với thuộc tính điểm, dữ liệu phải được thu thập với tất cả hộp mực được lắp đặt cho tới khi các thử nghiệm hoàn tất. Kết quả là có nhiều hơn lượng hộp mực tối thiểu có thể có và có thể bao gồm dữ liệu của hộp mực mà chỉ suy giảm một phần.

7.5.3  Cỡ mẫu cho thuộc tính nhị thức

Có nhiều giám sát nhằm tạo báo cáo thống kê chính xác cho thuộc tính nhị thức hơn so với thuộc tính liên tục. Nhằm phù hợp với khung phương pháp thử nghiệm này, thuộc tính nhị thức phải được thử nghiệm ít nhất ở độ tin cậy 90%. Hơn nữa, việc lấy mẫu phải trong giới hạn tin cậy thì việc dò giới hạn của sự xuất hiện thuộc tính trong tập hợp mẫu thống kê là 5% hoặc ít hơn, hay 95% hoặc nhiều hơn. Do đó, nhằm phù hợp với khung phương pháp thử nghiệm này, cỡ mẫu phải được xác định cho mỗi giá trị thuộc tính nhị thức, tối thiểu là một bộ 45 hộp mực vật lý được thử nghiệm. Đối với thuộc tính hiệu năng, tối thiểu 3 máy in cần được sử dụng. 45 hộp mực được chọn bởi vì đó là số thử nghiệm tối thiểu để xử lý ở độ tin cậy 90% để một thuộc tính nhị thức xuất hiện ít hơn 5% lần hoặc nhiều hơn 95% lần (ví dụ: nếu không có sự xuất hiện nào được giám sát trong 45 giám sát thì ở độ tin cậy 90% có tỷ lệ xảy ra là nhỏ hơn 5%).

Đối với thuộc tính nhị thức hiệu năng, số bộ hộp mực tương đương cần được thử nghiệm trên từng máy in. Ví dụ: tổng cộng 45 bộ hộp mực có thể được thử nghiệm trên 3 máy in, vi mỗi máy in sử dụng 15 bộ hộp mực. Trong trường hợp của một máy in 4 màu điển hình với 4 hộp mực màu đơn có nghĩa là 180 hộp mực được thử nghiệm với: 45 màu đen (K), 45 màu xanh thm (C), 45 màu hồng thẫm (M) và 45 màu vàng (Y).

Đối với thuộc tính nhị thức hiệu năng, dữ liệu phải được thu thập đối với tất cả hộp mực được lắp đặt cho tới khi các thử nghiệm được hoàn tất. Kết quả là cần có nhiều hơn số hộp mực tối thiểu đối với các hộp mực với tỷ lệ suy giảm cao hơn.

7.5.4  Xem xét lấy mẫu hộp mực bổ sung

Khi thử nghiệm các máy in và hộp mực bổ sung theo các điều tối thiểu nêu trên, số hộp mực tương đương phải được thử nghiệm trên từng máy in.

Khi thử nghiệm hộp mực cho một sản phẩm thương mại sẵn có, khuyến nghị các hộp mực và máy in được cung cấp từ nhiều nguồn, hoặc được lấy mẫu từ nhiều lô sản xuất khác nhau. Máy in và hộp mực phải nm trong vòng đời hữu dụng của chúng, được đề cập trong tài liệu hướng dẫn của người dùng sản phẩm.

CHÚ THÍCH Máy in và/hoặc hộp mực bổ sung sẵn có đối với việc thử nghiệm có thể giảm khả năng hư hỏng của hộp mực và/hoặc máy in trong suốt quá trình thử nghiệm.

7.5.5  Môi trường in và thử nghiệm

Nhiệt độ và độ ẩm có thể ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả thử nghiệm. Vì lí do này, một phương pháp thử nghiệm phải thể hiện đầy đủ các điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm và phải được sử dụng trong việc quản lý phương pháp thử nghiệm. Hơn nữa, phương pháp thử nghiệm này phải quy định các yêu cầu kiểm soát đối với việc duy trì điều kiện môi trường in và thử nghiệm trong suốt giai đoạn thử nghiệm.

Đối với các điều kiện môi trường được quy định trong một phương pháp thử nghiệm, các cách sau được quy định:

– Khoảng thời gian lấy mẫu đối với phép đo của điều kiện hoạt động

– Khoảng thời gian mà việc chạy trung bình phải được tính toán.

Ngoài ra, một phương pháp thử nghiệm cần quy định sự vận hành thống nhất được yêu cầu qua khối lượng in hoặc môi trường thử nghiệm khi việc thử nghiệm được tiến hành độc lập theo các điều kiện ở một miền hoặc khối lượng được phân bổ từ các cơ chế kiểm soát môi trường.

Khi độ ẩm tương đối được quy định, việc chạy trung bình phải biến đi không lớn hơn ±15% so với điểm kiểm soát vận hành. Khi nhiệt độ được quy định, việc chạy trung bình phải biến đổi không lớn hơn ±3 °C so với điểm kiểm soát vận hành.

Ví dụ: các cụm từ sau có thể được sử dụng trong một phương pháp thử nghiệm nhằm quy định các điều kiện môi trường thử nghiệm (các giá trị số trong đoạn văn sau chỉ là ví dụ):

“Điểm kiểm soát vận hành nhiệt độ phòng in phải là 23,0 °C. Việc chạy trung bình của biến đổi vận hành, được lấy mẫu ít nhất mỗi 15 phút, phải trong ±3 °C của điểm kiểm soát. Sự thống nhất vận hành nhiệt độ trong môi trường in được xác định từ điểm bắt đầu thử nghiệm, phải trong ±3 °C của điểm kiểm soát vận hành. Điểm kiểm soát vận hành độ ẩm phòng in phải là 50% RH. Việc chạy trung bình của biến đổi vận hành, được lấy mẫu mỗi 15 phút, phải trong ±15% RH của điểm kiểm soát vận hành. Sự thống nhất vận hành độ ẩm trong môi trường in được xác định từ lúc bắt đầu thử nghiệm phải trong mục tiêu ±15% RH tại nhiệt độ không đổi”.

Các điều kiện môi trường in phải có trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực. Việc chạy trung bình tối đa và tối thiểu của nhiệt độ và độ ẩm phải được báo cáo đối với từng hộp mực được thử nghiệm.

Tất cả nguyên liệu in phải thích nghi với nhiệt độ môi trường phòng thử nghiệm in. Trước khi thử nghiệm, máy in, trang in và hộp mực phải thích nghi với các điều kiện nêu trên với tối thiểu 8 giờ. Trước khi thích nghi, việc bao gói và vận chuyển nguyên liệu phải được quan tâm nhằm tránh làm hỏng các hộp mực trong suốt quá trình thích nghi. Các trang in phải thích nghi trong bộ đệm ram giấy. Việc trách nước phải được xem xét khi máy in, trang in và hộp mực chạy trong môi trường thử nghiệm.

7.5.6  Giấy in

Phương pháp thử nghiệm hiệu năng phải quy định về thử nghiệm trên giấy in về thuộc tính của giấy vật lý có thể đo được. Các phương pháp thử nghiệm hộp mực phải quy định rằng: bất kỳ loại giấy in nào được sử dụng trong thử nghiệm hộp mực phải chấp nhận được cho việc sử dụng bởi bên sản xuất máy in.

Đối với phương pháp thử nghiệm thuộc tính giấy in, giấy in cần được quy định theo một miền giá trị có thể chấp nhận được cho các đặc tả của giấy in, ví dụ:

– Cân nặng cơ bản (TCVN 1270 (ISO 536))

– Hướng sợi giấy (song song với góc ngắn/dài)

– Độ dày (TCVN 3652 (ISO 534))

– Độ mờ (TCVN 6728 (ISO 2471))

– Độ cứng, kháng uốn (ISO 2493-2)

– Hệ số ma sát tĩnh và động (ISO 15359)

– Độ nhẵn/nhám bề mặt (TCVN 10975-3 (ISO 8791-3))

– Độ ẩm (TCVN 1867 (ISO 287))

– Độ bóng 60° của giấy văn phòng (TCVN 2461 (ISO 8254-1)), 20° của giấy ảnh (ISO 8254-3)

– Màu giấy (TCVN 10973 (ISO 2469)), ISO 5631-1)

– Độ trắng CIE (ISO 11476)

– Độ sáng ISO (TCVN 1865-1 (ISO 2470-1))

Bên sản xuất giấy in, tên và số hiệu, cân nặng và cỡ giấy in được sử dụng trong các thử nghiệm phải có trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực. Các tiêu chuẩn giấy in liên quan được liệt kê trong Thư mục tài liệu tham khảo.

7.5.7  Bảo trì

Việc bảo trì máy in phải được thực hiện theo hướng dẫn của người dùng máy in và hộp mực.

CHÚ THÍCH Ví dụ của việc bảo trì chung được thực hiện trong suốt quá trình thử nghiệm có thể bao gồm: việc thay thế dây truyền tải hoặc các thiết bị đầu in.

7.5.8  Tệp tin biểu đồ thử nghiệm

Đối với các phương pháp thử nghiệm hiệu năng, một hoặc nhiều tệp tin biểu đồ thử nghiệm phải được xác định, sử dụng tất cả hoặc các bộ phận in trong suốt quá trình thử nghiệm. Ví dụ, tệp tin biểu đồ thử nghiệm có thể là tệp tin in được quy định trong tiêu chuẩn hiệu suất trang in mà ISO có thể áp dụng. Nếu một giá trị thuộc tính trang được đánh giá và không có tệp tin biểu đồ thử nghiệm hiện có nào của ISO chứa một thành phần biểu đồ thử nghiệm tương ứng cho phép đo giá trị thuộc tính trang thì một hoặc nhiều biểu đồ thử nghiệm phải được quy định trong phương pháp thử nghiệm.

Các đặc tính tệp tin biểu đồ thử nghiệm sau có thể ảnh hưởng tới kết quả của phương pháp thử nghiệm hiệu năng mô tả đặc tính hộp mực:

– Phương pháp mã hóa giá trị màu kỹ thuật số,

– Việc xác định màu sắc thị giác của các giá trị màu được mã hóa (ví dụ: đảm bảo rằng các màu mã hóa được tham chiếu tới một không gian màu thị giác của con người, như: CIELAB),

– Ngôn ngữ định nghĩa trang in kỹ thuật số, bao gồm: việc hòa trộn các thành phần vec-tơ và raster,

– Độ phân giải (số điểm ảnh (pixel) trên một inch) của các phần tử tệp tin được raster hóa,

– Bố cục và mối quan hệ giữa các phần tử màu kỹ thuật số trên vùng trang in,

– Phương pháp nén tệp tin biểu đồ thử nghiệm.

Các tệp tin biểu đồ thử nghiệm được phát triển cho việc sử dụng các phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) phù hợp với từng đặc tính của tệp tin biểu đồ thử nghiệm nhằm tăng cường tính nhất quán khi sử dụng biểu đồ thử nghiệm.

Điều này nhằm tích hợp việc thử nghiệm một thuộc tính trong quy trình thử nghiệm hiệu suất của ISO nhằm hạn chế nguồn thử nghiệm. Việc tiếp cận theo hướng tích hợp này được sử dụng với mục đích thử nghiệm thuộc tính bổ sung và không được sử dụng trong thông báo kết quả thử nghiệm hiệu suất.

Các thiết kế biểu đồ thử nghiệm phải phù hợp với các chuẩn trên từng trang in để cho phép phép đo của bản in biểu đồ thử nghiệm nhằm đảm bảo nội dung in ra theo một cỡ quy định.

Một tiêu chuẩn quy định một tệp tin biểu đồ thử nghiệm và việc sử dụng tệp tin này phải quy định các yêu cầu và phương pháp sử dụng bộ đọc tệp tin nhằm tạo ra đầu vào máy in và gửi tệp tin tới máy in. Một tiêu chuẩn biểu đồ thử nghiệm cho phép sử dụng một hoặc nhiều phương pháp in với yêu cầu: mỗi phương pháp in tạo ra kích thích ghi có màu tương đương với phương pháp in sẵn có của khách hàng. Các tiêu chuẩn biểu đồ thử nghiệm phải cài đặt phương pháp in được ghi chép trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực. Các phiên bản của tệp tin biểu đồ thử nghiệm, phiên bản của trình điều khiển máy in và các phiên bản của bộ đọc tệp tin phải có trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực. Trước khi bắt đầu thử nghiệm, một mẫu của (các) tệp tin biểu đồ thử nghiệm phải được in ra nhằm kiểm tra hình ảnh và đảm bảo cỡ thông thường.

Trong biểu đồ thử nghiệm tệp tin hình ảnh raster, các tệp tin chuẩn được nén không tổn hao hoặc không nén cần được quy định. Trong trường hợp này, nếu hệ thống in được sử dụng trong thử nghiệm hộp mực không chấp nhận các tệp tin hình ảnh chuẩn cho việc in, tiêu chuẩn biểu đồ thử nghiệm phải quy định nhằm chuyển đổi tệp tin biểu đồ thử nghiệm (ví dụ: được thiết kế và lưu thành một tệp tin tiff) thành định dạng tệp tin raster có chất lượng cao nhất [ví dụ: được nén ít nhất] mà hệ thống in có thể chấp nhận trước khi in. Đảm bảo rằng cỡ bản vá và sắp xếp các bản vá được duy trì trong tệp tin có thể in đã chuyển đổi.

Các phương pháp được sử dụng kết nối giữa máy chủ và máy in phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực.

Môi trường máy chủ, ví dụ: hệ điều hành (OS), kích cỡ bộ nhớ, loại CPU và phần mềm ứng dụng có thể ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm nên tất cả thông tin phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực.

7.6  Phương thức thử nghiệm cho thuộc tính điểm và thuộc tính tuổi thọ

7.6.1  Khoảng thời gian lấy mẫu cho biểu đồ thử nghiệm in

Các biểu đồ thử nghiệm phải được giới thiệu và thu thập tại các điểm thiết lập trước đã quy định trong suốt quá trình thử nghiệm tuổi thọ hộp mực dựa trên hiệu suất trang in dự kiến của hộp mực. Tuổi thọ hộp mực dự tính đơn giản là số trang in gần đúng được in ra theo chế độ in được chọn thử nghiệm. Ví dụ: hiệu suất được công bố trong TCVN 9092 (ISO/IEC 19752), ISO/IEC 19798 hoặc ISO/IEC 24711 là tuổi thọ hộp mực dự tính tương ứng nếu phương thức thử nghiệm là tương đương với phương thức của các tiêu chuẩn nêu trên. Nếu không có tuổi thọ hộp mực thì thử nghiệm của một hoặc nhiều hộp mực cần chạy theo các quy tắc được thiết lập trong thủ tục thử nghiệm nhằm ước tính tuổi thọ hộp mực dự tính cho việc sử dụng nhằm thiết lập một thử nghiệm thuộc tính mô tả đặc tính hộp mực.

Khi một phương pháp thử nghiệm quy định các biểu đồ thử nghiệm được in kết hợp với thử nghiệm tuổi thọ hộp mực, thử nghiệm này phải được hoạch định với 5 biểu đồ thử nghiệm mẫu hoặc nhiều hơn được thu thập trong từng hộp mực được thử nghiệm. Do tính phức tạp của điều kiện thử nghiệm thực tế với độ lệch có thể trong tuổi thọ hộp mực dự tính trong bộ hộp mực, lượng mẫu thực tế có thể thay đổi.

7.6.2  Tính tần suất mẫu thử nghiệm cho thuộc tính thử nghiệm trong quy trình thử nghiệm tuổi thọ

Xác định tuổi thọ hộp mực dự tính của hộp mực thử nghiệm được mô tả trong điều 7.6.1. Nếu thử nghiệm bao gồm các hộp mực với nhiều hơn một điểm tuổi thọ hộp mực dự tính thì chọn hiệu suất cao nhất. Tối thiểu chia lượng này thành 5 phần. Thử nghiệm này bị gián đoạn ở bội số nguyên của lượng ước số này theo mục đích của việc in và/hoặc thu thập mẫu.

VÍ DỤ 1 Máy in đen trắng với tuổi thọ hộp mực dự tính là 10.000 trang in. Các mẫu cần thu thập mỗi 10.000/5 = 2.000 trang in.

VÍ DỤ 2 Máy in màu với tuổi thọ hộp mực dự tính với hộp mực đủ màu là 20.000 trang in. Các mẫu cần thu thập mỗi 20.000/5 = 4.000 trang in.

VÍ DỤ 3 Máy in màu với tuổi thọ hộp mực dự tính của 500 trang in với hộp mực đen và tuổi thọ hộp mực dự tính của 250 trang in với hộp mực xanh lá, hồng thm và vàng. Các mẫu cần thu thập mỗi 500/5 = 100 trang in. Trong trường hợp này, các hộp mực màu bổ sung cần được thêm vào quy trình thử nghiệm mà tất cả các màu sẵn có cho đến khi hộp mực đen cuối ngừng hoạt động theo phương pháp thử nghiệm hiệu suất hộp mực được chuẩn hóa theo ISO/IEC. Kết quả từ mọi hộp mực bổ sung này có trong việc đánh giá thuộc tính điểm.

Ngoài các điểm mẫu được tính toán nêu trên, các biểu đồ thử nghiệm cũng phải được thu thập tức thời trước khi bắt đầu thử nghiệm.

Quy trình thu thập mẫu này gắn với số trang của máy in và không liên quan trực tiếp tới số trang in cho các hộp mực riêng lẻ. Các mẫu phải được thu thập trong suốt vòng đời hộp mực nhưng không cần thiết tại thời điểm đầu tiên hoặc thời điểm ngừng hoạt động của tất cả hộp mực.

7.6.3  Thủ tục thử nghiệm

Một phương pháp thử nghiệm hiệu năng phải có đặc tả các bước của thủ tục thử nghiệm bao gồm:

a) Tiêu chí hoàn thành thử nghiệm.

b) Số lượng máy in và hộp mực.

c) Chuẩn bị của bên cung cấp, thiết bị máy in, môi trường in, môi trường đo và biểu đồ thử nghiệm.

d) Tiến hành in và phương thức xác định các điểm thử nghiệm tuổi thọ hộp mực đối với dữ liệu của thuộc tính điểm.

e) Xử lý nhiều hộp mực với hiệu suất khác nhau đối với biểu đồ thử nghiệm đầy đủ và dữ liệu đo hợp lệ thống kê.

7.6.4  Điều chỉnh và đo các thành phần biểu đồ thử nghiệm đối với giá trị thuộc tính trang

Bất kỳ loại bản in nào cũng phải được giữ ít nhất 24 giờ. Các phép đo phải được tiến hành sau khi điều chỉnh/giữ bản in. Môi trường đo và môi trường giữ bản in biểu đồ thử nghiệm có thể ảnh hưởng tới các giá trị màu được đo và khả năng biến đổi trong các kết quả đo.

Đối với phương pháp thử nghiệm giá trị thuộc tính trang, các phép đo và việc gi bản in biểu đồ thử nghiệm cho phép đo và chuẩn bị của giai đoạn thử nghiệm kế tiếp phải được quy định để triển khai trong môi trường được kiểm soát mà không hạn chế thời gian hoặc được thiết lập trong một môi trường ít bị hạn chế thời gian.

đặc tả môi trường giữ bản in biểu đồ thử nghiệm được kiểm soát không hạn chế thời gian phải tuân theo các tập điều kiện sau:

Bản in biểu đồ thử nghiệm phải được giữ trong tối, với các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương đối được kiểm soát là 23 ± 2°C, 50 ±10% RH trong khi chờ đo và giữ giữa các giai đoạn thử nghiệm.

đặc tả đối với môi trường đo được kiểm soát mà không hạn chế thời gian quy trình đo phải tuân theo các tập điều kiện sau:

Độ sáng xung quanh trên bề mặt in biểu đồ thử nghiệm không lớn hơn 200 Ix, nhiệt độ và độ ẩm tương đối được kiểm soát là 23 ± 2°C, 50 ± 10% RH.

đặc tả đối với việc giữ bản in biểu đồ thử nghiệm và/hoặc phép đo được thiết lập trong môi trường ít bị kiểm soát hơn sau khi điều chỉnh in biểu đồ thử nghiệm phải yêu cầu các bản in biểu đồ thử nghiệm được giữ lại hoặc đo trong môi trường ít bị kiểm soát hơn tối đa 2 giờ trước lúc đo. Môi trường ít bị kiểm soát hơn phải được quy định để có nhiệt độ tối đa là 30°C và độ ẩm tối đa là 75% RH, với độ sáng xung quanh trên bề mặt in biểu đồ thử nghiệm ít hơn hoặc bằng 1000 Ix.

CHÚ THÍCH 1 Ánh sáng phân tán giảm độ chính xác của phép đo tiến hành trong môi trưng chiếu sáng ít bị kiểm soát hơn. Việc che chắn thiết bị đo khi ánh sáng trực tiếp mà việc chiếu sáng bề mặt đo thực tế lớn hơn 200 Ix có thể tăng cường tính chính xác đo và khả năng lặp lại.

Dung sai nhiệt độ và độ ẩm đối với việc giữ bản in biểu đồ thử nghiệm và môi trường đo áp dụng cụ thể cho các vùng phụ cận mà các bản in biểu đồ thử nghiệm được giữ và đo. Các biến đổi vận hành, sự thống nhất vận hành và độ không đảm bảo của phép đo phải có trong dung sai được chỉ ra trong các vùng phụ cận này.

Môi trường đo và môi trường giữ bản in biểu đồ thử nghiệm, đối với nhiệt độ, % RH và các mức sáng, biến đổi và sự thống nhất phải có trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực.

Nếu giá trị thuộc tính trang được quy định về đo màu, các thuộc tính này phải được đo, sử dụng điều kiện đo cụ thể của ISO 13655. Các yêu cầu điều kiện đo cụ thể phải bao gồm việc phân bổ phổ công suất của sự cố thông lượng trên bề mặt mẫu và chỉ số hiện tượng meta2 của nguồn chiếu sáng, việc bồi mẫu và độ sáng của tính tristimulus và máy quan sát. Việc bồi mẫu được sử dụng phải có trong báo cáo thuộc tính hộp mực. Các điều kiện đo phải được quy định nhằm phù hợp trong suốt quá trình thử nghiệm.

Nhằm phù hợp với ISO 13655, các giá trị tristimulus được tính toán và các giá trị CIELAB tương ứng của việc đo màu phải được tính toán, sử dụng độ sáng CIE D50 bằng bộ quan sát màu chuẩn CIE 1931 (thường tham chiếu tới bộ quan sát chuẩn 2°)

Nếu giá trị thuộc tính trang được quy định về mật độ quang học, các thuộc tính này phải được đo theo ISO 5-3. Phương pháp thử nghiệm phải quy định dù có hoặc không có bộ lọc UV, sản phẩm quang phổ cụ thể (ví dụ: trạng thái A, trạng thái T) được sử dụng, việc bồi mẫu được sử dụng và phải quy định rằng: thông báo phải bao hàm các điều kiện đo này. Các điều kiện đo phải được quy định nhằm phù hợp trong suốt quá trình thử nghiệm.

Một thiết bị đo phải sử dụng tất cả phép đo trung bình hoặc tích hợp của các bản in của thành phần biểu đồ thử nghiệm trong một tính toán hoặc thống kê. Ví dụ: giá trị mật độ của thành phần biểu đồ thử nghiệm trong N bản in lặp phải được đo, sử dụng cùng thiết bị đo.

CHÚ THÍCH 2 Thỏa thuận giữa các thiết bị, trong cùng mô hình thiết bị, giả định cả hai thiết bị theo trình tự thông thường và các thông số chứng nhận của chúng, có thể nằm giữa 0,8 deltaE và tối đa là 2 deltaE. Giới hạn sai số này liên quan tới các phép đo của tài liệu tham chiếu mà các sai số thực tế có thể nhiều hơn các hạn chế này. Ngoài ra, nếu so sánh các thiết bị của bên cung cấp, sự khác biệt về sai số hiệu chuẩn tuyệt đối chưa biết giữa các thiết bị phải được xem xét.

7.6.5  Thủ tục xử lý hộp mực hoặc máy in bị lỗi

Trong suốt quá trình thử nghiệm, hư hỏng của hộp mực hoặc máy in có thể xảy ra. Các phương pháp thử nghiệm hiệu năng phải quy định việc xử lý phù hợp các hộp mực hoặc máy in bị lỗi.

Các hư hỏng hộp mực được quy định khi xảy ra các vấn đề trong việc thay thế hộp mực trước khi hộp mực ngừng hoạt động được quy định theo phương pháp thử nghiệm được chuẩn hóa hoặc quy định trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142). Các ví dụ trong trường hợp của hộp mực có thể là: rò rỉ màu quá mức, hư hỏng cu trúc… Hư hng máy in được xác định là các sai sót rõ ràng không phải do người dùng, ngăn cản hoạt động thông thường của máy in từ lúc diễn ra. Ví dụ của trường hợp này là hư hỏng của cơ cấu cấp giấy trên máy in.

7.6.5.1  Hộp mực bị lỗi

Trong trường hợp này, số biểu đồ thử nghiệm được in và nguyên do hư hỏng phải có trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực. Sau đó, hộp mực phải được thay thế bằng một hộp mực mới và thử nghiệm được tiếp tục. Các phương pháp thử nghiệm hiệu năng được chuẩn hóa hoặc quy định trong bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142) phải quy định việc xử lý hộp mực ngừng hoạt động trước và dù hộp mực nào được phân loại là bị lỗi. Nhằm xác định thuộc tính, hộp mực bị lỗi phải không được sử dụng. Các phương pháp thử nghiệm hiệu năng phải yêu cầu: các thử nghiệm được xem xét hợp lệ, ít nhất số bộ hộp mực tối thiểu phải được chạy trên các điểm thử nghiệm tuổi thọ hộp mực đã định.

7.6.5.2  Máy in bị lỗi

Trong trường hợp này, các phương pháp thử nghiệm hiệu năng phải quy định: máy in phải được thay thế hoặc sửa chữa và hộp mực mới phải được sử dụng cho thử nghiệm kế tiếp. Trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực, số biểu đồ thử nghiệm được in bởi hộp mực thay thế phải được ghi lại: các hộp mực đã được thay thế do hư hng máy in. Hư hỏng máy in phải được ghi chú và việc thay thế s se-ri của máy in phải được ghi lại. Đối với thử nghiệm được xem xét hợp lệ, ít nhất số hộp mực tối thiểu trên từng máy in cn được chạy trên từng điểm thử nghiệm tuổi thọ hộp mực đã định. Trong các phương pháp thử nghiệm hiệu năng, dữ liệu thu được trước khi máy in hư hỏng không được sử dụng cho việc tính toán thuộc tính trừ khi có thể chứng minh rằng hư hỏng máy in không ảnh hưởng tới các hộp mực được thử nghiệm trước đó. Biện minh này phải có trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực.

8  Khung yêu cầu cho xác định giá trị thuộc tính công bố

8.1  Xác định giá trị công bố đối với thuộc tính tuổi thọ hoặc vật lý liên tục

Độ lệch chuẩn và độ lệch trung bình đối với thuộc tính tuổi thọ hoặc vật lý liên tục thu được trong các phép chạy thử nghiệm (ví dụ: n = 9)

Mẫu trung bình đối với hộp mực đã cho, 

Đ lch mẫu chuẩn đối với hộp mực đã cho, 

xi là giá trị thuộc tính hộp mực cá nhân (ví dụ: đối với hiệu suất trong TCVN 9092 (ISO/IEC 19752), số trang thử nghiệm chuẩn được in giữa thời điểm cài đặt hộp mực và thời điểm hộp mực ngừng hoạt động)

n là cỡ mẫu. Trong ví dụ, n = 9 (Thông thường, phải lớn hơn hoặc bằng 9)

Đối với các giá trị thuộc tính được phân phối chuẩn, giá trị có thể được ghi với độ tin cậy 90% mà giá trị trung bình thực đối với thuộc tính tuổi thọ của hộp mực thuộc các giá trị sau:

Giới hạn tin cậy dưới = 

Giới hạn tin cậy trên = 

Giá trị tα,n-1 có thể tìm thấy trong Bảng t-Distribution của Student với n-1 bậc tự do (df hay v) và một α của 0,1 (trong ví dụ, n-1 = 9 -1 = 8). Giá trị này đưa ra một khoảng tin cậy hai phía với độ tin cậy 90%. Giá trị t-thống kê cụ thể này với 8 bậc tự do, và độ tin cậy 90% là tα,n-1 = 1,860.

Giá trị này chỉ được sử dụng trong tính toán nêu trên. Một cỡ mẫu khác và/hoặc khoảng tin cậy khác cần mang lại một tα,n-1 khác.

Nếu các giá trị thuộc tính không được phân phối chuẩn thì các phương pháp thay thế phải được sử dụng nhằm xác định các giới hạn tin cậy. Ví dụ, dữ liệu có thể được chuyển đổi chức năng thành một bộ giá trị được phân phối chuẩn. Các giới hạn tin cậy đối với dữ liệu được chuyển đổi có thể tìm thấy sau đó. Các giá trị này có thể chuyển đổi ngược nhằm thiết lập các giới hạn tin cậy đối với thuộc tính thực tế.

Khi các giá trị cao hơn đối với thuộc tính tuổi thọ hay thuộc tính vật lý được ưu tiên thì giá trị được công bố phải được xác định ở tại hoặc bên dưới giá trị tin cậy 90% thấp hơn được tính toán. Khi giá trị thấp hơn đối với thuộc tính tuổi thọ hay thuộc tính vật lý được ưu tiên thì giá trị được công bố phải được xác định ở tại hay trên giá trị tin cậy 90% cao hơn được tính toán. Khi không có giá trị nào được ưu tiên thì việc công bố các thuộc tính bao gồm các giá trị trung bình và các giới hạn tin cậy trên và dưới 90%.

8.2  Xác định giá trị công bố đối với thuộc tính điểm liên tục

Khi tối thiểu 3 bộ hộp mực được in theo từng máy in, khoảng lấy mẫu được quy định cho việc xác định thuộc tính điểm cần chỉ ra trong bộ hộp mực của khoảng 15 biểu đồ thử nghiệm hoặc các trang tệp tin thử nghiệm với mỗi loại từ mỗi máy in. Đối với một thử nghiệm với tối thiểu 3 máy in và 3 bộ hộp mực với từng máy in, tổng số mẫu thử nghiệm thu được là khoảng 45. Điều này nhằm xác định khoảng 45 giá trị thuộc tính trang. Cỡ mẫu tăng khi có nhiều máy in hoặc nhiều bộ hộp mực hơn được sử dụng trong các thử nghiệm. Lượng mẫu thực tế có thể cao hoặc thấp hơn giá trị được tính toán do biến đổi hiệu suất giữa các hộp mực.

Đối với mỗi thuộc tính điểm, độ lệch chuẩn và độ lệch trung bình đối với thuộc tính điểm cần thu được từ các giá trị thuộc tính trang (ví dụ, n = 45)

Mẫu trung bình đối với thuộc tính điểm đã cho, 

Độ lệch chuẩn mẫu đối với thuộc tính điểm đã cho, 

xi là giá trị thuộc tính trang riêng

n là cỡ mẫu. Trong ví dụ, n = 45.

Đối với giá trị thuộc tính được phân phối chuẩn, giá trị có thể được ghi với độ tin cậy 90% mà giá trị trang trung bình thực của thuộc tính điểm nằm trong các giá trị sau:

Giới hạn tin cậy dưới trên giá trị trung bình = 

Giới hạn tin cậy trên giá trị trung bình = 

Đối với giá trị thuộc tính được phân phối chuẩn, giá trị có thể được ghi với độ tin cậy 90% mà giá trị trang riêng của thuộc tính điểm nằm trong các giá trị sau:

Giới hạn tin cậy dưới đối với (các) giá trị cá nhân = 

Giới hạn tin cậy trên đối với (các) giá trị cá nhân = 

Giá trị tα,n-1 có thể tìm thấy trong Bảng t-Phân bổ của Student với n-1 bậc tự do (df hay v) và một α của 0,1 (trong ví dụ, n-1 = 45 – 1 = 44). Điều này đưa ra khoảng tin cậy hai phía với độ tin cậy 90%. Giá trị t-thống kê cụ thể với 44 bậc tự do và độ tin cậy 90% là tα,n-1 = 1,680.

Giá trị này chỉ có thể sử dụng trong tính toán nêu trên. Một cỡ mẫu khác và/hoặc khoảng tin cậy khác cần mang lại một tα,n-1 khác.

Nếu giá trị thuộc tính không được phân phối chuẩn thì các phương pháp thay thế phải được sử dụng nhằm xác định giới hạn tin cậy. Ví dụ, dữ liệu có thể chuyển đổi chức năng thành một bộ giá trị được phân phối chuẩn. Các giới hạn tin cậy đối với dữ liệu được chuyển đổi có thể tìm thấy sau đó. Các giá trị này có thể chuyển đi ngược sau đó nhằm thiết lập các giới hạn tin cậy đối với thuộc tính thực tế.

Khi báo báo các giá trị đối với thuộc tính điểm trong báo cáo khách hàng với kết quả mô tả đặc tính hộp mực và trong báo cáo thử nghim thuộc tính hộp mực, tất cả các điều sau phải có: giá trị trung bình, các giới hạn tin cậy trên và giới hạn tin cậy dưới trên giá trị trung bình và các giới hạn tin cậy trên và giới hạn tin cậy dưới 90% cho các giá trị riêng.

8.3  Xác định giá trị công bố đối với các thuộc tính: nhị thức vật lý, điểm và tuổi thọ

Hiệu năng của một loại hộp mực liên quan tới các thuộc tính nhị thức phải được mô tả bằng việc xác định giá trị trung bình đối với thuộc tính và giới hạn tin cậy 90% đối với thuộc tính dựa trên phân phối nhị thức sử dụng phương pháp Clopper-Person. Ví dụ: nếu 3 lần xuất hiện một thuộc tính nhị thức được giám sát trong một thử nghiệm 45 hộp mực thì:

Giá trị trung bình là 6,7%.

Giới hạn tin cậy 90% trên là 1,8%.

Giới hạn tin cậy 90% dưới là 16,4%.

Tất cả các giá trị này có trong mọi công bố của thuộc tính nhị thức.

9  Khung yêu cầu cho báo cáo kết quả mô tả đặc tính hộp mực

Nhằm phù hợp với TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2), mỗi thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực phù hợp với khung mô tả đặc tính hộp mực trong TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2) phải quy định việc báo cáo các kết quả mô tả đặc tính hộp mực của báo cáo khách hàng và báo cáo các kết quả mô tả đặc tính hộp mực của báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực.

Một mẫu có trong từng thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực phải quy định dữ liệu được thể hiện, định dạng dữ liệu, bộ mô tả dữ liệu trình diễn và thiết bị đo dữ liệu đối với báo cáo của các kết quả tóm tắt mô tả đặc tính hộp mực. Mẫu kết quả tóm tắt mô tả đặc tính hộp mực phải phù hợp với việc sử dụng các kết quả tóm tắt mô tả đặc tính hộp mực trong một báo cáo khách hàng của TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2) và việc sử dụng các kết quả tóm tắt mô tả đặc tính hộp mực trong báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực theo mẫu báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực của tiêu chuẩn phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực.

Một mẫu có trong từng tiêu chuẩn phương pháp thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực phải quy định việc trình bày hoàn thiện của báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực của các thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực, theo tính toán dữ liệu và báo cáo các yêu cầu của khung mô tả đặc tính hộp mực của TCVN 11653-2 (ISO/IEC 29142-2). Báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực phải bao gồm các kết quả tóm tắt mô tả đặc tính hộp mực. Mẫu này phải bao gồm đặc tả của dữ liệu được báo cáo, định dạng dữ liệu, bộ mô t dữ liệu trình diễn và các thiết bị đo dữ liệu đối với các kết quả mô tả đặc tính hộp mực kỹ thuật. Tất cả thông số được quy định và có thể cấu hình trong các thủ tục cùng với tất cả dữ liệu thông tin điều kiện thử nghiệm phải có trong kết quả mô tả đặc tính hộp mực kỹ thuật.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Thuật ngữ tham chiếu chéo

A.1  Thuật ngữ chung cho hệ thống mực bột và máy in phun

1. Máy in đen trắng

2. Hộp mực

3. Cấu kiện hộp mực

4. Bên thu thập hộp mực

5. Định danh hộp mực

6. Bộ hộp mực

7. Bên cung cấp hộp mực

8. Máy in màu

9. Bộ phận chứa

10. Nguyên liệu đọng

11. Hộp mực được nạp

12. Máy in đa chức năng (MFP)

13. Hộp mực không chính hãng

14. Hộp mực chính hãng

15. Bên sản xuất thiết bị chính hãng (máy in OEM)

16. Máy in ảnh

17. Máy in

18. Máy in một chức năng

19. Chất nền

20. Bộ phận có thể thay thế bởi người dùng

A.2  Thuật ngữ in liên quan tới mực lỏng và hộp mực lỏng

1. Mực lỏng khô

2. Mực lỏng

3. Hộp mực lỏng

4. Cơ cấu đọng mực lỏng

5. Bộ phận truyền mực lỏng

6. Máy in phun

7. Hộp mực lỏng tích hợp

8. Hộp mực lỏng nhiều ngăn

9. Mực lỏng không màu

10. Mực lỏng có màu

11. Hộp mực lỏng một ngăn

A.3  Thuật ngữ in liên quan đến mực bột và hộp mực bột

1. Hộp mực bột nguyên khối

2. Bộ phận hiện ảnh

3. Máy in ảnh điện

4. Mực bột không màu

5. Bộ phận thu nhận ảnh

6. Mực bột

7. Cơ cấu đọng mực bột

8. Hộp mực bột

A.4  Thuật ngữ môi trường

1. Ngừng hoạt động

2. Đốt chất thải

3. Chôn lấp chất thải

4. Vòng đời

5. Bảng dữ liệu an toàn nguyên liệu (MSDS) hoặc Bảng dữ liệu an toàn (SDS)

6. Tái chế

7. Phục hồi

8. Tái nạp

9. Bên tái nạp

10. Tái sản xuất

11. Bên tái sản xuất

12. Tái sử dụng

13. Thu hồi

14. Năng lượng từ chất thải

A.5  Thuật ngữ về phương pháp thử nghiệm

1. Thuộc tính nhị thức

2. Báo cáo thử nghiệm thuộc tính hộp mực

3. Thử nghiệm mô tả đặc tính hộp mực

4. Hộp mực ngừng hoạt động

5. Thời điểm hoàn thành phần trăm tuổi thọ hộp mực

6. Thuộc tính liên tục

7. Phạm vi dung sai thuộc tính qua hệ thống

8. Báo cáo khách hàng

9. Thuộc tính rời rạc

10. Tuổi thọ hộp mực dự tính

11. Thuộc tính tuổi thọ

12. Giá trị thuộc tính trang

13. Thuộc tính hiệu năng

14. Thuộc tính vật lý

15. Thuộc tính điểm

16. Sai số chuẩn

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 289 (SO 287), Giấy và các tông – Xác định hàm lượng ẩm của một lô – Phương pháp sấy khô

[2] TCVN 3652 (ISO 534), Giấy và các tông – Xác định độ dày, tỷ trọng và thể tích riêng

[3] TCVN 6726 (ISO 535), Giấy và các tông – Xác định độ hút nước – Phương pháp Cobb

[4] TCVN 1270 (ISO 536), Giấy và các tông – Xác định định lượng

[5] TCVN 10973 (ISO 2469), Giấy, các tông và bột giấy – Xác định hệ số bức xạ khuếch tán

[6] TCVN 1865-1 (ISO 2470-1), Giấy, các tông và bột giấy – Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh – Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ sáng ISO)

[7] TCVN 6728 (ISO 2471), Giấy và các tông – Xác định độ đục (nền giấy) – Phương pháp phản xạ khuếch tán

[8] ISO 2493-1, Paper and board – Determination of bending resistance – Part 1: Constant rate of deflection

[9] ISO 2493-2, Paper and board – Determination of bending resistance – Part 2: Taber-type tester

[10] ISO 5628, Paper and board – Determination of bending stiffness – General principles for two-point, three-point and four-point methods

[11] ISO 5631-1, Paper and board – Determination of colour by diffuse reflectance – Part 1: Indoor daylight conditions (C/2 degrees)

[12] ISO 5631-2, Paper and board – Determination of colour by diffuse reflectance – Part 2: Outdoor daylight conditions (D65/10 degrees)

[13] ISO 5631-3, Paper and board – Determination of colour by diffuse reflectance – Part 3: Indoor illumination conditions (D50/2 degrees)

[14] TCVN 10974-1 (ISO 8254-1), Giấy và các tông – Xác định độ bóng phản chiếu – Độ bóng tại góc 75° với chùm tia hội tụ, phương pháp TAPPI

[15] TCVN 10974-2 (ISO 8254-2), Giấy và các tông – Xác định độ bóng phản chiếu – Độ bóng tại góc 75° với chùm tia song song, phương pháp DIN

[16] ISO 8254-3, Paper and board – Measurement of specular gloss – Part 3: 20 degree gloss with a converging beam, TAPPI method

[17] TCVN 10975-2 (ISO 8791-2), Giấy và các tông – Xác định độ nhám/độ nhẵn (Phương pháp không khí thoát qua) – Phần 2: Phương pháp Bendtsen

[18] TCVN 10975-3 (ISO 8791-3), Giấy và các tông – Xác định độ nhám/độ nhẵn (Phương pháp không khí thoát qua) – Phần 3: Phương pháp Sheffield

[19] ISO 11475, Paper and board – Determination of CIE whiteness, D65/10 degrees (outdoor daylight)

[20] ISO 11476, Paper and board – Determination of CIE whiteness, C/2 degrees (indoor illumination conditions)

[21] TCVN ISO 14040 (ISO 14040), Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Nguyên tắc và khuôn khổ

[22] ISO 15359, Paper and board – Determination of the static and kinetic coefficients of friction- Horizontal plane method

[23] ISO 22414, Paper – Cut-size office paper – Measurement of edge quality

[24] ASTM 1345, Standard Practice for Reducing the Effect of Variability of Color Measurement by Use of Multiple Measurements

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

 Tài liệu viện dẫn

 Thuật ngữ và định nghĩa

 Yêu cầu

 Cấu trúc của bộ TCVN 11653 (ISO/IEC 29142)

 Khung tổng quan mô tả đặc tính hộp mực

 Khung thuộc tính cho thử nghiệm và mô tả đặc tính hộp mực

8  Khung yêu cầu cho xác định giá trị thuộc tính công bố

 Khung yêu cầu cho báo cáo kết quả mô tả đặc tính hộp mực

Phụ lục A (tham khảo) Thuật ngữ tham chiếu chéo

Thư mục tài liệu tham khảo



2 Hiện tượng meta (metamerism) là hiện tượng 2 màu nhìn giống nhau dưới nguồn sáng này, nhưng khác nhau dưới nguồn sáng kia.

tin noi bat
  • Lưu trữ
  • Ghi chú 
  • Ý kiến
  • Facebook
  • Email
  • In
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11653-1:2016 (ISO/IEC 29142-1:2013) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – MÔ TẢ ĐẶC TÍNH HỘP MỰC IN – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG: THUẬT NGỮ, BIỂU TƯỢNG, KÝ HIỆU VÀ KHUNG MÔ TẢ ĐẶC TÍNH HỘP MỰC
Số, ký hiệu văn bản TCVN11653-1:2016 Ngày hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao dịch điện tử
Ngày ban hành 30/12/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản