TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11772:2016 (ISO 379:1980) VỀ THIẾT BỊ THỂ DỤC – XÀ ĐƠN
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11772:2016
ISO 379:1980
THIẾT BỊ THỂ DỤC – XÀ ĐƠN
Gymnastic equipment – Horizontal bar
Lời nói đầu
TCVN 11772:2016 hoàn toàn tương đương ISO 379:1980.
TCVN 11772:2016 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ THỂ DỤC – XÀ ĐƠN
Gymnastic equipment – Horizontal bar
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tính năng và an toàn cho xà đơn để sử dụng trong thi đấu và tập luyện, nhằm cho phép đánh giá thành tích một cách chính xác.
2 Kích thước
Các kích thước của xà đơn nên theo các chỉ dẫn trong Hình 1. Các kích thước khác sẽ do nhà sản xuất quy định.
Hình dạng xà đơn không nhất thiết giống như mô tả ở Hình 1.
Khoảng cách giữa hai tâm của hai chốt ở hai đầu xà là 2 400 mm, cho phép độ võng của xà trên mặt phẳng thẳng đứng, có thể bằng kích thước từ tâm đến tâm của trụ đỡ.
Độ cao của xà dùng để thi đấu phải là (2 550 ± 5) mm.
3 Vật liệu
Thanh xà phải được làm bằng thép không gỉ, có độ bền kéo tối thiểu là 1 200 N/mm2
Trụ đỡ phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương.
4 Cấu tạo
Lớp hoàn thiện bề mặt của thanh xà phải tương ứng với Ra = 1,6 μm ÷ 1,8 μm
Toàn bộ kết cấu phải được bảo vệ chống ăn mòn.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 1 – Kích thước của xà đơn
5 Thiết kế
5.1 Yêu cầu chung
Các chốt của thanh xà không được nhô ra để tránh mọi khả năng gây chấn thương khi tiếp xúc với chúng.
5.2 Điểm tỳ đầu xà
Điểm tỳ đầu xà trên trụ đỡ phải được thiết kế sao cho xà có thể dao động tự do mà không gây ra tiếng động.
Thanh xà phải được cố định chắc chắn để chống lại sự quay quanh trục của nó.
5.3 Độ đàn hồi
Thanh xà phải có độ đàn hồi đồng nhất, được xác định theo phương pháp thử dưới đây (xem Hình 2).
Khi thanh xà được điều chỉnh lên độ cao 2 550 mm, với lực thử F = 2 200 N tại tâm mặt trên của thanh xà, độ võng thanh xà là f = (90 ± 10) mm.
Sau khi xả tải, thanh xà phải trở lại vị trí ban đầu của nó.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 2 – Độ đàn hồi của xà đơn
5.4 Cơ cấu kéo căng
Xà đơn khi sẵn sàng để sử dụng, phải được lắp đặt với lực kéo căng là 1 400 N ± 100 N, kết quả này được đọc trực tiếp từ đồng hồ đo độ căng.
CHÚ THÍCH: Giá trị 1 400 N vẫn đang được xem xét. Giá trị này có ảnh hưởng quyết định đến các tính chất chức năng của xà.
Bộ phận kéo căng xà phải có các tăng đơ bước ren thuận (giữa trụ đỡ và cơ cấu kéo căng) ở phía dây kéo căng
Bốn điểm nối giữa trụ đỡ và cơ cấu kéo căng cũng như các điểm gắn giữa dây và mặt sàn phải chịu được tải trọng thử tối thiểu là 8 000 N mà không xảy ra bất kỳ biến dạng nào theo thời gian.
5.5 Điều chỉnh thanh xà
Phải điều chỉnh được độ cao thanh xà trong khoảng từ 2 450 mm đến 2 750 mm bằng các nấc khóa cách nhau 50 mm.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Kích thước
3 Vật liệu
4 Cấu tạo
5 Thiết kế
5.1 Yêu cầu chung
5.2 Điểm tỳ đầu xà
5.3 Độ đàn hồi
5.4 Cơ cấu kéo căng
5.5 Điều chỉnh thanh xà
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11772:2016 (ISO 379:1980) VỀ THIẾT BỊ THỂ DỤC – XÀ ĐƠN | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11772:2016 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 01/01/2016 |
Cơ quan ban hành |
Bộ văn hóa - thể thao và du lịch |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |