TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11858:2017 VỀ MÁY LỌC KHÔNG KHÍ – YÊU CẦU VỀ TÍNH NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11858:2017

MÁY LỌC KHÔNG KHÍ – YÊU CẦU VỀ TÍNH NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Air purifiers – Performance requirements and test method

 

Lời nói đầu

TCVN 11858:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC142 Thiết bị làm sạch không khí và các khí khác biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY LỌC KHÔNG KHÍ – YÊU CU V TÍNH NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Air purifiers – Performance requirements and test method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng lọc bụi, khử mùi và phương pháp thử của máy lọc không khí sử dụng trong gia đình hoặc văn phòng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với:

– Máy lọc không khí dùng cho mục đích công nghiệp;

– Máy lọc không khí dùng trong môi trưng đặc biệt có khí nổ và khí ăn mòn;

– Máy lọc không khí dùng cho các mục đích y tế.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11488 (ISO 15957), Bụi thử để đánh giá thiết bị làm sạch không khí;

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Máy lọc không khí (air purifier)

Máy có chức năng loại bỏ các hạt, chất khí ô nhiễm, vi sinh vật và các chất ô nhiễm khác trong không khí trong nhà.

3.2

PM2,5 (particulate matter 2,5)

Bụi có đường kính khí động học nh hơn hoặc bằng 2,5 µm.

3.3

Khi lượng làm sạch tích lũy (cummulate dean mass – CCM)

Khối lượng bụi tích lũy được khi hiệu suất lọc bụi của máy giảm còn 50% giá trị ban đầu đối với máy lọc không khí trong tình trạng danh định và các điều kiện thử nghiệm quy định.

CHÚ THÍCH  Đơn vị tính bằng gam.

3.4

Hiệu suất lọc bụi ban đầu (initial filter efficiency)

Thời gian cần thiết đ máy lọc không khí giảm 99% so với nồng độ ban đầu của bụi PM2,5 trong không khí trong nhà, trong các điều kiện quy định.

3.5

Hiệu suất khử mùi (deodorant efficiency)

T lệ lọc các chất gây mùi sau thời gian 30 min làm việc của máy lọc không khí, trong các điều kiện quy định.

4  Yêu cầu về tính năng

4.1  Hiệu suất lọc bụi ban đầu

Hiệu suất lọc bụi ban đầu của máy lọc không khí phân theo các mức được quy định trong Bng 1.

Bảng 1 – Các mức hiệu suất lọc bụi ban đầu

Mức

Hiệu suất lọc bụi ban đầu (tính bằng min)

1

120 min

2

90 min

3

60 min

4.2  Hiệu suất khử mùi

Hiệu suất khử mùi của máy lọc không khí phải đạt t lệ loại bỏ các khí gây mùi lớn hơn hoặc bằng 50% trong điều kiện quy định.

4.3  Khối lượng làm sạch tích lũy

Giá trị CCM của máy lọc không khí theo công b của nhả sản xuất.

5  Phương pháp thử

5.1  Điều kiện thử

5.1.1  Điện áp nguồn

Điện áp nguồn sử dụng cho thử nghiệm là điện áp danh định ± 1%. Nếu không quy định rõ thì điện áp nguồn được lấy là 220 V ± 1%; tần số 50 Hz ± 0,5 Hz.

5.1.2  Số lượng mẫu thử

Mỗi model thử 1 mẫu.

5.1.3  Buồng thử

Đối với tính năng hiệu suất lọc bụi ban đầu, phải sử dụng buồng thử được quy định trong Phụ lục A.

Đối với tính năng khử mùi, sử dụng hộp thử nghiệm được quy định trong Phụ lục C.

5.2  Thử nghiệm hiệu suất lọc bụi ban đầu

Thử nghiệm hiệu suất lọc bụi ban đầu theo Phụ lục B.

5.3  Thử nghiệm hiệu suất khử mùi

Thử nghiệm hiệu suất khử mùi theo Phụ lục C.

5.4  Thử nghiệm CCM

Thử nghiệm CCM theo Phụ lục D.

6  Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả tối thiểu phải có các thông tin sau:

a) Hiệu suất lọc bụi ban đầu, tính bằng phút, theo các mức như quy định ở Bảng 1;

b) Hiệu suất kh mùi, tính bằng phần trăm;

c) Giá trị CCM, tính bng gam.

7  Ghi nhãn theo tính năng lọc

Máy lọc không khí phi được ghi nhãn rõ ràng với các thông tin sau:

a) Tên sản phẩm;

b) Tên nhà sản xuất;

c) Hiệu suất lọc bụi ban đầu (min);

d) Hiệu suất khử mùi (%);

e) Lưu lượng không khí (m3/h);

f) Giá trị CCM (g);

g) Diện tích phòng thích hp (m2).

 

Phụ lục A

(Quy định)

Buồng thử

A.1  Cấu trúc buồng thử

Các thông số của buồng thử được quy định trong Bảng A.1.

Bảng A.1 – Các thông số của buồng thử

Thông số

Yêu cầu

Thể tích của buồng thử

Từ 20 m3 đến 32 m3

Khung, tường, sàn, mái

Kính hoặc thép không gỉ hoặc vt liệu phù hợp

Vật liệu gắn kết

Vật liệu phù hợp không chứa các chất ô nhiễm cần xác định

Quạt trộn

Lưu lượng tối đa 0,7 m3/min

A.2  B trí thử nghiệm

Bố trí các thiết bị trong buồng thử được trình bày như Hình A.1.

Kích thước tính bằng centimet

Hình A1 – Sơ đồ bố trí các thiết bị trong buồng thử

A.3  Điều kiện vi khí hậu

Điều kiện nhiệt độ buồng thử 20 °C ± 15 °C và độ ẩm 65% ± 20%.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Phương pháp thử hiệu suất lọc bụi ban đầu của máy lọc không khí

B.1  Điều kiện thử

B.1.1  Bụi thử dùng cho phép đo hiệu suất lọc bụi ban đầu

Bụi thử dùng cho phép đo phải là khói thuốc lá (loại thông dụng).

B.1.2  Thiết bị đo

B.1.2.1  Thiết bị tạo khói thuốc lá (cigarette smoking system)

Thiết bị tạo khói thuốc lá gồm bộ giữ thuốc lá lắp với quạt thổi không khí có lưu lượng tối đa 0,8 m3/min, áp suất tĩnh không nhỏ hơn 60 Pa và được cố định bằng vật liệu gắn kết phù hợp sao cho không bị rò rỉ không khí. Thiết bị tạo khói thuốc lá được thể hiện như trên Hình B.1.

Kích thước tính bằng millmét

a) Các bộ phận của thiết bị tạo khói thuốc lá

b) Cấu tạo chi tiết của bộ giữ thuốc lá

Hình B.1 – Thiết bị tạo khói thuốc lá

B.1.2.2  Thiết bị đo

Thiết bị đo phải là thiết bị tán xạ ánh sáng hoặc loại cân bằng Piezo có thể đo được bụi có cỡ hạt 0,3 μm. Độ nhạy phải bằng 20 μg/m3 hoặc tốt hơn.

B.1.3  Buồng thử

Độ kín của buồng thử phải đảm bảo nồng độ bụi sau 30 min lớn hơn hoặc bằng 80% nồng độ bụi ở thời điểm bắt đầu đo.

Vị trí đặt máy lọc không khí như được quy định ở Hình A.1.

Vị trí đo nồng độ bụi tại một điểm cách sàn 120 cm nm ở giữa của phòng. Thiết bị đo nồng độ bụi phải được đặt ở vị trí không cản trở dòng không khí.

B.2  Quy trình thử

Đặt 5 điếu thuốc lá vào thiết bị tạo khói thuốc lá và đốt trong 6 min đến 8 min. Nồng độ bụi tại thời điểm bắt đầu phép thử được tạo đồng nhất bằng cách khởi động quạt trộn để nồng độ bụi trong buồng thử đạt từ 1000 μg/m3 đến 1500 μg/m3.

Khởi động máy lọc không khí sau khi đạt được nồng độ bụi ổn đnh.

Tiếp tục đo và ghi lại thời gian cần thiết tđo (min) để nồng độ bụi trong buồng thử giảm 99% so với nồng độ bụi ban đầu.

B.3  Công thức chuyển đổi thời gian lọc bụi ban đầu từ buồng thử sang phòng có thể tích 32 m3

Chuyển đi kết quả của thời gian lọc bụi ban đầu đo được trong buồng thử thành thời gian lọc bụi ban đầu trong phòng 32 m3 được tính theo Công thức sau:

= tđo / V x 32

(B.1)

Trong đó

là thời gian lọc bụi ban đầu trong phòng 32 m3, tính bằng phút (min);

tđo là thời gian đo thực tế để nồng độ bụi trong buồng thử giảm được 99%, tính bằng phút (min)

V là thể tích của buồng thử, tính bằng mét khối (m3).

 

Phụ lục C

(Quy định)

Thử nghiệm tính năng khử mùi

C.1  Điều kiện thử nghiệm

C.1.1  Khí mục tiêu cho phép đo

Thử nghiệm này tiến hành đo nồng độ các khí sau:

a) Amoniac (NH3)

b) Axetaldehyd (CH3CHO)

c) Axit axetic (CH3COOH)

C.1.2  Thiết b đo

Sử dụng ống detector đo khi làm thiết bị đo.

1) Amoniac: GASTEC- CORPORATION No.3La/No.3L (hoặc tương đương)

2) Axetaldehyd: GASTEC- CORPORATION No.92L (hoặc tương đương)

3) Axit axetic: GASTEC- CORPORATION No.81L (hoặc tương đương)

CHÚ THÍCH  ng detector đo khi No.3La, No.3L, No.92L và No.81L là những sản phẩm được cung cp bởi Công ty Gastec. Thông tin này ch tạo thuận lợi cho người sử dụng mà không phải là sự xác nhận về các sản phẩm này. Các thiết bị tương đương khác có th được sử dụng nếu cho kết quả như nhau.

Tuân thủ các lưu ý khi thao tác các ống.

Thực hiện đo nồng độ khí axetaldehyd đồng thời với đo nồng độ khí amoniac bằng cách gắn ống detector amoniac ngay phía trước ống detector axetaldehyd như Hình C.1.

Hình C.1 – ng detetor đo khí

C.1.3  Hộp thử nghiệm

Hộp thử nghiệm phi là hộp kín có thể tích 1 m3 (1 m x 1 m x 1 m), thành hộp được làm từ thy tinh hoặc nhựa acrylic. Đặt máy lọc không khí trong hộp thử nghiệm như trong Hình C.2, và đặt thiết bị tạo khói, quạt trộn (với lưu lượng 0,7 m3/min) đ trộn đều các khí trong hộp.

Hình C.2 – Hộp thử nghiệm

C.1.4  Thiết bị tạo khói thuốc lá

Thiết bị tạo khói thuốc lá được thể hiện như ở Hình B.1.

C.2  Phương pháp thử

C.2.1  Cách tạo mùi

Quy trình tạo mùi gm các bước như sau:

a) Khởi động quạt trộn

b) Sử dụng khói thuốc lá để tạo mùi (loại thuốc lá thông dụng)

c) Dùng thiết bị tạo khói thuốc lá để đốt đồng thời 5 điếu thuốc lá trong vòng từ 6 min đến 8 min. Tắt thiết bị tạo khói khi điếu thuốc cháy nhanh nhất chạm đến đầu lọc, và đ cho những điếu thuc còn lại tự cháy nốt.

d) Không bật máy lọc không khí khi đang đốt thuốc lá.

e) Cần phải bố trí sao cho có th bật hoặc tắt máy lọc không khí mà không cần phải mở hộp thử nghiệm.

C.2.2  Đo nồng độ khí ban đầu

Đo nồng độ khí ban đầu theo các bước sau:

a) Bắt đầu đo trong khong thời gian 2 min đến 5 min sau khi tt cả thuốc lá đã được đốt hết.

b) Thứ tự đo: trước tiên đồng thời thực hiện đo amoniac và axetaldehyd, sau đó đo axit axetic.

C.2.3  Đo nồng độ khí còn lại sau khi lọc

Nồng độ khí còn lại sau khi lọc phải được đo theo thứ tự sau:

a) Tắt quạt trộn và khởi động máy lọc không khí.

b) Tắt máy lọc không khí sau khi khởi động 30 min và đo nồng độ khí giống như bước b), C.2.2.

C.3  Tính tỷ lệ loại bỏ mùi

Tính tỷ lệ loại bỏ mùi theo các bước sau:

a) Tính t lệ loại bỏ mùi η (%) của mỗi thành phần khí theo Công thức C.1 (Tham khảo Hình C.3 – Tỷ lệ suy giảm của nồng độ khí).

(C.1)

Trong đó

C0 là nồng độ khí ban đầu (ppm)

C là nồng độ khi còn lại sau khi lọc (ppm)

Hình C.3 – Đồ thị suy giảm của nồng độ khí

b) Tính t l loại bỏ mùi của cả ba khí thành phần theo Công thức sau (C.2)

(C.2)

Trong đó

ηt là tổng tỷ lệ loại bỏ (%)

η1 là tỷ lệ loại b ammoniac (%)

η2 là t lệ loại bỏ axetaldehyd (%)

η3 là tỷ lệ loại bỏ axit axetic (%)

 

Phụ lục D

(Quy định)

Phương pháp xác định CCM của máy lọc không khí

D.1  Khái quát

Đánh giá tốc độ suy giảm khả năng lọc bụi của phin lọc qua giá trị CCM.

D.2  Thiết bị, dụng cụ

D.2.1  Cân điện tử

D.2.2  Thiết bị thử nghiệm được minh họa như Hình D.1.

Hình D.1 – Thiết bị thử nghiệm kiểu ống đng

D.3  Bụi chuẩn

Bụi chuẩn được sử dụng là đất sét KANTO phù hợp với các quy định được nêu trong TCVN 11488 (ISO 15957).

CHÚ THÍCH  Bụi chuẩn có thể mua sẵn trên thị trưng.

D.4  Quy trình thử

a) Cân khối lượng của phin lọc trước khi đo (m0).

b) Đặt bụi chuẩn vào ống thông gió.

c) Điều chỉnh sao cho lưu lượng không khí của thiết bị thử nghiệm bằng với lưu lượng không khí tối đa của máy lọc không khí.

d) Khởi động máy nén và cung cấp không khí nén vào thiết bị thử nghiệm.

e) Đưa bụi thử vào dòng khí nén và cho bụi đi qua phin lọc.

f) Tiếp tục cho máy chạy trong 5 min để tất c các bụi trong thiết bị thử nghiệm đi qua phin lọc. Sau đó tắt máy quạt.

g) Ly phin lọc ra khỏi thiết bị thử và cân phin lọc. Cần chú ý hết sức cn thận để tránh làm rơi bụi hoặc để bụi dính thêm.

h) Lặp lại thí nghiệm đo hiệu suất lọc bụi ban đầu (PM2,5) theo các bước ở Phụ lục B.

i) Lặp lại thí nghiệm xác định CCM theo các bước từ a) đến g).

j) Tiếp tục lặp lại các bước h) đến bước i) theo số lần là n, sao cho ở lần đo sau cùng, thời gian t (đo lần thứ n) có được từ việc thử nghiệm hiệu suất lọc bụi ban đầu gấp 2 lần kết quả đo thời gian t (đo lần thứ nhất) có được từ việc thử nghiệm hiệu suất lọc bụi ban đầu. Hay nói cách khác, lúc này hiệu suất phin lọc giảm xuống còn 50% so với hiệu suất phin lọc ban đầu.

I) Tháo phin lọc ra khỏi máy lọc không khí và cân phin lọc (m1).

D.5  Tính toán

Lượng bụi thu được tính bằng gam được tính theo Công thức sau:

Giá tr CCM = m1 – m0

(D.1)

Trong đó

m1 là khối lượng phin lọc sau khi đo, tính bằng gam (g);

m0 là khối lượng phin lọc trước khi tiếp xúc với bụi thử, tính bng gam (g).

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] JEM 1467 Air cleaner for Household use.

[2] GB/T 18801-2015 Air Cleaner.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11858:2017 VỀ MÁY LỌC KHÔNG KHÍ – YÊU CẦU VỀ TÍNH NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN11858:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản