TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12243:2018 VỀ THIẾT BỊ KHAI THÁC THỦY SẢN – LƯỚI VÂY KHAI THÁC CÓ NỔI NHỎ – THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12243:2018

THIẾT BỊ KHAI THÁC THỦY SẢN – LƯỚI VÂY KHAI THÁC CÁ NỔI NHỎ – THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

Fishing gears: Purse seine for fishing small pelagic fish – Basic dimensional parameters

Lời nói đầu

TCVN 12243:2018 do Viện nghiên cứu Hải sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ KHAI THÁC THỦY SẢN – LƯỚI VÂY KHAI THÁC CÁ NỔI NHỎ – THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

Fishing gears – Purse seine for fishing small pelagic fish – Basic dimensional parameters

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thông số kích thước cơ bản của lưới vây khai thác một số loài cá nổi nhỏ (trừ cá cơm) cho tàu có công suất từ 90 cv đến 400 cv.

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 8393:2012, Vật liệu lưới khai thác thủy sản – Sợi, dây và lưới tấm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

3  Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt như sau:

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1.1

Lưới vây (Purse seine)

Loại ngư cụ có dạng tường lưới, khai thác theo nguyên lý lọc nước lấy cá.

CHÚ THÍCH: Lưới được thả từ tàu, bao vây vùng nước có cá và được kéo lên tàu. Lưới gồm 3 bộ phận chính: tùng lưới, thân lưới và cánh lưới; ngoài ra còn có hệ thống dây giềng, dây kéo và các phụ tùng khác. Kích thước vàng lưới phụ thuộc vào tàu thuyền, ngư trường, phương pháp đánh bắt và đối tượng đánh bắt.

3.1.2

Tấm lưới (Net webbing)

Sản phẩm được tạo ra bằng đan tay hoặc dệt máy để liên kết các sợi (chỉ lưới) lại với nhau tạo thành một tấm lưới.

3.1.3

Cheo lưới (Sheet of netting)

Một tấm lưới được lắp ráp hoàn chỉnh nhưng chưa đủ để hoạt động khai thác.

CHÚ THÍCH: Một cheo lưới vây thường có chiều dài từ 30,00 m đến 37,50 m. Các cheo lưới ghép lại với nhau tạo thành lưới vây.

3.1.4

Áo lưới (Main net)

o lưới được đan hoặc lắp ráp từ những tấm lưới dệt sẵn.

CHÚ THÍCH: Áo lưới vây được ghép từ các phần tùng lưới, thân lưới và cánh lưới. Áo lưới thường dùng vật liệu là polyamid (PA), kích thước mắt lưới tăng dần từ tùng lưới ra cánh lưới, còn đường kính chỉ lưới giảm dần từ tùng ra lưới.

3.1.5

Tùng lưới (Bunt)

Phần lưới chứa sản phẩm khai thác trước khi thu lên tàu.

CHÚ THÍCH: Kích thước của tùng lưới phụ thuộc vào sản lượng khai thác và kết cấu của lưới. Kích thước mắt lưới phần tùng lưới nhỏ hơn hoặc bằng phần thân lưới và nhỏ hơn phần cánh lưới; đảm bảo điều kiện cá không chui ra, không đóng vào lưới. Đường kính chỉ lưới lớn hơn hoặc bằng đường kính chỉ lưới phần thân lưới và lớn hơn đường kính chỉ lưới phần cánh lưới.

3.1.6

Thân lưới (Body of net)

Phần lưới tiếp giáp giữa cánh lưới và tùng lưới.

CHÚ THÍCH: Thân lưới có chức năng bao vây, hướng và dồn cá vào tùng lưới. Chiều dài thân lưới lớn hơn chiều dài tùng lưới, chiều cao phụ thuộc vào độ sâu hoạt động của đối tượng và ngư trường khai thác. Kích thước mắt lưới phần thân nhỏ hơn hoặc bằng phần cánh lưới, đường kính chỉ lưới lớn hơn phần cánh lưới.

3.1.7

Cánh lưới (Net wing)

Phần lưới nằm ở đầu lưới.

CHÚ THÍCH: Cánh lưới c chức năng bao vây, hướng và dồn cá vào phần thân lưới và tùng lưới. Chiều dài cánh lưới chiếm phần lớn chiều dài lưới, chiều cao cánh lưới phụ thuộc vào độ sâu tập trung của đối tượng khai thác, ngư trường khai thác. Kích thước mắt lưới phần cánh lưới lớn hơn phần thân lưới và phần tùng lưới, đường kính chỉ lưới theo quy luật ngược lại.

3.1.8

Lưới chao (Selvage)

Lưới chao là dải lưới hẹp lắp dọc theo giềng phao, giềng chì, giềng biên.

CHÚ THÍCH: Lưới chao có tác dụng làm tăng độ bền cho lưới và được gọi là: chao phao, chao chì và chao biên.

3.1.9

Phao lưới vây (Purse seine bouy)

Phao được lắp ráp trên giềng phao nhằm tạo lực nổi cho lưới vây.

CHÚ THÍCH: Trang bị phao phải đảm bảo để giềng phao luôn nổi lên mặt nước trong quá trình thả và thu lưới.

3.1.10

Chì lưới vây (Purse seine sinker)

Chì được lắp ráp vào giềng chì nhằm tạo lực chìm cho lưới vây.

CHÚ THÍCH: Trang bị chì phải đảm bảo tốc độ rơi chìm của lưới nhằm ngăn chặn đàn cá trốn thoát.

3.1.11

Dây giềng (Rope)

Dây giềng lưới vây là loại dây dùng để định hình lưới và chịu lực trong quá trình thao tác lưới.

CHÚ THÍCH: Dây giềng được xe, bện tết từ các vật liệu tổng hợp hoặc các loại dây cáp thép. Đường kính dây giềng lớn hơn đường kính chỉ lưới, đường kính dây giềng thường bằng 3 mm đến 30 mm hoặc lớn hơn. Đối với lưới vây có các loại dây giềng sau: giềng phao, giềng chì, dây buộc chì, giềng biên, giềng rút, dây buộc vòng khuyên.

3.1.12

Lưới vây khai thác cá nổi nhỏ (Purse seine for fishing small pelagic fish)

Là loại lưới vây có kích thước mắt lưới nhỏ theo quy định.

CHÚ THÍCH: Sử dụng để đánh bắt các đối tượng cá nổi nhỏ. Có thể khai thác theo hình thức vây tự do hoặc kết hợp ánh sáng và chà.

3.1.13

Cá nổi nhỏ (Small pelagic fish)

Những loài cá có kích thước nhỏ sống ở lớp nước tầng giữa và tầng mặt.

CHÚ THÍCH: Một số loài cá nổi nhỏ như cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá trích (Sardinella), cá bạc má (Rastrelliger kanagurta), cá ngân (Atule mate), cá chỉ vàng (Selaroides leptolepis)

3.2  Chữ viết tắt

Ký hiệu

Diễn giải ký hiệu

Đơn vị tính

a

Kích thước mắt lưới

Milimét (mm)

Ø

Đường kính phao tròn

Milimét (mm)

b

Kích thước cạnh mắt lưới

Milimét (mm)

Bp

Chiều rộng phao

Milimét (mm)

Cu

Đồng, vật liệu làm vòng khuyên

Ddg

Đường kính dây giềng

Milimét (mm)

Dkx

Đường kính vật liệu làm khóa xoay

Milimét (mm)

Dvk

Đường kính ngoài vòng khuyên

Milimét (mm)

d

Đường kính chỉ lưới

Milimét (mm)

dvk

Tiết diện vòng khuyên

Milimét (mm)

FP

Foam Pu, vật liệu phao

gc

Khối lượng 1 viên chì

Gam (g)

Glc

Tng lực chìm của lưới bao gồm lực chìm của vật liệu PA, vòng khuyên và chì

Niu tơn (N)

Hp

Chiều cao phao

Milimét (mm)

L2vc

Khoảng cách 2 viên chì

Milimét (mm)

L2p

Khoảng cách 2 phao

Milimét (mm)

L2vk

Khoảng cách 2 vòng khuyên

Mét (m)

Ldbvk

Chiều dài dây buộc vòng khuyên

Mét (m)

Lc

Chiều dài viên chì

Milimét (mm)

Lgbc

Chiều dài giềng biên cánh

Mét (m)

Lgbt

Chiều dài giềng biên tùng

Mét (m)

Lgc

Chiều dài giềng chì

Mét (m)

Lgp

Chiều dài giềng phao

Mét (m)

Lgr1

Chiều dài giềng rút đoạn 1

Mét (m)

Lgr2

Chiều dài giềng rút đoạn 2

Mét (m)

Lgr3

Chiều dài giềng rút đoạn 3

Mét (m)

Lgrbc

Chiều dài giềng rút biên cánh

Mét (m)

Lgrbt

Chiều dài giềng rút biên tùng

Mét (m)

Lp

Chiều dài phao

Mét (m)

Lvk

Khoảng cách hai vòng khuyên

Mét (m)

PA

Polyamid: vật liệu chỉ lưới, dây giềng

PE

Polyethylen: vật liệu chỉ lưới, dây giềng

PP

Polypropylen, vật liệu dây giềng

PVC

Polyvinyl clorua, vật liệu phao

Qln

Tổng lực nổi của lưới bao gồm lực nổi của phao, lực nổi của vật liệu PE, vật liệu PP

Niu tơn (N)

tex

Đơn vị biểu thị đường kính chỉ lưới

U1

Hệ số rút gọn ngang

VKL 1

Vòng khuyên loại 1

Cái

VKL 2

Vòng khuyên loại 2

Cái

3.3  Phân chia vùng biển thành: Vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4.[1]

Vùng 1: quy ước là vùng biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình;

Vùng 2: quy ước là vùng biển từ Quảng Trị đến Ninh Thuận;

Vùng 3: quy ước là vùng biển từ Bình Thuận đến Bạc Liêu;

Vùng 4: quy ước là vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang.

4  Thông số kích thước cơ bản

4.1  Cấu tạo tổng thể (xem Hình 1)

CHÚ DẪN:

1 Phao đầu lưới 8 Khóa xoay 13 Dây buộc chì
2 Phao 9 Vòng khuyên 14 Chì
3 Áo lưới 10.a Giềng rút đoạn 1 15 Vòng khuyên biên đầu cánh lưới
4 Giềng phao 10.b Giềng rút đoạn 2 16 Giềng rút biên đầu cánh lưới
5 Giềng biên đầu tùng lưới 10.c Giềng rút đoạn 3 17 Giềng biên đầu cánh lưới
6 Vòng khuyên biên đầu tùng lưới 11 Dây buộc vòng khuyên    
7 Giềng rút biên đầu tùng lưới 12 Giềng chì    

Hình 1 – Cấu tạo tổng thể

4.2  Chiều dài (xem Bảng 1)

Bng 1 – Chiều dài

Vùng biển

Số cheo lưới sử dụng

cheo

Chiều dài kéo căng

m

Chiều dài rút gọn 1 cheo lưới

m

Chiều dài giềng phao

m

Tỷ lệ giữa giềng chì và giềng phao

Phần tùng lưới

Phần thân lưới và cánh lưới

Vùng 1

từ 16 đến 22

từ 800 đến 1 100

36,10 ± 1,01

từ 613,70 đến 794,40

từ 1,15 đến 1,20

Vùng 2

35,10; 37,45

35,10; 37,45

từ 596,85 đến 821,55

từ 1,05 đến 1,10

Vùng 3

từ 16 đến 20

từ 800 đến 1 000

32,50; 30,06

35,10 ± 2,70

từ 559,00 đến 699,40

Vùng 4

từ 16 đến 18

từ 800 đến 900

33,50; 30,20

35,35; 37,47

từ 595,55 đến 670,49

từ 1,05 đến 1,23

CHÚ THÍCH: Chiều dài kéo căng 1 cheo lưới là 50 m

4.3  Chiều cao kéo căng (xem Bảng 2)

Bảng 2 – Chiều cao kéo căng

Kích thước tính bằng mét

Vùng biển

Chiều cao kéo căng

Phần tùng lưới

Phần thân lưới

Phần cánh lưới

Vùng 1

từ 100,10 đến 150,10

Vùng 2

từ 81,50 đến 107,20

từ 81,50 đến 128,70

từ 81,50 đến 126,40

Vùng 3

từ 120,10 đến 145,10

Vùng 4

từ 60,10 đến 80,10

4.4  Kích thước mắt lưới (xem Bảng 3)

Bảng 3 – Kích thước mắt lưới

Kích thước tính bằng milimét

Vùng biển

Kích thước mắt lưới

Phần tùng lưới

Phần thân lưới

Phần cánh lưới

Vùng 1

25

Vùng 2

từ 20 đến 24

từ 20 đến 30

Vùng 3

từ 20 đến 25

25

Vùng 4

20

4.5  Đường kính chỉ lưới

Đường kính chỉ lưới d quy định theo tỷ lệ d/b:

Phần cánh lưới: d/b bằng từ 0,025 đến 0,035;

Phần thân lưới: d/b bằng từ 0,035 đến 0,040;

Phần tùng lưới: d/b bằng từ 0,040 đến 0,050.

Chọn sợi có đường kính có thể đảm bảo được độ bền để chịu đựng được các lực tác dụng lên lưới.

Tham khảo Bảng D.1, Bảng D.2, Bảng D.3, Bảng D.4 của Phụ lục D; Hình E.1, Hình E.2, Hình E.3, Hình E.4 của Phụ lục E.

4.6  Vật liệu áo lưới (xem Bảng 1, Bảng 3 TCVN 8393: 2012)

CHÚ THÍCH: Vật liệu sử dụng là Polyamid (PA) hoặc polypropylen (PP) đường kính dây từ 30 mm đến 60 mm. Thông số kỹ thuật của các loại dây giềng rút, tham khảo Bảng D.1, Bảng D.2, Bảng D.3, Bảng D.4 của Phụ lục D; Hình E.1, Hình E.2, Hình E.3, Hình E.4 của Phụ lục E.

4.7  Dây giềng (xem Bảng 4 TCVN 8393: 2012)

4.7.1  Dây giềng phao gồm 03 dây có chiều ngược nhau (2 dây chiều xoắn S và chiều xoắn Z).

CHÚ THÍCH: Dây giềng phao xe từ sợi Polypropylen (PP) hoặc Polyetylen (PE). Đường kính dây ging từ 8 mm đến 14 mm, tham khảo Bảng D.1, Bảng D.2, Bảng D.3, Bảng D.4 của Phụ lục D; Hình E.1, Hình E.2, Hình E.3, Hình E.4 của Phụ lục E.

4.7.2  Dây giềng chì gồm có 2 dây trái chiều xoắn (chiều xoắn S và chiều xoắn Z).

CHÚ THCH: Dây giềng chì xe từ sợi Polypropylen (PP) hoặc Polyetylen (PE). Đường kính dây giềng chì từ 8 mm đến 10 mm, tham khảo Bảng D.1, Bảng D.2, Bảng D.3, Bảng D.4 của Phụ lục D; Hình E.1, Hình E.2, Hình E.3, Hình E.4 ca Phụ lục E. Vùng 4 sử dụng 3 dây giềng có chiều xoắn ngược nhau.

4.7.3  Dây giềng rút chính gồm 01 dây, được bện tết để chống xoắn.

4.8  Hệ số rút gọn ngang (xem Bảng 4)

Bảng 4 – Hệ số rt gọn ngang

Vùng biển

U1

Giềng phao

Giềng chì

Phần tùng lưới

Phần thân lưới và cánh lưới

Vùng 1

từ 0,70 đến 0,74

từ 0,80 đến 0,84

Vùng 2

từ 0,70 đến 0,75

từ 0,75 đến 0,80

Vùng 3

từ 0,60 đến 0,65

từ 0,65 đến 0,75

từ 0,70 đến 0,80

Vùng 4

từ 0,60 đến 0,67

từ 0,70 đến 0,75

4.9  Trang bị chì (xem Bảng 5)

Bảng 5 – Trang bị chì

Vùng biển

Quy cách viên chì

Trang bị chì

N/m

 

Từ 1 đến 3 cheo đầu tùng lưới

Các cheo lưới còn lại

Từ 1 đến 3 cheo đầu cánh lưới

Lc

mm

gc

g

 

Vùng 1

65

250

Từ 9,81 đến 12,26

Từ 4,90 đến 7,35

Từ 9,81 đến 12,26

 

Vùng 2

Từ 9,32 đến 16,18

 

Vùng 3

Từ 4,90 đến 7,35

 

Vùng 4

Từ 9,81 đến 14,71

 

CHÚ THÍCH: Cấu tạo chì và trang bị chì lưới vây khai thác cá nổi nhỏ tham khảo Phụ lục A.

4.10  Trang bị vòng khuyên (xem Bảng 6)

Bảng 6 – Trang bị vòng khuyên

Vùng biển

Cheo lưới đầu tùng

Các cheo lưới còn lại

Cheo lưới đầu cánh

Khối lượng 1 vòng khuyên kg

Số lượng vòng khuyên 1 cheo lưới cái

Khối lượng 1 vòng khuyên kg

Số lượng vòng khuyên 1 cheo lưới cái

Khối lượng 1 vòng khuyên kg

Số lượng vòng khuyên 1 cheo lưới cái

Vùng 1

7,00

từ 5 đến 6

7,00

từ 5 đến 6

7,00

từ 5 đến 6

Vùng 2

7,40

7,40

7,40

Vùng 3

5,50

11

3,00

11

5,50

11

Vùng 4

3,00

13

13

3,00

13

CHÚ THÍCH: Cấu tạo vòng khuyên và trang bị vòng khuyên lưới vây khai thác cá nổi nhỏ tham khảo Phụ lục B.

4.11  Trang bị phao (xem Bảng 7)

Bảng 7 – Trang bị phao

Vùng biển

Tỷ số Qln/Glc

Vùng 1

từ 1,50 đến 2,00

Vùng 2

Vùng 3

Vùng 4

CHÚ THÍCH: Cấu tạo phao và trang bị phao lưới vây khai thác cá nổi nhỏ tham khảo Phụ lục C.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Cấu tạo chì và trang bị chì lưới vây khai thác cá nổi nhỏ

A.1  Cấu tạo chì

Chì có dạng hình trống, khối lượng 250 gam/viên. Cấu tạo chì (xem hình A.1).

Kích thước tính bằng milimet (mm).

Hình A.1 – Cấu tạo chì

A.2  Trang bị chì

Cách trang bị chì ở từng vùng biển (xem bảng A và hnh A.2)

Bảng A  Trang bị chì

Vùng biển

Vật liệu chì

Qucách c

3 cheo đầu tùng lưới

Các cheo giữa lưới

3 cheo đầu cánh lưới

Tổng số viên chì viên

Lc mm

gc

g

L2vc mm

Số viên chì viên

L2vc mm

Số viên chì viên

L2vc mm

Số viên chì viên

Vùng 1

Pb

65

250

210

603

350

1 440

210

603

2 646

Vùng 2

266

424

266

2 260

266

424

3 108

Vùng 3

1 974

2 822

Vùng 4

250

452

250

1 500

250

452

2 404

 

Hình A.2 – Trang bị chì

Phụ lục B

(Tham khảo)

Vòng khuyên và trang bị vòng khuyên lưới vây khai thác cá nổi nhỏ

B.1  Cấu tạo vòng khuyên

Vòng khuyên c dạng hình tròn. Vật liệu, cấu tạo và khối lượng vòng khuyên (xem hnh B.1, bảng B.1).

Kích thước tính bằng milimet (mm).

Hình B.1 – Cấu tạo vòng khuyên

Bảng B.1 – Cấu tạo vòng khuyên

Vùng biển

Vật liệu

Vòng khuyên loại 1

Vòng khuyên loại 2

Qucách vòng khuyên

Khối ợng kg

Quy cách vòng khuyên

Khối lượng kg

Vùng 1

Pb bọc Inox

Dvk = 300 mm,

dvk = 35 mm

7,00

Vùng 2

Cu

Dvk = 250 mm,

dvk = 40 mm

7,40

Dvk = 180 mm,

dvk = 30 mm

3,00

Vùng 3

Dvk = 240 mm,

dvk = 35 mm

5,50

Vùng 4

Inox

Dvk = 170 mm,

dvk = 25 mm

1,70

B.2  Trang bị vòng khuyên

Trang bị vòng khuyên ở từng vùng biển (xem bảng B.2 và hình B.2)

Bảng B.2 – Cách trang bị vòng khuyên

Vùng biển

Cheo đầu tùng, cheo đầu cánh

Các cheo lưới còn lại

Loại vòng khuyên

L2vk

m

Số vòng khuyên

cái

Loại vòng khuyên

L2vk

m

Số vòng khuyên

cái

Vùng 1

VKL 1

8,40

10

VKL 2

8,40

80

Vùng 2

6,25

12

6,25

120

Vùng 3

3,75

20

3,75

180

Vùng 4

2,88

26

2,88

182

Kích thước vòng khuyên (xem Bảng B.1)

 

Hình B.2 – Trang bị vòng khuyên

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Cấu tạo phao và trang bị phao lưới vây khai thác cá nổi nhỏ

C.1  Cấu tạo phao

Phao sử dụng là loại phao xốp FP, kích thước, cấu tạo của phao (xem hình C.1).

Kích thước tính bằng milimet (mm).

Hình C.1 – Cấu tạo phao

C.2  Cách trang bị phao

Cách trang bị phao ở từng vùng biển (xem bảng C và hình C.2)

Bảng C – Trang bị phao

Vùng biển

Vật liệu phao

Kích thước phao

(Lp x Bp x Hp)

mm

Tùng lưới

Thân lưới và cánh lưới

Chao biên tùng và chao biên cánh

Tổng số phao

cái

L2p

mm

Số phao

cái

L2p

mm

Số phao

cái

L2p

mm

Số phao

cái

Vùng 1

FP

220 x 80 x 55

296

125

296

2 125

296

2

2 252

Vùng 2

220 x 80 x 50

271

129

271

2 709

350

4

2 842

Vùng 3

111

304

2 185

296

2

2 298

Vùng 4

250

135

250

2 025

250

4

2 164

 

Hình C.2 – Trang bị phao

Phụ lục D

(Tham khảo)

Thống kê trang bị toàn bộ lưới vây khai thác cá nổi nhỏ

D.1  Vùng 1

Bảng D.1 – Thống kê trang bị toàn bộ ở vùng 1

TT

Tên gọi

Đơn vị tính

Số lượng

Vật liệu

Quy cách

1

Phao đầu tùng

Cái

1

PVC

Ø = 300 mm

2

Phao

Cái

2 252

FP

Lp x Bp x Hp = 220 mm x 80 mm x 55 mm

3

Áo lưới

 

1

PA

a = 25 mm

23 tex x 24; 23 tex x 21; 23 tex 18; 23 tex x 9; 23 tex x 6

PE

a = 40 mm, a = 50 mm; 78 tex 5 x 3

4

Giềng phao

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgp = 667,11 m; Ddg = 14 mm

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgp = 667,11 m; Ddg = 14 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgp = 667,11 m; Ddg = 8 mm

5

Giềng biên tùng

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgbt = 65,00 m; Ddg = 12 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgbt = 65,00 m; Ddg = 12 mm

6

Vòng khuyên biên tùng

Cái

22

Inox

Dvk = 60 mm; dvk = 6 mm

7

Giềng rút biên tùng

Dây

1

PP

Lgrbt = 100,00 m; Ddg = 16 mm

8

Khóa xoay

Cái

2

Inox

Dkx = 16 mm

9

Giềng rút

– Đoạn 1

Dây

1

PP

Lgr1 = 100,00 m; Ddg = 30 mm

– Đoạn 2

Dây

2

PP

Lgr2 = 2 x 300,00 m; Ddg = 40 mm bện tết

– Đoạn 3

Dây

1

PP

Lgr3 = 300,00 m; Ddg = 45 mm bện tết

10

Vòng khuyên

Cái

90

Pb + Inox

Dvk = 300 mm; dvk = 35 mm

11

Dây buộc vòng khuyên

Dây

90

PP

Ldbvk = 90 x 2 x 1,50 m; Ddg = 8 mm

12

Giềng chì

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgc = 757,26 m; Ddg = 8 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgc = 757,26 m; Ddg = 8 mm

13

Chì

Viên

2 646

Pb

Lc = 65 mm; gc = 250 g/viên

14

Giềng biên cánh

 

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgbc = 65,00 m; Ddg = 12 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgbc = 65,00 m; Ddg = 12 mm

15

Giềng rút biên cánh

Dây

1

PP

Lgrbc = 100,00 m; Ddg = 16 mm

16

Chỉ lắp ráp

PA

23 tex x 21

CHÚ THÍCH: Thống kê trang bị toàn bộ lưới vây khai thác cá nổi nhỏ ở vùng 1, tàu có công suất máy 400 cv

D.2  Vùng 2

Bảng D.2 – Thống kê trang bị toàn bộ ở vùng 2

TT

Tên gọi

Đơn vị tính

Số lượng

Vật liệu

Quy cách

1

Phao đầu tùng

Cái

1

PVC

Ø = 300 mm

2

Phao

Cái

2 842

FP

Lp x Bp x Hp = 220 mm x 80 mm x 50 mm

3

Áo lưới

1

PA

a = 24 mm, a = 30 mm;

23 tex x 15; 23 tex x 12; 23 tex x 9; 23 tex x 6

PE

a = 50 mm; 78 tex x 7 x 3

4

Giềng phao

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgp = 771,40 m; Ddg = 14 mm

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgp = 771,40 m; Ddg = 14 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgp = 771,40 m; Ddg = 8 mm

5

Giềng biên tùng

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgbt = 50,00 m; Ddg = 12 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgbt = 50,00 m; Ddg = 12 mm

6

Vòng khuyên biên tùng

Cái

16

Inox

Dvk = 60 mm; dvk = 6 mm

7

Vòng khuyên biên cánh

Cái

16

Inox

Dvk = 60 mm; dvk = 6 mm

8

Giềng rút biên tùng

Dây

1

PP

Lgrbt = 100,00 m; Ddg = 16 mm

9

Giềng rút biên cánh

Dây

1

PP

Lgrbt = 100,00 m; Ddg = 16 mm

10

Khóa xoay

Cái

2

Inox

Dkx = 16 mm

11

Giềng rút

– Đoạn 1

Dây

1

PP

Lgr1 = 100,00 m; Ddg = 30 mm

– Đoạn 2

Dây

2

PP

Lgr2 = 2 x 300,00 m; Ddg = 42 mm bện tết

– Đoạn 3

Dây

1

PP

Lgr3 = 350,00 m; Ddg = 60 mm bện tết

10

Vòng khuyên loại 1

Cái

12

Cu

Dvk = 250 mm; dvk = 40 mm

12

Vòng khuyên loại 2

Cái

120

Cu

Dvk = 180 mm; dvk = 30 mm

11

Dây buộc vòng khuyên

Dây

132

PP

Ldbvk = 132 x 2 x 1,50 m; Ddg = 8 mm

12

Giềng chì

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgc = 826,50 m; Ddg = 8 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgc = 826,50 m; Ddg= 8 mm

13

Chì

Viên

3 108

Pb

Lc = 65 mm, gc = 250 g/viên

14

Giềng biên cánh

 

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgbc = 50,00 m; Ddg = 12 mm

 

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgbc = 50,00 m; Ddg = 12 mm

15

Chỉ lắp ráp

PA

23 tex x 21

CHÚ THÍCH: Thống kê trang bị toàn bộ lưới vây khai thác cá nổi nhỏ ở vùng 2, tàu có công suất máy 410 cv

D.3  Vùng 3

Bảng D.3 – Thống kê trang bị toàn bộ ở vùng 3

TT

Tên gọi

Đơn vị tính

Số lượng

Vật liệu

Quy cách

1

Phao đầu tùng

Cái

1

PVC

Ø = 300 mm

2

Phao

Cái

2 298

FP

Lp x Bp x Hp= 220 mm x 80 mm x 50mm

3

Áo lưới

1

PA

a = 25 mm, a = 30 mm

23 tex x 24, 24 tex x 21, 23 tex x 18, 23 tex x 15, 23 tex x 12, 23 tex x 9

PE

a = 50 mm; 78 tex x 7 x 3

4

Giềng phao

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgp = 695,65 m; Ddg = 14 mm

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgp = 695,65 m; Ddg = 14 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgp = 695,65 m; Ddg = 8 mm

5

Giềng biên tùng

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgbt = 72,00 m; Ddg = 12 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgbt = 72,00 m; Ddg = 12 mm

6

Vòng khuyên biên tùng

Cái

20

Inox

Dvk = 60 mm; dvk = 6 mm

7

Vòng khuyên biên cánh

Cái

20

Inox

Dvk = 60 mm; dvk = 6 mm

8

Giềng rút biên tùng

Dây

1

PP

Lgrbt = 77,00 m; Ddg = 10 mm

9

Giềng rút biên cánh

Dây

1

PP

Lgrbc = 77,00 m; Ddg = 10 mm

10

Khóa xoay

Cái

2

Inox

Dkx = 16 mm

11

Giềng rút

– Đoạn 1

Dây

2

PP

Lgr1 = 2 x 350,00 m; Ddg = 42 mm bện tết

– Đoạn 2

Dây

1

PP

Lgr2 = 350,00 m; Ddg = 60 mm bện tết

10

Vòng khuyên loại 1

Cái

20

Cu

Dvk = 240 mm; dvk = 35 mm

12

Vòng khuyên loại 2

Cái

180

Cu

Dvk = 180 mm; dvk = 30 mm

11

Dây buộc vòng khuyên

Dây

200

PP

Ldbvk = 200 x 2 x 1,50 m; Ddg = 8 mm

12

Giềng chì

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgc = 750,75 m; Ddg = 8 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgc = 750,75 m; Ddg = 8 mm

13

Chì

Viên

2 822

Pb

Lc = 65 mm, gc = 250 g/viên

14

Giềng biên cánh

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgbc = 72,00 m; Ddg = 12 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgbc = 72,00 m; Ddg = 12 mm

15

Chỉ lắp ráp

PA

23 tex x 21

CHÚ THÍCH: Thống kê trang bị toàn bộ lưới vây khai thác cá nổi nhỏ ở vùng 3, tàu có công suất máy 365 cv

D.4  Vùng 4

Bảng D.4 – Thống kê trang bị toàn bộ ở vùng 4

TT

Tên gọi

Đơn vị tính

Số lượng

Vật liệu

Quy cách

1

Phao đầu tng

Cái

1

PVC

Ø = 300 mm

2

Phao

Cái

2 164

FP

Lp x Bp x Hp = 220 mm x 80 mm x 50mm

3

Áo lưới

1

PA

a = 18 mm; a = 20 mm

23 tex x 9; 23 tex x 6

PE

a = 60 mm;

42 tex x 7 x 3

4

Giềng phao

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgp = 537,365 m; Ddg = 14 mm

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgp = 537,365 m; Ddg = 14 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgp = 537,36 m; Ddg = 3 mm

5

Giềng biên tùng

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgbt = 38,54 m; Ddg = 10 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgbt = 38,54 m; Ddg = 10 mm

6

Vòng khuyên biên tùng

Cái

18

Inox

Dvk = 60 mm; dvk = 6 mm

7

Giềng rút biên tùng

Dây

1

PP

Lgrbt = 50,00 m; Ddg = 16 mm

8

Khóa xoay

Cái

2

Inox

Dkx = 16 mm

9

Giềng rút

– Đoạn 1

Dây

2

PP

Lgr1 = 2 x 300,00 m; Ddg = 30 mm

– Đoạn 2

Dây

1

PP

Lgr2 = 300,00 m; Ddg = 35 mm

10

Vòng khuyên

i

208

Inox

Dvk = 170 mm; dvk = 25 mm

11

Dây buộc vòng khuyên

Dây

208

PP

Ldbvk = 208 x 2 x 0,50 m; Ddg = 8 mm

12

Giềng chì

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgc = 601,53 m; Ddg = 10 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgc = 601,53 m; Ddg = 10 mm

– Dây buộc chì

Dây

1

PP

Lgc = 601,53 m; Ddg = 6 mm

13

Chì

Viên

2 404

Pb

Lc = 65 mm, gc = 250 g/viên

14

Giềng biên cánh

– Chiều xoắn Z

Dây

1

PP

Lgbc = 38,54 m; Ddg = 10 mm

– Chiều xoắn S

Dây

1

PP

Lgbc = 38,54 m; Ddg = 10 mm

15

Chỉ lắp ráp

PA

23 tex x 21

CHÚ THÍCH: Thống kê trang bị toàn bộ lưới vây khai thác cá nổi nhỏ ở vùng 1, tàu có công suất máy 360 cv

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Bản vẽ khai triển lưới vây khai thác cá nổi nhỏ

E.1  Vùng 1 (xem hình E.1)

CHÚ DẪN:

(1) Số mắt lưới chiều đài;

(2) Số mắt lưới chiều cao

Hình – E.1 – Bản vẽ khai triển vùng 1

CHÚ THÍCH: Bản vẽ khai triển lưới vây khai thác cá nổi nhỏ ở vùng 1, tàu có công suất máy 400 cv

E.2  Vùng 2 (xem hình E.2)

CHÚ DẪN:

(1) Số mắt lưới chiều dài;

(2) Số mắt lưới chiều cao

Hình E.2 – Bản vẽ khai triển vùng 2

CHÚ THÍCH: Bản vẽ khai triển lưới vây khai thác cá nổi nhỏ ở vùng 2, tàu có công suất máy 410 cv

E.3  Vùng 3 (xem hình E.3)

CHÚ DN:

(1) Số mắt lưới chiều dài;

(2) Số mắt lưới chiều cao

Hình E.3 – Bản vẽ khai triển vùng 3

CHÚ THÍCH: Bản vẽ khai triển lưới vây khai thác cá nổi nhỏ ở vùng 3, tàu có công suất máy 365 cv

E.4  Vùng 4 (xem hình E.4)

CHÚ DẪN:

(1) Số mắt lưới chiều dài;

(2) Số mắt lưới chiều cao

Hình E.4 – Bản vẽ khai triển ở vng 4

CHÚ THÍCH: Bản vẽ khai triển lưới vây khai thác cá nổi nhỏ ở vùng 4, tàu có công suất máy 360 cv

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Hội nghề cá Việt Nam (2007), Bách Khoa thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp

[2] Nguyễn Văn Điển (1982), Vật liệu và công nghệ chế tạo ngư cụ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[3] Nguyễn Long (2003), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khai thác cá ngừ bằng lưới vây khơi, Viện nghiên cứu Hải sản.

[4] Nguyễn Long (2011), Nghiên cứu ngư trường v công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống (Thunnus albacaress; Thunnus obesus) phục vụ nuôi thương phẩm, Viện nghiên cứu Hải sản.

[5] Thái Văn Ngạn (2004), Kỹ thuật khai thác cá nghề lưới vây, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá nục, cá trích, cá cơm, cá bạc má…) ở vùng biển Việt Nam, Viện nghiên cứu Hải sản.

[7] Đoàn Văn Phụ (2015), Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây đuôi ở vùng biển Việt Nam, Viện nghiên cứu Hải sản.

[8] Nguyễn Xuân Sum (1974), Bản dịch, Thiết kế lưới vây, Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên Nghiệp, Hà Nội;

[9] Lê Xuân Tài (1998), Bảng tra vật liệu dùng trong nghề cá, Trường đại học Thủy sản Nha Trang.

[10] Nguyễn Trọng Thảo (2009), Công nghệ chế tạo ngư cụ, Trường đại học Thủy sản Nha Trang.

[11] Nguyễn Phi Toàn (2010), Atlat Ngư cụ khai thác hải sản Việt Nam, Viện nghiên cứu Hải sản.

[12] Bùi Văn Tùng (2005), Thuật ngữ trong khai thác hải sản, Viện nghiên cứu Hải sản.

[13] Trung tâm Khuyến ngư quốc gia (2004), Một số nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam

[14] A.L.Fridman (1986), Calculations for Fishing gear designs, FAO.

[15] SEAFDEC, 1992. Catalogue of Fishing gears and methods in Thailand, Vol. I.

[16] SEAFDEC, 1995. Catalogue of Fishing gears and methods in Malaysia, Vol. II.

[17] SEAFDEC, 1997. Catalogue of Fishing gears and methods in Philippine, Vol. III.

[18] SEAFDEC, 2002. Catalogue of Fishing gears and methods in Vietnam, Vol. IV.

 

MỤC LỤC

 Phạm vi áp dụng

2  Ti liệu viện dẫn

 Thuật ngữ và định nghĩa

4  Thông số kích thước cơ bản

Phụ lục A (Tham khảo): Cấu tạo chì và trang bị chì lưới vây khai thác cá nổi nhỏ

Phụ lục B (Tham khảo): Vòng khuyên và trang bị vòng khuyên lưới vây khai thác cá nổi nhỏ

Phụ lục C (Tham khảo): Cấu tạo phao và trang bị phao lưới vây khai thác cá nổi nhỏ

Phụ lục D (Tham khảo): Thống kê trang bị toàn bộ lưới vây khai thác cá nổi nhỏ

Phụ lục E (Tham khảo): Bản vẽ khai triển lưới vây khai thác cá nổi nhỏ



[1] Việc quy ước phân chia vùng biển chỉ mang tính kỹ thuật nhằm đưa ra quy định phù hợp cho các thông số kích thước cơ bản của lưới, không mang tính chỉ giới địa lý.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12243:2018 VỀ THIẾT BỊ KHAI THÁC THỦY SẢN – LƯỚI VÂY KHAI THÁC CÓ NỔI NHỎ – THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN
Số, ký hiệu văn bản TCVN12243:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản