TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11962:2017 ISO 1130:1975 VỀ VẬT LIỆU DỆT – XƠ DỆT – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ THỬ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11962:2017

ISO 1130:1975

VẬT LIỆU DỆT – XƠ DỆT – PHƯƠNG PHÁP LY MẪU Đ THỬ

Textile fibres – Some methods of sampling for testing

Lời nói đầu

TCVN 11962:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 1130:1975 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2012 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 11962:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

Lời giới thiệu

Không có kỹ thuật lấy mẫu đơn lẻ nào được sử dụng cho tất cả các trường hợp. Ví dụ, những vấn đề gặp phải khi lấy mẫu từ một kiện bông khác với những vấn đề gặp phải khi ly mẫu từ một lô quả sợi, còn ly mẫu từ màng xơ chải thô lại khác với cả hai trường hợp trên.

Nếu các xơ trong khối rời đã được trộn tốt về thành phần đến mức không có sự thay đổi từ phần này qua phần khác, tức là các xơ riêng lẻ được phân bố ngẫu nhiên, thì có thể lấy mẫu từ một vị trí bất kỳ trong khối rời mà không có bất lợi nào.

Nếu các xơ trong khối rời không được trộn tốt về thành phần đến mức có thể thay đổi từ phần này qua phần khác thì mẫu được lấy từ một chỗ bất kỳ sẽ không đại diện cho toàn bộ khối rời.

Do vậy, tiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp đ lựa chọn, minh họa các kỹ thuật được cho là có thể chấp nhận, đáp ứng các vấn đề phổ biến gặp phải khi lấy mẫu để đánh giá cht lượng xơ. Các phương pháp đặc biệt trong nghiên cứu không được nêu, cũng như không có cả các kỹ thuật đặc biệt đã sử dụng, ví dụ, khi lấy mẫu len từ bộ lông cừu hoặc bông từ hạt.

 

VẬT LIỆU DỆT – XƠ DỆT – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ THỬ

Textile fibres – Some methods of sampling for testing

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định một số phương pháp chuẩn bị mẫu  phòng thử nghiệm, và đưa ra cách xử lý giới hạn về vấn đề rút mẫu thử ra để thử.

Phạm vi áp dụng của từng phương pháp thử được cho ở phần đầu của từng điều kèm theo phương pháp thử.

Không thể có một qui trình riêng lẻ để bao trùm toàn bộ; trong nhiều trường hợp, việc lựa chọn mẫu hoặc mẫu thử phải cần được quy định bi phương pháp thử phù hợp.

Tiêu chuẩn này không quy định cách lựa chọn các mẫu lấy theo chiều dài, cũng như các yêu cầu đặc biệt có liên quan đến việc xác định khối lượng thương mại.

Phụ lục A và các bảng trong tiêu chuẩn này dùng để hướng dẫn chung trong việc xác định kích thước của mẫu thử được lấy sao cho giá trị trung bình của mẫu đã xác định phải có các giới hạn tin cậy.

 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1  Xơ riêng lẻ (individual)

Bất kỳ xơ đơn nào được lấy ra để đo.

2.2  Tập hợp (population)

Toàn bộ các xơ riêng lẻ dùng để mô tả một hoặc nhiều đặc điểm (ví dụ: xơ trong một kiện bông; tất cả các xơ thành phần trong bộ ống si).

2.3  Phân vùng (zoning)

Khi biết tập hợp được lấy mẫu có sự thay đổi về tính chất từ phần này đến phần khác cn được xem xét, các xơ riêng lẻ hoặc nhóm các xơ riêng l trong tập hợp được lấy ngẫu nhiên từ bên trong các phần hoặc các vùng khác nhau, lựa chọn sao cho tt cả các thay đổi của tính cht được lấy đại diện theo đúng tỷ lệ. Thao tác này được gọi là phân vùng.

2.4  Mu phòng thử nghiệm (laboratory sample)

Một mẫu dùng để đại diện cho khối rời lớn vật liệu, trong trạng thái được gửi đến phòng thử nghiệm. Kích thước mẫu thuận tiện cho nhiều loại phép thử chỉ bao gồm các mẫu thử nhỏ khoảng từ 25 g đến 50 g; các phép thử gồm các mẫu thử tương đối lớn thì yêu cầu một lượng lớn hơn.

2.5  Mẫu thử phòng thử nghiệm (laboratory test sample)

Phần xơ được ly ra từ mẫu phòng thử nghiệm theo cách sao cho đảm bảo được tính chất đại diện của nó và cung cấp một lượng đ nhỏ để có thể chuyển đổi dễ dàng thành các mẫu thử.

2.6  Mu thử (test sample)

Phần của mẫu phòng thử nghiệm (sợi, xơ, v.v…) được thử một lần.

2.7  Mu đánh số (numerical sample)

Mu mà các xơ trong tập hợp đều có cơ hội như nhau để được lấy đại diện.

2.8  Mu lấy theo chiều dài (length-biased sample)

Mu trong đó cơ hội của một xơ bất kỳ trong tập hợp được lấy đại diện tỷ lệ với chiều dài của xơ đó.

 Phương pháp lấy mẫu đối với xơ libe

CHÚ THÍCH  Xơ libe cần được phá vỡ trong các công đoạn gia công ban đầu, vì vậy thực hiện lấy mẫu để đo chiều dài xơ trên con cúi hoặc sợi mà không phải trên xơ nguyên liệu.

3.1  Phạm vi áp dụng

Xơ libe nguyên liệu thường được lấy mẫu để đo độ mảnh và độ bền của xơ và các phương pháp sử dụng tùy thuộc vào loại xơ libe. Xơ lanh và xơ gai dầu cần xử lý khác so với xơ đay và xơ đay kenap.

Phương pháp A áp dụng cho các kiện hoặc các khối rời khác của xơ libe như là xơ lanh và xơ gai dầu ở trạng thái chưa gia công và áp dụng cho khối rời của xơ lanh dài đã được chải ở dạng bó.

Phương pháp B áp dụng cho các kiện hoặc khối rời của xơ đay và xơ đay kenap  trạng thái chưa gia công.

3.2  Thuật ngữ, định nghĩa

3.2.1  Bẹ đay (reed)

Các dòng xơ lấy từ một thân cây đay sau khi ngâm.

3.2.2  Con đay (head)

Một bó bẹ đay được xoắn lại và gập đôi chồng lên nhau trước khi được đóng thành kiện.

3.2.3   (burch)

Tập hợp các đoạn lanh được buộc lại bằng hai hoặc nhiều dây chuẩn bị cho đóng kiện.

3.2.4  Nắm (strick)

Một bó nhỏ các bẹ lanh, hoặc lanh đã đập, hoặc lanh được chải thô, có kích thước có thể nắm trong bàn tay, hoặc một bó đay tương tự như một con đay nhưng nhỏ hơn, thường có khối lượng từ 1 kg đến 2 kg.

3.3  Lấy mẫu từ khối rời

Lấy một mẫu đại diện bằng cách rút các mẫu phụ nhỏ từ các phần khác nhau của khối rời và bằng cách chia đôi nhiều lần để giảm mỗi mẫu phụ đến số lượng xơ phù hợp.

3.4  Phương pháp A

Chọn ngẫu nhiên một số bó (tốt nhất là không nhỏ hơn hai mươi) từ các phần khác nhau của kiện hoặc khối rời, và lấy ra một nắm xơ từ mỗi bó xơ. Chia từng nắm xơ theo chiều dài bằng cách giữ chặt phần giữa và kéo các xơ ra hai bên theo chiều dài của xơ để chia thành hai phần. Khi bỏ đi một phần thì phải nhận diện phần gốc và ngọn của phần xơ được giữ lại. Chia đôi nhiều lần phần được giữ lại cho đến khi giữ lại được lượng xơ đủ nhỏ. Tạo nên mẫu hỗn hợp đ thử bng cách kết hợp xơ được giữ lại từ mỗi nắm xơ, đặt các phần gốc với nhau và các phần ngọn với nhau.

3.5  Phương pháp B

Lấy ngẫu nhiên một số con đay (tốt nhất là không nhỏ hơn năm mươi) từ khối rời và lấy ra một bẹ đay từ mỗi con đay. Cắt mỗi bẹ đay này thành các phần gốc, phần giữa và phần ngọn, giữ các phần này tách rời và kết hợp các đoạn cắt tương ứng từ tất cả các bẹ đay lại với nhau. Sau đó chải từng phần xơ hỗn hợp trên các kim chải hoặc bằng các biện pháp khác để loại bỏ các xơ liên kết ngang hoặc xơ rối.

Để xác định độ mnh của xơ và tải trọng đứt xơ đơn, cắt các chùm xơ nhỏ, mỗi chùm có khối lượng vài miligam và có chiều dài cố định (30 mm là phù hợp), ở nhiều điểm của một chùm hỗn hợp và gộp chúng lại với nhau để tạo thành một mẫu thử (khối lượng thích hợp thường là 25 mg).

4  Phương pháp lấy mẫu đối với xơ bông

4.1  Phạm vi áp dụng

Điều 4 quy định các phương pháp chuẩn bị các mẫu phòng thử nghiệm đánh số.

Các phương pháp được mô tả từ 4.2 đến 4.6 có thể áp dụng cho các khối rời xơ bông ở các dạng khác nhau.

Các phương pháp được mô tả từ 4.6.1 đến 4.6.3 có thể áp dụng cho tất cả các xơ được kéo trên hệ bông.

4.2  Lấy mẫu từ khối rời nhỏ bông nguyên liệu hoặc bông pha

Nếu khối rời bông nguyên liệu tơi có khối lượng nhỏ hơn 5 kg thì phải trải ra thành một lớp đều. Nếu không có quy định khác, lấy mẫu phòng thử nghiệm bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên tối thiểu một trăm chùm xơ, mỗi chùm có khối lượng từ 0,25 đến 0,50 g.

Nếu khối rời nặng hơn 5 kg, chia khối rời thành nhiều phần bằng nhau, và lấy một lượng bng nhau các chùm xơ (mỗi chùm từ 0,25 đến 0,50 g) từ mỗi phần sao cho số lượng tổng từ tất cả các phần lớn hơn một trăm.

4.3  Lấy mẫu từ một khối rời có trong kiện bông

4.3.1  Quy định chung

Hầu hết các tính chất xơ  trong và  giữa các lớp xơ trong cùng kiện bông đều thay đổi. Các giá trị của hệ số biến sai trong một lớp và giữa các lớp và của tỷ số các hệ số biến sai này thay đổi theo các đặc tính xơ đang được xem xét và cũng theo loại bông.

4.3.2  Cách tiến hành

Nếu kiện bông đã m, có thể nhận được một mẫu phòng thử nghiệm phù hợp bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên mười chùm xơ từ mỗi lớp xơ trong mười lớp xơ cách đều nhau.

Nếu kiện bông chưa mở thì không thể thực hiện theo qui trình trên. Trong trường hợp này, cho phép thực hiện theo qui trình sau:

Lấy ra s lượng yêu cầu các chùm xơ bằng cách lấy bông từ một hoặc nhiều mép vuông góc với các lớp trong kiện, sao cho mẫu gồm xơ từ nhiều lớp. Trong khi lấy chùm xơ, loại bỏ bông bị bẩn nằm ở phía ngoài của kiện (có thể cắt các đai  hai đầu kiện để cho qui trình này thuận tiện).

CHÚ THÍCH  Nhận được mẫu kém phù hợp hơn bng cách chọn các chùm xơ từ nhiều vị trí trên mặt trên và mặt dưới của kiện bông.

Mặc dù dễ dàng tiếp cận với kiện bông, bất kỳ mẫu phòng thử nghiệm nào nhận được theo cách này sẽ đại diện nhiều nhất cho hai lớp, mỗi lớp ở một phía của kiện.

4.4  Lấy mẫu từ một khối rời có trong một vài kiện bông

4.4.1  Quy định chung

Phương pháp lấy mẫu chi tiết phụ thuộc vào loại phép thử được thực hiện, số lượng kiện và sự thay đổi có thể có giữa các kiện.

4.4.2  Cách tiến hành

Phải thực hiện theo qui trình sau trừ khi có các quy định kỹ thuật khác.

4.4.2.1  Khi số lượng kiện lớn hơn 10 và sự thay đổi thực sự trong khối rời là không lớn hơn đáng kể độ chính xác yêu cầu trong kết quả thử.

Lựa chọn ngẫu nhiên 10 % số kiện (hoặc mười kiện nếu 10 % khối rời nhỏ hơn mười kiện); sau đó từ từng lớp của từng kiện đã chọn, ly một số lượng xơ như nhau để có được tối thiu một trăm chùm xơ.

4.4.2.2  Trong các trường hợp khác

Từ từng lớp của từng kiện, ly một số lượng chùm  như nhau; chọn tối thiểu một trăm chùm xơ.

CHÚ THÍCH  Đối với hầu hết mục đích thương mại, khi lựa chọn một mẫu thương mại t một kiện bông, việc nhận được một mẫu đại diện bằng cách m một kiện bông và thực hiện theo qui trình được mô tả trong 4.2  trên là không thực tế. Các mu được chuẩn bị bằng cách lựa chọn bông từ một hoặc hai lớp trong kiện là có thể chấp nhận được cho nhiều mục đích phân loại cht lượng và cho một số dạng thử nghiệm (ví dụ: xác định giá trị micronaire) khi kinh nghiệm trước đó ch ra rằng đặc tính đang xem xét thay đổi đáng kể từ kiện này sang kiện khác trong một lô thương mại hơn là giữa các lớp trong cùng một kiện. Trong các trường hợp này, khuyến nghị rằng chuẩn bị mẫu thương mại  dạng hai miếng bông, tương tự về diện tích bề mt và khối lượng, được lấy từ các lớp bên ngoài đối diện nhau của kiện. Bề mặt của mẫu phải không nhỏ hơn 120 mm x 150 mm và tổng khối lượng không nh hơn 150 g. Một mẫu gồm một miếng có cùng diện tích bề mặt và tng khối lượng được cắt chỉ từ một lp ngoài thì kém đại diện hơn và sẽ được cho là đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này chỉ khi có sự đồng ý ca các bên có liên quan.

4.5  Chuẩn bị các mẫu thử phòng thử nghiệm.

Trong các trường hợp cụ thể, có thể cần có mẫu thử phòng thử nghim, được chuẩn bị từ mẫu phòng thử nghiệm.

Các mẫu thử phòng th nghiệm phải được chuẩn bị bằng phương pháp có tính đến phép thử được thực hiện và mức độ chính xác mong muốn.

Nhìn chung, trộn xơ bằng máy trộn cơ học được ưu tiên hơn, đặc biệt khi mẫu thử có kích thước nhỏ như trong trường hợp phép thử độ bn chùm xơ phẳng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các mẫu được chuẩn bị bằng tay là phù hợp.

Khi mẫu phòng th nghiệm gồm các chùm xơ được lấy bằng cách cắt trong các kiện bông, không được đưa các xơ cắt vào mẫu thử phòng thử nghiệm.

4.5.1  Trộn cơ học (phương pháp được ưu tiên hơn)

Máy trộn cơ học được thiết kế để sử dụng cho một khối lượng xơ cụ thể, ví dụ: lên đến 10 g.

Tri mẫu phòng thử nghiệm sao cho có thể lấy các nhúm nh xơ từ bất kỳ điểm nào. Lấy các nhúm nhỏ xơ từ tối thiểu 32 điểm khác nhau cách đều nhau trong mẫu phòng thử nghiệm.

Thực hiện thao tác kéo nhẹ nhúm xơ trước khi cho chúng vào máy trộn cơ học để tạo ra một lớp xơ càng đồng nhất càng tốt. Trộn các xơ bằng máy trộn để tạo ra một mẫu thực tế, đồng nhất, cn thận để không làm hư hại các xơ.

4.5.2  Phương pháp thủ công

Nhiều phương pháp khác nhau đã được mô tả trong các tiêu chuẩn quốc gia. Các phương pháp này được thiết kế cho các phương pháp thử khác nhau, ví dụ: tạo đầu bằng” và tạo ra các con cúi bằng tay và tạo các mẫu nhỏ để chia đôi và kết hợp liên tiếp. Trong một số trường hợp, tốt nhất là chuẩn bị các mẫu thử trực tiếp từ mẫu phòng thử nghiệm.

4.6  Lấy mẫu từ khối rời gồm vật liệu đã xử lý

4.6.1  Cúi, sợi thô

Nếu khối rời gồm nhiều thùng cúi hoặc quả sợi thô, mỗi thùng cúi hoặc quả sợi thô được chuẩn bị và xử lý theo cách giống nhau, thì nhận được độ chính xác thích hợp của mẫu phòng thử nghiệm cho hầu hết các mục đích bằng cách lấy các đoạn dài bằng nhau từ tối thiểu bốn thùng cúi hoặc quả sợi thô được chọn từ các phần khác nhau của khối rời. Nếu số lượng thùng cúi hoặc quả sợi thô nhỏ hơn bốn thì lấy các đoạn /dải bằng nhau từ từng thùng cúi hoặc quả sợi thô.

4.6.2  Sợi

Nếu thử các quả sợi từ chuyến hàng thì chọn bốn quả từ các phần khác nhau của khối rời; nếu khối rời có dưới bốn quả sợi thì chọn tất cả.

4.6.3  Vải

Lựa chọn tối thiểu bốn sợi để thử. Chọn các sợi dọc  các khoảng cách đều nhau trên toàn bộ khổ rộng, thông thường chọn khoảng mười sáu sợi theo cách này là thuận lợi. Nếu có thể, ly các sợi ngang từ các chỗ khác nhau dọc theo vải, miễn là bao gồm sợi của các ống sợi khác nhau.

CHÚ THÍCH  Sau đó có thể chun bị mẫu hoặc mẫu thử t các qu sợi đã chọn bằng cách t xoắn các đoạn dài bằng nhau của mỗi quả sợi như mô tả trong 4.6.2 và 4.6.3, cn thận để loại bỏ các xơ từ các đầu cắt của đoạn sợi.

5  Phương pháp lấy mẫu xơ nhân tạo cắt ngắn

5.1  Phạm vi áp dụng

Phương pháp này áp dụng cho mẫu đánh số. Phương pháp này phù hợp cho hầu hết các loại xơ nhân tạo  dạng kiện, cần qui trình ly mẫu biến đổi cho hàng hóa của xơ ngắn bất thường và xơ ngắn được tạo ra từ phế liệu filamăng.

5.2  Số lượng kiện được lấy mẫu

Nếu hàng hóa không quá năm kiện thì lấy mẫu tất cả các kiện. Nếu hàng hóa gồm trên năm kiện nhưng không quá hai mươi lăm kiện thì ly ngẫu nhiên năm kiện. Nếu hàng hóa có trên hai mươi lăm kiện thì lấy ngẫu nhiên mười kiện.

5.3  Chuẩn bị mẫu cuối cùng đại diện cho hàng hóa

Từ mỗi kiện được lấy mẫu, lấy bốn nắm xơ mỗi nắm nặng khoảng 10 g, lấy hai nắm từ các vị trí khác nhau ở vùng bên ngoài 1) và hai nắm từ các vị trí khác nhau  vùng bên trong1). Để riêng bốn nắm xơ.

Từ mỗi nắm xơ, lấy ra một chùm xơ khoảng 100 mg và chia thành bốn phần, mỗi phần nặng khoảng 25 mg. Đặt tách riêng mười sáu chùm xơ, tất cả được rút ra từ cùng một kiện. Kết hợp một trong mười sáu chùm xơ này với một trong mười sáu chùm xơ được chuẩn bị theo cùng một cách từ các kiện khác đã lấy mẫu. Theo cách này, chuẩn bị được mười sáu mẫu phụ, mỗi mẫu phụ gồm khoảng 25 mg xơ từ mỗi kiện đã ly mẫu. Chuẩn bị mẫu đại diện cuối cùng từ mười sáu mẫu phụ này bằng cách chập và chia đôi nhiều ln như sau:

Đặt chùm xơ thứ nhất và thứ hai lại cùng với nhau và trộn kỹ bằng cách kéo ra và chập đôi lại nhiều lần. Tách chùm xơ nhận được theo chiều dọc thành hai chùm xơ bằng nhau; giữ lại một chùm xơ và bỏ chùm kia đi. Kết hp và trộn theo cách tương tự các cặp chùm xơ khác (3 và 4; 5 và 6; 7 và 8, v.v…), mỗi lần chỉ giữ lại một nửa chùm xơ đã trộn. Sau đó kết hợp và trộn hai chùm xơ được rút ra từ 1 và 2, 3 và 4; tách chùm xơ đã trộn và giữ lại một nửa. Tiếp tục quá trình trộn các cặp và chia đôi cho đến khi còn lại một chùm xơ tạo thành mẫu đại diệnCẩn thận kéo rất nhẹ sao cho không kéo căng hoặc làm đứt xơ. Khi tách một chùm xơ để loại bỏ một nửa, cần phải tách từ giữa chùm và kéo các phần sang hai bên, không kéo hai đu để tách chùm xơ.

6  Phương pháp lấy mẫu đối với xơ len

6.1  Phạm vi áp dụng

Điều 6 quy định phương pháp chuẩn bị mẫu phòng th nghim đánh số, đặc biệt cho các phép đo chiều dài xơ.

Phương pháp quy định trong 6.2 áp dụng cho xơ len. Phương pháp quy định trong 6.3 và 6.4 áp dụng cho tất cả các xơ được xử lý trên hệ kéo sợi len chải thô hoặc chải kĩ.

6.2  Phương pháp lấy mẫu đối với các xơ rời – Phương pháp phân vùng

6.2.1  Quy định chung

Hai trường hợp điển hình được mô tả và hầu hết các mẫu có kích thước trung gian có thể được xử lý bằng cách thay đổi nhỏ một trong các qui trình đã cho.

6.2.2  Lấy mẫu từ khối rời gồm có một túi hoặc kiện lông cừu chưa giặt

Một túi len điển hình có thể nặng khoảng 350 kg và sẽ gồm số lượng lớn các bộ lông cừu hoặc các phần của các bộ lông cừu.

Sự thay đổi tổng thể về chiều dài xơ có thể được xem xét trong hai phần sau:

a) Sự thay đổi trong phạm vi một bộ lông cừu hoặc theo từng phần bộ lông cừu. Điều này được gọi là thay đổi trong phạm vi vùng;

b) Sự thay đổi giữa các bộ lông hoặc giữa các phần bộ lông cừu. Điều này được gọi là thay đổi giữa các vùng.

Không thể nói chung chung là khối lượng len trong bao là đồng nhất và bởi vậy cần tìm trong toàn khối rời để nhận được mẫu đại diện. Kết quả là, có thể thấy thuận tiện khi thực hiện qui trình lấy mẫu dưới đây trong khi chuyển len sang máy cấp xơ, thùng chứa hoặc phên cho công đoạn xử lý tiếp theo.

6.2.2.1  Chọn số lượng vùng

Sai số chuẩn, σ, của N xơ được tính theo công thức:

Trong đó

Vr phương sai dư trong vùng;

Vz phương sai giữa các vùng;

n số lượng các vùng;

N tổng số xơ được đo.

Sau đó số lượng xơ trung bình đo được trên một vùng (nhìn chung không phải là số nguyên) là

Trong khi đó chiều dài xơ trung bình, nếu đã biết các giá trị Vr, và Vz đin hình của loại len cần th, có thể tra cứu Bảng A.1 của Phụ lục A đ nhận được các giá trị gần đúng n và N, các giá trị này sẽ cho ra chiều dài trung bình có sai số chuẩn của giá trị được yêu cầu cho mục đích trung gian. Nếu không biết các giá trị Vr và Vz thì sử dụng các giá trị n và N gạch dưới từ cùng một bảng tương ứng với các giá trị Vr và Vz đin hình cho nhiều loại len.

Khi xác định N và n, phải nhớ là thời gian để đo một xơ khi đã hoàn thành phân vùng ít hơn rất nhiều thời gian dùng để phân loại một vùng.

6.2.2.2  Lựa chọn vùng

Qui trình sử dụng thiết bị đơn giản nhất. Có thể sử dụng thiết bị xử lý cơ học, ví dụ: băng tải để đy nhanh qui trình.

Khi xác định được số lượng các vùng và tổng số xơ thì sẽ biết hộp hoặc phép đo để chứa khoảng 0,5 kg xơ. Nếu tổng khối lượng của khối rời là các hộp đầy Q2), tính thương số Q/n, làm tròn đến số nguyên gần nhất. Gọi số này là P.

Lựa chọn các vùng yêu cầu để lấy mẫu như sau: Bỏ xơ vào hộp nhiều lần và đổ xơ ra khỏi hộp cho đến khi khối rời lấy mẫu đã được chuyển hết, giữ lại hộp đầy đầu tiên và mỗi hộp đầy tiếp sau là bội số của giá trị P, và giữ các hộp đầy này theo thứ tự mà chúng được lấy ra từ khối ri. Lượng xơ trong mỗi hộp đầy được giữ lại tạo nên một vùng.

6.2.2.3  Lấy mẫu vùng

Dùng tay lần lượt chia đôi mỗi hộp đầy và bỏ nửa bên trái. Chia nửa bên phải thành hai na và bỏ nửa bên trái. Tiếp tục quá trình chia này cho đến khi, theo đánh giá bằng mắt, nhận được số lượng xơ cần thiết trên một vùng xấp xỉ N/n. Chuyển hết những xơ này sang một bảng nhung và đậy lên bằng một tm trong suốt nhỏ. Lặp lại quá trình này cho mỗi vùng hoặc hộp đã chọn. Mu đại diện cuối cùng gồm số lượnn của các nhóm xơ trên bảng nhung và để tránh sai lệch thì tất cả các xơ trong mỗi nhóm đều được đo.

6.2.3  Lấy mẫu từ khối rời gồm một vài kilôgam xơ len rời

Qui trình này phù hợp để lấy mẫu từ len có khối lượng lên đến một vài kilôgam.

6.2.3.1  Bố trí các mớ xơ len hoặc các nhóm xơ tạo thành mẫu sát cạnh nhau và song song trên bàn sao cho số lượng các xơ có chiều dài bằng toàn bộ chiều dài của bàn càng bằng nhau ng tốt. Thực hiện việc này bằng cách chia dọc các nhóm lớn thành các đơn vị nhỏ hơn.

6.2.3.2  Từ Bảng A.1 của Phụ lục A, tìm tổng số lượng xơ yêu cầu, N, và số lượng vùng yêu cầu, n.

6.2.3.3  Lấy ra một nhóm xơ t một trong n điểm khác đặt cách gần đều nhau dọc theo toàn bộ chiều dài của bàn.

Chia đôi nhiều lần mỗi nhóm xơ đã chọn để làm giảm kích thước theo mô tả trong 6.2.2.3 cho đến khi nhận được số lượng xơ yêu cầu trong mỗi vùng.

6.3  Phương pháp lấy mẫu cho cúi – Phương pháp rút ngẫu nhiên

6.3.1  Quy định chung

Phương pháp này phù hợp cho các xơ được xử lý trên hệ kéo sợi len hoặc hệ kéo sợi len chải kĩ, cúi không có độ săn như là cúi chải thô hoặc cúi chải kĩ, và cũng phù hợp cho cúi bất kỳ mà có thể tở săn dễ dàng trước khi lấy mẫu.

Phương pháp này đưa ra qui trình chuẩn bị xơ bằng tay; và các phương tiện chuẩn bị mẫu tự động tương tự như phương pháp bằng tay không được mô tả.

6.3.2  Thiết bị, dụng cụ

Một cái kẹp phù hợp dùng để rút xơ từ cúi. Dụng cụ này có thể làm từ loại kẹp giấy rộng khoảng 150 mm. Mép thẳng của kẹp, nếu cần thiết, được mài để song song với mép cong. Sau đó, gắn bằng keo dính một dải da mỏng vào rãnh của mép cong sao cho kẹp sẽ giữ chắc chắn một xơ len ở tất cả các điểm dọc theo mép của nó.

6.3.3  Cách tiến hành

Giữ chắc chắn con cúi  gần đầu tự do bằng tay phải và sau đó kẹp chặt cúi cách điểm giữ khoảng 300 mm bằng tay trái. Kéo nhẹ con cúi ra bằng cả hai tay và loại bỏ phần ngắn hơn. Đặt phần còn lại dọc theo các đường tâm của hai bảng nhung có các cạnh đặt liền nhau, đầu cúi được chia gần với phía trước của bảng đầu tiên như chỉ ra trong Hình 1. Đặt một tm thủy tinh hoặc tấm kính perspex đè lên con cúi gần cạnh sau của bảng nhung thứ hai để cúi không di chuyển. Một cách khác là sử dụng một bảng to.

Sử dụng kẹp có các ngàm kẹp được lót da để kẹp phần xơ dải 2 mm3), rút các xơ ra và bỏ đi. Lặp lại qui trình này, ly và loại bỏ các xơ liên tiếp trong một khoảng cách gần bằng với khoảng cách của xơ dài nhất trong con cúi4). Bây giờ đu con cúi được làm bằng và bất kỳ lần rút tiếp theo các đầu xơ sẽ là mẫu đại diện.

Chọn một lần rút ngẫu nhiên trong mười lần rút liên tiếp. Nếu có yêu cầu, có thể chọn lần rút thứ hai theo cách tương tự từ cùng đầu được chuẩn hóa. Sau đó chuyển các xơ đã rút sang một bảng nhung nhỏ, dùng một tấm trong suốt đậy lên và đo tất cả các xơ theo phương pháp quy định.

Cho phép giảm kích thước của mười lần cuối rút bằng cách kẹp phần xơ dài 1 mm nếu ch yêu cầu một mẫu có kích thước vừa phải5).

6.4  Lấy mẫu từ khối rời gồm các sợi – Phương pháp tạo đầu bằng

6.4.1  Quy định chung

Phương pháp này phù hợp cho sợi gồm các xơ được xử lý trên hệ kéo sợi len hoặc hệ kéo sợi len chải kĩ.

6.4.2  Cách tiến hành

Từ mẫu cn th, lấy ngẫu nhiên một đoạn sợi có chiều dài tối thiểu bằng ba lần chiều dài của thành phần xơ có chiều dài dài nhất của sợi. Tở xoắn sợi bằng tay, đặt sợi xuống chính giữa bảng nhung nhỏ và đậy lên một tấm trong suốt nhỏ. Sau đó cắt sợi cách mép trước của tấm khoảng 5 mm (xem Hình 2).

Dùng kẹp nhỏ rút bỏ từng xơ nhô ra phía trước của tấm che, ngay phía sau mép của tấm. Qui trình này được gọi là tạo đầu bằng. Di chuyn tấm về phía sau một vài milimet, để lộ ra một dải của các đầu xơ; lấy ra lần lượt từng xơ một và đo chúng theo phương pháp quy định. Tiếp tục cho đến khi lấy ra được tổng tối thiểu năm mươi xơ. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, một khi tấm đã dịch chuyển về phía sau thì lấy tất cả các xơ có đu nhô ra. Sau đó bỏ đoạn sợi, lấy một sợi khác từ mẫu và tạo đầu bằng, đo tối thiểu năm mươi xơ. Lặp lại qui trình trên cho các đoạn sợi mới được lấy ngẫu nhiên từ khối rời cho tới khi nhận được số lượng xơ yêu cầu.

6.5  Số lượng xơ trong mặt cắt ngang con cúi

Việc có một số hiểu biết về số lượng trung bình của các đầu xơ trên đơn vị chiều dài (mật độ đầu xơ) đôi khi là hữu ích trong lấy mẫu.

Có thể tính số lượng này từ mật độ dài của cúi, chiều dài xơ trung bình và căn bậc hai của giá trị trung bình bình phương đường kính xơ. Áp dụng công thức gần đúng dưới đây cho các xơ len:

Số lượng trung bình của các xơ trên mặt cắt ngang là

972 W x 103/d2

và số lượng trung bình của các xơ (hoặc các đầu xơ) trên milimét cúi là

97,2 W x 103/d2 L

Trong đó

W  mật độ dài của con cúi, tính bằng kilotex;

d  căn bật hai của giá trị trung bình bình phương đường kính xơ, tính bằng micromet;

L  chiều dài xơ trung bình, tính bằng centimet.

Hình 1

Hình 2

 

Phụ lục A

(Quy định)

Xác định số lượng các phép thử

Số lượng các xơ riêng lẻ cần thử sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của vật liệu và độ chính xác yêu cầu. Trong khi lấy mẫu ngẫu nhiên, giá trị trung bình của các mẫu th, khoảng mười chín ln trong số hai mươi lần, sẽ trong khoảng

của giá trị trung bình của tập hợp

Trong đó

C  hệ số biến sai của tính chất được xem xét, tính bằng phần trăm;

n  số lượng các mẫu th.

Các giá trị % là các giới hạn tin cậy của sai số.

Thông thường, khi biết giá trị của hệ số biến sai một cách gần đúng thì có thể tính số lượng các xơ cần thiết để đạt được các giới hạn tin cậy của sai số đã biết. Một số các giá trị đã biết này được cho trong Bảng A.2 của phụ lục này. Sau đó có thể sử dụng Bảng A.3 để tìm số lượng các xơ yêu cầu để thử với bất kỳ giới hạn tin cậy mong muốn sai số nào của giá trị trung bình.

VÍ DỤ

Độ bền trung bình của các xơ lấy từ cúi len chải kỹ được yêu cầu có các giới hạn tin cậy của sai số là 10 %. Từ Bng A.2, biết được hệ số biến sai là 50 % và Bảng A.3 cho thấy cần khoảng 100 xơ cho các giới hạn tin cậy của sai số 10 %, (cúi len chải kĩ được lấy mẫu bằng phương pháp tạo đầu bằng có 113 xơ, tất cả các xơ này được thử độ bền.)

Đối với tập hợp không đồng nhất, sự thay đi của giá trị trung bình của mẫu một phần do sự thay đổi giữa các vùng và một phần do sự thay đổi trong vùng, và không thể sử dụng công thức đơn giản  trên. Nếu sự thay đổi giữa các vùng tương đối lớn, tốt nhất là lấy nhiều vùng và chỉ đo một vài xơ từ mỗi vùng. Nếu ngược lại là đúng thì tập hợp có thể được xử lý như là đồng nhất.

Bt cứ khi nào quy định lấy mẫu ngẫu nhiên thì nên sử dụng các bảng số ngẫu nhiên.

Bảng A.1 – Sai số chuẩn của chiều dài xơ trung bình, tính bằng centimét

Thay đổ(cm2)

N* = 400

N* = 800

N* = 1 600

Giữa các vùng

Vz

Trong các vùng

Vt

n**=

n**=

n**=

50

100

200

50

100

200

50

100

200

8

8

0,42

0,32

0,24

0,41

0,30

0,22

0,41

0,29

0,21

 

4

0,41

0,30

0,22

0,41

0,29

0,21

0,40

0,29

0,21

 

2

0,41

0,29

0,21

0,40

0,29

0,21

0,40

0,28

0,20

4

8

0,32

0,24

0,20

0,30

0,22

0,17

0,29

0,21

0,16

 

4

0,30

0,22

0,17

0,29

0,21

0,16

0,29

0,21

0,15

 

2

0,29

0,21

0,16

0,29

0,21

0,15

0,29

0,20

0,15

2

8

0,24

0,20

0,17

0,22

0,17

0,14

0,21

0,16

0,12

 

4

0,22

0,17

0,14

0,21

0,16

0,12

0,21

0,15

0,11

 

2

0,21

0,16

0,12

0,21

0,15

0,11

0,20

0,15

0,11

N* = tổng số các xơ

n** = số lượng vùng

Bảng A.2 – Một số giá trị gần đúng của hệ số biến sai của các tính chất của các xơ riêng rẽ, tính bằng tỷ lệ phần trăm

(Các số cho mẫu đánh số, trừ khi có quy định khác và là gần đúng và có thể thay đổi đáng kể giữa khối rời này với khối rời khác)

Nguồn xơ

Chiều dài

%

Đường kính

%

Tải trọng đứt

%

Độ giãn đứt

%

Mật độ dài

%

Bông

40

25

50

35

25

Len, đã phân loại và giặt

50 đến 60

20 đến 26*

50

60

Cúi len chải thô

60

20 đến 26*

50

60

Cúi len chải kĩ, sợi

50

20 đến 26*

50

60

Len chải thô

90

30*

Xơ lanh, cơ bản

50

50

Xơ lanh trong nắm xơ (chét xơ)

60

Xơ lanh trong cúi từ các giai đoạn chuẩn bị ban đầu

80

Xơ lanh trong sợi thô

Xơ lanh ngắn ở tất cả các công đoạn

Sợi kéo khô

100

Xơ lanh trong sợi kéo ướt

50

Dòng xơ lanh

75

50

50

Xơ visco cắt ngắn

15

15

10

Xơ xenlulo axetat cắt ngắn

15

15

15

* Biểu thị mẫu lấy theo chiều dài.

CHÚ THÍCH  Đối với len, hệ số biến sai của tải trọng đt và độ giãn đứt được cho trong bảng này không phải là yếu tố quan trọng. Trên thực tế, kinh nghiệm giữa các phòng th nghiệm  các nước khác nhau cho thấy các phép đo động học trên xơ len (tải trọng đứt và độ giãn đứt) không luôn luôn cho ra kết quả tái lập.

Bảng A.3 – Số lượng xơ* yêu cầu cho các giới hạn tin cậy khác nhau của giá trị trung bình

Hệ số biến sai

%

Gii hạn tin cậy như là tỷ lệ phần trăm của giá trị trung bình

1

2

3

5

10

20

30

2

16

4

2

1

1

1

1

5

100

25

12

4

1

1

1

10

400

100

45

16

4

1

1

15

900

225

100

36

9

3

1

20

1 600

400

178

64

16

4

2

25

2 500

625

278

100

25

7

3

30

3 600

900

400

144

36

9

4

35

4 900

1 225

545

196

49

13

6

40

6 400

1 600

712

256

64

16

8

45

8 100

2 025

900

324

81

21

9

50

10 000

2 500

1 112

400

100

25

12

55

**

3 025

1 345

484

121

31

14

60

**

3 600

1 600

576

144

36

16

65

**

4 225

1 878

676

169

43

19

70

**

4 900

2 178

784

196

49

22

75

**

5 625

2 500

900

225

57

25

80

**

6 400

2 845

1 024

256

64

29

85

**

7 225

3 212

1 156

289

73

33

90

**

8 100

3 600

1 296

324

81

36

100

**

10 000

4 443

1 600

400

100

45

* Các giá trị về số lượng xơ được cho trong phần giữa của bảng được tính từ các giá trị gần đúng của

và áp dụng cho mức xác suất 95 % (19 trong 20).

* Ch rõ trên 10 000 xơ.

 



1) Một kiện được xem xét bao gồm vùng ngoài và vùng trong, kích thước của vùng trong bằng 80 % kích thước tương ứng của toàn bộ kiện, vì vậy tạo thành khong một nửa tổng thể tích.

2) Khối lượng xơ rời trong trường hợp này bằng Q x 0,5 kg.

3) Có thể đo khoảng cách này, là chiều dà trong kẹp,  lần đầu tiên bằng cách đánh du số đường song song trên giấy và đặt chúng phía dưới đầu cúi bị chia. Sau khi thực hành, có thể ước lượng khoảng cách này bằng mắt.

4) Đối với cúi len chải kĩ từ xơ đường kính 22 µm, khoảng cách này thông thường khoảng 200 mm.

5) S lượng các xơ trong một ln rút 1 mm sẽ thay đổi theo chiều dài và đường kính xơ, nhưng đi với cúi len chi kĩ từ xơ có đường kính trung bình 24 µm, thì sẽ trong khoảng 250 đến 400.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11962:2017 ISO 1130:1975 VỀ VẬT LIỆU DỆT – XƠ DỆT – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ THỬ
Số, ký hiệu văn bản TCVN11962:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản