TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12008:2017 (ISO 8030:2014) VỀ ỐNG MỀM CAO SU VÀ CHẤT DẺO – PHUƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI TÍNH CHÁY

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12008:2017

ISO 8030:2014

ỐNG MỀM CAO SU VÀ CHẤT DẺO – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI TÍNH CHÁY

Rubber and plastics hoses – Method of test for flammability

 

Lời nói đầu

TCVN 12008:2017 hoàn toàn tương đương ISO 8030:2014.

TCVN 12008:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su và sản phẩm cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ỐNG MM CAO SU VÀ CHT DẺO – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐI VỚI TÍNH CHÁY

Rubber and plastics hoses – Method of test for flammability

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá tính cháy của ống mềm, ngoại trừ các ống mềm được sử dụng với nhiên liệu dầu mỏ cho động cơ đốt trong. Phương pháp này được giới hạn cho các ống mềm có kích thước danh nghĩa đường kính miệng ống đến 50 mm.

CHÚ THÍCH 1: Người sử dụng nên tham khảo tiêu chuẩn ng có thể áp dụng đối với các yêu cầu về ngọn la/dư quang.

CHÚ THÍCH 2: Phương pháp thử đối với tính cháy cho ống sử dụng nhiên liệu dầu mỏ nêu trong ISO 13774[1].

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công b thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1592 (ISO 23529), Cao su – Qui trình chung để chuẩn bị và n định mẫu thử cho các phương pháp thử vật lý.

TCVN 6548 Khí đốt hóa lỏng – Yêu cầu kỹ thuật1)

ISO 8056-1, Aircraft – Nickel-chromium and nickel-aluminium thermocouple extension cables – Part 1: Conductors – General requirements and tests (Máy bay – Cáp kéo dài cho cặp nhiệt niken- crôm và niken-nhôm – Phần 1: Lõi cáp – Yêu cu chung và thử nghiệm).

3  Quy định chung

Phép thử được quy định trong tiêu chuẩn này là thử nghiệm trong phòng thử nghiệm quy mô nhỏ, vì thế điều quan trọng cần lưu ý rằng các kết quả thu được ch có thể mang tính chỉ dẫn và không cho phép dự đoán ứng xử trong đám cháy. Trước tiên đó là đặc điểm của tất cả các thử nghiệm sàng lọc hoặc kiểm soát chất lượng và đã được sử dụng trong nhiều năm để đánh giá tính phù hợp của ống đi ngầm dưới mặt đt nói riêng.

Cần phải chú ý đ đảm bảo rằng các thử nghiệm quy định trong tiêu chuẩn này được tiến hành trong điều kiện môi trường thích hợp và nhân viên phải được bảo vệ một cách thích hợp đối với nguy cơ cháy, hít phải khói và/hoặc các sản phẩm độc hại của quá trình đốt cháy.

4  Thiết bị, dụng cụ

4.1  Tủ không có gió lùa, với một lỗ ở đầu để thoát khỏi, một lỗ luồn tay vào và nắp để thao tác đèn đốt và cửa trượt có gắn tấm quan sát bằng kính cường lực kiềm hoặc vật liệu trong suốt phù hợp bất kỳ. Cách bố trí và kích thước gần đúng của tủ được nêu trong Hình 1.

Ngoài ra, thử nghiệm có thể được thực hiện trong buồng hút phòng thử nghiệm.

4.2  Đèn khí đốt (loại Bunsen), có ống đèn đốt với đường kính trong (10 ± 0,5) mm, như minh họa trong Hình 2.

4.3  Khí propan thương phẩm, theo quy định trong TCVN 6548.

4.4  Bệ đỡ, để giữ mẫu thử ở vị trí nằm ngang phía trên đèn đốt (xem Hình 3).

4.5  Dụng cụ đếm giờ, có khả năng đếm đến 0,2 s hoặc nhỏ hơn.

4.6  Các dụng cụ đo, thước hoặc thước dây dài khoảng 1 m với vạch chia nhỏ nhất là 1 mm và được hiệu chuẩn đến độ chính xác thích hợp.

4.7  Cặp nhiệt NiCr/NiAl đã hiệu chuẩn, theo quy định trong ISO 8056-1 hoặc tương đương.

5  Mẫu thử

Mu thử phải là mẫu ống dài 300 mm. Phải thử nghiệm sáu mẫu thử.

6  Ổn định

Không được thực hiện thử nghiệm trong vòng 24 h sau khi ống được sản xuất. Mu thử phải được n định tại nhiệt độ và độ ẩm tiêu chuẩn [xem TCVN 1592 (ISO 23529)] trong thời gian ít nhất 3 h trước khi thử nghiệm. Thời gian n định có thể là một phần của thời gian 24 h sau sản xuất.

7  Cách tiến hành

7.1  Đặt mẫu thử vào giàn thử nghiệm (xem Hình 3) và sau đó đặt giàn thử nghiệm vào buồng thử (xem Hình 1).

7.2  Châm đèn đốt và làm nóng sơ bộ trong thời gian 2 min. Điều chỉnh lưu lượng không khí và khí đốt để tạo ra ngọn la có tổng chiều cao từ 150 mm đến 180 mm, chiều dài ngọn lửa bên trong khoảng 50 mm.

Đặt cặp nhiệt điện vào phần nóng nhất của ngọn lửa (tức chỉ ngay trên hình nón của ngọn lửa bên trong như nêu trong Hình 2) và kiểm tra xem nhiệt độ có đạt 1 000 °C ± 20 °C.

Nếu cần thiết, điều chỉnh ngọn lửa của đèn đốt để nhiệt độ ghi nhận được là 1 000 °C ± 20 °C.

Các nhiệt độ khác có thể được sử dụng khi được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm ống.

7.3  Đặt đèn đốt ở góc 45° (xem Hình 3) tại vị trí trung điểm của mẫu thử với đỉnh của ống đốt ở dưới cạnh đáy của mẫu thử khoảng 50 mm sao cho tại điểm này, ngọn la tạo ra nhiệt độ được thiết lập là 1 000 °± 20 °C.

7.4  Sau 60 s + 1 s, lấy đèn đốt ra khỏi giàn thử nghiệm, ghi lại thời gian lưu quang của ngọn la và thời gian dư quang.

7.5  Thử nghiệm tiếp năm mẫu thử như mô tả trong 7.1 đến 7.4.

CHÚ THÍCH: Có thể cần phải che mờ vùng cháy để quan sát dư quang.

8  Biểu thị kết quả

8.1  Với mỗi mẫu thử được thử nghiệm, ghi lại thời gian lưu quang của ngọn lửa và thời gian dư quang.

8.2  Tính và ghi lại thời gian duy trì trung bình ngọn la và thời gian dư quang trung bình và sự xuất hiện của các giọt cháy, nếu có.

8.3  Lưu ý bất kỳ khuynh hướng nào để vật liệu cháy một cách tự do hoặc nhỏ giọt sau khi lấy đèn đốt ra.

9  Các yêu cầu

Trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn ống, áp dụng các yêu cầu sau đây:

– thời gian ngọn lửa trung bình của sáu mẫu th, không được vượt quá một phút (1 min);

– và thời gian dư quang không được vượt quá ba phút (3 min).

10  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) công bố:

Các kết quả thử nghiệm chỉ liên quan đến ứng xử của các mẫu thử dưới các điều kiện cụ thể của thử nghiệm, các kết quả không được sử dụng làm cơ sở để đánh giá các nguy cơ cháy tiềm ẩn của ống trong quá trình sử dụng”.

b) công bố rằng các thử nghiệm được thực hiện theo TCVN 12008:2017 (ISO 8030:2014);

c) đường kính danh nghĩa của miệng ống;

d) kiểu và tiêu chuẩn kỹ thuật của ống, ngày sản xuất và số lô sản xuất hoặc tham chiếu, nếu biết;

e) phương pháp sản xuất và các chi tiết gia cường;

f) ngày thử nghiệm;

g) các kết quả thử nghiệm theo yêu cầu trong Điều 8.

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DN:

1

cửa phải phẳng khít, hoàn toàn che kín cửa buồng và trượt theo chiều dọc

5

lỗ cửa sổ được che bởi một tm trong suốt kín khí, ví dụ: kính cường lực kiềm 4,5 mm đến 5 mm

2

lỗ thông gió

6

L mờ đơn 130 mm x 75 mm (có nắp) để tiếp cận đèn đốt, nếu muốn

3

khung sắt góc 30 mm ± 5 mm, nếu cần

7

cửa 600 mm x 600 mm

4

mt trên, các mặt bên và đáy làm bằng tấm cách nhiệt không chứa amiăng

a

đường kính trong.

Hình 1 – Tủ thử nghiệm tính cháy

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DN:

a đường kính trong 10 mm ± 0,5 mm.

Hình 2 – Đèn khí đốt

CHÚ DN:

ống mẫu th

đèn đốt khí

bệ đỡ

Hình 3 – Ví dụ về cách sắp xếp đối với thử nghiệm tính cháy

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 13774:1998, Rubber and plastics hoses for fuels for internal-combustion engines – Method of test for flammability (ng mềm cao su và chất dẻo dùng cho nhiên liệu động cơ đốt trong – Phương pháp thử đối với tính cháy).

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Quy định chung

4  Thiết bị, dụng cụ

5  Lấy mẫu

6  n định

7  Cách tiến hành

8  Biểu thị kết quả

9  Các yêu cầu

10  Báo cáo thử nghiệm

Thư mục tài liệu tham khảo



 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12008:2017 (ISO 8030:2014) VỀ ỐNG MỀM CAO SU VÀ CHẤT DẺO – PHUƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI TÍNH CHÁY
Số, ký hiệu văn bản TCVN12008:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2017
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản