TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11821-3:2017 (ISO 21138-3:2007) VỀ HỆ THỐNG ỐNG CHẤT DẺO THOÁT NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI CHÔN NGẦM KHÔNG CHỊU ÁP – HỆ THỐNG ỐNG THÀNH KẾT CẤU BẰNG POLY(VINYL CLORUA) KHÔNG HOÁ DẺO (PVC-U), POLYPROPYLEN (PP) VÀ POLYETYLEN (PE) – PHẦN 3: ỐNG VÀ PHỤ TÙNG CÓ BỀ MẶT NGOÀI KHÔNG NHẴN, KIỂU B
TCVN 11821-3:2017
ISO 21138-3:2007
HỆ THỐNG ỐNG CHẤT DẺO THOÁT NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI CHÔN NGẦM KHÔNG CHỊU ÁP – HỆ THỐNG ỐNG THÀNH KẾT CẤU BẰNG POLY(VINYL CLORUA) KHÔNG HOÁ DẺO (PVC-U), POLYPROPYLEN (PP) VÀ POLYETYLEN (PE) – PHẦN 3: ỐNG VÀ PHỤ TÙNG CÓ BỀ MẶT NGOÀI KHÔNG NHẴN, KIỂU B
Plastics piping systems for non-pressure underground drainage and sewerage – Structured-wall piping systems of unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U), polypropylene (PP) and polyethylene (PE) – Part 3: Pipes and fittings with non-smooth external surface, Type B
Lời nói đầu
TCVN 11821-3:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 21138-3:2007
TCVN 11821-3:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC138 Ống nhựa và phụ tùng đường ống, van dùng để vận chuyển chất lỏng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11821 (ISO 21138), Hệ thống ống chất dẻo thoát nước và nước thải chôn ngầm không chịu áp – Hệ thống ống thành kết cấu bằng poly(vinyl clorua) không hoá dẻo (PVC-U), polypropylen (PP) và polyetylen (PE) gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 11821-1:2017 (ISO 21138-1:2007), Phần 1: Yêu cầu vật liệu và tiêu chí tính năng cho ống, phụ tùng và hệ thống;
– TCVN 11821-2:2017 (ISO 21138-2:2007), Phần 2: Ống và phụ tùng có bề mặt ngoài nhẵn, Kiểu A;
– TCVN 11821 -3:2017 (ISO 21138-3:2007), Phần 3: Ống và phụ tùng có bề mặt ngoài không nhẵn, Kiểu B.
Bộ TCVN 11821:2017 (ISO 21138:2007) thay thế cho TCVN 9070:2012.
HỆ THỐNG ỐNG CHẤT DẺO THOÁT NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI CHÔN NGẦM KHÔNG CHỊU ÁP – HỆ THỐNG ỐNG THÀNH KẾT CẤU BẰNG POLY(VINYL CLORUA) KHÔNG HOÁ DẺO (PVC-U), POLYPROPYLEN (PP) VÀ POLYETYLEN (PE) – PHẦN 3: ỐNG VÀ PHỤ TÙNG CÓ BỀ MẶT NGOÀI KHÔNG NHẴN, KIỂU B
Plastics piping systems for non-pressure underground drainage and sewerage – Structured-wall piping systems of unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U), polypropylene (PP) and polyethylene (PE) – Part 3: Pipes and fittings with non-smooth external surface, Type B
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này cùng với TCVN 11821-1 (ISO 21138-1) quy định các yêu cầu cho ống với bề mặt ngoài không nhẵn (Kiểu B), phụ tùng và hệ thống ống thành kết cấu bằng poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U), polypropylen (PP) và polyetylen (PE) dùng cho hệ thống thoát nước và nước thải chôn ngầm không chịu áp.
CHÚ THÍCH 1 Ống, phụ tùng và hệ thống ống này có thể được sử dụng để thoát nước đường cao tốc và nước bề mặt.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vật liệu PVC, PP và PE.
CHÚ THÍCH 2 Các vật liệu nhựa nhiệt dẻo khác có thể được bổ sung trong phần phụ lục.
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử và các thông số thử.
Tiêu chuẩn này quy định các kích thước ống và phụ tùng, vật liệu, kết cấu ống, độ cứng vòng danh nghĩa, đồng thời đưa ra các chỉ dẫn về màu sắc.
CHÚ THÍCH 3 Trách nhiệm của người mua hoặc người quy định phải đưa ra các lựa chọn phù hợp theo các khía cạnh này, có tính đến các yêu cầu riêng của họ và các quy định, thực hành hoặc quy phạm lắp đặt bất kỳ có liên quan của quốc gia
Cùng với TCVN 11821-1 (ISO 21138-1), tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các ống thành kết cấu và phụ tùng bằng PVC-U, PP và PE, cho các mối nối của chúng và các mối nối với các bộ phận làm bằng chất dẻo khác hoặc vật liệu không phải chất dẻo, sử dụng cho hệ thống ống thoát nước và nước thải chôn ngầm.
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng được cho các ống có thành kết cấu và phụ tùng bằng PVC-U, PP và PE có hoặc không có đầu nong hợp nhất với mối nối gioăng cao su cũng như các mối nối bằng phương pháp nung chảy hoặc hàn.
CHÚ THÍCH 4 Ống, phụ tùng và các bộ phận khác phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm chất dẻo bất kỳ được viện dẫn trong Điều 2 có thể được sử dụng với ống, phụ tùng phù hợp với tiêu chuẩn này, khi chúng phù hợp với các yêu cầu kích thước mối nối được nêu trong tiêu chuẩn này và TCVN 11821-2 (ISO 21138-2) và các yêu cầu tính năng được nêu trong Điều 10.
CHÚ THÍCH 5 Đối với ống có đường kính lớn hơn DN/OD 1200, hoặc DN/ID 1200, tiêu chuẩn này có thể được sử dụng như một hướng dẫn chung về ngoại quan, màu sắc, đặc tính vật lý và cơ học cũng như các yêu cầu tính năng.
Các phương pháp thử không được nêu trong tiêu chuẩn này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4501-2:2009 (ISO 527-2:1993), Chất dẻo – Xác định tính chất kéo – Phần 2: Điều kiện thử đối với chất dẻo đúc và đùn.
TCVN 6039-1 (ISO 1183-1), Chất dẻo – Xác định khối lượng riêng của chất dẻo không xốp – Phần 1: Phương pháp ngâm, phương pháp picnomet lỏng và phương pháp chuẩn độ.
TCVN 6144 (ISO 3127), Ống nhựa nhiệt dẻo – Xác định độ bền va đập bên ngoài – Phương pháp vòng tuần hoàn.
TCVN 6145 (ISO 3126), Hệ thống ống chất dẻo – Các chi tiết bằng chất dẻo – Xác định kích thước.
TCVN 6147-1 (ISO 2507-1), Ống và phụ tùng nhựa nhiệt dẻo – Nhiệt độ hóa mềm Vicat – Phần 1: Phương pháp thử chung.
TCVN 6147-2 (ISO 2507-2), Ống và phụ tùng nhựa nhiệt dẻo – Nhiệt độ hóa mềm Vicat – Phần 2: Điều kiện thử đối với ống và phụ tùng PVC không hoá dẻo (PVC-U), PVC clo hóa (PVC-C) và PVC chịu va đập cao (PVC-HI).
TCVN 6148 (ISO 2505), Ống nhựa nhiệt dẻo – Sự thay đổi kích thước theo chiều dọc – Phương pháp và thông số thử.
TCVN 6149-1 (ISO 1167-1), Ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Xác định độ bền với áp suất bên trong – Phần 1: Phương pháp thử chung.
TCVN 6149-2 (ISO 1167-2), Ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Xác định độ bền với áp suất bên trong – Phần 2: Chuẩn bị mẫu thử.
TCVN 6242:2011 (ISO 580:2005), Hệ thống đường ống và ống bằng chất dẻo – Phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun – Phương pháp đánh giá ngoại quan ảnh hưởng của gia nhiệt.
TCVN 7306 (ISO 9852), Ống polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) – Độ bền chịu diclometan ở nhiệt độ quy định (DCMT) – Phương pháp thử.
TCVN 8849 (ISO 9967), Ống bằng nhựa nhiệt dẻo – Xác định tỷ số độ rão.
TCVN 8850 (ISO 9969), Ống bằng nhựa nhiệt dẻo – Xác định độ cứng vòng.
TCVN 11821-1 (ISO 21138-1), Hệ thống ống chất dẻo thoát nước và nước thải chôn ngầm không chịu áp – Hệ thống ống thành kết cấu bằng poly(vinyl clorua) không hoá dẻo (PVC-U), polypropylen (PP) và polyetylen (PE) – Phần 1: Yêu cầu vật liệu và tiêu chí tính năng cho ống, phụ tùng và hệ thống.
TCVN 11821-2 (ISO 21138-2), Hệ thống ống chất dẻo thoát nước và nước thải chôn ngầm không chịu áp – Hệ thống ống thành kết cấu bằng poly(vinyl clorua) không hoá dẻo (PVC-U), polypropylen (PP) và polyetylen (PE) – Phần 2: Ống và phụ tùng có bề mặt ngoài nhẵn, Kiểu A.
ISO 178, Plastics – Determination of flexural properties (Chất dẻo – Xác định các tính chất uốn).
ISO 306:1994, Plastics – Thermoplastic materials – Determination of Vicat softening temperature (VST) (Chất dẻo – Các vật liệu nhiệt dẻo – Xác định nhiệt độ hóa mềm Vicat (VST)).
ISO 1133:2005, Plastics – Determination of the melt mass-flow rate (MFR) and the melt volume-flow rate (MVR) of thermoplastics (Chất dẻo – Xác định tốc độ nóng chảy khối lượng (MFR) và tốc độ nóng chảy thể tích (MVR) của nhựa nhiệt dẻo).
ISO 3451-1:1997, Plastics – Determination of ash – Part 1: General methods (Chất dẻo – Xác định độ tro – Phần 1: Phương pháp chung).
ISO 4435:2003, Plastics piping systems for non-pressure underground drainage and sewerage – Unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U) (Hệ thống ống chất dẻo thoát nước và nước thải chôn ngầm không chịu áp – Poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U)).
ISO 8772:2006, Plastics piping systems for non-pressure underground drainage and sewarage – Polyethylene (Hệ thống ống chất dẻo thoát nước và nước thải chôn ngầm không chịu áp – Polyetylen (PE).
ISO 8773:2006, Plastics piping systems for non-pressure underground drainage and sewarage – Polypropylene (Hệ thống ống chất dẻo thoát nước và nước thải chôn ngầm không chịu áp – Polypropylen (PP).
ISO 11173:1994, Thermoplastics pipes – Determination of resistance to external blows (Ống nhựa nhiệt dẻo – Xác định độ bền với va đập ngoài – Phương pháp bậc thang).
ISO 11357-6, Plastics – Differential scanning calorimetry (DSC) – Part 6: Determination of oxidation induction time (isothermal OIT) and oxidation induction temperature (dynamic OIT) (Chất dẻo – Phân tích nhiệt lượng quét vi sai (DSC) – Phần 6: Xác định thời gian cảm ứng oxy hóa (OIT đẳng nhiệt) và nhiệt độ cảm ứng oxy hóa (OIT động học))
ISO 12091, Structured-wall thermoplastics pipes – Oven test (Ống nhựa nhiệt dẻo thành kết cấu – Thử bằng tủ sấy).
ISO 13967, Thermoplastics fittings – Determination of ring stiffness (Phụ tùng nhựa nhiệt dẻo – Xác định độ cứng vòng).
ISO 22088-3, Plastics – Determination of resistance to environmental stress cracking (ESC) – Part 3: Bent strip method (Chất dẻo – Xác định độ bền nứt do ứng suất môi trường (ESC) – Phần 3: Phương pháp dải uốn).
EN 681-1, Elastomeric seals – Materials requirements for pipe joint seals used in water and drainage applications – Part 1: Vulcanized rubber (Gioăng đàn hồi – Yêu cầu vật liệu để làm kín mối nối ống được sử dụng cho nước và nước thải – Phần 1: Cao su lưu hóa).
EN 681-2, Elastomeric seals – Materials requirements for pipe joint seals used in water and drainage applications – Part 2: Thermoplastic elastomers (Gioăng đàn hồi – Yêu cầu vật liệu để làm kín mối nối ống được sử dụng cho nước và nước thải – Phần 2: Nhựa nhiệt dẻo đàn hồi).
EN 681-4, Elastomeric seals – Materials requirements for pipe joint seals used in water and drainage applications – Part 4: Cast polyurethane sealing elements (Gioăng đàn hồi – Yêu cầu vật liệu để làm kín mối nối ống được sử dụng cho nước và nước thải – Phần 4: Vòng đệm bằng polyuretan đúc).
EN 922, Plastics piping and ducting systems – Pipes and fittings of unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U) – Specimen preparation for determination of the viscosity number and calculation of the K-value (Hệ thống đường ống và ống bằng chất dẻo – Ống và phụ tùng poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) – Chuẩn bị mẫu để xác định chỉ số độ nhớt và tính toán giá trị K).
EN 1053, Plastics piping systems – Thermoplastics piping systems for non-pressure applications – Test method for watertightness (Hệ thống ống chất dẻo – Hệ thống ống nhựa nhiệt dẻo không chịu áp – Phương pháp thử độ kín nước).
EN 1277:2003, Plastics piping systems – Thermoplastics piping systems for buried non-pressure applications – Test method for leaktightness of elastomeric sealing ring type joints (Hệ thống ống chất dẻo – Hệ thống ống nhựa nhiệt dẻo chôn ngầm không chịu áp – Phương pháp thử độ rò rỉ của mối nối gioăng đàn hồi).
EN 1437:2002, Plastics piping systems – Piping systems for underground drainage and sewerage – Test method for resistance to combined temperature cycling and external loading (Hệ thống ống chất dẻo – Hệ thống ống để thoát nước và nước thải chôn ngầm – Phương pháp thử độ bền với sự kết hợp chu kỳ nhiệt độ và tải trọng ngoài).
EN 1446, Plastics piping and ducting systems – Thermoplastics pipes – Determination of ring flexibility (Ống và hệ thống đường ống bằng chất dẻo – Ống nhựa nhiệt dẻo – Xác định độ uốn vòng).
EN 1905, Plastics piping systems – Unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U) pipes, fittings and material – Method for assessment of the PVC content based on total chlorine content (Hệ thống ống bằng chất dẻo – Ống, phụ tùng và vật liệu bằng polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) – Phương pháp đánh giá hàm lượng PVC dựa trên hàm lượng clo tổng số).
EN 1979, Plastics piping and ducting systems – Thermoplastics spirally-formed structured-wall pipes – Determination of the tensile strength of a seam (Ống và hệ thống đường ống bằng chất dẻo – Ống nhựa nhiệt dẻo thành kết cấu kiểu gân xoắn – Xác định độ bền kéo đường hàn).
EN 10204:2004, Metallic products – Types of inspection documents (Các sản phẩm kim loại – Các tài liệu kiểm tra).
EN 12061, Plastics piping systems – Thermoplastics fittings – Test method for impact resistance (Hệ thống đường ống bằng chất dẻo – Phụ tùng nhựa nhiệt dẻo – Phương pháp thử độ bền va đập).
EN 12099, Plastics piping systems – Polyethylene piping materials and components – Determination of volatile content (Hệ thống ống bằng chất dẻo – Vật liệu và thành phần ống polyetylen – Xác định hàm lượng chất bay hơi).
EN 12256, Plastics piping systems – Thermoplastics fittings – Test method for mechanical strength or flexibility of fabricated fittings (Hệ thống đường ống bằng chất dẻo – Phụ tùng nhựa nhiệt dẻo – Phương pháp thử độ bền cơ học hoặc độ bền uốn của phụ tùng gia công).
EN 14741, Thermoplastics piping and ducting systems – Joints for buried non-pressure applications – Test method for the long-term sealing performance of joints with elastomeric seals by estimating the sealing pressure (Ống và hệ thống ống bằng chất dẻo – Mối nối chôn ngầm không chịu áp – Phương pháp kiểm tra tính năng làm kín dài hạn của mối nối có gioăng đàn hồi bằng cách ước lượng áp suất làm kín).
EN 15344, Plastics – Recycled plastics – Charactersation of polyethylene (PE) recyclates (Chất dẻo – Chất dẻo tái chế – Xác định đặc tính của polyetylen (PE) tái chế).
EN 15345, Plastics – Recycled plastics – Charactersation of polypropylene (PP) recyclates Chất dẻo – Chất dẻo tái chế – Xác định đặc tính của polypropylen (PP) tái chế.
EN 15346, Plastics- Recycled plastics – Charactersation of poly (vinyl chloride) (PVC) recyclates Chất dẻo – Chất dẻo tái chế – Xác định đặc tính của polyvinyl clorua (PVC) tái chế.
3 Thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu và thuật ngữ viết tắt
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu và thuật ngữ viết tắt sau.
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong ISO 21138-1.
3.2 Ký hiệu
A | Chiều dài kết nối, hoặc khoảng rút ra tối đa mà vẫn duy trì độ kín |
Di | Đường kính trong đầu nong |
Dim, min | Đường kính trong trung bình nhỏ nhất của đầu nong |
de | Đường kính ngoài |
dem | Đường kính ngoài trung bình |
di | Đường kính trong |
dim | Đường kính trong trung bình |
e | Độ dày thành (tại điểm bất kỳ) |
ec | Chiều cao kết cấu |
e2 | Độ dày thành của đầu nong |
e3 | Độ dày thành của rãnh |
e4 | Độ dày thành lớp bên trong (độ dày thành dẫn nước) |
e5 | Độ dày thành lớp bên trong dưới hộp gân rỗng |
F | Khoảng cách từ đầu không nong tới vị trí điểm làm kín hiệu dụng |
l | Chiều dài hiệu dụng của ống |
L1, min | Chiều dài tối thiểu của đầu không nong |
3.3 Thuật ngữ viết tắt
CaCO3 | Canxi cacbonat |
CT | Dung sai gần |
DN | Kích thước danh nghĩa |
DN/ID | Kích thước danh nghĩa liên quan đến đường kính trong |
DN/OD | Kích thước danh nghĩa liên quan đến đường kính ngoài |
ID | Đường kính trong |
MgCO3 | Magiê cacbonat |
MFR | Tốc độ nóng chảy khối lượng |
OD | Đường kính ngoài |
OIT | Thời gian cảm ứng oxy hóa |
PE | Polyetylen |
PP | Polypropylen |
PVC-U | Poly(vinyl clorua) không hóa dẻo |
S | Dãy ống S |
SDR | Tỷ lệ kích thước chuẩn |
SN | Độ cứng vòng danh nghĩa |
TIR | Tỷ lệ va đập thực |
TPE | Nhựa nhiệt dẻo đàn hồi |
VST | Nhiệt độ hóa mềm Vicat |
4 Vật liệu
4.1 Quy định chung
Vật liệu phải là một trong các loại chất dẻo sau đây: poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U), polypropylen (PP) hoặc polyetylen (PE), có thể cho thêm các chất phụ gia cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn này, gồm cả các phụ lục tương ứng.
Ống xoắn Kiểu B có thể bao gồm một thanh đỡ (xem Hình 1) được làm từ các polyme không phải PVC-U, PP hoặc PE.
Kết cấu của ống xoắn có thể bao gồm một bộ phận làm kín đàn hồi liên tục bằng vật liệu phù hợp với EN 681-1, EN 681-2 hoặc EN 681-4 hoặc keo dán liên tục phù hợp với 4.8.
CHÚ DẪN
1 Thanh đỡ
Hình 1 – Các ví dụ điển hình của kết cấu thành Kiểu B
4.2 Poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U)
4.2.1 Quy định chung
Vật liệu thô phải là PVC-U được bổ sung thêm các chất phụ gia cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này (xem Phụ lục A).
CHÚ THÍCH Thông tin bổ sung về đặc tính của vật liệu PVC-U hoặc các thành phần làm ra nó được nêu trong TCVN 11821-1 (ISO 21138-1), Phụ lục A.
4.2.2 Đặc tính vật liệu ống và phụ tùng
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 1, sử dụng các thông số được đưa ra, vật liệu phải có các đặc tính phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 – Đặc tính vật liệu của ống và phụ tùng đúc phun PVC-U
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
|
Độ bền với áp suất bên trong a,b | Không bị phá hủy trong quá trình thử | Đầu bịt | Loại A hoặc B | TCVN 6149-1 (ISO 1167-1)
TCVN 6149-2 (ISO 1167-2) |
Hướng | Tự do | |||
Số lượng mẫu thử | 3 | |||
Nhiệt độ thử | 60 °C | |||
Ứng suất vòng đối với: |
|
|||
– Vật liệu ống | 10 Mpa | |||
– Vật liệu phụ tùng | 6,3 Mpa | |||
Thời gian điều hòa mẫu | Phù hợp với TCVN 6149-1 (ISO 1167-1) | |||
Kiểu thử | Nước trong nước | |||
Thời gian thử | 1000 h | |||
a Đối với các hợp chất (compound) đùn, phép thử này phải được thực hiện với ống thành đặc được làm từ vật liệu đùn tương ứng.
b Đối với các hợp chất (compound) đúc phun, phép thử này phải được thực hiện với một mẫu đúc phun hoặc đùn ở dạng ống thành đặc được làm từ vật liệu tương ứng. |
4.2.3 Sử dụng vật liệu không nguyên sinh
Các điều kiện và yêu cầu khi sử dụng vật liệu PVC-U không nguyên sinh được nêu ra trong Phụ lục B, và PVC tái chế phải phù hợp với các đặc tính được quy định trong EN 15346.
CHÚ THÍCH Phụ lục G đưa ra khảo sát về khả năng sử dụng các vật liệu tái chế và gia công lại.
4.3 Polypropylen (PP)
4.3.1 Quy định chung
Hợp chất (compound) cho ống và phụ tùng phải là vật liệu nền PP, có thể bổ sung thêm các chất phụ gia cần thiết tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất sản phẩm phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này. Xem thêm Phụ lục C.
CHÚ THÍCH Thông tin bổ sung về đặc tính của vật liệu PP hoặc các thành phần làm ra nó được nêu trong Phụ lục A của TCVN 11821-1 (ISO 21138-1).
4.3.2 Các đặc tính vật liệu ống và phụ tùng
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 2, sử dụng các thông số được đưa ra, vật liệu phải có các đặc tính phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 2.
Bảng 2 – Đặc tính vật liệu của ống và phụ tùng đúc phun PP
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
|
Độ bền với áp suất bên trong 140 h a,b,d | Không bị phá hủy trong quá trình thử | Đầu bịt | Loại A hoặc B | TCVN 6149-1 (ISO 1167-1)
TCVN 6149-2 (ISO 1167-2 |
Nhiệt độ thử | 80 °C | |||
Hướng | Tự do | |||
Số lượng mẫu thử | 3 | |||
Ứng suất vòng | 4,2 MPa | |||
Thời gian điều hòa mẫu | Theo TCVN 6149-1 (ISO 1167-1) | |||
Kiểu thử | Nước trong nước | |||
Thời gian thử | 140 h | |||
Độ bền với áp suất bên trong 1000 h a,b,d | Không bị phá hủy trong quá trình thử | Đầu bịt | Loại A hoặc B | TCVN 6149-1 (ISO 1167-1)
TCVN 6149-2 (ISO 1167-2 |
Nhiệt độ thử | 95 °C | |||
Hướng | Tự do | |||
Số lượng mẫu thử | 3 | |||
Ứng suất vòng | 2,5 MPa | |||
Thời gian điều hòa mẫu | Theo TCVN 6149-1 (ISO 1167-1) | |||
Loại thử nghiệm | Nước trong nước | |||
Thời gian thử | 1000 h | |||
Tốc độ nóng chảy khối lượng | ≤ 1,5 g/10 min | Nhiệt độ
Khối lượng đặt tải |
230 °C
2,16 kg |
ISO 1133
Điều kiện M |
Ổn định nhiệt OITc | ≥ 8 min | Nhiệt độ | 200 °C | ISO 11357-6 |
a Đối với các hợp chất (compound) đùn, phép thử này được thực hiện với ống thành đặc được làm từ vật liệu đùn tương ứng.
b Đối với các hợp chất (compound) đúc phun, phép thử này phải được thực hiện với một mẫu đúc phun hoặc đùn ở dạng ống thành đặc được làm từ vật liệu tương ứng. c Yêu cầu này chỉ có giá trị đối với các ống và phụ tùng được nối ngoài công trường bằng phương pháp nung chảy hoặc hàn. |
4.3.3 Phân loại theo tốc độ nóng chảy khối lượng
Vật liệu cho ống và phụ tùng được dùng để nối bằng phương pháp nung chảy hoặc hàn phải được chỉ rõ bởi loại theo MFR như sau:
– Loại A: MFR ≤ 0,3 g/10 min
– Loại B: 0,3 g/10 min < MFR ≤ 0,6 g/10 min
– Loại C: 0,6 g/10 min < MFR ≤ 0,9 g/10 min
– Loại D: 0,9 g/10 min < MFR ≤ 1,5 g/10 min
Trong trường hợp một vật liệu thô do dung sai MFR của nó mà giá trị MFR bằng giá trị biên của hai phân loại liền nhau thì nhà sản xuất vật liệu có thể phân loại theo MFR trên sản phẩm như sau:
– Đối với giá trị MRF vượt qua giới hạn giữa A và B thì cho phép phân loại là loại A.
– Đối với giá trị MRF vượt qua giới hạn giữa B và C thì cho phép phân loại là loại C.
– Đối với giá trị MRF vượt qua giới hạn giữa C và D thì được phép phân loại là lớp D.
4.3.4 Sử dụng vật liệu không nguyên sinh
Các điều kiện và yêu cầu đối với việc sử dụng vật liệu PP không nguyên sinh được nêu trong Phụ lục D, và PP tái chế phải phù hợp với các đặc tính được quy định trong EN 15345.
CHÚ THÍCH Phụ lục G đưa ra khảo sát về khả năng sử dụng các vật liệu tái chế và gia công lại.
4.4 Polyethylen (PE)
4.4.1 Quy định chung
Vật liệu nền phải là polyetylen (PE) được bổ sung thêm các chất phụ gia cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn này. Xem Phụ lục E.
CHÚ THÍCH Thông tin bổ sung về đặc tính của vật liệu PE hoặc các thành phần làm ra nó được nêu trong Phụ lục A của TCVN 11821-1 (ISO 21138-1).
4.4.2 Đặc tính vật liệu của ống và phụ tùng đúc phun
Khi thử theo phương pháp thử được quy định trong Bảng 3, sử dụng các thông số được đưa ra, vật liệu phải có các đặc tính phù hợp với các yêu cầu nêu trong Bảng 3.
4.4.3 Đặc tính vật liệu của phụ tùng đúc quay
Khi thử theo phương pháp thử được quy định trong Bảng 4, sử dụng các thông số được đưa ra, vật liệu phải có các đặc tính phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 4.
4.4.4 Sử dụng nguyên liệu không nguyên sinh
Các điều kiện và yêu cầu đối với việc sử dụng vật liệu PE không nguyên sinh được nêu trong Phụ lục F, và PE tái chế phải phù hợp với các đặc tính được quy định trong EN 15344.
CHÚ THÍCH Phụ lục G đưa ra khảo sát về khả năng sử dụng các vật liệu tái chế và gia công lại.
Bảng 3 – Đặc tính vật liệu của ống và phụ tùng đúc phun PE
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
|
Độ bền với áp suất bên trong 165 h a,b | Không bị phá hủy trong quá trình thử | Đầu bịt | Loại A hoặc B | TCVN 6149-1 (ISO 1167-1)
TCVN 6149-2 (ISO 1167-2 |
Nhiệt độ thử | 80 °C | |||
Hướng | Tự do | |||
Số lượng mẫu thử | 3 | |||
Ứng suất vòng | 4,0 MPa | |||
Thời gian điều hòa mẫu | Theo TCVN 6149-1 (ISO 1167-1) | |||
Kiểu thử | Nước trong nước | |||
Thời gian thử | 165 h | |||
Độ bền với áp suất bên trong 1000 h a,b | Không bị phá hủy trong quá trình thử | Đầu bịt | Loại A hoặc B | TCVN 6149-1 (ISO 1167-1)
TCVN 6149-2 (ISO 1167-2 |
Nhiệt độ thử | 80 °C | |||
Hướng | Tự do | |||
Số lượng mẫu thử | 3 | |||
Ứng suất vòng | 2,8 MPa | |||
Thời gian điều hòa mẫu | Theo TCVN 6149-1 (ISO 1167-1) | |||
Kiểu thử | Nước trong nước | |||
Thời gian thử | 1000 h | |||
Tốc độ nóng chảy khối lượng | ≤ 1,6 g/10 min | Nhiệt độ
Tải trọng |
190 °C
5 kg |
ISO 1133
Điều kiện T |
Ổn định nhiệt OITc | ≥ 20 min | Nhiệt độ | 200 °C | ISO 11357-6 |
Khối lượng riêng chuẩn | ≥ 930 kg/m3 | Tuân theo TCVN 6039-1 (ISO 1183-1) | TCVN 6039-1 (ISO 1183-1) | |
a Đối với các hợp chất (compound) đùn, phép thử này phải được thực hiện với ống thành đặc được làm từ vật liệu đùn tương ứng.
b Đối với các hợp chất (compound) đúc phun, phép thử này phải được thực hiện với một mẫu đúc phun hoặc đùn ở dạng ống thành đặc được làm từ vật liệu tương ứng. c Yêu cầu này chỉ có giá trị đối với các ống và phụ tùng dùng để nối bằng phương pháp nung chảy hoặc hàn. |
Bảng 4 – Đặc tính vật liệu của phụ tùng PE đúc quay
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp Thử |
|
Độ bền với áp suất bên trong 165 h a | Không bị phá hủy trong quá trình thử | Đầu bịt | Loại A hoặc B | TCVN 6149-1 (ISO 1167-1)
TCVN 6149-2 (ISO 1167-2 |
Hướng | Tự do | |||
Nhiệt độ thử | 60 °C | |||
Số lượng mẫu thử | 3 | |||
Ứng suất vòng | 3,9 MPa | |||
Thời gian điều hòa mẫu | Theo TCVN 6149-1 (ISO 1167-1) | |||
Kiểu thử | Nước trong nước | |||
Thời gian thử | 165 h | |||
Độ bền với áp suất bên trong 1000 h a | Không bị phá hủy trong quá trình thử | Đầu bịt | Loại A hoặc B | TCVN 6149-1 (ISO 1167-1)
TCVN 6149-2 (ISO 1167-2 |
Hướng | Tự do | |||
Nhiệt độ thử | 60 °C | |||
Số lượng mẫu thử | 3 | |||
Ứng suất vòng | 3,2 MPa | |||
Thời gian điều hòa mẫu | Theo TCVN 6149-1 (ISO 1167-1) | |||
Kiểu thử | Nước trong nước | |||
Thời gian thử | 1000 h | |||
Tốc độ nóng chảy khối lượng | 3 g/10 min ≤ MFR
≤ 16 g/10 min |
Nhiệt độ
Khối lượng đặt tải |
190 °C
5 kg |
ISO 1133
Điều kiện T |
Ổn định nhiệt OIT | ≥ 10 min | Nhiệt độ | 200 °C | ISO 11357-6 |
Khối lượng riêng chuẩn | ≥ 925 kg/m3 | Nhiệt độ | (23 ± 2) °C | TCVN 6039-1 (ISO 1183-1) |
a Phép thử này phải được thực hiện với một mẫu đúc phun hoặc đùn ở dạng ống thành cứng được làm từ vật liệu thích hợp. |
4.5 Các chi tiết giữ gioăng làm kín
Cho phép sử dụng các chi tiết để giữ gioăng làm kín được làm từ các polyme bất kỳ.
4.6 Gioăng làm kín
Vật liệu của gioăng làm kín cần phải đáp ứng theo EN 681-1, EN 681-2 hoặc EN 681-4.
Gioăng làm kín không được gây ra các hiệu ứng bất lợi đến tính chất của chi tiết giữ nó và không được làm cho tổ hợp thử không đáp ứng các yêu cầu tính năng nêu trong Điều 10.
4.7 Mối nối nung chảy hoặc hàn
Thiết kế của các mối nối nung chảy hoặc hàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất được sử dụng để nối không được làm cho tổ hợp thử không đáp ứng các yêu cầu tính năng nêu trong Điều 10.
4.8 Chất kết dính cho PVC-U
Chất kết dính dùng cho mối nối bằng keo dung môi cho PVC-U phải là loại keo dung môi và phải theo quy định của nhà sản xuất ống hoặc phụ tùng.
Chất kết dính không được gây ra các hiệu ứng bất lợi đến tính chất của chi tiết giữ nó và không được làm cho tổ hợp thử không đáp ứng các yêu cầu tính năng nêu trong Điều 10.
5 Tên gọi theo kết cấu thành ống và ví dụ về các phương pháp nối điển hình
CHÚ THÍCH Các hình ảnh này chỉ là bản vẽ phác họa để nhận biết các kích thước liên quan. Chúng không nhất thiết thể hiện các chi tiết được sản xuất.
5.1 Kết cấu thành ống Kiểu B
5.1.1 Kết cấu gân hoặc gợn sóng
Ống hoặc phụ tùng có mặt bên trong nhẵn và mặt ngoài đặc, xoắn rỗng hoặc gân hình khuyên được gọi là Kiểu B.
Ví dụ điển hình cho các kết cấu Kiểu B được nêu trong Hình 1.
5.1.2 Các phương pháp nối điển hình cho ống thành kết cấu Kiểu B
Các kích thước nối tương ứng với kết cấu nối điển hình Kiểu B được thể hiện trong Hình 2 và Hình 3.
Hình 2 – Ví dụ điển hình cho các mối nối gioăng làm kín đàn hồi với gioăng làm kín được đặt bên ngoài đầu không nong, Kiểu B
Hình 3 – Ví dụ điển hình cho mối nối gioăng làm kín đàn hồi với gioăng làm kín được đặt trong đầu nong, Kiểu B
5.2 Tên gọi và thiết kế của mối nối
Ống và phụ tùng có thể được thiết kế cùng với đầu không nong và đầu nong có kết cấu khác với thân của ống hoặc phụ tùng. Kết cấu như vậy có thể là Kiểu A1, Kiểu A2 hoặc Kiểu B hoặc trơn đặc. Đối với các định nghĩa và quy định cho ống Kiểu A1 và A2, xem TCVN 11821-2 (ISO 21138-2).
CHÚ THÍCH Các mối nối có gioăng làm kín đàn hồi được thiết kế để lắp bên ngoài đầu không nong (xem Hình 2) hoặc trong đầu nong (xem Hình 3).
6 Đặc tính chung của ống và phụ tùng – Màu sắc
Màu sắc được quy định trong TCVN 11821-1 (ISO 21138-1).
7 Đặc tính hình học
7.1 Quy định chung
Tất cả các kích thước được xác định theo TCVN 6145 (ISO 3126).
7.2 Kích thước
7.2.1 Tên gọi
Ống và phụ tùng được định cỡ hoặc theo đường kính ngoài (dãy DN/OD) và/hoặc theo đường kính trong (dãy DN/ID).
Kích thước mối nối đầu không nong trơn của ống và phụ tùng Kiểu B (DN/OD) phù hợp với ISO 4435, ISO 8772 hoặc ISO 8773 tương ứng cho PVC-U, PP và PE, và de lớn hơn đầu không nong, được phép gọi tên theo kích thước đầu không nong.
7.2.2 Chiều dài của ống
Chiều dài làm việc của ống, l, không được ngắn hơn chiều dài quy định bởi nhà sản xuất khi được đo như theo Hình 2 và/hoặc Hình 3.
7.2.3 Đường kính ống và đầu không nong của ống hoặc phụ tùng Kiểu B
Kích thước danh nghĩa và đường kính trong trung bình nhỏ nhất đối với các dãy DN/OD và DN/ID được quy định trong Bảng 5.
Các kích thước danh nghĩa khác với các giá trị được nêu trong Bảng 5, kích thước lớn hơn DN/ID 100 và DN/OD 110 và nhỏ hơn DN/OD và DN/ID 1200 được phép sử dụng.
CHÚ THÍCH Tốt nhất nên chọn từ TCVN 6150-1 (ISO 161-1).
Đối với các DN/OD và DN/ID không được quy định trong Bảng 5, đường kính trong nhỏ nhất, dim, min, phải được nội suy tuyến tính từ các giá trị liền kề được quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Kích thước danh nghĩa, đường kính trong trung bình nhỏ nhất, độ dày lớp bên trong và chiều dài đầu nong
Các kích thước tính bằng milimét
Đường kính |
Độ dày thành nhỏ nhất |
Đầu nonga |
|||||
Dãy DN/OD |
Dãy DN/ID |
|
|
|
|||
|
PVC-U b |
PP/PE b,c |
|
|
|||
DN/OD |
dim,min |
dim,min |
DN/ID |
dim,min |
e4,min |
e5,min |
Amin |
110 |
97 |
90 |
100 |
95 |
1,0 |
1,0 |
32 |
125 |
107 |
105 |
|
|
1,1 |
1,0 |
35 |
|
|
|
125 |
120 |
1,2 |
1,0 |
38 |
160 |
135 |
134 |
|
|
1,2 |
1,0 |
42 |
|
|
|
150 |
145 |
1,3 |
1,0 |
43 |
200 |
172 |
167 |
|
|
1,4 |
1,1 |
50 |
|
|
|
200 |
195 |
1,5 |
1,1 |
54 |
250 |
216 |
209 |
225 |
220 |
1,7 |
1,4 |
55 |
|
|
|
250 |
245 |
1,8 |
1,5 |
59 |
315 |
270 |
263 |
|
|
1,9 |
1,6 |
62 |
|
|
|
300 |
294 |
2,0 |
1,7 |
64 |
400 |
340 |
335 |
|
|
2,3 |
2,0 |
70 |
|
|
|
400 |
392 |
2,5 |
2,3 |
74 |
500 |
432 |
418 |
|
|
2,8 |
2,8 |
80 |
|
|
|
500 |
490 |
3,0 |
3,0 |
85 |
630 |
540 |
527 |
|
|
3,3 |
3,3 |
93 |
|
|
|
600 |
588 |
3,5 |
3,5 |
96 |
800 |
680 |
669 |
|
|
4,1 |
4,1 |
110 |
|
|
|
800 |
785 |
4,5 |
4,5 |
118 |
1000 |
864 |
837 |
|
|
5,0 |
5,0 |
130 |
|
|
|
1000 |
985 |
5,0 |
5,0 |
140 |
1200 |
1037 |
1005 |
|
|
5,0 |
5,0 |
150 |
|
|
|
1200 |
1185 |
5,0 |
5,0 |
162 |
a Đối với lựa chọn các yêu cầu Amin cho đầu nong, tham khảo theo kết cấu và vật liệu ống. Đối với ống dài hơn 6 m, khuyến khích sản xuất Amin có giá trị lớn hơn quy định trong bảng này.
b Đường kính bên trong thực tế của ống phụ thuộc vào vật liệu, kết cấu và độ cứng. Nó có thể lớn hơn đáng kể so với giá trị nhỏ nhất được quy định trong bảng này. Để biết thêm thông tin tham khảo các tài liệu của nhà sản xuất. c Đường kính trong trung bình nhỏ nhất, dim,min của phụ tùng không được nhỏ hơn 98 % đường kính trong trung bình nhỏ nhất được quy định của ống mà nó được thiết kế hoặc phù hợp với bảng này, tùy theo giá trị nào lớn hơn. |
Ống và đầu không nong dãy DN/OD dự định có các kích thước nối giống như ống và/hoặc phụ tùng tuân theo ISO 4435, ISO 8772 hoặc ISO 8773 tương ứng với vật liệu PVC, PP hoặc PE, phải phù hợp với các tài liệu bất kỳ có liên quan đến đường kính ngoài và dung sai của đầu không nong.
Đối với ống và phụ tùng không dự định có các kích thước nối giống như ống và/hoặc phụ tùng tuân theo ISO 4435, ISO 8772 hoặc ISO 8773 tương ứng với vật liệu PVC, PP hoặc PE, dung sai đường kính ngoài của ống và đầu không nong bằng:
dem, min ≥ 0,994 x de
dem, max ≤ 1,003 x de
trong đó de hoặc bằng kích thước danh nghĩa của ống DN/OD hoặc bằng đường kính ngoài như được quy định bởi nhà sản xuất ống DN/ID.
Các kết quả được làm tròn lên đến 0,1 mm tiếp theo.
7.2.4 Đường kính và kích thước nối của đầu nong và đầu không nong
7.2.4.1 Mối nối có gioăng làm kín đàn hồi được đặt trong đầu nong (được kết hợp với ống hoặc phụ tùng Kiểu B)
Đối với các ống Kiểu B, yêu cầu liên quan đến kích thước đầu nong và đầu không nong, Amin, áp dụng quy định trong Bảng 5.
Trong trường hợp các kích thước danh nghĩa khác với các kích thước quy định trong Bảng 5 được lựa chọn cho ống Kiểu B, các yêu cầu liên quan đến kích thước đầu nong Amin phải được nội suy tuyến tính từ các giá trị liền kề được quy định trong Bảng 5.
Di, min phải bằng với de, max.
Đối với ống Kiểu B lớn hơn DN/OD 630 và DN/ID 600 khi chúng được thiết kế cho một dự án cụ thể, Amin có thể ngắn hơn so với giá trị quy định trong Bảng 5. Tuy nhiên, nó không được nhỏ hơn 85 mm. Các ống này phải được ghi nhãn là “ĐẦU NONG NGẮN”.
7.2.4.2 Mối nối có gioăng làm kín đàn hồi được đặt bên ngoài đầu không nong
Amin của đầu không nong phải phù hợp với Bảng 5.
Trong trường hợp lựa chọn các kích thước danh nghĩa khác với các kích thước được quy định trong Bảng 5, các yêu cầu liên quan đến Amin phải được nội suy tuyến tính từ các giá trị liền kề được quy định trong Bảng 5.
L1, min phải đáp ứng như sau:
L1, min = Amin + F
Trong đó F là khoảng cách từ đầu không nong đến điểm làm kín hiệu dụng. Xem Hình 2.
CHÚ THÍCH Nhà sản xuất nên quy định vị trí đặt gioăng làm kín nếu có nhiều hơn một khả năng.
Đối với ống Kiểu B lớn hơn DN/OD 630 và DN/ID 600 khi chúng được thiết kế cho một dự án cụ thể, Amin có thể ngắn hơn so với giá trị quy định trong Bảng 5. Tuy nhiên, nó không được nhỏ hơn 85 mm. Các ống này phải được ghi nhãn là “ĐẦU NONG NGẮN”.
7.2.5 Độ dày thành ống
7.2.5.1 Độ dày thành của đầu nong và yêu cầu thiết kế mối nối
7.2.5.1.1 Quy định chung
Ngoài yêu cầu độ dày thành tối thiểu của đầu nong và đầu không nong như quy định dưới đây, độ cứng vòng của chúng, khi được xác định theo TCVN 8850 (ISO 9969), phải phù hợp với công thức sau:
Sso + Ssp ≥ SNống
Đối với phép thử này, cho phép sử dụng các phần thẳng cắt ra từ đầu nong và đầu không nong thậm chí nếu chúng không phù hợp với các yêu cầu chiều dài được quy định trong TCVN 8850 (ISO 9969).
Đối với các kích thước ≥ 500 mm độ cứng có thể được tính toán miễn là có các thông tin đáng tin cậy liên quan đến mô đun E.
7.2.5.1.2 Đầu không nong
Khi đầu không nong có cùng thiết kế với ống, áp dụng các yêu cầu độ dày thành đối với ống có kích thước và kết cấu tương ứng.
Trong trường hợp thiết kế đầu không nong trơn đặc, độ dày thành, e, phải phù hợp với Bảng 6. Các giá trị phải được tính toán đến số thập phân thứ hai và được làm tròn lên đến 0,1 mm tiếp theo.
Bảng 6 – Độ dày thành ống yêu cầu tối thiểu của đầu không nong trơn đặc
Kích thước tính bằng milimét
Vật liệu |
Đường kính ngoài |
emin |
PVC-U |
de ≤ 500 |
de/51 nhưng không nhỏ hơn 3,2 |
de > 500 |
9,8 |
|
PP |
de ≤ 500 |
de/41 nhưng không nhỏ hơn 3,4 |
de > 500 |
12,2 |
|
PE |
de ≤ 500 |
de/33 nhưng không nhỏ hơn 4,2 |
de > 500 |
15,2 |
7.2.5.1.3 Đầu nong tuân theo ISO 4435, ISO 8772 hoặc ISO 8773
Khi đầu nong được thiết kế để phù hợp với một trong các tiêu chuẩn được nêu ở trên thì nó phải đáp ứng các yêu cầu về độ dày thành của tài liệu phù hợp.
7.2.5.1.4 Đầu nong được định hình nhiệt trên ống
Khi đầu nong được định hình nhiệt trên ống hoặc đoạn ống các điều sau được cho phép:
– Đối với các mối nối có gioăng làm kín được đặt trong đầu nong: giảm độ dày thành đến 85 % trong phần trụ và đến 75 % trong vùng rãnh của đầu nong;
– Đối với các mối nối có gioăng làm kín được đặt bên trên ống: giảm độ dày thành e4 và e5 đến 75 %.
Trong cả hai trường hợp nhà sản xuất quy định giá trị độ dày thành chuẩn.
7.2.5.1.5 Đầu nong khác có độ cứng ≥ 4 kN/m2
Đối với đầu nong được thiết kế thành kết cấu, độ dày thành e4 và e5 phải phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 5, khi áp dụng.
7.2.5.1.6 Đầu nong khác có độ cứng < 4 kN/m2
Độ dày của thành bên trong của đầu nong phải ít nhất bằng 1,5 x e4 như được quy định trong Bảng 5.
7.2.5.2 Phụ tùng đúc phun
Độ dày thành nhỏ nhất trong thân phụ tùng đúc phun kết cấu Kiểu B, e4, min, với DN/OD ≤ 315 và DN/ID ≤ 300 phải bằng 2,0 mm. Đối với các kích cỡ lớn hơn, độ dày thành phải phù hợp với các yêu cầu cho e4, min như được quy định trong Bảng 5.
Chiều cao kết cấu, ec, của thành thân phụ tùng ép phun có kích thước lên đến 200 mm DN/OD và lên đến 200 mm và đường kính ngoài thực lên đến 200 mm của ống dãy DN/ID phải ít nhất như quy định đối với emin tương ứng với PVC-U, PP và PE như sau:
– Dãy SDR 41 trong ISO 4435;
– Dãy SDR 33 trong ISO 8773;
– Dãy SDR 26 trong ISO 8772;
Trong trường hợp phụ tùng dãy ID, việc tính toán phải dựa trên đường kính ngoài thực của ống tương ứng.
Thiết kế mối nối, bao gồm kích thước đầu nong và đầu không nong, phải phù hợp với 7.2.5.1.
7.2.5.3 Phụ tùng gia công
Độ dày thành của thân phụ tùng được gia công từ ống phải phù hợp với các yêu cầu của ống tương ứng. Cho phép giảm độ dày thành bằng cách gia công nhưng phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng 16.
Thiết kế mối nối, bao gồm kích thước đầu nong và đầu không nong, phải phù hợp với 7.2.5.1.
7.2.5.4 Phụ tùng đúc quay
Độ dày thành nhỏ nhất trong thân của phụ tùng đúc quay, e4, min, phải bằng 1,25 lần giá trị được quy định cho phụ tùng ép phun, được làm tròn lên 0,1 mm tiếp theo.
Nếu phụ tùng đúc quay có đầu nong và/hoặc đầu không nong trơn đặc, độ dày thành yêu cầu tối thiểu e, e2 và e3, có thể áp dụng, phải bằng 1,25 lần giá trị lấy từ 7.2.5.
Kích thước đầu nong và đầu không nong phải phù hợp với 7.2.5.1.
7.3 Kiểu phụ tùng
Các kiểu phụ tùng thuộc phạm vi tiêu chuẩn này được quy định trong TCVN 11821-1 (ISO 21138-1).
8 Đặc tính vật lý
8.1 Poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U)
8.1.1 Đặc tính vật lý của ống PVC-U
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 7, sử dụng các thông số được chỉ dẫn, ống phải có các đặc tính vật lý phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 7.
Bảng 7 – Đặc tính vật lý của ống PVC-U
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
|
Nhiệt độ hóa mềm Vicat (VST) a | VST ≥ 79 °C | Theo TCVN 6147-1 (ISO 2507-1) và TCVN 6147-2 (ISO 2507-2) | TCVN 6147-1 (ISO 2507-1) và TCVN 6147-2 (ISO 2507-2) | |
Độ bền với điclometan b | Không tấn công | Nhiệt độ thử
Thời gian ngâm Mài vát góc |
15 °C
30 min Không |
TCVN 7306 (ISO 9852) |
Độ bền nhiệt – Phép thử tủ sấy | Ống không bị tách lớp, rạn nứt hoặc phồng rộp d | Nhiệt độ thử
Thời gian ngâm mẫu thử c đối với: e ≤ 8 mm e > 8 mm |
(150 ± 2) °C
30 min 60 min |
ISO 12091 |
a Không áp dụng với phần xốp của ống. Nếu e4 nhỏ hơn 1,8 mm phép thử phải được thực hiện trên một thanh được đùn từ vật liệu này. Phép thử gián tiếp có thể được thực hiện với mẫu thử ống.
b Chỉ áp dụng đối với ống có độ dày thành e4 > 3 mm. Các thanh của ống cuốn xoắn có thể được thử trước khi cuốn. c Đối với độ dày thành ống, e, phải lấy độ dày thành lớn nhất đo được của ống không bao gồm ec. d Các vết phồng trong phần kết cấu xốp được loại trừ khỏi yêu cầu này. |
8.1.2 Đặc tính vật lý của phụ tùng PVC-U
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 8, sử dụng các thông số được chỉ định, phụ tùng phải có các đặc tính vật lý phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 8.
Bảng 8 – Đặc tính vật lý của phụ tùng đúc phun PVC-U
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
|
Nhiệt độ hóa mềm Vicat (VST) a | VST ≥ 77 °C |
Theo TCVN 6147-1 (ISO 2507-1) và TCVN 6147-2 (ISO 2507-2) |
TCVN 6147-1 (ISO 2507-1) và TCVN 6147-2 (ISO 2507-2) |
|
Ảnh hưởng của gia nhiệt a | b | Nhiệt độ thử
Thời gian gia nhiệt |
(150 + 2) °C
Theo TCVN 6242 (ISO 580) c |
TCVN 6242 (ISO 580)
Phương pháp A, không khí |
a Chỉ áp dụng cho các phụ tùng đúc phun và các bộ phận đúc phun đối với phụ tùng gia công.
b 1) Trong khoảng bán kính bằng 15 lần độ dày thành xung quanh (các) điểm phun, chiều sâu các vết nứt, tách lớp hoặc phồng rộp không vượt quá 50 % độ dày thành tại điểm đó. 2) Trong khoảng cách bằng 10 lần độ dày thành từ cổng phun màng, chiều sâu các vết nứt, tách lớp hoặc phồng rộp không vượt quá 50 % độ dày thành tại điểm đó. 3) Trong khoảng cách bằng 10 lần độ dày thành từ cổng phun vòng, chiều dài các vết nứt xuyên qua toàn bộ độ dày thành ống không vượt quá 50 % độ dày thành tại điểm đó. 4) Trên đường hàn không được có chỗ mở với chiều sâu quá 50 % độ dày thành tại đường hàn đó. 5) Tại tất cả các vị trí khác của bề mặt, chiều sâu các vết nứt và tách lớp không được vượt quá 30 % độ dày thành tại điểm đó. Phồng rộp xuất hiện trong khoảng chiều dài không được vượt quá 10 lần độ dày thành. c Đối với độ dày thành, e, phải lấy độ dày thành lớn nhất đo được của phụ tùng, không bao gồm ec. |
||||
8.2 Polypropylen (PP)
8.2.1 Đặc tính vật lý của ống PP
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 9, sử dụng các thông số được chỉ định, ống phải có các đặc tính vật lý phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 9.
Bảng 9 – Đặc tính vật lý của ống PP
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
|
Độ bền nhiệt – Phép thử tủ sấy | Ống không bị tách lớp, rạn nứt hoặc phồng rộp | Nhiệt độ thử | (150 ± 2) °C | ISO 12091 |
Thời gian ngâm mẫu thửa đối với : | ||||
e ≤ 8 mm | 30 min | |||
e > 8 mm | 60 min | |||
a Đối với độ dày thành, e, phải lấy độ dày thành lớn nhất đo được của ống, không bao gồm ec. |
8.2.2 Đặc tính vật lý của phụ tùng PP
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 10, sử dụng các thông số được chỉ định, phụ tùng phải có các đặc tính vật lý phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 10.
Bảng 10 – Các đặc tính vật lý của các bộ phận đúc phun PP
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
|
Ảnh hưởng của gia nhiệt a | b | Nhiệt độ thử
Thời gian gia nhiệt |
(150 ± 2) °C
Theo TCVN 6242 (ISO 580) c |
TCVN 6242 (ISO 580)
Phương pháp A, không khí |
a Chỉ áp dụng cho các phụ tùng đúc phun và các bộ phận đúc phun đối với phụ tùng gia công.
b Chiều sâu của vết nứt, tách lớp hoặc phồng rộp không được vượt quá 20 % độ dày thành xung quanh (các) điểm phun. Trên đường hàn không được có chỗ mở với chiều sâu quá 20 % độ dày thành. c Đối với độ dày thành, e, phải lấy độ dày thành lớn nhất đo được của phụ tùng, không bao gồm ec |
||||
8.3 Polyetylen (PE)
8.3.1 Đặc tính vật lý của ống PE
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 11, sử dụng các thông số được chỉ định, ống phải có các đặc tính vật lý phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 11.
Bảng 11 – Các đặc tính vật lý của ống PE
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
|
Độ bền nhiệt – Phép thử tủ sấy | Ống không bị tách lớp, rạn nứt hoặc phồng rộp | Nhiệt độ thử
Thời gian ngâm mẫu thử a đối với: |
(110 ± 2) °C | ISO 12091 |
e ≤ 8 mm | 30 min | |||
e > 8 mm | 60 min | |||
a Đối với độ dày thành, e, phải lấy độ dày thành lớn nhất đo được của ống, không bao gồm ec. |
8.3.2 Đặc tính vật lý của phụ tùng PE
Khi thử nghiệm theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 12, sử dụng các thông số được chỉ định, phụ tùng phải có các đặc tính vật lý phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 12.
Bảng 12 – Các đặc tính vật lý của các bộ phận ép phun PE
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Tiêu chuẩn thử |
|
Ảnh hưởng của nhiệt độ a | b | Nhiệt độ thử | (110 ± 2) °C | TCVN 6242 (ISO 580) không khí |
Thời gian gia nhiệt c đối với: | ||||
e ≤ 3 mm | 15 min | |||
3 mm < e ≤ 10 mm | 30 min | |||
10 mm < e ≤ 20 mm | 60 min | |||
a Chỉ áp dụng cho các phụ tùng đúc phun và các bộ phận đúc phun đối với phụ tùng gia công.
b Chiều sâu của vết nứt, tách lớp hoặc phồng rộp không được vượt quá 20 % độ dày thành xung quanh (các) điểm phun. Trên đường hàn không được có chỗ mở với chiều sâu quá 20 % độ dày thành. c Đối với độ dày thành, e, phải lấy độ dày thành lớn nhất đo được của phụ tùng, không bao gồm ec. |
9 Các đặc tính cơ học
9.1 Đặc tính cơ học của ống
9.1.1 Quy định chung
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 13, sử dụng các thông số được chỉ định, ống phải có các đặc tính cơ học phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 13.
Ống được phân loại với một trong các loại độ cứng vòng danh nghĩa (SN) sau đây:
— DN ≤ 500: SN 4, SN 8 hoặc SN 16;
— DN > 500: SN 2, SN 4, SN 8 hoặc SN 16.
Đối với DN ≥ 500 độ cứng tối thiểu được nhà sản xuất công bố cho một chi tiết, nằm giữa các giá trị SN này chỉ có thể sử dụng cho mục đích tính toán. Các ống đó phải được phân loại và phân cấp xuống cấp độ cứng thấp hơn tiếp theo.
Bảng 13 – Các đặc tính cơ học của ống
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
|
Độ cứng vòng | ≥ SN tương ứng | Tuân theo TCVN 8850 (ISO 9969) |
TCVN 8850 (ISO 9969) |
|
Độ bền va đập | TIR ≤10 % | Nhiệt độ thử | (0 ± 1)°C |
TCVN 6144 (ISO 3127) |
Môi trường điều hòa | Nước hoặc không khí |
|
||
Kiểu quả thử va đập | d 90 |
|
||
Khối lượng quả thử đối với a |
|
|||
dim,max ≤ 100 mm | 0,5 kg |
|
||
100 mm < dim,max ≤ 125 mm | 0,8 kg |
|
||
125 mm < dim,max ≤ 160 mm | 1,0 kg |
|
||
160 mm < dim,max ≤ 200 mm | 1,6 kg |
|
||
200 mm < dim,max ≤ 250 mm | 2,0 kg |
|
||
250 mm < dim,max ≤ 315 mm | 2,5 kg |
|
||
315 mm < dim,max | 3,2 kg |
|
||
Chiều cao rơi quả thử đối với a |
|
|||
dem,min ≤ 110 mm | 1 600 mm |
|
||
dem,min> 110 mm | 2 000 mm |
|
||
Độ đàn hồi vòng | Theo 9.1.2 ở 30 % của dem | Lệch dạng | 30% |
EN 1446 |
Chiều dài mẫu thử | Phải chứa ít nhất 5 gân/gân xoắn b | |||
Vị trí của mẫu thử | Đặt đường phân chia, khi áp dụng, ở 0°, 45° và 90° từ tấm phía trên | |||
Tỷ số độ rão | PVC-U: ≤ 2,5 ở giá trị ngoại suy 2 năm
PP và PE: ≤ 4 ở giá trị ngoại suy 2 năm |
Theo TCVN 8849 (ISO 9967) |
TCVN 8849 (ISO 9967) |
|
Độ bền kéo đường hàn d | Theo 9.1.3 | Tốc độ di chuyển | 15 mm/min |
EN 1979 |
a Tham khảo đến dem,min được quy định.
b Chỉ áp dụng với các ống dạng gân xoắn. |
9.1.2 Độ đàn hồi vòng
Khi thử theo phương pháp thử được mô tả trong Bảng 16, sử dụng các thông số được chỉ định và kiểm tra bằng mắt thường không phóng đại, a) và b) phải thỏa mãn trong quá trình thử:
a) Không giảm lực đo được;
b) Không xuất hiện các vết nứt tại bất kỳ bộ phận nào của kết cấu thành ống.
Tương tự, c) đến e) phải thỏa mãn sau khi thử:
c) Không có hiện tượng tách lớp thành ống ngoại trừ sự tách lớp có thể có giữa lớp ngoài và lớp trong của ống thành hai lớp, xuất hiện tại chỗ hàn thu nhỏ ở đầu mẫu thử; quá trình chế tạo thanh vật liệu khác với vật liệu của ống không phải theo yêu cầu này, xem Hình 1;
d) Không xuất hiện kiểu phá hủy khác trong mẫu thử;
e) Không có hiện tượng oằn cố định nào, xảy ra theo hướng bất kỳ trên bộ phận bất kỳ của kết cấu thành ống bao gồm các phần thấp hơn và phần loe.
9.1.3 Độ bền kéo đứt
Khi thử theo Bảng 13, độ bền kéo đứt yêu cầu tối thiểu của đường hàn phải phù hợp với Bảng 14.
Bảng 14 – Độ bền kéo tối thiểu của mối hàn
Kích thước danh nghĩa |
Lực kéo nhỏ nhất |
DN/ID hoặc DN/OD |
N |
DN ≤ 375 |
380 |
400 ≤ DN ≤ 560 |
510 |
600 ≤ DN ≤ 710 |
760 |
DN ≥ 800 |
1020 |
9.1.4 Yêu cầu bổ sung
Các ống được dự kiến sử dụng tại các khu vực mà việc lắp đặt được thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn -10 °C phải phù hợp với các yêu cầu của phép thử va đập (phương pháp bậc thang) như quy định trong Bảng 15.
Bảng 15 – Phép thử tính năng lắp đặt ở nhiệt độ thấp
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử |
Phương pháp thử |
||
Độ bền va đập (phương pháp bậc thang) |
H50 ≥ 1 000 mm |
Nhiệt độ điều hòa và thử nghiệm | (-10 ± 1)°C |
ISO 11173:1994 |
|
Không vỡ dưới 500 mm |
|||||
Loại quả nặng | d90 | ||||
Khối lượng rơi đối với: | |||||
dem,min ≤ 110 mm | 4,0 kg | ||||
110 mm < dem,min ≤ 125 mm | 5,0 kg | ||||
125 mm < dem,min ≤ 160 mm | 6,25 kg | ||||
160 mm < dem,min ≤ 200 mm | 8,0 kg | ||||
200 mm < dem,min ≤ 225 mm | 10,0 kg | ||||
225 mm < dem,min | 12,5 kg | ||||
a Tham khảo đến dem,min được quy định. |
9.2 Các đặc tính cơ học của phụ tùng
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 16, sử dụng các thông số được chỉ định, phụ tùng phải có các đặc tính cơ học phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 16.
Phụ tùng phải được phân loại với một trong các loại độ cứng vòng danh nghĩa (SN) sau đây:
– DN ≤ 500: SN 4, SN 8 hoặc SN 16
– DN > 500: SN 2, SN 4, SN 8 hoặc SN 16
CHÚ THÍCH Đối với DN ≥ 500 độ cứng tối thiểu được nhà sản xuất công bố cho một chi tiết, nằm giữa các giá trị SN này chỉ có thể sử dụng cho mục đích tính toán.
Bảng 16 – Các đặc tính cơ học của phụ tùng
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử nghiệm |
Phương pháp thử |
|
Độ cứng a | ≥ SN tương ứng | Tuân theo ISO 13967 | ISO 13967 | |
Phép thử va đập | Không nứt xuyên qua thành; | Nhiệt độ thử | 0°C | EN 12061 |
Bộ phận làm kín bị bung ra có thể được đưa lại vị trí đúng bằng tay | Chiều cao thử
de ≤ 125 mm de > 125 mm Vị trí va đập |
1000 mm 500 mm Miệng đầu nong |
||
Độ bền cơ học hoặc độ đàn hồi b | Không có dấu hiệu bị nứt, rạn, phân tách và/hoặc rò rỉ | HOẶC | EN 12256 | |
Thời gian thử
Mô men tối thiểu đối với: |
15 min | |||
de ≤ 125 mm | 0,15[DN]3x10-6 kNm | |||
de > 125 mm | 0,01[DN] kNm | |||
HOẶC | ||||
Độ dịch chuyển tối thiểu | 170 mm | |||
a Khi phụ tùng tuân theo tiêu chuẩn này có kết cấu thành giống như ống tương ứng, độ cứng của phụ tùng, do kết cấu hình học của nó, bằng hoặc lớn hơn độ cứng của ống. Phụ tùng có thể được phân loại theo cùng cấp độ cứng như phân loại ống mà không cần kiểm tra độ cứng vòng.
b Chỉ dành cho các phụ tùng gia công được làm từ nhiều hơn một bộ phận (bộ phận giữ gioăng làm kín không được coi là một bộ phận) hoặc khi độ dày thành nhỏ nhất của thân phụ tùng, e4,min, nhỏ hơn (0,9xdem/51), (0,9xdem/41) hoặc (0,9xdem/33) đối với PVC, PP và PE tương ứng. |
10 Yêu cầu tính năng
Khi thử theo các phương pháp thử được quy định trong Bảng 17, sử dụng các thông số được chỉ định, mối nối và hệ thống phải có các đặc tính phù hợp với các yêu cầu được nêu trong Bảng 17.
Bảng 17 – Yêu cầu tính năng
Đặc tính |
Yêu cầu |
Thông số thử nghiệm |
Phương pháp thử |
|
Độ kín của mối nối làm kín bằng gioăng đàn hồi | Nhiệt độ
Độ võng đầu không nong Độ võng đầu nong |
(23 ± 2) °C
10% 5 % |
EN 1277,
Điều kiện B |
|
Không rò rỉ | Áp suất nước | 5 kPa (0,05 bar) | ||
Không rò rỉ | Áp suất nước | 50 kPa (0,5 bar) | ||
≤ – 27 kPa (- 0,27 bar) | Áp suất không khí | – 30 kPa (-0,3 bar) | ||
Độ kín của mối nối làm kín bằng gioăng đàn hồi | Nhiệt độ
Độ võng mối nối đối với: de ≤ 315 mm 315 mm < de ≤ 630 mm de > 630 mm |
(23 ± 2) °C
2° 1,5° 1° |
EN 1277,
Điều kiện C |
|
Không rò rỉ | Áp suất nước | 5 kPa (0,05 bar) | ||
Không rò rỉ | Áp suất nước | 50 kPa (0,5 bar) | ||
≤ – 27 kPa (- 0,27 bar) | Áp suất không khí | – 30 kPa (- 0,3 bar) | ||
Độ bền chịu tải ngoài kết hợp với chu kỳ nhiệt b | a | Với dim ≤ 160 mm: theo EN 1437, Phương pháp A | EN 1437:2002, Phương pháp A, nước nóng và lạnh | |
Với dim > 160 mm: theo EN 1437, Phương pháp B | EN 1437, Phương pháp B, nước nóng | |||
Tính năng dài hạn của gioăng TPE | Áp suất ống: Giá trị ngoại suy cho 100 năm:
≥ 150 kPa (1,5 bar) |
Nhiệt độ thử | (23 ± 2) °C | EN 14741 |
Độ kín nước c | Không rò rỉ | Áp suất nước
Thời gian |
50 kPa (0,5 bar)
1 min |
EN 1053 |
Độ bền kéo đứt của mối nối nung chảy hoặc hàn | Không phá hủy mối nối | Lực kéo đứt nhỏ nhất | Theo Bảng 15 | EN 1979 d |
a Áp dụng các yêu cầu sau:
– Độ biến dạng theo chiều thẳng đứng: ≤ 9 %; – Độ lệch so với sự đồng đều bề mặt đáy: ≤ 3 mm; – Bán kính đáy: ≥ 80 % giá trị ban đầu; – Độ mở đường hàn: ≤ 20 % độ dày thành; – Độ kín ở 35 kPa (0,35 bar)/15 min: Không xuất hiện rò rỉ. b Chỉ áp dụng với các bộ phận tuân theo tiêu chuẩn này với DN/OD ≤ 335 và DN/ID ≤ 300. c Chỉ áp dụng với các phụ tùng gia công từ nhiều hơn hai bộ phận. Gioăng làm kín gắn trong bộ phận không được coi là một bộ phận. e Phép thử này áp dụng cho tất cả các kết cấu ống và phụ tùng được nối bằng phương pháp hàn hoặc nung chảy. Các mẫu thử phải được cắt dọc trong vùng nung chảy. Chiều dài của mẫu thử phải bao gồm mối nối cộng thêm một đoạn ở mỗi đầu đủ để đảm bảo có thể kẹp được mẫu thử trong máy thử kéo. |
11 Ghi nhãn
11.1 Quy định chung
Thông tin ghi nhãn phải được dán hoặc in hoặc đưa trực tiếp trên ống hoặc phụ tùng theo phương pháp bất kỳ sao cho sau khi lưu kho, chịu thời tiết, xử lý và lắp đặt, vẫn duy trì được sự rõ ràng.
Việc ghi nhãn không được tạo thành các vết nứt hoặc các loại khuyết tật khác gây ảnh hưởng bất lợi đến tính năng của ống hoặc phụ tùng.
11.2 Yêu cầu ghi nhãn tối thiểu
11.2.1 Ống
Ống phải được ghi nhãn với khoảng tối đa bằng 2 m và ít nhất một lần trên ống.
Yêu cầu ghi nhãn tối thiểu của ống phải phù hợp với Bảng 18.
Bảng 18 – Yêu cầu ghi nhãn tối thiểu của ống
Thông tin |
Dấu hiệu và ký hiệu |
Số hiệu tiêu chuẩn | TCVN 11821-3 (ISO 21138-3) |
Dãy đường kính, kích thước danh nghĩa/đường kính trong tối thiểu được công bố thực a đối với: | |
Dãy DN/OD, có thể lắp lẫn b | DN/OD 200/178 c |
Dãy DN/OD, không thể lắp lẫn b | DN/OD 200/178 c |
Dãy DN/ID | DN/ID 180/178 c |
Tên nhà sản xuất và/hoặc thương hiệu | XXX |
Cấp độ cứng | Ví dụ: SN8 |
Vật liệu | PVC-U, PVC d, PP hoặc PE |
Thông tin của nhà sản xuất | e |
Tính năng lắp đặt nhiệt độ thấp | (Tinh thể băng)f |
Cấp dung sai gần | CT g |
a Không bắt buộc ghi nhãn đường kính trong trung bình nhỏ nhất thực, tuy nhiên nếu ghi nhãn thì phải theo cách đã chỉ ra.
b Trong trường hợp này lắp lẫn có nghĩa là sử dụng ống và/hoặc phụ tùng tuân theo với ISO 4435, ISO 8772 hoặc ISO 8873. c Nếu một bộ phận được thiết kế cho cả dãy DN/OD và DN/ID thì một trong hai sẽ được ghi nhãn d PVC-U ưu tiên hơn PVC e Phải thể hiện ở dạng con số rõ ràng hoặc dạng mã có thông tin có thể truy xuất nguồn gốc như sau – Thời gian sản xuất năm và tháng; – Nơi sản xuất nếu nhà sản xuất sản xuất ở các nơi khác nhau, quốc gia và/hoặc quốc tế. f Việc ghi nhãn này chỉ áp dụng cho ống mà thử nghiệm đã được chứng minh phù hợp với 9.1.3. g Chỉ áp dụng cho các ống PP và PE có đầu không nong như quy định trong ISO 8772 hoặc ISO 8773. |
11.2.2 Phụ tùng
Yêu cầu ghi nhãn tối thiểu của phụ tùng phải phù hợp với Bảng 19.
Bảng 19 – Yêu cầu ghi nhãn tối thiểu của phụ tùng
Nội dung |
Dấu hiệu hoặc ký hiệu |
Số hiệu tiêu chuẩn | TCVN 11821-2 (ISO 21138-2) |
Dãy đường kính, kích thước danh nghĩa/đường kính trong tối thiểu được công bố thực a đối với: | |
Dãy DN/OD, có thể hoán đổi nhau b | DN/OD 200/178 c |
Dãy DN/OD, không thể hoán đổi nhau b | DN/OD 200/178 c |
Dãy DN/ID | DN/ID 200/198 c |
Tên nhà sản xuất và/hoặc thương hiệu | XXX |
Góc danh nghĩa | Ví dụ: 45° |
Độ cứng | Ví dụ: SN 8 |
Vật liệu | Hoặc PVC-U, PVC d, PP hoặc PE |
Thông tin của nhà sản xuất | e |
Dung sai gần | CT f |
a Không bắt buộc ghi nhãn đường kính trong trung bình nhỏ nhất thực, tuy nhiên nếu ghi nhãn thì phải theo cách đã chỉ ra.
b Trong trường hợp này có thể hoán đổi nghĩa là sử dụng với ống và/hoặc phụ tùng tuân theo ISO 4435, ISO 8772 hoặc 8773. c Nếu một bộ phận được thiết kế cho cả dãy DN/OD và DN/ID, phải ghi trên nhãn một trong hai giá trị. d PVC-U ưu tiên hơn là PVC. e Phải thể hiện ở dạng con số rõ ràng hoặc dạng mã có thông tin có thể truy xuất nguồn gốc như sau: — Thời gian sản xuất năm và tháng; — Nơi sản xuất nếu nhà sản xuất sản xuất ở các nơi khác nhau, quốc gia và/hoặc quốc tế. f Chỉ áp dụng cho các phụ tùng PP và PE có đầu không nong như quy định trong ISO 8772 hoặc ISO 8773. |
Phụ lục A
(quy định)
Vật liệu PVC-U nguyên sinh
Vật liệu nguyên sinh phải là PVC-U, được bổ sung thêm các chất phụ gia cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất các chi tiết phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Khi tính toán dựa trên một công thức đã biết hoặc, trong trường hợp tranh chấp/chưa biết công thức, xác định theo EN 1905, hàm lượng PVC-U phải phù hợp với mục a) hoặc mục b) như sau.
a) Hàm lượng PVC-U phải ít nhất bằng 80 % khối lượng đối với ống và 85 % khối lượng đối với phụ tùng đúc phun.
b) Cho phép giảm thêm hàm lượng của PVC-U (chỉ đối với ống) bằng cách thay thế PVC-U bằng CaCO3 phù hợp với mục c) như sau.
c) CaCO3 có thể được sử dụng với lớp phủ hoặc không như sau:
— Thành phần của CaCO3, trước khi phủ nếu có, phải đáp ứng như sau:
— Hàm lượng của CaCO3 ≥ 96 % theo khối lượng:
— Hàm lượng MgCO3 ≤ 4 % theo khối lượng;
— Tổng hàm lượng CaCO3 và MgCO3 ≥ 98 % theo khối lượng.
— Các tính chất vật lý của vật liệu phải đáp ứng như sau:
— Kích thước hạt trung bình D50 ≤ 2,5 µm;
— Phân bố cỡ hạt D98 ≤ 20 µm.
Phụ lục B
(quy định)
Sử dụng vật liệu PVC-U không nguyên sinh
B.1 Vật liệu tái chế và gia công lại từ ống hoặc phụ tùng
CHÚ THÍCH Với mục đích của phụ lục này, thuật ngữ “ống” có nghĩa là ống được đùn ép và các bộ phận bất kỳ của phụ tùng gia công được làm từ một ống đùn. Thuật ngữ “phụ tùng” nghĩa là phụ tùng đúc phun và các bộ phận đúc phun của một phụ tùng gia công.
Được phép sử dụng nguyên liệu gia công lại sạch từ các bộ phận phù hợp với tiêu chuẩn này của chính nhà máy để sản xuất ống và phụ tùng. Nếu vật liệu phụ tùng được sử dụng để sản xuất ống thì phải xem đó là vật liệu tái chế.
B.2 Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận
B.2.1 Vật liệu từ ống và phụ tùng PVC-U
Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận từ ống và phụ tùng PVC-U có sẵn với số lượng và trong khoảng thời gian thích hợp được phép sử dụng riêng hoặc bổ sung vào vật liệu nguyên sinh, vật liệu gia công lại của nhà máy hoặc hỗn hợp của hai loại vật liệu này trong quá trình sản xuất ống, miễn là đáp ứng tất cả các điều kiện sau.
a) Yêu cầu kỹ thuật đối với từng vật liệu phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài với nhà sản xuất ống và cơ quan chứng nhận nếu có thể. Yêu cầu này phải bao gồm ít nhất các đặc tính tuân theo EN 15346, được nêu trong Bảng B.1.
b) Khi được xác định phù hợp với các phương pháp thử được nêu trong Bảng B.1, các giá trị thực đối với các đặc tính này phải phù hợp với giá trị đã được thỏa thuận với độ lệch cho phép phù hợp với giá trị cho trong Bảng B.1.
Hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung cấp vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài cần phù hợp với TCVN ISO 9002. Mục đích của yêu cầu này nhằm đảm bảo nhà sản xuất phải có trách nhiệm yêu cầu và đảm bảo rằng kế hoạch chất lượng phải phù hợp hoặc không được kém nghiêm ngặt hơn các yêu cầu tương ứng của TCVN ISO 9001. Yêu cầu này không cần thiết đối với các nhà sản xuất đã được đánh giá và chứng nhận phù hợp với TCVN ISO 9001.
c) Từng đơn hàng phải có một giấy chứng nhận tuân theo 3.1 của EN 10204:2004 thể hiện sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã được thỏa thuận.
d) Khi không có giấy chứng nhận sự phù hợp được cung cấp cùng với vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài, nhà sản xuất phải tiến hành thử nghiệm xác minh với tất cả các vật liệu để xác nhận sự phù hợp với các yêu cầu này.
e) Lượng tối đa vật liệu tái chế và/hoặc vật liệu gia công lại từ nguồn gốc bên ngoài dự kiến bổ sung phải được quy định bởi nhà sản xuất ống;
f) Lượng vật liệu tái chế và/hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài được bổ sung thực tế trong mỗi loạt sản xuất phải được ghi lại bởi nhà sản xuất ống;
g) Hàm lượng PVC-U của sản phẩm cuối cùng phải phù hợp với các yêu cầu được quy định trong Phụ lục A;
h) Phải tiến hành thử nghiệm điển hình trên sản phẩm cuối cùng với lượng được quy định lớn nhất và với từng dạng vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài với yêu cầu kỹ thuật đã thỏa thuận. Các kết quả chấp nhận được coi là minh chứng về sự phù hợp của các chi tiết có chứa vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài với hàm lượng nhỏ hơn.
Bảng B.1 – Yêu cầu kỹ thuật của các đặc tính được quy định theo thỏa thuận và độ lệch cho phép tối đa của các đặc tính
Đặc tính |
Phương pháp thử |
Độ lệch tối đa cho phép |
Hàm lượng PVC-U a | EN 1905 | ± 4 % phần khối lượng tuyệt đối |
Giá trị K a | EN 922 | ± 3 đơn vị |
Khối lượng riêng a | TCVN 6039-1 (ISO 1183-1) | ± 20 kg/m3 |
Nhiệt độ hóa mềm Vicat a | TCVN 6147-1 (ISO 2507-1) và TCVN 6147-2 (ISO 2507-2) hoặc ISO 306, Phương pháp B | ± 2°C |
Kích cỡ hạt và phân bố b, c | Các yêu cầu phải được thỏa thuận và nêu trong yêu cầu kỹ thuật. Các phương pháp thử tuân theo Phụ lục D d và E e của EN 15346. | |
Loại chất ổn định a, b | Các yêu cầu và phương pháp thử phải được thỏa thuận và nêu trong yêu cầu kỹ thuật. | |
Tạp chất b | Dựa vào nguồn vật liệu và quy trình tái chế, các yêu cầu phải được thỏa thuận và nêu trong yêu cầu kỹ thuật.
Phương pháp thử tuân theo Phụ lục C của EN 15346. |
|
a Nếu nguồn vật liệu là ống và phụ tùng được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia hoặc Châu Âu, không yêu cầu thử các đặc tính vật liệu này nếu yêu cầu quy định bởi tiêu chuẩn chất lượng đó phù hợp với yêu cầu được nêu trong bảng này.
b Các yêu cầu tương ứng tùy thuộc vào quy trình tái chế và sản phẩm cuối cùng. c Kích thước hạt không được lớn hơn 50 % độ dày thành nhỏ nhất của sản phẩm cuối cùng. d Chỉ áp dụng cho các hợp chất (compound) PVC tái chế được nghiền vụn. e Chỉ áp dụng cho PVC tái chế được xay nhỏ. |
B.2.2 Vật liệu từ các sản phẩm PVC-U khác ngoài ống và phụ tùng
Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài có yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận từ sản phẩm PVC-U khác ống và phụ tùng không được sử dụng để sản xuất ống và phụ tùng phù hợp với tiêu chuẩn này.
B.3 Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài không theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận
B.3.1 Vật liệu từ ống và phụ tùng PVC-U
Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài không theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận từ ống và phụ tùng PVC-U có sẵn với số lượng và trong khoảng thời gian thích hợp được phép sử dụng riêng hoặc bổ sung vào vật liệu nguyên sinh, vật liệu gia công lại của nhà máy hoặc hỗn hợp của hai loại vật liệu này trong quá trình sản xuất ống, miễn là đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
a) Khi vật liệu như vậy được sử dụng, phải xem xét quá trình sản xuất của ít nhất một lô và phải được kiểm tra một cách phù hợp;
b) Nguyên liệu phải sạch và khô.
c) Lượng cho phép lớn nhất của vật liệu tái chế và gia công lại từ ngoài phải phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa giá trị K của vật liệu nguyên sinh và vật liệu tái chế cũng như vật liệu gia công lại từ bên ngoài như sau:
— Nếu chênh lệch giá trị K nhỏ hơn 4 đơn vị khi xác định theo EN 922, có thể bổ sung lên đến 10 % phần khối lượng;
— Nếu chênh lệch giá trị K lớn hơn 4 đơn vị hoặc không xác định được, có thể bổ sung lên đến 5 % phần khối lượng;
d) Lượng vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài được bổ sung thực tế cho mỗi loạt sản xuất phải được ghi lại bởi nhà sản xuất ống.
B.3.2 Vật liệu từ các sản phẩm PVC-U không phải ống và phụ tùng
Không sử dụng vật liệu tái chế và/hoặc gia công lại từ bên ngoài của các sản phẩm PVC-U không phải ống và phụ tùng không có yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận để sản xuất ống và phụ tùng phù hợp với tiêu chuẩn này.
Phụ lục C
(quy định)
Vật liệu PP nguyên sinh
Vật liệu nguyên sinh phải là PP, được bổ sung thêm các chất phụ gia cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất các chi tiết phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Canxi cacbonat (CaCO3) được phủ phù hợp với b), hoặc bột talc phù hợp với c), có thể được bổ sung như chất biến tính khoáng với các điều kiện sau.
Khi tính toán dựa trên một công thức đã biết hoặc, trong trường hợp tranh chấp/chưa biết công thức, xác định theo ISO 3451-1, hàm lượng PP phải phù hợp với mục a) như sau.
a) Đối với các lớp đơn và lớp bên ngoài của ống Kiểu B, hàm lượng PP phải ít nhất bằng 75 % khối lượng đối với ống và 80 % khối lượng đối với phụ tùng đúc phun.
b) Yêu cầu kỹ thuật đối với CaCO3:
— Thành phần của CaCO3, trước khi phủ nếu có, phải đáp ứng như sau:
— Hàm lượng của CaCO3 ≥ 96 % theo khối lượng;
— Hàm lượng MgCO3 ≤ 4 % theo khối lượng;
— Tổng hàm lượng CaCO3 và MgCO3 ≥ 98 % theo khối lượng.
— Các tính chất vật lý của vật liệu phải đáp ứng như sau:
— Kích thước hạt trung bình D50 ≤ 2,5 µm;
— Phân bố cỡ hạt D98 ≤ 20 µm.
c) Yêu cầu kỹ thuật đối với bột talc:
Hàm lượng magiê silicat, Mg3Si4O10(OH2) phải ít nhất bằng 97 % phần khối lượng;
— Tính chất vật lý của bột talc phải phù hợp như sau:
— Kích thước hạt trung bình, D50 ≤ 7 µm;
— Phân bố cỡ hạt D98 ≤ 30 µm.
Phụ lục D
(quy định)
Sử dụng vật liệu PP không nguyên sinh
D.1 Vật liệu tái chế và gia công lại từ ống hoặc phụ tùng
CHÚ THÍCH Với mục đích của phụ lục này, thuật ngữ “ống” có nghĩa là ống được đùn ép và các bộ phận bất kỳ của phụ tùng gia công được làm từ một ống đùn. Thuật ngữ “phụ tùng” nghĩa là phụ tùng đúc phun và các bộ phận đúc phun của một phụ tùng gia công.
Được phép sử dụng nguyên liệu gia công lại sạch từ các bộ phận phù hợp với tiêu chuẩn này của chính nhà máy để sản xuất ống và phụ tùng.
D.2 Vật liệu tái chế và quay vòng từ bên ngoài theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận
D.2.1 Vật liệu từ ống và phụ tùng PP.
Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận từ ống và phụ tùng PP có sẵn với số lượng và trong khoảng thời gian thích hợp được phép sử dụng riêng hoặc bổ sung vào vật liệu nguyên sinh, vật liệu gia công lại của nhà máy hoặc hỗn hợp của hai loại vật liệu này trong quá trình sản xuất ống (và phụ tùng tương ứng), miễn là đáp ứng tất cả các điều kiện sau.
c) Yêu cầu kỹ thuật đối với từng vật liệu phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài với nhà sản xuất ống và cơ quan chứng nhận nếu có thể. Yêu cầu này phải bao gồm ít nhất các đặc tính tuân theo EN 15346, được nêu trong Bảng D.1.
d) Khi được xác định phù hợp với các phương pháp thử được nêu trong Bảng D.1, các giá trị thực đối với các đặc tính này phải phù hợp với giá trị đã được thỏa thuận với độ lệch cho phép phù hợp với giá trị cho trong Bảng D.1.
Hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung cấp vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài cần phù hợp với TCVN ISO 9002. Mục đích của yêu cầu này nhằm đảm bảo nhà sản xuất phải có trách nhiệm yêu cầu và đảm bảo rằng kế hoạch chất lượng phải phù hợp hoặc không được kém nghiêm ngặt hơn các yêu cầu tương ứng của TCVN ISO 9001. Yêu cầu này không cần thiết đối với các nhà sản xuất đã được đánh giá và chứng nhận phù hợp với TCVN ISO 9001.
c) Từng đơn hàng phải có một giấy chứng nhận tuân theo 3.1 của EN 10204:2004 thể hiện sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã được thỏa thuận.
d) Khi không có giấy chứng nhận sự phù hợp được cung cấp cùng với vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài, nhà sản xuất phải tiến hành thử nghiệm xác minh với tất cả các vật liệu để xác nhận sự phù hợp với các yêu cầu này.
e) Lượng tối đa vật liệu tái chế và/hoặc vật liệu gia công lại từ nguồn gốc bên ngoài dự kiến bổ sung phải được quy định bởi nhà sản xuất ống;
f) Lượng vật liệu tái chế và/hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài được bổ sung thực tế trong mỗi loạt sản xuất phải được ghi lại bởi nhà sản xuất ống.
g) Vật liệu của sản phẩm cuối cùng phải phù hợp với các yêu cầu được quy định trong 4.3 và Phụ lục C ngoại trừ D.2.1 h).
h) Vật liệu phải sạch và không bị nhiễm bẩn nhìn thấy được. Phải thực hiện lọc vật liệu trong khi đùn hoặc tạo hạt.
i) Phải tiến hành thử nghiệm điển hình trên sản phẩm cuối cùng với lượng được quy định lớn nhất và với từng dạng vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài với yêu cầu kỹ thuật đã thỏa thuận. Các kết quả chấp nhận được coi là minh chứng về sự phù hợp của các chi tiết có chứa vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài với hàm lượng nhỏ hơn.
j) Với các lớp đơn và các lớp bên ngoài/bên trong chỉ được sử dụng PP-B.
Bảng D.1 – Yêu cầu kỹ thuật của các đặc tính được quy định theo thỏa thuận và độ lệch cho phép tối đa của các đặc tính
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử a |
Độ lệch cho phép lớn nhất |
Khối lượng thể tích | kg/m3 | TCVN 6039-1 (ISO 1183-1) | ± 15 |
Mô đun uốn E | MPa | ISO 178 | Giá trị nhỏ nhất theo thỏa thuận b |
Độ giãn dài khi đứt | % | TCVN 4501-2 (ISO 527-2), mẫu thử loại 1B tốc độ 50 mm/min, mẫu đùn hoặc mẫu đúc phun | Giá trị nhỏ nhất theo thỏa thuận b nhưng ≥ 100 |
Tốc độ nóng chảy khối lượng | g/10 min | ISO 1133, Điều kiện T | ± 20 % |
Hàm lượng tro | % | ISO 3451-1 | Giá trị lớn nhất theo thỏa thuận b |
Thời gian cảm ứng oxy hóa | min | ISO 11357-6, T = 200 °C | Giá trị nhỏ nhất theo thỏa thuận b nhưng không nhỏ hơn 4 min |
Nguồn vật liệu c | Theo thỏa thuận b | ||
Polyme ngoại lai | % | Phân tích IR | Giá trị lớn nhất theo thỏa thuận b, d, chỉ có PP, không có các polyme khác được xác định theo tài liệu này |
Các hạt không chảy | % | Lưới lọc [xem D.2.1 f) và D.3.1] | Giá trị lớn nhất theo thỏa thuận b |
Cađimi | % | e | e |
Chất dễ bay hơi | EN 12099 b | Giá trị lớn nhất theo thỏa thuận b | |
a Các mẫu phải được lấy từ vật liệu đã được trộn và tạo hạt hoặc từ mỗi nguồn vật liệu riêng. Tần suất lấy mẫu phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận nếu có liên quan.
b Được thỏa thuận giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận nếu có liên quan. c Hàm lượng của tất cả các vật liệu phải có thể truy suất và nhận biết với yêu cầu kỹ thuật. d Hàm lượng tối đa trong sản phẩm hoàn thiện phải ≤ 2 % phần khối lượng. Đối với các ống và phụ tùng sẽ sử dụng cho các hệ thống nóng chảy, PP với lượng PE > 1 % phần khối lượng có thể khó tương thích. e Đối với các kim loại nặng, ví dụ như cađimi, áp dụng các quy định quốc gia. |
D.2.2 Vật liệu từ các sản phẩm PP khác ngoài ống và phụ tùng
Vật liệu tái chế và/hoặc gia công lại từ bên ngoài từ các sản phẩm PP khác ống và phụ tùng có theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận, không được sử dụng cho sản xuất ống và phụ tùng phù hợp với tiêu chuẩn này.
D.3 Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài không theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận
D.3.1 Vật liệu từ ống và phụ tùng PP
Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài không theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận từ ống và phụ tùng PP không được sử dụng để sản xuất ống và phụ tùng phù hợp với tiêu chuẩn này.
D.3.2 Vật liệu từ các sản phẩm PP khác ống và phụ tùng
Vật liệu tái chế và/hoặc gia công lại từ bên ngoài không theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận từ các sản phẩm PP khác ống và phụ tùng không được sử dụng để sản xuất ống và phụ tùng phù hợp với tiêu chuẩn này.
Phụ lục E
(quy định)
Vật liệu PE nguyên sinh
Vật liệu nguyên sinh phải là PE, được bổ sung thêm các chất phụ gia cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất các chi tiết phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Canxi cacbonat (CaCO3) được phủ phù hợp với b), hoặc bột talc phù hợp với c), có thể được bổ sung như chất biến tính khoáng với các điều kiện sau.
Khi tính toán dựa trên một công thức đã biết hoặc, trong trường hợp tranh chấp/chưa biết công thức, xác định theo ISO 3451-1, hàm lượng PE phải phù hợp với mục a) như sau.
b) Đối với các lớp đơn và lớp bên ngoài của ống Kiểu B, hàm lượng PE phải ít nhất bằng 75 % khối lượng đối với ống và 80 % khối lượng đối với phụ tùng đúc phun.
c) Yêu cầu kỹ thuật đối với CaCO3:
— Thành phần của CaCO3, trước khi phủ nếu có, phải đáp ứng như sau:
— Hàm lượng của CaCO3 ≥ 96 % theo khối lượng;
— Hàm lượng MgCO3 ≤ 4 % theo khối lượng;
— Tổng hàm lượng CaCO3 và MgCO3 ≥ 98 % theo khối lượng.
— Các tính chất vật lý của vật liệu phải đáp ứng như sau:
— Kích thước hạt trung bình D50 ≤ 2,5 µm;
— Phân bố cỡ hạt D98 ≤ 20 µm.
d) Yêu cầu kỹ thuật đối với bột talc:
Hàm lượng magiê silicat, Mg3Si4O10(OH2) phải ít nhất bằng 97 % phần khối lượng;
— Tính chất vật lý của bột talc phải phù hợp như sau:
— Kích thước hạt trung bình, D50 ≤ 7 µm;
— Phân bố cỡ hạt D98 ≤ 30 µm.
Phụ lục F
(quy định)
Sử dụng vật liệu PE không nguyên sinh
F.1 Vật liệu tái chế và gia công lại từ ống và phụ tùng
CHÚ THÍCH Với mục đích của phụ lục này, thuật ngữ “ống” có nghĩa là ống được đùn ép và các bộ phận bất kỳ của phụ tùng gia công được làm từ một ống đùn. Thuật ngữ “phụ tùng” nghĩa là phụ tùng đúc phun và các bộ phận đúc phun của một phụ tùng gia công.
Được phép sử dụng nguyên liệu gia công lại sạch từ các bộ phận phù hợp với tiêu chuẩn này của chính nhà máy để sản xuất ống và phụ tùng.
F.2 Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận
F.2.1 Vật liệu từ ống và phụ tùng đúc phun PE
Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận từ ống và phụ tùng đúc phun PE có sẵn với số lượng và trong khoảng thời gian thích hợp được phép sử dụng riêng hoặc bổ sung vào vật liệu nguyên sinh, vật liệu gia công lại của nhà máy hoặc hỗn hợp của hai loại vật liệu này trong quá trình sản xuất ống (và phụ tùng đúc phun tương ứng), miễn là đáp ứng tất cả các điều kiện sau.
a) Yêu cầu kỹ thuật đối với từng vật liệu phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài với nhà sản xuất ống và cơ quan chứng nhận nếu có thể. Yêu cầu này phải bao gồm ít nhất các đặc tính tuân theo EN 15344, được nêu trong Bảng F.1.
b) Khi được xác định phù hợp với các phương pháp thử được nêu trong Bảng F.1, các giá trị thực đối với các đặc tính này phải phù hợp với giá trị đã được thỏa thuận với độ lệch cho phép phù hợp với giá trị cho trong Bảng F.1.
Hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung cấp vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài cần phù hợp với TCVN ISO 9002. Mục đích của yêu cầu này nhằm đảm bảo nhà sản xuất phải có trách nhiệm yêu cầu và đảm bảo rằng kế hoạch chất lượng phải phù hợp hoặc không được kém nghiêm ngặt hơn các yêu cầu tương ứng của TCVN ISO 9001. Yêu cầu này không cần thiết đối với các nhà sản xuất đã được đánh giá và chứng nhận phù hợp với TCVN ISO 9001.
c) Từng đơn hàng phải có một giấy chứng nhận tuân theo 3.1 của EN 10204:2004 thể hiện sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã được thỏa thuận.
d) Khi không có giấy chứng nhận sự phù hợp được cung cấp cùng với vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài, nhà sản xuất phải tiến hành thử nghiệm xác minh với tất cả các vật liệu để xác nhận sự phù hợp với các yêu cầu này.
e) Lượng tối đa vật liệu tái chế và/hoặc vật liệu gia công lại từ nguồn gốc bên ngoài dự kiến bổ sung phải được quy định bởi nhà sản xuất ống.
f) Lượng vật liệu tái chế và/hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài được bổ sung thực tế trong mỗi loạt sản xuất phải được ghi lại bởi nhà sản xuất ống.
g) Vật liệu của sản phẩm cuối cùng phải phù hợp với các yêu cầu được quy định trong 4.4 và Phụ lục E.
h) Vật liệu phải sạch và không bị nhiễm bẩn nhìn thấy được. Phải thực hiện lọc vật liệu trong khi đùn hoặc tạo hạt.
i) Phải tiến hành thử nghiệm điển hình trên sản phẩm cuối cùng với lượng được quy định lớn nhất và với từng dạng vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài với yêu cầu kỹ thuật đã thỏa thuận. Các kết quả chấp nhận được coi là minh chứng về sự phù hợp của các chi tiết có chứa vật liệu tái chế hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài với hàm lượng nhỏ hơn.
Bảng F.1 – Yêu cầu kỹ thuật của các đặc tính được quy định theo thỏa thuận và độ lệch cho phép tối đa của các đặc tính
Đặc tính |
Đơn vị |
Phương pháp thử a |
Độ lệch cho phép lớn nhất |
Khối lượng thể tích |
kg/m3 |
TCVN 6039-1 (ISO 1183-1) | ± 5 |
Mô đun uốn E |
MPa |
ISO 178 | Giá trị nhỏ nhất theo thỏa thuận b |
Độ giãn dài khi đứt |
% |
TCVN 4501-2 (ISO 527-2), mẫu thử loại 1B tốc độ 50 mm/min, mẫu đùn hoặc mẫu đúc phun | Giá trị nhỏ nhất theo thỏa thuận b nhưng
≥ 150 % với ρ ≥ 950 kg/m3 ≥ 250 % với ρ < 950 kg/m3 |
Nứt do ứng suất môi trường c |
h |
ISO 22088-3, các điều kiện theo thỏa thuận b | Theo thỏa thuận b |
Tốc độ nóng chảy khối lượng |
g/10 min |
ISO 1133:2005, các điều kiện theo thỏa thuận b | ± 20 % |
Hàm lượng tro |
% |
ISO 3451-1 | Giá trị nhỏ nhất theo thỏa thuận b |
Thời gian cảm ứng oxy hóa |
min |
ISO 11357-6, T = 200 °C | Giá trị nhỏ nhất theo thỏa thuận b nhưng không nhỏ hơn 10 min |
Nguồn vật liệu d | Theo thỏa thuận b | ||
Polyme ngoại lai |
% |
Phân tích IR |
≤ 3, chỉ có PP, không có các polyme khác được xác định bởi tài liệu này |
Các hạt không chảy |
% |
Lưới lọc [xem F.2.1 f) và F.3.1] | Giá trị lớn nhất theo thỏa thuận b |
Cađimi |
% |
e | e |
Chất dễ bay hơi | b | Giá trị lớn nhất như thỏa thuận b | |
a Các mẫu phải được lấy từ vật liệu đã được trộn và tạo hạt hoặc từ mỗi nguồn vật liệu riêng. Tần suất lấy mẫu phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận nếu có liên quan.
b Được thỏa thuận giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận nếu có liên quan. c Phép thử khuyến cáo đối với vật liệu có tốc độ nóng chảy khối lượng lớn và vật liệu bị nhiễm bẩn. d Hàm lượng của tất cả các vật liệu phải có thể truy suất và nhận biết với yêu cầu kỹ thuật. e Đối với các kim loại nặng, ví dụ như cađimi, áp dụng các quy định quốc gia. |
F.2.2 Vật liệu từ các sản phẩm khác ống và phụ tùng
Vật liệu tái chế và/hoặc gia công lại từ bên ngoài từ các sản phẩm PE khác ống và phụ tùng đúc phun không được sử dụng để sản xuất ống và phụ tùng phù hợp với tiêu chuẩn này.
F.3 Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài không theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận
F.3.1 Vật liệu từ ống và phụ tùng đúc phun PE
Vật liệu tái chế và/hoặc gia công lại từ bên ngoài không theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận từ ống và phụ tùng PE không được sử dụng để sản xuất ống và phụ tùng phù hợp với tiêu chuẩn này:
F.3.2 Vật liệu từ các sản phẩm PE khác ngoài ống và phụ tùng đúc phun
Vật liệu tái chế và/hoặc gia công lại từ bên ngoài không theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận từ các sản phẩm PE khác ngoài ống và phụ tùng đúc phun không được sử dụng để sản xuất ống và phụ tùng đúc phun phù hợp với tiêu chuẩn này.
F.4 Vật liệu tái chế và gia công lại từ bên ngoài từ phụ tùng PE đúc quay và các bộ phận khác
Vật liệu PE tái chế và gia công lại từ bên ngoài của PE từ:
– Phụ tùng đúc quay theo hoặc không theo các yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận,
– Các bộ phận đúc quay khác theo yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận.
với số lượng và trong khoảng thời gian thích hợp được phép sử dụng riêng hoặc bổ sung vào vật liệu nguyên sinh, vật liệu gia công lại của nhà máy để sản xuất phụ tùng đúc quay, miễn là đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
a) Có thể sử dụng lên đến 5 % phần khối lượng;
b) Khi vật liệu này được sử dụng, phải xem xét quá trình sản xuất của ít nhất một lô và phải được kiểm tra một cách phù hợp;
c) Khi xác định theo Bảng F.1, tốc độ nóng chảy khối lượng của vật liệu không được chênh lệch nhiều hơn 20 % so với giá trị của vật liệu nguyên sinh;
d) Khi xác định theo Bảng F.1, khối lượng riêng của vật liệu không được nhỏ hơn khối lượng riêng của vật liệu nguyên sinh;
e) Vật liệu phải sạch và không bị nhiễm bẩn nhìn thấy được.
f) Vật liệu của sản phẩm cuối cùng phải phù hợp với các yêu cầu được quy định trong 4.4 và Phụ lục E;
g) Lượng vật liệu tái chế và/hoặc vật liệu gia công lại từ bên ngoài được bổ sung thực tế phải được ghi lại bởi nhà sản xuất ống.
Phụ lục G
(tham khảo)
Khảo sát khả năng sử dụng vật liệu tái chế và gia công lại
Khảo sát khả năng sử dụng vật liệu tái chế và gia công lại được nêu trong Bảng G.1
Bảng G.1
Vật liệu |
Mô tả |
Vật liệu tái chế và gia công lại từ ống và phụ tùng |
Vật liệu tái chế và gia công lại từ sản phẩm không phải ống và phụ tùng |
||
Yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận |
Yêu cầu kỹ thuật không được thỏa thuận |
Yêu cầu kỹ thuật được thỏa thuận |
Yêu cầu kỹ thuật không được thỏa thuận |
||
Điều | B.2.1 | B.3.1 | B.2.2 | B.3.2 | |
Các lớp khác | Lên đến 100 % | 5 % hoặc 10 % | Không được phép | Không được phép | |
Phụ tùng | Lên đến 100 % | Không được phép | Không được phép | Không được phép | |
Điều | D.2.1 | D.3.1 | D.2.2 | D.3.2 | |
Các lớp khác | Lên đến 100 % | Không được phép | Không được phép | Không được phép | |
Phụ tùng | Lên đến 100% | Không được phép | Không được phép | Không được phép | |
Điều | F.2.1 | F.3.1 | F.2.2 | F.3.2 | |
Các lớp khác | Lên đến 100 % | Không được phép | Không được phép | Không được phép | |
Phụ tùng | Lên đến 100 % | Không được phép | Không được phép | Không được phép | |
Điều | F.4 | F.4 | F.4 | F.4 | |
PE | Phụ tùng đúc quay | Lên đến 5 % | Đến 5 % | Đến 5 % | Không được phép |
CHÚ THÍCH Sự phát triển công nghệ tái chế và kinh nghiệm thu được hy vọng sẽ mở rộng khả năng cho phép ứng dụng các vật liệu tái chế và vật liệu gia công lại trong tương lai. Tình hình trên được kiểm soát và tiêu chuẩn này sẽ được xem xét lại hoặc được công bố bổ sung khi phù hợp.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 6150-1 (ISO 161-1), Ống nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Đường kính ngoài danh nghĩa và áp suất danh nghĩa – Phần 1: Dãy thông số theo hệ mét.
[2] TCVN ISO 9001, Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
[3] TCVN ISO 9002, Hệ thống quản lý – Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11821-3:2017 (ISO 21138-3:2007) VỀ HỆ THỐNG ỐNG CHẤT DẺO THOÁT NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI CHÔN NGẦM KHÔNG CHỊU ÁP – HỆ THỐNG ỐNG THÀNH KẾT CẤU BẰNG POLY(VINYL CLORUA) KHÔNG HOÁ DẺO (PVC-U), POLYPROPYLEN (PP) VÀ POLYETYLEN (PE) – PHẦN 3: ỐNG VÀ PHỤ TÙNG CÓ BỀ MẶT NGOÀI KHÔNG NHẴN, KIỂU B | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11821-3:2017 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |