TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12027:2018 (ISO 17690:2015) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH XIANUA TỰ DO CÓ SẴN (PH 6) BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY (FIA), KHUYẾCH TÁN KHÍ VÀ ĐO DÒNG ĐIỆN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12027:2018

ISO 17690:2015

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH XIANUA TỰ DO CÓ SẴN (PH 6) BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY (FIA), KHUẾCH TÁN KHÍ VÀ ĐO DÒNG ĐIỆN

Water quality Determination of available free cyanide (pH 6) using flow injection analysis (FIA),gas-diffusion and amperometric detection

Lời nói đầu

TCVN 12027:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 17690:2015.

TCVN 12027:2018 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Các phương pháp sử dụng phân tích lưu lượng tự động các quy trình hóa học ướt và đặc biệt thích hợp cho việc xác định nhiều chất phân tích trong nước trong các mẫu lớn với tần số phân tích cao.

Các phân tích có thể được thực hiện bằng phân tích dòng chảy (FIA) sử dụng tính năng tự động nạp mẫu vào hệ thống dòng chảy (đa tạp), trong đó các chất phân tích trong mẫu phản ứng với dung dịch thử trên đường đi qua đa tạp. Việc chuẩn bị mẫu có thể được tích hợp trong hộp đa tạp. Sản phẩm phản ứng được xác định bởi một máy dò dòng chảy (ví dụ, amporometer).

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH XIANUA TỰ DO CÓ SẴN (PH 6) BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY (FIA), KHUẾCH TÁN KHÍ VÀ ĐO DÒNG ĐIỆN.

Water quality Determination of available free cyanide (pH 6) using flow injection analysis (FIA), gas diffusion and amperometric detection

CẢNH BÁO Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo các phép thực hành phân tích trong phòng thử nghiệm. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đ an toàn liên quan đến người sử dụng. Trách nhiệm của người sử dụng là phải đảm bảo an toàn và có sức khỏe phù hợp theo quy định.

QUAN TRỌNG Phép thử này phải do những nhân viên được đào tạo phù hợp tiến hành.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định cyanua tự do có sẵn tại pH 6 trong nhiều loại nước (như nước ngầm, nước uống, nước mặt, nước thải và nước thải quá trình luyện kim) có nồng độ cyanua từ 5 µg/L đến 500 µg/L tính theo ion cyanua trong mẫu chưa pha loãng. Có thể thay đổi khoảng áp dụng bằng cách thay đổi điều kiện vận hành, ví dụ bằng cách sử dụng thể tích bơm khác nhau (Hình A.1).

CHÚ THÍCH 1 ISO 2080:2008, 3.105, nồng độ cyanua tự do có sẵn như được xác định bằng phương pháp phân tích được quy định.

CHÚ THÍCH 2 Giới hạn phát hiện đối với phương pháp này đã được xác định thử nghiệm liên phòng cấp quốc gia sử dụng ASTM D6512 Thực hành đối với phép ước lượng định lượng liên phòng.

CHÚ THÍCH 3 Cyanua tự do theo ISO 14403 và ISO 17690 là không tương đương.

Phương pháp này mô tả hai khoảng nồng độ khối lượng phù hợp từ 5 µg/L đến 50 µg/L và từ 50 µg/L đến 500 µg/L.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng cho phòng thử nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (Water for analytical laboratory use – Specification and test methods).

TCVN 6663-3 (ISO 5667-3), Chất lượng nước Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu nước (Water quality Sampling Part 3: Preservation and handling of water samples).

TCVN 6661-1 (ISO 8466-1), Chất lượng nước Hiệu chuẩn và đánh giá các phương pháp phân tích và ước lượng các đặc trưng thống kê – Phần 1: Đánh giá thống kê các hàm chuẩn tuyến tính (Water quality- Calibration and evaluation of analytical methods and estimation of performance characteristics – Part 1: Statistical evaluation of the linear calibration function).

TCVN 6661-2 (ISO 8466-2), Chất lượng nước Hiệu chuẩn và đánh giá các phương pháp phân tích và ước lượng các đặc trưng thống kê – Phần 2: Nguyên tắc hiệu chuẩn đối với các hàm chuẩn bậc hai không tuyến tính (Water quality Calibration and evaluation of analytical methods and estimation of performance characteristics – Part 2: Calibration strategy for non-linear second-order calibration functions).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1  Cyanua tự do có sin (pH 6) (available free cyanide (pH 6)

Tổng HCN, các ion cyanua và liên kết cyanua trong các phức cyano-kim loại dễ phân ly thành HCN/CN tại pH 6 được xác định theo tiêu chuẩn này.

4  Cản trở

4.1  Cản trở bởi tác nhân oxy hóa

Phép thử về sự có mặt của tác nhân oxy hóa. Axit hóa giấy hồ tinh bột KI bằng cách làm ẩm với dung dịch đệm axetat (6.7.1). Thêm một giọt mẫu vào giấy ngay khi mẫu được lấy, nếu xuất hiện màu xanh lam cho biết cần phải xử lý mẫu. Nếu có mặt tác nhân oxy hóa, thêm bột asenit natri (6.9) (0,1 g/L mẫu) vào mẫu để tránh cyanua bị phân hủy và trộn đều. Lặp lại phép thử này cho đến khi một giọt mẫu đã xử lý không còn tạo ra màu xanh lam trên giấy thử hồ tinh bột KI.

4.2  Cản trở do sunphua

Sunphua sẽ khuếch tán qua màng khuếch tán khí và có thể được phát hiện trong ô/ngăn dòng ampe các sản phẩm oxy hóa của sulfua cũng có thể nhanh chóng chuyển đổi CN- đến SCN- ở pH cao. Kiểm tra sunphua bằng giấy ướt dẫn axetat với dung dịch đệm axetat (6.7.1) và sau đó thêm một giọt mẫu trên giấy thử chì axetat. Thêm bột cacbonat chì (6.8) (0,1 g/L mẫu). Lặp lại phép thử này cho đến khi một giọt mẫu đã xử lý không còn tối màu trên giấy thử chì axetat đã axit hóa. Phần nổi của dung dịch có chứa cyanua cần phải được lọc ngay để tránh mất cyanua do sự tạo thành thiocyanat.

Các dải thử chì axetat có thể không đủ nhạy để phát hiện mức sunphua thấp; do vậy, xử lý cần phải được thực hiện trên mẫu nếu sunphua được dự đoán. Cản trở có thể được xác nhận bằng phân tích mẫu có hoặc không có xử lý. Nếu cyanua được đo trong mẫu chưa xử lý là cao hơn đáng kể so với mẫu đã xử lý, thì sunphua chắc chắn có mặt và việc xử lý cần phải được thực hiện để loại bỏ sunphua.

5  Nguyên lý

Mẫu được đưa vào một dung dịch mang của hệ thống phân tích phun dòng chảy (FIA) qua van bơm và phía xuôi dòng với dung dịch đệm Phosphat tại pH 6 để đo cyanua tự do có sẵn. Khí hydro cyanua được giải phóng (HCN) khuếch tán qua màng khuếch tán khí ưa nước vào dòng chất nhận kiềm ở đó khi CN- bị bẫy và đưa đến detector tế bào dòng chảy đo điện có một điện cực làm việc bằng bạc. Trong sự có mặt cyanua, bề mặt điện cực bạc bị oxy hóa tại thế điện áp sử dụng (Eapp = 0,0 V với điện cực tham chiếu). Dòng điện anot đo được tỷ lệ với nồng độ cyanua trong dung dịch chuẩn hoặc mẫu được bơm.

Hiệu chuẩn và dữ liệu mẫu được xử lý bằng phần mềm thu nhận số liệu của thiết bị.

6  Thuốc thử

CẢNH BÁO Dung dịch cyanua và chất thải là những chất độc. Chất thải có chứa các chất này cần phải được loại bỏ theo phương thức phù hợp.

Chỉ sử dụng thuốc thử cấp phân tích được công nhận.

6.1  Nước, loại 1, như được quy định tại TCVN 4851 (ISO 3696).

6.2  Dung dịch natri hydroxyt I, dung dịch nhận, c(NaOH) = 0,1 mol/L.

6.3  Dung dịch natri hydroxyt II, c(NaOH) = 1,0 mol/L.

6.4  Dung dịch natri hydroxyt III, c(NaOH) = 0,01 mol/L.

6.5  Kali cyanua, KCN.

6.5.1  Dung dịch kali cyanua, KCN, ρ(CN) = 1000 mg/L, (xem Phụ lục B).

Hòa tan 2500 mg ± 1 mg kali cyanua, KCN vào dung dịch natri hydroxyt III (6.4) vào bình định mức 1000 ml và làm đầy đến vạch định mức bằng dung dịch natri hydroxyt III (6.4).

Dung dịch này bền trong sáu tháng tại nhiệt độ (5 ± 3) °C, nếu được bảo quản ở nơi tối hoặc trong chai màu nâu.

Cách khác, có thể dùng dung dịch kali tetracyanozincat (6.6.1).

6.5.2 Dung dịch cyanua I, ρ(CN) = 10 mg/L.

Dùng pipet lấy 1,00 mL dung dịch cyanua kali (6.5.1) cho vào bình định mức 100 mL và làm đầy đến vạch định mức bằng dung dịch natri hydroxyt III (6.4).

Dung dịch này bền trong một tuần tại nhiệt độ (5 ± 3) °C, nếu được bảo quản ở nơi tối hoặc trong chai màu nâu.

6.5.3  Dung dịch hiệu chuẩn

Chuẩn bị ít nhất năm và đến mười dung dịch hiệu chuẩn với nồng độ cyanua tương đương phân bố đều trên toàn khoảng làm việc, hoặc bằng cách pha loãng phù hợp dung dịch cyanua I (6.5.2).

Ví dụ nếu sáu dung dịch hiệu chuẩn cần phải chuẩn bị để bao gồm được khoảng nồng độ từ 5 µg/L đến 50 µg/L, tiến hành như sau:

Dùng pipet lấy 25 mL dung dịch cyanua I (6.5.2) cho vào bình định mức 50 mL và làm đầy đến vạch định mức với dung dịch natri hydroxyt III (6.4). Dung dịch này chứa 0,5 mg/L cyanua.

Dùng pipet cho vào các bình định mức 100 mL, 1 mL, 3 mL, 5 mL, 7 mL, 9 mL hoặc 10 mL dung dịch cyanua 0,5 mg/L đề cập ở trên và làm đầy đến vạch định mức bằng dung dịch natri hydroxyt III (6.4). Các dung dịch này chứa 5 µg/L, 15 µg/L, 25 µg/L, 35 µg/L, 45 µg/L, và 50 µg/L cyanua, tương ứng. Hiệu chính nồng độ dung dịch hiệu chuẩn dựa trên nồng độ tìm thấy trên chuẩn độ dung dịch kali cyanua (6.5.1) theo quy trình được nêu trong Phụ lục B bằng cách nhân giá trị chuẩn với ρ(CN)/1000 và làm tròn chính xác đến (µg/L hoặc ví dụ, nếu sáu dung dịch hiệu chuẩn cần phải được chuẩn bị để chứa khoảng làm việc từ 5 µg/L đến 50 µg/L, tiến hành như sau.

Dùng pipet lấy 25 mL dung dịch cyanua I (6.5.2) cho vào bình định mức 50 mL và làm đầy đến vạch định mức với dung dịch natri hydroxyt III (6.4). Dung dịch này chứa 5 mg/L cyanua.

Dùng pipet cho vào các bình định mức 100 mL, 1 mL, 3 mL, 5 mL, 7 mL, 9 mL hoặc 10 mL dung dịch cyanua 5 mg/L đề cập ở trên và làm đầy đến vạch định mức bằng dung dịch natri hydroxyt III (6 4). Các dung dịch này chứa 50 µg/L, 150 µg/L, 250 µg/L, 350 µg/L, 450 µg/L, và 500 µg/L cyanua, tương ứng. Hiệu chính nồng độ dung dịch hiệu chuẩn dựa trên nồng độ tìm thấy trên phép chuẩn độ dung dịch kali cyanua (6.5.1) theo quy trình được nêu trong Phụ lục B bằng cách nhân giá trị chuẩn với ρ(CN)/1000 và làm tròn chính xác đến µg/L.

6.5.4  Dung dịch ổn định điện cực, khoảng 5 mg/L tính theo CN

Dùng pipet lấy 500 pL dung dịch kali cyanua (6.5.1) vào bình định mức 100 mL có chứa 1,0 mL dung dịch natri hydroxyt I (6.2). Pha loãng đến vạch định mức bằng nước.

Dung dịch này bền trong một tuần nếu bảo quản ở (5 ± 3) °C.

CHÚ THÍCH Nồng độ cyanua thấp hơn có thể được dùng nếu tín hiệu detector là gần bão hòa.

6.6  Kali tetracyanozincat, K2Zn(CN)4.

6.6.1  Dung dịch kali tetracyanozincat, K2Zn(CN)4, ρ(CN) = 1000 mg/L ± 2 mg/L, bán sẵn.

Dung dịch này bền trong 6 tháng ở (5 ± 3) °C nếu bảo quản trong tối.

6.7  Thuốc thử dùng để xác định cyanua tự do có sẵn.

6.7.1  Đệm axetat

Hòa tan 410 g natri axetat trihydrat (NaC2H3O2.3H2O) trong 500 mL nước. Thêm axit axetic tinh thể (khoảng 500 mL) để đạt được pH bằng 4,5.

6.7.2  Dung dịch đệm A, dung dịch natri phosphat mono-kiềm 2 mol/L.

Cân 276 g phosphat dihydro ngậm một phân tử nước (NaH2PO4.H2O) cho vào một bình định mức 1 L. Hòa tan và pha loãng đến vạch định mức bằng nước.

6.7.3  Dung dịch đệm B, dung dịch natri phosphat hai kiềm (hoặc natri photphat dibazơ) 1 mol/L

Cân 142 g dinatri hydro photphat (Na2HP04) cho vào một bình định mức 1 L. Hòa tan và pha loãng đến thể tích bằng nước. Nếu cần, làm ấm đến khoảng 40 °C trên bếp điện và khuấy để hòa tan hoàn toàn phosphat natri dibazơ trong nước. Để dung dịch nguội trước khi dùng.

6.7.4  Dung dịch gốc đệm phosphat 1 mol/L pH 6,0

Thêm 219,25 mL dung dịch đệm A (6.7.2) và 61,5 mL dung dịch đệm B (6.7.3) vào bình định mức 500 mL. Hòa tan và pha loãng đến vạch định mức bằng nước.

6.7.5  Đệm phosphat 0,2 mol/L pH 6,0

Trong một bình định mức 1 L, thêm 200 ml dung dịch đệm phosphat 1 mol/L pH 6,0 dung dịch gốc (6.7.4) và pha loãng đến vạch định mức bằng nước. pH cần phải đạt 6,0 ± 0,1. Kiểm tra xác nhận pH và điều chỉnh nếu cân bằng dung dịch natri hydroxyt III (6.4) hoặc dung dịch axit sunphuric loãng (6.7.6).

6.7.6  Dung dịch axit sunphuric loãng, c(H2SO4) = 0,005 mol/l.

6.8  Chì cacbonat, PbCO3, bột.

6.9  Natri asenit, NaAsO2, bột.

7  Thiết bị

7.1  Hệ thống phân tích bơm dòng

Ví dụ phù hợp của hệ thống được trình bày ở Hình A.1. Có thể áp dụng hệ thống thay thế khác nếu thỏa mãn các yêu cầu tại Điều 9.

7.1.1  Bộ bơm mẫu tự động hoặc thiết bị khác, có khả năng đưa mẫu tái lập/liên tục.

7.1.2  Bình chứa thuốc thử

7.1.3  Bơm xung thấp, có ống bơm trơ với hóa chất đặc thù để tốc độ dòng như ví dụ được nêu tại Hình A.1.

7.1.4  Ngăn khuếch tán khí, với màng bán thấm ưa nước, ví dụ polypropylen hoặc PTFE, độ dày 90 µm đến 200 µm, cỡ lỗ 0,1 µm đến 1 µm, và diện tích tối thiểu 150 mm2 tiếp xúc với dung dịch nhận. Màng khuếch tán khí cần phải được thay khi đường nền trở nên bị nhiễu hoặc sau một đến hai tuần.

7.1.5  Ống phân phối với cung cấp liều mẫu và thuốc thử tái lập cao, có hệ thống vận chuyển phù hợp và các bộ phận nối được làm từ polymer trơ với hóa chất.

7.1.6  Detector ampe, có ngăn dòng chảy, bao gồm một điện cực làm việc bằng bạc, điện cực tham chiếu Ag/AgCI, và điện cực đếm bằng Pt hoặc thép không gỉ.

7.1.7  Bộ ghi dữ liệu (ví dụ bộ ghi dữ liệu hiển thị dài đồ thị, bộ tích hợp hoặc máy in/máy vẽ đồ thị).

Nói chung, đo chiều cao tín hiệu pic. Sử dụng phần cứng và phần mềm máy tính được khuyến cáo bởi nhà sản xuất thiết bị để kiểm soát thiết bị và để thu thập dữ liệu từ detector.

7.2  Thiết bị bổ sung, vật liệu và thiết bị đo

7.2.1  Giấy thử chì axetat, có bán sẵn

7.2.2  Giấy thử hồ tinh bột kali iod, có bán sẵn

7.2.3  Xy ranh kèm màng lọc, với màng lọc có cỡ lỗ 0,45 µm.

7.2.4  pH met và điện cực, có khả năng đo ± 0,1 đơn vị pH.

8  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Tham khảo Điều 4 về chất gây nhiễu và mẫu xử lý trước khi điều chỉnh pH.

Ngay sau khi lấy mẫu, đưa pH của mẫu nước đến 11 ± 0,1 bằng dung dịch natri hydroxyt I đến III (6.2 đến 6.4) sao cho lượng kiềm thêm vào tạo một dung dịch mẫu pha loãng không đáng kể. Cách khác, đưa pH của mẫu nước đến 11 ± 0,1 bằng cách thêm các viên natri hydroxyt (một đến hai viên trên 500 mL). Tránh bảo quản quá mức vì chúng có thể cho độ thu hồi thấp và/hoặc hình dáng pic của cyanua tự do có sẵn ít trong quá trình phân tích.

Nếu dùng các viên natri hydroxy, chú ý để không làm tăng pH lớn hơn 11.

Nếu mẫu bị đục, loại bỏ các hạt bằng cách lọc qua màng cỡ lỗ 0,45 µm hoặc bằng cách gạn lắng tại phòng thử nghiệm.

Phân tích mẫu theo Điều 9 càng sớm càng tốt sau khi lấy mẫu, muộn nhất trong vòng 6 ngày, như quy định tại TCVN 6663-3 (TCVN 5667-3), nhưng không dài hơn 1 ngày nếu có mặt sunphua. Thu thập và bảo quản mẫu trong thùng chứa được bảo vệ mẫu khỏi UV.

9  Quy trình

9.1  Thiết lập hệ thống dòng chảy

Thiết lập và điều chỉnh hệ thống phân tích dòng theo Bảng 1.

Bảng 1 – Điều chỉnh hệ thống phân tích bơm dòng

Thông số thiết bị FIA Cài đặt phương pháp đã khuyến nghị
Lưu lượng dòng bơm 0,5 ml/min đến 2,0 ml/min
Khoảng thời gian chu kỳ (tổng) Tối đa 120 s
Thời gian nạp mẫu Thời gian đủ tối thiểu để làm đầy hoàn toàn vòng mẫu trước khi bơm.
Thời gian xả van bơm giữa các mẫu Thời gian đủ tối thiểu để xả vòng mẫu và đạt đến độ phân giải cơ bản giữa các pic
Đánh giá Pic Diện tích và chiều cao pic
Điện thế làm việc 0,0 V với Ag/AgCI

Bật nguồn điện của thiết bị và bộ bơm mẫu tự động (nếu có).

Kẹp chặt trục ống của bơm đúng vị trí và bắt đầu bơm thuốc thử vào hệ thống bơm dòng

Khởi động hệ thống thu nhận dữ liệu.

Bơm thuốc thử trong 10 min đến 30 min để thiết lập một đường nền ổn định. Máy phân tích đã sẵn sàng cho sử dụng khi đường nền ổn định.

Tiến hành theo 9.2 đến 9.5.

9.2  Đo dung dịch trắng thuốc thử

Bơm thuốc thử qua tất cả các ống và kiểm tra xác nhận không có rò rỉ và không có không khí trong mẫu hoặc ống thuốc thử. Điều chỉnh detector đến 0,0 V.

Đợi cho đường nền sẵn sàng và đảm bảo rằng mức nhiễu/tạp đường nền là nhỏ đủ để duy trì tối thiểu tỉ số tín hiệu với mức tạp bằng 2:1 đối với chuẩn hiệu chuẩn nhỏ nhất. Sử dụng dung dịch natri hydroxyt III (6.4) như là dung dịch trắng thuốc thử.

9.3  Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống bơm dòng

9.3.1  Ổn định hóa của điện cực

Bơm dung dịch ổn định điện cực (6.5.4) vào thiết bị và ghi lại đáp ứng của ampe kế (giá trị dòng điện) sau chu kỳ đã hoàn tất.

Lặp lại quy trình cho đến khi đáp ứng pic là nhỏ hơn 2 % RSD. Quá trình này sẽ đảm bảo rằng hệ thống điện cực được ổn định.

Sau khi hệ thống điện cực đã ổn định, hút dung dịch chuẩn làm việc có nồng độ lớn nhất (6.5 3) vào thiết bị bơm dòng.

Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất để lưu giữ cửa sổ thời gian lưu đối với cyanua sử dụng phần mềm thu nhận dữ liệu.

9.3.2  Tỉ lệ thu hồi

Nếu một phòng thử nghiệm chưa thực hiện phép thử trước đây hoặc nếu có những thay đổi chính trong hệ thống đo, ví dụ, người phân tích mới, thiết bị mới,… nghiên cứu về độ chum và độ chệch cần phải được thực hiện để chứng minh năng lực của phòng thử nghiệm.

Phân tích bảy lần lặp lại của dung dịch chuẩn độc lập có chứa cyanua tự do có sẵn 25 µg/L tính theo CN trong khoảng nồng độ thấp từ 5 µg/L đến 50 pg/L và cyanua tự do có sẵn 250 µg/L tính theo CN trong khoảng nồng độ cao từ 50 µg/L đến 500 µg/L. Nền của dung dịch cần phải tương đương với dung dịch mẫu được phân tích. Mỗi lần lặp lại cần phải được thực hiện qua quy trình phaan tích hoàn chỉnh. Các lần lặp lại có thể được rải đều ra với các mẫu

Tính độ lệch chuẩn và độ lệch trung bình của bảy giá trị. Giá trị trung bình cần phải trong khoảng từ 22 µg/L CN đến 28 pg/L CN, và độ lệch chuẩn cần phải nhỏ hơn 2 µg/L CN, trong khoảng thấp từ 5 µg/L đến 50 µg/L. Giá trị trung bình cần trong khoảng từ 237 µq/L CN đến 263 µg/L CN. và độ lệch chuẩn cần phải nhỏ hơn 6,3 µg/L CN trong khoảng cao từ 50 µg/L đến 500 µg/L. Mặt khác/nếu không, nghiên cứu cần phải được lặp lại cho đến khi các tiêu chí được đáp ứng.

Nếu sử dụng một nồng độ khác với nồng độ được khuyến cáo, áp dụng phép kiểm tra F Test và phép kiểm tra-t Test trong ước lượng khả năng chấp nhận giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

9.4  Hiệu chuẩn

Lựa chọn chế độ làm việc của hệ thống dòng chảy và hiệu chuẩn bằng cách dùng theo thứ tự dung dịch hiệu chuẩn (6.5.3) và dung dịch natri hydroxyt III (6.4) làm mẫu trắng. Lựa chọn dung dịch hiệu chuẩn phù hợp nhất cho các mẫu được đo.

Trước khi hiệu chuẩn, thiết lập một đường nền ổn định như được nêu tại 9.1 và 9.2.

Xác định giá trị đáp ứng detector từ dung dịch hiệu chuẩn.

Điều kiện thử đối với hiệu chuẩn và đo mẫu (9.5) là giống nhau. Độ lớn của tín hiệu đo tỷ lệ với nồng độ khối lượng của cyanua. Thiết lập đường tuyến tính đối với loạt đo thu được.

Hiệu chuẩn hệ thống như quy định tại TCVN 6661-1 (ISO 8466-1). Công thức tổng quát dưới đây như được trình bày ở Công thức (1) là phù hợp (TCVN 6661-1 (ISO 8466-1). Nếu phép kiểm tra tuyến tính được mô tả tại TCVN 6661-1 (ISO 8466-1) cho thấy đường hiệu chuẩn không tuyến tính, tính đường hiệu chuẩn như quy định tại TCVN 6661-2 (ISO 8466-2).

y = b x ρ(CN) + a                                                                         (1)

Trong đó

y là giá trị đo được đối với dung dịch hiệu chuẩn tính theo đơn vị của thiết bị (ví dụ chiều cao pic tính bằng centimet hoặc số đếm);

b là độ dốc của hàm hiệu chuẩn, biểu thị bằng đơn vị của thiết bị/microgam trên lit;

ρ(CN) là nồng độ khối lượng của dung dịch chuẩn, biểu thị bằng microgam trên lit, µg/L;

– a là giao cắt với gốc tọa độ, biểu thị theo đơn vị của thiết bị.

9.5  Đo mẫu

Phân tích mẫu đã xử lý sơ bộ theo Điều 8 theo đúng cách như đối với dung dịch hiệu chuẩn với hệ thống bơm dòng.

Sau từng loạt mẫu kiểm tra độ đúng/giá trị sử dụng của hàm hiệu chuẩn nhưng ít nhất sau khi đo từ 10 đến 20 mẫu sử dụng một dung dịch hiệu chuẩn cho từng phần của khoảng làm việc có giá trị thấp hơn và cao hơn.

Hiệu chuẩn mới nếu cần.

10  Tính toán

Xác định nồng độ khối lượng của mẫu sử dụng giá trị đo được, thu được như được quy định tại 9.4 đối với dung dịch hiệu chuẩn.

Tính ρ(CN) theo Công thức (2):

(2)

Về giải thích các ký hiệu, xem 9.4.

11  Biểu thị kết quả

Báo cáo kết quả đến hai chữ số có nghĩa.

VÍ DỤ ρ(CN tự do có sẵn) 45 µg/L.

12  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm cần phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

  1. a) Phương pháp thử đã dùng, cùng với viện dẫn tiêu chuẩn này;
  2. b) Tất cả thông tin cần thiết để nhận dạng mẫu;
  3. c) Cách xử lý sơ bộ mẫu như được mô tả tại Điều 4 về cản trở;
  4. d) Nồng độ cyanua, cyanua tự do có sẵn tính bằng microgam trên lit (µg/L), theo Điều 10;
  5. e) Mọi quan sát đặc biệt được ghi chú trong quá trình xác định;
  6. f) Biểu mẫu tài liệu (ví dụ ngày thử, người vận hành,…);
  7. g) Mọi sai lệch so với tiêu chuẩn này có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Ví dụ hệ thống bơm dòng chảy

CHÚ DN

1  chất mang (nước) (6.1)

2  đệm thuốc thử (pH 6) (6.7.5)

3  dung dịch nhận (NaOH 0,1 mol/L) (6.2)

4  bơm ổn định dòng (lưu lượng dòng tính bằng mL/min)

5  van bơm (vòng mẫu 200 µL)

6  dòng thải

7  mẫu

8  cuộn trộn (30 cm đến 60 cm x đường kính trong 0,5 mm đến 0,8 mm) đặt trong ống phân phối (manifold) nhiệt độ không đổi tùy chọn.

9  ngăn khuếch tán khí

10  thiết bị thu thập dữ liệu/điện thế sử dụng phần mềm thu nhận dữ liệu

11 Ngăn đo dòng điện

at = hằng số

Hình A.1

 

Phụ lục B

(Quy định)

Xác định nồng độ cyanua thực tế trong dung dịch kali cyanua (6.5.1)

B.1  Khái quát

Nếu dùng KCN để chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn cyanua (6.5.3), cách tiến hành như sau:

B.2  Thuốc thử bổ sung

B.2.1  p-dimetyllaminbenzyiden rhodanin.

B.2.2  Dung dịch chỉ thị

Hòa tan 0,02 g p-dimetyllaminbenzyiden rhodanin (B.2.1) trong 100 mL axeton (C3H6O). Dung dịch này bền trong một tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh (5 ± 3) °C.

B.2.3  Dung dịch bạc nitrat, C(AgN03) = 20 mmol/L hoặc 50 mmol/L.

B.3  Xác định nồng độ cyanua trong dung dịch kali cyanua (6.5.1)

Dùng pipet lấy 10 mL dung dịch kali cyanua (6.5.1) cho vào bình. Thêm 0,25 mL dung dịch chỉ thị (B.2.2). Chuẩn độ với dung dịch bạc nitrat (B 2 3) cho đến khi màu thay đổi từ vàng sang vàng-đỏ (tiêu tốn V1).

Tính nồng độ cyanua trong dung dịch kali xyanua (6.5.1) theo Công thức (B. 1):

(B.1)

Trong đó

ρ(CN)  là nồng độ cyanua trong dung dịch kali cyanua (6.5.1) tính bằng miiigam trên lit, mg/L;
V1 là lượng dung dịch bạc nitrat (B.2.3) được dùng tính bằng mililit, mL;
c(AgN03)  là nồng độ dung dịch bạc nitrat tính bằng milimol trên lit, mmol/L;
m(2CN) là khối lượng phân tử của 2 CN (= 52 g/mol);
V là thể tích của dung dịch kali cyanua (6.5.1) tính bằng mililit, mL.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Dữ liệu tính năng

Bảng C.1 – Số liệu thống kê để xác định xyanua tự do bằng FIA

Mu Nền mẫu l n o

%

X

µg/l

µg/l ƞ

%

SR

%

CV,R

%

Sr

µg/l

Cv,r

%

1 Nước ngầm 11 22 8,33 822 815 99,1 60,9 7,47 8,30 1,02
2 Nước mặt 11 22 8,33 409 398 97,3 32,5 8,16 6,16 1,55
3 Nước uống 11 22 8,33 195 202 104 16,0 7,92 1,76 0,87
4 Dung dịch lọc 11 22 8,33 167 179 93,3 12,8 7,15 2,28 1,27
5 Nước thải 11 22 8,33 9,4 8,00 85,0 2,95 36,9 0,51 6,38
l  số phòng thí nghiệm sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai

n  số kết quả thử riêng lẻ sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai

o  phần trăm của giá trị ngoại lai

X  giá trị đã ấn định

trung bình tổng của kết quả (không có giá trị ngoại lai)

ƞ  tỉ lệ thu hồi

SR  Độ lệch chuẩn tái lập

CV,R Hệ số biến thiên của độ tái lập

Sr Độ lệch chuẩn lặp tại

CV,r Hệ số biến thiên của độ lặp lại

a  Nguồn gốc của mẫu:

Mẫu 1, dung dịch xử lý đuôi sản xuất kim loại đã thêm chuẩn, Nevada

Mẫu 2, đã thêm chuẩn, Cherry Creek, Centennial, Colorado,

Mẫu 3, đã thêm chuẩn, Denver Aquifer, Parker, Colorado,

Mẫu 4, Dung dịch đã thêm chuẩn, Heap Leach Drain, Nevada,

Mẫu 5, chưa thêm chuẩn, Dịch lọc xử lý đuôi sản xuất kim loại đã xử lý trong phòng thử nghiệm.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  TCVN 8571:2010 (ISO 2080:2008), Lớp phủ kim loại và lớp phủ vô cơ khác – Xử lý bề mặt, lớp phủ kim loại vô cơ khác – Từ vựng (Metallic and other inorganic coatings Surface treatment, metallic and other inorganic coatings – Vocabulary).

[2]  TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn (Accuracy (trueness and precision) of measurement methods and resultsPart 2: Basic method for the determination of repeatability and reproducibility of a standard measurement method).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12027:2018 (ISO 17690:2015) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH XIANUA TỰ DO CÓ SẴN (PH 6) BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY (FIA), KHUYẾCH TÁN KHÍ VÀ ĐO DÒNG ĐIỆN
Số, ký hiệu văn bản TCVN12027:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản