TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12106:2017 (ISO 17442:2012) VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ PHÂN ĐỊNH THỰC THỂ PHÁP NHÂN (LEI)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12106:2017
ISO 17442:2012
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ PHÂN ĐỊNH THỰC THỂ PHÁP NHÂN (LEI)
Financial services – Legal Entity Identifier (LEI)
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Cấu trúc của mã LEI
5 Số kiểm tra
6 Hồ sơ dữ liệu mã LEI
Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ về việc kiểm tra xác nhận số kiểm tra mã LEI
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 12106:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 17442:2012.
TCVN 12106:2017 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC 31 “Thu thập dữ liệu tự động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Việc phân định thực thể pháp nhân là một bộ phận tích hợp và cần thiết trong các giao dịch thuộc dịch vụ tài chính. Việc gia nhập vào các mối quan hệ kinh doanh đòi hỏi quá trình “Tìm hiểu khách hàng của bạn” phải được bắt đầu và duy trì trong suốt thời gian của các mối quan hệ này và tập trung vào tất cả yêu cầu lưu giữ dữ liệu dài hạn hơn. Các bên tham gia vào các giao dịch tài chính cần được phân định trong phạm vi các giao dịch đó. Sau đó cần đánh giá các rủi ro của từng bên và kết quả đánh giá rủi ro tổng hợp. Tất cả vấn đề này cần phải được hoàn thiện trong khi vẫn duy trì quá trình hoạt động thông suốt của hệ thống.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu của các cơ quan quản lý đối với việc phân định các thực thể pháp nhân cả ở cấp quốc gia và toàn cầu đang gia tăng như một nhu cầu thiết yếu. Cụ thể, các cơ quan quản lý đang yêu cầu có những tiêu chuẩn có thể sử dụng trong các giải pháp mà họ đang phát triển để xử lý nhu cầu thu thập và phân tích dữ liệu từ cuộc khủng hoảng.
Tiêu chuẩn này đáp ứng nhu cầu phân định thực thể pháp nhân cho ngành dịch vụ tài chính toàn cầu và cộng đồng các nhà quản lý. Vấn đề chính tiêu chuẩn này hướng tới là:
– Cho phép phân định đơn nhất trên toàn cầu các thực thể bằng một mã phân định thực thể pháp nhân (mã LEI);
– Xác định mã LEI không chứa thông tin nhúng;
– Xác định mã LEI có khả năng tương thích với các tiêu chuẩn khác và dữ liệu tham khảo đang có và có thể được ứng dụng toàn cầu để hỗ trợ cho ngành dịch vụ tài chính;
– Xác định lược đồ mã LEI là đáng tin cậy và mã LEI là ổn định;
– Xác định lược đồ mã LEI là có thể mở rộng và không giới hạn trong việc sử dụng và phân phối lại.
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ PHÂN ĐỊNH THỰC THỂ PHÁP NHÂN (LEI)
Financial services – Legal Entity Identifier (LEI)
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yếu tố của một lược đồ mã phân định thực thể pháp nhân (LEI) rõ ràng để phân định các thực thể pháp nhân có liên quan đến giao dịch tài chính.
Thuật ngữ “thực thể pháp nhân” bao gồm, nhưng không giới hạn, các bên đơn nhất chịu trách nhiệm pháp lý hoặc tài chính khi thực hiện các giao dịch tài chính hoặc có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của họ để tham gia một cách độc lập vào các hợp đồng pháp lý, không quan trọng việc họ có được kết hợp hay thành lập dưới một hình thức nào khác (ví dụ hợp đồng ủy thác, hợp đồng liên danh). Thuật ngữ này không bao gồm các cá nhân nhưng bao gồm các tổ chức chính phủ và các tổ chức đa quốc gia.
Mã LEI được thiết kế để xử lý tự động. Mã LEI cũng có thể được sử dụng tiện lợi trong trao đổi tại các môi trường khác khi cần (ví dụ trao đổi tài liệu giấy).
CHÚ THÍCH Các ví dụ về thực thể pháp nhân hợp lệ bao gồm (nhưng không giới hạn):
– Tất cả các tổ chức tài chính trung gian;
– Các ngân hàng và công ty tài chính;
– Tất cả các thực thể mua bán cổ phiếu, mua bán nợ hoặc chứng khoán khác cho các cơ cấu vốn khác;
– Tất cả các thực thể được liệt kê trong một giao dịch;
– Tất cả các thực thể giao dịch cổ phiếu hoặc mua bán nợ, góp vốn, bao gồm quỹ viện trợ, quỹ hưu trí và các hình thức góp vốn khác được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp hoặc các thỏa thuận đầu tư tập thể (bao gồm quỹ bảo trợ, quỹ được bảo trợ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư tư nhân.v.v..);
– Tất cả các thực thể thuộc phạm vi của một cơ quan quản lý tài chính và các chi nhánh, công ty con và công ty mẹ;
– Các đối tác trong các giao dịch tài chính.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7217 (ISO 3166) (tất cả các phần), Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước.
ISO/IEC 7064, Information technology – Security techniques – Check character systems (Công nghệ thông tin – Kĩ thuật an ninh – Các hệ thống kí tự kiểm tra).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
3.1
Thực thể pháp nhân (legal entity)
Cá nhân hoặc tổ chức hợp pháp được tổ chức theo quy định của pháp luật.
3.2
Tổ chức đa quốc gia (supranational)
Cơ quan trực thuộc Chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ được thành lập theo luật quốc tế hoặc hiệp ước quốc tế hoặc được liên minh ở cấp quốc tế.
3.3
Địa chỉ của hệ thống pháp nhân (address of legal formation)
Địa chỉ hiện tại của hệ thống pháp nhân trong cơ quan quản lý mà tại đó thực thể được thành lập.
3.4
Góp vốn (investment vehicle)
Quỹ viện trợ, quỹ hưu trí hoặc các hình thức góp vốn khác được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp hoặc các thỏa thuận đầu tư tập thể (bao gồm quỹ bảo trợ, quỹ được bảo trợ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư tư nhân.v.v..).
4 Cấu trúc của mã LEI
Tiêu chuẩn này sử dụng các quy tắc sau đây để thể hiện các phần tử dữ liệu.
a) Thể hiện kí tự:
– N: các chữ số (gồm các chữ số từ 0 đến 9);
– A: các chữ cái viết hoa (gồm các chữ cái từ A-Z, không gồm các kí tự “đặc biệt” như kí tự trống, dấu cách hay dấu chấm).
b) Chỉ dẫn về chiều dài:
– Nn!: chiều dài cố định;
– Nn: chiều dài tối đa.
Định dạng của mã LEI là:
– 18!an2!n.
Mã LEI bao gồm 20 kí tự phân tách như sau:
– Kí tự (18!an) không có dấu cách hoặc kí tự “đặc biệt”;
– Kí tự thứ 19 và thứ 20 (2!n) là các chữ số hoặc số kiểm tra, được tính theo sơ đồ quy định trong tiêu chuẩn này.
5 Số kiểm tra
5.1 Tổng quát
Số kiểm tra phải được tính dựa trên sơ đồ được quy định trong ISO/IEC 7064 (MOD 97-10). Xem Phụ lục A.
Số kiểm tra được sử dụng để kiểm tra xác nhận mã LEI.
5.2 Quá trình kiểm tra số kiểm tra
5.2.1 Chuyển các chữ cái sang chữ số tương ứng như sau:
A= 10 | F = 15 | K = 20 | P = 25 | U = 30 |
B = 11 | G = 16 | L = 21 | Q = 26 | V = 31 |
C= 12 | H = 17 | M = 22 | R = 27 | W = 32 |
D = 13 | I= 18 | N = 23 | S = 28 | X = 33 |
E = 14 | J = 19 | 0 = 24 | T = 29 | Y = 34 |
Z = 35 |
5.2.2 Áp dụng hệ thống kí tự kiểm tra, MOD 97-10, phù hợp với ISO/IEC 7064.
5.2.3 Nếu số dư là 1 (một), số đó là hợp lệ.
5.3 Quá trình tạo số kiểm tra
5.3.1 Thêm “00” vào vị trí cuối cùng bên phải của LEI.
5.3.2 Chuyển các kí tự chữ cái thành các kí tự chữ số theo Điều 5.2.1.
5.3.3 Áp dụng hệ thống kí tự kiểm tra, MOD 97-10, phù hợp với ISO/IEC 7064.
6 Hồ sơ dữ liệu mã LEI
Để đảm bảo việc phân định một cách rõ ràng các thực thể pháp nhân, một tập hợp các thuộc tính dữ liệu phải được tất cả các bên truy vấn cung cấp. Hồ sơ dữ liệu mã LEI được cấu thành bởi các thuộc tính dữ liệu sau đây:
– Tên chính thức của thực thể pháp nhân như được ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, hoặc với bên quản lý quỹ cho quỹ đầu tư tập thể, hoặc trong các tài liệu tổ chức của thực thể. Khi có thể, tên giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh mà thực thể được thành lập và số phân định của thực thể trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh phải được ghi lại;
– Địa chỉ trụ sở chính của thực thể pháp nhân hoặc địa chỉ của bên quản lý quỹ:
– Địa chỉ và quốc gia của hệ thống hợp pháp như được thể hiện trong TCVN 7217 (ISO 3166):
– Ngày cấp mã LEI đầu tiên;
– Ngày cập nhật cuối cùng của tập thông tin mã LEI;
– Ngày hết hạn và lý do hết hạn, nếu có. Đối với các thực thể có ngày hết hạn, lý do hết hạn phải được ghi lại và, nếu có, mã LEI của thực thể hoặc các thực thể đã nhận là thực thể hết hạn.
Phụ lục A
(tham khảo)
Ví dụ về kiểm tra xác nhận số kiểm tra mã LEI
A.1 Khái niệm
Để chỉ minh họa cho mục đích này, ví dụ đầu tiên sử dụng chuỗi chữ số và chữ cái đủ ngắn để kiểm tra bằng cách sử dụng một bảng tính.
VÍ DỤ LEI:
A123456702
A.1.1 Chuyển các chữ cái thành các chữ số phù hợp với bảng quy ước đã nêu tại Điều 5.2.1:
10123456702
A.1.2 Tính MOD 971) của số trên:
Số kiểm tra, 02, được hiển thị là hợp lệ, vì kết quả của phép tính trên là 1.
A.2 Kiểm tra xác nhận số kiểm tra của một mã LEI
VÍ DỤ mã LEI:
F50EOCWSQFAUVO9Q8Z97
A.2.1 Chuyển các chữ cái thành các chữ số phù hợp với bảng quy ước đã nêu tại Điều 5.2.1:
155014241232282615103031249268359
A.2.2 Tính MOD 97 với số trên2):
Kết quả là 1
Vậy với mã LEI, F50EOCWSQFAUVO9Q8Z97, cho thấy là hợp lệ, vì kết quả là 1.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ISO 8908:1993, Banking and related financial services – Vocabulary and data elements (Ngân hàng và các dịch vụ tài chính liên quan – Từ vựng và các phần tử dữ liệu).
1) Mod 97 là số dư của phép chia số đó cho 97.
2) Số này là quá lớn để có thể được kiểm tra xác nhận bằng việc sử dụng bảng tính.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12106:2017 (ISO 17442:2012) VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH – MÃ PHÂN ĐỊNH THỰC THỂ PHÁP NHÂN (LEI) | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12106:2017 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |