TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11936:2017 (CODEX STAN 321-2015) VỀ SẢN PHẨM NHÂN SÂM
TCVN 11936:2017
CODEX STAN 321-2015
SẢN PHẨM NHÂN SÂM
Ginseng Products
Lời nói đầu
TCVN 11936:2017 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 321-2015;
TCVN 11936:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F6 Dinh dưỡng và thức ăn kiêng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SẢN PHẨM NHÂN SÂM
Ginseng Products
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm nhân sâm được nêu trong Điều 2 để tiêu thụ trực tiếp bao gồm cả mục đích phân phối hoặc đóng gói lại, nếu cần.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm nhân sâm được sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần của thực phẩm và không áp dụng cho các sản phẩm dùng làm thuốc1).
2 Mô tả
2.1 Định nghĩa sản phẩm
Sản phẩm nhân sâm là sản phẩm:
a) được chế biến từ tất cả các phần của củ nhân sâm tươi và nguyên vẹn, có nguồn gốc từ loài Panax ginseng C.A.Meyer hoặc P. quinquefolius L., được trồng với mục đích thương mại và sử dụng làm thực phẩm.
b) được đóng gói nhằm đảm bảo an toàn chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm.
c) được xử lý bằng các phương pháp thích hợp như: sấy khô, hấp, cắt, nghiền bột, chiết và cô đặc như nêu trong 2.2.
2.2 Các dạng sản phẩm nhân sâm
Trong tiêu chuẩn này quy định các dạng sản phẩm nhân sâm như sau:
2.2.1 Nhân sâm sấy khô
Nhân sâm sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 được làm khô thích hợp dưới ánh nắng mặt trời, khí nóng hoặc các phương pháp làm khô khác. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.
2.2.2 Nhân sâm hấp sấy khô
Nhân sâm hấp sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 được chế biến bằng phương pháp hấp và sau đó sấy khô nêu trong 2.2.1. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.
2.2.3 Cao nhân sâm
Cao nhân sâm được sản xuất từ các thành phần hòa tan của củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 hoặc nhân sâm sấy khô nêu trong 2.2.1, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.
2.2.4 Cao nhân sâm hấp
Cao nhân sâm hấp được sản xuất từ các thành phần hòa tan của nhân sâm hấp sấy khô như nêu trong 2.2.2, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.
2.3 Các dạng sản phẩm khác
Các sản phẩm khác được công nhận với điều kiện là sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn và được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
3 Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng
3.1 Thành phần
3.1.1 Thành phần cơ bản
Củ nhân sâm được định nghĩa trong điểm a) của 2.1.
3.2 Chỉ tiêu chất lượng
3.2.1 Hương, màu và nhóm ginsenoside
Sản phẩm nhân sâm phải có hương, màu sắc, vị và nhóm ginsenoside2) đặc trưng của loài nhân sâm cụ thể và không chứa tạp chất.
3.2.2 Đặc tính vật lý và hóa học
3.2.2.1 Nhân sâm sấy khô và nhân sâm hấp sấy khô
a) Độ ẩm: không lớn hơn 14,0 % (dạng bột: không lớn hơn 9,0 %).
b) Tro: không lớn hơn 6,0 %.
c) Chất chiết bằng n-butanol đã bão hòa nước: không nhỏ hơn 20 mg/g 3).
d) Gensenoside Rb1: định tính.
Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, cần phát hiện định tính ginsenoside Rf.
3.2.2.2 Cao nhân sâm và cao nhân sâm hấp
3.2.2.2.1 Cao nhân sâm (dạng lỏng)
a) Chất rắn: không nhỏ hơn 60,0 %.
b) Chất rắn không tan trong nước: không lớn hơn 3,0 %.
c) Chất chiết bằng n-butanol bão hòa nước: không nhỏ hơn 40 mg/g 3).
d) Gensenoside Rb1: định tính.
Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm được sản xuất từ P. ginseng C.A. Meyer, cần định tính ginsenoside Rf.
3.2.2.2.2 Cao nhân sâm (dạng bột)
a) Độ ẩm: không lớn hơn 8,0 %.
b) Chất rắn không tan trong nước: không lớn hơn 3,0 %.
c) Các chất chiết bằng n-butanol bão hòa nước: không nhỏ hơn 60 mg/g 3).
d) Gensenoside Rb1: định tính.
Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm được chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, cần định tính ginsenoside Rf.
3.3 Định nghĩa khuyết tật
Các khuyết tật sau được áp dụng với nhân sâm sấy khô và nhân sâm hấp sấy khô.
a) Nhân sâm bị hư hỏng do côn trùng: nhân sâm bị hư hỏng do côn trùng hoặc chứa xác côn trùng.
b) Nhân sâm mốc: nhân sâm bị hư hỏng do tác động của nấm mốc.
3.4 Phân loại khuyết tật
Bao gói được coi là “khuyết tật” khi không đáp ứng một hoặc một số các yêu cầu về chất lượng quy định nêu trong 3.2 và 3.3.
3.5 Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng yêu cầu chất lượng nêu trong 3.2 và 3.3, khi số “khuyết tật” như định nghĩa trong 3.4 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL 6,5.
4 Phụ gia thực phẩm
Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này không có các chất phụ gia.
5 Chất nhiễm bẩn
5.1 Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép về chất nhiễm bẩn theo TCVN 4832:2015 (CODEX STAN 193-1995, Rev. 2009, Amd. 2015) Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
5.2 Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 5624 Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư tượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai (gồm hai phần).
6 Vệ sinh
6.1 Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này nên được sơ chế và xử lý theo các quy định tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn khác có liên quan như quy phạm thực hành, quy phạm thực hành vệ sinh.
6.2 Các sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chí vi sinh được thiết lập theo TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm.
7 Ghi nhãn
Các sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này được ghi nhãn theo TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn. Bất kỳ yêu cầu nào về sức khỏe nên áp dụng CAC/GL 23-1997 Guidelines for Use of Nutrition and Health Claims (Hướng dẫn công bố về dinh dưỡng và sức khỏe), nếu cần.
Ngoài ra cần áp dụng các quy định cụ thể sau:
7.1 Tên của sản phẩm
7.1.1 Tên của sản phẩm được nêu trong 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4, tương ứng là Nhân sâm sấy khô, Nhân sâm hấp sấy khô, Cao nhân sâm và Cao nhân sâm hấp. Trong trường hợp sản phẩm được chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, tên có thể là Nhân sâm trắng, Nhân sâm đỏ, Cao nhân sâm trắng và Cao nhân sâm đỏ.
7.1.2 Dạng sản phẩm khi ghi trên nhãn phải ghi kèm theo hoặc gần sát với tên sản phẩm để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
7.2 Tên của các loài nhân sâm
Tất cả các sản phẩm nhân sâm phải được ghi nhãn với tên khoa học hoặc tên thông thường của nhân sâm được sử dụng làm nguyên liệu. Tên thông thường của các loài nhân sâm phải được công bố theo quy định của pháp luật mà không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
7.3 Nước sản xuất
Nước sản xuất sản phẩm và/hoặc nguyên liệu thô phải được ghi rõ để tránh gây hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.
7.4 Ghi nhãn đối với bao gói không dùng để bán lẻ
Ngoài tên của sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu, cũng như các hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các bao gói sản phẩm không để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn của bao gói đó hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hãng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng dấu hiệu nhận biết, với điều kiện là dấu hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo lô hàng.
7.5 Ghi nhãn không bắt buộc
Các sản phẩm có thể ghi nhãn một cách rõ ràng để chỉ rằng sản phẩm không dành cho mục đích dùng làm thuốc, bao gồm cả các yêu cầu ghi nhãn khác theo quy định hiện hành.
8 Phương pháp thử
Chỉ tiêu |
Phương pháp thử |
Nguyên tắc |
Phân loại*) |
Độ ẩm | AOAC 925.45 B Moistrure in sugars (áp dụng đối với nhân sâm khô)
Khối lượng mẫu: 2 g AOAC 925.45 D Moistrure in sugars (áp dụng đối với cao nhân sâm) Khối lượng mẫu: 1,5 g (trộn với 20 g cát biển) |
Phương pháp khối lượng |
I |
Chất rắn | AOAC 925.45 B Moistrure in sugars (áp dụng đối với nhân sâm khô) – được tính bằng cách lấy 100 % trừ đi độ ẩm
Khối lượng mẫu: 2 g AOAC 925.45 D Moistrure in sugars (áp dụng đối với cao nhân sâm) – được tính bằng cách lấy 100 % trừ đi độ ẩm Khối lượng mẫu: 1,5 g (trộn với 20 g cát biển) |
Tính toán |
I |
Tro | AOAC 923.03 Ash of flour, AACC Intl 08-01.01 |
Phương pháp khối lượng |
I |
Chất rắn không tan trong nước | Xem Phụ lục A |
Phương pháp khối lượng |
I |
Chất chiết bằng n-butanol đã bão hòa nước | Xem Phụ lục B |
Phương pháp khối lượng |
I |
Định tính ginsenoside Rb1 và Rf | Xem Phụ lục C |
Sắc ký lớp mỏng (TLC) hoặc sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) |
IV |
*) Phân loại về phương pháp thử |
Phụ lục A
(quy định)
Xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước
A.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này có thể áp dụng để phân tích cao nhân sâm (dạng lỏng và dạng bột).
A.2 Nguyên tắc
Mẫu được hòa tan trong nước cất và được ly tâm. Loại bỏ phần chất lỏng phía trên và giữ lại chất rắn không tan và được sấy khô. Cân để xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước.
A.3 Thiết bị, dụng cụ
A.3.1 Máy ly tâm (có kiểm soát nhiệt độ).
A.3.2 Ống ly tâm.
A.3.3 Ống phân tách hoặc micropipet.
A.3.4 Tủ sấy có bộ ổn nhiệt, kiểm soát nhiệt độ ± 1 oC.
A.3.5 Cân điện tử, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
A.3.6 Bình hút ẩm (sillica gel).
A.3.7 Kẹp.
A.4 Cách tiến hành
A.4.1 Sấy ống ly tâm trong tủ sấy ở 105 oC trong 3 h. Sau khi sấy, đặt ống ly tâm trong bình hút ẩm, để ở nhiệt độ phòng trong 30 min và sau đó cân ống.
A.4.2 Lặp lại bước A.4.1 cho đến khi thu được ống ly tâm có khối lượng không đổi. Thời gian sấy phải từ 1 h đến 2 h.
A.4.3 Cân chính xác khoảng 1 g mẫu và cho vào ống ly tâm có khối lượng không đổi đã biết4).
A.4.4 Thêm 15 ml nước cất vào ống ly tâm chứa mẫu để hòa tan mẫu.
A.4.5 Ly tâm ống ở nhiệt độ phòng trong 15 min ở 1 000g5) và sau đó dùng ống phân tách loại phần nổi phía trên tránh tác động vào chất kết tủa ở dưới. Có thể không loại bỏ hoàn toàn chất lỏng để tránh hao hụt chất rắn lơ lửng.
A.4.6 Lặp lại các bước trong A4.4 và A.4.5 thêm 2 lần với chất rắn được giữ lại trong ống ly tâm.
A.4.7 Sấy ống ly tâm cùng với mẫu được giữ lại trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 oC trong 5 h.
A.4.8 Sau khi sấy khô, đặt ống ly tâm vào trong bình hút ẩm, để ở nhiệt độ phòng trong 30 min và sau đó cân ống.
A.4.9 Lặp lại các bước trong A.4.7 và A.4.8 cho đến khi thu được ống ly tâm chứa mẫu có khối lượng không đổi. Thời gian sấy phải từ 1 h đến 2 h.
A.4.10 Hàm lượng chất rắn không tan trong nước, X1, được tính bằng phần trăm, theo công thức sau:
Trong đó:
w0 là khối lượng ống ly tâm, tính bằng gam (g);
w1 là khối lượng ống ly tâm chứa chất rắn sau khi sấy, tính bằng gam (g);
s là khối lượng của mẫu, tính bằng gam (g).
Phụ lục B
(quy định)
Xác định chất chiết bằng n-butanol bão hòa nước
B.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này có thể áp dụng để phân tích nhân sâm sấy khô và cao nhân sâm (dạng lỏng và dạng bột).
B.2 Nguyên tắc
Saponin thô được chiết từ các sản phẩm nhân sâm sử dụng n-butanol bão hòa nước làm dung môi sau khi loại bỏ chất béo không phân cực và cacbohydrat bằng dietyl ete và nước cất.
B.3 Thiết bị, dụng cụ
B.3.1 Phễu chiết, dung tích 250 ml.
B.3.2 Bình cầu đáy phẳng, dung tích 200 ml, 300 ml.
B.3.3 Bình nón, dung tích 200 ml, 300 ml.
B.3.4 Sàng, Số 80.
B.3.5 Giấy lọc, số 2.
B.3.6 Phễu thủy tinh.
B.3.7 Máy lắc gắn phễu chiết.
B.3.8 Thiết bị cô quay chân không.
B.3.9 Nồi cách thủy ổn nhiệt.
B.3.10 Cân điện tử, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
B.3.11 Tủ sấy có bộ ổn nhiệt, kiểm soát nhiệt độ ± 1 oC.
B.3.12 Bình hút ẩm (sillica gel).
B.3.13 Máy nghiền.
B.3.14 Kẹp.
B.4 Thuốc thử
B4.1 n-butanol (tinh khiết).
B.4.2 Dietyl ete (tinh khiết).
B.4.3 Nước cất.
B.5 Chuẩn bị dung dịch n-butanol đã bão hòa nước
B.5.1 Trộn n-butanol và nước cất với tỷ lệ 70:30.
B.5.2 Lắc kỹ hỗn hợp và để yên để lớp trên (lớp n-butanol đã bão hòa nước) và lớp dưới (lớp nước) phân tách hoàn toàn.
B.5.3 Sau khi đạt được phân tách hoàn toàn, lớp n-butanol đã bão hòa nước được bảo quản trong vật chứa và đậy nắp cho đến khi sử dụng.
B.6 Xử lý sơ bộ mẫu thử
Các mẫu nhân sâm sấy khô được nghiền thành bột bằng máy nghiền và sàng qua sàng 80 mesh để thử nghiệm. Cao nhân sâm được sử dụng luôn để thử nghiệm.
B.7 Cách tiến hành đối với nhân sâm khô
B.7.1 Cân chính xác khoảng 5 g mẫu và cho vào bình cầu đáy phẳng (A). Sau đó, thêm 50 ml dung dịch n-butanol đã bão hòa nước. Thực hiện chiết hồi lưu trong nồi cách thủy ổn nhiệt ở 75 oC đến 80 oC trong 1 h và sau đó để yên 30 min.
B.7.2 Chuyển dung dịch thu được trong B.7.1 vào phễu chiết sau khi lọc qua giấy lọc.
B.7.3 Lặp lại các bước ở B.7.1 và B.7.2 thêm 2 lần với phần chất rắn còn lại trong bình cầu đáy phẳng (A).
B.7.4 Thêm 50 ml nước cất vào dung dịch hỗn hợp thu được trong các bước B.7.2 đến B.7.3 và sau đó lắc dung dịch trong máy lắc phễu chiết (khoảng 15 min). Để yên cho đến khi lớp trên (lớp n-butanol đã bão hòa nước) và lớp dưới (lớp nước) đã phân tách hoàn toàn.
B.7.5 Chuyển lớp trên (lớp n-butanol đã bão hòa nước) vào bình cầu đáy phẳng đã cân trước (B) và cô chân không để làm khô (60 oC) mẫu, để loại bỏ hết chất lỏng.
B.7.6 Thêm 50 ml dietyl ete vào bình cầu đáy phẳng (B) chứa phần không tan và chiết hồi lưu lại trên nồi cách thủy ổn nhiệt ở 46 oC trong 30 min.
B.7.7 Loại bỏ dietyl ete trong bình cầu đáy phẳng (B) bằng cách lọc mẫu qua giấy lọc và sau đó thu lấy phần trên giấy lọc vào bình cầu đáy phẳng (B) bằng cách hòa tan trong metanol.
B.7.8 Cô đặc lượng chứa trong bình cầu đáy phẳng (B) cho đến khi hết mùi dietyl ete và metanol.
B.7.9 Sau khi làm khô bình cầu đáy phẳng (B) trong tủ sấy ở 105 oC trong 1 h, đặt vào bình hút ẩm ở nhiệt độ phòng, để yên 1 h và sau đó cân bình.
B.7.10 Hàm lượng chất chiết bằng n-butanol đã bão hòa nước của nhân sâm khô, X2, bằng miligam trên gam, được tính như sau:
Trong đó:
w0 là khối lượng của bình, tính bằng miligam (mg);
w1 là khối lượng của bình sau khi cô đặc và làm khô, tính bằng miligam (mg);
s là khối lượng của mẫu (g).
B.8 Cách tiến hành đối với cao nhân sâm
B.8.1 Cân trước khoảng 2 g mẫu cho vào bình nón, thêm 60 ml nước cất để hòa tan mẫu và sau đó chuyển sang phễu chiết (A).
B.8.2 Thêm 60 ml dietyl ete, lắc phễu vài lần và sau đó loại bỏ khí bằng cách mở van xả. Lặp lại thao tác này 2 đến 3 lần.
B.8.3 Lắc phễu chiết kỹ trong máy lắc phễu chiết (khoảng 15 min) và sau đó để yên cho đến khi lớp trên (lớp dietyl ete) và lớp dưới (lớp nước) phân tách hoàn toàn.
B.8.4 Chuyển phần dưới (lớp nước) sang phễu chiết khác (B), thêm 60 ml dung dịch n-butanol đã bão hòa nước, lắc phễu trong cùng điều kiện như trong B.8.3 và để yên cho đến khi các lớp phân tách hoàn toàn. Thu lớp chất lỏng phía trên (lớp n-butanol bão hòa nước) vào bình khác.
Ở thời gian này, lớp dưới (lớp nước) được coi là lớp nhũ tương trong hai giai đoạn phân tách tiếp theo nhưng không phải là giai đoạn phân tách cuối cùng.
B.8.5 Lặp lại bước B.8.4 thêm hai lần đối với lớp dưới (lớp nước) lấy ra từ phễu chiết (B). Ở giai đoạn chiết cuối cùng, nhũ tương được loại bỏ từ từ và chỉ giữ lại lớp trên bằng cách mở vòi của phễu chiết.
B.8.6 Thu lấy các dung dịch (lớp chất lỏng phía trên từ từng giai đoạn phân tách) từ các bước B.8.4 đến B.8.6 vào phễu chiết (B), thêm 50 ml nước cất và lắc bằng phễu lắc trong cùng điều kiện như trên. Sau đó để yên cho đến khi lớp trên (lớp n-butanol) và lớp dưới (lớp nước) phân tách hoàn toàn.
B.8.7 Chuyển lớp chất lỏng phía trên (lớp n-butanol) vào bình cầu đáy phẳng đã cân trước và cô chân không (60 oC) cho đến khi chất lỏng được loại bỏ hoàn toàn.
B.8.8 Sấy bình cầu đáy phẳng trong tủ sấy ở 105 oC trong 1 h và sau đó đặt trong bình hút ẩm ở nhiệt độ phòng. Để yên 1 h và sau đó cân bình.
B.8.9 Tính hàm lượng chất chiết bằng n-butanol đã bão hòa nước trong cao nhân sâm sử dụng cùng công thức nêu trong B.7.10.
Phụ lục C
(Quy định)
Định tính ginsenoside Rb1 và Rf
Ginsenoside trong các sản phẩm nhân sâm có thể định tính được bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) hoặc sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
C.1 Chuẩn bị dung dịch mẫu
Chất chiết n-butanol sấy khô thu được theo phương pháp đo chất chiết n-butanol đã bão hòa nước trong Phụ lục B được hòa tan hoàn toàn trong 10 ml metanol và sau đó được lọc qua màng lọc cỡ lỗ 0,45 µm.
C.2 Chuẩn bị dung dịch chuẩn
Chất chuẩn đối chứng ginsenoside Rb1 và ginsenoside Rf được hòa tan trong metanol đến nồng độ 0,2 % và sau đó dung dịch được lọc qua màng lọc có cỡ lỗ 0,45 µm.
C.3 Định tính
C.3.1 Sắc ký lớp mỏng
C.3.1.1 Chuẩn bị dung môi triển khai
a) Trộn n-butanol:etyl axetat:nước theo tỷ lệ 50:10:40 (A) hoặc chloroform:metanol:nước theo tỷ lệ 65:35:10 (B) trong phễu chiết.
b) Lắc kỹ phễu chiết và để yên cho đến khi dung môi tách hoàn toàn.
c) Chỉ thu lớp trên khi sử dụng dung môi (A) là dung môi triển khai và chỉ thu lớp dưới khi sử dụng dung môi (B) giữ dung môi này để sử dụng về sau. Thu lớp trên khi sử dụng dung môi (A) hoặc lớp dưới khi sử dụng dung môi (B) bề mặt phân cách của dung môi thích hợp khi từng dung môi được phân tách và bảo quản để tăng độ tinh khiết của dung môi triển khai.
C.3.1.2 Buồng triển khai
a) Sử dụng buồng triển khai có nắp (buồng triển khai kín hoàn toàn bằng cách sử dụng glycerin).
b) Đính giấy lọc bên cạnh và phía sau bên trong của bình triển khai và ngâm cùng với dung môi triển khai.
c) Rót dung môi triển khai từ từ vào buồng triển khai (khoảng một nửa vạch đầu của tấm sắc ký lớp mỏng).
d) Đậy nắp và để yên cho đến khi tấm sắc ký trong bình triển khai bão hòa hoàn toàn đến vạch đích (30 min).
C.3.1.3 Chuẩn bị sắc ký lớp mỏng
a) Tấm sắc ký lớp mỏng được cắt thành từng miếng cóp chiều dài hơn 10 cm và chiều rộng đủ để phù hợp với số lượng mẫu cần để định tính ginsenoside.
b) Đặt tấm trong tủ sấy khô, sạch và sấy ở 110 oC trong 10 min đến 15 min trước khi sử dụng.
c) Kẻ một đường thẳng (vạch đầu) cách đáy của tấm sắc ký lớp mỏng 1 cm và đánh dấu các điểm để nhỏ mẫu. Sau đó, kẻ một đường (vạch cuối) cách vạch đầu đúng 8 cm.
C.3.1.4 Phát hiện bằng sắc ký lớp mỏng
a) Cho 5 µl mẫu dung dịch chuẩn ginsenoside và dung dịch mẫu đã chuẩn bị như mô tả ở trên nhỏ xuống tấm sắc ký trong khi sấy khô bằng máy sấy. Nhỏ từng 5 µl mẫu cẩn thận thành nhiều chấm nhỏ để tránh làm bong lớp silica gel của tấm sắc ký lớp mỏng.
b) Sau khi nhỏ xong, sấy khô tấm sắc ký lớp mỏng bằng máy sấy.
c) Đặt tấm sắc ký lớp mỏng trong buồng triển khai với vạch đầu ở đáy và triển khai mẫu.
d) Khi dung môi triển khai đạt đến vạch cuối, tấm sắc ký lớp mỏng được lấy ra và sấy khô bằng máy sấy.
e) Phun dung dịch axit sulfuric 10 % đều trên tấm sắc ký lớp mỏng.
f) Đặt tấm trong tủ sấy ở 110 oC trong 5 min đến 10 min để triển khai màu.
g) So sánh giá trị Rf và màu của các chất được phân tách từ mẫu với các chuẩn đối chứng ginsenoside để phát hiện ginsenoside thích hợp trong các sản phẩm nhân sâm.
Trong đó:
d1 là khoảng dung dịch mẫu dịch chuyển:
d2 là khoảng dung môi triển khai dịch chuyển.
C.3.2 Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Dung dịch mẫu được chuẩn bị theo mô tả ở trên và chuẩn đối chứng ginsenoside được phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao trong các điều kiện như mô tả ở dưới đây. Ginsenoside trong dung dịch mẫu có thể phát hiện được bằng cách so sánh thời gian lưu với các pic là các ginsenoside trong mẫu chuẩn đối chứng.
Các điều kiện hoạt động:
a) Cột: cột ODS
b) Detector: UV (bước sóng 203 nm) hoặc detector tán xạ bay hơi ELSD
c) Rửa giải
– UV: axetonitril: nước (30 : 70 thể tích)
– ELSD: axetonitril: nước : isopropanol (94,5 : 5,0 : 0,1 thể tích)
d) Tốc độ dòng: 1,0 ml/min ~ 2,0 ml/min.
Các điều kiện phân tích có thể điều chỉnh được tùy thuộc vào điều kiện phòng thử nghiệm, nhưng các pic Rb1 và Rf trong sắc ký không được nằm trong vị trí đánh dấu 5 min đầu hoặc 5 min cuối của thời gian lưu.
Phụ lục D
(tham khảo)
Xác định độ ẩm
D.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này có thể áp dụng để phân tích độ ẩm của nhân sâm khô và cao nhân sâm.
D.2 Nguyên tắc
Giả định rằng độ ẩm là thành phần dễ bay hơi duy nhất trong các sản phẩm nhân sâm. Khi áp suất của hơi nước trong thực phẩm tăng lên do gia nhiệt, thì môi trường xung quanh trong thực phẩm giảm tương ứng. Độ ẩm trong mẫu thực phẩm có thể bay hơi hoàn toàn khi gia nhiệt ở 105 oC mà không xảy ra bất kỳ sự thay đổi hóa học nào.
D.3 Thiết bị, dụng cụ
D.3.1 Bình cân có nắp đậy.
D.3.2 Đũa thủy tinh, phần kéo dài ít nhất 1,5 cm từ bề mặt của cát biển khi cho vào bình cân một góc 45o chứa 20 g cát biển.
D.3.3 Tủ sấy có bộ ổn nhiệt, kiểm soát nhiệt độ ± 1 oC.
D.3.4 Cân điện tử, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
D.3.5 Cát biển (cỡ 20 mesh đến 35 mesh).
D.3.6 Bình hút ẩm (sillica gel).
D.3.7 Máy nghiền.
D.3.8 Kẹp.
D.4 Xử lý sơ bộ mẫu
Mẫu nhân sâm sấy khô được nghiền nhỏ bằng máy nghiền để tạo các hạt có cỡ khoảng 3 mm để thử nghiệm. Cao nhân sâm được sử dụng trong thử nghiệm.
D.5 Phép tiến hành đối với nhân sâm sấy khô và cao nhân sâm (dạng bột)
D.5.1 Sấy khô bình cân và nắp riêng trong tủ sấy ở 105 oC trong 5 h. Sau đó, đặt bình cân đã được đậy kín với nắp trong bình hút ẩm, để yên ở nhiệt độ phòng trong 30 min và sau đó cân bình.
D.5.2 Lặp lại bước D.5.1 cho đến khi thu được khối lượng cân không đổi của bình và nắp. Thời gian làm khô phải từ 1 h đến 2 h.
D.5.3 Cân chính xác khoảng 2 g mẫu và đặt vào trong bình cân với khối lượng không đổi đã biết.
D.5.4 Sấy khô bình cân chứa mẫu trong tủ sấy ở 105 oC trong 3 h. Nắp được đậy hơi hé để sấy khô mẫu trong bình cân.
D.5.5 Đặt bình cân đã đậy kín nắp trong bình hút ẩm, để yên ở nhiệt độ phòng trong 30 min và sau đó đem cân bình.
D.5.6 Lặp lại các bước D.5.4 và D.5.5 cho đến khi thu được khối lượng không đổi của chai có chứa mẫu. Thời gian làm khô phải từ 1 h đến 2 h.
D.5.7 Độ ẩm, m, tính bằng phần trăm (%), theo công thức sau:
Trong đó:
w0 là khối lượng của bình cân, tính bằng gam (g);
w1 là khối lượng của bình cân và mẫu thử sau khi đã sấy khô, tính bằng gam (g);
s là khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam (g).
D.6 Phép tiến hành đối với cao nhân sâm (dạng lỏng)
D.6.1 Sấy khô bình cân có chứa 20 g cát biển và đũa thủy tinh trong tủ sấy ở 105 oC trong 5 h.
D.6.2 Sau khi sấy khô, đặt bình cân vào bình hút ẩm, để yên ở nhiệt độ phòng trong 30 min và sau đó cân bình.
D.6.3 Lặp lại phép tiến hành D.6.1 và D.6.2 cho đến khi thu được khối lượng không đổi của bình cân chứa cát biển và đũa thủy tinh. Thời gian sấy khô phải từ 1 h đến 2 h.
D.6.4 Cân chính xác khoảng 1,5 g mẫu và đặt vào bình cân với khối lượng không đổi đã biết. Sau đó, trộn mẫu kỹ với cát biển và dàn đều hỗn hợp trên bề mặt của thành bình cân bằng đũa thủy tinh.
D.6.5 Lặp lại các bước phân tích và tính giống như bước D.5.4 và D.5.5.
Phụ lục E
(tham khảo)
Xác định tro
E.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp này có thể áp dụng để phân tích các mẫu nhân sâm sấy khô.
E.2 Nguyên tắc
Mẫu thu nhận được trong vật chứa (chén nung) để phân tích tro và đốt cháy ở 525 oC đến 600 oC để loại bỏ các chất hữu cơ. Khối lượng chất vô cơ tổng số còn lại trong mẫu tương ứng với hàm lượng tro.
E.3 Thiết bị, dụng cụ
E.3.1 Chén nung sứ có nắp đậy.
E.3.2 Bếp điện.
E.3.3 Lò nung điện tử có bộ ổn nhiệt, kiểm soát nhiệt độ ± 1 oC.
E.3.4 Cân điện tử, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
E.3.5 Bình hút ẩm (sillicagel).
E.3.6 Máy nghiền.
E.3.7 Kẹp.
E.4 Xử lý sơ bộ mẫu
Mẫu nhân sâm sấy khô được nghiền thành bột bằng máy nghiền để tạo các hạt có kích cỡ 3 mm.
E.5 Cách tiến hành
E.5.1 Gia nhiệt chén nung sứ sạch trong lò nung điện tử ở 550 oC trong 3 h. Để yên ở nhiệt độ phòng 1 h và sau đó cân chén.
E.5.2 Lặp lại bước 5.1 cho đến khi thu được khối lượng không đổi. Thời gian sấy khô phải từ 1 h đến 2 h.
E.5.3 Cân chính xác khoảng 3 g mẫu trong chén nung sứ có khối lượng không đổi đã biết.
E.5.4 Đặt chén nung sứ chứa mẫu trong lò nung ở 550 oC và tro hóa mẫu bằng cách gia nhiệt chén nung với nắp cho đến khi tạo thành tro màu trắng hoặc tro màu trắng xám sáng.
E.5.5 Sau khi tro hóa hoàn toàn, đặt chén nung chứa mẫu trong bình hút ẩm, để yên ở nhiệt độ phòng trong 1 h và sau đó cân chén.
E.5.6 Lặp lại các bước E.5.4 và E.5.5 cho đến khi thu được khối lượng không đổi chén chứa mẫu. Thời gian sấy khô phải từ 1 h đến 2 h.
E.5.7 Hàm lượng tro, A, tính bằng phần trăm (%), theo công thức sau:
Trong đó:
w1 là khối lượng của chén nung sứ trước khi sử dụng, tính bằng gam (g);
w2 là khối lượng của chén nung sứ sau khi tro hóa, tính bằng gam (g);
s là khối lượng của mẫu, tính bằng gam (g).
1) Ở một số quốc gia, nhân sâm được coi là một loại thuốc.
2) Các thành phần duy nhất trong nhân sâm được tìm thấy là hỗn hợp phức chất các saponin thường gọi là ginsenoside và hơn 30 ginsenoside đã được biết đến. Ginsenoside Rb1 hoặc ginsenoside Rf là một trong những gensenoside chính. Gensenoside Rb1 xác định được trong tất cả các loại nhân sâm trong khi gensenoside Rf chỉ xác định được trong Panax ginseng C.A. Meyer.
3) Tiêu chuẩn này cho biết thành phần của saponin thô.
4) Khối lượng không đổi là giá trị nhỏ nhất giữa các lần đo khối lượng tiên liếp khi chênh lệch giữa khối lượng đo hiện tại với khối lượng đo trước đó nhỏ hơn 2 mg.
5) (gia tốc trọng trường, G hằng số trọng lực, R bán kính, M khối lượng)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11936:2017 (CODEX STAN 321-2015) VỀ SẢN PHẨM NHÂN SÂM | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN11936:2017 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | 01/01/2017 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |