TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12026:2018 (ISO 17289:2014) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH OXY HOÀ TAN – PHƯƠNG PHÁP CẢM BIẾN QUANG HỌC

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12026:2018

ISO 17289:2014

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH OXY HÒA TAN – PHƯƠNG PHÁP CẢM BIẾN QUANG HỌC

Water quality – Determination of dissolved oxygen – Optical sensor method

 

Lời nói đầu

TCVN 12026:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 17289:2014

TCVN 12026:2018 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CHT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH OXY HÒA TAN – PHƯƠNG PHÁP CẢM BIẾN QUANG HỌC

Water quality – Determination of dissolved oxygen – Optical sensor method

CẢNH BÁO: Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo các phép thực hành phân tích trong phòng thử nghiệm. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đề an toàn liên quan đến người sử dụng. Trách nhiệm của người sử dụng là phải đảm bảo an toàn và có sức khỏe phù hợp theo quy định.

QUAN TRỌNG: Ch những nhân viên đã qua đào tạo thích hợp mới được phép tiến hành phép thử theo tiêu chuẩn này.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp quang học để xác định oxy hòa tan trong nước sử dụng cảm biến làm việc dựa trên hiệu ứng dập tắt huỳnh quang.

Phép đo nồng độ oxy có thể được tính theo miligam trên lít, phần trăm bão hòa (% oxy hòa tan), hoặc cả hai. Tùy thuộc vào thiết bị sử dụng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất có thể đạt được giới hạn phát hiện 0,1 mg/l hoặc 0,2 mg/l. Phần lớn thiết bị cho phép đo được các giá trị lớn hơn 100%, nghĩa là quá bão hòa.

CHÚ THÍCH Quá bão hòa có thể là khi áp suất riêng phần oxy cao hơn áp suất trong không khí. Đặc biệt trong trường hợp tảo phát triển mạnh, hiện tượng quá bão hòa lên đến 200% và hơn nữa có thể xảy ra.

Nếu nước được đo có độ bão hòa oxy lớn hơn 100%, cần thực hiện các sắp xếp để ngăn ngừa sự thoát khí oxy trong quá trình xử lý và đo mẫu. Tương tự, điều quan trọng là cần ngăn ngừa sự chuyển oxy vào mẫu nếu độ bão hòa dưới 100%.

Phương pháp này thích hợp đo tại hiện trường, quan trắc liên tục oxy hòa tan cũng như đo trong phòng thí nghiệm. Đây là một trong những phương pháp thích hợp để đo nước có màu đậm hoặc nước đục và phù hợp để phân tích nước không phù hợp cho phương pháp chuẩn độ Winkler do có chứa các chất cố định sắt và iod, có thể gây cản trở cho phương pháp iod đã quy định ở TCVN 7324:2004 (ISO 5813).

Phương pháp này thích hợp để đo nước uống, nước tự nhiên, nước thải, nước mặn. Khi dùng cho nước mặn như nước biển, nước cửa sông, thì cần hiệu chỉnh độ muối đối với phép đo nồng độ oxy.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851 (ISO 3696), Nước sử dụng trong phân tích phòng thí nghiệm – Đặc tính và phương pháp thử nghiệm (Water for analytical laboratory use – Specification and test methods).

TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm (Water for analytical laboratory use Specification and test method).

3  Nguyên tắc

Cảm biến quang học đo chu kỳ phát quang/huỳnh quang hoặc pha phát quang/huỳnh quang thường gồm có một chất phát quang hoặc thuốc nhuộm huỳnh quang đặt trong nắp cảm biến, một nguồn sáng (ví dụ diod phát ánh sáng (LED)], và một detector quang học. Ánh sáng xung hoặc điều biến từ nguồn gây ra sự kích thích của chất phát quang, được dập tắt trong sự có mặt của oxy. Detector quang học chuyển đổi ánh sáng phát ra thành tín hiệu điện có thể được lấy mẫu và được xử lý để tính toán thay đổi giai đoạn/pha hoặc chu kỳ huỳnh quang hoặc phát quang. Sự thay đổi pha này hoặc chu kỳ kích thích này được dùng để định lượng nồng độ oxy hòa tan.

Nhiệt độ có hai ảnh hưởng khác nhau. Ảnh hưởng thứ nhất liên quan đến sự biến động của quá trình dập tắt của màng với nhiệt độ. Do đó tín hiệu sơ cấp của đầu đo như vậy phải được bù trừ bằng một cảm biến nhiệt độ. Máy đo có thể được thiết kế tự động. Hiệu ứng thứ hai được tạo ra bởi sự phụ thuộc của mẫu và nhiệt của độ của oxy hòa tan trong mẫu. Độ muối cũng có thể có hiệu ứng đáng kể.

Để tính toán phần trăm độ bão hòa của mẫu tiếp xúc với không khí, cần tính đến áp suất khí quyển. Việc này có thể được thực hiện thủ công hoặc tự động bằng cách dùng một cảm biến áp suất.

Hầu hết cảm biến có LED thứ hai được dùng như là chuẩn nội cho mục đích bù trừ.

4  Nhiễu

Không có chất gây nhiễu trong nước như được nêu tại Điều 1.

5  Thuốc thử

Trong quá trình phân tích (nghĩa là để hiệu chuẩn), chỉ sử dụng thuốc thử cấp phân tích.

5.1  Nước, loại 2, như được quy định tại TCVN 4851 (ISO 3696).

5.2  Natri sunphit, khan, Na2SO3 hoặc ngậm bảy phân tử nước, Na2SO3.7H2O.

5.3  Muối coban(ll), ví dụ coban(ll) clorua ngậm sáu phân tử nước, CoCI2.6H2O.

5.4  Axit ascobic.

5.5  Dung dịch natri hydroxit, NaOH, c = 1 mol/l.

5.6  Khí nitơ, N2, độ tinh khiết 99,995% hoặc tốt hơn.

6  Thiết bị

6.1  Thiết bị đo, bao gồm các bộ phận sau

6.1.1  Đầu đo

Thiết kế đầu đo thay đổi theo bước sóng của ánh sáng kích thích và chất phát quang hoặc thuốc nhuộm huỳnh quang.

6.1.2  Máy đo để chỉ ra cho biết nồng độ khối lượng của oxy hòa tan trực tiếp và/hoặc phần trăm bão hòa oxy.

6.2  Nhiệt kế, chia độ ít nhất đến 0,5 °C.

CHÚ THÍCH Thông thường, cảm biến nhiệt độ được tích hợp vào thiết bị.

6.3  Áp kế, chính xác đến 1 hPa.

CHÚ THÍCH Thông thường, cảm biến áp suất được tích hợp vào thiết bị.

7  Cách tiến hành

7.1  Lấy mẫu

7.1.1  Khái quát

Thông thường, nồng độ oxy phải được đo trực tiếp tại chỗ trong vực nước cần phân tích.

Nếu đo trực tiếp trong vực nước là không thể, phép đo có thể tiến hành trong thiết bị kín khí, dòng chảy qua được nối dòng vào hoặc ngay sau khi được lắp nối cho mục đích lấy mẫu như là một mẫu rời rạc.

Các quy trình lấy mẫu rời rạc sẽ dẫn đến một độ không đảm bảo đo lớn hết.

Trong khí nạp đầy bình khi lấy mẫu, oxy xâm nhập vào hoặc oxy thoát ra cần phải được giảm thiểu. Việc chuyển mẫu phải được thực hiện mà không có sự xáo trộn, nghĩa là bằng cách duy trì một dòng chảy thành lớp.

7.1.2  Ly mẫu dìm bình (ví dụ nước mặt)

Lấy mẫu bằng cách dìm bình lấy mẫu chậm và cẩn thận.

7.1.3  Ly mẫu sử dụng vòi

Nối một ống lấy mẫu trơ kín khí với vòi và đưa tất cả vào ống lấy mẫu theo cách từ dưới đến đáy của bình lấy mẫu. Để lượng nước chảy tràn ít nhất là ba lần dung tích của bình.

CHÚ THÍCH Một bình lấy mẫu có thể được nạp đầy nước trước khi đo nồng độ oxy, miễn là không bị xáo trộn

7.1.4  Lấy mẫu bằng bơm

Chỉ bơm chìm được sử dụng. Bơm có chức năng theo nguyên lý thay thế không khí là không phù hợp. Bơm đầy bình mẫu bắt đầu từ dưới, sử dụng một ống lấy mẫu, và xả nước tràn. Trong khi chuyển mẫu, lưu lượng dòng cần phải được kiểm soát để đảm bảo duy trì một dòng chảy thành lớp. Để nước chảy tràn ít nhất là ba lần dung tích của bình.

7.2  Kỹ thuật đo và những điều cần lưu ý

Hệ thống đo cần phải trong điều kiện phù hợp với các hướng dẫn của nhả sản xuất. Ví dụ:

Nắp cảm biến không bị hư hỏng; các vết xước nhỏ chủ yếu không ảnh hưởng đến hệ thống đo (tham khảo hướng dẫn);

Hệ thống phải được hiệu chuẩn khi cần (tham khảo hướng dẫn).

Khi tiến hành một phép đo, đảm bảo các dòng mẫu đi qua nắp cảm biến với một vận tốc đủ để có được một mẫu đồng nhất và kết quả số đọc nhanh. Điều này có thể đạt được bằng dòng chảy tự nhiên, di chuyển cảm biến hoặc khuấy ví dụ bằng thanh khuấy từ (tham khảo hướng dẫn).

Cần chú ý không có trao đổi oxy từ bình chứa khí sang mẫu hoặc ngược lại. Do vậy, tránh sự tạo thành các bọt khí trong một bình mẫu được đo. Khi đo tại chỗ, không được tạo các bọt khí vì có thể ảnh hưởng đến tín hiệu.

Đối với bảo quản và lưu giữ đầu đo, tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.

7.3  Hiệu chuẩn

7.3.1  Khái quát

Theo quy trình từ 7.3.2 đến 7.3.3 nhưng cần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Hiệu chuẩn tại điểm bão hòa không khí cần được kiểm tra hàng ngày và sau những thay đổi phù hợp của điều kiện xung quanh (nghĩa là nhiệt độ hoặc áp suất).

7.3.2  Kiểm tra điểm zero

Kiểm tra điểm zero, nếu có thể điều chỉnh điểm zero của thiết bị bằng cách nhúng đầu đo vào 1 L nước có cho thêm khoảng 1 g hoặc nhiều hơn natri sunfit (5.2) (dung dịch được dùng sau khi đủ thời gian phản ứng, khi số đọc ổn định). Thêm khoảng 1 g muối coban (II) (5.3) để tăng tốc độ phản ứng. Cách khác, có thể sử dụng 100 mL dung dịch axit ascobic kiềm. Dung dịch axit ascobic kiềm được chuẩn bị bằng cách hòa tan 2 g axit ascobic (5.4) và 25 ml NaOH (5.5) 1 mol/l trong 85 ml nước đã loại ion trong một bình phù hợp có nắp đậy (Cho tổng thể tích 110 ml). Bắt đầu khuấy nhẹ; đợi 3 min trước khi sử dụng. Sử dụng một thuốc thử có thể áp dụng để kiểm tra điểm zero theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cnh báo Muối coban (II) tan trong nước gây độc với con người và thủy sinh, cần phải xử lý cẩn thận.

CHÚ THÍCH 1 Thời gian phản ứng điển hình với không có coban (II) là 20 min, có coban (II) là 5 min, và với axit ascobic kiềm là 30 min.

Kiểm tra và đặt điểm zero có thể thực hiện bằng cách dùng khí ni tơ tinh khiết (5.6).

CHÚ THÍCH 2 Điều kiện khô có thể theo một số hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các kiểu đầu đo đạt được đáp ứng ổn định trong một vài phút. Tuy nhiên, các đầu đo khác nhau có thể có tốc độ đáp ứng khác nhau và cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu việc khuấy được yêu cầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tiến hành khuấy theo cách

  1. a) Thời gian đáp ứng được giảm thiểu và
  2. b) Không có oxy từ không khí đi vào mẫu.

7.3.3  Hiệu chuẩn ở giá trị bão hòa

Tiến hành hiệu chuẩn trong một bình chứa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hiệu chuẩn đơn giản và hiệu quả là có thể trong không khí bão hòa hơi nước.

Gỡ nắp cảm biến khi thiết bị không còn được hiệu chuẩn, khi phần mềm máy đo không chấp nhận đáp ứng của nắp cảm biến, hoặc khi đáp ứng không ổn định hoặc chậm (xem hướng dẫn của nhà sản xuất).

CHÚ THÍCH Các giá trị có thể được kiểm tra bằng chuẩn độ Winkler (xem TCVN 7324 (ISO 5813)).

7.4  Xác định

Tiến hành xác định trên mẫu nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khuấy nhẹ mẫu nếu nhà sản xuất khuyến cáo (xem 7.2). Kiểm tra những thay ảnh hưởng biến động như nhiệt độ mẫu, áp suất không khí và độ muối của mẫu.

CHÚ THÍCH 1 Thông tin về sự phụ thuộc của nồng độ oxy với nhiệt độ, áp suất và độ muối, xem Phụ lục A. Nhúng cảm biến đo vào mẫu, để tiếp xúc với nắp cảm biến và cảm biến nhiệt độ với nước.

CHÚ THÍCH 2 Phần lớn thiết bị có bổ chính về thay đổi nhiệt độ. Ở chế độ%, thiết bị có tính đến áp suất không khí để tính toán số đọc cuối cùng. Khi sử dụng thiết bị không có chức năng tự động này, ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất phải được người sử dụng cân nhắc (xem Phụ lục A).

8  Tính toán và biểu thị kết quả

8.1  Nồng độ oxy hòa tan

Biểu thị nồng độ oxy hòa tan, tính bằng miligam oxy trên lít, và báo cáo kết quả được làm tròn đến một số thập phân.

Ví DỤ 1 ρ(O2) = 1,5 mg/l

VÍ DỤ 2 ρ(O2) = 18,2 mg/l

8.2  Ôxy hòa tan biểu thị theo phần trăm bão hòa

Phần lớn các thiết bị được trang bị bộ tính toán tự động. Nếu yêu cầu, tính phần trăm bão hòa của ôxy hòa tan trong nước theo Công thức sau:

w(O2) = (1)

Trong đó

w(O2) là phần trăm bão hòa oxy hòa tan trong nước, biểu thị bằng phần trăm, %;
ρ(O2) là nồng độ thực tế của oxy hòa tan trong mẫu nước, biểu thị bằng miligam trên lit, mg/l, tại áp suất p, và nhiệt độ nước θ;
ρ(O2)th là nồng độ theo lý thuyết của oxy hòa tan trong mẫu nước, biểu thị bằng miligam trên lit, mg/l, tại áp suất p, và nhiệt độ nước θ, nếu mẫu đã bão hòa không khí ẩm (xem Phụ lục A);

Báo cáo kết quả chính xác đến số nguyên, cần phải nêu nhiệt độ nước θ và áp suất ρ tại phép đo, và độ muối S của mẫu khi cần phải được tính đến sau này (xem Điều 9).

VÍ DỤ 1 w(O2) = 3%
p = 1115 hPa; θ = 19,5 °C; S = 35
VÍ DỤ 2 w(O2) = 104%
p = 1005 hPa; θ = 22,1 °C; S = 3

9  Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả cần gồm những thông tin sau:

  1. a) Phương pháp thử được dùng, cùng với viện dẫn tiêu chuẩn này;
  2. b) Nhận dạng mẫu nước;
  3. c) Điều kiện đo (nếu cần)

– Nhiệt độ nước khi lấy mẫu và khi tiến hành phép đo;

– Áp suất khí quyển khi lấy mẫu và khi tiến hành phép đo;

– Độ muối của nước;

  1. d) Kết quả theo Điều 8;
  2. e) Tất cả các tình huống có thể ảnh hưởng đến kết quả.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Dữ liệu lý hóa của oxy trong nước

A.1  Độ muối và độ dẫn điện

Sử dụng các giá trị trong Bảng A.1 nếu máy đo độ dẫn điện được dùng không đo độ muối. Sử dụng máy đo độ dẫn điện để xác định độ dẫn điện tại nhiệt độ quy chiếu (20 °C), sau đó sử dụng Bảng A.1 để ước tính độ muối chính xác đến số nguyên.

Nếu máy đo độ dẫn điện chỉ có thể hiển thị độ dẫn điện tại nhiệt độ quy chiếu khác, độ dẫn điện ở 20 °C phải được tính bằng một hệ số hiệu chính (xem ISO 7888).

Bảng A.1 được tính đến độ dẫn điện bằng 5,4 s/m từ Bảng Đại dương học quốc tế [7],

Bảng A.1 – Tương quan độ dẫn điện – Độ muối

Độ dẫn điện

S/mb

Giá trị độ muối a Độ dẫn điện

S/mb

Giá tr độ muối a Độ dẫn điện

S/mb

Giá tr độ muối a
0,5 3 2,0 13 3,5 25
0,6 4 2,1 14 3,6 25
0,7 4 2,2 15 3,7 26
0,8 5 2,3 15 3,8 27
0,9 6 2,4 16 3,9 28
1,0 6 2,5 17 4,0 29
1,1 7 2,6 18 4,2 30
1,2 8 2,7 18 4,4 32
1,3 8 2,8 19 4,6 33
1,4 9 2,9 20 4,8 35
1,5 10 3,0 21 5,0 37
1,6 10 3,1 22 5,2 38
1,8 11 3,2 22 5,4 40
1,8 12 3,3 23
1,9 13 3,4 24
a Độ muối được xác định từ độ dẫn điện ở 20 °C.

b 1 s/m = 10 mmhos/cm.

A.2  Áp suất khí quyển và độ cao

Bảng A.2 được dùng để ước tính áp suất khí quyển thực tế tại độ cao nào đó. Tương quan được dựa trên giả thiết tại mức nước biển tại áp suất 1013 hPa. Sau khi lấy áp suất không khí phụ thuộc vào độ cao từ Bảng A.2 hoặc chính xác hơn từ dịch vụ thời tiết địa phương, đưa giá trị này vào thiết bị.

CHÚ THÍCH 1 Các giá trị được nêu tại Bảng A.2 là giá trị xấp xỉ theo công thức áp suất của quốc tế và có thể khác các số liệu khác dựa trên sai khác nhưng cũng cùng thức…

CHÚ THÍCH 2 Hiệu chính áp suất khí quyển chỉ phải được tiến hành nếu thiết bị không có bộ hiệu chỉnh tự động.

Bng A.2 – Áp suất khí áp theo độ cao (ví dụ)

Độ cao

m

Áp suất khí áp

hPa

Độ cao

m

Áp suất khí áp

hPa

0 1 013 1 800 815
150 995 1 950 800
300 979 2 100 785
450 960 2 250 771
600 943 2 400 756
750 926 2 550 742
900 910 2 700 728
1 050 893 2 850 715
1 200 877 3 000 701
1 350 861 3 150 688
1 500 846 3 300 675
1 650 830

A.3  Nồng độ oxy trong nước

Xem Bảng A.3, Bảng A.4 và Bảng A.5.

Bảng A.3 – Nồng độ oxy trong nước cân bằng với không khí bão hòa nước ở áp suất khí quyển (1 013 hPa) (đối với độ muối, xem Bảng A.1)

Nhiệt độ

°C

Nồng độ ôxy (mg/l)
Độ muối
  0 9 18 27 36
0,0 14,62 13,73 12,89 12,11 11,37
1,0 14,22 13,36 12,55 11,79 11,08
2,0 13,83 13,00 12,22 11,49 10,80
3,0 13,46 12,66 11,91 11,20 10,54
4,0 13,11 12,34 11,61 10,93 10,28
5,0 12,77 12,03 11,33 10,66 10,04
6,0 12,45 11,73 11,05 10,41 9,81
7,0 12,14 11,44 10,79 10,17 9,58
8,0 11,84 11,17 10,54 9,94 9,37

Bảng A.3 – Nồng độ oxy trong nước cân bằng với không khí bão hòa nước ở áp suất khí quyển (1 013 hPa) (đối với độ muối, xem Bảng A.1) (kết thúc)

Nhiệt độ

°C

Nồng độ ôxy (mg/l)
Độ muối
0 9 18 27 36
9,0 11,56 10,91 10,29 9,71 9,16
10,0 11,29 10,66 10,06 9,50 8,97
11,0 11,03 10,42 9,84 9,29 8,78
12,0 10,78 10,19 9,63 9,09 8,59
13,0 10,54 9,96 9,42 8,90 8,42
14,0 10,31 9,75 9,22 8,72 8,25
15,0 10,08 9,54 9,03 8,55 8,09
16,0 9,87 9,35 8,85 8,38 7,93
17,0 9,67 9,15 8,67 8,21 7,78
18,0 9,47 8,97 8,50 8,05 7,63
19,0 9,28 8,79 8,34 7,90 7,49
20,0 9,09 8,62 8,18 7,75 7,35
21,0 8,92 8,46 8,02 7,61 7,22
22,0 8,74 8,30 7,88 7,47 7,09
23,0 8,58 8,14 7,73 7,34 6,97
24,0 8,42 8,00 7,59 7,21 6,85
25,0 8,26 7,85 7,46 7,09 6,73
26,0 8,11 7,71 7,33 6,97 6,62
27,0 7,97 7,58 7,20 6,85 6,51
28,0 7.83 7,45 7,08 6,73 6,40
29,0 7,69 7,32 6,96 6,62 6,30
30,0 7,56 7,20 6,85 6,52 6,20
31,0 7,43 7,07 6,74 6,41 6,10
32,0 7,31 6,96 6,63 6,31 6,01
33,0 7,18 6,84 6,52 6,21 5,92
34,0 7,07 6,73 6,42 6,11 5,83
35,0 6,95 6,63 6,32 6,02 5,74
36,0 6,84 6,52 6,22 5,93 5,65
37,0 6,73 6,42 6,12 5,84 5,57
38,0 6,62 6,32 6,03 5,75 5,48
39,0 6,52 6,22 5,93 5,66 6,40
40,0 6,41 6,12 5,84 5,58 5,32
41,0 6,31 6,03 5,75 5,50 5,25
42,0 6,21 5,94 5,67 5,41 5,17
43,0 6,12 5,84 5,58 5,33 5,09
44,0 6,02 5,75 5,50 5,25 5,02
45,0 5,93 5,67 5,42 5,18 4,95

VÍ DỤ Đối với áp suất 1013 hPa:

Nhiệt độ tại phép đo

Độ dẫn điện đo được

Độ muối (Bảng A.1)

Nồng độ oxy (20 °C), độ muối: 0 (Bảng A.3), ở 1013 hPa

Nồng độ oxy (20 °C), độ muối: 9 (Bảng A.3), ở 1013 hPa

Tăng

Nồng độ oxy đã hiệu chỉnh (20 °C), độ muối: 6, ở 1013 hPa

20 °C

0,87 S/m (20 °C)

6

9,09 mg/l

8,62 mg/l

(9,09 mg/l – 8,62 mg/l)/9 = 0,0522 mg/l

(9,09 mg/l – (0,0522 mg/l x 6) = 8,78 mg/l

Bảng A.4 – Nồng độ oxy trong nước so với nhiệt độ và áp suất khí áp (khoảng dưới)

Nhiệt độ

°C

Áp suất khí áp (hPa)
733 767 800 833 867 900 933
Nồng độ oxy (mg/l)
0 10,56 11,04 11,53 12,01 12,49 12,98 13,46
1 10,27 10,74 11,21 11,68 12,15 12,62 13,09
2 9,98 10,44 10,90 11,36 11,82 12,27 12,73
3 9,72 10,16 10,61 11,05 11,50 11,94 12,39
4 9,46 9,89 10,33 10,76 11,20 11,63 12,06
5 9,21 9,64 10,06 10,48 10,91 11,33 11,75
6 8,98 9,39 9,80 10,22 10,63 11,04 11,46
7 8,75 9,16 9,56 9,96 10,37 10,77 11,17
8 8,54 8,93 9,33 9,72 10,11 10,51 10,90
9 8,33 8,72 9,10 9,48 9,87 10,25 10,64
10 8,13 8,51 8,88 9,26 9,64 10,01 10,39
11 7,94 8,31 8,68 9,04 9,41 9,78 10,15
12 7,76 8,12 8,48 8,84 9,20 9,56 9,92
13 7,58 7,94 8,29 8,64 8,99 9,34 9,69
14 7,41 7,76 8,10 8,45 8,79 9,14 9,48
15 7,25 7,59 7,93 8,26 8,60 8,94 9,28
16 7,10 7,43 7,76 8,09 8,42 8,75 9,08
17 6,94 7,27 7,59 7,92 8,24 8,56 8,89
18 6,80 7,12 7,43 7,75 8,07 8,39 8,70
19 6,66 6,97 7,28 7,59 7,91 8,22 8,53
20 6,52 6,83 7,13 7,44 7,75 8,05 8,36
21 6,39 6,69 6,99 7,29 7,59 7,89 8,19
22 6,26 6,56 6,85 7,15 7,45 7,74 8,04
23 6,14 6,43 6,72 7,01 7,30 7,59 7,88
24 6,02 6,31 6,59 6,88 7,16 7,45 7,73
25 5,91 6,19 6,47 6,75 7,03 7.31 7,59
26 5,80 6,07 6,35 6,62 6,90 7,18 7,45
27 5,69 5,96 6,23 6,50 6,77 7,05 7,32
28 5,58 5,85 6,12 6,38 6,65 6,92 7,19
29 5,48 5,74 6,01 6,27 6,53 6,80 7,06
30 5,38 5,64 5,90 6,16 6,42 6,68 6,94
31 5,28 5,54 5,80 6,05 6,31 6,56 6,82
32 5,19 5,44 5,69 5,95 6,20 6,45 6,70
33 5,10 5,35 5,59 5,84 6,09 6,34 6,59
34 5,01 5,25 5,50 5,74 5,99 6,23 6,48
35 4,29 5,16 5,40 5,64 5,89 6,13 6,37
36 4,83 5,07 5,31 5,55 5,79 6,03 6,26
37 4,75 4,98 5,22 5,46 5,69 5,93 6,16
38 4,67 4,90 5,13 5,36 5,60 5,83 6,06
39 4,58 4,81 5,04 5,27 5,50 5,73 5,96
40 4,50 4,73 4,96 5,19 5,41 5,64 5,87
41 4,43 4,65 4,88 5,10 5,32 5,55 5,77
42 4,35 4,57 4,79 5,01 5,24 5,46 5,68
43 4,27 4,49 4,71 4,93 5,15 5,37 5,59
44 4,20 4,41 4,63 4,85 5,07 5,28 5,50
45 4,12 4,34 4,55 4,77 4,98 5,20 5,41

Bảng A.5 – Nồng độ oxy trong nước so với nhiệt độ và áp suất khí áp (khoảng trên)

Nhiêt độ

°C

Áp suất khí áp (hPa)
967 1 000 1 013 1 033 1 066 1 100 1 133
Nồng độ oxy (mg/l)
0 13,94 14,43 14,62 14,91 15,39 15,88 16,36
1 13,56 14,03 14,22 14,50 14,97 15,44 15,91
2 13,19 13,65 13,83 14,10 14,56 15,02 15,48
3 12,84 13,28 13,46 13,73 14,17 14,62 15,06
4 12,50 12,93 13,11 13,37 13,80 14,24 14,67
5 12,18 12,60 12,77 13,02 13,45 13,87 14,29
6 11,87 12,28 12,45 12,69 13,11 13,52 13,93
7 11,57 11,98 12,14 12,38 12,78 13,19 13,59
8 11,29 11,69 11,84 12,08 12,47 12,87 13,26
9 11,02 11,41 11,56 11,79 12,17 12,56 12,94
10 10,76 11,14 11,29 11,51 11,89 12,26 12,64
11 10,51 10,88 11,03 11,25 11,61 11,98 12,35
12 10,27 10,63 10,78 10,99 11,35 11,71 12,07
13 10,04 10,40 10,54 10,75 11,10 11,45 11,80
14 9,82 10,17 10,31 10,51 10,86 11,20 11,54
15 9,61 9,95 10,08 10,29 10,62 10,96 11,30
16 9,41 9,74 9,87 10,07 10,40 10,73 11,06
17 9,21 9,54 9,67 9,86 10,18 10,51 10,83
18 9,02 9,34 9,47 9,66 9,98 10,29 10,61
19 8,84 9,15 9,28 9,46 9,77 10,09 10,40
20 8,66 8,97 9,09 9,28 9,58 9,89 10,19
21 8,49 8,79 8,92 9,10 9,40 9,70 10,00
22 8,33 8,63 8,74 8,92 9,21 9,51 9,80
23 8,17 8,46 8,58 8,75 9,04 9,33 9,62
24 8,02 8,30 8,42 8,59 8,87 9,16 9,44
25 7,87 8,15 8,26 8,43 8,71 8,99 9,27
26 7,73 8,00 8,11 8,28 8,55 8,83 9,11
27 7,59 7,86 7,97 8,13 8,40 8,67 8,94
28 7,45 7,72 7,83 7,99 8,25 8,52 8,79
29 7,32 7,59 7,69 7,85 8,11 8,37 8,64
30 7,20 7,46 7,56 7,71 7,97 8,23 8,49
31 7,07 7,33 7,43 7,58 7,84 8,09 8,35
32 6,95 7,20 7,31 7,46 7,71 7,96 8,21
33 6,84 7,08 7,18 7,33 7,58 7,83 8,08
34 6,72 6,97 7,07 7,21 7,46 7,70 7,95
35 6,61 6,85 6,95 7,09 7,34 7,58 7,82
36 6,50 6,74 6,84 6,98 7,22 7,46 7,07
37 6,40 6,63 6,73 6,87 7,10 7,34 7,57
38 6,29 6,53 6,62 6,76 6,99 7,22 7,46
39 6,19 6,42 6,52 6,65 6,88 7,11 7,34
40 6,09 6,32 6,41 6,55 6,78 7,00 7,23
41 6,00 6,22 6,31 6,45 6,67 6,90 7,12
42 5,90 6,12 6,21 6,35 6,57 6,79 7,01
43 5,81 6,03 6,12 6,25 6,47 6,69 6,91

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Số liệu tính năng

Phép thử liên phòng được tiến hành vào Mùa xuân 2011. Kết quả được trình bày tại Bảng B.1

Bàng B.1 – Số liệu hiệu năng

Mẫu Nền mẫu Thông số l n o X

mg/l

mg/l η

%

SR

mg/l

Cv,r sr

mg/l

CV,r

mg/l

1 Nước uống, 13°C Oxy 17 51 5,6 10,57 10,38 98,2 0,214 2,1 0,079 0,8
2 Nước uống, nhiệt độ phòng Oxy 15 45 6,3 9,11 9,07 99,6 0,228 2,5 0,112 1,23
3 Nước uống, 30°C Oxy 15 45 16,7 7,67 7,75 101,0 0,108 1,4 0,066 0,9
4 Nước uống, đá bão hòa Oxy 18 54 0,0 0,20 0,154 78,2 0,065 33,2
5 Nước thải Oxy 18 54 0,0 4,38 0,398 9,1 0,045 1,0
6 Nước sông Oxy 16 48 11,1 9,08 0,090 1.0 0,019 0,2
7 Độ muối 8 Oxy 17 51 5,6 9,06 0,096 1.1 0,030 0,3
8 Độ muối 35 Oxy 15 45 16,7 9,01 0,096 1.1 0,015 0,2
l

n

o

số phòng thí nghiệm sau khi loại bỏ giá trị bất thường

số kết quả thử riêng lẻ sau khi loại bỏ giá trị bất thường

phần trăm của giá trị ngoại lai

trung bình tổng của kết quả (không có giá trị bất thường)
X

η

SR

CV,R

Sr

CV,r

giá trị được ấn định

tỷ lệ thu hồi

Độ lệch chuẩn tái lập

Hệ số biến thiên của độ tái lập

Độ lệch tiêu chuẩn lặp lại

Hệ số biến thiên của độ lặp lại

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 5813:1983, Waterquality Determination of dissolved oxygen – lodometric method.

[2] ISO 5814:2012, Water quality- Determination of dissolved oxygen- Electrochemical probe method.

[3] ISO 7888:1985, Water quality – Determination of electrical conductivity.

[4] B.B. Benson, D. Krause Jr. The concentration and isotopic fractionation of gases dissolved in fresh water in equilibrium with the atmosphere: I. Oxygen. Limnol. Oceanogr. 1980, 25 pp. 662-671.

[5] B.B. Benson, D. Krause Jr. The concentration and isotopic fractionation of oxygen dissolved in freshwater and seawater in equilibrium with the atmosphere. Limnol. Oceanogr. 1984, 29 pp. 620-632.

[6] C.H. Mortimer The oxygen content of air-saturated fresh waters over ranges of temperature and atmospheric pressure of limnological interest. Stuttgart: Schweizerbart, 1981. 23 p. (Communications of the International Association for Theoretical and Applied Limnology, No. 22.).

[7] UNESCO Institute of Oceanographic Sciences International oceanographic tables. UNESCO, Paris, Vol. 1, 1971.

[8] Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 2012, 22nd edition, Chapter 4500-O; jointly published by APHA, AWWA, WEF.

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12026:2018 (ISO 17289:2014) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH OXY HOÀ TAN – PHƯƠNG PHÁP CẢM BIẾN QUANG HỌC
Số, ký hiệu văn bản TCVN12026:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản