TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11686:2016 (ISO 13059:2011) VỀ GỖ TRÒN – YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÉP ĐO KÍCH THƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11686:2016

ISO 13059:2011

GỖ TRÒN – YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÉP ĐO KÍCH THƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH

Round timber – Requirements for the measurement of dimensions and methods for the determination of volume

Lời nói đầu

TCVN 11686:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 13059:2011.

TCVN 11686:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu chung đối với phép đo kích thước và phương pháp tính thể tích gỗ tròn. Tiêu chuẩn có tham khảo EN 1309-2:2006

Tiêu chuẩn này nhằm mục đích:

– thiết lập các yêu cầu đối với phép đo kích thước và các phương pháp xác định thể tích gỗ tròn;

– hài hòa các yêu cầu của các hệ thống tiêu chuẩn khác nhau (ISO, CEN và các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia) đối với phép đo kích thước và phương pháp xác định thể tích gỗ tròn;

– đưa ra sự thống nhất về mặt công nghệ và sự nhất quán về mặt khoa học và thông tin kỹ thuật có liên quan đến gỗ tròn;

– giảm bớt rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế đối với gỗ tròn, làm đơn giản hóa các thủ tục khi tiến hành thươnmại và các tính toán có liên quan giữa nhà sản xuất, khách hàng và nhà cung ứng sản phẩm gỗ.

 

G TRÒN – YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÉP ĐO KÍCH THƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TH TÍCH

Round timber – Requirements for the measurement of dimensions and methods for the determination of volume

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chun này quy định các yêu cầu đối với phép đo kích thước và phương pháp xác định th tích gỗ tròn.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), Từ vựng quốc tế về đo lường học – Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM).

ISO 4476:1983, Coniferous and broadleaved sawlogs – Sizes – Vocabulary (Gỗ xẻ cây lá kim và cây lá rộng – Kích cỡ – Từ vựng).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), ISO 4476:1983 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1

Kích thước (dimension)

Giá trị bằng số của kích thước tuyến tính (đường kính, chiều dài, v.v…) theo đơn vị đã chọn của phép đo.

3.2

Đường kính của gỗ tròn (diameter of round timber)

Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song tiếp tuyến mặt bên thân cây tại điểm đo và thuộc mặt cắt vuông góc với trục dọc của gỗ tròn.

3.3

Chiều dài của gỗ tròn (length of round timber)

Khoảng cách ngắn nhất giữa hai đầu của gỗ tròn.

3.4

Chiều dài danh nghĩa của gỗ tròn (nominal length of round timber)

Chiều dài xác định của gỗ tròn, không bao gồm bất kỳ dung sai đường cắt ngang nào.

3.5

Dung sai đường cắt ngang (crosscut allowance)

Phần tăng thêm của chiều dài danh nghĩa nhằm bù vào phần hao hụt khi thực hiện cắt ngang.

3.6

Xác định thể tích gỗ tròn theo từng phần (piece-by-piece determination of round timber volume)

Xác định th tích gỗ tròn dựa trên phép đo đường kính (có hoặc không lớp vỏ) và chiều dài từng phần của gỗ tròn.

3.7

Thể tích thực của gỗ tròn (solid volume of round timber)

Thể tích gỗ tròn không có lớp vỏ và được tính bằng mét khối.

3.8

Thể tích dãy đống gỗ tròn (piled volume of round timber)

Không gian bị choán chỗ bởi một dãy đống gỗ tròn và được tính thông qua các kích thước bên ngoài dãy đống gỗ, bao gồm cả khoảng trống.

3.9

Xác định thể tích gỗ tròn theo nhóm (group determination of round timber volume)

Tính thể tích gỗ tròn bằng phương pháp hình học, bằng cách cân khối lượng hoặc cân thủy tĩnh (xylometric).

3.10

Phương pháp đo (measurement method)

Sự mô tả tng quát việc tổ chức hợp lý các thao tác thực hiện trong phép đo.

CHÚ THÍCH  Có thể phân loại phương pháp đo theo những cách khác nhau như phương pháp đo trực tiếp và phương pháp đo gián tiếp.

[TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 2.5]

3.11

Thủ tục đo (measurement procedure)

Sự mô tả chi tiết phép đo theo một hoặc nhiều nguyên lý đo và theo phương pháp đo đã cho, trên cơ sở một mô hình đo và bao gồm mọi tính toán đ nhận được kết quả đo.

[TCVN 6165:2009 (ISO/IEC Guide 99:2007), định nghĩa 2.6]

3.12

Phép đo trực tiếp (direct measurement)

Phép đo trong đó giá trị đích của đại lượng vật lý thu được trực tiếp bi các thiết bị đo.

3.13

Phép đo gián tiếp (indirect measurement)

Phép đo trong đó giá trị đích của một đại lượng vật lý thu được dựa trên các kết quả của phép đo trực tiếp các đại lượng vật lý khác được liên kết với giá trị đích.

3.14

Hệ số xếp đống của gỗ tròn (coefficient of timber compactness)

Hệ số th hiện thể tích thực so với thể tích dãy đống gỗ của gỗ tròn.

4  Yêu cầu chung đối với phép đo kích thước và phương pháp xác định thể tích gỗ tròn

4.1  Tùy thuộc vào phương tiện đo, sẽ nhận được kích thước gỗ tròn bằng phép đo trực tiếp hoặc gián tiếp.

CHÚ THÍCH  Ví dụ về phép đo gián tiếp kích thước là việc áp dụng các thiết bị đo điện tử.

4.2  Xác định th tích gỗ tròn sử dụng các phép đo gián tiếp, thu được từ các kết quả của phép đo trực tiếp các kích thước của gỗ tròn hoặc các thông số tuyến tính của đống gỗ tròn (bó, kiện, v.v…).

4.3  Khi đo, sử dụng đơn vị mét.

4.4  Khi đo kích thước gỗ tròn, người ta thường muốn giảm số lần đo trong một tổng thể gỗ tròn, để giảm bớt sai số trong phép đo và tăng độ chính xác của phép đo.

4.5  Phải sử dụng các thiết bị đo và các quy trình đo đã được chứng nhận để xác định kích thước và th tích gỗ tròn.

4.6  Quy trình đo phải chỉ rõ độ chính xác phép đo cụ thể có tính đến sai số phép đo xác định.

4.7  Dụng cụ dùng đ đo kích thước gỗ tròn phải đảm bảo được độ chính xác phép đo là: ± 1 mm khi đo đường kính; ± 1 cm khi đo chiều dài.

4.8  Khi đo kích thước gỗ tròn, phải loại b những ảnh hưởng của các khuyết tật gỗ (mắt gỗ, u bướu, hỏng do cơ học) đến kết quả phép đo đã thực hiện.

4.9  Thể tích gỗ tròn có thể được xác định như sau:

– Theo từng cây, theo cách này thể tích của tất cả các cây gỗ tròn được xác định từ kết quả đo đường kính và chiều dài;

– Theo nhóm tập hợp, theo cách này thể tích của nhóm gỗ tròn được xác định dựa vào kích thước của từng bó, kiện hoặc từng kiện vận chuyển.

4.10  Theo nguyên lý của phép đo gỗ tròn, các phương pháp xác định thể tích được sử dụng là: dãy đống gỗ, theo khối lượng, cân thủy tĩnh (xylometric), thiết bị ảnh, quang  điện t.

4.11  Sử dụng các phương pháp khác để xác định th tích gỗ tròn phải theo quy định của phương pháp đó và theo các hợp đồng cung cấp gỗ tròn.

4.12  Phép đo kích thước và th tích gỗ tròn có thể được thực hiện với cây có vỏ hoặc bóc vỏ, do vậy phải quy định phương pháp chuyển đi.

4.13  Phương pháp sử dụng khi đo kích thước và phương pháp xác định thể tích gỗ tròn phải đảm bảo ảnh hưởng mang tính cá nhân đến kết quả đo là nhỏ nhất.

5  Các yêu cầu bổ sung đối với phép đo kích thước gỗ tròn

5.1  Đường kính gỗ tròn, tính bằng centimet là khoảng cách giữa hai đường thng song song với nhau và tiếp tuyến với hai mặt bên đối diện của gỗ tròn. Đường vuông góc đi qua tâm gỗ phải tạo thành một góc vuông với trục dọc của gỗ tròn. Kết quả phép đo đường kính gỗ tròn được làm tròn đến số nguyên. Do vậy, phần thập phân nhỏ hơn 0,5 cm được loại bỏ, phần thập phân bằng và lớn hơn 0,5 cm được làm tròn đến số nguyên tiếp theo.

CHÚ THÍCH: Gỗ tròn có đường kính bằng và lớn hơn 14 cm có thể được đo theo số chẵn và được làm tròn đến số chẵn nguyên. Do vậy, loại b phần thập phân của số nguyên lẻ nhỏ hơn, s lẻ nguyên và phần thập phân lớn hơn số lẻ sẽ được làm tròn lên số chẵn nguyên tiếp theo.

5.2  Tùy theo phương pháp xác định thể tích gỗ tròn được áp dụng, phép đo được tiến hành như sau:

– đo đường kính đầu ngọn của gỗ tròn: đo trực tiếp tại ngọn hoặc tại vị trí cách mặt cắt ngang đầu ngọn tương ứng một khoảng không lớn hơn 15 cm;

– đo đường kính đầu gốc của gỗ tròn: đo trực tiếp tại gốc hoặc tại vị trí cách mặt cắt ngang đầu gốc tương ứng một khoảng không lớn hơn 15 cm;

CHÚ THÍCH  Nếu gỗ tròn sử dụng làm thanh chống, đường kính gốc được đo tại vị trí cách mặt cắt ngang tương ứng một khoảng 50 cm.

– đo đường kính giữa của gỗ tròn: tại trung điểm chiều dài gỗ tròn.

5.3  Đường kính trung bình của gỗ tròn bằng trung bình cộng giá trị của hai đường kính vuông góc với nhau.

5.4  Nếu tại vị trí đo đường kính có khuyết tật hoặc hư hỏng do va đập, đo hai đường kính vuông góc tại vị trí cách vị trí cũ một khoảng không vượt quá 15 cm.

5.5  Nếu thực hiện hai lần đo đường kính, kết qu của mỗi một lần đo được làm tròn đến số nguyên, sau đó tính giá trị trung bình cộng hai lần đo đó và làm tròn theo quy tắc số học đến số nguyên.

5.6  Chiều dài gỗ tròn được đo tính bằng mét là khoảng cách ngắn nhất giữa hai mặt cắt ngang của gỗ tròn và được làm tròn đến 0,01 m b qua dung sai mặt cắt ngang.

5.7  Chiều dài gỗ tròn được đo là khoảng cách ngắn nhất giữa hai mặt cắt ngang song song, và vuông góc với trục dọc của nó.

5.8  Gỗ tròn cong nhiều chiều phải được chia thành các phần thẳng hoặc các phần chỉ cong một chiều, và phải đo riêng chiều dài mỗi một phần đó.

5.9  Chiều dài của gỗ tròn đã cắt ngọn, hoặc gốc được đo từ tâm phần ngọn hoặc phần gốc đến mặt cắt ngang đối diện của gỗ tròn.

6  Các yêu cầu bổ sung đối với các phương pháp xác định thể tích gỗ tròn

6.1  Th tích gỗ tròn tính bằng mét khối và được xác định bằng cách nhân diện tích mặt cắt ngang gỗ tròn với chiều dài danh nghĩa tương ứng.

6.2  Khi sử dụng phương pháp xác định thể tích gỗ tròn theo từng phần, mối quan hệ chung giữa gỗ tròn và các điều kiện của nó cho phép nhận diện đầu ngọn và đầu gốc của gỗ tròn, và có sẵn các dụng cụ đo để xác định kích thước gỗ tròn.

6.3  Sử dụng phương pháp xác định thể tích gỗ tròn theo từng phần đ xác định thể tích thực của gỗ tròn trong đống gỗ tại khu khai thác, công trường và trên phương tiện vận chuyển, và để xác định hệ số xếp đống của gỗ tròn.

6.4  Thể tích lô gỗ tròn, xác định bng phương pháp từng phần, được xác định bằng cách cộng dồn thể tích của từng cây gỗ tròn có trong lô gỗ.

6.5  Kết quả tính th tích được làm tròn đến 0,001 m3 đối với từng cây gỗ tròn và được làm tròn đến 0,01 m3 đối với từng lô gỗ tròn.

6.6  Th tích từng cây gỗ tròn có thể được xác định theo bảng tính th tích (tham khảo TCVN 1283).

6.7  Khi sử dụng phương pháp dãy đống gỗ để xác đnh th tích gỗ tròn, phải đo các kích thước tuyến tính của đống gỗ (chiều dày, độ cao, chiều rộng) và thể tích thực của gỗ tròn được xác định thông qua hệ số xếp đống của gỗ tròn.

6.8  Thể tích tổng của lô gỗ tròn được xác định bằng cách cộng dồn thêm thể tích của từng đống gỗ tròn có trong lô và được làm tròn đến 0,001 m3.

6.9  Khi thể tích gỗ tròn được xác định bằng phương pháp thể tích dãy đống gỗ, phải đưa ra quy định về vị trí đo, phương pháp đo và số lần đo trực tiếp các kích thước.

6.10  Khi xác định thể tích thực của đống gỗ tròn, phải đưa ra quy định về phương pháp tính toán, phương pháp xác định và hệ số xếp đống của gỗ tròn.

6.11  Nếu xy ra sự sai lệch trong quá trình tính thể tích gỗ tròn theo phương pháp tập hợp, phương pháp tính từng phần thể tích phải được sử dụng.

6.12  Thể tích gỗ tròn chứa trong toa tàu, tàu thủy hoặc phương tiện vận ti có thể được xác định theo khối lượng.

6.13  Khối lượng lô gỗ tròn của một lô vận chuyển được tính xem xét khi không có sự sai khác giữa khối lượng toàn bộ và khối lượng thực của lô, tính bằng tấn.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] EN 1309-2:2006, Round and sawn timber – Method of measurement of dimensions – Part 2: Round timber – Requirements for measurement and volume calculation rules (Gỗ tròn và gỗ x – Phương pháp đo kích thước – Phần 2: Gỗ xẻ – Yêu cầu đối với phép đo và quy tắc tính thể tích).

[2] GOST 2292-88, Round timber – Marking, grading, transportation, methods of measurement and acceptance (Gỗ tròn – Đóng gói, phân hạng, vận chuyển, phương pháp đo và chấp nhận).

[3] GOST 9462-88, Round timber of broad leaved species – Specifications (Gỗ tròn các loài cây lá rộng – Yêu cu kỹ thuật).

[4] GOST 9463-88, Round timber of coniferous species – Specifications (G tròn các loài cây lá kim – Yêu cầu kỹ thuật).

[5] GOST 22298-76, Coniferous saw logs for export – Technical requirements (Gỗ xẻ cây lá kim để xuất khẩu – Yêu cầu kỹ thuật).

[6] GOST 25346-89, Basic norms of interchangeability – Unified system of tolerances and fits. General, series of tolerances and fundamental deviations (Các chỉ tiêu cơ bản sự thay thế – Hệ thống đồng bộ của dung sai và sự phù hợp. Tng quan, chuỗi dung sai và độ lệch cơ bản).

[7] GOST R 52117-2003, Round timber – Measuring methods (Russia), [Gỗ tròn – Phương pháp đo (Nga)].

[8] STB 1667-2006, Pulpwood – Methods of volume determination – Technical conditions (Belarus) [Bột giấy – Phương pháp tính thể tích – Điu kiện kỹ thuật (Belarus)].

[9] STB 1711-2007, Coniferous round timber – Technical conditions (Belarus) [Gỗ tròn cây lá kim – Điều kiện kỹ thuật (Belarus)].

[10] STB 1712-2007, Hardwood round timber – Technical conditions (Belarus) [Gỗ tròn cây lá rộng – Điều kiện kỹ thuật (Belarus)].

[11] GB/T 144-1995, Log inspections (China) [Giám định khúc (Trung Quốc)].

[12] TCVN 1283-86, Gỗ tròn – Bng tính thể tích

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11686:2016 (ISO 13059:2011) VỀ GỖ TRÒN – YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÉP ĐO KÍCH THƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH
Số, ký hiệu văn bản TCVN11686:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản