TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11776-11:2017 VỀ DƯỢC LIỆU SAU CHẾ BIẾN – PHẦN 11: HÀ THỦ Ô ĐỎ CHẾ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11776-11:2017

DƯỢC LIỆU SAU CHẾ BIẾN – PHẦN 11: HÀ THỦ Ô ĐỎ CHẾ

Herbal medicine processing – Part 11: Radix Fallopiae multiflorae Preparata

Lời nói đầu

TCVN 11776-11:2017 do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền – Bộ Y tế biên soạn, Tng cục Tiêu chun Đo lường Cht lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11776:2017 Dược liệu sau chế biến, gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 11776-1:2017, Phần 1: Ba kích chế;

– TCVN 11776-2:2017, Phần 2: Bách bộ chế;

– TCVN 11776-3:2017, Phần 3: Bạch linh chế;

– TCVN 11776-4:2017, Phần 4: Bạch truật chế;

– TCVN 11776-5:2017, Phần 5: Bán hạ chế;

– TCVN 11776-6:2017, Phần 6: Chi t chế;

– TCVN 11776-7:2017, Phần 7: Đại hoàng chế;

– TCVN 11776-8:2017, Phần 8: Đan sâm chế;

– TCVN 11776-9:2017, Phần 9: Đng sâm chế;

– TCVN 11776-10:2017, Phần 10: Đương quy chế;

– TCVN 11776-11:2017, Phần 11: Hà thủ ô đỏ chế;

– TCVN 11776-12:2017, Phần 12: Hoài sơn chế;

– TCVN 11776-13:2017, Phần 13: Hoàng k chế;

– TCVN 11776-14:2017, Phn 14: Hoàng liên chế;

– TCVN 11776-15:2017, Phn 15: Hòe hoa chế;

– TCVN 11776-16:2017, Phần 16: Hương phụ chế;

– TCVN 11776-17:2017, Phần 17: Ma hoàng chế;

– TCVN 11776-18:2017, Phần 18: Phụ tử chế;

– TCVN 11776-19:2017, Phần 19: Táo nhân chế;

– TCVN 11776-20:2017, Phần 20: Tho quyết minh chế;

– TCVN 11776-21:2017, Phần 21: Thỏ ty t chế;

– TCVN 11776-22:2017, Phần 22: Sinh địa chế;

– TCVN 11776-23:2017, Phn 23: Trạch tả chế;

– TCVN 11776-24:2017, Phần 24: Trần bì chế;

– TCVN 11776-24:2017, Phần 25: Viễn chí chế.

 

DƯỢC LIỆU SAU CHẾ BIẾN – PHẦN 11: HÀ THỦ Ô ĐỎ CHẾ

Herbal medicine processing – Part 11: Radix Fallopiae multiflorae Preparata

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho Hà th ô đ chế là rễ cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, syn: Polygonum multiflorum (Thunb.),), họ Rau răm (Polygonaceae).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cn thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đi với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, b sung (nếu có)

TCVN III : 2014, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc – Phần 4: Dược liệu

3  Hóa chất, thuốc thử

Theo TCVN III: 2014, phụ lục 2.1

4  Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị, dụng cụ thủy tinh thông thường trong phòng th nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:

4.1  Tủ sấy, được thông gió cưỡng bức, có khả năng duy trì ở (125 ± 2) °C. Luồng không khí phải theo chiều ngang.

CẢNH BÁO:  nhiệt độ s dụng, dung môi hữu cơ có th tạo thành hỗn hợp nổ với không khí. Do đó, điều quan trọng là nồng độ bay i của dung môi trong tủ sấy không được vượt quá giá trị mà tại đó có thể xy ra nổ.

Đối với các thử nghiệm trọng ti, tất c các bên phải sử dụng các t sấy có cùng thiết kế.

4.2  Cn phân tích, có độ chính xác đến 0,001 g

5  Yêu cầu kỹ thuật

5.1  Nguyên liệu

Hà thủ ô đ chế được chế từ rễ cây Hà thủ ô đỏ, bng phương pháp sau:

Hà thủ ô đỏ       1,0 kg

Đậu đen            100g

Chế dịch đậu đen: 100g Đậu đen rửa sạch thêm 4 lít nước, nấu đến khi hạt đậu chín, gạn lấy dịch.

Chế hà thủ ô đỏ: loại tạp, rửa sạch, ngâm trong dịch nước vo gạo trong 2 ngày đêm (chú ý nếu là mùa hè sau mỗi 4-6 tiếng phải thay nước), vớt ra, rửa sạch. Thêm dịch đậu đen cho ngập hà th ô. Đun 4-6 h, trong quá trình đun thnh thoảng đảo đều (nếu cạn bổ sung nước cho ngập).

Để nguội, lấy ra, bỏ lõi, thái phiến 2- 4mm. Phơi hoặc sấy se hà th ô  nhiệt độ 60° – 70°C, tm tiếp dịch nấu, làm lặp lại đến hết dịch nấu. Phơi hoặc sấy đến khô kiệt. Để nguội, đóng gói.

5.2  Yêu cầu về cảm quan

Yêu cầu cảm quan đối với Hà thủ ô đỏ chế được quy định trong Bảng 1

Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan

Tên chi tiêu

Yêu cu

1. Màu sc

Màu nâu thẫm đồng nhất

2 Trạng thái

Phiến mỏng, khô cứng

3. Mùi, vị

Vị hơi ngọt

5.3  Yêu cầu về định tính

5.3.1  Yêu cầu về phản ứng hóa học

Lớp kiềm sẽ có màu đ thm

5.3.2  Yêu cầu về sắc ký lớp mỏng

Trên sắc ký đồ ca dung dịch th phải có một vết phát quang có cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của emodin trên sắc ký đồ ca dung dịch đối chiếu.

5.4. Yêu cầu về cht chiết đưc trong dược liệu

Không ít hơn 1,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

5.5. Giới hạn độ m, không quá 13,0 %.

5.6. Giới hạn tro toàn phn, Không quá 9,0 %.

5.7. Giới hạn hàm lượng kim loại nặng, không quá 20 ppm.

6  Phương pháp thử

6.1  Xác định ch tiêu cảm quan

6.1.1  Xác định màu sắc

Tiến hành xác định màu sắc của mẫu thử trong điều kiện ánh sáng tự nhiên hoặc dưới đèn có ánh sáng tương tự. Đổ mẫu thử vào khay đựng mẫu tối màu rồi quan sát màu sắc ca mẫu.

6.1.2  Xác định trạng thái

Từ mẫu xác định màu sắc (Điều 6.1.1) tiến hành quan sát đ xác định trạng thái của mu th bằng mắt thường.

6.1.3  Xác định mùi, vị

Từ mẫu xác định màu sắc (Điều 6.1.1) tiến hành ngửi và nếm để xác định mùi vị ca mẫu th.

6.2  Phương pháp hóa học

Lấy khoảng 3g bột thô Hà th ô chế, cho vào túi giấy lọc, chiết trong bình Soxhlet với 100 ml ethanol 70% trong 3 h, lọc, cô dưới áp lực giảm đến khi được dung dịch có nồng độ khoảng 1g dược liệu/1 ml. Thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 25% và 10 ml nước cất và đun hồi lưu cách thủy trong 20 min, để nguội, lắc nhanh với 10 ml ether, gạn lớp ether cho vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch NaOH 10% vào dung dịch ether và lắc đều.

6.3  Phương pháp sắc ký lớp mng

a) Chuẩn bị

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – methanol – nước (100 : 17 : 13).

Dung dịch thử: Lấy 0,25 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 96 % (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 30 min, để nguội, lọc, đ bay hơi đến cắn khô. Cắn thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) đun trong cách thủy 30 min, để nguội sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2 lần, dịch ether được bay hơi còn khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan emodin trong ethanol 96 % (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,1 %.

b) Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bàn mỏng 5 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi trin khai, đ khô bn mỏng trong không khí  nhiệt độ phòng, quan sát các vết dưới ánh sáng tử ngoại  bước sóng 365 nm và hiện màu bằng hơi amoniac.

6.4  Xác định độ m, theo TCVN III: 2014, phụ lục 9.6,1 g, nhiệt độ sấy 105 °C, thời gian sấy 4h.

6.5  Xác định lượng tro toàn phần, theo TCVN III: 2014, phụ lục 9.8

6.6  Xác định hàm lượng kim loại nặng, theo TCVN III: 2014, phụ lục 9.4.8, phương pháp 3.

7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) tất c các chi tiết cần thiết để nhận dạng sản phẩm được thử nghim;

b) viện dẫn tiêu chuẩn này [TCVN 11776-11:2017];

c) dung môi hoặc hỗn hợp dung môi được sử dụng;

d) kết quả thử nghiệm như đã nêu tại Điều 6, bao gồm các giá trị riêng lẻ và các giá tr trung bình;

e) mi sai khác so với phương pháp th nghiệm quy định;

f) ngày th nghiệm.

8  Bao gói, ghi nhãn, bảo quản

8.1  Bao gói

Bao bì phải khô, sạch, không thôi nhiễm chất độc hoc có mùi ảnh hưng đến sn phẩm. Bao bì phải làm từ vật liệu đm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng.

8.2  Ghi nhãn

Nhãn phải được ghi đầy đ nội dung bắt buc sau đây:

a) Tên tiếng việt, tên La tinh.

b) Quy cách đóng gói

c) Tiêu chuẩn chất lượng.

d) Ngày đóng gói, hạn s dụng.

e) Điều kiện bảo quản.

f) Tên và địa ch của t chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm.

8.3  Bo quản

Để nơi cao ráo, nắng đem phơi, tránh mọt

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

 Hóa chất, thuốc thử

 Thiết bị, dụng cụ

5  Yêu cầu kỹ thuật

 Phương pháp th

 Báo cáo th nghiệm

 Bao gói, ghi nhãn, bo quản

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11776-11:2017 VỀ DƯỢC LIỆU SAU CHẾ BIẾN – PHẦN 11: HÀ THỦ Ô ĐỎ CHẾ
Số, ký hiệu văn bản TCVN11776-11:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
Hóa chất, dầu khí
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản