TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12273-4:2018 (EN 1186-4:2002) VỀ VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM CHẤT DẺO – PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG HÀM LƯỢNG THÔI NHIỄM VÀO DẦU ÔLIU BẰNG SỬ DỤNG KHOANG
TCVN 12273-4:2018
EN 1186-4:2002
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM CHẤT DẺO – PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG HÀM LƯỢNG THÔI NHIỄM VÀO DẦU ÔLIU BẰNG SỬ DỤNG KHOANG
Materials and articles in contact with foodstuffs – Plastics – Part 4: Test methods for overall migration into olive oil by cell
Lời nói đầu
TCVN 12273-4:2018 hoàn toàn tương đương với EN 1186-4:2002.
TCVN 12273-4:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 166 Dụng cụ bằng đồ gốm sứ và gốm sứ thủy tinh tiếp xúc với thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 12273 (EN 1186), Vật liệu và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm – Chất dẻo gồm các tiêu chuẩn sau:
– TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002), Phần 1: Hướng dẫn lựa chọn điều kiện và phương pháp xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm
– TCVN 12273-2:2018 (EN 1186-2:2002), Phần 2: Phương pháp xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm vào dầu ôliu bằng ngâm hoàn toàn
– TCVN 12273-3:2018 (EN 1186-3:2002), Phần 3: Phương pháp xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm vào chất mô phỏng thực phẩm dạng nước bằng ngâm hoàn toàn
– TCVN 12273-4:2018 (EN 1186-4:2002), Phần 4: Phương pháp xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm vào dầu ôliu bằng sử dụng khoang
– TCVN 12273-5:2018 (EN 1186-5:2002), Phần 5: Phương pháp xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm vào chất mô phỏng thực phẩm dạng nước bằng sử dụng khoang
Bộ tiêu chuẩn EN 1186, Materials and articles in contact with foodstuffs – Plastics còn có các tiêu chuẩn:
– EN 1186-6:2002, Part 6: Test methods for overall migration into olive oil using a pouch
– EN 1186-7:2002, Part 7: Test methods for overall migration into aqueous food simulants using a pouch
– EN 1186-8:2002, Part 8: Test methods for overall migration into olive oil by article filling
– EN 1186-9:2002, Part 9: Test methods for overall migration into aqueous food simulants by article filling
– EN 1186-10:2002, Part 10: Test methods for overall migration into olive oil (modified method for use in cases where incomplete extraction of olive oil occurs)
– EN 1186-11:2002, Part 11: Test methods for overall migration into mixtures of 14C- labelled synthetic triglycerides
– EN 1186-12:2002, Pad 12: Test methods for overall migration at low temperatures
– EN 1186-13:2002, Pad 13: Test methods for overall migration at high temperatures
– EN 1186-14:2002, Part 14: Test method for “substitute tests” for overall migration into iso-octane and 95 % aqueous ethanol
– EN 1186-15:2002, Part 15: Alternative test methods to migration into fatty food simulants by rapid extraction into iso-octane and/or 95 % ethanol
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM – CHẤT DẺO – PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG HÀM LƯỢNG THÔI NHIỄM VÀO DẦU ÔLIU BẰNG SỬ DỤNG KHOANG
Materials and articles in contact with foodstuffs – Plastics – Part 4: Test methods for overall migration into olive oil by cell
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm vào chất mô phỏng thực phẩm béo, từ chỉ một bề mặt chất dẻo dạng tấm và màng tại nhiệt độ trên 20 °C đến dưới 100 °C trong thời gian được chọn.
Phương pháp này phù hợp nhất đối với chất dẻo dạng màng và tâm, nhưng đặc biệt áp dụng cho các vật liệu chất dẻo có nhiều lớp hoặc nhiều bề mặt, khác nhau về đặc tính thôi nhiễm, mà phải được thử với chất mô phỏng thực phẩm tiếp xúc với bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
CHÚ THÍCH Phương pháp thử này sử dụng chất mô phỏng thực phẩm béo, dầu ôliu. Phương pháp thử cũng có thể có các sửa đổi phù hợp với “chất mô phỏng thực phẩm béo khác” gọi là chất mô phỏng D – một hỗn hợp triglyxerit tổng hợp, dầu hướng dương và dầu ngô. Các chất mô phỏng thực phẩm béo này sẽ tạo ra các đồ thị sắc ký khác nhau đối với các metyl este của chất mô phỏng và đồ thị sắc ký của các metyl este của dầu ôliu. Việc chọn các pic sắc ký thích hợp của các metyl este của chất mô phỏng thực phẩm béo khác để xác định định lượng chất mô phỏng được chiết từ mẫu thử.
Phương pháp thử được mô tả có thể áp dụng cho hầu hết các loại chất dẻo, mặc dù có một số loại chất dẻo không áp dụng được.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7151 (ISO 648), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Pipet một mức.
TCVN 8488 (ISO 4788), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Ống đong chia độ
TCVN 12273-1 (EN 1186-1:2002), Vật liệu và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm – Chất dẻo – Phần 1: Hướng dẫn lựa chọn điều kiện và phương pháp xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm.
3 Nguyên tắc
Tổng hàm lượng thôi nhiễm từ một mẫu chất dẻo được xác định là khối lượng mất mát trên đơn vị diện tích tiếp xúc với thực phẩm.
Việc lựa chọn các điều kiện thử sẽ được xác định bởi các điều kiện sử dụng, xem Điều 4, 5 và 6 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-11:2002).
Mẫu thử có khối lượng định trước được tiếp xúc trong khoang với dầu ôliu trong thời gian tiếp xúc, tại nhiệt độ trên 20 °C và dưới 100 °C, sau đó lấy ra khỏi khoang, thấm khô để loại bỏ dầu bám dính trên bề mặt, và cân lại.
Mẫu thử sẽ thường giữ lại dầu ôliu đã được hấp thụ mà đã được chiết và xác định định lượng bằng phương pháp sắc ký khí sau khi chuyển thành các metyl este. Sự metyl hóa được tiến hành bởi phản ứng của phức chất Bo trifluorua/metanol với các axit béo được tạo thành bằng cách thủy phân dầu với kali hydroxit. Chất chuẩn nội, triheptadecanoin, được thêm vào trước khi chiết dầu ôliu bị mẫu thử hấp thụ. Điều này bảo đảm là bất kỳ thành phần hoạt hóa hoặc có thể chiết được nào của chất dẻo phản ứng với chất chuẩn nội, cũng phản ứng với dầu ôliu chiết được. Chất chuẩn nội cũng phải chịu các phản ứng thủy phân và metyl hóa, bù cho sự thiếu hiệu quả có thể xảy ra trong quá trình thủy phân và metyl hóa.
Sự thôi nhiễm vào dầu ôliu được tính bằng cách trừ đi khối lượng dầu ôliu được giữ lại bởi mẫu thử từ khối lượng mẫu thử sau khi loại bỏ dầu ôliu, sau đó lấy khối lượng ban đầu của mẫu thử trừ đi khối lượng này.
Tổng khối lượng mất mát được biểu thị bằng miligam trên deximét vuông bề mặt mẫu thử và tổng hàm lượng thôi nhiễm được báo cáo là giá trị trung bình của ba phép xác định trên các mẫu thử riêng biệt.
Đối với việc cho phép sự không chính xác có thể phát sinh trong quy trình và có thể khó phát hiện, ví dụ sự nhiễm bẩn hoặc thất thoát dầu trong giai đoạn xử lý mẫu, bốn phép xác định được thực hiện trên mẫu cho phép loại bỏ kết quả từ một mẫu thử.
Phương pháp này bao gồm các sửa đổi áp dụng cho một số loại chất dẻo nhất định.
CHÚ THÍCH Trước khi bắt đầu phép thử thôi nhiễm, mẫu thử phải được kiểm tra sự có mặt của các chất gây nhiễu đến việc xác định hàm lượng dầu ôliu chiết được, xem 7.1. Nếu mức độ nhiễu là không chấp nhận được thì kiểm tra sự phù hợp của một trong các “chất mô phỏng thực phẩm béo khác”, xem Phụ lục A và 9.3 và 9.5 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1: 2002). Nếu chất gây nhiễu này có thể ảnh hưởng đến chất chuẩn nội triheptadecanoin, thì phải sử dụng chất chuẩn nội thay thế khác, xem Phụ lục A và 9.3 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1: 2002).
4 Thuốc thử
CHÚ THÍCH Trừ khi có quy định khác, thuốc thử sử dụng phải có chất lượng tinh khiết phân tích đã được công nhận.
4.1 Dầu ôliu, Chất mô phỏng D chuẩn, theo quy định trong 5.2 của TCVN 12273-1:2018 (ISO 1186-1:2002)
4.2 Dung môi chiết [xem 10.1 của TCVN 12273-1:2018 (ISO 1186-1:2002)]
4.2.1 Đối với chất dẻo không phân cực, như polyetylen và polypropylen:
– Pentan 98 %, điểm sôi 36 °C.
Đối với chất dẻo phân cực, như polyamit và polyaxetal:
– 95/5 theo thể tích hỗn hợp đẳng phí của pentan 98 % và etanol 99 %.
CHÚ THÍCH 1 Pentan là dung môi rất dễ bay hơi và dễ cháy. Phải cẩn thận khi xử lý dung môi này để tránh tiếp xúc với nguồn phát lửa. Etanol cũng là một dung môi dễ cháy. Việc chiết với pentan hoặc hỗn hợp pentan/etanol phải được giám sát, đặc biệt là khi để qua đêm.
CHÚ THÍCH 2 Do các dung môi này có điểm sôi thấp, có thể sử dụng nước làm mát sinh hàn để ngăn ngừa sự mất mát quá mức dung môi từ sinh hàn.
hoặc
4.2.2 Dung môi khác
CHÚ THÍCH 1 Trong các phương pháp trước đây để xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm vào dầu ôliu, dung môi chiết được sử dụng là 1,1,2 tricloro-trifloroetan. Vì lý do môi trường, nếu có thể, nên tránh sử dụng dung môi này, xem 9.1 của TCVN 12273-1 (EN 1186-1). Kinh nghiệm cho thấy là dung môi này, mặc dù hiệu quả đối với hầu hết các loại chất dẻo nhưng yêu cầu thời gian chiết lâu hơn.
CHÚ THÍCH 2 Một số dung môi có thể chứa các chất không bay hơi, sau quá trình thủy phân và metyl hóa, tạo ra các pic sắc ký khí với thời gian lưu tương tự như thời gian lưu của các metyl este của dầu ôliu và metylheptadecanoat từ chất chuẩn nội. Các dung môi có chứa các chất như vậy phải được chưng cất lại trước khi sử dụng.
4.3 Chất chuẩn nội, triheptadecanoin (glyxeryl trimargarat) số CAS 2438-40-61 có chất lượng sao cho các sản phẩm từ quá trình thủy phân và metyl hóa không chứa các chất tạo ra các pic sắc ký khí có thể phát hiện được [xem 9.3 của TCVN 12273-1 (EN 1186-1)] với thời gian lưu tương tự với các pic metyl este của dầu ôliu. Chuẩn bị dung dịch chứa 2,0 mg/mL trong xyclohexan.
4.4 Dung dịch kali hydroxit, 11,0 g/l trong metanol.
4.5 Phức Bo triflorua, metanol, khoảng 150 g/l BF3.
4.6 n-Heptan.
4.7 Natri sulfat.
4.7.1 Natri sulfat, khan, Na2SO4.
4.7.2 Dung dịch natri sulfat bão hòa.
4.8 Dietyl ete.
4.9 Dung môi Karl Fischer, bán sẵn, trên cơ sở metanol và chloroform, hàm lượng nước 5 mg/mL.
4.10 Chất chuẩn độ Karl Fischer (chỉ cho dụng cụ đo thể tích), bán sẵn, hàm lượng nước 2 mg/mL.
5 Thiết bị, dụng cụ
5.1 Phôi cắt, bằng thủy tinh, kim loại hoặc chất dẻo nhẵn sạch có diện tích thích hợp để chuẩn bị mẫu thử, kích thước phù hợp 250 mm x 250 mm.
5.2 Kẹp, bằng thép không gỉ, mũi tù.
5.3 Dụng cụ cắt, dao mổ, kéo hoặc dao sắc nhọn hoặc thiết bị phù hợp khác.
5.4 Thước chia độ theo milimét, chính xác đến 0,1 mm.
5.5 Cân phân tích, có khả năng xác định sự thay đổi khối lượng đến 0,1 mg.
5.6 Khoang, Kiểu A như minh họa trong 7.3 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1: 2002).
CHÚ THÍCH Chi tiết về khoang tương đương, xem 7.3 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1: 2002).
5.7 Dụng cụ chứa điều hòa, đề điều hòa mẫu thử tại 50 % ± 5 % RH và 80 % ± 5 % RH tại nhiệt độ 20 °C ± 5 °C.
CHÚ THÍCH Đối với 50% RH, dung dịch axit sulfuric trong nước 43 % (khối lượng/thể tích) là phù hợp và đối với 80% RH, dung dịch axit sulfuric 27% (khối lượng/thể tích) là phù hợp. Các dung dịch phải được chuẩn bị mới bằng cách thêm một lượng định trước axít vào một thể tích nước phù hợp, để nguội đến nhiệt độ phòng và làm tăng đến thể tích cần thiết. Nên duy trì độ ẩm tương đối và nhiệt độ trong suốt thời gian điều hòa. Do đó, dụng cụ chứa phải được đặt trong phòng hoặc tủ điều nhiệt, tại nhiệt độ khoảng 20 °C, nhiệt độ cài đặt không được thay đổi quá ± 1 °C.
5.8 Ống thủy tinh, cổ nhám và có nút đậy, để chứa chất mô phỏng thực phẩm và mẫu thử. Nên sử dụng ống có đường kính trong khoảng 35 mm, và chiều dài từ 100 mm đến 200 mm, không kể phần cổ nhám [xem 7.2 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002)].
5.9 Tủ sấy hoặc tủ ấm có điều nhiệt, có khả năng duy trì bộ nhiệt độ cài đặt trong khoảng dung sai quy định theo Bảng B.2 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002).
5.10 Giấy lọc, loại không xơ.
5.11 Đá bọt chống sôi bùng.
5.12 Dụng cụ chiết Soxhlet, có khả năng giữ mẫu thử trên giá đỡ, lắp được bình cầu 250 mL hoặc 500 mL
CHÚ THÍCH Có thể sử dụng bộ chiết loại khác có khả năng chiết tách hiệu quả dầu ôliu được hấp thụ từ mẫu thử.
5.13 Bể cách thủy có khả năng giữ bình của thiết bị chiết Soxhlet (5.12).
5.14 Máy cô quay hoặc thiết bị chưng cất, để làm bay hơi và thu dung môi chiết.
CHÚ THÍCH Có thể sử dụng nước làm mát để ngưng tụ hiệu quả dung môi có điểm sôi thấp.
5.15 Bể cách hơi hoặc bể cách thủy.
5.16 Bình, 50 mL, cổ dài lắp với sinh hàn, để chuẩn bị metyl ester
5.17 Ống đong, phù hợp với các yêu cầu tối thiểu của TCVN 8488 (ISO 4788), dung tích 500 mL, 250 mL, 100 mL, 25 mL, và 10 mL. Có thể sử dụng bơm tiêm chia độ 10 mL thay cho ống đong 10 mL.
5.18 Pipet, loại 5 mL và 10 mL, phù hợp với các yêu cầu tối thiểu của TCVN 7151 (ISO 648).
5.19 Hạt thủy tinh, đường kính từ 2 mm đến 3 mm, hoặc thanh thủy tinh, đường kính từ 2 mm đến 3 mm và dài khoảng 100 mm [xem 7.2 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1: 2002)].
5.20 Máy sắc ký khí, với detector ion hóa ngọn lửa được trang bị một cột thích hợp. Khi sử dụng cột phân cực, các pic chính của dầu ôliu, như C16:0, metyl hexadecanoat (metyl palmitat), C16:1, metyl 9-hexadecenoat (metyl palmitoat), C18:0, metyl octadecanoat (metyl stearat), C18:1, metyl 9- octadecenoat (metyl oleat), C18:2, metyl 9,12-octadecadienoat (metyl linoleat) và chất chuẩn nội C17:0, metyl heptadecanoat (metyl margarat) phải cho thấy sự phân tách cơ bản. Tùy chọn, có thể sử dụng cột không phân cực để phân tách các metyl este với 16 và 18 cacbon và chất chuẩn nội với 17 cacbon.
CHÚ THÍCH Các cột sau là phù hợp:
– Cột 1, cột phân cực, cột silica nung chảy WCOT, chiều dài 50 m, đường kính trong 0,25 mm, được phủ một lớp Silicon xyanopropyl 0,21 micromét;
– Cột 2, cột không phân cực, BP1, chiều dài 25 m, đường kính trong 0,32 mm, có độ dày màng 1 micron;
– Cột 3, cột phân cực, cột bằng thép không gỉ có đường kính trong từ 2 mm 3 mm và chiều dài từ 2 m đến 3 m được nhồi vào pha tĩnh từ 10% đến 20% polyestersuccinat theo khối lượng của đất tảo silic, cỡ hạt lọt qua mắt lưới từ 80 đến 100.
5.21 Ống thủy tinh có cổ và nút thủy tinh mài, có thể tích khoảng 10 mL, để bảo quản lớp heptan nếu cần thiết.
5.22 Tủ hoặc bình hút ẩm chân không, có khả năng duy trì nhiệt độ 60 °C ± 2 °C. Tủ hoặc bình hút ẩm chân không phải được trang bị hoặc kết nối với máy bơm chân không có khả năng đạt được chân không từ 1,3 kPa trở xuống. Bơm chân không phải được lắp bộ điều khiển thời gian để bật máy bơm chân không mỗi giờ trong 15 min.
CHÚ THÍCH Nếu không có tủ hút chân không, có thể sử dụng bình hút ẩm hút chân không được đặt trong tủ sấy ở nhiệt độ 60 °C.
5.23 Bình hút ẩm có chứa silica gel tự chỉ thị hoặc canxi clorua khan.
5.24 Cân, có khả năng xác định được sự thay đổi khối lượng 10 mg.
5.25 Bơm tiêm bằng chất dẻo dùng một lần có nắp đậy. Loại 1 mL hoặc 10 mL.
5.26 Kim có nắp đậy cỡ lớn (80 mm ± 1,2 mm).
5.27 Thiết bị Karl Fischer, hoặc là máy chuẩn độ thể tích tự động, hoặc máy chuẩn độ màu tự động. Máy chuẩn độ Karl Fischer phải có khả năng đo hàm lượng nước của chất mô phỏng với độ chính xác (độ lệch chuẩn) 10 mg/kg hoặc tốt hơn (tương đương với 1 mg/dm2 chất dẻo). Phải sử dụng cụ đo thể tích hoặc đo màu tự động. Chuẩn độ theo phương pháp thủ công không cho độ chính xác hoặc độ chụm yêu cầu.
6 Chuẩn bị mẫu thử
6.1 Yêu cầu chung
Mẫu thử phải được làm sạch và không bị nhiễm bẩn bề mặt (nhiều loại nhựa có thể dễ dàng hút bụi do tĩnh điện). Trước khi chuẩn bị mẫu thử, loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bề mặt ra khỏi mẫu thử bằng cách lau nhẹ nhàng bằng vải không xơ hoặc chải bằng bàn chải mềm. Trong tất cả các trường hợp, rửa mẫu bằng nước hoặc dung môi. Nếu có quy định trong hướng dẫn sử dụng, thì phải rửa sạch hoặc làm sạch dụng cụ trước khi sử dụng, xem 8.1 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002). Giảm thiểu tiếp xúc tay với mẫu và khi cần thiết, đeo găng tay bằng vải cotton.
Khi chuẩn bị mẫu thử, đo diện tích bề mặt theo 8.3 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002).
6.2 Số lượng mẫu thử
Yêu cầu bảy mẫu thử đối với các mẫu dạng màng mỏng, tấm, được cắt từ các dụng cụ chứa hoặc các dụng cụ tương tự.
Các mẫu thử này được sử dụng như sau:
a) bốn mẫu thử cho phép thử thôi nhiễm;
b) hai mẫu thử để kiểm tra sự mất mát có thể của các chất dễ bay hơi;
c) một mẫu thử để xác định sự phù hợp của dầu ôliu là chất mô phỏng thực phẩm béo và triheptadecanoin là chất chuẩn nội (xem Phụ lục A);
Nếu phép thử điều hòa trong Phụ lục C được thực hiện, yêu cầu thêm một mẫu thử.
CHÚ THÍCH Hai mẫu thử, b), được sử dụng để kiểm tra xem khối lượng mẫu mất mát do sự bay hơi của các chất dễ bay hơi, chẳng hạn như dung môi, trong suốt thời gian thử. Nếu quy trình sấy chân không trong Phụ lục C được thực hiện thì các mẫu thử này không được yêu cầu do trong quá trình sấy chân không, các chất dễ bay hơi sẽ thoát ra khỏi mẫu thử.
Nếu phép thử trước đó đã xác định rằng không xảy ra nhiễu trong quá trình sắc ký khí và Phụ lục A được bỏ qua, thì yêu cầu số lượng mẫu thử ít hơn.
Yêu cầu tối thiểu ba kết quả thử hợp lệ để tính giá trị trung bình. Thực hiện phép thử ba lần, nhưng trong trường hợp này nếu một kết quả thử không hợp lệ, phải lặp lại toàn bộ quy trình.
6.3 Cắt mẫu thử
Đặt mẫu trên phôi cắt (5.1) với bề mặt để tiếp xúc với dầu ôliu quay lên trên. Lấy vòng từ khoang (cell) Kiểu A (5.6) và đặt trên mẫu thử. Cắt mẫu thử bằng cách cắt vòng quanh mép ngoài của vòng, bằng dụng cụ cắt (5.3).
7 Cách tiến hành
7.1 Yêu cầu chung
Xác định khả năng áp dụng của phương pháp bằng cách thực hiện quy trình được mô tả trong Phụ lục A. Nếu các thử nghiệm trước đã xác định rằng phương pháp này áp dụng được thì có thể bỏ qua Phụ lục A.
Trước khi cân, loại bỏ sự tĩnh điện bất kỳ bằng súng chống tĩnh điện hoặc các phương tiện phù hợp khác.
7.2 Cân khối lượng ban đầu của mẫu thử
7.2.1 Xác định sự cần thiết của việc điều hòa mẫu thử bằng cách thực hiện theo quy trình trong Phụ lục B hoặc Phụ lục C. Nếu các phép thử trước đã xác định là không cần thiết phải điều hòa mẫu thì Phụ lục B và Phụ lục C có thể được bỏ qua. Nếu các phép thử trước đã xác định là quy trình quy định trong Phụ lục D được áp dụng cho mẫu, thì có thể bỏ qua Phụ lục B hoặc Phụ lục C.
7.2.2 Nếu các phép thử trong Phụ lục B hoặc Phụ lục C cho thấy việc điều hòa là không cần thiết, xác định và ghi lại khối lượng của từng mẫu thử.
7.2.3 Nếu các phép thử trong Phụ lục B hoặc Phụ lục C cho thấy việc điều hòa là cần thiết, thực hiện theo các hướng dẫn trong Phụ lục liên quan để xác định khối lượng ban đầu của mẫu thử.
7.2.4 Nếu các phép thử trong Phụ lục B cho thấy việc điều hòa là cần thiết, nhưng không thể đạt được khối lượng không đổi trong vòng năm ngày, thì thực hiện quy trình điều hòa theo C.3.1 hoặc Phụ lục D.
CHÚ THÍCH 1 Thời gian điều hòa dài là không phù hợp do sự oxy hóa dầu ôliu có thể xảy ra khi điều hòa kéo dài.
CHÚ THÍCH 2 Các quy trình điều hòa được mô tả trong Phụ lục C và Phụ lục D có thể được sử dụng nếu quy trình này được xác định là phù hợp hơn với loại polyme cần thử.
7.3 Tiếp xúc với chất mô phỏng thực phẩm
Lấy bốn khoang Kiểu A (5.6), đánh dấu chúng để nhận dạng. Đặt vào tủ sấy hoặc tủ ấm có điều nhiệt (5.9) đã được đặt nhiệt độ thử và để đến đạt được nhiệt độ thử.
Lấy năm ống thủy tinh (5.8), dùng ống đong lấy 125 mL ± 5 mL dầu ôliu (4.1) vào mỗi ống và đậy nắp ống.
CHÚ THÍCH 1 Nếu thực hiện theo quy trình trong Phụ lục D, có thể cần phải sấy khô tất cả dầu ôliu được sử dụng cho phép thử thôi nhiễm, xem D.3.2.
Cách khác, đánh dấu các ống với thể tích 100 mL và nạp dầu ôliu đến vạch mức. Đặt vào một trong các ống nhiệt kế hoặc cặp nhiệt và đậy nắp ống. Bổ sung thêm hai ống chứa ít nhất 50 mL dầu ôliu làm mẫu trắng, nếu thực hiện theo quy trình trong Phụ lục D. Đặt năm hoặc bảy ống, và hai ống rỗng, trong tủ sấy hoặc tủ ấm có điều nhiệt (5.9) được đặt ở nhiệt độ thử. Để cho đến khi dầu ôliu đạt được nhiệt độ thử, sử dụng nhiệt kế hoặc cặp nhiệt để theo dõi nhiệt độ.
Lấy khoang ra khỏi tủ sấy hoặc tủ ấm có điều nhiệt, tháo các khoang và đặt lên đáy mỗi khoang một mẫu thử. Lắp lại khoang, đảm bảo bánh kẹp được kẹp chặt.
Lấy bốn ống có chứa 125 mL dầu ôliu từ tủ sấy hoặc tủ ấm hoặc tủ lạnh có điều nhiệt và chuyển dầu ôliu từ mỗi ống vào từng khoang qua lỗ lọc. Lấy nhiệt kế hoặc cặp nhiệt ra khỏi ống, nếu áp dụng, xem CHÚ THÍCH 5 và lắp vào một trong các khoang và đặt lại nắp lọc.
CHÚ THÍCH 2 Dầu ôliu trong ống thứ năm được sử dụng làm chuẩn tham chiếu trong việc xây dựng đồ thị hiệu chuẩn (xem 7.6.2.2) và nếu quy trình trong Phụ lục D được sử dụng, làm mẫu trắng thứ ba cho phép chuẩn độ Karl Fischer. Dầu ôliu trong ống thứ sáu được sử dụng để kiểm tra nhiệt độ của dầu. Nếu hạt thủy tinh hoặc thanh thủy tinh được sử dụng làm tăng mức dầu ôliu để ngâm được mẫu hoàn toàn, thì các hạt thủy tinh hoặc thanh thủy tinh tương tự sẽ được thêm vào ống thứ sáu.
Lấy hai ống rỗng từ tủ sấy hoặc tủ ấm hoặc tủ lạnh có điều nhiệt và đặt hai mẫu thử còn lại vào các ống và đậy nắp.
CHÚ THÍCH 3 Hai mẫu thử này được sử dụng để kiểm tra xem khối lượng mất mát của mẫu do sự bay hơi của các chất dễ bay hơi, như nước, dung môi và oligome trong suốt thời gian thử nghiệm hay không. Nếu thực hiện theo quy trình sấy chân không trong Phụ lục C thì không cần sử dụng các mẫu thử này do trong quá trình sấy chân không các chất dễ bay hơi sẽ thoát ra khỏi mẫu thử.
Đặt lại bốn khoang và hai ống vào tủ sấy hoặc tủ ấm có điều nhiệt được đặt ở nhiệt độ thử. Thực hiện nhanh nhất có thể thao tác này để tránh mất nhiệt quá mức. Quan sát nhiệt độ của tủ sấy hoặc tủ ấm có điều nhiệt hoặc của dầu ôliu (xem chú thích 5) trong một trong các khoang và để khoang và ống trong thời gian thử đã chọn, có tính đến dung sai quy định trong Bảng B.1 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002), sau khi dầu ôliu trong khoang đã đạt đến nhiệt độ trong khoảng dung sai quy định trong Bảng B.2 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002).
CHÚ THÍCH 4 Phụ lục B của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002) bao gồm các dung sai trong một phạm vi rộng về thời gian và nhiệt độ tiếp xúc. Tất cả các thời gian và nhiệt độ tiếp xúc này không nhất thiết liên quan đến tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 5 Đối với thời gian tiếp xúc từ 24 h trở lên, có thể chấp nhận theo dõi nhiệt độ của khoang khi tủ sấy hoặc tủ ấm hoặc tủ lạnh có điều nhiệt, thay vì theo dõi nhiệt độ của chất mô phỏng.
Lấy khoang và ống ra khỏi tủ sấy hoặc tủ ấm và ngay lập tức lấy mẫu thử ra khỏi khoang. Đối với các mẫu thử đã được ngâm trong dầu ôliu, gạn bỏ dầu. Loại bỏ toàn bộ dầu ôliu còn bám dính vào mẫu bằng cách ép nhẹ giữa các tờ giấy lọc (5.10). Lặp lại quy trình ép cho đến khi giấy lọc không còn vết dầu ôliu.
CHÚ THÍCH 6 Nếu thực hiện theo quy trình trong Phụ lục D thì phải giữ lại các ống chứa dầu. Phải đậy nắp các ống để ngăn sự thay đổi thêm về độ ẩm của dầu và việc xác định Karl Fischer hàm lượng nước phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
7.4 Khối lượng cuối cùng của mẫu thử
7.4.1 Đối với các mẫu không yêu cầu điều hòa để thu được khối lượng ban đầu của mẫu (xem 7.2.2), cân tất cả sáu mẫu thử, nghĩa là bốn mẫu thử đã được ngâm trong dầu ôliu và hai mẫu trong các ống rỗng và ghi lại khối lượng của mỗi mẫu thử.
7.4.2 Nếu điều hòa mẫu thử theo quy trình trong Phụ lục B (xem 7.2.3) thì lặp lại quy trình.
7.4.3 Nếu việc điều hòa được thực hiện trước khi cân khối lượng ban đầu bằng quy trình quy định trong Phụ lục C (xem 7.2.4) thì tiến hành theo quy trình quy định trong C.4.
7.4.4 Nếu đã quyết định là quy trình được mô tả trong Phụ lục D (xem 7.2.4) được áp dụng cho mẫu thử, thì thực hiện quy trình đó.
7.4.5 Nếu khối lượng cuối cùng của mỗi mẫu thử trong các ống rỗng nhỏ hơn khối lượng ban đầu của mẫu quá 2,0 mg thì các chất dễ bay hơi đã bị mất và có thể phải điều chỉnh, xem 9.4 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002), đến khối lượng cuối cùng cho mỗi mẫu thử sao cho các giá trị thu được chỉ là thước đo sự thôi nhiễm của các chất không bay hơi.
7.5 Chiết dầu ôliu hấp thụ
Lấy bốn bình, 250 mL hoặc 500 mL cho phù hợp với kích thước của bộ chiết Soxhlet (5.15) được sử dụng để chiết và đặt vào mỗi bình 10,0 mL dung dịch chất chuẩn nội xyclohexan của triheptadecanoin (4.3), sử dụng pipet (5.21) hoặc một lượng thay thế nhiều hơn nếu có hơn 100 mg dầu ôliu.
CHÚ THÍCH 1 Nếu mẫu thử giữ lại hơn 100 mg dầu ôliu, thì 10,0 mL dung dịch chuẩn nội sẽ không đủ cho độ chính xác tối ưu trong phép xác định sắc ký khi sau khi chiết. Trước khi bắt đầu tiến hành theo điều này, ước lượng lượng dầu ôliu được giữ lại trong mẫu thử bằng cách so sánh khối lượng cuối cùng của mẫu thử với khối lượng ban đầu của chúng. Nếu thấy cần thiết, lượng dung dịch chất chuẩn nội có thể tăng từ 10 mL, miễn là sử dụng lượng tương tự cho mỗi mẫu thử, và số lượng này cũng được sử dụng với dầu ôliu chuẩn đối với đồ thị hiệu chuẩn (xem 7.6.2.2). Theo hướng dẫn, yêu cầu khoảng 0,5 mg chất chuẩn nội cho mỗi miligam dầu ôliu chiết được.
Thêm một lượng đủ dung môi chiết (4.2) để cho phép sự tuần hoàn của bộ chiết Soxhlet (khoảng 200 mL hoặc 400 mL, theo kích thước của bình) với hạt chống sôi bùng (5.14) để kiểm soát sự sôi.
Đặt bốn mẫu thử đã tiếp xúc với dầu ôliu vào bốn bộ chiết Soxhlet. Ghép từng bộ Soxhlet vào bình chứa chất chuẩn nội được chuẩn bị như trên. Sử dụng bể cách thủy hoặc bể cách hơi (5.13), chiết trong thời gian h, với tối thiểu sáu chu kỳ mỗi giờ, đảm bảo rằng các mẫu thử ngập hoàn toàn trong dung môi trong mỗi chu kỳ Soxhlet, và các mẫu vẫn tách rời nhau.
Xả toàn bộ dung môi ra khỏi bộ chiết Soxhlet, tháo bình ra khỏi bộ chiết Soxhlet và làm bay hơi dung môi đến khoảng 10 mL bằng máy cô quay, hoặc thiết bị chưng cất đơn giản (5.14). Chuyển dung dịch chứa dầu ôliu chiết được và chất chuẩn nội vào bình chiết 50 mL (5.16) và rửa từng bình bằng dung môi ba lần, mỗi lần 5 mL. Cho dung dịch rửa của ba lần rửa vào các bình 50 mL tương ứng riêng biệt. Làm bay hơi đến khô bằng máy cô quay hoặc bể cách thủy (5.14 hoặc 5.15).
CHÚ THÍCH 2 Làm bay hơi dung môi đến khô phải được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ vừa phải, để tránh sự oxy hóa dầu ôliu, nếu có.
CHÚ THÍCH 3 Một số loại chất dẻo cho thấy là giữ lại một phần lượng dầu ôliu hấp thụ. Trong các trường hợp này, việc chiết dầu ôliu là không hoàn toàn và phải chiết lần hai với dung môi phân cực hơn, xem thêm 9.2 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002).
Lặp lại việc chiết mẫu thử thêmh, bằng dietyl ete (4.8), thêm một lượng dung dịch chất chuẩn nội.
CHÚ THÍCH 4 Cùng một lượng dung dịch chuẩn nội được sử dụng như trong lần chiết 7 h đầu tiên, số lượng này có thể không phải là tối ưu nếu lượng dầu ôliu trong lần chiết 7 h đầu tiên là nhiều. Không cần phải đạt được độ chính xác cao đối với lần chiết 7 h thứ hai vi chủ yếu ở đây là kiểm tra hiệu quả của lần chiết 7 h đầu tiên và việc sử dụng cùng một lượng chất chuẩn nội cho phép sử dụng một đồ thị hiệu chuẩn.
Nếu phép thử trước đó đã xác định rằng toàn bộ dầu ôliu sẽ được chiết từ các mẫu thử trong lần chiết 7 h đầu tiên thì có thể bỏ qua lần chiết 7 h thứ hai.
Phân lập cặn trong bình 50 mL, sử dụng quy trình được mô tả ở trên.
Xác định dầu ôliu chiết được trong cả lần chiết 7 h đầu tiên và lần chiết 7 h thứ hai theo quy trình trong 7.6, nhưng giữ lại các mẫu thử trong các bộ chiết Soxhlet cho đến khi dầu ôliu chiết được được xác định đối với lần chiết thứ hai.
7.6 Xác định dầu ôliu chiết được
7.6.1 Chuẩn bị các metyl este của axit béo
Dùng ống đong (5.17) để cho thêm 10 mL ± 0,2 mL n-heptan vào mỗi bình 50 mL chứa phần cặn trong lần chiết 7 h đầu tiên, đảm bảo rằng phần cặn của dầu ôliu và chất dẻo chiết được hòa tan hoặc được phân tán tốt bằng cách lắc, làm ấm hoặc siêu âm.
CHÚ THÍCH 1 Trừ khi cặn trong bình hòa tan hoặc phân tán tốt trong n-heptan, có thể không xảy ra sự thủy phân hoặc metyl hóa định lượng dầu ôliu và chất chuẩn nội dưới các điều kiện được mô tả, cụ thể khi cặn này có chứa các chất chiết được từ chất dẻo nhiều hơn 50 mg. Chất chuẩn nội có thể không phản ứng với chất chiết được từ chất dẻo như với dầu ôliu và có thể không thu được kết quả chính xác cho dầu ôliu.
Sử dụng ống đong hoặc bơm tiêm chia độ (5.17) để cho thêm 10 mL ± 0,2 mL dung dịch kali hydroxit (4.4) và một vài hạt hạt chống sôi bùng (5.14). Nối sinh hàn vào bình và đun hỗn hợp tại điều kiện hồi lưu trong 10 min ± 1,0 min.
Sử dụng ống đong hoặc bơm tiêm chia độ (5.25) cho thêm vào sinh hàn 5,0 ml, ± 0,2 ml dung dịch metanol của bo triflorua (4.5) và đun hỗn hợp tại điều kiện hồi lưu trong 2 min ± 0,25 min.
Để nguội đến nhiệt độ phòng và sử dụng ống đong (5.17) cho thêm 15 mL đến 20 mL dung dịch natri sulfat bão hòa (4.7.2) và lắc đều. Sau đó thêm dung dịch natri sulfat cho đến khi mức chất lỏng chạm đến cổ bình. Để yên hỗn hợp cho đến khi tách pha.
CHÚ THÍCH 2 Phép xác định sắc ký khí tiếp theo đối với các metyl este ở lớp trên, lớp n-heptan.
Xử lý cặn từ lần chiết 7 h thứ hai theo mô tả ở trên.
Nếu việc sử dụng dung dịch metyl ester để xác định sắc ký khí lâu hơn bảy ngày, chuyển lớp n-heptan sang ống nhỏ có nắp đậy (5.21) chứa natri sulfat khan rắn (4.7.1) và bảo quản trong tủ lạnh.
7.6.2 Xác định axit béo metyl este
7.6.2.1 Thiết bị, dụng cụ
Xác định metyl este của các axit béo trong dầu ôliu bằng sắc ký khí (5.20).
CHÚ THÍCH 1 Đối với cột 1 theo chú thích trong 5.20, các điều kiện hoạt động sau đây là phù hợp:
Khí mang | Heli 2 mL/min |
Buồng bơm | Chia dòng (tỉ lệ 40:1) |
Detector ion hóa ngọn lửa | |
Chương trình nhiệt độ | Ban đầu 1 min tại 140 °C sau đó tăng dần từng 5 °C đến 190 °C và duy trì tại 190 °C trong 8min. |
Nhiệt độ buồng bơm | 220 °C |
Nhiệt độ detector | 240 °C |
Đối với cột 2 theo chú thích trong 5.20, các điều kiện hoạt động sau được thấy là phù hợp | |
Khí mang | Heli |
Nhiệt độ là | 250 °C đẳng nhiệt |
Nhiệt độ buồng bơm | 320 °C |
Nhiệt độ detector | 320 °C |
Đối với cột 3 theo chú thích trong 5.20, các điều kiện hoạt động sau được thấy là phù hợp | |
Khí mang | Nito tại 25 mL/min |
Nhiệt độ lò | 185 °C đến 195 °C |
Nhiệt độ buồng bơm | 190 °C đến 200 °C |
Nhiệt độ detector | 190 °C đến 200 °C |
Sử dụng máy tích phân để đo diện tích của mỗi pic dầu ôliu và chất chuẩn nội. Tùy chọn một máy ghi đồ thị để ghi lại đồ thị sắc ký và chiều cao pic khác nhau. Trong trường hợp này, chỉ sử dụng chiều cao của chất chuẩn nội và pic chính của dầu ôliu (C18 hoặc C18:1) để định lượng lượng dầu ôliu.
CHÚ THÍCH 2 Sử dụng máy tích phân và phép đo diện tích pic là phương pháp ưu tiên.
7.6.2.2 Đồ thị hiệu chuẩn
Cân một số lượng dầu ôliu tham chiếu trắng đã được xử lý ở điều kiện thử tương tự như mẫu thử vào bình 50 mL (5.16). Cân một số lượng dầu ôliu kể cả lượng dầu ôliu chiết được trong 7 h đầu tiên, lấy không ít hơn bốn chất chuẩn.
Dùng pipet (5.18) thêm 10,0 mL dung dịch xyclohexan chuẩn của triheptadecanoin (4.3) vào mỗi bình hoặc lượng như đã được thêm vào bình chiết trong 7.5. Loại bỏ xyclohexan bằng máy cô quay hoặc bể cách thủy (5.13 hoặc 5.14). Tùy thuộc vào lượng dầu ôliu, với chất chuẩn nội đã được bổ sung, quy trình chuẩn bị metyl este được mô tả trong 7.6.1.
Bơm từng dung dịch metyl este n-heptan hai lần, ở mức tối thiểu, vào cột sắc kí khí.
CHÚ THÍCH 1 Đồ thị sắc ký điển hình thu được bằng cách sử dụng cột 1 và cột 2 được minh họa tương ứng trong Hình E.1 và Hình E.2.
Xây dựng đồ thị hiệu chuẩn, vẽ tỷ lệ các metyl este của dầu ôliu với pic chuẩn nội trên trục y tương ứng với lượng dầu ôliu đã cân trên trục x.
Các phương pháp khác nhau để xây dựng đồ thị hiệu chuẩn là phù hợp và việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào thiết bị và cột sắc ký được sử dụng. Các phương pháp sau đây được chấp nhận:
Phương pháp 1: Phương pháp đo chiều cao pic
Đo chiều cao pic của pic chất chuẩn nội và pic của metyl oleat (C18:1), khi cột phân cực được sử dụng. Trong trường hợp cột không phân cực được sử dụng để tách metyl ester, thì đo pic chất chuẩn nội và pic C18 của dầu ôliu. Tính tỷ lệ giữa các pic C18 đo được với pic chất chuẩn nội và vẽ tỷ lệ so với lượng dầu ôliu đã cân.
Phương pháp 2: Phương pháp tính diện tích pic
Đo diện tích pic của pic chất chuẩn nội và mỗi metyl este có nguồn gốc từ dầu ôliu. Cộng diện tích pic C16 và C18 nếu cột không phân cực được sử dụng. Nếu cột phân cực được sử dụng, tính tổng diện tích tất cả các pic (C16:0, C16:1, C18:0, C18:1 và C18:2) có nguồn gốc từ dầu ôliu. Tính tỷ lệ diện tích kết hợp của các pic đo được với diện tích của pic chất chuẩn nội và vẽ tỷ lệ so với lượng dầu ôliu đã cân.
Phương pháp 3: Phương pháp tính diện tích pic trong trường hợp có ảnh hưởng nhiễu từ mẫu thử
Trong trường hợp phân tích mẫu thử trắng, xem Phụ lục A, đã cho thấy có ảnh hưởng nhiễu với một hoặc nhiều metyl este của dầu ôliu, nhưng không phải tất cả các pic, thì pic hoặc các pic này sẽ bị loại trừ trong việc tính toán tổng diện tích các metyl este của dầu ôliu. Tính tỷ lệ của tổng diện tích các metyl este có nguồn gốc tử dầu ôliu và diện tích không bị nhiễu và diện tích của chất chuẩn nội d, vẽ tỷ lệ so với lượng dầu đã cân.
CHÚ THÍCH 2 Đồ thị hiệu chuẩn điển hình được minh họa trong Hình E.3.
Tính toán từ mỗi đồ thị sắc ký chuẩn hiệu chuẩn tỷ lệ C18:1/C16:0 nếu cột phân cực được sử dụng hoặc tỷ lệ C18/C16 trong trường hợp sử dụng không phân cực. Xác định giá trị tỷ lệ trung bình từ việc bơm mẫu hai lần hoặc nhiều lần để so sánh với cùng tỷ lệ thu được từ dịch chiết mẫu thử, xem 7.6.2.3.
7.6.2.3 Xác định dầu ôliu được hấp thụ bởi các mẫu thử
Bơm vào thiết bị sắc kí khí (5.20) một lượng phù hợp từ mỗi dung dịch metyl este n-heptan được chuẩn bị từ phần cặn chứa dầu ôliu chiết được (xem 7.6.1). Bơm hai lần, ở mức tối thiểu.
Đối với mỗi đồ thị sắc ký, đo chiều cao hoặc diện tích pic hoặc các pic metyl este của dầu ôliu và pic chất chuẩn nội bằng cách sử dụng cùng các pic và phương pháp được sử dụng để xây dựng đồ thị hiệu chuẩn, xem 7.6.2.2. Tính tỷ lệ các pic tương ứng với pic chất chuẩn nội đối với mỗi đồ thị sắc ký và đối với mỗi dung dịch để xác định giá trị tỷ lệ trung bình sau hai hoặc nhiều lần bơm mẫu.
Tính lượng dầu ôliu chiết được từ mẫu thử như sau:
Phương pháp hình học
Đọc lượng dầu ôliu chiết được từ đồ thị hiệu chuẩn (7.6.2.2) bằng cách sử dụng tỷ lệ được tính toán của pic hoặc các pic dầu ôliu tương ứng với pic chất chuẩn nội.
Tính từ các thông số hồi quy.
Nếu phương trình đường hồi quy là
y = a x + b (1)
thì
(2)
trong đó
moo là khối lượng dầu ôliu chiết được từ mẫu, tính bằng miligam;
a là độ dốc của đồ thị hiệu chuẩn;
b là giao điểm của đồ thị hiệu chuẩn;
X là khối lượng của dầu ôliu trong chất chuẩn, tính bằng miligam;
y là tỉ lệ giữa các metyl este của dầu ôliu với chất chuẩn nội.
Cả hai quy trình đều lấy trực tiếp lượng dầu ôliu chiết được từ mẫu thử, tính bằng miligam.
CHÚ THÍCH 1 Phương pháp tính sử dụng thông số hồi quy là phương pháp ưu tiên.
Nếu dầu ôliu được tìm thấy trong lần chiết: thứ hai từ nhiều mẫu thử và lượng nhỏ hơn 10 mg, nhưng có thể đo được, thêm vào lượng này một lượng được xác định từ 7 h chiết đầu tiên và ghi lại tổng khối lượng dầu ôliu chiết được đối với từng mẫu thử, tính bằng gam.
Nếu thu được nhiều hơn 10 mg dầu ôliu trong lần chiết thứ hai hoặc tỷ lệ các pic C18 và pic C16 thay đổi, xem 9.2 và 9.6 của TCVN 12273-1 (EN 1186-1:2002).
Đối với mỗi đồ thị sắc ký từ lần chiết 7 h đầu tiên, tính tỷ lệ chiều cao hoặc diện tích của pic C18 với chiều cao hoặc diện tích của pic C16. Xác định giá trị trung bình của các tỷ lệ này và so sánh với tỷ lệ tương tự được xác định trong 7.6.2.2 từ sắc ký hiệu chuẩn dầu ôliu. Xác định sự khác biệt giữa hai giá trị tỷ lệ có thể chấp nhận được hay không, xem 9.6 của TCVN 12273-1 (EN 1186-1:2002).
CHÚ THÍCH 2 Sự thay đổi tỷ lệ C18/C16 đối với các mẫu dầu ôliu chiết được so với tỷ lệ tương tự đối với dầu ôliu được sử dụng cho đồ thị hiệu chuẩn cho thấy một số phản ứng hoặc phân đoạn dầu ôliu đã xảy ra, trong quá trình thử hoặc trong quá trình chiết các mẫu thử. Các thay đổi như vậy sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến kết quả tổng hàm lượng thôi nhiễm.
8 Biểu thị kết quả
8.1 Phương pháp tính
Tổng hàm lượng thôi nhiễm dưới dạng miligam mất mát trên mỗi deximét vuông bề mặt của mẫu tiếp xúc với thực phẩm, được tính cho từng mẫu thử theo công thức sau:
(3)
Trong đó
M là tổng hàm lượng thôi nhiễm vào trong dầu ôliu, tính bằng miligam trên deximét vuông của diện tích bề mặt của mẫu để tiếp xúc với thực phẩm;
ma là khối lượng ban đầu của mẫu thử, trước khi tiếp xúc với dầu ôliu, tính bằng gam (xem 7.2.2 hoặc 7.2.3 hoặc 7.2.4, nếu phù hợp);
mb là khối lượng của mẫu thử sau khi tiếp xúc với dầu ôliu, tính bằng gam. (xem 7.4) hoặc khối lượng đã hiệu chỉnh (xem Công thức (4)) trong trường hợp khối lượng chất bay hơi mất mát nhiều hơn 2 mg trên mỗi mẫu thử (xem 7.4.5);
mc là khối lượng dầu ôliu được hấp thụ bởi mẫu thử, tính bằng gam (xem 7.6.2.3);
S là diện tích bề mặt của mẫu thử để tiếp xúc với thực phẩm tính bằng deximét vuông. Xem 8.3 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002). Thông thường, nếu độ dày lớn hơn 0,5 mm, toàn bộ diện tích bề mặt phải được tính đến khi xác định giá trị thôi nhiễm, xem 8.3 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002).
Tính kết quả cho từng mẫu thử làm tròn đến 0,1 mg/dm2 và giá trị trung bình của các kết quả thử có giá trị, làm tròn đến miligam trên deximét vuông.
Xem 11.3 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002), về hướng dẫn xác định kết quả có giá trị.
Khối lượng hiệu chỉnh được tính theo công thức:
(4)
Trong đó:
mb là khối lượng hiệu chỉnh của mẫu thử cho phép mất các chất dễ bay hơi trong các ống rỗng, tính bằng gam;
md là khối lượng mất mát trung bình của mẫu thử trong các ống rỗng, tính bằng gam;
là khối lượng của mẫu thử sau khi tiếp xúc với dầu ôliu, tính bằng gam.
CHÚ THÍCH Việc cho phép mất các chất dễ bay hơi trong khoảng thời gian tiếp xúc của mẫu thử giả định lượng chất bay hơi mất đi từ mẫu thử được ngâm trong dầu ôliu tương đương với sự mất mát trung bình của các chất dễ bay hơi từ hai mẫu thử trong các ống rỗng.
Nếu quy trình trong Phụ lục D biểu thị tổng hàm lượng thôi nhiễm là miligam mất mát trên một deximét vuông bề mặt của mẫu tiếp xúc với thực phẩm, tính cho từng mẫu thử theo công thức sau:
(5)
Trong đó
MD là tổng hàm lượng thôi nhiễm vào dầu ôliu, tính bằng miligam trên deximét vuông diện tích bề mặt của mẫu để tiếp xúc với thực phẩm thu được theo quy trình quy định trong Phụ lục D;
ma là khối lượng ban đầu của mẫu thử, trước khi tiếp xúc với dầu ôliu, tính bằng gam (xem 7.2.2 hoặc 7.2.3 hoặc 7.2.4, khi thích hợp);
mb là khối lượng của mẫu thử sau khi tiếp xúc với dầu ôliu, tính bằng gam, (xem 7.4) hoặc khối lượng hiệu chỉnh [xem Công thức (4)] trong trường hợp khối lượng chất bay hơi mất mát lớn hơn 2 mg trên mỗi mẫu thử (xem 7.4.4);
mc là khối lượng dầu ôliu được hấp thụ bởi mẫu thử, tính bằng gam (xem 7.6.2.3);
Mw là khối lượng nước bị mất hoặc thu được từ sự thôi nhiễm mẫu thử, tính bằng miligam;
S là diện tích bề mặt của mẫu thử để tiếp xúc với thực phẩm tính bằng deximét vuông trong trường hợp khoang Kiểu A là 2,5 dm2, xem 8.4 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002).
8.2 Độ chụm
Xem Phụ lục F.
9 Báo cáo thử nghiệm
Trong trường hợp vật liệu chất dẻo tiếp xúc với thực phẩm béo với hệ số giảm được áp dụng thì hệ số này phải được tính đến khi ghi báo cáo kết quả, xem 11.2 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1:2002).
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn được sử dụng cho quy trình thử nghiệm;
b) toàn bộ thông tin cần thiết để nhận dạng đầy đủ mẫu như loại hóa chất, nhà cung cấp, nhãn hiệu, cấp, số lô, độ dày;
c) điều kiện về thời gian và nhiệt độ tiếp xúc với chất mô phỏng;
d) sai khác so với quy trình quy định và nguyên nhân;
e) từng kết quả thử và giá trị trung bình của các kết quả này, tính bằng miligam mất mát trên một deximét vuông mẫu thử;
f) viện dẫn quy trình được sử dụng để xác định khối lượng của các mẫu nhạy ẩm và lý do lựa chọn quy trình đó;
g) các điều chỉnh được thực hiện đối với việc mất các chất dễ bay hơi từ mẫu thử;
h) các giải thích liên quan về kết quả thử nghiệm;
i) viện dẫn hệ số giảm được áp dụng để tính toán sự thôi nhiễm.
Phụ lục A
(quy định)
Xác định sự phù hợp của dầu ôliu làm chất mô phỏng thực phẩm béo và triheptadecanoin làm chất chuẩn nội
A.1 Nguyên tắc
Quy trình này được tiến hành để xác nhận dầu ôliu phù hợp làm chất mô phỏng thực phẩm béo, và triheptadecanoin phù hợp làm chất chuẩn nội (4.3) cho phép xác định sắc ký khí của dầu ôliu cũng như các metyl este của dầu ôliu.
A.2 Cách tiến hành
A.2.1 Cân từ 45 mg đến 55 mg dầu ôliu (4.1) cho vào bình 50 mL (5.19) và thêm 10,0 mL dung dịch xyclohexan triheptadecanoin (4.3) bằng pipet (5.18). Loại bỏ xyclohexan bằng cách sử dụng máy cô quay hoặc bể cách thủy (5.13 hoặc 5.14) và dùng ống đong hoặc bơm tiêm chia độ (5.17), cho 10 mL ± 0,2 mL n-heptan (4.6). Đảm bảo cặn dầu ôliu được phân tán tốt bằng cách lắc, đun nóng hoặc xử lý siêu âm.
A.2.2 Dùng ống đong hoặc bơm tiêm chia độ (5.17), cho 10 mL ± 0,2 mL dung dịch kali hydroxit (4.4) và một vài hạt chống sôi bùng (5.11). Nối sinh hàn vào bình và đun hồi lưu hỗn hợp trong 10 min ± 0,5 min.
Sử dụng ống đong hoặc bơm tiêm chia độ (5.17) cho thêm vào sinh hàn 5,0 mL ± 0,2 mL dung dịch metanol của bo triflorua (4.5) và đun hồi lưu hỗn hợp trong 2 min ± 0,25 min.
Để nguội đến nhiệt độ phòng và sử dụng ống đong hoặc bơm tiêm chia độ (5.20) cho thêm từ 15 mL đến 20 mL dung dịch natri sulfat bão hòa (4.7.2) và lắc đều. Sau đó thêm dung dịch natri sulfat cho đến khi mức chất lỏng chạm đến cổ bình. Để yên hỗn hợp cho đến khi tách pha.
Nếu sử dụng dung dịch metyl ester lâu hơn bảy ngày, cho phép xác định sắc ký khí, chuyển lớp n-heptan sang ống nhỏ có nắp đậy (5.21) chứa natri sulfat khan rắn (4.7.1) và bảo quản trong tủ lạnh.
CHÚ THÍCH Phép xác định sắc ký khí đối với các metyl este tiếp theo ở lớp trên, lớp n-heptan.
A.2.3 Bơm dung dịch metyl ester vào máy sắc ký khí (5.20).
CHÚ THÍCH Thể tích từ 1 µl đến 3 µl là phù hợp với các cột theo chú thích của 5.20.
Lưu lại đồ thị sắc ký để so sánh.
A.2.4 Lấy một trong các mẫu thử, được chuẩn bị theo Điều 6, và cho vào bộ chiết Soxhlet (5.12). Lấy một bình 250 mL hoặc 500 mL (5.12) và thêm 10 mL xyclohexan không có chất chuẩn nội và dung môi chiết (4.2) đủ để tuần hoàn trong bộ chiết Soxhlet (khoảng 200 mL hoặc 400 mL, tùy theo kích cỡ bình) với hạt chống sôi bùng (5.11) để kiểm soát sự sôi. Sử dụng bể cách thủy hoặc bể cách hơi (5.15) để chiết trong khoảng thời gian h, không ít hơn sáu chu kỳ chiết mỗi giờ, đảm bảo rằng các mẫu thử được ngập hoàn toàn trong dung môi trong mỗi chu kỳ Soxhlet và mẫu vẫn tách rời nhau.
A.2.5 Xả hết dung môi từ bộ chiết Soxhlet vào bình, lấy bình ra khỏi bộ chiết Soxhlet và làm bay hơi dung môi đến thể tích khoảng 10 mL bằng máy cô quay hoặc thiết bị chưng cất đơn giản (5.14). Chuyển dung dịch chiết mẫu thử vào bình 50 mL (5.16) riêng biệt và rửa bình bằng ba lần, mỗi lần 5 mL dung môi. Cho dung dịch rửa vào bình 50 mL. Làm bay hơi đến khô bằng máy cô quay hoặc bể cách thủy (5.14 hoặc 5.15).
A.2.6 Thêm 10,0 mL ± 0,2 mL n-heptan vào bình 50 mL. Đảm bảo rằng dịch chiết mẫu thử phân tán tốt bằng cách lắc, làm ấm hoặc xử lý siêu âm. Sau đó, tùy thuộc vào lượng chứa trong bình đối với quy trình chuẩn bị metyl este theo A.2.2 và bơm cùng một thể tích dung dịch thu được như được sử dụng trong A.2.3 vào máy sắc ký khí (5.23). Lưu lại đồ thị sắc ký.
A.3 Kết luận
So sánh đồ thị sắc ký của các metyl este từ dầu ôliu và chất chuẩn nội trong quy trình trong A.2.3 với đồ thị sắc ký thu được từ dịch chiết mẫu thử được chuẩn bị theo A.2.6. Nếu các pic có mặt trong đồ thị sắc ký của dịch chiết có thời gian lưu tương tự với các pic metyl este của dầu ôliu, và tương đương với 2 mg dầu ôliu trở lên, thì phương pháp này không phù hợp với vật liệu cần thử và Điều 9.3 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1: 2002) phải được thảo luận. Nếu sử dụng cột phân cực và có nhiễu tại các pic C18:0 và/hoặc C18:2, nhưng không có trên các pic metyl este của dầu ôliu khác, thì dầu ôliu có thể được xem là chất mô phỏng chất béo phù hợp, theo Phương pháp 3 của 7.6.2.2.
Nếu một pic có mặt trong đồ thị sắc ký của dung dịch chiết có thời gian lưu tương tự với pic của metyl heptadecanoat, có nguồn gốc từ chất chuẩn nội triheptadecanoin, và lớn hơn 1% chiều cao hoặc diện tích của pic đó, thì phải xem xét thay thế chất chuẩn nội.
CHÚ THÍCH 1 Chất chuẩn nội thay thế phù hợp là trinonadecanoin hoặc axit hydroxinnamic, etyl este, xem 9.3 của TCVN 12273-1:2018 (EN 1186-1: 2002).
CHÚ THÍCH 2 Hình E.1 và E.2 minh họa đồ thị sắc ký điển hình của metyl este của dầu ôliu và triheptadecanoin sử dụng cột 1 và cột 2 tương ứng.
Phụ lục B
(quy định)
Xác định sự cần thiết đối với điều hòa mẫu thử
B.1 Nguyên tắc
Các quy trình được mô tả trong B.2 và B.3 được tiến hành để xác định liệu có phải điều hòa mẫu thử liên quan đến độ ẩm hay không. Các quy trình được quy định trong B.4 và B.5 được tiến hành để xác định khối lượng của mẫu thử được biết là nhạy với độ ẩm.
B.2 Cách tiến hành
B.2.1 Lấy một mẫu thử, được chuẩn bị theo Điều 6 và đặt trong dụng cụ chứa (5.10) duy trì ở 80% RH trong 24 h ± 4 h. Lấy mẫu thử và cân nhanh nhất có thể ngay sau khi lấy mẫu ra khỏi môi trường kiểm soát để giảm thiểu độ ẩm và thay đổi khối lượng.
B.2.2 Đặt cùng mẫu thử vào dụng cụ chứa (5.10) duy trì ở 50% RH trong 24 h ± 4 h. Lấy mẫu thử và cân, thực hiện các lưu ý tương tự như B.2.1.
B.3 Kết luận
Nếu chênh lệch giữa các khối lượng mẫu thử được xác định trong B.2.1 và B.2.2 lớn hơn 2 mg/dm2, thì phải điều hòa mẫu thử trước mỗi lần cân theo quy trình thử.
Nếu sự chênh lệch giữa các khối lượng của mẫu thử được xác định trong B.2.1 và B.2.2 nhỏ hơn 2 mg/dm2, thì không cần thiết phải điều hòa mẫu thử trước mỗi lần cân trong quy trình thử.
B.4 Khối lượng ban đầu của mẫu thử
Đặt mẫu thử trong bình chứa được duy trì ở 50% RH, cân cách nhau khoảng 24 h cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa các lần cân liên tiếp của từng mẫu thử nhỏ hơn 2 mg/dm2 và ghi lại khối lượng cuối cùng của từng mẫu thử.
B.5 Khối lượng cuối cùng của mẫu thử
Thay thế mẫu thử trong bình chứa được duy trì ở 50% RH, cân cách nhau khoảng 24 h cho đến khi chênh lệch khối lượng giữa các lần cân liên tiếp của từng mẫu thử nhỏ hơn 2 mg/dm2 và ghi lại khối lượng cuối cùng của từng mẫu thử.
Phụ lục C
(quy định)
Xác định sự cần thiết đối với điều hòa mẫu thử và xác định khối lượng mẫu thử nhạy với độ ẩm bằng phương pháp sấy chân không
C.1 Nguyên tắc
Quy trình được mô tả trong C.2 được tiến hành để xác định liệu việc điều hòa mẫu thử có liên quan đến độ ẩm hay không. Các quy trình quy định trong C.3 và C.4 được tiến hành để xác định khối lượng của mẫu thử được biết là nhạy với độ ẩm.
C.2 Thiết lập yêu cầu điều hòa mẫu thử
C.2.1 Cách tiến hành
Lấy một mẫu thử, được chuẩn bị theo Điều 6 và xác định khối lượng chính xác đến miligam. Đặt mẫu thử vào tủ hút chân không (5.25) ở 60 °C ± 5 °C. Giảm áp suất trong tủ hút xuống còn 1,3 kPa hoặc thấp hơn. Để mẫu thử trong tủ trong 60 min ± 10 min. Nhả áp suất và chuyển mẫu thử từ tủ hút chân không vào bình hút ẩm (5.26) chứa silica gel tự chỉ thị hoặc canxi clorua khan. Xác định khối lượng của mẫu thử sau khi để nguội 60 min ± 10 min. Tính sự chênh lệch khối lượng của mẫu thử trước và sau khi điều hòa chân không một giờ. Loại bỏ mẫu thử.
C.2.2 Kết luận
Nếu chênh lệch giữa các khối lượng của mẫu thử lớn hơn 2 mg/dm2, thì việc điều hòa mẫu thử là cần thiết trước mỗi thao tác cân trong quy trình thử (C.3). Nếu chênh lệch giữa các khối lượng của mẫu thử nhỏ hơn 2 mg/dm2, thì không cần thiết phải điều hòa mẫu thử trước mỗi thao tác cân trong quy trình thử.
C.3 Khối lượng ban đầu của mẫu thử
C.3.1 Điều hòa mẫu thử
Cân bốn mẫu thử, được chuẩn bị theo Điều 6, sau đó chuyển sang tủ hút chân không (5.25) ở 60 °C ± 5 °C và giảm áp suất xuống khoảng 1,3 kPa bằng máy bơm chân không công suất lớn. Có thể tắt bơm chân không miễn là áp suất được duy trì. Bật bơm chân không mỗi giờ trong thời gian từ 10 min đến 15 min để loại ẩm và làm mới chân không. Để mẫu thử trong điều kiện này trong tủ hút chân không trong thời gian 24 h ± 2 h. Chuyển các mẫu thử từ tủ hút chân không vào bình hút ẩm (5.26) chứa silica gel tự chỉ thị hoặc canxi clorua khan. Xác định khối lượng của mẫu thử sau khi để nguội trong 60 min ± 10 min. Lặp lại quy trình điều hòa cho đến khi sự thay đổi khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp nhỏ hơn 2 mg/dm2. Ghi lại khối lượng cuối cùng của mỗi mẫu thử.
C.3.2 Điều hòa lại mẫu thử
Đặt mẫu thử ở độ ẩm môi trường hoặc trong dụng cụ chứa (5.10) duy trì ở 80% RH, cho đến khi mẫu thử thu lại được ít nhất 70% khối lượng bị mất trong quá trình sấy chân không, xem 9.9 của TCVN 12273-1 (EN 1186-1: 2002). Các mẫu thử sẵn sàng để tiếp xúc với dầu ôliu.
C.4 Khối lượng cuối cùng của mẫu thử
Sau thời gian tiếp xúc, các mẫu thử được đặt trong tủ hút chân không trong 24 h như trên, cho đến khi đạt được khối lượng không đổi. Ghi lại khối lượng cuối cùng của mỗi mẫu thử. Có thể chiết mẫu thử để thu hồi dầu ôliu.
Phụ lục D
(quy định)
Xác định sự thay đổi độ ẩm của mẫu thử bằng cách đo sự chuyển dịch của nước vào hoặc ra khỏi dầu ôliu bằng phép chuẩn độ Karl Fischer
D.1 Nguyên tắc
Chất mô phỏng từ phép thử thôi nhiễm được bảo quản trong các dụng cụ chứa kín được bảo vệ tránh độ ẩm không khí trước khi phân tích nước. Chuẩn độ Karl Fischer sử dụng thiết bị đo thể tích hoặc đo màu và đặc trưng cho nước. Hàm lượng nước của chất mô phỏng mới và đã sử dụng được xác định và lượng nước mất mát (hoặc tăng) từ mẫu thử được tính toán từ sự chênh lệch. Giá trị này sau đó được sử dụng để bù cho sự mất nước (hoặc tăng) trong quy trình xác định tổng hàm lượng thôi nhiễm theo khối lượng.
D.2 Thuốc thử
D.2.1 Các mẫu chất mô phỏng dầu ôliu thu được từ mỗi ống của bốn (hoặc ba) ống chứa mẫu thử ngay sau khi thử thôi nhiễm (50 mL).
D.2.2 Ba mẫu chất mô phỏng dầu ôliu trắng được thực hiện thông qua quy trình thôi nhiễm tương đương nhưng không có mẫu thử (50 mL).
D.2.3 Mẫu chất mô phỏng dầu ôliu (4.1) được sử dụng cho phép thử thôi nhiễm.
D.3 Cách tiến hành
D.3.1 Đánh giá chất mô phỏng
Lấy lặp lại (n= 5) các phần chất mô phỏng để sử dụng trong phép thử thôi nhiễm (D.2.3) và xác định hiệu suất của thiết bị Karl Fischer được sử dụng (5.27). Độ chính xác (độ lệch chuẩn) của phép xác định này phải là 10 mg/kg hoặc nhỏ hơn để đạt được độ chính xác yêu cầu tương đương 1 mg/dm2 trong kết quả cuối cùng. Nếu độ chính xác này không đạt được do mức nền của nước trong chất mô phỏng cao, làm khô chất mô phỏng theo D.3.2.
CHÚ THÍCH Nếu chưa đạt độ chính xác yêu cầu, phải thay thế thiết bị Karl Fischer.
D.3.2 Sấy khô chất mô phỏng
Lấy chất mô phỏng đủ cho phép thử thôi nhiễm và mẫu trắng và giữ trong 4 h ở 150 °C trong khi làm sạch bằng nitơ khô tại lưu lượng dòng từ 15 mL/min đến 20 mL/min. Đánh giá chất mô phỏng theo D.3.1. Bảo quản chất mô phỏng khô trong dụng cụ chứa kín.
CHÚ THÍCH Hàm lượng nước của chất mô phỏng thường là 50 mg/kg hoặc nhỏ hơn sau quy trình này.
D.3.3 Chuẩn bị mẫu cho phép thử
Khi thực hiện quy trình này, xác định khối lượng chính xác của chất mô phỏng được sử dụng bằng chênh lệch khối lượng (Mm). Cho tiếp xúc ba phần chất mô phỏng trắng (chất mô phỏng không có mẫu thử) song song với mẫu thử đã tiếp xúc để được các mẫu trắng mô phỏng.
D.3.4 Chuẩn độ Karl Fischer các mẫu mô phỏng
D.3.4.1 Hiệu chuẩn máy chuẩn độ Karl Fischer theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
D.3.4.2 Lấy ba lần các mẫu con chất mô phỏng từ mỗi phần của bốn phần của chất mô phỏng đã tiếp xúc với các mẫu thử và từ mỗi mẫu của ba mẫu trắng mô phỏng. Xác định hàm lượng nước theo D.3.4.3.
D.3.4.3 Cho một lượng nhỏ chất mô phỏng vào máy chuẩn độ.
CHÚ THÍCH Đối với các thiết bị đo màu điển hình, lượng mẫu nhỏ hơn là 1 g là đủ. Thiết bị đo thể tích yêu cầu khoảng 10 g.
Sử dụng bơm tiêm và kim tiêm đã trừ bì (5.25 và 5.26) xác định khối lượng chính xác được thêm vào (M0) với độ chính xác 10 mg bằng cách cân lại bơm tiêm rỗng. Để mẫu hòa tan (thường là 1 min đến 2 min) trước khi bắt đầu chuẩn độ.
D.3.4.4 Thiết bị Karl Fischer thường sẽ trực tiếp cho kết quả khối lượng nước được tìm thấy (Qw). Tính hàm lượng nước của chất mô phỏng, Wc, tính bằng miligam trên kilôgam là Wc = Qw/Mo.
D.3.5 Độ chụm của phép xác định nước
Kết quả Wc đối với việc lấy mẫu con ba lần phải nằm khoảng ± 10 mg/kg. Nếu tiêu chuẩn này thỏa mãn từng mẫu mô phỏng, tính giá trị trung bình của các kết quả ba lần cho từng mẫu của bốn mẫu thôi nhiễm được Ws1, Ws3, Ws3, và Ws4 và đối với chất mô phỏng trắng để được Wb1, Wb2 và Wb. Nếu sai lệch quá ± 10 mg/kg, phải kiểm tra quy trình Karl Fischer (D.3.4) và loại bỏ nguồn sai lệch.
D.3.6 Độ tái lập của các thử nghiệm trắng mô phỏng
Nếu kết quả Wb1, Wb2 và Wb đối với ba mẫu trắng mô phỏng nằm trong khoảng ± 10 mg/kg, thì tính giá trị trung bình Wb. Nếu sai lệch quá 10 mg/g, phải kiểm tra lại quy trình và loại bỏ nguồn sai lệch.
D.4 Biểu thị kết quả
Tính khối lượng nước (Mw) bị mất hoặc thu được bởi mỗi mẫu thử thôi nhiễm theo công thức sau:
Mw = (Ws – Wb) x Mm
trong đó
Mw là khối lượng nước bị mất hoặc thu được do thôi nhiễm mẫu thử, tính bằng miligam;
Ws là hàm lượng nước của chất mô phỏng thôi nhiễm, tính bằng miligam trên kilôgam;
Wb là hàm lượng nước trung bình của chất mô phỏng trắng, tính bằng miligam trên kilôgam;
Wm là khối lượng của chất mô phỏng được sử dụng cho phép thử thôi nhiễm, tính bằng kilôgam.
Phụ lục E
(tham khảo)
Đồ thị sắc ký và đồ thị hiệu chuẩn điển hình
Hình E.1 – Đồ thị sắc ký điển hình – Cột 1
Hình E.2 – Đồ thị sắc ký điển hình – Cột 2
CHÚ DẪN
A Tỉ lệ diện tích pic (C18 + C18)/C17
B Miligam dầu ôliu
Hình E.3 – Đồ thị hiệu chuẩn điển hình
Phụ lục F
(tham khảo)
Dữ liệu độ chụm
Đánh giá kết quả của một thử nghiệm liên phòng thí nghiệm với màng chất dẻo có tổng hàm lượng thôi nhiễm trung bình 6,6 mg/dm2, được xác định bằng phương pháp ngâm hoàn toàn, đã đưa ra các giá trị ‘’ và ‘R’ sau:
– Độ lặp lại, r = 2,0 mg / dm2;
– độ tái lập, R = 2,9 mg / dm2.
Dữ liệu chính xác được xác định từ một thử nghiệm được tiến hành năm 1996 gồm 11 phòng thí nghiệm và sáu lần lặp lại.
Đánh giá kết quả của thử nghiệm liên phòng thí nghiệm tiếp theo với màng chất dẻo có tổng hàm lượng thôi nhiễm trung bình 8,3 mg/dm2 và được xác định bằng phương pháp ngâm hoàn toàn, đã đưa ra các giá trị ‘r’ và ‘R‘ sau:
– Độ lặp lại, r = 1,8 mg/dm2;
– Độ tái lập, R = 3,7 mg/dm2.
Dữ liệu về độ chụm được xác định từ một thử nghiệm được thực hiện năm 1997 liên quan đến tám phòng thí nghiệm và sáu lần lặp lại.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Commission of the European Communities, Council Directive of 21 December 1988 on the approximation of the laws of the Member States relating to materials and articles intended to come into contact with foodstuff (89/109/EEC), Official Journal of the European Communities, 11 February 1989, no. L 40, p 38.
[2] Commission of the European Communities, Commission Directive of 23 February 1990 relating to plastics materials and articles intended to come into contact with foodstuffs (90/128/EEC), Official Journal of the European Communities, 13 December 1990, no. L349, p26. Corrigendum of the previous publication, Official Journal of the European Communities, 21 March 1990, no L 75. p19.
[3] Commission of the European Communities, Council Directive of 18 October 1982 laying down the basic rules necessary for testing migration of the constituents of plastics materials and articles intended to come into contact with foodstuffs (82/711/EEC), Official Journal of the European Communities, 23 October 1982, no. L 297, p 26.
[4] Commission of the European Communities, Commission Directive of 15 March 1993 amending Council Directive 82/711/EEC laying down the basic rules necessary for testing migration of the constituents of plastics materials and articles intended to come into contact with foodstuffs (93/8/EEC), Official Journal of the European Communities, 14 April 1993, no. L 90, p 22.
[5] Commission of the European Communities, Commission Directive 97/48/EC of 29 July 1997 amending Council Directive 82/711/EEC laying down the basic rules necessary for testing migration of the constituents of plastics materials and articles intended to come into contact with foodstuffs, Official Journal of the European Communities, 12 August 1997, no. L 222, p 10
[6] Commission of the European Communities, Council Directive of 19 December 1985 laying down the list of simulants to be used for testing migration of constituents of plastics materials and articles intended to come into contact with foodstuffs (85/572/EEC), Official Journal of the European Communities, 31 December 1985, no. L372, p14.
1 Nguồn được lấy từ Tóm tắt Hóa học (Chemical Abstracts ) được xuất bản bởi Hiệp hội Hóa học Mỹ (American Chemical Society)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12273-4:2018 (EN 1186-4:2002) VỀ VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM CHẤT DẺO – PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG HÀM LƯỢNG THÔI NHIỄM VÀO DẦU ÔLIU BẰNG SỬ DỤNG KHOANG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12273-4:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Khoa học - Công nghệ An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |