TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12181:2018 VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG TỰ THỤ PHẤN
TCVN 12181:2018
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG TỰ THỤ PHẤN
Technical procedure for self-pollination seed production
Lời nói đầu
TCVN 12181:2018 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia – Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG TỰ THỤ PHẤN
Technical procedure for self-pollination seed production
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định quy trình sản xuất hạt giống lúa thuộc loài Oryza sativa L.; lạc thuộc loài Arachis hypogaea L; đậu tương thuộc loài Glycine max L.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để xây dựng quy trình sản xuất cho các loài cây trồng tự thụ phấn khác.
2 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Hạt giống tác giả (Breeder seed)
Hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
2.2
Hạt giống siêu nguyên chủng (Pre-basic seed)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
2.3
Hạt giống nguyên chủng (Basic seed)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
2.4
Hạt giống xác nhận, xác nhận 1 (Certified seed)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
2.5
Hạt giống xác nhận 2 (Certified seed 2)
Hạt giống được nhân ra từ hạt giống xác nhận 1 theo quy trình sản xuất hạt giống xác nhận 2 và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3 Quy trình sản xuất hạt giống cây trồng tự thụ phấn
3.1 Quy định chung
3.1.1 Ruộng giống
Chọn ruộng có đất canh tác tốt, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu, sạch cỏ dại sạch sâu bệnh và không có cây trồng cùng loài vụ trước mọc lại.
3.1.2 Cách ly
Ruộng sản xuất hạt giống phải đảm bảo cách ly với các ruộng trồng lúa, lạc, đậu tương khác theo Phụ lục B.
3.1.3 Kỹ thuật canh tác
Tùy theo đặc điểm của từng loài cây trồng, điều kiện nơi sản xuất hạt giống mà bố trí thời vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật về mật độ, khoảng cách, phân bón, phòng trừ sâu bệnh thích hợp để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất.
3.1.4 Thu hoạch, chế biến và bảo quản
Phải làm sạch các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân phơi và kho trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn cơ giới.
Thu hoạch: Khi lúa, lạc, đậu tương đã chín sinh lý. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng, số hạt trên bông đã chín trên 90% (đối với lúa), vỏ quả đã khô trên 85% (đối với đậu tương), độ tàn lá hoặc bên trong vỏ hạt có vết sẹo đen (đối với lạc).
Chế biến: Hạt giống hoặc quả giống phải được phơi hoặc sấy ngay sau khi thu hoạch để đạt độ ẩm theo Phụ lục B. Hạt hoặc quả giống phải được phân loại, loại bỏ hạt, quả không đảm bảo kích cỡ, tạp chất và hạt nứt vỡ.
Bảo quản: Bao giống trong kho phải có tem, nhãn ghi theo quy định, được xếp theo hàng, theo lô, không để sát tường, có lối đi thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra và xử lý khi cần thiết.
3.2 Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng
Trên cơ sở bản mô tả giống của tác giả hoặc cơ quan khảo nghiệm, người sản xuất giống chọn lọc các cá thể căn cứ vào quan sát các tính trạng đặc trưng của giống trong Phụ lục C. Số liệu trung bình của các tình trạng số lượng ghi vào mẫu kết quả đánh giá cá thể và dòng trong Phụ lục D.
3.2.1 Kỹ thuật nhân từ hạt giống tác giả hoặc duy trì từ hạt giống siêu nguyên chủng
Thực hiện theo Phụ lục A – Sơ đồ 1
3.2.1.1 Vụ thứ nhất (G0)
3.2.1.1.1 Đánh giá và chọn cá thể tại ruộng vật liệu khởi đầu
Diện tích tối thiểu của ruộng vật liệu phụ thuộc vào từng loài cây trồng để bố trí cho phù hợp.
Đối với lúa, khi cây có 4 nhánh đến 5 nhánh chọn ít nhất 200 cây; đối với lạc, đậu tương khi ruộng giống ra hoa 50% chọn ít nhất 500 cây. Thường xuyên quan sát các tính trạng đặc trưng về hình thái để lựa chọn các cá thể đạt yêu cầu theo bảng các tính trạng đặc trưng của giống tại Phụ lục C.
Trước khi thu hoạch 3 ngày đến 5 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ cây không đạt yêu cầu, nhổ hoặc cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu, đeo thẻ đánh số thứ tự từng cây để tiếp tục đánh giá trong phòng.
3.2.1.1.2 Đánh giá và chọn cá thể trong phòng
Tiến hành đo đếm các tính trạng số lượng của từng cá thể đã được chọn ngoài ruộng, tính giá trị trung bình (), độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình (s) theo các công thức sau:
Giá trị trung bình: |
Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình: | (nếu ≥ 30) | |
và | (nếu < 30) |
Trong đó: s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình
xi là giá trị đo đếm được của cá thể (hoặc dòng) thứ i (i từ 1…n);
n là tổng số cá thể hoặc dòng được đánh giá
là giá trị trung bình.
Chọn các cá thể có giá trị nằm trong khoảng ± s .
Đối với lúa: Các tình trạng thời gian trỗ và thời gian chín của các cá thể phải bằng nhau. Tính trạng mùi thơm cần thử trên từng cá thể.
Đối với lạc: Quan sát các tính trạng eo quả, độ nhẵn bề mặt vỏ quả, mỏ quả và dạng của mỏ quả. Tách quả và quan sát các tính trạng dạng hạt, màu vỏ hạt.
Đối với đậu tương: Tách quả và quan sát các tính trạng dạng hạt, màu vỏ hạt, màu rốn hạt.
Hạt của từng các thể được chọn phải phơi, sấy riêng cho đến khô, cân riêng khối lượng của từng cá thể, tính bằng gam (lấy một số lẻ sau dấu phẩy), bảo quản riêng để gieo trồng ở vụ tiếp theo.
3.2.1.2 Vụ thứ hai (G1)
Gieo riêng toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất thành hàng hoặc ô liên tiếp nhau. Số hàng nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng hạt của cá thể thu được. Vẽ sơ đồ ruộng giống, cắm thẻ (cọc) đánh dấu từng dòng.
Thường xuyên theo dõi từ khi gieo, cấy đến thu hoạch, không được khử bỏ cây khác dạng, trừ trường hợp xác định được chính xác cây khác dạng là do lẫn cơ giới thì phải khử bỏ sớm trước khi cây nở hoa tung phấn. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, sinh trưởng phát triển kém, nhiễm sâu bệnh và bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Trước khi thu hoạch 3 ngày đến 5 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn, thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên.
Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn và các dòng có năng suất thấp. Đối với lúa loại bỏ các dòng có hạt gạo lật khác màu, lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm. Bảo quản các dòng trong túi riêng, ghi mã số dòng.
Nếu số dòng đạt yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 85% (đối với lúa), lớn hơn hoặc bằng 70% (đối với lạc, đậu tương) trên tổng số dòng G1 được đánh giá thì hỗn hạt của các dòng này thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, đóng bao, gắn tem nhãn, kiểm tra chất lượng hạt giống theo quy định. Bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và thử nghiệm hạt giống theo quy định mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống siêu nguyên chủng và sử dụng để nhân giống nguyên chủng.
Nếu số dòng đạt yêu cầu nhỏ hơn 85% (đối với lúa), nhỏ hơn 70% (đối với lạc, đậu tương) trên tổng số dòng G1 được đánh giá thì tiếp tục nhân và đánh giá các dòng được chọn ở vụ thứ ba (G2) theo mục 3.2.2.3.
3.2.2 Kỹ thuật phục tráng từ hạt giống trong sản xuất
Nếu không có hạt giống tác giả hoặc siêu nguyên chủng thì có thể sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng bằng cách phục tráng từ hạt giống có cấp chất lượng thấp hơn có trong sản xuất theo Sơ đồ 2 – Phụ lục A.
3.2.2.1 Vụ thứ nhất (G0)
Thực hiện như vụ thứ nhất (G0) mục 3.2.1.1
3.2.2.2 Vụ thứ hai (G1)
Kỹ thuật bố trí ô, gieo, cấy và đánh giá như vụ thứ hai (G1) mục 3.2.1.2
Thu hoạch các dòng đạt yêu cầu phơi khô, làm sạch, cho vào túi vải hoặc giấy riêng biệt, ghi mã số và bảo quản trong điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ thứ ba.
3.2.2.3 Vụ thứ ba (G2)
3.2.2.3.1 Đối với lúa
Giữ lại khoảng 1/3 đến 1/4 lượng hạt giống của mỗi dòng để dự phòng, phần còn lại gieo cấy trên ruộng so sánh và ruộng nhân dòng, các ruộng phải có sơ đồ riêng sau khi cấy.
Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, chỉ được phép khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi tung phấn, không khử bỏ các cây khác dạng khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng có tính trạng không phù hợp, dòng sinh trưởng phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
Tiến hành kiểm định các dòng đã được chọn ở ruộng so sánh và ruộng nhân dòng theo Phụ lục B.
3.2.2.3.1.1 Ruộng so sánh
Chọn ruộng đồng đều, cấy các dòng thành từng ô theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi ô có diện tích ít nhất 10 m2 và cách nhau từ 30 cm đến 35 cm.
Đánh giá các dòng đạt yêu cầu lần cuối trước khi thu hoạch 3 ngày đến 5 ngày, mỗi dòng thu 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Tiếp tục loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.
3.2.2.3.1.2 Ruộng nhân dòng
Sau khi cấy ruộng so sánh, cấy hết số mạ còn lại ở ruộng nhân dòng.
Thu hoạch và tính năng suất của các dòng được chọn (kg/m2), tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, nếu là lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Hỗn hạt của các dòng này thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, đóng bao, gắn tem nhãn, kiểm tra chất lượng hạt giống theo quy định. Bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và thử nghiệm hạt giống mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống siêu nguyên chủng theo quy định và sử dụng để nhân giống nguyên chủng.
3.2.2.3.2 Đối với lạc, đậu tương
Hạt của mỗi dòng G1 được gieo trên một ô riêng liên tiếp nhau không nhắc lại. Theo dõi đánh giá tất cả các cây trên ô. Loại bỏ các dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng phát triển kém hoặc nhiễm sâu bệnh. Thường xuyên theo dõi khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi ra hoa, không khử bỏ các cây khác dạng khác.
Tiến hành kiểm định các dòng theo Phụ lục B.
Những dòng còn lại trước khi thu hoạch ngẫu nhiên 10 cây ở giữa hàng, để riêng và ghi mã số dòng để đánh giá trong phòng, sau khi đánh giá sẽ được hỗn với quả hoặc hạt của dòng đã lấy mẫu. Các cây còn lại trên hàng thu hoạch riêng.
Hỗn hạt của các dòng này thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, đóng bao, gắn tem nhãn, kiểm tra chất lượng hạt giống theo quy định. Bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và thử nghiệm hạt giống theo quy định mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống siêu nguyên chủng và sử dụng để nhân giống nguyên chủng.
3.3 Yêu cầu đối với sản xuất hạt giống nguyên chủng
Sản xuất hạt giống lúa: Cấy 1 dảnh hoặc gieo thẳng với mật độ theo đặc tính của giống.
Sản xuất hạt giống lạc, đậu tương: Gieo mật độ theo đặc tính của giống để đạt chất lượng hạt giống cao nhất.
Thường xuyên theo dõi, phát hiện và khử bỏ cây khác dạng trong ruộng giống từ gieo, cấy đến trước thu hoạch.
Tiến hành kiểm định theo Phụ lục B.
Quá trình thu hoạch, chế biến hạt giống đề phòng lẫn cơ giới.
Hạt giống nguyên chủng được đóng bao, ghi rõ tên giống, mã hiệu lô giống, kiểm tra chất lượng theo quy định và bảo quản cẩn thận để phục vụ sản xuất. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và thử nghiệm hạt giống theo quy định mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống nguyên chủng và sử dụng để nhân giống xác nhận, xác nhận 1.
3.4 Yêu cầu đối với sản xuất hạt giống xác nhận, xác nhận 1, xác nhận 2
Kỹ thuật sản xuất hạt giống xác nhận, xác nhận 1, xác nhận 2 như sản xuất hạt giống nguyên chủng.
Hạt giống xác nhận, xác nhận 1, xác nhận 2 được đóng bao, gắn tem, nhãn kiểm tra chất lượng theo quy định. Lô giống đạt các yêu cầu về kiểm định ruộng giống và thử nghiệm hạt giống mới được chứng nhận, công bố là lô hạt giống xác nhận, xác nhận 1, xác nhận 2 sau đó bảo quản cẩn thận để phục vụ sản xuất.
Phụ lục A
(Quy định)
Sơ đồ kỹ thuật nhân và phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng
A. 1 Sơ đồ 1: Kỹ thuật nhân từ hạt giống tác giả hoặc duy trì từ hạt giống siêu nguyên chủng
A. 2 Sơ đồ 2: Kỹ thuật phục tráng từ hạt giống trong sản xuất
Phụ lục B
(Quy định)
Yêu cầu cách ly, kiểm định đồng ruộng, độ thuần ruộng giống, cỏ dại và chất lượng hạt giống
Bảng B.1 – Yêu cầu về cách ly
Ruộng sản xuất |
Phương pháp cách ly |
||
Cấp giống |
Không gian |
Thời gian |
|
Lúa | Siêu nguyên chủng | Ít nhất 20 m | Trỗ trước hoặc sau ít nhất 15 ngày |
Nguyên chủng, Xác nhận 1 và Xác nhận 2 | Ít nhất 3 m | Trỗ trước hoặc sau ít nhất 15 ngày | |
Lạc | Tất cả các cấp giống | Ít nhất 3 m | – |
Đậu tương | Tất cả các cấp giống | Ít nhất 3 m | – |
Bảng B.2 – Yêu cầu về kiểm định đồng ruộng
Ruộng sản xuất |
Số lần kiểm định |
||
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
|
Lúa | Sau cấy hoặc gieo thẳng 10 đến 20 ngày | Khi trỗ khoảng 50% | Trước thu hoạch từ 5 ngày đến 7 ngày |
Lạc | Khi có khoảng 50% số cây ra hoa | Trước thu hoạch | – |
Đậu tương | Khi có khoảng 50% số cây ra hoa | Trước thu hoạch từ 5 ngày đến 7 ngày | – |
Bảng B.3 – Yêu cầu về độ thuần ruộng giống và cỏ dại tại các lần kiểm định
Ruộng sản xuất |
Độ thuần ruộng giống (% số cây) |
|||
Siêu nguyên chủng |
Nguyên chủng |
Xác nhận, Xác nhận 1 |
Xác nhận 2 |
|
Lúa |
100 |
≥ 99,9 |
≥ 99,5 |
≥ 99,0 |
Lạc |
100 |
≥ 99,5 |
≥ 99,0 |
– |
Đậu tương |
100 |
≥ 99,5 |
≥ 99,0 |
– |
Ruộng sản xuất |
Cỏ dại nguy hại a(số cây/100m2) |
|||
Siêu nguyên chủng |
Nguyên chủng |
Xác nhận 1 |
Xác nhận 2 |
|
Lúa |
0 |
≤ 5 |
≤ 10 |
≤ 15 |
Chú thích: aCỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona); cỏ lồng vực nước (Echinochloa crusgalli.); cỏ lồng vực tím (Echinochloa glabrescens); cỏ đuôi phượng (Leptochloa chinensnis); lúa cỏ (Oryza sativa L. var fatua Prain) |
Bảng B.4 – Yêu cầu về chất lượng hạt giống
Chỉ tiêu |
Hạt giống lúa |
|||||
Siêu nguyên chủng |
Nguyên chủng |
Xác nhận 1 |
Xác nhận 2 |
|||
Độ sạch, % khối lượng |
≥ 99,0 |
≥ 99,0 |
≥ 99,0 |
≥ 99,0 |
||
Hạt khác giống có thể phân biệt được, % số hạt |
0 |
≤ 0,05 |
≤ 0,3 |
≤ 0,5 |
||
Hạt cỏ dại nguy hạia, số hạt/kg |
0 |
≤ 5 |
≤ 10 |
≤ 15 |
||
Tỷ lệ nảy mầm, % số hạt |
≥ 80 |
≥ 80 |
≥ 80 |
≥ 80 |
||
Độ ẩm, % khối lượng |
≤ 13,5 |
≤ 13,5 |
≤ 13,5 |
≤ 13,5 |
||
Chỉ tiêu |
Hạt giống lạc |
|||||
Siêu nguyên chủng |
Nguyên chủng |
Xác nhận |
||||
Độ sạch, % khối lượng quả |
≥ 99,0 |
≥ 99,0 |
≥ 99,0 |
|||
Quả khác giống có thể phân biệt được, số quả/kg |
0 |
1 |
3 |
|||
Tỷ lệ nảy mầm, % số hạt |
≥ 70 |
≥ 70 |
≥ 70 |
|||
Độ ẩm, % khối lượng hạt |
≤ 10,0 |
≤ 10,0 |
≤ 10,0 |
|||
Chỉ tiêu |
Hạt giống đậu tương |
|||||
Siêu nguyên chủng |
Nguyên chủng |
Xác nhận |
||||
Độ sạch, % khối lượng |
≥ 99,0 |
≥ 99,0 |
≥ 99,0 |
|||
Hạt khác giống có thể phân biệt được, số hạt/kg |
0 |
10 |
20 |
|||
Tỷ lệ nảy mầm, % số hạt |
≥ 70 |
≥ 70 |
≥ 70 |
|||
Độ ẩm, % khối lượng |
≤ 12,0 |
≤ 12,0 |
≤ 12,0 |
|||
Chú thích: aCỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona); cỏ lồng vực nước (Echinochloa crusgalli.); cỏ lồng vực tím (Echinochloa.glabrescens); cỏ đuôi phượng (Leptochloa chinensnis); lúa cỏ (Oryza sativa L. var fatua Prain) | ||||||
Phụ lục C
(Quy định)
Tính trạng đặc trưng của lúa, lạc, đậu tương
Bảng C1 – Các tính trạng đặc trưng của giống lúa
TT |
Tính trạng |
Giai đoạn đánh giá |
Mức độ biểu hiện |
Mã số |
Phương pháp đánh giá |
1 |
Lá gốc (lá dưới cùng) |
Lá thứ nhất vượt qua bao lá mầm |
Xanh
Xanh có sọc tím Tím |
1 2 4 |
Quan sát |
2 |
Lá: Mức độ xanh |
Chuẩn bị làm đòng |
Xanh nhạt
Xanh trung bình Xanh đậm |
3 5 7 |
Quan sát |
3 |
Lá: Sắc tố antoxian |
Chuẩn bị làm đòng |
Không có
Có |
1 9 |
Quan sát |
4 |
Bẹ lá: sắc tố antoxian |
Chuẩn bị làm đòng |
Không có
Có |
1 9 |
Quan sát |
5 |
Bẹ lá: Mức độ sắc tố antoxian của bẹ lá |
Chuẩn bị làm đòng |
Nhạt
Trung bình Đậm |
3 5 7 |
Quan sát |
6 |
Lá: Sắc tố antoxian của tai lá |
Chuẩn bị làm đòng |
Không có
Có |
1 9 |
Quan sát |
7 |
Phiến lá: Chiều dài |
Bắt đầu nở hoa |
Ngắn
Trung bình Dài |
3 5 7 |
Đo đếm |
8 |
Phiến lá: Chiều rộng |
Bắt đầu nở hoa |
Hẹp
Trung bình Rộng |
3 5 7 |
Đo đếm |
9 |
Lá đòng: Trạng thái phiến lá (quan sát sớm) |
Bắt đầu nở hoa |
Thẳng
Nửa thẳng Ngang Gục xuống |
1 3 5 7 |
Quan sát |
10 |
Lá đòng: Trạng thái phiến lá (quan sát muộn) |
Chín |
Thẳng
Nửa thẳng Ngang Gục xuống |
1 3 5 7 |
Quan sát |
11 |
Khóm: Tập tính sinh trưởng |
Chuẩn bị làm đòng |
Đứng
Nửa đứng Mở Xoè |
1 3 5 7 |
Quan sát |
12 |
Thời gian trỗ: thời gian trỗ (khi 50% số cây có bông trỗ) |
1/2 bông trỗ thoát |
Rất ngắn
Ngắn Trung bình Dài |
1 3 5 7 |
Quan sát |
13 |
Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của mỏ |
|
Không có hoặc rất nhạt
Nhạt Trung bình Đậm |
1 3 5 7 |
Quan sát |
14 |
Hoa: Mầu sắc vòi nhụy |
Đang giữa thời kì nở hoa |
Trắng
Xanh nhạt Vàng Tím |
1 2 3 5 |
Quan sát |
15 |
Thân: Chiều dài (trừ bông) |
Chín sữa |
Rất thấp
Thấp Trung bình Cao Rất cao |
1 3 5 7 9 |
Đo đếm |
16 |
Bông: Chiều dài trục chính |
Chín sữa, Chín |
Ngắn
Trung bình Dài |
3 5 7 |
Đo đếm |
17 |
Bông: Số bông/cây |
Chín sữa |
Ít
Trung bình Nhiều |
3 5 7 |
Đếm |
18 |
Số hạt chắc/ bông |
Chín |
|
Đếm |
|
19 |
Bông: Râu |
Bắt đầu nở hoa |
Không có
Có |
1 9 |
Quan sát |
20 |
Hạt: Mầu của mỏ hạt |
Chín sáp, Chín |
Trắng
Vàng Nâu Đỏ Tím Đen |
1 2 3 4 5 6 |
Quan sát |
21 |
Bông: Thoát cổ bông |
Chín |
Không thoát
Thoát một phần Thoát Thoát hoàn toàn |
3 5 7 9 |
Quan sát |
22 |
Thời gian chín |
Chín |
Sớm
Trung bình Muộn |
3 5 7 |
Quan sát |
23 |
Vỏ trấu: Mầu sắc |
Chín hoàn toàn |
Vàng nhạt
Vàng Nâu Đỏ đến tím nhạt Tím Đen |
1 2 3 4 5 6 |
Quan sát |
24 |
Hạt thóc: Khối lượng 1000 hạt |
Chín hoàn toàn |
Thấp
Trung bình Cao |
3 5 7 |
Cân ở độ ẩm 13,5% |
25 |
Hạt thóc: Chiều dài |
Chín hoàn toàn |
Ngắn
Trung bình Dài |
3 5 7 |
Đo đếm |
26 |
Hạt thóc: Chiều rộng |
Chín hoàn toàn |
Hẹp
Trung bình Rộng |
3 5 7 |
Đo đếm |
27 |
Hạt gạo lật: Hương thơm |
Chín hoàn toàn |
Không có hoặc thơm rất nhẹ
Thơm nhẹ Thơm |
1 2 3 |
Cảm quan hoặc theo DUS |
Chú thích 1: Đánh giá các tính trạng của lá được tiến hành trên lá giáp lá đòng. Chú thích 2: Tính trạng cần đo đếm hoặc quan sát chi tiết: Nếu là các cá thể thì đo đếm, quan sát trực tiếp từng cá thể, nếu đánh giá dòng thì chọn ngẫu nhiên 10 cây tại 2 điểm để làm mẫu đo đếm, quan sát trong phòng. Kết quả đo đếm lấy 1 số lẻ sau dấu phẩy. |
Bảng C2 – Các tính trạng đặc trưng của giống lạc
TT |
Tính trạng |
Giai đoạn đánh giá |
Mức độ biểu hiện |
Mã số |
Phương pháp đánh giá |
1 |
Cây: Dạng cây |
Ra hoa rộ |
Đứng
Bán đứng Bò ngang |
1 2 3 |
Quan sát |
2 |
Thân chính: Tập tính sinh trưởng |
Ra hoa rộ |
Đứng
Cong gục xuống |
1 2 |
Quan sát |
3 |
Cây: Mức độ phân cành cấp 1 |
Ra hoa rộ |
Ít
Trung bình Nhiều |
3 5 7 |
Đếm |
4 |
Thời gian sinh trưởng |
Trước thu hoạch |
Sớm (dưới 100 ngày)
Trung bình (từ 100 đến 130 ngày) Muộn (hơn 130 ngày) |
3 5 7 |
Quan sát |
5 |
Lá chét: Kích cỡ Cuống đã phát triển đầy đủ |
Ra hoa rộ |
Nhỏ
Trung bình To |
3 5 7 |
Quan sát |
6 |
Lá chét: Màu sắc |
Ra hoa rộ |
Xanh nhạt
Xanh vừa Xanh đậm |
3 5 7 |
Quan sát |
7 |
Hoa : Chùm tia quả |
Thu hoạch |
Đơn giản
Phức tạp |
1 2 |
Quan sát |
8 |
Quả: Eo quả |
Sau thu hoạch |
Không có hoặc rất nông
Nông Trung bình Sâu |
1 3 5 7 |
Quan sát |
9 |
Quả: Độ nhẵn bề mặt vỏ |
Sau thu hoạch |
Rất nhẵn
Nhẵn Trung bình Thô |
1 3 5 7 |
Quan sát |
10 |
Quả: Số hạt/quả |
Sau thu hoạch |
Ít (>50% quả 1 hạt)
Trung bình (>50% quả 2 hạt) Nhiều (>50% quả 3 hạt) |
3 5 7 |
Đếm |
11 |
Quả: Mỏ quả |
Sau thu hoạch |
Không có
Không rõ Trung bình Rõ |
1 3 5 7 |
Quan sát |
12 |
Hạt: Màu vỏ hạt chín (hạt tươi) |
Sau thu hoạch |
Một mầu
Đốm nhiều mầu |
1 2 |
Quan sát |
13 |
Hạt: Màu vỏ hạt chín (hạt tươi) (Riêng đối với các giống có vỏ hạt một mầu) |
Ngay sau khi thu hoạch |
Trắng kem
Trắng hồng Hồng Đỏ Nâu Tím |
1 2 3 4 5 6 |
Quan sát |
14 |
Hạt: Dạng hạt |
Sau thu hoạch |
Hình cầu
Hình trụ Hình khác |
1 2 3 |
Quan sát |
13 |
Hạt: Khối lượng 100 hạt |
Sau thu hoạch |
Thấp (<50%)
Trung bình (50-60%) Cao (>60%) |
3 5 7 |
Cân ở độ ẩm 10% |
14 |
Hạt: Tỷ lệ nhân/quả |
Sau thu hoạch |
Thấp (<65%)
Trung bình (65 -75%) Cao (>75%) |
3 5 7 |
Đếm |
Bảng C3 – Các tính trạng đặc trưng của giống đậu tương
STT |
Tính trạng |
Giai đoạn đánh giá |
Mức độ biểu hiện |
Điểm |
Phương pháp đánh giá |
1 |
Thân mầm: sắc tố antoxian |
Nảy mầm-lá phát triển |
Không có
Có |
1 9 |
Quan sát |
2 |
Cây: Thời gian bắt đầu ra hoa (từ gieo đến 50% số cây có ít nhất 1 hoa nở) |
Bắt đầu ra hoa (trên thân chính) |
Rất sớm
Sớm Trung bình Muộn Rất muộn |
1 3 5 7 9 |
Quan sát |
3 |
Cây: Kiểu sinh trưởng |
Ra hoa rộ-quả và hạt chín |
Hữu hạn
Trung gian Vô hạn |
1 2 3 |
Quan sát |
4 |
Cây: Dạng hình |
Ra hoa rộ (trên thân chính) |
Đứng
Đứng đến bán đứng Bán đứng Bán đứng đến ngang Ngang |
1 2 3 4 5 |
Quan sát |
5 |
Cây: Màu lông trên thân chính |
Ra hoa rộ-quả và hạt chín |
Xám
Vàng hung Màu khác |
1 2 3 |
Quan sát |
6 |
Cây: Chiều cao |
Quả và hạt chín |
Thấp
Trung bình Cao |
3 5 7 |
Đo đếm |
7 |
Lá: Dạng lá chét |
Ra hoa rộ (trên thân chính) |
Hình mũi giáo
Hình tam giác Hình trứng nhọn Hình trứng tròn |
1 2 3 4 |
Quan sát |
8 |
Lá chét: Kích cỡ |
Ra hoa rộ (trên thân chính) |
Nhỏ
Trung bình To |
3 5 7 |
Quan sát |
9 |
Lá: Mức độ màu xanh |
Ra hoa rộ (trên thân chính) |
Xanh nhạt
Xanh trung bình Xanh đậm |
3 5 7 |
Quan sát |
10 |
Hoa: Màu sắc |
Ra hoa rộ (trên thân chính) |
Trắng
Tím |
1 2 |
Quan sát |
11 |
Quả: Mức độ màu nâu của quả khô |
Quả và hạt chín |
Nâu nhạt
Nâu trung bình Nâu đậm |
3 5 7 |
Quan sát |
12 |
Hạt: Khối lượng 1000 hạt |
Quả và hạt chín-chín hoàn toàn |
Nhỏ
Trung bình To |
3 5 7 |
Cân ở độ ẩm 12% |
13 |
Hạt: Dạng hạt |
Quả và hạt chín-chín hoàn toàn |
Tròn
Tròn dẹt Dài Dài dẹt |
1 2 3 4 |
Quan sát |
14 |
Hạt: Màu vỏ (trừ rốn) |
Quả và hạt chín-chín hoàn toàn |
Vàng
Xanh vàng Xanh Nâu nhạt Nâu Nâu sẫm Đen |
1 2 3 4 5 6 7 |
Quan sát |
15 |
Hạt: Màu vỏ (trừ rốn) |
Quả và hạt chín-chín hoàn toàn |
Vàng
Xanh vàng Xanh Nâu nhạt Nâu Nâu sẫm Đen |
1 2 3 4 5 6 7 |
Quan sát |
16 |
Hạt: Màu của rốn |
Quả và hạt chín-chín hoàn toàn |
Trắng
Xám Vàng Nâu nhạt Nâu đậm Đen Màu khác |
1 2 3 4 5 6 7 |
Quan sát |
17 |
Cây: Thời gian chín |
Quả và hạt chín |
Rất sớm
Sớm Trung bình Muộn Rất muộn |
1 3 5 7 9 |
Quan sát |
Phụ lục D
(Tham khảo)
Mẫu kết quả đánh giá cá thể và dòng
D.1 Mẫu kết quả đánh giá các cá thể lúa G0
Tổ chức, cá nhân sản xuất:
Địa điểm sản xuất:
Người thực hiện:
Tên giống: Vụ: Năm: Ngày gieo: Ngày cấy:
Tổng số cá thể theo dõi:
Số cá thể đạt yêu cầu:
TT |
Mã số cá thể |
Mức độ biểu hiện của tính trạng |
Đạt/ không đạt |
||||||
Thời gian trỗ (ngày) |
Thời gian chín (ngày) |
Chiều cao thân (cm) |
Chiều dài trục chính bông (cm) |
Số bông/ cây |
Số hạt chắc/ bông |
Năng suất cá thể (gam/ cây) |
|||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị trung bình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ lệch chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn chỉ áp dụng cho những tính trạng đo đếm.
Người thực hiện |
…………., ngày …… tháng …. năm….. |
D.2 Mẫu kết quả đánh giá các dòng lúa G1 và G2
Tổ chức, cá nhân sản xuất:
Địa điểm sản xuất:
Người thực hiện:
Tên giống: Vụ: Năm: Ngày gieo: Ngày cấy:
Tổng số dòng: Diện tích: m2
Số dòng đạt yêu cầu:
Số dòng không đạt yêu cầu:
TT |
Mã số dòng |
Diện tích (m2) |
Mức độ biểu hiện của tính trạng |
Đạt/ không đạt |
|||||||||
Thời gian trỗ (ngày) |
Thời gian chín (ngày) |
Chiều cao thân (cm) |
Chiều dài trục chính bông (cm) |
Số bông/ cây |
Số hạt chắc/ bông |
P1000 hạt (gam) |
Năng suất ô (kg/m2) |
Màu sắc gạo lật |
Hương thơm |
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị trung bình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ lệch chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn chỉ áp dụng cho những tính trạng đo đếm.
Người thực hiện |
…………., ngày …… tháng …. năm….. |
D.3 Mẫu kết quả đánh giá các cá thể lạc, đậu tương G0
Tổ chức, cá nhân sản xuất:
Địa điểm sản xuất:
Người thực hiện:
Tên giống: Vụ: Năm: Ngày gieo:
Tổng số cá thể theo dõi:
Số cá thể đạt yêu cầu:
Số cá thể không đạt yêu cầu:
TT |
Mã số cá thể |
Thời gian ra hoa rộ (ngày) |
Thời gian chín (ngày) |
Chiều cao thân (cm) |
Số quả/ cây |
Khối lượng hạt/cây (gam) |
Năng suất cá thể (gam/cây) |
Đạt/ không đạt |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị trung bình |
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ lệch chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn chỉ áp dụng cho những tính trạng đo đếm.
Người thực hiện |
…………., ngày …… tháng …. năm….. |
D.4 Mẫu kết quả đánh giá các dòng lạc và đậu tương G1 và G2
Tổ chức, cá nhân sản xuất:
Địa điểm sản xuất:
Người thực hiện:
Tên giống: Vụ: Năm: Ngày gieo:
Tổng số dòng: Diện tích: m2
Số dòng đạt yêu cầu:
Số dòng không đạt yêu cầu:
TT |
Mã số dòng |
Diện tích (m2) |
Thời gian ra hoa rộ (ngày) |
Thời gian chín (ngày) |
Chiều cao thân (cm) |
Số quả/ cây |
Khối lượng hạt/cây (gam) |
Năng suất dòng (gam/cây) |
Đạt/ không đạt |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị trung bình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ lệch chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kết quả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn chỉ áp dụng cho những tính trạng đo đếm.
Người thực hiện |
…………., ngày …… tháng …. năm….. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] QCVN 01-48:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống lạc.
[2] QCVN 01-49:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống đậu tương.
[3] QCVN 01-54:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống lúa.
[4] QCVN 01-65:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa.
[5] QCVN 01-67:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lạc.
[6] QCVN 01-68:2011/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đậu tương.
[7] TCVN 8550:2018 Giống cây trồng – Phương pháp kiểm định ruộng giống.
[8] TCVN 8548:2011 Giống cây trồng – Phương pháp kiểm nghiệm.
[9] TCVN 1776:2004 Hạt giống lúa – Yêu cầu kỹ thuật.
[10] TCVN 9304:2012 Hạt giống đậu – Yêu cầu kỹ thuật.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12181:2018 VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG TỰ THỤ PHẤN | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12181:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực | Ngày ban hành | ||
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |