TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12156:2017 (ISO 4310:2009) VỀ CẦN TRỤC – QUY TRÌNH THỬ VÀ KIỂM TRA

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12156:2017

ISO 4310:2009

CẦN TRỤC – QUY TRÌNH THỬ VÀ KIỂM TRA

Cranes – Test code and procedures

Lời nói đầu

TCVN 12156:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 4310:2009.

TCVN 12156:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa hc và Công nghệ công bố.

CN TRỤC – QUY TRÌNH THỬ VÀ KIM TRA

Cranes – Test code and procedures

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phép thử, kiểm tra và quy trình kim tra xác nhận sự phù hợp với các thông số kỹ thuật vận hành và khả năng nâng được ti trọng danh định của cần trục (xem ISO 7363).

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các loại cần trục quy định trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), trước khi sử dụng lần đầu và sau khi có sự thay đổi, sửa chữa kết cấu hoặc bộ phận chịu tải của cần trục.

Khi tải trọng danh định được quyết định bi độ ổn định, quy trình th và tải trọng th được quy định để các giới hạn ổn định cho phép có thể được kim tra xác nhận dễ dàng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nht, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục – Từ vng – Phần 1: Quy định chung.

TCVN 10197 (ISO 13202), Cần trục – Đo các thông số vận tốc và thời gian.

TCVN 12157 (ISO 14518), Cần trục -Yêu cầu đối với tải trọng thử.

ISO 7363, Cranes and lifting appliances – Technical characteristics and acceptance documents (Cn trục và thiết bị nâng – Đặc tính kỹ thuật và tài liệu nghiệm thu).

ISO 11629, Cranes – Measurment of the mass of a crane and its components (Cn trục – Đo khối lượng cần trục và các bộ phận cần trục).

3  Các loại quy trình thử và kiểm tra

3.1  Để thực hiện các mục đích của tiêu chun này phải sử dụng ba loại quy trình thử và kiểm tra sau đây:

a) Thử và kiểm tra sự phù hợp các thông số kỹ thuật theo 4.1;

b) Kiểm tra bằng quan sát theo 4.2;

c) Thử ti của cần trục theo 4.3.

3.2  Các cần trục chế tạo hoàn chỉnh phải được nhà sản xuất thử và kiểm tra trước khi giao hàng. Các cần trục được lắp đặt hoặc tổ hợp lần cuối tại nơi sử dụng phải được th và kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng. Mọi thoả thuận giữa nhà sản xuất/nhà cung cấp và người mua1) phải bao gồm thử và kiểm tra.

Đối với các cần trục được sản xuất theo loạt, số lượng mẫu cần trục cần thử và kiểm tra cần được xác lập theo thoả thuận chung giữa nhà sản xuất/nhà cung cấp và người mua.

4  Quy trình thử và kiểm tra

4.1  Thử và kiểm tra sự phù hợp

Khi cần trục được th và kiểm tra sự phù hợp với hồ sơ kỹ thuật thì phải thực hiện tương ứng với các đặc tính tải trọng như cho trong ISO 7363.

Phải kim tra xác nhận các thông số sau:

– Khối lượng cần trục;

– Khoảng cách từ trục quay đến trục lật;

– Chiều cao nâng tải;

 Tầm hoạt động của móc;

– Vận tốc nâng/hạ tải;

– Vận tốc hạ tải chính xác;

– Vận tốc di chuyn cần trục;

– Vận tốc di chuyển xe con;

– Vận tốc quay;

– Thời gian nâng/hạ cần;

– Thời gian ra/vào cần;

– Thời gian chu trình làm việc (khi cần thiết);

– Hoạt động của các chức năng giới hạn, chỉ báo và các thiết bị an toàn;

– Sự hoạt động của các  cấu dẫn động  các điều kiện thử nghiệm, ví dụ độ lớn dòng điện cho động cơ.

Kiểm tra xác nhận các thông số trên tại nơi có thể tiến hành được.

Đo khối lượng cần trục và các bộ phận cần trục theo ISO 11629.

Đo các thông số vận tốc và thời gian theo TCVN 10197 (ISO 13202).

4.2  Kiểm tra bằng quan sát

Kiểm tra bằng quan sát phải được thực hiện, có th bao gồm kiểm tra sự phù hợp với hồ sơ kỹ thuật và/hoặc trạng thái của tất cả các bộ phận quan trọng như sau:

– Các cơ cấu, trang thiết bị cơ khí hoặc thủy lực, các thiết bị an toàn, phanh, các hệ thống chiếu sáng và thu phát tín hiệu;

– Kết cấu thép của cần trục và các mối liên kết, thang, phương tiện tiếp cận, cabin, sàn thao tác;

– Tất cả các phương tiện bảo vệ, che chắn;

– Móc hoặc bộ phận mang tải kèm theo và các mối liên kết;

– Cáp và cố định cáp;

– Cụm puli, trục và các chi tiết cố định trục, các chi tiết liên kết cn.

Không được suy luận để cho rằng việc tháo dỡ bất kỳ bộ phận nào là cần thiết trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, phải tính đến việc m các nắp (ví dụ, nắp của bộ phận giới hạn hành trình) là cần thiết cho mục đích vận hành và kiểm tra.

Quy trình kiểm tra phải bao gồm việc kiểm tra xác nhận rằng các tài liệu nghiệm thu đã được phê duyệt tuân th theo ISO 7363 và các tài liệu này đã được kiểm tra.

4.3  Thử tải

4.3.1  Quy định chung

Thử tải bao gồm:

– Thử ti tĩnh;

– Thử tải động;

– Thử ổn định (khi có thể áp dụng).

Tải trọng thử phải được tổ hợp, đo và áp dụng trong quá trình thử theo quy định trong TCVN 12157 (ISO 14518).

4.3.2  Thử tải tĩnh

4.3.2.1  Th tải tĩnh được tiến hành để mô phỏng khả năng nâng tải danh định của cần trục và khả năng làm việc của một số bộ phận kết cấu. Th tải tĩnh được xem là đạt yêu cầu nếu không xuất hiện nứt gãy, biến dạng vĩnh viễn, bong tróc sơn hoặc các hư hỏng ảnh hưởng đến chức năng và sự an toàn của cần trục, đồng thời không mối ghép nào bị lỏng ra hoặc bị hỏng.

4.3.2.2  Tiến hành riêng rẽ việc thử ti tĩnh cho mỗi cơ cấu, và phối hợp các cơ cu nếu được phép theo hồ sơ kỹ thuật của cần trục, với các tư thế và cấu hình gây ra tải trọng lớn nhất cho cáp, mô men uốn lớn nhất hoặc/và lực dọc lớn nhất cho các bộ phận chính của cần trục, nếu áp dụng. Tải trọng th, được chất tăng dần, phải nâng lên chiều cao từ 100 mm đến 200 mm từ mặt nền và giữ trạng thái treo trong khoảng thời gian cần thiết cho thử nghiệm, nhưng không ít hơn 10 min, hoặc lâu hơn theo quy chuẩn quốc gia hoặc theo quy định trong hợp đồng cung cấp thiết bị.

Khi không có khả năng đạt được giá trị lớn nhất của mô men hoặc/và lực dọc của tất cả các bộ phận chính chỉ trong một lần thử tải tĩnh thì phải tiến hành (các) thử nghiệm bổ sung để đạt được mô men/lực dọc yêu cầu trong các bộ phận đó.

4.3.2.3  Ti trọng th phải bằng 1,25 P đối với tất cả các cần trục, hoặc cao hơn theo quy chuẩn quốc gia hoặc được quy định trong hợp đồng cung cấp thiết bị. Tải trọng P xác định như sau:

a) Đối với cần trục tự hành, P là tải trọng danh định (khối lượng tải trên cơ cấu nâng, bao gồm khối lượng tải trọng nâng có ích, khối lượng cụm móc treo và thiết bị mang tải kèm theo);

b) Đối với các loại cần trục khác, P là tải trọng danh định được nhà sản xuất quy định.

4.3.3  Thử tải động

4.3.3.1  Thử tải động được tiến hành với mục đích chủ yếu để kiểm tra xác nhận tính năng của các cơ cấu và phanh.

4.3.3.2  Thực hiện th có tải đối với tất cả các chuyển động của cần trục theo tốc độ của nhà sản xuất đã công bố, ngoại trừ cơ cấu nâng thực hiện với tốc độ giảm thấp khi sử dụng tải 1,25 P.

Thực hiện thử tải động với tải 1,1 P riêng rẽ cho từng chuyển động của cần trục, hoặc cho các chuyển động phối hp nếu được chỉ định trong hồ sơ kỹ thuật của cần trục, với các tư thế và cấu hình gây ra tải trọng lớn nhất cho các cơ cấu. Th tải động phải bao gồm việc khi động và dừng lặp đi lặp lại cho mỗi chuyển động trên toàn phạm vi hành trình, kể cả việc khi động với tải trọng th đang được treo trên không. Trong quá trình thử phải không xuất hiện các chuyển động không kiểm soát của tải trọng thử.

4.3.3.3  Th tải động được xem là đạt yêu cầu nếu các bộ phận liên quan thực hiện được các chức năng của chúng và kiểm tra bằng quan sát sau khi th cho thấy không xuất hiện hư hng trong cơ cấu, các bộ phận kết cấu, đồng thời không mối ghép nào b lng ra hoặc bị hng.

4.3.3.4  Trong quá trình thử tải động, cần trục phải được điều khiển theo như hướng dẫn trong sổ tay vận hành và phải chú ý đến các giới hạn về vận tốc và gia tốc tương ứng với điều kiện vận hành bình thường của cần trục.

4.3.4  Thử ổn đnh

4.3.4.1  Mục đích của thử ổn định là để kim tra khả năng chống lật của cần trục. Thử ổn định được xem là đạt yêu cầu nếu cần trục vẫn giữ được ổn định với tải tĩnh trên móc.

4.3.4.2  Thực hiện thử ổn đnh với các tư thế và cấu hình trong vùng làm việc đã định mà độ ổn định của cần trục là thấp nhất. Nếu tải trọng khác nhau được quy định cho các tư thế hoặc vùng làm việc khác nhau thì thực hiện thử ổn định cho một lựa chọn trong số các trạng thái này.

4.3.4.3  Tải trọng th, được chất tăng dần, phải nâng lên chiều cao từ 100 mm đến 200 mm từ mặt nền và giữ trạng thái treo trong khoảng thời gian cần thiết cho th nghiệm, nhưng không ít hơn 5 min, hoặc lâu hơn theo quy chuẩn quốc gia hoặc theo quy định trong hợp đồng cung cấp thiết bị.

4.3.4.4  Tải trọng thử phải bằng 1,25 P đối với tất cả các cần trục, ngoại trừ cần trc tự hành, hoặc cao hơn theo quy chuẩn quốc gia hoặc được quy định trong hợp đồng cung cấp thiết bị, với P là giá trị do nhà sản xut quy định.

4.3.4.5  Đối với cần trục tự hành, thực hiện thử n định theo Phụ lục A.

5  Điều kiện thử

5.1  Để tiến hành thử nghiệm, cần trục phải được lắp các thiết bị công tác thích hợp theo hồ sơ kỹ thuật.

5.2  Các cần trục di chuyển trên ray phải thực hiện th trên ray được sản xut và lắp đặt phù hợp với hồ sơ kỹ thuật của cần trục.

5.3  Các cần trục không di chuyển trên ray phải được lắp đặt theo quy định trong quy chuẩn quốc gia hoặc trong hợp đồng cung cấp thiết bị.

5.4  Trong thời gian thử, vận tốc gió không được vượt quá 8,3 m/s (30 km/h). Tuy nhiên, không nên hiểu là phải định hướng cần trục để chịu ảnh hưởng xấu nhất từ gió, ngoại trừ có quy định khác trong hợp đồng cung cp thiết bị.

6  Báo cáo thử nghiệm

Để hoàn thành th nghiệm quy định tại 3.1, phải thực hiện một bản báo cáo ghi các kết luận và kết quả th.

Báo cáo thử nghiệm phải xác định cần trục được thử, ghi ngày, nơi thử và tên của người giám sát. Báo cáo phải cung cấp các thông tin như tải trọng, tư thế, cấu hình, quy trình và các kết quả cho từng trường hợp thử.

Đối với các cần trục chỉ kiểm tra bằng quan sát, có thể sử dụng mẫu báo cáo vắn tắt. Báo cáo này phải bao gồm định danh của cần trục, ngày và nơi th nghiệm, tên người giám sát và các kết qu cho từng trường hợp th.

Phụ lục A

(quy định)

Thử ổn định và điều kiện thử đối với cần trục tự hành

A.1  Thử ổn định

A.1.1  Tải trọng thử

Tải trọng thử phải xác định như sau:

a) Khi làm việc trên bánh xích hoặc chân chống phụ:

1,25P + 0,1Fi

b) Khi làm việc trên bánh lốp, không di chuyển:

1,33P + 0,1Fi

c) Khi làm việc trên bánh lốp/bánh xích, di chuyển với vận tc cho phép đến 0,4 m/s:

1,33P + 0,1Fi

d) Khi làm việc trên bánh lốp/bánh xích, di chuyển với vận tốc cho phép trên 0,4 m/s:

1,5P + 0,1Fi

Trong đó,

P tải trọng danh định – tải trên cơ cu nâng, bao gồm khối lượng tải trọng nâng có ích, khối lượng cụm móc treo và thiết bị mang tải kèm theo

Fi  Fhoặc F2 – khối lượng cần, mJ hoặc khối lượng cần phụ, mj, quy đổi về điểm đầu cần hoặc cần phụ.

Nếu mrất lớn, hoặc nếu cần phụ được thiết kế cho các tải trọng nhỏ (tức là tải trọng thử lớn hơn khả năng chịu tải của cần phụ) thì thử ổn định không được thực hiện với tải trọng th. Độ ổn định của cần trục tự hành phải thực hiện bằng tính toán như sau:

Trong đó,  
mJ khối lượng cần;
mj khối lượng cần phụ;
R tầm với của cần;
r tầm với của cần phụ;
RC tầm với tính đến trọng tâm của cần;
rC tầm với tính đến trọng tâm của cần phụ.

Đối với các cần trục không có cần phụ:

r = r= 0 và

Đối với các cần trục trang bị cả cần và cần phụ:

– Nếu tải được nâng từ đầu cần:

r = 0 và

– Nếu tải được nâng từ đầu cần phụ:

Nhà sản xuất sẽ cung cấp các giá trị F1 và F2 trong hồ sơ cho các chiều dài nhỏ nhất, lớn nhất và trung gian. Nếu cần trục hoạt động  các tư thế khác nhau hoặc các vùng làm việc khác nhau thì các thử nghiệm phải thực hiện để kiểm tra độ ổn định cho một lựa chọn trong số các trạng thái này.

Hình A.1 thể hiện hình chiếu cạnh của cần trục điển hình và các thông số sử dụng trong tính toán độ ổn định.

CHÚ DN:

R tầm với của cần

r tầm với của cần phụ

L chiều dài cầna

I chiều dài cần phụ

RC tầm với tính đến trọng tâm cần

rC tầm với tính đến trọng tâm cần phụ

X, Y toạ độ trọng tâm cần

x, y toạ độ trọng tâm cần phụ

Xem các định nghĩa trong A.1.1.

a Đối với cần hộp ống lồng, L sẽ tương ứng với chiều dài cần được xem xét

Hình A.1 – Các thông số sử dụng trong tính toán độ ổn định của cần trục

A.1.2  Tiêu chí thử ổn định

Cần trục được xem là ổn định nếu tải trọng thử quy định tại A.1.1 có thể được cần trục giữ tại chiều cao từ 100 mm đến 200 mm so với mặt nền trong thời gian ít nhất 5 min. Sự nâng lên của các chân chống phụ hoặc các chuyển động khác của chúng không phải là dấu hiệu của sự thiếu ổn định. Sự nâng lên của khối đỡ các dầm chân chống  phía không chịu tải của cần trục thường là cần thiết để đạt được điểm cân bằng.

A.2  Điều kiện thử

A.2.1  Khi th các cần trục lắp trên bánh lốp hoặc bánh xích thì phải đặt trên bề mặt chắc chắn với độ dốc trong giới hạn ± 5 %.

Trạng thái nền đỡ của đường chạy bánh lốp hoặc di xích phải tuân th yêu cầu của nhà sản xuất.

Khi thử thiết bị bánh lốp ở trạng thái làm việc trên bánh lốp thì lốp phải được bơm với áp suất trong giới hạn ± 3 % so với giá trị quy định của nhà sản xuất, và tất cả các bánh phải ở tư thế hướng về phía trước.

A.2.2  Khi th các cần trục làm việc  trạng thái dùng chân chống phụ thì cần trục phải được căn chỉnh với độ nghiêng trong giới hạn ± 0,5 %.

A.2.3  Khi các chân chống phụ được sử dụng trong quá trình thử cần trục bánh lốp thì cần trục phải được nâng lên bằng các chân chống, sao cho tất cả các bánh phải tách khỏi nền, hoặc giải phóng toàn bộ tải trọng từ cần trục tác dụng lên các bánh xe, ngoại trừ có quy định khác của nhà sản xuất. Trạng thái nền đỡ và tư thế của chân chống phải tuân thủ các yêu cầu của nhà sản xuất.

A.2.4  Khi các chân chống phụ được sử dụng trong quá trình thử các cần trục bánh xích thì cần trục phải lắp đặt sao cho các chân chống được tựa chắc chắn lên bề mặt nền đỡ.

A.2.5  Bình nhiên liệu phải được nạp từ 1/3 đến 2/3 dung tích bình. Nước làm mát, dầu bôi trơn và dầu thu lực phải  mức làm việc như quy định của nhà sản xuấcung cấp cần trục.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 10836 (ISO 4305), Cần trục  Xác định độ ổn định.

[2] ISO 9373, Cranes and related equipment – Accurary requirements for measuring parameters during testing (Cần trục và thiết bị liên quan – Yêu cầu về độ chính xác các thông số đo trong khi thử).

[3] TCVN 7761-1 (ISO 10245-1), Cần trục – Thiết bị gii hạn và thiết bị chỉ báo – Phần 1: Yêu cầu chung.



1) Về mặt pháp lý, nhà sản xuất/nhà cung cấp và người mua được hiểu là các bên ký hợp đồng. Nhà sản xuất/nhà cung cấp là bên cung cp cần trục. Người mua là bên sẽ nhận cần trục theo hợp đồng.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12156:2017 (ISO 4310:2009) VỀ CẦN TRỤC – QUY TRÌNH THỬ VÀ KIỂM TRA
Số, ký hiệu văn bản TCVN12156:2017 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản