TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12242:2018 VỀ GIỐNG CÁ VƯỢC (LATES CALCARIFER BLOCH, 1790) – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12242:2018

GIỐNG CÁ VƯỢC (Lafes calcarifer Bloch, 1790) – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Stock of Asian Seabass(Lates calcarifer Bloch, 1790), – Technical requirement

Lời nói đầu

TCVN 12242:2018 do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III biên soạn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIỐNG CÁ VƯỢC (Lafes calcarifer Bloch, 1790) – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Stock of Asian Seabass(Lates calcarifer Bloch, 1790), – Technical requirement

  1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với giống cá vược (còn gọi là cá chẽm) (Lates calcarifer Bloch, 1790), bao gồm cá bố mẹ, cá hương, cá giống.

  1. Yêu cầu kỹ thuật

2.1  Cá bố mẹ

2.1.1  Cá vược bố mẹ tuyển chọn để nuôi vỗ thành thục phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cu kỹ thuật đối với cá vược bố mẹ nuôi vỗ thành thục

Chỉ tiêu Yêu cầu
1. Nguồn gốc rõ ràng, không cận huyết
2. Tuổi cá, năm, không nhỏ hơn 3
3. Khối lượng, kg, không nhỏ hơn 3
4. Ngoại hình Cân đối, không dị tật, không bị tổn thương
5. Màu sắc cơ thể Tươi sáng tự nhiên
6. Trạng thái hoạt động Cá bơi nhanh nhẹn, phản xạ tốt khi có tác động từ bên ngoài
7. Tình trạng sức khỏe Khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh

2.1.2.  Cá bố mẹ tuyển chọn để cho đẻ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại mục 2.1.1 và Bảng 2.

Bảng 2 – Yêu cầu kỹ thuật c vược bố mẹ tuyển chọn cho đẻ

Cá bố mẹ Yêu cầu
1. Cá cái Bụng to, mềm. Trứng có màu vàng nhạt, hạt trứng tròn, đều, rời nhau đường kính trứng ≥ 0,4mm
2. Cá đực Vuốt nhẹ hai bên lườn bụng từ vây ngực đến hậu môn, thấy sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra từ lỗ sinh dục, dễ tan trong nước

2.2  Cá vược hương

Cá vược hương đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 3.

Bảng 3 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá vược hương

Chỉ tiêu Yêu cầu
1. Thời gian ương nuôi, ngày, tính từ thời điểm cá ăn thức ăn bên ngoài Từ 35 đến 45
2. Chiều dài, cm Từ 2 đến 3
3. Khối lượng cá thể, g Từ 0,1 đến 0,6
4. Ngoại hình – Cân đối, vây, vẩy hoàn chỉnh, không xây sát,

– Tỉ lệ dị hình không quá 3%

– Kích cỡ đồng đều, tỉ lệ khác cỡ không quá 5%

5. Màu sắc Tươi sáng, tự nhiên
6. Trạng thái hoạt động Hoạt động nhanh nhẹn, bơi theo đàn
7. Tình trạng sức khỏe khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh

2.3.  Cá vược giống

Cá vược giống đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 4.

Bảng 4 – Yêu cầu kỹ thuật đối với cá vược giống

Chỉ tiêu Yêu cầu
1. Thời gian ương nuôi, tính từ thời điểm cá ăn thức ăn bên ngoài, ngày Từ 45 đến 95
2. Chiều dài, cm Từ 3 đến 10
3. Khối lượng cá thể, g Từ 0,6 đến 16
4. Ngoại hình – Cân đối, vây, vẩy hoàn chỉnh, không xây sát
– Tỉ lệ dị hình không quá 3%
– Kích cỡ đồng đều, tỉ lệ khác cỡ không quá 10%
5. Màu sắc Màu sắc tươi sáng, tự nhiên
6. Trạng thái hoạt động Hoạt động nhanh nhẹn, bơi theo đàn
7. Tình trạng sức khỏe khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh
  1. Phương pháp kiểm tra

3.1  Dụng cụ, thiết bị

3.1.1  Cân đồng hồ, loại 10kg, độ chính xác đến 10g, dùng cho cá bố mẹ.

3.1.2  Cân điện tử, loại 1000g, độ chính xác đến 0,1 g, dùng cho cá hương, cá giống.

3.1.3  Thướt dẹt hoặc giấy kẻ ô li, có vạch chia chính xác đến 1mm dùng cho cá hương, cá giống.

3.1.4  Băng ca, bằng vải mềm, kích thước: 600 x 1200 mm, dùng cho cá bố mẹ.

3.1.5  Vợt cá, vợt mềm, 2a = 20 – 24 mm, đường kính 500 – 600 mm, dùng cho cá bố mẹ.

3.1.6  Vợt cá, loại lưới mềm, không gút, mắt lưới 2a = 4 mm, đường kính 300 – 400 mm, dùng cho cá hương.

3.1.7  Vợt cá, lưới sợi mềm, không gút, mắt lưới 2a = 8 – 10 mm, đường kính 400 – 500 mm, dùng cho cá giống.

3.1.8  Kính hiển vi hoặc kính giải phẫu (có trắc vi thị kính), độ phóng đại: 10-100 lần.

3.1.9  Lam kính, kích thước 25,4 x 76,2 x 1,0 mm.

3.1.10  Đĩa petri, đường kính : 50 – 60 mm.

3.1.11  Ống thăm trứng, dài 300 – 400 mm, đường kính ống thăm trứng 1-1,2 mm.

3.1.12  Bể composite, loại tròn hoặc vuông, thể tích 200- 500 lít (dùng để chứa cá bố mẹ).

3.1.13  Bát sứ, màu trắng, dung tích 0,3 – 0,5 lít, dùng cho cá hương, cá giống.

3.1.14  Chậu, sáng màu, dung tích 5-10 lít, dùng cho cá hương.

3.1.15  Chậu, sáng màu, dung tích 10-15 lít, dùng cho cá giống.

3.1.16  Xô, sáng màu, dung tích từ 5 – 10 lít, dùng cho cá hương.

3.1.17  Xô, sáng màu, dung tích từ 10 – 15 lít, dùng cho cá giống.

3.2.  Lấy mẫu

3.2.1  Cá vược bố mẹ

Dùng vợt (3.1.5) bắt từng con thả vào bể (3.1.12) để kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật.

3.2.2  Cá vược hương

Dùng vợt (3.1.6) lấy ngẫu nhiên 5 mẫu cá hương ở các vị trí khác nhau, mỗi mẫu không dưới 50 cá thể, thả vào chậu (3.1.14) đã có sẵn nước biển.

– Kiểm tra chỉ tiêu chiều dài, số lượng không ít hơn 30 cá thể.

– Kiểm tra chỉ tiêu khối lượng, số lượng không ít hơn 50 g.

– Kiểm tra chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể.

3.2.3  Cá vược giống

Dùng vợt (3.1.7) lấy ngẫu nhiên 5 mẫu cá giống ở các vị trí khác nhau, thả vào chậu (3.1.15) đã có sẵn nước biển.

Kiểm tra chỉ tiêu chiều dài, số lượng không ít hơn 30 cá thể.

Kiểm tra chỉ tiêu khối lượng, số lượng không ít hơn 200 g.

– Kiểm tra chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể.

3.3  Phương pháp kiểm tra

3.3.1  Cá vược bố mẹ

3.3.1.1  Kiểm tra nguồn gốc

Xác định nguồn gốc, cận huyết của cá bố mẹ căn cứ theo hồ sơ và lý lịch.

3.3.1.2  Kiểm tra tuổi cá

Xác định tuổi cá bố mẹ bằng cách căn cứ vào hồ sơ, lý lịch của đàn cá trong quá trình nuôi dưỡng.

3.3.1.3  Kiểm tra khối lượng

Từng cá thể bố mẹ được đặt vào băng ca (3.1.4) dùng cân (3.1.1) để xác định khối lượng.

3.3.1.4  Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

Quan sát cá đang bơi trong lòng, bể kết hợp quan sát trực tiếp từng cá thể trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bố mẹ theo quy định trong Bảng 1.

3.3.1.5  Kiểm tra tình trạng sức khỏe

Kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của cá bố mẹ thực hiện theo quy định hiện hành. Kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe cá bố mẹ bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.

3.3.1.6  Kiểm tra độ thành thục sinh dục

3.3.1.6.1  Cá cái

Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bằng mắt về độ lớn của bụng từng cá thể. Dùng tay để cảm nhận độ mềm của bụng cá.

Dùng ống thăm trứng (3.1.11) lấy trứng đưa vào đĩa petri (3.1.10) có sẵn nước biển sạch, để nơi có đủ ánh sáng tự nhiên, Quan sát trực tiếp màu sắc trứng, hình thái hạt trứng.

Sau đó, đặt trứng trên lam kính (3.1.9), đo đường kính hạt trứng trên kính giải phẫu có trắc vi thị kính (3.1.8). Đường kính trứng phải đạt kích cỡ quy định tại bảng 2.

3.3.1.6.2. Cá đực

Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp bụng. Vuốt nhẹ hai bên lườn bụng từ vây ngực đến gần hậu môn cho sẹ chảy ra hay dùng ống thăm trứng thu lấy sẹ rồi quan sát. Cho sẹ vào nước để kiểm tra chất lượng sẹ.

3.3.2  Cá vược hương và cá vược giống

3.3.2.1  Kiểm tra ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động

Đặt chậu chứa mẫu cá (3.1.14 – cá hương; 3.1.15 – cá giống) ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát trực tiếp ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá, kết hợp quan sát trực tiếp cá trong bể ương. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại Bảng 3 (cá hương) và Bảng 4 (cá giống).

Dùng bát sứ trắng (3.1.13) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, đặt ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỉ lệ cá dị hình trong tổng số cá kiểm tra. Tỷ lệ cá dị hình phải ≤ 3% tổng số cá kiểm tra.

3.3.2.2  Kiểm tra chiều dài

Lần lượt đặt từng cá thể trên thước đo hoặc giấy kẻ ô li (3.1.3) để đo chiều dài cá (từ điểm đầu tiên hàm dưới đến điểm cuối cùng của đuôi).Chiều dài cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại bảng 3 (cá hương) và bảng 4 (cá giống).

3.3.2.3  Kiểm tra khối lượng cá thể

Cho vào xô (3.1.16 – với cá hương; 3.1.17 – cá giống) 3 đến 4 lít nước biển sạch, dùng cân (3.1.2) để xác định khối lượng (bì).

Dùng vợt (3.1.6 – với cá hương; 3.1.7 – với cá giống) vớt cá trong chậu chứa mẫu, để róc nước, thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá. Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.

Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá.

3.3.2.4  Kiểm tra tình trạng sức khỏe

Kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của cá hương và cá giống thực hiện theo quy định hiện hành. Kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe cá bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  Đào Văn Trí, Nguyễn Văn Dũng. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá vược (Lates calcarifer). Tạp chí thủy sản 3/2006: 21-23

[2]  Hoàng Tùng, Lưu Thế Phương, Huỳnh Kim Khánh. Thử nghiệm ương cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) hương lên giống bằng mương nổi đặt trong ao đất. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007

[3]  FAO, Training manual Biology and Culture of Sea Bass (Lates calcarifer) (Kungvankij,1985)

[4]  Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Quy trình công nghệ sản xuất giống cá chẽm (cá vược), 2006

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12242:2018 VỀ GIỐNG CÁ VƯỢC (LATES CALCARIFER BLOCH, 1790) – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN12242:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản