TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12342-1:2018 (ISO 16322-1:2005) VỀ VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ XOẮN SAU KHI GIẶT – PHẦN 1: TỶ LỆ PHẦN TRĂM SỰ THAY ĐỔI ĐỘ XOẮN CỘT VÒNG TRONG QUẦN ÁO DỆT KIM

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12342-1:2018
ISO 16322-1:2005

VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ XOẮN SAU KHI GIẶT – PHẦN 1: TỶ LỆ PHẦN TRĂM SỰ THAY ĐỔI ĐỘ XOẮN CỘT VÒNG TRONG QUẦN ÁO DỆT KIM

Textiles – Determination of spirality after laundering – Part 1: Percentage of wale spirality change in knitted garments

Lời nói đầu

TCVN 12342-1:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 16322-1:2005.

ISO 16322-1:2005 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2013 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 12342-1:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 12342 (ISO 16322), Vật liệu dệt – Xác định độ xoắn sau khi git gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 12342-1:2018 (ISO 16322-1:2005), Phần 1: Tỷ lệ phần trăm sự thay đổi độ xoắn cột vòng trong quần áo dệt kim;

– TCVN 12342-2:2018 (ISO 16322-2:2005), Phần 2: Vi dệt thoi và dệt kim;

– TCVN 12342-3:2018 (ISO 16322-3:2005), Phần 3: Quần áo dệt thoi và dệt kim.

 

VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ XON SAU KHI GIẶT – PHẦN 1: TỶ LỆ PHN TRĂM SỰ THAY ĐI ĐỘ XOẮN CỘT VÒNG TRONG QUN ÁO DỆT KIM

Textiles – Determination of spirality after laundering – Part 1: Percentage of wale spirality change in knitted garments

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo tỷ lệ phần trăm sự thay đổi độ xoắn cột vòng trong quần áo dệt kim đan ngang được sản xuất trên máy dệt kim, sau đó được giặt.

Kết quả thu được từ các quy trình khác nhau có thể không so sánh được với nhau.

Sự thay đổi về độ xoắn được tính từ các phép đo trên quần áo dệt kim trước và sau khi giặt.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1743 (IS0139), Vật liệu dệt Môi trường chuẩn đ điều hòa và thử

ISO 4921, Knitting – Basic concepts – Vocabulary (Dệt kim – Khái niệm cơ bản – Từ vựng)

ISO 6330, Textiles – Domestic washing and drying procedures for textile testing (Vật liệu dệt – Quy trình làm khô gia dụng để thử vật liệu dệt)

ISO 8388, Knitted fabrics – Types – Vocabulary (Vải dệt kim – Loại – Từ vựng)

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 4921, ISO 8388 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Độ xoắn cột vòng (wale spirality)

Sự vặn vải dệt kim làm cho các cột vòng đi theo một đường xoắn xung quanh trục của ống vải.

4  Nguyên tắc

Trước khi giặt, kéo căng đường viền hoặc đường bo gấu của phần thân quần áo đến khi mép trên cùng của đường viền hoặc đường bo gấu thẳng. Đo góc tạo bởi cột vòng và đường thẳng vuông góc với mép trên cùng của đường viền hoặc đường bo gấu. Phép đo này được lặp lại sau khi giặt và sự thay đổi về độ xoắn được tính từ giá trị chênh lệch của các kết quả.

5  Thiết bị, dụng cụ

5.1  Thước đo hoặc thước thẳng bằng kim loại được hiệu chuẩn chiều dài tối thiểu 20 cm, có vạch chia độ 1 mm.

5.2  Thước đo góc bằng chất dẻo trong suốt, được chia độ từ 0 °C đến 180 °C, đánh dấu theo sự tăng dần 1 °C.

5.3  Hai quả nặng, mỗi quả có khối lượng (1 ± 0,01) kg và diện tích bề mặt xấp xỉ 20 cm2.

5.4  Máy vắt, ví dụ: máy vắt sấy gia dụng.

5.5  Máy giặt tự động (theo quy định trong ISO 6330).

6  Điều hòa

Điều hòa quần áo trong môi trường chuẩn để thử theo TCVN 1748 (ISO 139), trong tối thiểu 4 h trước khi đo.

7  Mẫu th

Các mẫu thử bao gồm phần thân của quần áo thành phẩm.

8  Cách tiến hành

8.1  Đặt quần áo trên một bề mặt phẳng với mặt phải của vải quay lên trên.

8.2  Nếu cần thiết, đặt một quả nặng ở một phía của đường viền hoặc đường bo gấu. Kéo phía còn lại của đường viền hoặc đường bo gấu cho đến khi đường dọc theo phần trên cùng của đường viền hoặc đường bo gấu thẳng và cột vòng trên đường viền hoặc đường bo gấu vuông góc với đường thẳng đó. Đặt quả nặng còn lại lên phía còn lại của đường viền hoặc đường bo gấu để giữ thẳng.

8.3  Chỉ sử dụng phần giữa của chiều rộng quần áo, đặt thước đo hoặc thước thẳng song song với hướng của các cột vòng trên thân quần áo. Chọn một cột vòng, đặt thước thẳng hàng và thẳng góc với cột vòng đó ở chỗ giao cắt giữa thân quần áo và đường viền hoặc đường bo gấu. Giữ điểm đó cố định, di chuyển thước cho đến khi đi qua cột vòng ở vị trí cách phía trên cùng của đường viền hoặc đường bo gấu (200 ± 1) mm.

8.4  Không dịch chuyển thước thẳng, đặt thước đo góc lên trên thước thẳng với đường đáy song song với đường trên cùng của đường viền hoặc đường bo gấu. Đo góc giữa đường thẳng của thước và phía dưới cùng của thước đo góc, song song với phía trên cùng của đường viền (xem Hình 1).

8.5  Lặp lại quy trình này trên ba vị trí riêng biệt ở thân trước của quần áo và ba vị trí ở thân sau của quần áo, để có được tổng sáu lần đo.

8.6  Giặt quần áo để đo bằng cách làm ướt hoàn toàn khi sử dụng một trong các phương pháp sau:

8.6.1  Quần áo chi làm sạch khô: ngâm tĩnh trong nước lạnh trong 30 min và sau đó vắt trong 1 min.

8.6.2  Quần áo có thể giặt tay: Một chu kỳ mô phỏng giặt tay theo ISO 6330.

8.6.3  Quần áo có thể giặt máy: một chu kỳ của chu kỳ giặt 7A, hoặc các chu kỳ phù hợp khác trong ISO 6330, theo thỏa thuận giữa các bên.

8.7  Làm khô phẳng quần áo ở nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc trong một tủ sấy có nhiệt độ không vượt quá 60 °C.

8.8  Sau khi làm khô, đặt quần áo trên một bề mặt phẳng nhẵn, loại bỏ các nếp nhăn lớn, và điều hòa quần áo theo Điều 6.

8.9  Đo lại độ xoắn theo mô tả từ 8.1 đến 8.4.

9  Tính kết quả

Tính giá trị trung bình số học của sáu kết quả ban đầu và sáu kết quả sau khi giặt từng quần áo, làm tròn đến độ gần nhất.

Tính tỷ lệ phần trăm sự thay đổi độ xoắn góc cột vòng từ các phép đo ban đầu theo công thức sau:

Trong đó

S tỷ lệ phần trăm sự thay đổi độ xoắn sau khi giặt, tính bằng phần trăm so với góc xoắn ban đầu;

α góc xoắn cột vòng ban đầu, tính bằng độ (xem Hình 1);

β góc xoắn cột vòng sau khi giặt, tính bằng độ (xem Hình 2).

10  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

  1. a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
  2. b) Các chi tiết của mẫu quần áo được thử;
  3. c) Góc xoắn cột vòng trung bình của quần áo ban đầu;
  4. d) Góc xoắn cột vòng trung bình của quần áo sau khi giặt;
  5. e) Tỷ lệ phần trăm sự thay đổi góc xoắn cột vòng giữa quần áo ban đầu và quần áo sau khi giặt;
  6. f) Phương pháp giặt.

CHÚ DẪN

1 đo trước khi giặt, α = 90° theo công thức trong Điều 9

Hình 1 – Phần thân quần áo trước khi giặt

CHÚ DẪN

1 đo sau khi giặt, β = 76° theo công thức trong Điều 9

Hình 2 – Phần thân quần áo sau khi giặt

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12342-1:2018 (ISO 16322-1:2005) VỀ VẬT LIỆU DỆT – XÁC ĐỊNH ĐỘ XOẮN SAU KHI GIẶT – PHẦN 1: TỶ LỆ PHẦN TRĂM SỰ THAY ĐỔI ĐỘ XOẮN CỘT VÒNG TRONG QUẦN ÁO DỆT KIM
Số, ký hiệu văn bản TCVN12342-1:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản