TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11769:2017 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG HỒI
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11769:2017
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG HỒI
Forest tree cultivars – Illicium verum hook.f
Lời nói đầu
TCVN 11769:2017 do Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG HỒI
Forest tree cultivars – Illicium verum Hook.f
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra áp dụng đối với cây giống hồi.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Cây giống (Seedling)
Cây con được ươm từ vật liệu giống có nguồn gốc rõ ràng.
2.2
Lô cây giống (Cultivar lot)
Các cây giống được sản xuất cùng một đợt theo cùng một phương pháp.
2.3
Cây trội (Plus clump)
Cây mẹ (Plus clump)
Cây tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống để nhân giống.
3 Yêu cầu kỹ thuật
Các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật của cây giống hồi được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật cây giống hồi
Chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Hình thái | Cây sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh, lá xanh, không cụt ngọn, không có dấu hiệu của các loại bệnh hại |
2. Tuổi cây | Tối thiểu 18 tháng tuổi |
3. Nguồn gốc | Lấy từ cây mẹ/cây trội có nguồn gốc rõ ràng. |
4. Chiều cao cây | Tối thiểu 40 cm. |
5. Đường kính gốc (tại vị trí cổ rễ) | Tối thiểu 0,5 cm |
6. Bầu cây | Đường kính từ 9 cm đến 12 cm; chiều cao từ 12 cm đến 15 cm, bầu đất có từ 6 đến 8 lỗ ở phía đáy bầu và quanh thành bầu |
4 Phương pháp kiểm tra
4.1. Thời điểm kiểm tra
Khi xuất cây
4.2 Lấy mẫu
Lấy ngẫu nhiên tối thiểu 100 cây nhưng không quá ¼ tổng số cây đối với lô trên 1000 cây, tối thiểu 30 cây nhưng không quá ¼ tổng số cây đối với lô dưới 1000 cây để kiểm tra. Nếu có yêu cầu khác thì các bên liên quan tự thỏa thuận lượng mẫu.
4.3 Hình thái
Quan sát bằng mắt thường.
4.4 Tuổi cây
Xác định qua hồ sơ/nhật ký sản xuất cây giống.
4.5 Chiều cao cây
Sử dụng thước, đo từ mặt bầu đến đỉnh sinh trưởng của cây.
4.6 Đường kính gốc
Sử dụng thước kẹp, đo tại vị trí gốc sát mặt bầu.
4.7 Bầu cây
Sử dụng thước, đo từ đáy bầu đến mặt bầu; sử dụng thước kẹp, đo tại vị trí giữa đáy bầu và mặt bầu.
4.8 Kết luận
Một lô cây giống được coi là đạt yêu cầu khi 100% số mẫu kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 1.
5 Ghi nhãn
Nội dung nhãn bao gồm:
– Tên sản phẩm;
– Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất;
– Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là TCVN 11769:2017;
– Tuổi cây;
– Chiều cao cây;
– Đường kính gốc;
– Số lượng cây;
– Tình trạng sâu bệnh;
– Hướng dẫn trồng và chăm sóc (nếu có).
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Ngọc Bình, Trần Quang Việt (2002). Cây Hồi (Illicium verum Hook.). NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002;
[2] Dự án Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam pha II (2007). Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2007.
[3] Sở NN&PTNT Lạng Sơn (2008). Quy trình kỹ thuật canh tác, chế biến và bảo quản Hồi Lạng Sơn.
[4] Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11769:2017 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG HỒI | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11769:2017 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn |
Ngày ban hành | 01/01/2017 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |