TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11918:2017 (ANSI/CAN/UL-2272:2016) VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN DÙNG CHO XE ĐIỆN CÁ NHÂN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11918:2017

ANSI/CAN/UL-2272:2016

HỆ THỐNG ĐIỆN DÙNG CHO XE ĐIỆN CÁ NHÂN

Electrical Systems for Personal E-Mobility Devices

 

Mục lục

Lời nói đầu

MỤC 1: QUY ĐỊNH CHUNG

1  Phạm vi áp dụng

 Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Chữ viết tắt

 Linh kiện

6  Đơn vị đo

MỤC 2: KẾT CẤU

 Vật liệu phi kim loại

 Khả năng chịu ăn mòn của bộ phận kim loại

9  Vỏ ngoài

10  Dây nối và đầu nối

11  Bộ nạp

12  Cầu chảy

13  Chiếu sáng

14  Khoảng cách và sự phân cách về điện của mạch điện

15  Mức cách điện và bảo vệ nối đất

16  Mạch bảo vệ và phân tích an toàn

17  Ngăn acquy

18  Động cơ

19  Thử nghiệm trên dây chuyền chế tạo và sản xuất

MỤC 3: TÍNH NĂNG

20  Quy định chung

21  Dung sai

22  Chu kỳ thử nghiệm sau

23  Tiêu chí Kết quả

MỤC 4: THỬ NGHIỆM ĐIỆN

24  Thử nghiệm quá nạp

25  Thử nghiệm ngắn mạch

26  Thử nghiệm quá phóng điện

27  Thử nghiệm nhiệt độ

28  Thử nghiệm nạp không cân bằng

29  Thử nghiệm chịu điện áp điện môi

30  Thử nghiệm điện tr cách điện

31  Thử nghiệm dòng điện rò

32  Thử nghiệm nối đất liên tục

MỤC 5: THỬ NGHIỆM CƠ

33  Thử nghiệm rung

34  Thử nghiệm xóc

35  Thử nghiệm va đập

36  Thử nghiệm rơi

37  Thử nghiệm giảm ứng suất đúc khuôn

38  Thử nghiệm nạp tải cho tay cầm

39  Thử nghiệm quá tải động cơ

40  Khóa cứng rô to của động cơ

41  Thử nghiệm giảm sức căng (cơ cấu chặn dây)

MỤC 6: THỬ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG

42  Thử nghiệm chịu nước

43  Thử nghiệm chu kỳ nhiệt

44  Thử nghiệm khối lượng của nhãn

MỤC 7: GHI NHÃN

45  Quy định chung

MỤC 8: HƯỚNG DẪN

46  Quy định chung

Phụ lục A (quy định) – Tiêu chuẩn về linh kiện

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 11918:2017 hoàn toàn tương đương với ANSI/CAN/UL 2272:2016;

TCVN 11918:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HỆ THỐNG ĐIỆN DÙNG CHO XE ĐIỆN CÁ NHÂN

Electrical Systems for Personal E-Mobility Devices

MỤC 1: QUY ĐỊNH CHUNG

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống truyền động điện kể cả hệ thống acquy, các linh kiện và mạch điện khác dùng cho xe scooter và các thiết bị khác được gọi là các xe điện cá nhân như được định nghĩa trong tiêu chuẩn này.

1.2  Tiêu chuẩn này nhằm đánh giá sự an toàn của hệ thống truyền động điện và t hợp acquy và bộ nạp liên quan đến các mối nguy về năng lượng và điện giật mà không đánh giá về tính năng hoặc độ tin cậy của các thiết bị này. Ngoài ra, tiêu chuẩn này cũng không đánh giá các mối nguy về vật lý có thể liên quan đến việc sử dụng các xe điện cá nhân.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (k cả các sửa đổi).

Các sản phẩm được đề cập trong tiêu chuẩn này phải phù hợp với các tiêu chuẩn viện dẫn nêu trong điều này khi thích hợp đối với quốc gia sử dụng sản phẩm. Khi sản phẩm được dự định sử dụng ở nhiều hơn một quốc gia thì sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn dùng cho tất cả các quốc gia được dự kiến sử dụng.

Tiêu chuẩn CSA

CSA-C22.2 Số 0.15, Adhesive Labels (Nhãn dính)

CAN/CSA-C22.2 Số 0.17, Evaluation of Properties of Polymeric Materials (Đánh giá đặc tính của vật liệu polyme)

CSA-C22.2 Số 0.2, Insulation coordination (Phối hợp cách điện)

CSA-C22.2 Số 0.8, Safety functions incorporating electronic technology (Chức năng an toàn kết hợp công nghệ điện tử)

CSA-C22.2 Số 94.2, Enclosures for Electrical Equipment, Environmental Considerations (V ngoài dùng cho thiết bị điện, xem xét khía cạnh môi trường)

CSA-C22.2 Số 100, Motors and generators (Động cơ và máy phát)

CSA-C22.2 Số 107.1, Power Conversion Equipment (Thiết bị chuyển đi điện)

CSA-C22.2 Số 223, Power Supplies with Extra-Low-Voltage Class 2 Outputs (Nguồn cấp điện có đầu ra cấp 2 điện áp cực thấp an toàn)

CAN/CSAC22.2 Số 282, Plugs, Receptacles, and Couplers for Electric Vehicles (Phích cắm,  cắm và bộ nối dùng cho xe điện)

CAN/CSA-C22.2 Số 60529, Degrees of Protection Provided by Enclosures (IP Code) (Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (Mã IP))

CAN/CSA-E60730-1, Automatic Electrical Controls for Household and Similar Use – Part 1: General Requirements (Bộ điều khiển điện tự động dùng trong gia đình và sử dụng tương tự – Phần 1: Yêu cầu chung)

CAN/CSA-C22.2 Số 60950-1, Information Technology Equipment – Safety – Part 1: General Requirements (Thiết bị công nghệ thông tin – An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung)

CAN/CSA-C22.2 Số 62368-1, Audio/Video, information and Communication Technology Equipment Part 1: Safety Requirements (Thiết bị audio/video, thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông – Phần 1: Yêu cầu an toàn)

Tiêu chuẩn IEC

IEC 60068-2-64, Environmental Testing – Part 2-64: Tests – Test Fh: Vibration, Broadband Random and Guidance (Thử nghiệm môi trường – Phần 2-64: Các thử nghiệm – Thử Fh: Rung, băng rộng ngẫu nhiên và hướng dẫn)

IEC 60417, Graphical Symbols for use on Equipment (Ký hiệu đồ họa trên thiết bị)

IEC 60529, Degrees of Protection Provided by Enclosures (IP Code) ((Cấp bảo vệ bằng v ngoài (Mã IP))

IEC 60812, Analysis Techniques for System Reliability – Procedure for Failure Mode and Effects Analysis (FMEA) (Kỹ thuật phân tích độ tin cậy của hệ thống – Quy trình dùng cho chế độ hỏng và phân tích tác động (FMEA))

IEC 61025, Fault Tree Analysis (FTA) (Phân tích sự cố sơ đồ cây)

IEC 61508-1, Functional Safety of Electrical/Electronic/Programmable Electronic Safety-Related Systems – Part 1: General Requirements (An toàn chức năng của hệ thống điện/điện tử/điện tử lập trình được liên quan đến an toàn – Phần 1: Yêu cầu chung)

Tiêu chuẩn ISO

ISO 7010 , Graphical Symbols – Safety Colours and Safety Signs – Registered Safety Signs (Ký hiệu đồ họa – Màu an toàn và ký hiệu an toàn – Ký hiệu an toàn đã đăng ký)

ISO 12405-1, Electrically Propelled Road Vehicles – Test Specificaton for Lithium-Ion Traction Battery Packs and systems – Part 1: High-Power Applications (Xe điện trên đường bộ – Quy định kỹ thuật thử nghiệm dùng cho bộ acquy và hệ thống lithium ion truyền động – Phần 1: Ứng dụng công suất cao)

Tiêu chuẩn SAE

SAE J1739, Potential Failure Mode and Effects Analysis in Design (Design FMEA) and Potential Failure Mode and Effects Analysis in Manufacturing and Assembly Processes (Process FMEA) (Chế độ hỏng tiềm n và phân tích tác động trong thiết kế (FMEA thiết kế) và chế độ hỏng tiềm ẩn và phân tích tác động trong quá trình chế tạo và lắp rá(FMEA quá trình))

Tiêu chuẩn UL

UL 50E, Enclosures for Electrical Equipment, Environmental Consideratios (Vỏ ngoài dùng cho thiết bị điện, Xem xét khía cạnh môi trường)

UL 94, Tests for Flammability of Plastic Materials for Parts in Devices and Appliances (Thử nghiệm tính dễ cháy của vật liệu nhựa dùng cho bộ phận của thiết bị)

UL 746B, Polymeric Materials Long Term Property Evaluations (Đánh giá đặc tính dài hạn các vật liệu polyme)

UL 746C, Polymeric Materials Use in Electrical Equipment Evaluations (Đánh giá việc sử dụng vật liệu polyme trong thiết bị điện)

UL 810A, Electrochemical Capacitors (Tụ điện hóa)

UL 840, Insulation Coordination Including Clearances and Creepage Distances For Electrical Equipment (Phối hợp cách điện bao gồm khe h không khí và chiều dài đường rò trong thiết bị điện)

UL 991, Tests for Safety-Related Controls Employing Solid-State Devices (Thử nghiệm bộ điều kiện liên quan đến an toàn sử dụng linh kiện bán dẫn)

UL 969, Marking and Labeling Systems (Hệ thống ghi nhãn và nhãn)

UL 1004-1, Rotating Electrical Machines – General Requirements (Máy điện quay- Yêu cầu chung)

UL 1004-2, Rotating Electrical Machines – impedance Protected Motors (Máy điện quay – Động cơ được bảo vệ trở kháng)

UL 1004-3, Rotating Electrical Machines – Thermally Protected Motors (Máy điện quay – Động cơ được bảo vệ nhiệt)

Ul 1004-7, Rotating Electrical Machines – Electronically Protected Motors (Máy điện quay – Động cơ được bảo vệ điện)

UL 1012, Power Units other than Class 2 (Bộ nguồn không phải cấp 2)

UL 1310, Class Power Units (Bộ nguồn cấp 2)

UL 1642, Lithium Batteries (Acquy lithium)

UL 1989, Standby Batteries (Acquy dự phòng)

UL 1998, Software in Programmable Components (Phần mềm trong các linh kiện lập trình được)

UL 2251, Plugs, Receptacles, and Couplers for Electric Vehicles (Phích cắm,  cắm và bộ nối dùng cho xe điện)

UL 2271, Batteries for Use In Light Electric Vehicle (LEV) Applications (Acquy dùng cho ứng dụng xe điện nhẹ (LEV))

UL 2580, Batteries for Use in Electric Vehicles (Acquy dùng cho xe điện)

UL 60730-1, Automatic Electrical Controls for Household and Similar Use – Part 1: General Requirements (Bộ điều khiển điện tự động dùng trong gia đình và sử dụng tương tự – Phần 1: Yêu cầu chung)

UL 60950-1, Information Technology Equipment – Safety – Part 1: General Requirements (Thiết bị công nghệ thông tin – An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung)

UL 62368-1, Audio/Video, Information and Communication Technology Equipment – Part 1: Safe Requirements (Thiết bị audio/video, thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông – Phần 1: Yêu cầu an toàn)

Tiêu chuẩn ULC

CAN/ULC-S2271, Batteries for use in Light Electric Vehicle (LEV) Applications (Acquy dùng cho ứng dụng trong xe điện nhẹ (LEV))

CAN/ULC-S2580, Batteries for Use in Electric Vehicles (Acquy dùng cho xe điện)

Tiêu chuẩn Bộ quốc phòng Hoa kỳ

MIL-STD-1629A , Procedures for Performing a Failure Mode, Effects, and Criticality Analysis (Quy trình thực hiện phân tích chế độ hỏng, phân tích tác động và phân tích rủi ro)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.

3.1

Acquy (battery)

Thuật ngữ chung cho một hoặc nhiều ngăn acquy được nối điện nối tiếp và/hoặc song song có hoặc không có mạch theo dõi và bảo vệ đ nạp và phóng điện.

3.2

Bộ acquy (battery pack)

Acquy đã sẵn sàng để sử dụng trong xe điện cá nhân, được chứa trong vỏ bảo vệ, có các thiết bị bảo vệ, với hệ thống qun lý acquy và mạch theo dõi và có thể tháo rời được bởi người sử dụng để nạp điện riêng rẽ với thiết bị.

3.3

Hệ thống acquy (battery system)

Hệ thống acquy bao gồm acquy, bộ nạp và mạch theo dõi và bảo vệ đ nạp và phóng điện acquy.

3.4

Dung lượng danh định (capacity, rated)

Tổng số ampe-giờ có th được lấy ra từ một acquy đã nạp đầy với tốc độ phóng nhất định đến điện áp phóng điện cuối cùng nhất định (EODV) ở nhiệt độ quy định theo công bố của nhà chế tạo.

3.5

V acquy (casing)

Vật chứa dùng để bao bọc trực tiếp và giữ chất điện phân và các điện cực của ngăn acquy.

3.6

Ngăn acquy (cell)

Khối điện hóa có chức năng cơ bản (đôi khi được gọi là acquy) gồm một cụm điện cực, chất điện phân, tấm ngăn, vỏ và các đầu nối. Ngăn acquy là một nguồn điện năng được chuyn đi trực tiếp từ hóa năng.

3.7

Nạp điện (charging)

Việc đưa dòng điện đến các đầu nối của acquy, gây ra phản ứng Faraday trong acquy làm cho năng lượng điện hóa được tích trữ. Đối với các xe điện cá nhân, việc nạp acquy có thể xảy ra thông qua một hoặc nhiều phương pháp sau:

a) Nạp tái sinh sử dụng năng lượng từ quá trình tái sinh thông qua hãm hoặc tăng tốc (tức là khi xuống dốc).

b) Nạp bằng thiết bị bên ngoài, bằng cách sử dụng bộ nạp xoay chiều sang một chiều, bộ nạp một chiều hoặc bộ nạp cảm ứng bên ngoài thiết bị.

c) Nạp bằng thiết bị bên trong, bằng cách sử dụng bộ nạp trên xe điện cá nhân để chuyển đi nguồn điện lưới xoay chiều sang một chiều để nạp điện.

3.8

Nạp với dòng điện không đổi (Charging, constant current (CC))

Chế độ nạp trong đó dòng điện được giữ không đổi trong khi điện áp nạp được phép thay đổi.

3.9

DUT

Thiết bị cn thử nghiệm.

3.10

Nguy hiểm điện giật (electric shock hazard)

Khả năng con người bị phơi nhiễm với các mạch điện áp nguy hiểm thông qua tiếp xúc trực tiếp qua các lỗ h trong vỏ bảo vệ và/hoặc cách điện không đủ giữa các mạch điện nguy hiểm và các bộ phận tiếp cận được.

3.11

Hệ thống truyền động điện (electric drive train system)

Các linh kiện điện cấp điện cho sự chuyển động của xe điện cá nhân và có thể bao gồm hệ thống acquy; (các) động cơ điện; hệ thống bảo vệ, cân bằng và điều khiển; và mạch điện và hệ thống đi dây đ nối chúng với nhau.

3.12

Hệ thống điện (electrical system)

Tất cả các thành phần điện và mạch điện được cung cấp cùng xe điện cá nhân và có thể bao gồm hệ thống truyền động điện, bộ nạp bên trong hoặc bộ nạp bên ngoài được dùng để nạp lại acquy và hệ thống điện phụ tr như chiếu sáng, thông tin liên lạc và âm thanh có thể đi kèm trên thiết bị.

3.13

Rò chất điện phân (electrolyte leakage)

Tình trạng trong đó chất điện phân thể lỏng thoát qua lỗ trên ống thông hơi được thiết kế cũng như qua vết vỡ hoặc nứt hoặc lỗ hở không dự kiến khác trong vỏ của ngăn acquy hoặc tụ điện và nhìn thấy được từ bên ngoài DUT.

3.14

Vỏ ngoài (enclosure)

Vỏ bên ngoài của thiết bị cung cấp bảo vệ cho các thành phần bên trong đ ngăn ngừa nguy hại tiềm ẩn và có thể có một hoặc nhiều mức bảo vệ cụ thể như dưới đây:

a) Vỏ bọc bảo vệ điện: Cung cp bảo vệ khỏi tiếp xúc với mạch điện áp nguy him và có thể đóng vai trò là một phần của cách điện.

b) Vỏ bọc chống cháy: Cung cấp bảo vệ khỏi cháy lan từ các thành phần khác bên trong.

c) V bọc bảo vệ cơ: Cung cấp bảo vệ vật lý khỏi hư hại đến các thành phần và bộ phận chứa trong nó và/hoặc ngăn ngừa chạm vào các bộ phận chuyển động nguy hiểm.

d) V bọc bảo vệ khỏi các tác động của môi trường: Cung cấp bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các vật liệu từ môi trường, ví dụ như nước có thể làm hư hại các linh kiện bên trong hoặc gây ra nguy hiểm. Thông số như mã IP cung cấp mức độ bảo vệ bằng v ngoài.

3.15

Điện áp phóng điện cuối cùng (end-of-discharge voltage (EODV))

Điện áp có tải của ngăn hoặc acquy khi kết thúc quá trình phóng. EODV có thể được quy định như trong trường hợp phóng điện được kết thúc bằng điện áp hoặc đơn giản được đo trong trường hợp phóng điện có khống chế thời gian.

3.16

N (explosion)

Năng lượng thoát ra một cách dữ dội làm bắn ra các vật hoặc sóng năng lượng phóng ra khDUT và kết quả là các thành phần bên trong của DUT bị phụt ra qua vết vỡ trên vỏ ngoài hoặc vỏ ngăn acquy.

3.17

Cháy (fire)

Cháy duy trì các thành phần của DUT th hiện bằng ngọn lửa, nhiệt và cháy xém hoặc các hư hại khác của vật liệu.

3.18

Nạp đầy (fully charged)

Acquy đã nạp theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo đến trạng thái nạp đầy (SOC).

3.19

Phóng hết (fully discharged)

Acquy đã được phóng điện theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo, đến điện áp phóng điện cuối cùng quy định (EODV).

3.20

Điện áp nguy hiểm (hazadous voltage)

Điện áp lớn hơn 30 V hiệu dụng/42,4 V xoay chiều giá trị đỉnh hoặc 60 V một chiều.

3.21

Cấp cách điện (insulation levels)

Các cấp cách điện như dưới đây:

a) Cách điện chính: cấp cách điện đơn cung cấp bảo vệ chống điện giật. Ch riêng cách điện chính có thể không đủ để cung cấp bảo vệ chống điện giật trong trường hợp sự cố cách điện.

b) Cách điện kép: Cách điện gồm c cách điện chính và cách điện phụ.

c) Cách điện chức năng: Cách điện ch cần thiết cho hoạt động đúng của thiết bị. Cách điện chức năng không bảo vệ chống điện giật. Tuy nhiên nó có thể làm giảm khả năng bén cháy và cháy.

d) Cách điện tăng cường: Hệ thống cách điện đơn cung cấp mức độ bảo vệ chng điện giật tương đương với cách điện kép trong điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này. Thuật ngữ “hệ thống cách điện” không ngụ ý rằng cách điện phải là một mảnh đồng nhất. Nó có thể bao gồm một vài lớp mà không thử nghiệm được như cách điện chính và cách điện phụ.

e) Cách điện phụ: Cách điện độc lập được đặt bổ sung vào cách điện chính để giảm rủi ro điện giật trong trường hợp hng cách điện chính.

3.22

Xe điện cá nhân (personal e-mobility device)

Thiết bị di động cá nhân được thiết kế cho một người lái có hệ thống lái truyền động điện nạp lại được để tạo thăng bằng và đy người lái và có thể có tay cầm để lái. Thiết bị này có thể có hoặc không có cơ cấu tự cân bằng.

3.23

Môi trường trong phòng (room ambient)

Được xem là nhiệt độ trong dải (25 ± 5) oC.

3.24

Vỡ (rupture)

Hỏng cơ khí vỏ ngoài/vỏ của DUT do nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài, làm tràn và/hoặc làm lộ các thành phần bên trong DUT nhưng không làm bắn ra vật rắn và phóng năng lượng dữ dội như trong khi nổ.

3.25

Linh kiện/mạch điện quan trọng về an toàn (safety critical circuits/components)

Mạch điện hoặc linh kiện rời rạc mà sự an toàn dựa vào, được xác định trong phân tích an toàn ở 13.2.

3.26

Vùng làm việc quy định (specified operating region)

Vùng điện áp, dòng điện và nhiệt độ mà bên trong đó ngăn acquy có thể nạp và phóng lặp lại an toàn trong toàn bộ tui thọ dự kiến của nó. Nhà chế tạo quy định các giá trị này và sau đó được sử dụng để đánh giá an toàn của thiết bị và có thể thay đổi theo tuổi thọ của thiết bị. Vùng làm việc quy định có thể gồm có các giá trị quá độ của điện áp, dòng điện và nhiệt độ cho phép trong các điều kiện giới hạn quy định bởi nhà chế tạo ngăn acquy. Vùng làm việc quy định bao gồm các tham số nạp và phóng dưới đây được quy định bởi nhà chế tạo:

a) Giới hạn nhiệt độ nạp: Các giới hạn trên và dưới của nhiệt độ, do nhà chế tạo quy định đ nạp ngăn acquy. Nhiệt độ được đo trên vỏ.

b) Giới hạn nhiệt độ phóng: Các giới hạn trên và dưới của nhiệt độ, do nhà chế tạo quy định đ phóng ngăn acquy. Nhiệt độ được đo trên vỏ.

c) Điện áp phóng điện cuối cùng: Như 3.13. Xem thêm Hình 3.1 của UL 1642.

d) Dòng điện phóng lớn nhất: Thông số dòng điện phóng lớn nhất do nhà chế tạo ngăn acquy quy định.

e) Dòng điện nạp lớn nhất: Dòng điện nạp ln nhất trong vùng làm việc quy định, được quy định bởi nhà chế tạo ngăn acquy. Giá trị này có thể thay đổi theo nhiệt độ.

f) Điện áp nạp giới hạn trên: Giới hạn điện áp nạp cao nhất trong vùng làm việc quy định, được quy định bởi nhà chế tạo ngăn acquy. Giá trị này có thể thay đổi theo nhiệt độ.

3.27

Trạng thái nạp (SOC) (state of charge)

Dung lượng sẵn có trong một gói, môđun hoặc ngăn được tính bằng phần trăm dung lượng danh định.

4  Chữ viết tắt

Tiêu chuẩn này áp dụng các chữ viết tắt dưới đây.

CC Nạp với dòng điện không đổi
DUT Thiết bị cần thử nghiệm
EODV Điện áp phóng điện cuối cùng
FMEA Chế độ hỏng tiềm ẩn và phân tích tác động
FTA Phân tích sự cố theo sơ đồ cây
SELV Điện áp cực thấp an toàn
SOC Trạng thái nạp

5  Linh kiện

Linh kiện của một sản phẩm được đề cập trong tiêu chuẩn này phải tuân theo các yêu cầu đối với linh kiện đó. Xem Phụ lục A về danh mục các tiêu chuẩn liên quan đến các linh kiện thường được sử dụng trong các sản phẩm được đề cập trong tiêu chuẩn này.

6  Đơn vị đo

Các giá trị không có ngoặc đơn là giá trị yêu cầu. Các giá trị trong ngoặc đơn là thông tin gii thích hoặc gần đúng.

MỤC 2: KẾT CẤU

7  Vật liệu phi kim loại

7.1  Vật liệu được sử dụng làm vỏ ngoài, nhằm đảm bảo an toàn theo 3.14 phải phù hợp với các yêu cầu áp dụng cho vỏ ngoài được nêu trong UL 746C về Yêu cầu đối với vỏ ngoài trong Bng 4.1 hoặc CAN/CSA-C22.2 Số 0.17 trừ khi có sự sửa đổi theo tiêu chuẩn này.

7.2  Vật liệu polyme sử dụng làm vỏ chống cháy phải có thông số ngọn lửa tối thiu là 94 V-1 theo UL 94 hoặc CAN/CSA-C22.2 Số 0.17.

Ngoại lệ: Vỏ ngoài có thể được đánh giá theo một cách khác đối với thử nghiệm ngọn lửa 20 mm cho sản phẩm cuối cùng theo UL 746C hoặc CAN/CSA-C22.2 Số 0.17.

7.3  Các yếu tố từ a) đến e) dưới đây được đưa vào xem xét khi đánh giá v ngoài sử dụng vật liệu phi kim loại. Đối với vỏ ngoài phi kim loại, tất cả các yếu tố này được xem xét liên quan đến lão hóa nhiệt. Độ n định về kích thước của vỏ ngoài bằng polyme được đánh giá bằng sự phù hợp với thử nghiệm gim ứng suất lên khuôn. Sự phù hợp với các yếu tố a) đến e) dưới đây có th được xác định bằng các thử nghiệm của tiêu chuẩn này.

a) Khả năng chịu va đập;

b) Khả năng chịu ép;

c) Hoạt động không bình thường;

d) Điều kiện khắc nghiệt; và

e) Biến dạng giảm ứng suất lên khuôn.

7.4  Vật liệu polyme được sử dụng làm vỏ ngoài và cách điện phải thích hợp với các nhiệt độ dự đoán sẽ xảy ra trong ứng dụng dự kiếnVỏ ngoài phải có ch số nhiệt tương đối (RTI) với tác động thích hợp ở nhiệt độ xảy ra trong ứng dụng nhưng không nhỏ hơn 80 oC (176 oF), như được xác định theo UL 746B hoặc CAN/CSA-C22.2 Số 0.17.

7.5  Vật liệu vỏ ngoài dự kiến bị phơi nhiễm trực tiếp ánh sáng mặt trời và mưa trong ứng dụng cuối cùng phải phù hợp với các thử nghiệm khả năng chịu UV và chịu nước và ngâm trong nước theo UL 746C hoặc CAN/CSA-C22.2 Số 0.17. Yêu cầu này có thể được bỏ qua nếu xe điện cá nhân được ghi nhãn được bảo quản trong nhà và hướng dẫn cho người sử dụng cũng chỉ ra rằng không để bên ngoài trời, không để phơi nhiễm UV hoặc mưa. Xem 45.11 và Điều 46.

7.6  Vật liệu sử dụng làm cách điện trong cụm lắp ráp phải chịu được suy giảm chất lượng có thể gây ra điện giật, cháy hoặc nguy hiểm khác đối với an toàn. Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm của tiêu chuẩn này. Vật liệu được sử dụng để đỡ trực tiếp các bộ phận mang điện ở điện áp nguy hiểm phải đáp ứng thêm các tiêu chí về đỡ cách điện được nêu ở Xem xét đặc tính vật liệu, Bảng 6.1 của UL 746C hoặc CAN/CSA-C22.2 Số 0.17 trừ khi được sử dụng như một phần của linh kiện đã được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn thích hợp cho linh kiện. Dây dẫn cách điện phi chịu các yêu cầu được nêu trong Điều 10, Dây dẫn và đầu nối.

7.7  Gioăng và vật gắn được sử dụng đ đảm bảo an toàn phải được xác định thích hợp ở các điều kiện môi trường và cht hóa học mà chúng được dự kiến phơi nhiễm trong sử dụng cuối cùng.

8  Khả năng chịu ăn mòn của bộ phận kim loại

8.1  Vỏ ngoài bằng kim loại phải chịu được ăn mòn. Lớp mạ hoặc phủ thích hợp có thể có khả năng chống ăn mòn. Hướng dẫn bổ sung về các phương pháp đ đạt được bảo vệ ăn mòn có thể có trong UL 50E hoặc CSA-C22.2 Số 94.2.

8.2  Vỏ ngoài bằng kim loại có thể được bổ sung một lớp lót cách điện bên trong để ngăn ngừa ngắn mạch các bộ phận mang điện với vỏ ngoài. Nếu sử dụng lớp lót cách điện cho mục đích này thì lớp lót cách điện phải bằng vật liệu không hút m có thông số thích hợp đối với nhiệt độ trong khi làm việc kể cả trong khi nạp.

8.3  Bộ phận dẫn tiếp xúc tại các đầu nối và mối nối không được bị ăn mòn do tác dụng điện hóa.

9  Vỏ ngoài

9.1  Yêu cầu chung

9.1.1  V ngoài được sử dụng đ bảo vệ an toàn theo 6.14 phải có độ bền và độ cứng vững yêu cầu đ chịu được những tác động về vật lý mà nó có thể phải chịu trong quá trình sử dụng dự kiến, nhằm giảm rủi ro cháy hoặc gây thương tích cho người như xác định bởi các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.

9.1.2  Dụng cụ để thực hiện công việc cơ khí như kìm, tuốc nơ vít, cưa kim loại hoặc các dụng cụ tương tự phải có khả năng tối thiểu về cơ khí để m được vỏ ngoài.

9.1.3  Lỗ hở trên v ngoài dùng để bảo vệ an toàn theo 3.14 phải được thiết kế để ngăn ngừa tiếp cận không chủ ý gây nguy hiểm như điện áp nguy hiểm, bộ phận chuyển động nguy hiểm hoặc bề mặt nóng có thể gây bỏng. Các bộ phận có thể lấy ra mà không dùng dụng cụ thì được lấy ra đ xác định sự phù hợp. Sự phù hợp được xác định theo Điều 12, Thử nghiệm bảo vệ chống tiếp cận các bộ phận nguy hiểm được thể hiện bằng chữ số đặc trưng th nhất theo IEC 60529 hoặc CAN/CSA-C22.2 số 60529, đối với mã IP tối thiểu là IP3X. Việc đánh giá theo các tiêu chuẩn này bao gồm việc sử dụng que thử 2,5 mm, dài 100 mm, thể hiện trên Hình 1 của UL 2271 hoặc CAN/ULC-S2271, với lực đặt vào là 10 N ± 10 %.

9.1.4  Lỗ hở trên vỏ ngoài có bảo vệ khỏi các tác động của môi trường theo 3.14 phải được thiết kế để ngăn ngừa sự xâm nhập của nước khi được lắp trên xe điện cá nhân phù hợp với sử dụng dự kiến và mã IP phù hợp với IEC 60529 hoặc CAN/CSA-C22.2 số 60529 với mã tối thiểu là IPX4 và có khả năng chịu nguy hiểm liên quan đến ngâm nước một phần. Xác định sự phù hợp bằng các thử nghiệm chịu nước ở Điều 42.

9.2  Khoang acquy

9.2.1  Ống thông hơi của ngăn acquy không được tắc theo cách làm mất chức năng thông hơi nếu như việc thông hơi được sử dụng để phù hợp với tiêu chuẩn này. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét.

9.2.2  Các khoang acquy bên trong vỏ ngoài phải giữ acquy đúng vị trí đ để ngăn ngừa dịch chuyển quá mức và ứng suất quá mức lên acquy và các ngăn acquy có thể gây nguy hiểm. Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và thử nghiệm cơ của tiêu chuẩn này.

10  Dây nối và đầu nối

10.1  Dây nối phải được cách điện và chấp nhận được cho mục đích này xét về nhiệt độ, điện áp và các điều kiện vận hành mà dây nối có nhiều khả năng phải chịu bên trong thiết bị.

10.2  Dây nối bên trong phải được dẫn hướng, đỡ, kẹp hoặc cố định theo cách giảm khả năng bị kéo căng quá mức trên sợi dây và trên các mi nối, lỏng các mối nối và hỏng cách điện của vật dẫn. Trong mạch điện quan trọng về an toàn, đối với các đầu nối hàn thiếc, dây dẫn phải được định vị hoặc cố định sao cho sự tin cậy không chỉ đặt vào việc hàn để duy trì dây dẫn đúng vị trí. Đường đi dây phải được thiết kế để tránh ứng suất quá mức lên các ngăn của acquy trong các sản phẩm được lắp đặt hoàn chỉnh.

10.3  Các đầu nối bên ngoài phải được thiết kế để tránh ngắn mạch không ch ý, không thẳng hàng và đấu nối ngược cực tính khi thực hiện việc đấu nối. Đối với các bộ acquy được dự kiến lấy ra khỏi xe điện cá nhân khi nạp bên ngoài hoặc thay bằng bộ acquy đã nạp, thì đầu nối bên ngoài dùng cho việc phóng phải được thiết kế để tránh ngắn mạch không chủ ý, đấu nối ngược cực tính và không thẳng hàng.

10.4  Đối với các bộ acquy dự kiến được lấy ra từ xe điện cá nhân để nạp điện bên ngoài hoặc thay bằng các bộ acquy đã nạp bởi người sử dụng thì đầu nối bên ngoài dùng để phóng điện và bất kỳ đầu nối khác bên ngoài có điện áp nguy hiểm phải được thiết kế để ngăn ngừa người sử dụng tiếp cận đến. Xác định sự phù hợp bằng cách sử dụng ngón tay thử nghiệm có khớp nối thể hiện trên Hình 10.1.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 10.1 – Ngón tay thử nghiệm

10.5  Các đầu nối bên ngoài của bộ acquy có mạch điện áp nguy hiểm được dự kiến lấy ra khỏi xe điện cá nhân để nạp điện phải được đánh giá bằng thử nghiệm độ bền không mang tải hoặc bằng thử nghiệm độ bền khi có tải áp dụng cho ứng dụng sử dụng cuối cùng theo UL 2251 hoặc CAN/CSA Số 282, không áp dụng phơi nhiễm chất ô nhiễm.

10.6  Lỗ để dây cách điện đi qua vách kim loại phải được có ống lồng đã được làm trơn nhẵn hoặc phải có bề mặt nhẵn, không có ba via, gân, cạnh sắc và tương tự trên đó dây có thể tựa lên, để ngăn ngừa mài mòn cách điện.

10.7  Dây nối dùng cho điện áp nguy hiểm phải đặt trong vỏ ngoài về điện có nhãn cảnh báo điện áp nguy hiểm như ISO 7010, Số W012 (tức là ký hiệu tia chớp bên trong hình tam giác).

11  Bộ nạp

11.1  Nguồn điện dự kiến để nạp cho xe điện cá nhân phải được đánh giá về an toàn bên trong theo UL 1310 hoặc CSA-C22.2 Số 223, UL 1012 hoặc CSA-C22.2 Số 107.1, UL 60950-1 hoặc CAN/CSA-C22.2 Số 60950-1 hoặc UL 62368-1 hoặc CAN/CSA-C22.2 số 62368-1 và phải được xác định tương thích với hệ thống acquy của thiết bị. Xác định sự phù hợp bằng cách xem xét dữ liệu về hệ thống acquy và bộ nạp và các thử nghiệm của tiêu chuẩn này. Bộ nạp phải có phương tiện để kết nối với đu ra tiêu chuẩn nếu dự kiến để ni vào nguồn điện lưới của nguồn cung cấp điện theo các tiêu chuẩn được nêu ở trên.

11.2  Bộ nối được cung cp bộ nạp để nối đến đầu nối xe điện cá nhân/acquy để nạp phải được thiết kế để ngăn ngừa nối sai và ngược cực tính.

12  Cầu chảy

12.1  Cầu chảy phải thích hợp đối với dòng điện và điện áp của mạch mà chúng bảo vệ.

12.2  Đi với cầu chảy mà người sử dụng thay thế được, việc ghi nhãn thay thế cầu chy phải được đặt gần mỗi cu chảy hoặc giá đỡ cầu chảy hoặc trên giá đỡ cầu chảy hoặc ở vị trí khác với điều kiện là rõ ràng bằng nhãn này áp dụng cho cu chảy này và cho thông số đặc trưng của cầu chảy. Trường hợp cầu chảy mà người sử dụng thay thế được có đặc tính chảy đặc biệt như thời gian trễ hoặc khả năng cắt là cần thiết thì loại cầu chảy này cũng phải được ch ra. Thông tin về việc thay đúng cầu chảy mà người sử dụng thay thế được phải có trong hướng dẫn.

13  Chiếu sáng

13.1  Bóng đèn tích hợp phải có thông số đặc trưng cho ứng dụng. Nếu được cung cấp với loại bóng đèn mà người sử dụng thay thế được thì việc thay thế không được làm mất an toàn của xe điện cá nhân và không được có rủi ro điện giật. Hướng dẫn kèm theo xe điện cá nhân phải bao gồm thông tin về loại và thông số đặc trưng của bóng đèn mà người sử dụng thay thế được.

14  Khoảng cách về điện và phân cách các mạch điện

14.1  Các mạch điện bên trong xe điện cá nhân có cực tính ngược nhau phải có khoảng cách vật lý tin cậy được để ngăn ngừa ngắn mạch không chủ ý (tức là khoảng cách điện trên mạch in, làm chắc các chân nối không cách điện và các bộ phận không cách điện, v.v…). Cách điện thích hợp với nhiệt độ và điện áp dự đoán trước phải được sử dụng trong trường hợp các khong cách không thể khống chế bởi sự phân cách vật lý tin cậy được.

14.2  Các khoảng cách điện trong các mạch phải có khoảng cách trên bề mặt tối thiểu và khoảng cách tối thiểu qua không khí dưới đây, như được trình bày trong Bảng 14.1 hoặc các yêu cầu về khoảng cách được nêu trong UL 60950-1 hoặc CAN/CSA- C22.2 số 60950-1, Điều 2.10, Khe hở không khí, chiều dài đường rò và khoảng cách qua cách điện. Trừ khi có hướng dẫn về hạn chế sử dụng xe điện cá nhân sử dụng ở độ cao đến 2 000 m so với mực nước biển hoặc thấp hơn theo 42.3, các hệ số theo 2.10.3.1 trong UL 60950-1 hoặc CAN/CSA-C22.2 No. 60950-1 phải được áp dụng cho khoảng cách điện.

Ngoại lệ 1: Là sự thay thế cho các yêu cầu về khoảng cách của Bảng 14.1, các yêu cầu về khoảng cách trong UL 840 hoặc CSA-C22.2 số 0.2, có thể được sử dụng. Để xác định khe hở không khí, nguồn điện một chiều như acquy không có cấp quá điện áp như được nêu trong Điều 5, bao gồm khe hở không khí, chiều dải đường rò đối với thiết bị điện, UL 840 hoặc CSA-222 Số 0.2, trừ khi được nạp điện qua nguồn nối với nguồn điện lưới. Độ nhiễm bn dự kiến được xác định bởi thiết kế đang được đánh giá.

Ngoại lệ 2: Thay cho các giá trị khe hở không khí được nêu trong UL 60950-1 hoặc CAN/CSA-C22.2 Số 60950-1, Điều 2.10, Khe hở không khí, chiều dài đường rò và khong cách qua cách điện, cho phép áp dụng phương pháp thay thế đ xác định khe hở không khí tối thiu trong phụ lục đối với phương pháp thay thế đ xác định khe hở không khí tối thiểu, Phụ lục G của UL 60950-1 hoặc CAN/CSA-C22.2 số 60950-1.

Bảng 14.1 – Khoảng cách về điện

 

Điện áp

V

Qua không khí

mm (in)

Trên bề mặt

mm (in)

Bộ phận mang điện và các bộ phận kim loại không mang điện được phân cách bởi cách điện chức năng hoặc cách điện chính

0  50 a

1,6 (1/16)

1,6 (1/16)

51  130

3,2 (1/8)

4,8 (3/16)

131  300

6,4 (1/4)

9,5 (3/8)

Bộ phận kim loại không mang điện tiếp cận được và bộ phận kim loại không mang điện phân cách với bộ phận mang đin chỉ bằng cách đin chính – thông thường là khoảng cách do cách điện phụ

0  50 a

1,6 (1/16)

1,6 (1/16)

51 – 130

3,2 (1/8)

4,8 (3/16)

131  300

6,4 (1/4)

9,5 (3/8)

Bộ phận mang điện và bộ phận kim loại không mang điện tiếp cận được bng cách điện kép hoc cách điện tăng cường

0 – 50a

3,2 (1/8)

3,2 (1/8)

51  130

4,8 (3/16)

6,4 (1/4)

131  300

12,7 (1/2)

12,7 (1/2)

a Khoảng cách tại các điện áp này có thể giảm so với khong cách được chỉ ra trong bảng nếu có thể xác định bằng thử nghiệm hoặc phân tích rng không có nguy hiểm (tức là mạch điện được cung cấp bởi nguồn điện giới hạn như xác định trong UL 60950-1 hoặc CAN/CSA-C22.2 số 60950-1).

14.3  Không có khoảng cách tối thiểu áp dụng đối với các bộ phận trong đó hợp chất cách điện hoàn toàn lấp đầy vỏ của một thành phần hoặc bộ phận lắp ráp nếu khoảng cách qua cách điện, ở điện áp trên 60 V một chiều hoặc trên 30 V hiệu dụng là chiều dày tối thiểu 0,4 mm (0,02 in) đối với cách điện phụ hoặc tăng cường, và đạt thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29, và Thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30. Không có yêu cầu về chiều dày cách điện tối thiu đối với cách điện của mạch ở 60 V một chiều hoặc thấp hơn hoặc đối với cách điện chính hoặc cách điện chức năng. Một số ví dụ bao gồm bọc kín, đóng gói và ngâm tầm chân không.

14.4  Dây dẫn của các mạch làm việc ở các điện áp khác nhau phải được cách ly tin cậy với nhau thông qua việc sử dụng biện pháp làm chắc chắn về cơ như tấm chắn hoặc dây buộc đ duy trì các yêu cầu về khoảng cách trừ khi chúng có cách điện chấp nhận được đối với điện áp cao nhất liên quan. Dây dẫn có cách điện phải được giữ lại một cách chắc chắn để nó không thể tiếp xúc với một bộ phận mang điện chưa được cách điện của mạch điện làm việc ở điện áp khác.

15  Mức cách điện và nối đất bảo vệ

15.1  Các mạch điện áp nguy hiểm phải được cách điện với các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận và các mạch điện áp cực thấp an toàn (SELV) như nêu trong 15.2 bằng các biện pháp sau:

a) Cách diện chính và có hệ thống nối đất bảo vệ để bảo vệ trong trường hợp sự cố cách điện chính; hoặc

b) Hệ thống cách điện kép hoặc cách điện tăng cường; hoặc

c) Kết hợp (a) và (b).

15.2  Các mạch điện áp cực thấp an toàn (SELV) (nghĩa là mạch có điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 60 V một chiều hoặc 48 V hiệu dụng hoặc thấp hơn trong các điều kiện bình thường và điều kiện sự cố đơn) được cách điện với các bộ phận dẫn có thể tiếp cận ch bằng cách điện chức năng thì được coi là có thể tiếp cận được.

15.3  Nếu dựa vào một hệ thống nối đất bảo vệ (tức là như nối đất với v kim loại có thể tiếp cận), thì phải tuân theo các điều từ 15.4 đến 15.6.

15.4  Các bộ phận của hệ thống nối đất bảo vệ phải được bảo đảm chắc chắn theo 10.2 và có tiếp xúc tốt giữa các kim loại của các bộ phận nối đất của xe điện cá nhân. Tr kháng từ các dây dẫn liên kết khác nhau và các mối nối với đầu nối đt chính phải có điện trở tối đa là 0,1 . Xác định sự phù hợp bằng cách đo sử dụng ôm mét.

15.5  Đầu nối đất chính của hệ thống nối đất bảo vệ phải được xác định bằng một trong các cách sau:

a) Một vít đầu nối có mũ lục giác không dễ dàng tháo rời, màu xanh lá cây;

b) Một đai ốc đầu nối lục giác không dễ dàng tháo rời, màu xanh lá cây;

c) Bộ nối dây kiểu nén màu xanh lá cây; hoặc

d) Chữ “Ground” (đất) hoặc chữ “G” hoặc “GR” hoặc ký hiệu nối đất (IEC 60417, số 5019 hình “cây” ngược trong vòng tròn) hoặc được xác định bằng một màu xanh lá cây phân biệtỞ Canada, chỉ sử dụng ký hiệu nối đất mà không dùng chữ “Ground”, hoặc “G” hoặc “GR”.

15.6  Dây dẫn, dựa vào hệ thống nối đất và nối đất bảo vệ, phải được định cỡ để chịu được dòng điện sự cố dự kiến. Nếu được cách điện thì cách điện phải là màu xanh lá cây hoặc xanh lá cây và màu vàng sọc.

16  Mạch bảo vệ và phân tích an toàn

16.1  Mạch bảo vệ xe điện cá nhân phải duy trì các ngăn acquy nằm trong vùng làm việc quy định để nạp và phóng điện trong suốt tuổi thọ của thiết bị. Nếu vượt quá giới hạn làm việc quy định của ngăn acquy thì mạch bảo vệ phải hạn chế hoặc ngừng quá trình nạp hoặc phóng điện để giảm thiểu việc chệch ra khỏi các giới hạn làm việc quy định. Xác định sự phù hợp thông qua việc xem xét các thông số kỹ thuật của ngăn acquy và phân tích an toàn ở 16.2 và thông qua việc thử nghiệm theo tiêu chuẩn này. Nếu thích hợp với thiết kế xe điện cá nhân, việc phân tích và thử nghiệm cần phải đánh giá khả năng kiểm soát bảo vệ quá nạp đ giảm thiểu tình trạng quá nạp do nạp lại trong quá trình sử dụng.

16.2  Phân tích các nguy cơ về điện và năng lượng tiềm ẩn (bao gồm cả FMEA) phải được tiến hành trên hệ thống điện của xe điện cá nhân để xác định rằng các sự kiện có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đã được xác định và xử lý thông qua thiết kế hoặc các phương tiện khác. Tài liệu có thể được dùng làm hướng dẫn cho phân tích an toàn bao gồm:

a) Tiêu chuẩn về các kỹ thuật phân tích độ tin cậy của hệ thống – Quy trình dùng cho chế độ hỏng và phân tích tác động (FMEA), IEC 60812;

b) Tiêu chuẩn phân tích sự cố theo sơ đồ cây (FTA), IEC 61025;

c) Chế độ hỏng tiềm n và phân tích tác động trong thiết kế (FMEA thiết kế), Chế độ hỏng tiềm ẩn và phân tích tác động trong quá trình chế tạo và lắp ráp (FMEA quá trình), SAE J1739; hoặc

d) Quy trình thực hiện chế độ hỏng, phân tích tác động và phân tích rủi ro, MIL-STD 1629A.

16.3  Phân tích ở 16.2 được dùng đ nhận biết các sự cố dự đoán trước trong hệ thống có thể dẫn đến điều kiện nguy hiểm và các loại và mức bảo vệ đ giảm thiu các sự cố dự đoán trước. Việc phân tích phải xem xét điều kiện sự cố đơn trong mạch/sơ đồ bảo vệ như một phần của sự cố dự đoán trước.

16.4  Khi thực hiện phân tích ở 16.2, các thiết bị hoạt động sẽ không ch dựa vào sự an toàn tới hạn trừ khi:

a) Chúng được cung cấp dư thiết bị bảo vệ thụ động; hoặc

b) Chúng được cung cp tha bảo vệ tích cực duy trì chức năng và đóng điện khi tổn hao công suất/hng bảo vệ tích cực cấp thứ nht; hoặc

c) Chúng được xác định là không an toàn khi tổn hao công suất/hỏng mạch tích cực.

16.5  Thiết bị dựa vào an toàn tới hạn như nêu ở 16.4 (a) – (b) phải phù hợp tối thiu với thử nghiệm ứng suất môi trường nếu thuộc đối tượng áp dụng, được mô tả trong Điều 9 đến Điều 22 của UL 991, hoặc phù hợp hoàn toàn với các yêu cầu an toàn về chức năng thích hợp dưới đây. Thiết bị chỉ dựa vào an toàn tới hạn như nêu ở 16.4 (c) phải hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về an toàn chức năng thích hợp theo một trong các tiêu chuẩn dưới đây khi thích hợp với thiết kế của sơ đồ bảo vệ bằng điện tử và phần mềm:

a) UL 991 hoặc CSA-C22.2 Số 0.8 và UL 1998;

b) UL 60730-1 hoặc CAN/CSA-E60730-1; và

c) IEC 61508-1 và tt cả các phần.

16.6  Xe điện cá nhân có điện áp nguy hiểm phải có cơ cấu ngắt điện bằng tay đ ngăn ngừa tiếp cận không chủ ý đến các bộ phận có điện áp nguy hiểm trong quá trình vận hành. Cơ cấu ngắt điện bằng tay phải:

a) Ngắt cả hai cực của mạch điện áp nguy hiểm;

b) Đòi hỏi hành động bằng tay để cắt mối nối điện;

c) Đảm bảo việc ngắt điện có thể xác nhận rõ ràng và có thể bao gồm tháo hệ thống acquy ra khi xe điện cá nhân hoặc rút bộ nối/phích cắm của hệ thống acquy, và

d) Khi ở vị trí gài (tức là trong khi ngắt điện), không khiến cho các ruột dẫn trần có khả năng trở nên mang điện và phải được cách điện để ngăn ngừa nguy hiểm điện giật trong quá trình tác động.

16.7  Nếu có thiết bị tự động ngắt điện áp nguy hiểm để cách ly các bộ phận dẫn tiếp cận được khỏi mạch điện áp nguy hiểm của hệ thống acquy thì thiết bị đó phải:

a) không thể tự động đặt lại mặc dù nó có thể được đặt lại một cách có chủ ý khi giải trừ sự cố;

b) ngắt cả hai cực của mạch điện áp nguy hiểm;

c) có khả năng thao tác ngắt đầy tải của mạch điện áp nguy hiểm mà nó đang cách ly, và

d) Không gây ra điều kiện nguy hiểm do thao tác tự động.

16.8  Xe điện cá nhân phải có bộ nạp được khóa liên động sao cho không thể kích hoạt khi bộ nạp đang cắm điện.

17  Ngăn acquy

Ngăn acquy phải được thiết kế đ chịu được một cách an toàn các điều kiện sử dụng sai dự kiến đối với xe điện cá nhân. Xác định sự phù hợp bằng các yêu cầu ở 17.2 đến 17.6 và bằng các thử nghiệm của tiêu chuẩn này.

17.2  Các ngăn acquy lithium ion và các ngăn acquy lithium khác phải phù hợp với các yêu cầu đối với acquy lithium thứ cp trong UL 2580 hoặc CAN/ULC-S2580, hoặc UL 2271 hoặc CAN/ULC-S2271.

17.3  Giới hạn nhiệt độ cần đ xem xét các giới hạn nhiệt độ quy định bởi nhà chế tạo ngăn acquy trên bề mặt v ngăn acquy trong quá trình nạp và phóng điện. Khi đánh giá phối hợp điều khiển ngăn acquy và acquy thì phải xem xét đến dung sai trong mạch điều khiển để nạp điện. Nếu chế độ đặt mạch điều khiển có dung sai điện áp vượt quá quy định kỹ thuật về điện áp nạp ngăn acquy, thì thử nghiệm ngăn acquy cần được lặp lại với ngăn acquy được nạp đến các giá trị điện áp cao hơn này.

17.4  Ngăn acquy bằng niken hydrat kim loại và các ngăn acquy niken khác phải phù hợp với các yêu cầu về ngăn acquy niken trong UL 2580 hoặc CAN/ULC-S2580, hoặc UL 2271 hoặc CAN/ULC-S2271.

17.5  Acquy chì axit có van điều chỉnh phải phù hợp với thử nghiệm xả áp của tiêu chuẩn về acquy dự phòng, UL 1989.

17.6  Tụ điện hóa phải phù hợp với các yêu cầu về tụ điện trong tiêu chuẩn về tụ điện hóa, UL 810A.

18  Động cơ

18.1  Động cơ kéo sử dụng trong xe điện cá nhân không được gây nguy hiểm trong điều kiện roto bị khóa và trong điều kiện quá ti. Xác định sự phù hợp bằng các thử nghiệm của tiêu chuẩn này trừ khi đã được đánh giá trước như một phần của đánh giá phối hợp động cơ và bảo vệ động cơ.

18.2  Động cơ phải có khả năng mang tải bình thường lớn nhất dự kiến mà không bị quá nhiệt trên cách điện và các cuộn dây như xác định trong thử nghiệm nhiệt độ.

18.3  Động cơ trong mạch điện áp nguy hiểm phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn UL 1004-1 hoặc CSA-C22.2 số 100. Động cơ trong mạch điện hạ áp phải phù hợp với UL 1004-1 hoặc CSA-C22.2 số 100 hoặc các yêu cu của tiêu chuẩn này.

19  Thử nghiệm trên dây chuyền chế tạo và sản xuất

19.1  Xe điện cá nhân phải chịu kiểm tra 100 % số lượng sản phẩm như mô tả ở 19.2 và 19.6 để xác định tính chấp nhận được của khoảng cách, cách điện và hệ thống nối đất trong sản xuất.

19.2  Thử nghiệm chịu điện môi phải được thực hiện cho 100 % số lượng sản phẩm xe điện cá nhân với điện áp làm việc vượt quá 60 V một chiều hoặc 30 V hiệu dụng/42,4 V đỉnh xoay chiều. Không được có phóng điện đánh thủng trong thử nghiệm chịu điện áp điện môi.

19.3  Xe điện cá nhân có mạch điện áp nguy hiểm được cách ly về điện với mạch điện lưới phải chịu điện áp chịu thử điện môi gồm điện áp một chiều hoặc xoay chiều bằng hai ln điện áp danh định. Đối với các xe điện cá nhân có mạch điện áp nguy hiểm này dự kiến đ nối vào nguồn điện lưới xoay chiều hoặc không được cách ly về điện với mạch điện lưới xoay chiều thì điện áp thử nghiệm nhất thiết phải là điện áp xoay chiều tần số 60 Hz ở 1 000 V cộng hai lần điện áp danh định. Nếu sử dụng điện áp một chiều cho thử nghiệm mạch không cách ly thì điện áp thử nghiệm phải là 1,414 lần giá trị điện áp thử nghiệm xoay chiều là 1 000 V cộng với hai lần điện áp danh định.

19.4  Điện áp thử nghiệm phải được đặt trong ít nhất là 1 min với ngăn acquy được ngắt theo cách ngăn ngừa nạp không ch ý trong khi đặt điện áp.

Ngoại lệ 1: Thời gian để thử nghiệm điện môi cho sản phẩm có thể được giảm xuống còn 1 s nếu giá trị điện áp nêu trên được tăng lên như sau:

a) 2,4 lần điện áp mạch đối với các mạch được cách ly với nguồn điện lưới xoay chiều; và

b) 1 200 cộng với 2,4 lần điện áp mạch đối với các mạch không được cách ly với nguồn điện lưới xoay chiều.

Ngoại lệ 2: Các chất bán dẫn hoặc các linh kiện điện tử tương tự không có tác dụng bo vệ khỏi điện giật và có thể bị hỏng do đặt điện áp thử nghiệm thì có thể được nối tắt hoặc ngắt kết nối.

Ngoại lệ 3: Thử nghiệm có thể được thực hiện trên một phần sản phẩm hoặc trên sản phẩm đã được sửa đổi miễn là nó được đánh giá là đại diện của một thiết bị hoàn chỉnh.

Ngoại lệ 4: Thử nghiệm điện tr cách điện ở Điều 30 có th được thực hiện thay cho thử nghiệm chịu điện môi.

19.5  Thiết bị thử nghiệm phải bao gồm một máy biến áp công suất 500 VA hoặc lớn hơn, điện áp đầu ra, biến thiên và về cơ bản là hình sin nếu sử dụng phương pháp thử nghiệm xoay chiều và đầu ra một chiều nếu sử dụng phương pháp thử một chiều. Không thiết lập dòng điện tác động cho thiết bị thử nghiệm vì thử nghiệm để kiểm tra đánh thng cách điện, gây ra dòng điện tăng cao.

Ngoại lệ: Không cần sử dụng máy biến áp công suất 500 VA hoặc lớn hơn nếu máy biến áp được cung cấp cùng một vôn mét đo trực tiếp điện áp đầu ra được đặt vào.

19.6  Kiểm tra tính liên tục của dây dẫn nối đất bằng cách sử dụng ôm mét hoặc phương pháp khác phải được tiến hành trên 100 % số lượng sản phẩm sử dụng bảo vệ nối đất. Kiểm tra tính liên tục sẽ xác định rằng điện tr của hệ thống nối đất bảo vệ không vượt quá 0,1 .

19.7  Nhà chế tạo được yêu cầu phải có tài liệu kim soát quy trình sản xuất sẵn có để theo dõi liên tục các yếu tố then chốt dưới đây trong quá trình chế tạo mà có thể ảnh hưởng đến an toàn: (a) kiểm soát chuỗi cung ứng và (b) các quá trình lắp ráp và phải bao gồm các hành động khắc phục/phòng ngừa để giải quyết các khuyết tật được tìm thấy có ảnh hưởng đến các yếu tố then chốt.

MỤC 3: TÍNH NĂNG

20  Quy định chung

20.1  Tr khi có quy định khác, acquy của xe điện cá nhân phải được nạp đầy theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo để tiến hành các thử nghiệm trong tiêu chuẩn này. Sau khi nạp và trước khi thử, acquy phải để không cho làm việc trong thời gian tối đa là 8 h ở nhiệt độ phòng.

20.2  Trừ khi quy định khác, các mẫu mới đại diện cho loạt sản xuất phải được sử dụng cho các thử nghiệm được mô tả trong tiêu chuẩn này. Chương trình thử nghiệm và số lượng mẫu được sử dụng cho từng thử nghiệm được nêu trong Bảng 20.1.

Bảng 20.1 – Thử nghiệm và yêu cầu mẫu thử

Thử nghiệm

Điều

Số lượng mẫu a

Thử nghiệm điện
Quá nạp

24

1 xe điện cá nhân
Ngắn mạch

25

1 xe điện cá nhân
Quá phóng điện

26

1 xe điện cá nhân
Nhiệt độ

27

1 xe điện cá nhân
Nạp không cân bằng

28

1 xe điện cá nhân
Chịu thử điện áp điện môi

29

1 xe điện cá nhân
Điện tr cách điện

30

1 xe điện cá nhân
Dòng điện rò

31

1 xe điện cá nhân
Nối đất liên tục

32

1 xe điện cá nhân
Thử nghiệm cơ
Rung

33

1 xe điện cá nhân
Xóc

34

1 xe điện cá nhân
Va đập

35

1 xe điện cá nhân
Rơi

36

1 xe điện cá nhân
Ép khuôn

37

1 xe điện cá nhân
Mang tải thao tác

38

1 xe điện cá nhân
Thử nghiệm giảm sức căng (cơ cấu chặn dây)

41

2 mẫu thử nghiệm của bộ phận cần thử nghiệm hoặc xe điện cá nhân hoàn chỉnh.
Thử nghiệm môi trường
Thử nghiệm chịu nước

42

2 xe điện cá nhân
a. IPX4

 

 
b. Ngâm nước một phần

 

 
Chu k nhiệt

43

1 xe điện cá nhân
Thử nghiệm động cơ
Quá tải động cơ

39

1 động cơ/xe điện cá nhân
Động cơ có rôto bị khóa

40

1 động cơ/xe điện cá nhân
Thử nghiệm vật liệu
Thử nghiệm ngọn lửa 20 mm đối với sản phẩm cuối cùng (Lưu ý: không thực hiện nếu V-1 tối thiểu)

7.2

3 mẫu thử nghiệm của bộ phận cn thử nghiệm (mẫu vỏ ngoài bằng polyme)
Độ bền của nhãn

44

1 mẫu thử nghim của bộ phận cn thử nghiệm (nhãn dán vào bề mặt sử dụng cuối cùng)
a Có thể sử dụng lại mẫu từ các thử nghiệm khác nhau cho nhiều thử nghiệm nếu còn nguyên vẹn đ việc sử dụng lại này không làm ảnh hưởng đến các kết quả thử nghiệm và theo thỏa thuận với nhà chế tạo. Có thể có các thay đổi nhỏ trên mẫu như thay cầu chảy, v.v… để sử dụng lại mẫu cho nhiều thử nghiệm.

20.3  Tất cả các thử nghiệm, trừ khi được quy định khác, được thực hiện ở môi trường xung quanh (25 ± 5) o((77 ± 9) oF).

20.4  Nhiệt độ phải được đo bằng nhiệt ngẫu gồm các dây không lớn hơn 0,21 mm2 (24 AWG) và không nhỏ hơn 0,05 mm2 (30 AWG) nối với dụng cụ đo kiểu chiết áp. Phép đo nhiệt độ phải được thực hiện với mối nối đo của nhiệt ngẫu giữ chặt với các thành phần/vị trí được đo. Đối với các thử nghiệm đòi hỏi mẫu phải đạt trạng thái cân bằng nhiệt (còn gọi là điều kiện trạng thái n định), cân bằng nhiệt được xem là đạt được nếu sau ba lần đo nhiệt độ liên tục thực hiện trong các khoảng bằng 10 % thời gian thử nghiệm trước đó nhưng không dưới 15 min, cho thấy không có sự thay đổi nhiệt độ lớn hơn ± 2 o(± 3,6 oF).

20.5  Trong trường hợp có một sự liên quan cụ thể đến điều kiện sự cố đơn l trong các phương pháp thử nghiệm riêng rẽ thì sự cố đơn l này bao gồm một hỏng hóc đơn lẻ (tức là các phương tiện hở mạch, ngn mạch hoặc hỏng khác) của bt kỳ thành phần nào của xe điện cá nhân có thể xảy ra và ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm. Sự cố đối với hai thành phần dự phòng chưa được xác định là độc lập với nhau được xem là một điều kiện sự cố đơn lẻ. Sự cố này được thực hiện kết hợp với thử nghiệm được thực hiện (tức là quá tải, ngắn mạch, v.v…) hoặc có thể được thực hiện như là một phần của kim tra xác nhận mạch bảo vệ. Thiết bị bảo vệ được xác định là đáng tin cậy có thể vẫn ở trong mạch mà không có sự cố. Xem Phụ lục A và 2.1. Thiết bị bảo vệ được xác định là đáng tin cậy là một thiết bị đã được chứng minh phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của thành phần thích hợp và được sử dụng trong phạm vi các thông số đặc trưng của nó.

20.6  Các thử nghiệm trong tiêu chuẩn này có thể gây nổ, cháy và phát ra ngọn lửa và/hoặc khói độc cũng như điện giật. Điều quan trọng là nhân viên phải hết sức thận trọng và tuân thủ các quy định về an toàn lao động của địa phương và khu vực khi thực hiện bất kỳ thử nghiệm nào và họ được bảo vệ khỏi những mảnh vụn bay ra, lực n và sự phóng thích đột ngột của nhiệt và tiếng ồn có th phát sinh từ thử nghiệm. Vùng thử nghiệm phải được thông gió tốt để bảo vệ nhân viên khỏi khói hoặc khí có hại có thể xảy ra. Để phòng ngừa thêm, nhiệt độ trên bề mặt của ít nhất một ngăn/môđun trong DUT phải được theo dõi trong quá trình thử nghiệm vì mục đích an toàn và thông tin. Tất c nhân viên tham gia thử nghiệm phải được hướng dẫn để không bao giờ tiếp cận DUT cho đến khi nhiệt độ giảm và tr về nhiệt độ môi trường xung quanh.

20.7  Trừ khi có quy định khác trong các phương pháp thử nghiệm riêng rẽ, thử nghiệm phải được thực hiện sau ít nht 1 h quan sát và nhiệt độ được theo dõi theo 20.6.

20.8  Một số thử nghiệm có th được từ bỏ cho hệ thống acquy đã được đánh giá trước đó theo UL 2271, nếu được xác định là tương đương với thử nghiệm của tiêu chuẩn này trong hệ thống xe điện cá nhân. Các thử nghiệm này bao gồm như sau: Quá nạp, ngắn mạch, quá phóng điện, và nạp không cân bằng. Tuy nhiên, cần phải xác định thông qua phân tích xem các thử nghiệm tiến hành trên bộ acquy phù hợp với UL 2271 có đại diện cho thử nghiệm với hệ thống theo tiêu chuẩn này hay không.

21  Dung sai

21.1  Trừ khi có quy định khác trong các phương pháp thử nghiệm, độ chính xác tổng của các giá trị được đo của quy định kỹ thuật về thử nghiệm hoặc các kết quả thử nghiệm khi thực hiện thử nghiệm theo tiêu chuẩn này phải nằm trong các giá tr dưới đây của di đo.

a) ± 1 % đối với điện áp;

b) ± 1 % đối với dòng điện;

c) ± 2 oC (± 3,6 oF) đối với nhiệt độ nh hơn hoặc bằng 200 oC (392 oF) và ± 3 % đối với nhiệt độ lớn hơn 200 oC (392 oF);

d) ± 0,1 % đối với thời gian; và

e) ± 1 % đối với kích thước.

22  Chu kỳ thử nghiệm sau

22.1  Xe điện cá nhân hoạt động sau các thử nghiệm dưới đây phải chịu tối thiểu một chu kỳ nạp và phóng điện hoặc nếu không hoạt động thì phải cố nạp theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo để xác định rằng không có các kết quả không phù hợp như ch ra trong Bảng 22.1 đối với thử nghiệm:

a) Thử nghiệm điện – Quá nạp, ngắn mạch, bảo vệ quá phóng điện, nạp không cân bằng;

b) Thử nghiệm cơ – Rung, xóc, rơi, va đập; và

c) Thử nghiệm môi trường – Chịu nước và chu kỳ nhiệt.

Bảng 22.1 – Kết quả thử nghiệm không phù hợp

Kết quả không phù hợp

Ký hiệu

Thử nghiệm a

Nổ

E

Tất cả các thử nghiệm

Cháy

F

Tất cả các thử nghiệm

Vỡ (v ngoài)

R

Tất cả các th nghiệm

Rò chất điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

L

Tất cả các thử nghiệm

Nguy hiểm điện giật (điện tr nhỏ hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thủng điện môi)

S

Tất cả các thử nghiệm (nếu điện áp nguy hiểm)

a Đối với các thử nghiệm đánh giá một bộ phận cụ th của DUT như thử nghiệm ép khuôn, chịu thử điện áp điện môi, điện tr cách điện, dòng điện rò, nối đất liên tục, giảm sức căng, và khối lượng của nhãn; ch các tiêu chí phù hợp nêu trong các phương pháp thử nghiệm cần được áp dụng. Xem các thử nghiệm riêng rẽ để có mô tả chi tiết các tiêu chí phù hợp bổ sung.

22.2  Phương pháp phóng điện acquy có thể thay đi theo thiết kế xe điện cá nhân và là phương pháp đã được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và tổ chức thử nghiệm xe điện cá nhân.

23  Tiêu chí kết quả

23.1  Xem Bảng 22.1 về các tiêu chí kết quả cho các thử nghiệm được nêu trong tiêu chuẩn này và từ vựng ở Điều 6 định nghĩa về thuật ngữ kết quả không phù hợp. Xem thêm các phương pháp thử nghiệm riêng rẽ cho bất kỳ nội dung bổ sung nào.

MỤC 4: THỬ NGHIỆM ĐIỆN

24  Thử nghiệm quá nạp

24.1  Thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng chịu đựng tình trạng quá ti của DUT khi không bị sự cố và khi bị một sự cố đơn lẻ trong mạch điều khiển nạp có thể dẫn đến tình trạng quá nạp.

24.2  Mẫu đã nạp đy được phóng điện với tốc độ phóng không đi bằng 0,2 C hoặc tốc độ phóng cao hơn do nhà chế tạo acquy cho phép đối với EODV quy định của nhà chế tạo. DUT sau đó phải chịu dòng điện nạp không đổi ở tốc độ nạp quy định lớn nhất của nhà chế tạo acquy và trong điều kiện sự cố đơn lẻ trong mạch bảo vệ nạp có thể dẫn đến tình trạng quá nạp. Các thiết bị bảo vệ đã được xác định là đáng tin cậy có thể vẫn còn trong mạch như được nêu ở 20.5. Với mục đích tham khảo, nhiệt độ sẽ được theo dõi trên ngăn/môđun có nhiệt độ cao nhất. Mạch điều khiển đầu ra của bộ nạp bên ngoài có bộ nối ra tiêu chuẩn hóa (ví dụ: cng kết nối USB) có thể dẫn đến việc sử dụng bộ nạp không xác định không được xem là một sự kiểm soát đáng tin cậy đ tránh tình trạng quá nạp.

24.3  Thử nghiệm phải được tiếp tục cho đến khi điện áp đạt đến 110 % điện áp nạp giới hạn trên quy định hoặc điện áp nạp tối đa có thể đạt được (nếu không th đạt được điện áp 110 % điện áp giới hạn trên quy định do có mạch bảo vệ) và nhiệt độ được theo dõi trở về nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc trạng thái n định và thêm h nữa trôi qua, hoặc xảy ra nổ/cháy. Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì nó phải chịu tối thiu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo ngăn acquy theo Điều 22, Thử nghiệm chu kỳ sau. Thử nghiệm này phải được thực hiện sau thời gian quan sát theo 20.7.

24.4  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện tr cách điện, Điều 30, (không n định ẩm).

24.5  Nếu thiết bị bảo vệ trong mạch điện tác động thì lặp lại thử nghiệm ở 90 % đim tác động của thiết bị bảo vệ hoặc ở phần trăm nào đó của điểm tác động cho phép nạp điện trong tối thiu 10 min. Nhiệt độ phải được đo trên DUT để theo dõi.

25.6  Kết quả của thử nghiệm quá nạp là bất kỳ các kết quả nào ở điểm a) đến đim e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (vỏ ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện tr nhỏ hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thng điện môi)

Các giới hạn điện áp trên các ngăn không được vượt quá điện áp nạp giới hạn trên quy định.

25  Thử nghiệm ngắn mạch

25.1  Thử nghiệm này đánh giá khả năng của DUT chịu được điều kiện ngắn mạch.

25.2  Mẫu hệ thống acquy được nạp đầy được nối tắt bằng cách nối cực dương và cực âm của mẫu với tải mạch điện có điện tr tổng nh hơn hoặc bằng 20 m.

25.3  Mu phải chịu một sự cố đơn lẻ qua thiết bị bảo vệ bất kỳ trong mạch tải. Thiết bị bảo vệ được xác định là đáng tin cậy vẫn duy trì trong mạch như nêu ở 20.5.

25.4  Mẫu phải được phóng điện cho đến khi tr về nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc cháy hoặc nổ. Đo nhiệt độ DUT để theo dõi.

25.5  Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm này thì nó phải chịu tối thiểu là một chu kỳ nạp/phóng ở giá trị quy định lớn nhất bởi nhà chế tạo theo Điều 22, Chu kỳ thử nghiệm sau. Thử nghiệm phải tuân theo thời gian quan sát nêu ở 20.7.

25.6  Nếu thiết bị bảo vệ trong mạch điện tác động thì lặp lại thử nghiệm ở 90 % điểm tác động của thiết bị bảo vệ hoặc ở phần trăm nào đó của điểm tác động cho phép nạp điện trong tối thiểu 10 min. Nhiệt độ phải được đo trên DUT đ theo dõi.

25.7  Khi kết thúc thử nghiệm và sau khi làm nguội về gần đến nhiệt độ môi trường xung quanh, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện tr cách điện, Điều 30 (không ổn định ẩm).

25.8  Kết quả của thử nghiệm ngắn mạch là bất kỳ các kết quả nào ở điểm a) đến điểm e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (vỏ ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài v ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện tr nh hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thủng điện môi)

26  Thử nghiệm quá phóng điện

26.1  Thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng của DUT chịu được quá phóng điện trong điều kiện sự cố mạch bảo vệ.

26.2  Mu đã được nạp đầy phải chịu dòng điện phóng không đổi bằng dòng điện phóng cao nhất do nhà chế tạo quy định trong điều kiện sự c đơn lẻ trong mạch phóng của DUT mà có thể dẫn điện tình trạng quá phóng điện. Các thiết bị bảo vệ đã được xác định là đáng tin cậy có thể vẫn còn trong mạch như được nêu ở 20.5. Đo nhiệt độ trên ngăn/môđun để theo dõi.

26.3  Thử nghiệm phải được tiếp tục cho đến khi mẫu phóng điện hoàn toàn về trạng thái gần “0” hoặc thiết bị bảo vệ vẫn duy trì trong mạch điện tác động, và nhiệt độ được theo dõi tr về nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc trạng thái n định hoặc xảy ra nổ/cháy. Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì nó phải chịu tối thiu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo ngăn acquy theo Điều 22, Thử nghiệm chu kỳ sau. Thử nghiệm này phải được thực hiện sau thời gian quan sát theo 20.7.

26.4  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm điện tr cách điện, Điều 30, (không ổn định ẩm) hoặc thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29.

26.5  Kết quả của thử nghiệm quá phóng điện là bất kỳ các kết quả nào ở đim a) đến đim e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (vỏ ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện tr nhỏ hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thủng điện môi)

Điện áp trên các ngăn không được vượt quá các giới hạn quy định của điện áp phóng.

27  Thử nghiệm nhiệt độ

27.1  Thử nghiệm này được thực hiện để xác định xem các ngăn thành phần có được duy trì trong các giới hạn làm việc quy định của chúng trong điều kiện nạp và phóng lớn nhất của xe điện cá nhân hay không. Thử nghiệm này cũng sẽ xác định xem liệu các thành phần quan trọng về an toàn nhạy với nhiệt độ và vật liệu nhạy với nhiệt độ trong xe điện cá nhân đang được duy trì có nằm trong thông số đặc trưng về nhiệt độ của chúng hay không dựa trên giới hạn nhiệt độ làm việc tối đa của xe điện cá nhân. Nhiệt độ trên bề mặt tiếp cận được, mà có thể tiếp xúc với người sử dụng, cũng được theo dõi.

27.2  Một DUT đã phóng điện hoàn toàn (tức là phóng điện về EODV) được ổn định trong một buồng được thiết lập đến các quy định kỹ thuật về nhiệt độ nạp giới hạn trên của nhà sản xuất xe điện cá nhân. Sau khi ổn định nhiệt trong buồng, nối DUT với đầu vào của mạch nạp đại diện của các tham số nạp cực đại định trước được cung cấp bởi bộ nạp. Sau đó, DUT phải chịu mức tốc độ nạp tối đa quy định trong khi theo dõi điện áp và dòng điện trên các ngăn cho đến khi nó đạt đến điều kiện nạp đầy do nhà chế tạo quy định. Nhiệt độ phải được theo dõi trên các thành phần nhạy với nhiệt độ bao gồm các ngăn, động cơ, v.v… và trên bất kỳ bề mặt nào mà người sử dụng có th tiếp xúc đến.

Ngoại lệ 1: DUT có thể được thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường là (25 ± 5) oC ((77 ± 9) oF). Nếu được thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường xung quanh trong suốt quá trình thử nghiệm thì số đo nhiệt độ T không được vượt quá:

Tmax + Tamb  Tma

trong đó:

T là nhiệt độ của bộ phận cho trước được đo theo thử nghiệm quy định.

Tmax là nhiệt độ tối đa được quy định cho phù hợp với thử nghiệm.

Tamb là nhiệt độ môi trường xung quanh trong quá trình thử nghiệm.

Tma là nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất được phép theo quy định của nhà chế tạo hoặc 40 oC (104 oF), chọn giá trị lớn hơn.

Ngoại lệ 2: Nếu thiết kế của DUT và bộ điều khiển của nó dẫn đến tình trạng nạp bình thường trường hợp xu nhất khi thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường xung quanh (tức là do bộ điều nhiệt hoặc bộ điều khiển khác làm giảm mức nạp ở nhiệt độ môi trưng xung quanh được nâng cao), phải tiến hành thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường xung quanh (25 ± 5) oC ((77 ± 9) oF).

27.3  Trong khi vẫn ở trong buồng ổn định và sau khi để nhiệt độ ổn định, DUT đã được nạp đầy phải phóng điện theo các quy định kỹ thuật của nhà chế tạo đại diện cho tải điện liên tục lớn nhất đại diện cho điều kiện làm việc tối đa trong khi theo dõi điện áp và dòng điện trên các ngăn cho đến khi DUT đạt đến EODV quy định. Phương pháp mô phỏng tải điện liên tục tối đa đ phóng điện acquy có thể khác nhau tùy theo thiết kế xe điện cá nhân và phải là phương pháp theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và tổ chức thử nghiệm xe điện cá nhân. Các phương pháp để mô phng ti này có thể bao gồm việc sử dụng lực kế hoặc các phương tiện tải cơ học khác hoặc thao tác mạch điện và điện tử để mô phỏng tải trên động cơ. Các yếu tố cần được xem xét khi xác định tải điện liên tục tối đa khi phóng điện bao gồm khối lượng tối đa của người lái, tốc độ di chuyển tối đa, góc chuyển động và tải từ các thiết bị phụ tr như đèn, âm thanh, v.v… có thể hoạt động khi xe điện cá nhân đang di chuyển. Nếu cần xem xét tác động bề mặt đến tải, sử dụng bê tông để đại diện cho các bề mặt làm việc ngoài trời điển hình. Nhiệt độ phi được theo dõi trên các thành phần quan trọng về an toàn nhạy với nhiệt độ bao gồm các ngăn, động cơ, v.v… và trên bất kỳ bề mặt nào mà người sử dụng có thể tiếp cận đến.

Ngoại lệ 1: DUT có thể được thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường là (25 ± 5) oC ((77 ± 9) oF). Nếu được thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường xung quanh trong suốt quá trình thử nghiệm thì số đo nhiệt độ T không được vượt quá:

Tmax + Tamb  Tma

trong đó:

T là nhiệt độ của bộ phận cho trước được đo theo thử nghiệm quy định.

Tmax là nhiệt độ tối đa được quy định cho phù hợp với thử nghiệm.

Tamb là nhiệt độ môi trường xung quanh trong quá trình thử nghiệm.

Tma là nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất được phép theo quy định của nhà chế tạo hoặc 40 oC (104 oF), chọn giá trị lớn hơn.

Ngoại lệ 2: Nếu thiết kế của DUT và bộ điều khiển của nó dẫn đến tình trạng phóng bình thường trường hợp xấu nhất khi thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường xung quanh (tức là do bộ điều nhiệt hoặc bộ điều khiển khác làm gim mức nạp ở nhiệt độ môi trường xung quanh được nâng cao), phải tiến hành thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường xung quanh (25 + 5) oC ((77 ± 9) oF).

27.4  Các giới hạn quy định của nhà chế tạo (điện áp, dòng điện và nhiệt độ được đo) không được bị vượt quá trong suốt chu kỳ nạp và phóng. Nhiệt độ đo trên các thành phần không được vượt quá quy định kỹ thuật của chúng. Xem Bảng 27.1 và 27.2 đối với các giới hạn nhiệt độ bề mặt và thành phần.

Bng 27.1 – Nhiệt độ của các thành phần

Bộ phận

Nhiệt độ lớn nht của các thành phần (Tmax)

oC (oF)

Cách điện cao su tổng hợp hoặc PVC của dây dẫn bên trong và bên ngoài

 

– không ghi nhãn nhiệt độ

75 (167)

– có ghi nhãn nhiệt độ

ghi nhãn nhiệt độ

Thành phần, cách điện và vật liệu nhựa nhiệt dẻo

a

Vỏ ngăn

b

Cuộn dây động cơ c

 

• Cấp chịu nhiệt A (105)

105

• Cp chịu nhiệt E (120)

115

• Cấp chịu nhiệt B (130)

125

• Cấp chịu nhiệt F (155)

150

a Nhiệt độ đo trên các thành phần và vt liệu không được vượt quá thông số nhiệt độ lớn nhất đối với thành phần và vật liệu đó.

b Nhiệt độ bên trong của v ngăn không được vượt quá nhiệt độ ln nhất do nhà chế tạo khuyến cáo.

c Các giới hạn nhiệt độ dựa trên phép đo bng nhiệt ngẫu. Nếu sử dụng phương pháp thay đổi điện trở đ đo, tham kho Điều 32, Thử nghiệm nhiệt độ của UL 1004-1 về phương pháp và giới hạn nhiệt độ.

Bng 27.2 – Nhiệt độ trên bề mặt mà người sử dụng tiếp cận được

Bề mặt tiếp cận được

Nhiệt độ lớn nhất của bề mặt

Kim loại

Thy tinh, sứ và vật liệu dạng thủy tinh

Nhựa và cao su a

oC (oF)

oC (oF)

oC (oF)

Tay cầm, nm, giữ, v,v…được cm liên tục trong sử dụng bình thưng 55 (131) 65 (149) 75 (167)
Tay cầm, nắm, giữ, v.v…được cầm hoặc chạm chỉ trong thời gian ngắn 60 (140) 70 (158) 85 (185)
Các bề mặt ngoài của thiết bị có thể chạm vào b 70 (158) 80 (176) 95 (203)
Bộ phận bên trong thiết bị có thể chạm vào c 70 (158) 80 (176) 95 (203)
a Đối với từng vật liệu, phải tính đến dữ liệu từ vật liệu để xác định nhiệt độ ln nhất thích hợp.

b Đối với diện tích trên bề mặt bên ngoài của thiết bị mà không có kích thước nào vượt quá 50 mm (2,0 in) và ít có khả năng bị chạm đến trong sử dụng bình thường thì cho phép nhiệt độ lên đến 100 oC (212 oF).

c Cho phép nhiệt độ vượt quá các giới hạn với điều kiện là đáp ng các điều kiện sau:

1) không có khả năng tiếp xúc không chủ ý với bộ phận đó;

2) bộ phận này có ghi nhãn ch ra rằng bộ phận này nóng. Cho phép sử dụng ký hiệu (IEC 60417, Số 5041) đ cung cấp thông tin này.

27.5  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30, (không ổn định ẩm) hoặc thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29.

27.6  Kết quả của thử nghiệm độ là bất kỳ các kết quả nào ở đim a) đến điểm e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – N

b) F – Cháy

c) – Vỡ (vỏ ngoài)

d) L – Rò cht điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện tr nhỏ hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thủng điện môi)

28  Thử nghiệm nạp không cân bằng

28.1  Thử nghiệm này nhằm xác định liệu một DUT có các ngăn nối nối tiếp có thể duy trì các ngăn bên trong các tham số làm việc quy định của chúng nếu nó tr nên không cân bằng hay không.

28.2  DUT đã nạp đầy phải có tất cả các ngăn của nó với ngoại lệ là một ngăn/khối ngăn phóng điện đến điều kiện phóng hoàn toàn quy định. Các ngăn chưa phóng điện phải được phóng đến xấp xỉ 50 % trạng thái nạp quy định của nó (SOC) để tạo ra điều kiện không cân bằng trước khi nạp.

28.3  Sau đó, DUT phải được nạp theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo sử dụng bộ nạp quy định và trong điều kiện sự cố đơn l trong mạch nạp bảo vệ. Các thiết bị bảo vệ đã được xác định là đáng tin cậy có thể vẫn còn trong mạch như được nêu ở 20.5. Điện áp của các ngăn đã được nạp một phần phải được theo dõi trong khi nạp để xác định xem các giới hạn điện áp có bị vượt quá hay không. Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì nó phải chịu tối thiểu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo ngăn acquy theo Điều 22, Thử nghiệm chu kỳ sau.

28.4  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm điện tr cách điện, Điều 30, (không ổn định m) hoặc thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29.

28.5  Giới hạn điện áp lớn nhất của các ngăn không được vượt quá quy định kỹ thuật của nhà chế tạo. Ngoài ra, bất kỳ các kết quả nào ở đim a) đến điểm e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) – Cháy

c) R – Vỡ (v ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện tr nhỏ hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thng điện môi)

29  Thử nghiệm chịu điện áp điện môi

29.1  Thử nghiệm này nhằm đánh giá khoảng cách điện và cách điện ở mạch điện áp nguy hiểm trong DUT.

29.2  Mạch điện ở 60 Vdc hoặc 30 Vrms hoặc cao hơn và được cách ly về điện với các mạch điện nguồn điện lưới phải chịu điện áp chịu điện môi là điện áp một chiều bng hai lần điện áp danh định.

Ngoại lệ 1: Có thể đặt điện áp xoay chiều về cơ bản là hình sin có tần số trong khoảng từ 40 Hz đến 70 Hz bằng hai ln điện áp danh định thay cho điện áp một chiều.

Ngoại lệ 2: Cht bán dẫn hoặc các linh kiện điện tử tương tự không dựa vào bảo vệ khỏi điện giật và có khả năng bị hỏng khi đặt điện áp thử nghiệm cho phép được nối tắt hoặc ngắt mạch.

29.3  Đối với những mạch điện nối với nguồn điện lưới xoay chiều hoặc được cách ly về điện với mạch nguồn điện lưới xoay chiều, điện áp thử nghiệm phải là điện áp xoay chiều về cơ bản là hình sin có tn s 60 Hz ở 1 000 V cộng với hai lần điện áp danh định. Nếu sử dụng điện áp một chiều, điện áp thử nghiệm phải là 1,414 lần giá trị điện áp thử nghiệm xoay chiều là 1 000 V cộng với hai lần điện áp danh định.

Ngoại lệ: Chất bán dẫn hoặc các linh kiện điện tử tương tự không dựa vào bảo vệ khỏi điện giật và có khả năng bị hỏng khi đặt điện áp thử nghiệm cho phép được nối tắt hoặc ngắt mạch.

29.4  Điện áp thử nghiệm được đặt giữa các mạch điện áp nguy hiểm của DUT và bộ phận dẫn không mang dòng tiếp cận được.

29.5  Điện áp thử nghiệm cũng được đặt giữa mạch nạp điện áp nguy hiểm và bộ phận dẫn không mang dòng có vỏ bọc/tiếp cận được của DUT.

29.6  Nếu các bộ phận tiếp cận được của DUT được bọc vật liệu cách điện mà có th tr nên mang điện khi có sự cố cách điện thì điện áp thử nghiệm được đặt giữa từng bộ phận mang điện của các bộ phận mang điện và lá kim loại tiếp xúc với các bộ phận tiếp cận được. Lá kim loại phải được bọc chặt xung quanh và tiếp xúc mật thiết với bộ phận tiếp cận được. Lá kim loại được kéo sát qua bất kỳ lỗ hở nào trên v ngoài hoặc các bộ phận tiếp cận khác để tạo thành mặt phẳng đi qua các lỗ này. Xem Hình 29.1.

Hình 29.1 Phương pháp bọc v ngoài bằng lá kim loại để đo và thử nghiệm

29.7  Điện áp thử nghiệm phải được đặt trong tối thiểu là 1 min với các ngăn/mô đun được ngắt điện theo cách ngăn nga nạp điện trong khi đặt điện áp.

29.8  Thiết bị thử nghiệm phải gồm có một máy biến áp công suất 500 VA hoặc lớn hơn, điện áp đầu ra, biến thiên và về cơ bản là hình sin nếu sử dụng phương pháp thử nghiệm xoay chiều và đầu ra một chiều nếu sử dụng phương pháp thử một chiều. Không thiết lập dòng điện tác động cho thiết bị thử nghiệm vì thử nghiệm đ kiểm tra đánh thng cách điện, gây ra dòng điện tăng cao. Việc thiết lập dòng điện tác động có thể gây ra không đạt thử nghiệm này do có thể không thể hiện được đánh thủng cách điện.

Ngoại lệ: Không cần sử dụng máy biến áp công suất 500 VA hoặc lớn hơn nếu máy biến áp được cung cấp cùng một vôn mét đo trực tiếp điện áp đầu ra được đặt vào.

29.9  Không được có bằng chứng về đánh thng điện môi (đánh thng cách điện gây ra trong thời gian ngắn qua cách điện/hồ quang trên khoảng cách điện) ví dụ như một tín hiệu thích hợp từ thiết bị thử nghiệm chịu điện môi là kết quả của điện áp thử nghiệm đặt vào. Phóng điện vầng quang hoặc phóng điện tạm thời đơn l không được xem là đánh thủng chất điện môi (tức là đánh thng cách điện).

30  Thử nghiệm điện trở cách điện

30.1  Thử nghiệm này nhằm xác định rằng cách điện của DUT cung cấp cách ly đầy đủ của các mạch điện nguy him với các bộ phận dẫn tiếp cận được của DUT và cách điện không hút m.

30.2  DUT có các bộ phận tiếp cận được phải chịu thử nghiệm điện tr cách điện giữa cực dương và các bộ phận kim loại không mang điện tiếp cận được của DUT. Nếu các bộ phận tiếp cận được của DUT được bọc vật liệu cách điện mà có th tr nên mang điện trong trường hợp có sự cố cách điện, thì điện áp thử nghiệm được đặt giữa từng bộ phận mang điện của các bộ phận mang điện và lá kim loại tiếp xúc với các bộ phận tiếp cận được như ở 29.6 và Hình 29.1.

30.3  Điện tr cách điện phải được đo sau khi đặt 60 s với vôn mét điện tr cao sử dụng điện áp 500 Vdc đặt trong tối thiu 1 min ở các vị trí cần thử nghiệm.

30.4  Thử nghiệm phải được lặp lại trên mẫu chịu điều kiện m theo UL 60950-1 hoặc CAN/CSA-C22.2 số 60950-1, 2.9.2. Các phép đo phải được thực hiện với mẫu đặt trong buồng thử.

30.5  Điện tr cách điện đo được giữa cực dương và bộ phận có thể tiếp cận của DUT tối thiểu phải là 50 k.

31  Thử nghiệm dòng điện rò

31.1  Thử nghiệm này nhằm đánh giá các mức độ nguy hiểm của dòng điện rò đối với một xe điện cá nhân có các mạch điện áp xoay chiều nguy hiểm có thể kết nối với nguồn điện lưới xoay chiều trong khi nạp

31.2  Dòng điện rò của một DUT khi thử nghiệm theo 31.3 đến 31.5 không được vượt quá 0,5 mA.

31.3  Tất cả các bề mặt dẫn để hở phải được thử nghiệm dòng điện rò. Dòng điện rò từ các bề mặt này được đo với dây dẫn nguồn nối đất riêng hoặc chung nếu tiếp cận được đồng thời, và từ bề mặt này sang bề mặt khác nếu tiếp cận được đồng thời. Các bề mặt được xem là có thể tiếp cận đồng thời nếu chúng có th dễ dàng tiếp xúc với một hoặc cả hai tay của một người cùng một lúc. Nếu tất cả các b mặt tiếp cận được được liên kết với nhau và nối với dây nối đất của dây nguồn thì có thể đo dòng điện rò giữa dây nối đất và dây nguồn nối đất.

31.4  Nếu sử dụng bề mt dẫn điện không phải kim loại làm vỏ ngoài hoặc bộ phận của v ngoài thì dòng điện rò được đo bằng một lá kim loại có diện tích 10 cm x 20 cm (3,9 in x 7,9 in) tiếp xúc với bề mặt như thể hiện trên Hình 29.1. Nếu bề mặt nhỏ hơn 10 cm x 20 cm thì sử dụng lá kim loại có cùng kích thước với bề mặt.

31.5  Mạch để đo dòng điện rò được minh họa trên Hình 31.1. Đồng hồ đo được sử dụng cho phép đo chỉ cần chỉ ra cùng một trị số cho một phép đo cụ thể như dụng cụ đo được xác định. Đồng hồ đo được sử dụng không cần phải có tất cả các thuộc tính của dụng cụ đo được xác định. Dụng cụ đo phải tuân theo các yêu cầu dưới đây:

a) Đng hồ đo có trở kháng đầu vào là một điện tr 1 500 Ω nối sun với tụ điện 0,15 µF.

b) Đồng hồ đo chỉ 1,11 lần trung bình của dạng sóng điện áp trên điện tr hoặc dòng điện qua điện trở.

c) Trên dải tần từ 0 đến 100 kHz, mạch đo phải có đáp tuyến tần số – tỷ lệ của giá trị thực của dòng điện – bằng với tỷ lệ của tr kháng là một điện tr 1 500  nối sun với tụ điện 0,15 µF. Khi kim chỉ 0,5 mA hoặc 0,75 mA thì phép đo không được có sai số quá 5 % tại 60 Hz.

Hình 31.1 – Mạch đo dòng điện rò

32  Thử nghiệm nối đất liên tục

32.1  Xe điện cá nhân có hệ thống nối đất và nối liên kết phải được thử nghiệm để xác định điện trở của mạch nối đất/nối liên kết không vượt quá giới hạn 0,1  theo 15.4.

32.2  Điện trở của mạch nối đất/nối liên kết có thể được đo giữa hai đim trên dây nối liên kết của mạch ni đất sử dụng mili ôm mét.

32.3  Điện tr đo được giữa hai dây nối liên kết bất kỳ phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 .

MỤC 5: THỬ NGHIỆM CƠ

33  Thử nghiệm rung

33.1  Thử nghiệm này đánh giá khả năng chịu rung của DUT có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dự kiến. Thử nghiệm phải được thực hiện phù hợp với ISO 12405-1, nhưng không ổn định nhiệt độ (tham khảo IEC 60068-2-64) theo Bảng 6 của UL 2271 hoặc CAN/ULC-S2271 hoặc tới hồ sơ thử nghiệm được xác định bởi khách hàng và xác nhận với ứng dụng xe điện cá nhân.

33.2  DUT phải được lắp chắc chắn vào bàn thử nghiệm rung theo cách tương tự như cách định hướng trong quá trình sử dụng trong buồng hoặc phòng thử nghiệm, trong đó nhiệt độ trong quá trình thử nghiệm có thể thay đổi. DUT phải chịu rung ngẫu nhiên dọc theo ba trục vuông góc trong không gian theo thứ tự bắt đầu từ các trục thẳng đứng (Z) và kết thúc với trục dọc (X).

33.3  DUT phải chịu rung trên từng trục trong 21 h nếu thử nghiệm một mẫu, 15 h nếu thử nghiệm hai mẫu hoặc 12 h nếu thử nghiệm 3 mẫu. Đối với từng trục, tần số thay đổi từ 5 Hz đến 200 Hz với mật độ phổ công suất (PSD) trục thẳng đứng (Z), trục dọc (X) và trục ngang (Y) như đã nêu trong ISO 12405-1.

33.4  Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì nó phải chịu tối thiểu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo ngăn acquy theo Điều 22, Thử nghiệm chu kỳ sau. Thử nghiệm được thực hiện sau một khoảng thời gian quan sát theo 20.7.

33.5  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30 (không ổn định ẩm). Mẫu phải được kiểm tra với đầu dò 9.1.3 để xác định khả năng tiếp cận các bộ phận nguy hiểm, nếu có.

33.6  Kết quả của thử nghiệm rung là bt kỳ các kết quả nào ở điểm a) đến điểm e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (v ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài v ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện tr nhỏ hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thủng điện môi).

34  Thử nghiệm xóc

34.1  Thử nghiệm này để xác định khả năng DUT chịu được xóc cơ học có th xảy ra trong quá trình sử dụng.

34.2  Mu xe điện cá nhân đã nạp đầy được gắn chắc trên máy thử nghiệm bằng một bề mặt lắp cứng vững, đỡ tất cả các bề mặt lắp của mẫu. Theo dõi nhiệt độ tại ngăn chính giữa để có thông tin.

34.3  Mẫu phải chu thử nghiệm xóc cơ học với các tham số thể hiện trong Bảng 34.1 hoặc theo hồ sơ thử nghiệm do khách hàng quy định và được xác nhận cho ứng dụng xe điện cá nhân. Khi xem xét mức xóc, khối lượng của DUT và khối lượng quy định ln nhất của người lái cần được xem xét. Đầu tiên, acquy có th được thử nghiệm riêng với xe điện cá nhân và mức xóc cao hơn cho thiết bị nhẹ hơn trước khi thử cụm hoàn chỉnh. Xóc được đặt theo tất cả 6 hướng.

Bảng 34.1 – Tham số xóc

Khối lượng DUT và khối lượng cho phép ln nhất của người lái

Dạng xung

Gia tốc

Thời gian

Số xóc

≤ 12 kg

nửa hình sin

50 g

11 ms

3 có hướng vuông góc nhau

> 12 ≤ 100 kg

25 g

15 ms

3 có hướng vuông góc nhau

100 kg

10 g

20 ms

3 có hướng vuông góc nhau

a Bộ acquy trước đó đã thử nghiệm riêng rẽ bên ngoài xe điện cá nhân với mức xóc cao hơn thích hợp theo khối lượng của nó.

34.4  Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì nó phải chịu tối thiểu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo ngăn acquy theo Điều 22, Thử nghiệm chu kỳ sau. Thử nghiệm được thực hiện sau một khoảng thời gian quan sát theo 20.7.

34.5  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30 (không ổn định ẩm). Mẫu phải được kiểm tra với đầu dò 9.1.3 đ xác định khả năng tiếp cận các bộ phận nguy hiểm, nếu có.

34.6  Kết quả của thử nghiệm xóc là bất kỳ các kết quả nào ở điểm a) đến điểm e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – N

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (vỏ ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài v ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện tr nh hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thủng điện môi).

35  Thử nghiệm va đập

35.1  Thử nghiệm này được thực hiện để xác định khả năng DUT chịu được va đập có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.

35.2  Thử nghiệm này được thực hiện trên DUT đã nạp đầy.

35.3  Một mẫu xe điện cá nhân được đỡ trên bề mặt đỡ cố định, cứng vững theo tư thế và hướng đại diện khi vận hành của xe điện cá nhân. Lực va đập được đặt vào bề mặt dỡ chân xe điện cá nhân bằng hai tấm phẳng kích thước từng tấm là 102/254 mm (4/10 in). Một lực bằng 2 lần khối lượng người lại quy định lớn nhất được phân bố đều giữa hai tấm phng đến bề mặt đỡ chân xe điện cá nhân. Tổng khối lượng của lực đặt lên bề mặt đỡ chân xe điện cá nhân là kể cả khối lượng của các tấm phẳng.

35.4  Lực thử nghiệm được giữ đúng vị trí trong tối thiu 1 min. Mu chỉ phải chịu một va đập. Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì nó phải chịu tối thiểu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo ngăn acquy theo Điều 22, Thử nghiệm chu kỳ sau. Thử nghiệm được thực hiện sau một khoảng thời gian quan sát theo 20.7.

35.5  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện tr cách điện, Điều 30 (không n định ẩm). Mẫu phải được kiểm tra với đầu dò 9.1.3 đ xác định khả năng tiếp cận các bộ phận nguy hiểm, nếu có.

35.6  Kết quả của thử nghiệm rung là bất kỳ các kết quả nào ở điểm a) đến đim e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (vỏ ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện trở nhỏ hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thủng điện môi).

36  Thử nghiệm rơi

36.1  Thử nghiệm nhằm đánh giá có nguy hiểm tồn tại khi một DUT chịu rơi không chủ ý trong khi người sử dụng nâng hoặc hạ đ nạp điện hoặc thay thế, v.v…

36.2  DUT đã nạp đầy được thả rơi ba lần từ độ cao (1,0 ± 0,01 ) m ((39,4 ± 0,4) in) để đập vào bề mặt bê tông theo cách đại diện nhất xảy ra khi ng hoặc hạ DUT bởi người sử dụng. Bề mặt bê tông dày tối thiểu là 76 mm (3 in) và diện tích phải đủ rộng đ che phủ DUT. Nếu DUT hoạt động sau khi thả rơi thì nó phải chịu tối thiểu một chu kỳ nạp/phóng theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo.

36.3  DUT phải được ổn định trong tối thiểu 3 h ở 0 oC (32 oF) (hoặc nhiệt độ quy định nếu thấp hơn 0 oC (32 oF) trước khi tiến hành thử nghiệm rơi, phải được tiến hành ngay sau khi lấy các mẫu khỏi điều kiện lạnh.

36.4  Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì nó phải chịu tối thiểu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo. Thử nghiệm được thực hiện sau một khoảng thời gian quan sát theo 20.7 rồi kim tra.

36.5  Sau khi kiểm tra, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện tr cách điện, Điều 30 (không n định ẩm), nếu thuộc đối tượng áp dụng.

36.6  Không được có hư hại v ngoài cho phép các bộ phận có điện áp nguy hiểm tiếp cận được bằng que thử đường kính 2,5 mm, dài 100 mm như thể hiện trên Hình 1 của UL 2271 hoặc CAN/ULC-S2271 và đầu dò được nêu ở 9.1.3.

36.7  Kết quả của thử nghiệm rơi là bất kỳ các kết quả nào ở điểm a) đến điểm e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (vỏ ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện tr nh hơn các giới hạn điện tr cách điện hoặc đánh thng điện môi).

37  Thử nghiệm giảm ứng suất đúc khuôn

37.1  Thử nghiệm này nhằm đánh giá tồn tại sự co ngót hoặc biến dạng vỏ ngoài bng nhựa nhiệt dẻo đã đúc khuôn hoặc đã tạo hình do giảm các ứng suất bên trong gây ra khi đúc hoặc tạo hình và gây ra h các bộ phận nguy hiểm hoặc giảm khoảng cách điện.

37.2  Mu được đặt trong lò lưu thông không khí hoàn toàn không có gió lùa duy trì ở nhiệt độ đồng nht bằng 70 o(158oF). Mẫu được duy trì trong lò trong 7 h.

Ngoại lệ: Nếu nhiệt độ lớn nhất, T, ghi được trên các bộ phận vỏ ngoài nhựa nhiệt dẻo của DUT thu được trong thử nghiệm nhiệt độ bình thường ở Điều 27 vượt quá 60 oC (140 oF) thì nhiệt độ lò được duy trì ở nhiệt độ bằng T + 10 o(18oF).

37.3  Để ngăn ngừa nguy hiểm do quá nhiệt các ngăn đã đóng điện, mẫu phải được phóng hoàn toàn trước khi n định.

37.4  Sau khi cn thận lấy ra khỏi lò, mẫu được đ nguội về nhiệt độ phòng rồi sau đó kiểm tra. Sau khi kiểm tra, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30 (không ổn định ẩm).

37.5  Không được có đánh thủng cách điện trong khi thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc điện tr cách điện không được thấp hơn các mức quy định trong thử nghiệm điện tr cách điện ở Điều 30.

37.6  Không được có hư hại vỏ ngoài cho phép các bộ phận có điện áp nguy hiểm tiếp cận được bằng que thử đường kính 2,5 mm, dài 100 mm như thể hiện trên Hình 1 của UL 2271 hoặc CAN/ULC-S2271 và đầu dò được nêu ở 9.1.3.

38  Thử nghiệm nạp tải cho tay cầm

38.1  Thử nghiệm này nhm đánh giá độ bền của (các) tay cầm trên xe điện cá nhân được sử dụng đ nâng thiết bị này.

38.2  Lực đặt lên tay cầm theo chiều cầm dự kiến, đồng nhất trên chiều dài 75mm (2,95 in) ở chính giữa tay cầm. Lực đặt phải được tăng dần dần từ 0 đến 4 lần khối lượng của DUT trong từ 5 s đến 10 s rồi sau đó duy trì ở mức này trong 1 min.

38.3  Nếu có nhiều hơn một tay cầm thì lực thử nghiệm phải được xác định bằng phần trăm của khối lượng DUT đặt lên từng tay cầm với DUT ở vị trí cầm dự kiến. Nếu khối lượng DUT nhỏ hơn 25 kg (55,1 lbs) được cung cấp với nhiều hơn một tay cầm và có th được cầm bằng một tay cm thì từng tay cm phải có khả năng chịu một lực trên cơ sở tổng khối lượng của DUT.

38.4  Tay cầm, các phương tiện gắn chắc hoặc phần của DUT dùng để gắn tay cầm không được gãy.

39  Thử nghiệm quá tải động cơ

39.1  Thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng của động cơ có thể chịu được điều kiện quá tải một cách an toàn, có thể xảy ra trên ứng dụng sử dụng cuối cùng. Thử nghiệm này được bỏ qua nếu động cơ và bảo vệ quá tải của nó đã được đánh giá như một phần của phối hợp động cơ và bộ bảo vệ động cơ theo UL 1004-3 hoặc UL 1004-7, nếu có thể áp dụng phương pháp bảo vệ nhiệt.

39.2  Động cơ cần được thử nghiệm trong khi xe điện cá nhân và nhiệt độ cuộn dây được quan sát. Một cách khác, động cơ có thể được thử nghiệm bên ngoài xe điện cá nhân.

39.3  Đầu tiên, động cơ được cho hoạt động trong điều kiện tải bình thường lớn nhất. Sau đó, tăng tải sao cho dòng điện tăng theo các bước đều nhau thích hợp với điện áp cung cấp của động cơ được duy trì ở giá trị ban đầu của nó. Khi thiết lập điều kiện nhiệt độ trạng thái ổn định thì tải được tăng lại. Tải được tăng nhanh theo các bước thích hợp cho đến khi thiết bị bảo vệ quá tải tác động hoặc cuộn dây động cơ h mạch.

39.4  Nhiệt độ cuộn dây động cơ được xác định trong khi từng giai đoạn ổn định và nhiệt độ lớn nhất ghi được không vượt quá giá trị trong Bảng 39.1.

Bảng 39.1 – Các giới hạn cuộn dây động cơ trong quá trình quá ti

Cấp chịu nhiệt

Cấp A (105)

Cấp E (120)

Cấp B (130)

Cấp F (155)

Giới hạn nhiệt độ, oC

140

155

165

190

39.5  Nếu thiết kế hoặc kích thước động cơ ngăn ngừa việc đo nhiệt độ của cuộn dây thì có thể thực hiện thử nghiệm với động cơ được lấy ra khi xe điện cá nhân và thay vì theo dõi nhiệt độ, DUT được đỡ trên một bề mặt được ph một lớp giấy bản với DUT được ph một lớp vi thưa.

39.6  Nếu DUT có mạch điện áp nguy hiểm thì DUT phải chịu thử nghiệm điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30 (không ổn định ẩm).

39.7  Không được có đánh thng cách điện trong khi thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc điện tr cách điện không được thấp hơn các mức quy định trong thử nghiệm điện trở cách điện ở Điều 30.

39.8  Nếu quan sát nhiệt độ trên cuộn dây trong khi thử nghiệm quá tải thì nhiệt độ trên cuộn dây không được vượt quá trị nêu trong Bảng 39.1. Nếu không quan sát nhiệt độ trên cuộn dây trong khi thử nghiệm thì không được có dấu hiệu cháy giấy bản hoặc vi thưa khi kết thúc thử nghiệm.

40  Khóa cứng rô to của động cơ

40.1  Thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng của động cơ chịu được một cách an toàn tình trạng rô to bị khóa cứng có thể xảy ra trong ứng dụng sử dụng cuối cùng. Thử nghiệm này được bỏ qua nếu động cơ và bảo vệ roto bị khóa cứng đã được đánh giá như một phần của phối hợp động cơ và bộ bảo vệ động cơ theo UL 1004-3 hoặc UL 1004-7, hoặc dựa vào việc bảo vệ tr kháng theo UL 1004-2, nếu thuộc đối tượng áp dụng.

40.2  Động cơ làm việc ở điện áp sử dụng cho ứng dụng xe điện cá nhân và với roto bị khóa cứng trong 7 h hoặc cho đến khi thiết lập điều kiện ổn định. Động cơ được thử nghiệm trong khi xe điện cá nhân và nhiệt độ cuộn dây được quan sát. Một cách khác, động cơ có th được thử nghiệm bên ngoài xe điện cá nhân.

40.3  Nếu thiết kế hoặc kích thước động cơ ngăn ngừa việc đo nhiệt độ của cuộn dây thì có thể thực hiện thử nghiệm với động cơ được lấy ra khỏi xe điện cá nhân và thay vì theo dõi nhiệt độ, DUT được đỡ trên một bề mặt được phủ một lớp giấy bản với DUT được phủ một lớp vi thưa.

40.4  Nếu DUT có mạch điện áp nguy hiểm thì DUT phải chịu thử nghiệm điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30 (không ổn định ẩm).

40.5  Không được có đánh thng cách điện trong khi thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc điện trở cách điện không được thấp hơn các mức quy định trong thử nghiệm điện trở cách điện ở Điều 30.

40.6  Nếu quan sát nhiệt độ trên cuộn dây trong khi thử nghiệm khóa cứng rô to thì nhiệt độ trên cuộn dây không được vượt quá trị nêu trong Bng 40.1. Nếu không quan sát nhiệt độ trên cuộn dây trong khi thử nghiệm thì không được có dấu hiệu cháy giấy bản hoặc vi thưa khi kết thúc thử nghiệm.

Bng 40.1 – Gii hạn nhiệt độ cuộn dây của động cơ trong khi rô to bị khóa cứng

 

Giới hạn nhiệt độ, oC

Cấp chịu nhiệt

C(105)

Cấp E (120)

Cấp B (130)

Cấp (155)

Loại bảo vệ:

 

 

 

 

Bảo vệ bng trở kháng vốn có hoặc tr kháng bên ngoài

150

165

175

200

Bo vệ bng thiết bị bảo vệ tác động trong giờ đầu tiên

200

215

225

250

Bảo vệ bng thiết bị bảo vệ:

 

 

 

 

• lớn nhất sau giờ đầu tiên (tự động)

175

190

200

225

• lớn nhất sau giờ đầu tiên (cơ cấu cắt nhiệt)

150

165

175

200

• giá trị trung bình trong giờ thứ hai và trong giờ thứ 72 (tự động)

150

165

175

200

41  Thử nghiệm giảm sức căng (cơ cấu chặn dây)

41.1  Yêu cầu chung

41.1.1  Thử nghiệm giảm sức căng được thực hiện trên xe điện cá nhân có các dây hoặc cáp không tháo rời được bị hở ra mà có thể phải chịu kéo trên xe điện cá nhân sử dụng cuối cùng.

41.2  Thử nghiệm kéo giảm sức căng

41.2.1  Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng bị hư hại hoặc dịch chuyn của phương tiện giảm sức căng dùng cho dây không tháo rời được có thể tiếp cận đến khi bị kéo.

41.2.2  Một mẫu xe điện cá nhân hoặc phụ kiện được cung cấp cùng cơ cấu giảm sức căng phải chịu được mà không hỏng dây hoặc ruột dẫn và không bị dịch chuyển, một lực kéo trực tiếp bằng 2 lần khối lượng của DUT nhưng không lớn hơn 156 N (35 lbf), được đặt lên dây trong 1 min. Dây nối nguồn bên trong thiết bị được ngắt ra khỏi các đầu nối hoặc chỗ ni trong khi thử nghiệm nếu có thể.

41.2.3  Nếu cơ cấu chặn dây được lắp trong vật liệu vỏ ngoài bằng polyme thì thực hiện thử nghiệm ứng suất đúc khuôn vấu khi mẫu đã được làm nguội về nhiệt độ phòng.

41.2.4  Kết quả của thử nghiệm kéo là không được có hư hại hoặc dịch chuyển dây dẫn bên trong. Cho phép dây dẫn bên trong không bị kéo dài quá 2 mm (0,08 in) so với vị trí trước khi thử nghiệm.

41.3  Thử nghiệm đy ngược

41.3.1  Mục đích của thử nghiệm là để xác định xem độ gim sức căng của dây không thay thế được có thể chạm đến có đủ bảo vệ cho các mối nối và ngăn ngừa dịch chuyển nguy hiểm của dây bên trong và các mi nối do bị đẩy ngược.

41.3.2  DUT được thử nghiệm theo 41.3.3 và 41.3.4 mà không xảy ra bất kỳ các điều kiện sau đây:

a) dây nguồn phải chịu hư hại về cơ;

b) dây nguồn phải chịu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ danh định;

c) giảm khong cách (ví dụ như kẹp kim loại giảm sức căng) thấp hơn giá trị tối thiểu yêu cầu; hoặc

d) Mối nối bên trong hoặc các linh kiện bị hư hại.

41.3.3  Dây không tháo rời được được giữ 25,4 mm (1 in) từ điểm nhô ra từ DUT rồi sau đó được đẩy ngược vào trong DUT. Nếu có một ống lồng tháo rời được, m rộng hơn 25,4 mm (1 in) thì cần tháo ống ra trưc khi thử nghiệm.

41.3.4  Nếu ống lồng là một phần tích hợp của dây thì thử nghiệm được thực hiện với ống lồng được giữ lại. Dây này được đy ngược vào trong sản phẩm từng bước 25,4 mm (1 in) cho đến khi bó dây hoặc lực đẩy dây vào trong sản phm vượt quá 26,7 N (6 lbf).

41.3.5  Dây được thao tác bằng tay để xác định sự phù hợp với 41.3.2.

MỤC 6: THỬ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG

42  Thử nghiệm chịu nước

42.1  Mã IPX4

42.1.1  Thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng của thiết bị di động cá nhân chịu được nước trong quá trình sử dụng dự kiến và được thực hiện phù hợp với phương pháp thử nghiệm nêu ở 42.1.2.

42.1.2  DUT đã nạp đầy phải chịu thử nghiệm chịu nước theo IEC 60529 hoặc CAN/CSA-C22.2 số 60529 được chỉ ra bằng chữ số đặc trưng thứ hai 4 (IPX4) trừ khi xe điện cá nhân có mã IP cao hơn, trong trường hợp này thì DUT phải được thử nghiệm theo mã IP đó.

42.1.3  Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì nó phải chịu tối thiểu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo theo Điều 22, chu kỳ thử nghiệm sau. Thử nghiệm được thực hiện sau một khoảng thời gian quan sát theo 20.7, nếu không thì thời gian quan sát phải tối thiểu là 48 h.

42.1.4  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phi chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30 (không ổn định ẩm).

42.1.5  Kết quả của thử nghiệm mã IPX4 là bất kỳ các kết quả nào  điểm a) đến điểm e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (vỏ ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện tr nhỏ hơn các giới hạn điện trở cách điện hoặc đánh thủng điện môi).

42.2  Ngâm một phần DUT trong dung dịch

42.2.1  DUT phải chịu thử nghiệm ngâm một phần đại diện cho xe điện cá nhân gặp vũng nước nhỏ trong khi vận hành như nêu ở 42.2.2.

42.2.2  DUT phải chịu ngâm trong nước muối (5 % khối lượng NaCl trong nước) ở độ cao đ đ tới bề mặt đỡ chân xe điện cá nhân. Xe điện cá nhân được ngâm một phần trong 5 min.

42.2.3  Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì nó phải chịu tối thiểu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo theo Điều 22, chu kỳ thử nghiệm sau. Nếu DUT không hoạt động thì nó phải được nối với bộ nạp và xác định rằng không có nguy hiểm. Thử nghiệm được thực hiện sau một khoảng thời gian quan sát theo 20.7.

42.2.4  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30 (không ổn định ẩm).

42.2.5  Kết quả của thử nghiệm ngâm một phần là bất kỳ các kết quả nào ở điểm a) đến điểm e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (v ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện trở nh hơn các giới hạn điện trở cách điện hoặc đánh thủng điện môi).

43  Thử nghiệm chu kỳ nhiệt

43.1  Thử nghiệm này xác định khả năng của xe điện cá nhân chịu được môi trường thay đổi đột ngột ví d như khi xe điện cá nhân đi vào hoặc đi ra khỏi nơi đ xe có gia nhiệt sau khi ở môi trường lạnh, hoặc trong khi di chuyển, v.v… mà không có bằng chứng về hư hại có thể dẫn đến vấn đề nguy hiểm.

43.2  DUT đã nạp đầy phải chịu chu kỳ nhiệt theo 43.3.

43.3  Đ thử nghiệm, DUT phải được đặt trong buồng thử có tuần hoàn không khí xung quanh ở nhiệt độ cực trị bằng (60 ± 2) o(140 ± 3,6) oF hoặc (-20 ± 2) o(-4 ± 3,6) oF. Thời gian di chuyển giữa các nhiệt độ phải chịu là 15 min hoặc ít hơn. Sự thay đi về các biến động nhiệt độ có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng buồng thử đáp ứng nhanh hoặc bằng cách di chuyển DUT giữa hai buồng thử ở hai nhiệt độ thử nghiệm.

43.4  Nếu DUT hoạt động sau thử nghiệm thì đ DUT tr về nhiệt độ phòng rồi sau đó chịu tối thiểu một chu kỳ nạp/phóng tại các giá trị quy định lớn nhất của nhà chế tạo theo Điều 22, chu kỳ thử nghiệm sau. Thử nghiệm được thực hiện sau một khoảng thời gian quan sát theo 20.7.

43.5  Khi kết thúc thời gian quan sát, mẫu có mạch điện áp nguy hiểm phải chịu thử nghiệm chịu điện áp điện môi, Điều 29 hoặc thử nghiệm điện trở cách điện, Điều 30 (không n định ẩm).

43.6  Kết quả của thử nghiệm ngâm một phần là bất kỳ các kết quả nào ở điểm a) đến điểm e) dưới đây đều được xem là một kết quả không phù hợp. Xem thêm Bảng 22.1 và Điều 23, Tiêu chí kết quả.

a) E – Nổ

b) F – Cháy

c) R – Vỡ (vỏ ngoài)

d) L – Rò chất điện phân (ra ngoài vỏ ngoài)

e) – Nguy hiểm điện giật (điện trở nhỏ hơn các giới hạn điện trở cách điện hoặc đánh thủng điện môi).

44  Thử nghiệm khối lượng của nhãn

44.1  Mục đích của thử nghiệm này là để đánh giá độ vĩnh viễn của nhãn dính mà chưa phải chịu chương trình đánh giá nào trước đó.

44.2  Nhãn dính được dán chắc vào bề mặt đại diện của ứng dụng sử dụng cuối cùng và phải chịu điều kiện dưới đây:

a) Mẫu nhãn được chà xát bằng tay trong 15 s bằng một mảnh vi thấm đẫm nước; và

b) Mẫu lại được chà xát tiếp trong 15 s bằng một mảnh vi thm đẫm xăng.

44.3  Xăng được sử dụng đ thử nghiệm là loại hecxan dung môi béo có:

a) hàm lượng chất thơm lớn nhất chiếm 0,1 % thể tích;

b) giá trị kaoributanol bằng 29;

c) điểm sôi ban đầu xấp x 65 o(149 oF);

d) đim khô xấp xỉ 69 o(156,2 oF); và

e) khối lượng trên một đơn vị th tích xp xỉ 0,7 kg/l.

Ngoại lệ: Một cách khác, cho phép sử dụng chất tẩy gốc hecxan có tối thiểu 85 % n-hecxan.

44.4  Sau khi n định như nêu ở 45.2, mẫu được kiểm tra dấu hiệu hư hại k cả hóa rắn và để xác định xem nhãn vẫn rõ ràng. Mẫu cũng được kiểm tra để xác định xem có thể dễ dàng lấy ra bằng tay từ bề mặt được dán hay không.

44.5  Sau khi ổn đnh, nhãn vẫn phải rõ ràng và không có bằng chứng về hư hại k cả quăn và không dễ dàng tháo ra bằng tay từ bề mặt được dán.

MỤC 7: GHI NHÃN

45  Quy định chung

45.1  Ghi nhãn yêu cầu đ phù hợp phải rõ ràng và vĩnh viễn, ví dụ như khắc, nhãn dính, v.v… Nhãn dính đằng sau phải phù hợp với UL 969 hoặc CSA-C22.2 số 0,15, đối với điều kiện phơi nhiễm dự kiến và bề mặt được dán vào.

Ngoại lệ: Nhãn dính có thể được đánh giá theo cách khác trong thử nghiệm nhãn vĩnh viễn ở Điều 44.

45.2  Xe điện cá nhân có ghi nhãn tên nhà chế tạo, tên thương hiệu, thương hiệu hoặc nhãn mô tả khác để nhận biết trách nhiệm tổ chức của sản phẩm, số phần hoặc số model, và thông số đặc trưng về điện tính bng Vôn một chiều hoặc Ah hoặc Wh. Xe điện cá nhân cũng được ghi nhãn khối lượng lớn nhất tính bằng kg hoặc lbs và tốc độ km/h hoặc mph.

45.3  Xe điện cá nhân cũng được ghi nhãn ngày chế tạo, ở dạng mã không lặp lại trong vòng 10 năm.

45.4  Xe điện cá nhân phải được ghi nhãn có hướng dẫn nạp điện. Ví dụ về nhãn này có th như sau hoặc tương đương “Chỉ sử dụng (_) bộ nạp”

45.5  Tất cả các đầu nối và mối nối phải có nhận dạng và ghi nhãn cực tính, nếu thuộc đối tượng áp dụng.

45.6  Xe điện cá nhân có các bộ acquy riêng rẽ mà người sử dụng có th tháo ra phải có ghi nhãn ch ra bộ acquy được sử dụng cùng xe điện cá nhân, như “Chỉ sử dụng (_) bộ acquy với xe điện cá nhân”. Bộ acquy riêng rẽ phải được ghi Ch sử dụng với (_) xe điện cá nhân”. Thông tin cn điền vào tối thiểu phải có tên nhà chế tạo và số model của phần liên quan.

45.7  Điểm nối đến hệ thống nối đt của bộ nạp phải được nhận biết bằng từ “Đất” hoặc “Ground” hoặc chữ “G” hoặc “GR” hoặc ký hiệu nối đất trong IEC 60427 số 5019 (hình cây ngược bên trong vòng tròn) hoặc nếu không phải được nhận biết bằng màu xanh. Các đầu nối đất khác cũng phải được nhận biết theo cách khác biệt với đầu nối đất chính đối với hệ thống nạp.

45.8  Xe điện cá nhân có mạch điện áp nguy hiểm phải được ghi nhãn Cảnh báo: Mạch điện áp nguy hiểm hoặc ghi nhãn ký hiệu nguy hiểm điện git trong IS3864 số 5036 (tia chp bên trong hình tam giác).

45.9  Xe điện cá nhân phải được ghi nhãn như sau: CNH BÁO – để giảm ri ro bị thương, người sử dụng phải đọc s tay hướng dẫn” hoặc phải được ghi nhãn ký hiệu M002 của ISO 7010 và số W001 của ISO 7010 (tức là dấu chấm than trong hình tam giác).

45.10  Xe điện cá nhân có thể có hoặc không có ghi nhãn mã IPX4 tối thiểu yêu cầu. Xe điện cá nhân có ghi nhãn mã IP cao hơn mã IPX4 phải phù hợp với các yêu cầu đối với thông số cao hơn theo 42.1.

45.11  Xe điện cá nhân có vật liệu v ngoài bằng nhựa không được đánh giá phơi nhiễm tia UV và mưa theo 7.5 phải được ghi nhãn như sau hoặc tương đương: “Bảo quản trong nhà khi không sử dụng”. Xem thêm 46.4.

MỤC 8: HƯỚNG DẪN

46  Quy định chung

46.1  Xe điện cá nhân phải được ghi nhãn hướng dẫn để sử dụng đúng bao gồm nạp điện và hoạt động, bảo qun và thải b. Các hướng dẫn này phải có giới hạn nhiệt độ, bộ nạp thích hợp và giới hạn khối lượng (lớn nhất và nhỏ nhất). Hướng dẫn của xe điện cá nhân cũng phải bao gồm tốc độ lớn nhất có th đạt được của xe điện cá nhân. Hướng dẫn cũng phải cung cấp thông tin về chịu nước và điều kiện môi trường khác cũng như các khuyến cáo về bề mặt di chuyển, sử dụng trên đường dốc, v.v… có thể áp dụng cho thiết kế xe điện cá nhân. Hướng dẫn thay cầu chảy và bóng đèn loại thay thế được bởi người sử dụng cũng phải được cung cấp.

46.2  Bộ acquy mà người sử dụng thay thế được dự kiến được ly ra và nạp điện bên ngoài thiết bị phải có hướng dẫn để thao tác an toàn kể cả tháo ra và lắp vào xe điện cá nhân và trong khi nạp và phải có hướng dẫn bảo qun bên ngoài thiết bị.

46.3  Ghi nhãn như sau hoặc tương đương phải được nêu trong hướng dẫn: “CẢNH BÁO – Rủi ro cháy và điện git – Không dành cho người sử dụng”. Thông tin tiếp xúc để vận hành xe điện cá nhân phải được cung cp.

Ngoại lệ 1: Nếu xe điện cá nhân không có mạch điện áp trên 60 V một chiều hoặc 30 V hiệu dụng/4,24 V đnh thì hướng dẫn sử dụng phải thay như sau hoặc tương đương: “CẢNH BÁO – Rủi ro cháy – Không dành cho người sử dụng.

Ngoại lệ 2: Cho phép người sử dụng thay thế cầu chy tiếp cận được hoặc bóng đèn hoặc tương đương.

46.4  Xe điện cá nhân không dự kiến để sử dụng ở những nơi có độ cao so với mực nước biển lớn, mà có thể đòi hỏi tăng các khoảng cách điện trong mạch điện thì phải chỉ ra rng chúng không dự kiến để sử dụng ở độ cao lớn hơn 2 000 m so với mực nước bin. Xem 14.2.

46.5  Xe điện cá nhân dự kiến đ bảo quản trong nhà để bảo vệ chống phơi nhiễm kéo dài với tia UV hoặc các phần t có thể làm hư hại vật liệu vỏ ngoài theo 7.5 phải có nội dung sau đây hoặc tương đương trong sổ tay hướng dẫn: “Phơi nhiễm kéo dài với tia UV, mưa và các phần tử có thể làm hư hại vật liệu vỏ ngoài. Bảo quản trong nhà khi không sử dụng”.

Phụ lục A

(quy định)

Tiêu chuẩn về linh kiện

A.1  Tiêu chuẩn về linh kiện

A.1.1  Các tiêu chuẩn CSA, ULC và TL được liệt kê dưới đây được sử dụng để đánh giá các linh kiện và tính chất của sản phẩm nêu trong tiêu chuẩn này. Các linh kiện phải phù hợp với tiêu chuẩn CSA, ULC và UL. Các tiêu chuẩn này được xem xét là phiên bản mới nhất và tất cả các sửa đổi đã được ban hành của tiêu chuẩn đó.

Tiêu chuẩn CSA

Adhesive Labels – CSA-022.2 No. 015

Electrical Quick-Connect Terminal – CSA-C22.2 No. 153

General Use Receptacles, Attachment Plugs, and Similar Wiring Devices – CSA-C22.2 No. 42

Information Technology Equipment – Safety – Part 1: General Requiremens – CAN/CSA-C22.2 No. 60950-1.

Insulation Coordination – CSA-C22.2 No. 0.2

Light Emitting Diode (LED) Equipment for Lighting Applications – CAN/CSA-C222 No. 250.13

Low-Voltage Fuses – Part 13: Semiconductor Fuses – CAN/CSA-C22.2 No. 248.13

Low-Voltage Fuses – Part 14: Supplemental Fuses – CAN/CSA-C22.2 No. 248.14

Plugs, Receptacles, and Cable Connectors of the Acquy and Sleeve Type – CSA-C22.2 No. 182.1

Plugs, Receotacles, and Couplers for Electric Vehicles – CAN/CSA-C22.2 No. 282

Power Supplies with Extra-Low-Voltage Class 2 Outputs – CSA-C22.2 No. 223

Supplementary Protectors – CSA-C22.2 No. 235

Terminal Blocks – CSA-C22.2 No. 158

Thermoplastic-insulated Wires and Cables – CSA-C22.2 No. 75

Wire Connectors – CSA-022.2 No. 65

Tiêu chuẩn UL

Attachment Plugs and Receptacles – UL 498

Automatic Electrical Controls for Household and Similar Use, Part 1. General Requirements – UL 60730-1

Batteries for Use in Electric Vehicles – UL 2580

Batteries for Use in Light Electric Vehicle (LEV) Applications – UL 2271

Class 2 Power Units – UL 1310

Connectors for Use in Data, Signal Power and Control Applications – UL 1977

Electrochemical Capacitors – UL 810A

Fixture Wire – UL 66

Flexible Cords and Cables – UL 62

Flexible Materials interconnect Constructions – UL 796F

Gasket and Seals – UL 157

Household and Commercial Batteries – UL 2054

Information Technology Equipment – Safety – Part 1: General Requirements – UL 60950-1

Insulation Coordination Including Clearances and Creapage Distances for Electrical Equipment – Part 1: General Requirements – UL 840

Light Emitting Diode (LED) Equipment for Use in Lighting Products – UL 8750

Lithium Batteries – UL 1642

Low-Voltage Fuses – Part 13: Semiconductor Fuses – UL 248-13

Low-Voltage Fuses – Part 14: Supplemental Fuses – UL 248-14

Marking and Labelling Systems – UL 969

Optical Isolators – UL 1577

Plugs, Receptacles, and Cable Connectors of the Acquy and Sleeve Type – UL 1682

Plugs, Receptacles and Couplers for Electric Vehicles – UL 2251

Polymeric Materials – Long Term Property Evaluations – UL 746B

Polymeric Materials – Short Term Property Evaluations – UL 746A

Polymeric Materials – Use in Electrical Equipment Evaluations – UL 746C

Power Units Other than Class 2 – UL 1012

Printed-Wiring Boards – UL 796

Rotating Electrical Machines – General Requirements – UL 1004-1

Rotating Electrical Machines – Impedance Protected Motors – UL 1004-2

Rotating Electrical Machines – Thermally Protected Motors – UL 1004-3

Rotating Electrical Machines – Servo and Stepper Motors – UL 1004-6

Rotating Electrical Machines – Electronically Protected Motors – UL 1004-7

Supplementary Protectors for Use in Electrical Equipment – UL 1077

Software in Programmable Components – UL 310

Tests for Safety-Related Controls Employing Solid-State Devices – UL 991

Test for Flammability of Plastic Materials for Parts in Devices and Appliances – UL 94

Thermistor-Type Devices – UL 1434

Wire Connectors – UL 486A-486B

Wires and Cables, Machine-Tool – UL 1063

Wires and Cables, Thermoplastic-Insulated – UL 83

Tiêu chuẩn ULC

Batteries for Use in Light Electric Vehicle (LEV) Applications – CAN/ULC-S2271

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  TCVN 4255:2008 (IEC 60529:2001), Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP)

[2]  TCVN 10884 (IEC 60664) (tất cả các phần), Phối hợp cách điện

[3]  TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001), Thiết bị công nghệ thông tin – An toàn – Phần 1: Yêu cầu chung

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11918:2017 (ANSI/CAN/UL-2272:2016) VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN DÙNG CHO XE ĐIỆN CÁ NHÂN
Số, ký hiệu văn bản TCVN11918:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Giao dịch điện tử
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản