TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12068:2017 (ISO 23996:2007) VỀ THẢM TRẢI SÀN ĐÀN HỒI – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12068:2017
ISO 23996:2007
THẢM TRẢI SÀN ĐÀN HỒI – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG
Resilient floor coverings – Determination of density
Lời nói đầu
TCVN 12068:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 23996:2007
TCVN 12068:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 219 Thảm trải sàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THẢM TRẢI SÀN ĐÀN HỒI – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG
Resilient floor coverings – Determination of density
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả hai phương pháp xác định khối lượng riêng của thảm trải sàn đàn hồi đồng nhất và các lớp cứng của thảm trải sàn đàn hồi khác.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 24342, Resilient and textile floor-coverings – Determination of side length, edge straightness and squareness of tiles (thảm trải sàn bằng vật liệu đàn hồi – Xác định chiều dài cạnh, độ thẳng mép và độ vuông của miếng)
ISO 24346, Resilient floor coverings – Determination of overall thickness (Thảm trải sàn đàn hồi – Xác định độ dày toàn phần).
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Khối lượng riêng (density)
Tỷ số giữa khối lượng và thể tích.
4 Lấy mẫu
Lấy ba miếng hoặc một mẫu có kích thước ít nhất 1 000 mm x 1 000 mm đối với vật liệu dạng tấm.
5 Môi trường điều hòa và thử
Điều hòa mẫu tại nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 50) % trong thời gian ít nhất 24 h. Duy trì các điều kiện này khi tiến hành phép thử.
6 Phương pháp A
6.1 Nguyên tắc
Mẫu thử có khối lượng đã biết được ngâm trong chất lỏng và cân lại, và tính khối lượng riêng.
6.2 Thiết bị, dụng cụ
6.2.1 Cân, có độ chính xác đến 1 mg.
6.2.2 Giá đỡ chữ V, hoặc giá đỡ cố định khác.
6.2.3 Cốc có mỏ, dung tích 200 ml.
6.2.4 Dây kim loại mảnh, đường kính tối thiểu 0,125 mm.
6.2.5 Nước cất mới, chứa không quá 0,1 % tác nhân làm ướt (để giúp loại bỏ bọt khí) tại nhiệt độ (23 ± 2) °C.
6.3 Chọn mẫu thử
Từ mẫu, lấy ba mẫu thử cách đều nhau, khoảng cách từ mép ngoài của mẫu đến mép gần nhất của mẫu thử ít nhất là 100 mm, hoặc lấy mẫu thử từ các miếng riêng biệt. Mỗi mẫu thử phải có kích thước tối thiểu 30 mm x 30 mm hoặc đường kính 36 mm.
6.4 Cách tiến hành
Cân mẫu thử có dây kim loại mảnh được treo trên mẫu. Ghi lại khối lượng m1. Ngâm mẫu thử, vẫn được treo bởi dây kim loại vào nước cất chứa trong cốc có mỏ trên giá đỡ chữ V hoặc giá đỡ cố định khác. Loại bỏ bọt khí còn bám dính bằng dây kim loại mảnh. Đánh dấu mức ngâm và khối lượng mẫu thử sau khi ngâm, m2. Ngâm mẫu thử còn lại ở cùng một mức.
6.5 Tính toán và biểu thị kết quả
Khối lượng riêng của mẫu thử, ρ, tính bằng kilôgam trên mét khối, được tính theo công thức sau:
ρ = (m1 x ρH2O)/(m1 – m2)
trong đó
m1 là khối lượng ban đầu của mẫu thử, tính bằng kilôgam;
m2 là khối lượng của mẫu thử sau khi ngâm, tính bằng kilôgam;
ρH2O là khối lượng riêng của nước, tại nhiệt độ quy định trong 6.2.5, tính bằng kilôgam trên mét khối.
Tính kết quả trung bình đối với ba mẫu thử và biểu thị kết quả chính xác đến 1 kg/m3.
6.6 Báo cáo về độ chụm
Thực hiện thử nghiệm liên phòng để xác định độ chụm của phương pháp này.
7 Phương pháp B
7.1 Nguyên tắc
Cân một mẫu thử có kích thước xác định và khối lượng riêng của mẫu được tính từ tỷ số giữa khối lượng và thể tích. Không sử dụng phương pháp này nếu bề mặt và/hoặc mặt trái có vân.
7.2 Thiết bị, dụng cụ
7.2.1 Thiết bị, dụng cụ được mô tả trong ISO 24342, để đo chiều dài và chiều rộng cạnh của mẫu hình chữ nhật.
7.2.2 Thiết bị, dụng cụ được mô tả trong ISO 24346, để đo độ dày mẫu.
7.2.3 Cân, có độ chính xác đến 1 mg.
7.3 Lựa chọn mẫu thử
Từ mẫu, cắt ba mẫu thử dạng hình chữ nhật có kích thước ít nhất 100 mm x 100 mm cách đều nhau. Khoảng cách từ mép ngoài của mẫu đến mép gần nhất của các mẫu thử phải ít nhất là 100 mm.
Trong trường hợp mẫu dạng miếng, lấy ba miếng riêng rẽ.
7.4 Cách tiến hành
Đối với mỗi phép thử, đo và ghi lại độ dày và kích thước chính xác đến 0,1 mm. Cân mỗi mẫu thử riêng biệt và ghi khối lượng chính xác đến 10 mg.
7.5 Tính toán và biểu thị kết quả
Khối lượng riêng, ρ, tính bằng kilôgam trên mét khối, được tính theo công thức sau và làm tròn đến 0,01.
ρ = 106 x M/V
trong đó
M là khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam;
V là thể tích của mẫu thử, tính bằng milimét khối.
Tính giá trị trung bình của ba mẫu thử và làm tròn đến 0,1 kg/m3.
7.6 Báo cáo về độ chụm
Thực hiện thử nghiệm liên phòng để xác định độ chụm của phương pháp này.
8 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau :
a) phương pháp thử thực hiện theo tiêu chuẩn này, phương pháp A hoặc B;
b) ngày thử;
c) nhận dạng hoàn chỉnh mẫu thử, bao gồm loại, nguồn gốc, màu và số tham chiếu của nhà sản xuất;
d) lịch sử trước đó của mẫu;
e) các sai khác bất kỳ so với tiêu chuẩn này mà ảnh hưởng đến kết quả;
f) giá trị khối lượng riêng trung bình.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 1183 (tất cả các phần), Plastics – Methods for determining the density of non-cellular plastics
[2] EN 436, Resilient floor coverings – Determination of density
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12068:2017 (ISO 23996:2007) VỀ THẢM TRẢI SÀN ĐÀN HỒI – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12068:2017 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | 01/01/2017 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |