TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11869:2017 (BS-EN 246:2008) VỀ VÒI NƯỚC VỆ SINH – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG CHO BỘ PHẬN ĐIỀU CHỈNH LƯU LƯỢNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11869:2017

BS EN 246:2008

VÒI NƯỚC VỆ SINH – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG CHO BỘ PHẬN ĐIỀU CHỈNH LƯU LƯỢNG

Sanitary tapware – General specifications for flow rate regulators

 

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng 

2  Tài liệu viện dẫn 

3  Thuật ngữ và định nghĩa 

4  Định danh 

5  Ghi nhãn, nhận biết 

6  Vật liệu

7  Kích thước 

8  Đặc tính thủy lực 

9  Tính năng kỹ thuật của bộ phận điều chỉnh lưu lượng ở nhiệt độ cao

10  Tính năng cơ học bộ phận điều chỉnh lưu lượng thân nhựa 

11  Đặc tính về độ ồn 

Phụ lục A (quy định) Kích thước lắp của bộ phận điều chỉnh lưu lượng tại đầu vòi nước

Thư mục tài liệu tham khảo 

 

Lời nói đầu

TCVN 11869:2017 hoàn toàn tương đương BS EN 246:2008.

TCVN 11869:2017 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VÒI NƯỚC VỆ SINH – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG CHO BỘ PHẬN ĐIỀU CHỈNH LƯU LƯỢNG

Sanitary tapware – General specifications for flow rate regulators

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định:

– Kích thước, đặc tính cơ học, thủy lực và độ ồn của bộ phận điều chỉnh lưu lượng phải được thỏa mãn;

– Các quy trình thử nghiệm cho các đặc tính này.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

– Bộ phận điều chỉnh lưu lượng lắp với sen vòi vệ sinh sử dụng trong nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp (vòi đơn, bộ vòi kết hợp, van trộn cơ học, van ổn định nhiệt).

– Bộ phận điều chỉnh lưu lượng được sử dụng dưới những điều kiện nhiệt độ và áp lực sau:

Bảng 1 – Điều kiện sử dụng bộ phận điều chỉnh lưu lượng

Thông số

Giới hạn sử dụng

Giới hạn khuyên dùng đối với vận hành đúng

Áp suất động

0,05 MPa ≤ ≤ 0,5 MPa

(0,5 bar ≤ ≤ 5 bar)

0,1 MPa ≤  0,5 MPa

(1 bar ≤ ≤ 5 bar)

Nhiệt độ T

 70°C

 65 °C

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng chỉ được lắp ở phía dưới cơ cấu điều chỉnh của vòi nước.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố áp dụng thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7705 (ISO 49), Đầu nối ống gang dẻo được chế tạo ren theo ISO 7-1;

BS EN 248: 2002, Sanitary tapware. General specification for electrodeposited coatings of Ni-Cr. (Sen vòi vệ sinh – Yêu cầu kỹ thuật chung của lớp mạ Ni- Cr);

BS EN ISO 3822-1:1999+A1: 2008, Acoustics. Laboratory tests on noise emission from appliances and equipment used in water supply installations. Method of measurement (Độ ồn – Thí nghiệm dựa trên tạp âm từ các phụ kiện, thiết bị cung cấp nước, Phn 1 – Phương pháp đo (ISO 3822 – 1:1999));

ISO 3822-4:1997, Acoustics – Laboratory tests on noise emission from appliances and equipment used in water supply installations  Part 4: Mounting and operating conditions for special appliances (Độ ồn – những thí nghiệm dựa trên những tạp âm từ các phụ kiện thiết bị cung cấp nước, Phần 4  Lắp đặt và điều kiện hoạt động đặc biệt cho các thiết bị đặc biệt (ISO 3822-1:1999)).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng (Flow rate regulator)

Bộ phận lắp với đầu ra của vòi có thể điều chỉnh tốc độ phun của luồng các tia nước.

Phân loại dựa trên:

– Bộ phận điều chỉnh lưu lượng dòng không có cửa trộn khí, khi sử dụng không có không khí trộn vào nước;

– Bộ phận điều chỉnh lưu lượng dòng có cửa trộn khí, khi sử dụng sẽ có không khí trộn vào nước;

– Bộ phận điều chỉnh lưu lượng có khớp cầu khi một bộ phận điều chỉnh lưu lượng gắn với một khớp cầu có hoặc không có cửa trộn khí.

4  Ký hiệu

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng trong tiêu chuẩn này được gọi tên theo trình tự:

– Kiểu (Có/không có cửa trộn khí);

– Kích thước (Q);

– Nhóm độ ồn (I), loại lưu lượng dòng (A);

– Viện dẫn tiêu chuẩn này.

Ví dụ của định danh:

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng dòng không có cửa thông khí, ren trong: M22x1; I; A-TCVN 11869:2017 (Tham khảo Hình 1, Bảng 2);

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng dòng không có cửa thông khí, ren ngoài: M28x1; I; A-TCVN 11869:2017 (Tham khảo Hình 2, Bảng 1).

5  Ghi nhãn – nhận biết

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng phù hợp tiêu chuẩn này phải được gắn nhãn vĩnh cửu và rõ ràng trên mặt sản phẩm với các thông tin sau:

– Nhãn hiệu hoặc tên của nhà sản xuất;

– Nhóm độ ồn và nhóm lưu lượng:

Loại lưu lượng phải được ghi rõ trên vỏ bao bì, nếu là loại có thể lắp lẫn thì ghi loại thiết bị tương đương.

Để phân biệt các bộ phận điều chỉnh lưu lượng có hoặc không có cửa trộn khí thì chúng phải được ghi nhãn với dấu X trên mặt ngoài sản phẩm;

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng có khớp cầu phải được ghi nhãn cả trên bộ phận khớp cầu và trên bộ phận điều chỉnh lưu lượng.

6  Vật liệu

6.1  Đặc tính hoá học và vệ sinh

Tất cả các vật liệu tiếp xúc với nước sinh hoạt không được gây hại cho sức khỏe khi nhiệt độ nước lên tới 90 °C và phải không làm thay đổi chất lượng, ngoại quan, mùi, hay vị của nước sinh hoạt.

Trong giới hạn khuyên dùng sử dụng nêu trong Điều 1 để vận hành đúng, vật liệu phải không là các tác nhân gây nên bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến hoạt động của thiết bị điều chỉnh lưu lượng. Các bộ phận chịu áp phải chịu được giới hạn sử dụng quy định trong Bảng 1. Các vật liệu không có khả năng kháng ăn mòn phải được bảo vệ bổ sung.

6.2  Bề mặt tiếp xúc và chất lượng của lớp phủ

Bề mặt mạ Crom và phủ Cr-Ni phải phù hợp theo yêu cầu của EN 248.

7  Kích thước

CHÚ THÍCH: Nếu các giá trị không quy định sai lệch kích thước thì sai lệch kích thước áp dụng theo EN 22768.

7.1  Bộ phận điều chỉnh lưu lượng có ren trong

Hình 1 – Bộ phận điều chỉnh lưu lượng có ren trong

Bảng 2 – Kích thước cho bộ phận điều chỉnh lưu lượng có ren trong

Ký hiệu

Giá trị

mm

M

M22x1 – 6H

X

14  17

T

3,5  4,3

Y

Không nhỏ hơn 4,5

J

Không nhỏ hơn 2

7.2  Bộ phận điều chỉnh lưu lượng có ren ngoài

Hình 2 – Bộ phận điều chỉnh lưu lượng có ren ngoài

Bảng 3 – Kích thước cho bộ phận điều chỉnh lưu lượng có ren ngoài

Ký hiệu

Giá trị

mm

Q

M24x1 – 6g

M28x1 – 6g

X

14 đến 17

15 đến 19

T

4,5 ± 0,1

7 ± 0,1

R

Không nhỏ hơn 9

Không nhỏ hơn 14

U

1 + 0,5/0

1 + 0.5/0

L

24 0/-0,2

28 0/-0,2

V

0,8

0,8

J

Không nhỏ hơn 2

Không nh hơn 2,5

7.3  Bộ phận điều chỉnh lưu lượng có khớp cầu

Các kết nối của khớp cầu với vòi và kết nối khớp cầu với bộ phận điều chỉnh lưu lượng phải phù hợp với quy định trong Bảng 2 hoặc Bảng 3.

Có 2 kiểu bộ phận điều chỉnh lưu lượng có khớp cầu:

CHÚ DẪN:

1 – Khớp cầu

2 – Bộ phận điều chỉnh lưu lượng

Hình 3: Bộ phận điều chỉnh lưu lượng có khớp cầu

Hình 4: Khớp cầu ren trong với miệng vòi

Kiểu 1: Khớp cầu và bộ phận điều chỉnh lưu lượng tạo thành một bộ hoàn chỉnh (Hình 3). Nối giữa khớp cầu và đầu ra vòi phải đáp ứng các yêu cầu của Bảng 2 (ren trong) hoặc Bảng 3 (ren ngoài).

Kiểu 2: Khớp cầu tách biệt khỏi thiết bị điều chỉnh lưu lượng (Hình 4). Trong trường hợp này:

1- Các kích thước của bộ phận điều chỉnh lưu lượng để kết nối với khớp cầu phải đáp ứng với các yêu cầu trong Bảng 2 (ren trong) hoặc Bảng 3 (ren ngoài);

2- Các kích thước của khớp cầu để nối với bộ phận điều chỉnh lưu lượng phải đáp ứng các yêu cầu trong Bảng A.1 đối với bộ phận điều chỉnh lưu lượng có ren trong M22x1 hoặc bảng A.2 đối với bộ phận điều chỉnh lưu lượng có ren ngoài M24x1 hoặc M28x1 (Phụ lục A).

8  Đặc tính thủy lực

8.1  Tổng quát

Phép thử được mô tả là phép thử điển hình (trong phòng thí nghiệm) và không phải là phép thử kiểm tra chất lượng thực hiện trong quá trình sản xuất.

Điều này quy định phương pháp thử để xác định những đặc tính sau tại áp lực bằng và không đổi:

– Lưu lượng (xem 8.2);

– Đánh giá sự hình thành dòng (xem 8.3).

8.2  Lưu lượng

8.2.1  Phương pháp thử

8.2.1.1 Tổ hợp

Bộ phận chỉnh lưu lượng được thử phải kết nối theo sơ đồ thử nêu trong Hình 5.

Kích thước tính bng milimét

 

CHÚ DẪN:

1) Bích nối mạ kẽm, mặt côn 1, U11, theo TCVN 7705 (ISO 49)

2) Ống cong mạ kẽm 1, G8, theo TCVN 7705 (ISO 49)

3) Khớp nối mạ kẽm, 1 ¾, M2, theo TCVN 7705 (ISO 49)

4) Bộ chuyển đổi theo ISO 3822-4 (xem Hình 6 và 7)

Hình 5  Sơ đồ thử

Kích thước tính bằng milimét

Hình 6 – Bộ chuyển đổi A3

Bộ chuyển đổi có các kiểu sau:

a) Bộ chuyển đổi có ren ngoài (A3) để kiểm soát bộ phận điều chỉnh lưu lượng M22x1.

Bảng 4 – Kích thước của bộ chuyển đổi A3

Kích thước tính bằng milimét

Định danh

d1

d2

l1

l2

I3

SW

Bộ chuyn đổi

EN ISO 3822- 4-A3-M22x1

M22x1-6g

17

24

5

1,7

27

b) Bộ chuyển đổi có ren trong (A4) để kiểm soát bộ phận điều chỉnh lưu lượng M24x1 và M28x1.

Đơn vị tính bằng milimét

Hình 7 – Bộ chuyển đổi A4

Bảng 5 – Kích thước của bộ chuyển đổi A4

Kích thước tính bng milimét

Định danh

d1

d2

d3

l1

l2

I3

SW

Bộ chuyển đổi

EN ISO 3822-4-A4 – M24x1

M24x1-6H

24,5

17

25

6

1,7

27

Bộ chuyển đổi

EN ISO 3822-4-A4 – M28x1

M28x1-6H

28,5

17

26

8

1,7

30

8.2.1.2  Phương pháp thử

– Nối bộ phận điều chỉnh lưu lượng với bộ chuyển đổi 4 theo Hình 5.

– Mở mạch thử cấp nước và điều chỉnh áp lực động theo yêu cầu;

– Đo lưu lượng khi dòng ổn định và liên tục.

8.2.2  Yêu cầu

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng được phân loại theo lưu lượng danh nghĩa tại áp suất động 0,3 MPa (3 bar), với các sai lệch:

Bảng 6 – Lưu lượng của bộ phận điều chỉnh lưu lượng

Loại

Lưu lượng

(L/s)

Giá trị danh nghĩa

Sai lệch

Z

0,15

0,125 ≤ Q ≤ 0,15

A

0,25

0,225 ≤ Q ≤ 0,25

S

0,33

0,30 ≤ Q ≤ 0,33

B

0,42

0,38 ≤ Q ≤ 0,42

C

0,50

0,45 ≤ Q ≤ 0,50

D

0,63

0,58 ≤ Q ≤ 0,63

Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm lựa chọn loại lưu lượng.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này không phân loại các bộ phận điều chỉnh lưu lượng không thuộc các nhóm quy định trên.

8.3  Đánh giá sự hình thành luồng các tia nước

8.3.1  Tổng hợp theo quy định tại 8.2.1.1

8.3.2  Phương pháp thử theo quy định tại 8.2.1.2

8.3.3  Yêu cầu đối với bộ phận điều chỉnh lưu lượng không có cửa thông khí

Luồng các tia nước phải dọc theo trục đầu ra của bộ phận điều chỉnh lưu lượng và phải chảy thành dòng liên tục với độ dài hơn 150 mm tại mỗi phân nhóm lưu lượng định danh; luồng các tia nước không dẹt, hoặc không thắt, hoặc không phân tán gây bắn tung tóe. Luồng các tia nước phải tập trung tạo áp lực trong khoảng từ 0,05 MPa (0,5 bar) đến 0,5 MPa (5 bar).

8.3.4  Yêu cầu đối với bộ phận điều chỉnh lưu lượng có cửa thông khí

Ở áp suất động 0,3 MPa (3 bar): Dòng chảy phải đều và kín, ổn định khi quan sát được bằng mắt và trộn đầy đủ khí trên chiều dài 150 mm. Dòng chảy vẫn phải đầy và trộn khí trong dải áp suất từ 0,05 MPa (0,5 bar) và 0,5 MPa (5 bar).

9  Tính năng cơ học của bộ phận điều chỉnh lưu lượng ở nhiệt độ cao

9.1  Tổng quát

Phép thử được mô tả là phép thử điển hình (trong phòng thí nghiệm) và không phải là phép thử kiểm tra chất lượng thực hiện trong quá trình sản xuất.

Phép thử được thực hiện để bảo đảm bộ phận điều chỉnh lưu lượng, khi thực hiện xen kẽ quá trình cấp nước nóng và nước lạnh, không có biến dạng, vận hành chính xác và có thể dễ dàng được tháo lắp bằng tay.

9.2  Phương pháp thử

9.2.1  Lắp đặt

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng được thử nghiệm phải được kết nối theo sơ đồ thử nêu trong Hình 5 (phù hợp 8.2.1.1) và lắp khít với bộ chuyển đổi 4 với mô men xoắn 1,5 (0/ -0,5) Nm.

9.2.2  Cách tiến hành

Chỉnh bộ phận điều chỉnh lưu lượng tới lưu lượng khoảng 0,1 L/s với nước nóng ở (90 ± 2) °C trong thời gian (15 ± 1) min rồi với nước lạnh ở (20 ± 5) °C trong khoảng (15 ± 1) min.

9.2.3  Yêu cầu

Sau phép thử phải không thấy biến dạng ở bộ phận điều chỉnh lưu lượng và không có hư hại khi vận hành đối với lưu lượng dòng và luồng các tia nước;

Sau khi kiểm tra phải thấy rằng kích thước ren phù hợp với 7.1, Bảng 2 và 7.2, Bảng 3 và tốc độ dòng phù hợp với 8.2.

10  Tính năng cơ học bộ phận điều chỉnh lưu lượng thân nhựa

10.1  Yêu cầu

Phép thử được mô tả là phép thử điển hình (trong phòng thí nghiệm) và không phải là phép thử kiểm tra chất lượng thực hiện trong quá trình sản xuất.

Phép thử được thực hiện để bảo đảm bộ phận điều chỉnh lưu lượng sẽ không bị biến dạng, đặc biệt là các bước ren nhỏ của thân nhựa, vẫn hoạt động chính xác khi thực hiện ban đầu quá trình thử chế độ nhiệt độ sốc sau đó thử bền áp lực cao mà vẫn dễ dàng tháo lắp bằng tay.

10.2  Phương pháp thử

10.2.1  Tổ hợp

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng được thử nghiệm phải được kết nối theo sơ đồ thử nêu trong Hình 5 (phù hợp 8.2.1.1) và lắp khít với bộ chuyển đổi 4 với mô men xoắn 1,5 (0/ -0,5) Nm.

10.2.2  Cách tiến hành

Thử sốc nhiệt:

Chỉnh bộ phận điều chỉnh lưu lượng đến lưu lượng khoảng 0,1 L/s với nước nóng ở (90 ± 2) °C trong thời gian (15 ± 1) min và sau đó với nước lạnh ở nhiệt độ (20 ± 5) °C trong (15 ± 1) min.

Thử bền áp lực cao:

Mở mạch cấp nước và chỉnh lưu lượng tới áp suất động (0,8 ± 0,02) MPa (8 ± 0,2) bar. Chỉnh bộ phận điều chỉnh lưu lượng tới dòng nước nóng ở nhiệt độ (65 ± 2)°C trong 1 min và sau đó với nước lạnh ở nhiệt độ (20 ± 5) °C trong 1 min.

10.2.3  Yêu cầu

Sau phép thử phải không thấy biến dạng ở bộ phận điều chỉnh lưu lượng và không có hư hại khi vận hành đối với lưu lượng dòng và luồng các tia nước;

Sau khi kiểm tra phải xác nhận rằng bộ phận điều chỉnh lưu lượng có thể dễ dàng tháo, lắp lại với đầu ra vòi bằng tay.

11  Đặc tính về độ ồn

11.1  Tổng quát

Phép thử được mô tả là phép thử điển hình (trong phòng thí nghiệm) và không phải là phép thử kiểm tra chất lượng thực hiện trong quá trình sản xuất.

Điều này quy định phương pháp thử để phân loại bộ phận điều chỉnh lưu lượng theo nhóm độ ồn.

11.2  Cách tiến hành

11.2.1  Phụ kiện và điều kiện vận hành hệ vòi

Những điều kiện này được quy định trong EN ISO 3822-4.

11.2.2  Phương pháp thử

11.2.2.1  Quy định chung

Các phép thử được quy định phù hợp với EN ISO 3822-1 và EN ISO 3822-4.

11.2.2.2  Các trường hợp đặc biệt

Phép thử được thực hiện tại áp suất 0,3 MPa (3 bar) để xác định các nhóm độ ồn của bộ phận điều chỉnh lưu lượng.

11.3  Yêu cầu

11.3.1  Biểu thị kết quả

Kết quả của các số đo phù hợp với EN ISO 3822, được biểu thị bằng mức độ ồn Lapđơn vị dB(A)

CHÚ THÍCH: Lap = 45 dB(A)-Ds

11.3.2  Xác định nhóm độ ồn

Tùy theo giá trị của Lap thu được tại áp suất 0,3 MPa (3 bar), bộ phận điều chỉnh lưu lượng được phân thành nhóm độ ồn:

Bng 7 – Nhóm độ ồn

Nhóm

Lap tính bằng dB (A)

I

Lap ≤ 15

 

Phụ lục A

(quy định)

Kích thước lắp của bộ phận điều chỉnh lưu lượng tại đầu vòi nước

A.1  Yêu cầu chung

Để đảm bảo cho khả năng lắp lẫn giữa các bộ phận điều chỉnh lưu lượng, nhà sản xuất phải lựa chọn các sai lệch về ren cho các đầu vòi tương thích với ren của bộ phận điều chỉnh lưu lượng.

A.2  Kích thước đầu vòi (ren ngoài)

Bảng A1 – Kích thước đầu vòi (ren ngoài)

Kích thước tính bằng milimét

M

M22X1- 6 g

X

14 đến 17

N

Không nhỏ hơn 4,5

 

Hình A1 – Kích thước đầu vòi – ren ngoài

A3  Kích thước đầu vòi (ren trong)

Bng A.2 – Kích thước đầu vòi (ren trong)

Kích thước tính bằng milimét

Q

M24 1- 6H

M28 1 -6H

P

Ø không nhỏ hơn 24.2

Ø không nhỏ hơn 28,3

R

4,5 ± 0,2

6 ± 0,2

S

1,5 đến 4,5

3,5 đến 9,5

X

14 ≤ đến ≤ 17

15 đến 19

Y

Không nhỏ hơn 3

Không nhỏ hơn 4,5

 

Hình A.2 – Kích thước miệng xà – ren trong

 

Thư mục tài liệu tham khảo

BS EN 22768-1, General tolerances – Part 1. Tolerances for linear and angular dimensions without individual tolerance indications (ISO 2768-1:1989).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11869:2017 (BS-EN 246:2008) VỀ VÒI NƯỚC VỆ SINH – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG CHO BỘ PHẬN ĐIỀU CHỈNH LƯU LƯỢNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN11869:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản