TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11871-1:2017 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG TRÀM – PHẦN 1: NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11871-1:2017

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG TRÀM – PHẦN 1: NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT

Forest tree cultivar – Melaleuca sapling – Part 1: Seedlings

 

Lời nói đầu

Bộ TCVN 11871-1:2017 do Viện Khoa học Lâm nghip Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công b.

Bộ TCVN 11871: Giống cây lâm nghiệp – Cây giống Tràm gồm các phần sau:

TCVN 11871-1:2017 Phần 1: Nhân giống bằng hạt

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG TRÀM – PHẦN 1: NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT

Forest tree cultivar – Melaleuca sapling Part 1: Seedling

 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu chất lượng cây giống Tràm nhân giống bằng hạt.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Cây giống (Seedling)

Cây con được gieo ươm từ hạt

2.2

Lô hạt giống (Seedlot)

Hạt giống thu từ một nguồn giống nhất định (cây trội, rừng giống, vườn giống hoặc xuất xứ được công nhận) trong một đợt thu hạt.

3  Yêu cầu kỹ thuật

Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật cây giống đem trồng rừng

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Nguồn gốc hạt Thu từ nguồn giống được công nhận
Tuổi cây con Từ 3 tháng đến 5 tháng kể từ khi cây mầm được cấy vào bầu
Đường kính c rễ Từ 0,5 cm đến 0,8 cm
Chiều cao Từ 40 cm đến 60 cm
Bầu cây Đường kính tối thiểu là 8 cm, chiều cao tối thiểu là 12 cm, hỗn hợp ruột bầu thấp hơn miệng bầu tối đa 1 cm, bầu không bị vỡ
Hình thái chung Cây khỏe, cứng cáp, không cụt ngọn, lá màu xanh
Tình hình sâu bệnh hại Không có dấu hiệu bị sâu bệnh hại

Chú thích: Phụ lục A đưa ra hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Tràm bằng hạt.

4  Phương pháp kiểm tra

4.1  Thời điểm kiểm tra

Khi xuất cây giống đem trồng rừng

4.2  Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật

Bảng 2 – Phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn cây giống xuất vườn

Tên chỉ tiêu

Phương pháp kiểm tra

Chọn mẫu và dung lượng mẫu

Nguồn gốc Căn cứ vào hồ sơ lô hạt giống lưu tại cơ sở Toàn bộ lô cây giống
Tui cây
Đường kính cổ rễ Sử dụng thước kẹp có độ chính xác 0,1 mm, đo tại vị trí sát mặt bầu Lô cây giống < 2000 cây, lấy mẫu 30 cây

Lô cây giống ≥ 2000 cây, lấy mẫu 50 cây

Chiều cao Sử dụng thước kẻ vạch có độ chính xác 1 mm, đo từ mặt bầu tới đỉnh sinh trưởng của cây con
Bầu cây Sử dụng thước kẻ vạch có độ chính xác 1 mm đo đường kính và chiều cao bầu và mô tả bằng mắt thường
Hình thái chung Quan sát bằng mắt thường Toàn bộ lô cây giống
Tình hình sâu bệnh hại

5  Hồ sơ kèm theo cây giống

Tài liệu kèm theo cây giống gồm các thông tin sau:

– Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

– Tên giống, các chỉ tiêu chất lượng chính;

– Mã hiệu nguồn giống;

– Mã hiệu lô hạt giống;

– Số lượng cây;

– Ngày xuất vườn và thời gian sử dụng.

Thông tin được in và được kèm theo hồ sơ của lô cây giống xuất vườn.

6  Yêu cầu vận chuyển

Cây giống trong khi vận chuyển phải đảm bảo thoáng, mát; không bị dập, gãy; không bị vỡ bầu.

 

Phụ lục A

(Tham kho)

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hạt

A.1  Nguồn gốc giống

Sử dụng hạt giống được thu hái ở các rừng giống, vườn giống, đặc biệt chọn vật liệu giống ở các xuất xứ đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để nhân giống phục vụ trồng rừng.

A.2  Kỹ thuật xử lý hạt giống

Xử lý hạt nẩy mầm có thể theo 1 trong 4 cách sau:

– Ngâm hạt trong nước sạch khoảng 12 giờ liền, vớt ra để ráo nước đem gieo.

– Ngâm hạt trong nước sạch, ấm khoảng 40-50°C, trong 6 giờ vớt ra để ráo nước đem gieo.

– Phơi hạt dưới nắng nhẹ khoảng 60°C trong 6 giờ rồi đem gieo.

– Phơi hạt dưới nắng nhẹ khoảng 60°C trong 2 giờ sau đó ngâm vào nước 3 giờ, vớt ra để ráo nước rồi ủ hạt 36-48 giờ, cứ sau 10 đến 12 giờ rửa chua một lần, rửa lần cuối để ráo nước đem gieo.

Trước khi gieo hạt cần cày hoặc cuốc đất phơi khô đập nhỏ cho tới mịn, loại bỏ các tạp vật và các loại đất đá có kích cỡ lớn hơn 0,5 cm, lên luống và san phẳng mặt luống. Sau đó trộn một phần hạt đã xử lý với 5 phần cát mịn rồi gieo vãi đều lên mặt luống với 2g hạt/m2. Tiếp theo là tưới nước đủ ẩm và phủ một lớp cát mỏng, lấp kín hạt sau khi gieo. Làm khung đỡ và chuẩn bị ni lông che mặt luống khi có mưa lớn để bảo vệ cây mạ.

A.3  Kỹ thuật gieo hạt

A.3.1  Kỹ thuật tạo bầu

Vỏ bầu làm bằng P.E có kích thước 8cm x 12cm thủng đáy, nếu có đáy thì cắt 2 góc và đục 4 lỗ ở thành vỏ bầu. Ruột bầu tùy điều kiện được sử dụng một trong các loại hỗn hợp tính theo % khối lượng như sau:

– Ở nơi có rừng Tràm: 50% đất rừng tràm với 40% cát hoặc 40% tro trấu và 10% phân chuồng hoai (tỷ lệ 5:4:1).

– Ở nơi không có rừng Tràm: 25% đất vườn ươm + 25% phân chuồng hoai + 50% xơ dừa hoặc tro trấu (tỷ lệ 1:1:2) hoặc 50% đất vườn ươm + 25% phân chuồng hoai + 25% xơ dừa hoặc tro trấu (tỷ lệ 2:1:1).

A.3.2  Gieo hạt và cấy cây vào bầu

– Gieo hạt: Khi gieo hạt cần cày hoặc cuốc đất phơi khô đập nhỏ cho tới mịn, loại bỏ các tạp vật và các loại đất đá có kích cỡ lớn hơn 0,5 cm, lên luống và san phẳng mặt luống. Sau đó trộn một phần hạt đã xử lý với 5 phần cát mịn rồi gieo vãi đều lên mặt luống với 2g hạt/m2. Tiếp theo là tưới nước đủ ẩm và phủ một lớp cát mỏng, lấp kín hạt sau khi gieo. Làm khung đỡ và chuẩn bị ni lông che mặt luống khi có mưa lớn để bảo vệ cây mạ.

– Cấy cây mạ: Cây mạ đã được 25 đến 30 ngày tuổi kể từ khi hạt nẩy mầm, cao khoảng 2 đến 3 cm và có khoảng 3 đến 4 đôi lá thì nhổ đem cấy vào bầu.

A.4  Kỹ thuật chăm sóc cây con

– Những nơi có khí hậu nắng nóng cần che bóng cho cây mầm bằng cách cắm ràng ràng hoặc làm giàn che 60 đến 70% ánh sáng trong thời gian 20 đến 30 ngày đầu.

– Tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới, lượng nước tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây con. Về nguyên tắc phải luôn luôn giữ độ ẩm của đất trong bầu, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng bình thường. Bình quân lượng nước cho mỗi lần tưới là 3 đến 5 lít/m2

– Sau khi cấy 5 đến 10 ngày tiến hành kiểm tra, cây nào chết phải cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng và phát triển tốt.

– Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp với xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ, sâu 5 đến 10mm, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10 đến 15 ngày/lần.

– Sau khi cấy được 2 tháng đến trước khi trồng 1 tháng, nếu cây sinh trưởng kém thì tiến hành bón phân vô cơ. Dùng phân NPK (loại N:P:K = 5:10:3) hòa với nước nồng độ 0,5% để tưới với liều lượng 2,5 lít/m2, mỗi lần tưới cách nhau từ 15 đến 20 ngày cho đến khi cây sinh trưởng bình thường. Tưới phân bằng ô doa lỗ nhỏ vào sáng sớm hoặc chiều tối, sau đó phải tưới rửa lá cho cây con bằng nước lã sạch (2,5 lít/m2) đề phòng táp lá. Không tưới phân vào ngày nắng gắt, tốt nhất tưới vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn.

– Cây con từ 3 đến 4 tháng tuổi thì tiến hành đảo bầu kết hợp với việc phân loại cây để chăm sóc. Sau khi đảo bầu cần tưới đẫm nước, chỉ đảo bầu vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ. Trước khi trồng 10 đến 15 ngày cần đảo bầu lần cuối để tuyển chọn và huấn luyện cây trước khi mang đi trồng.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11871-1:2017 VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – CÂY GIỐNG TRÀM – PHẦN 1: NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT
Số, ký hiệu văn bản TCVN11871-1:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản