TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12423:2018 (ISO 11424:2017) VỀ ỐNG MỀM VÀ HỆ ỐNG CAO SU DÙNG CHO HỆ THỐNG KHÔNG KHÍ VÀ CHÂN KHÔNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
TCVN 12423:2018
ISO 11424:2017
ỐNG MỀM VÀ HỆ ỐNG CAO SU DÙNG CHO HỆ THỐNG KHÔNG KHÍ VÀ CHÂN KHÔNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Rubber hoses and tubing for air and vacuum systems for internal-combustion engines – Specification
Lời nói đầu
TCVN 12423:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 11424:2017.
TCVN 12423:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su và sản phẩm cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ỐNG MỀM VÀ HỆ ỐNG CAO SU DÙNG CHO HỆ THỐNG KHÔNG KHÍ VÀ CHÂN KHÔNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Rubber hoses and tubing for air and vacuum systems for internal- combustion engines – Specification
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với ống mềm và hệ ống cao su để sử dụng trong các hệ thống không khí và chân không khác nhau dùng trong động cơ đốt trong. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các ống được dùng để kích hoạt phanh điện trực tiếp ở các xe tải và xe moóc, cũng như các ống để lấy và dẫn không khí trong khoang hành khách. Các ống chịu nhiệt độ cao nhất thường được dùng cho các ứng dụng tuốc bin tăng áp. Tất cả các ống và ống dẫn vẫn có thể sử dụng khi nhiệt độ xuống tới -40°C.
CHÚ THÍCH: Mặc dù thuật ngữ chân không thường được sử dụng, trong thực tế ứng dụng thì áp suất không khí thấp được dùng cho mục đích kích hoạt hoặc giám sát các bộ phận khác nhau của hệ động cơ. Không khí được vận chuyển bởi ống dẫn hoặc ống có thể là sạch và không có nhiễm tạp nhưng do lắp đặt và ứng dụng đặc thù nên không khí cũng có thể có các tạp chất như dầu, nhiên liệu và hơi của chúng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2229 (ISO 188), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Phép thử già hóa tăng tốc và độ bền nhiệt
TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định sự tác động của chất lỏng
TCVN 4509:2013 (ISO 37:2011), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định các tính chất ứng suất – giãn dài khi kéo
TCVN 5320-1:2016 (ISO 815-1:2014), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định biến dạng dư sau khi nén – Phần 1: Phép thử ở nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ nâng cao
TCVN 6323 (ISO 1629), Cao su và các loại latex – Ký hiệu và tên gọi
TCVN 9810 (ISO 48), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng (độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD)
ISO 1402, Rubber and plastics hoses and hose assemblies – Hydrostatic testing (Ống mềm và cụm ống cao su và chất dẻo – Thử nghiệm thủy tĩnh)
ISO 3302-1, Rubber – Tolerances for products – Part 1: Dimensional tolerances (Cao su – Dung sai đối với các sản phẩm – Phần 1: Dung sai kích thước
ISO 4671, Rubber and plastics hoses and hose assemblies – Methods of measurement of the dimensions of hoses and the lengths of hose assemblies (Ống mềm và cụm ống cao su và chất dẻo – Phương pháp đo các kích thước của ống và chiều dài của cụm ống)
ISO 7233:2016, Rubber and plastics hoses and hose assemblies – Determination of resistance to vacuum (Ống mềm và cụm ống cao su và chất dẻo – Xác định khả năng chịu chân không)
ISO 7326, Rubber and plastics hoses – Assessment of ozone resistance under static conditions (Ống mềm cao su và chất dẻo – Đánh giá độ bền ô zôn dưới các điều kiện tĩnh)
ISO 8033, Rubber and plastics hoses – Determination of adhesion between components (Ống mềm cao su và chất dẻo – Xác định độ kết dính giữa các thành phần)
ISO 8330, Rubber and plastics hoses and hose assemblies – Vocabulary (Ống mềm và cụm ống cao su và chất dẻo – Từ vựng)
ISO 10619-1:2011, Rubber and plastics hoses and tubing – Measurement of flexibility and stiffness – Part 1: Bending tests at ambient temperature (Ống mềm và hệ ống cao su và chất dẻo – Đo độ mềm dẻo và độ cứng vững – Phần 1: Thử nghiệm uốn tại nhiệt độ môi trường)
ISO 10619-2:2011, Rubber and plastics hoses and tubing – Measurement of flexibility and stiffness – Part 2: Bending tests at sub-ambient temperatures (Ống mềm và hệ ống cao su và chất dẻo – Đo độ mềm dẻo và độ cứng vững – Phần 2: Thử nghiệm uốn tại nhiệt độ dưới nhiệt độ môi trường)
ISO 19013-1:2005, Rubber hoses and tubing for fuel circuits for internal combustion engines – Specification – Part 1: Diesel fuels (Ống mềm và hệ ống cao su dùng cho hệ thống nhiên liệu của động cơ đốt trong – Yêu cầu kỹ thuật – Phần 1: Nhiên liệu diesel)
3 Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 8330 và các thuật ngữ viết tắt trong TCVN 6323 (ISO 1629).
4 Phân loại
4.1 Các loại
Loại A – ống được gia cường bên trong với áp suất làm việc lên đến 0,3 MPa (3 bar).
Loại B – ống dẫn đồng nhất với với áp suất làm việc lên đến 0,12 MPa (1,2 bar).
4.2 Các nhóm
Nhóm 1 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 70 °C; nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 100 °C. Không nên dùng cho các ứng dụng có yêu cầu khả năng chịu dầu, nhiên liệu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 1: Thông thường, có thể sử dụng cao su styren-butadien (SBR).
Nhóm 2 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 100 °C; nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 125 °C. Chịu được dầu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 2: Thông thường, có thể sử dụng cao su chloropren (CR).
Nhóm 3 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 100 °C, nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 125 °C. Chịu được dầu, các nhiên liệu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 3: Thông thường, có thể sử dụng cao su acrylonitril-butadien (NBR).
Nhóm 4 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 125 °C, nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 150 °C. Không nên dùng cho các ứng dụng yêu cầu có khả năng chịu dầu, các nhiên liệu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 4: Thông thường, có thể sử dụng cao su ethylen-propylen (EPM hoặc EPDM).
Nhóm 5 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 125 °C, nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 150 °C. Chịu được dầu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 5: Thông thường, có thể sử dụng polyethylen clo hóa hoặc clo sulfonat hóa (CM hoặc CSM).
Nhóm 6 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 125 °C, nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 150 °C. Chịu được dầu, các nhiên liệu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 6: Thông thường, có thể sử dụng các cao su epichlorohydrin hoặc nitril hydro hóa (CO, ECO hoặc HNBR).
Nhóm 7 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 150 °C, nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 175 °C. Không nên dùng cho các ứng dụng yêu cầu có khả năng chịu dầu, các nhiên liệu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 7: Thông thường, có thể sử dụng cao su silicon (VMQ).
Nhóm 8 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 150 °C, nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 175 °C. Chịu được dầu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 8: Thông thường, có thể sử dụng cao su acrylic (ACM hoặc AEM).
Nhóm 9 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 150 °C, nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 175 °C. Chịu được dầu, các nhiên liệu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 9: Thông thường, có thể sử dụng floroelastome hoặc các cao su florosilicon (FKM hoặc FVMQ).
Nhóm 10 – Nhiệt độ làm việc trong thời gian dài lên đến 175 °C, nhiệt độ làm việc tối đa lên đến 200 °C. Chịu được dầu và hơi của chúng.
CHÚ THÍCH 10: Thông thường, có thể sử dụng floroelastome hoặc các cao su florosilicon (FKM hoặc FVMQ].
Như vậy, các ống được ký hiệu với mã mô tả hai ký tự như loại A4 hoặc loại B6, v.v…
Trong trường hợp khi lớp bao ngoài và lớp lót ống dẫn của loại A được làm từ các nhóm vật liệu khác nhau, mã mô tả ba ký tự phải được sử dụng như sau: loại A9/5 trong đó ký tự thứ hai mô tả vật liệu lót và ký tự thứ ba mô tả vật liệu vỏ.
Tương tự, khi ống loại B có cấu trúc phức hợp, mã mô tả ba ký tự cũng được sử dụng như: loại B3/2.
5 Các lỗ ống và ống dẫn
Lỗ của tất cả các ống và ống dẫn phải sạch và không bị nhiễm bẩn khi được kiểm tra bằng mắt.
6 Kích thước và dung sai
6.1 Ống
Khi được xác định bằng các phương pháp mô tả trong ISO 4671, kích thước và dung sai phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 1.
6.2 Ống dẫn
Khi được xác định bằng các phương pháp mô tả trong ISO 4671, các đường kính lỗ và các độ dày thành phải như được nêu trong Bảng 2. Các dung sai phải được chọn từ các loại phù hợp được nêu trong ISO 3302-1.
Bảng 1 – Kích thước và dung sai của ống
Đường kính lỗ danh nghĩa |
Đường kính trong (ID) |
Dung sai của ID |
Độ dày thành |
Đường kính ngoài (OD) |
Dung sai của OD |
3,5 |
3,5 |
± 0,3 |
3,0 |
9,5 |
± 0,4 |
4 |
4,0 |
3,0 |
10,0 |
||
5 |
5,0 |
3,0 |
11,0 |
||
6 |
6,0 |
3,0 |
12,0 |
||
7 |
7,0 |
3,0 |
13,0 |
||
7,5 |
7,5 |
3,0 |
13,5 |
||
8 |
8,0 |
3,0 |
14,0 |
||
9 |
9,0 |
3,0 |
15,0 |
||
11 |
11,0 |
3,5 |
18,0 |
||
12 |
12,0 |
3,5 |
19,0 |
Bảng 2 – Các đường kính lỗ danh nghĩa và độ dày thành danh nghĩa của ống dẫn
Đường kính lỗ danh nghĩa |
Độ dày thành danh nghĩa |
2 |
2 |
2,5 |
3 |
4 |
3,5 |
5 |
4 |
7 đến 13 |
4,5 |
7 Yêu cầu đối với các tính chất vật lý
7.1 Các hỗn hợp cao su
7.1.1 Lựa chọn các mẫu thử
Các thử nghiệm phải được thực hiện trên các mẫu thử được cắt từ các sản phẩm hoàn thiện khi có thể. Khi không thể thực hiện điều này, các mẫu thử phải được cắt từ các tấm thử tiêu chuẩn với trạng thái lưu hóa tương đương với trạng thái lưu hóa của sản phẩm hoàn thiện. Việc xác định các tính chất nén luôn phải được thực hiện trên các tấm thử tiêu chuẩn đối với cả lớp bao ngoài và lớp lót của ống và trên hỗn hợp được dùng để chế tạo ống dẫn.
7.1.2 Độ cứng
Độ cứng, xác định theo quy trình trong TCVN 9810 (ISO 48), phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 3.
7.1.3 Độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt
Độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt, xác định theo TCVN 4509:2013 (ISO 37:2011) bằng cách sử dụng các mẫu thử hình quả tạ loại 2, phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 3.
7.1.4 Sự thay đổi về các tính chất sau khi già hóa nhiệt
Sự thay đổi về độ cứng, độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt, sau khi già hóa nhiệt theo TCVN 2229 (ISO 188) trong lò sấy có thông gió dưới các điều kiện được nêu trong các mục a) và b) dưới đây, bằng cách sử dụng các mẫu thử như được mô tả trong 7.1.2 và 7.1.3 phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 3.
– Nhóm 1:
a) () h tại 100 °C
b) 1 000 h ± 5 h tại 70 °C
– Các nhóm 2 và 3:
a) () h tại 125 °C
b) 1 000 h ± 5 h tại 100 °C
– Các nhóm 4, 5 và 6:
a) () h tại 150 °C
b) 1 000 h ± 5 h tại 125 °C
– Các nhóm 7, 8 và 9:
a) () h tại 175 °C
b) 1 000 h ± 5 h tại 150 °C
– Nhóm 10:
a) () h tại 200 °C
b) 1 000 h ± 5 h tại 175 °C
7.1.5 Các thử nghiệm nén
Các thử nghiệm nén, khi xác định theo TCVN 5320-1:2016 (ISO 815-1:2014), bằng cách sử dụng mẫu thử Loại A và các điều kiện sau đây, phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 3.
– Nhóm 1: () h tại 70 °C
– Các nhóm 2 và 3: () h tại 100 °C
– Các nhóm 4, 5 và 6: () h tại 125 °C
– Các nhóm 7, 8 và 9: () h tại 150 °C
– Nhóm 10: () h tại 175 °C
7.1.6 Khả năng chịu các nhiên liệu chứa oxygenat
Yêu cầu này chỉ áp dụng đối với lớp lót của ống loại A và ống dẫn loại B cho các nhóm 3, 6 và 9.
Mọi thay đổi về các tính chất sau khi thời kỳ ngâm () h trong hỗn hợp 85 phần thể tích chất lỏng C (xem TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015)) và 15 phần thể tích methanol tại 23 °C ± 2 °C khi được xác định theo TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015), phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 3.
7.1.7 Khả năng chịu dầu Số 3
Yêu cầu này chỉ áp dụng đối với lớp bao ngoài và lớp lót của ống loại A và ống dẫn loại B cho các nhóm 2, 3, 5, 6, 8, 9 và 10.
Mọi thay đổi về các tính chất sau khi thời kỳ ngâm () h trong dầu Số 3 tại một trong các nhiệt độ sau đây, khi được xác định theo TCVN 2752 (ISO 1817), phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 3.
– Các nhóm 2 và 3: 100 °C ± 2 °C
– Các nhóm 5 và 6: 125 °C ± 2 °C
– Các nhóm 8, 9 và 10: 150 °C ± 2 °C
7.2 Ống và ống dẫn
7.2.1 Áp suất chống thấm
Khi được thử nghiệm theo ISO 1402 tại áp suất chống thấm được nêu trong Bảng 3 phải không biểu hiện có sự rò rỉ hoặc dấu hiệu yếu kém nào.
7.2.2 Áp suất phá vỡ tối thiểu
Khi được thử nghiệm theo ISO 1402, các áp suất phá vỡ tối thiểu phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 3.
7.2.3 Độ bám dính
Yêu cầu này áp dụng đối với tất cả các nhóm của ống loại A.
Độ bám dính giữa lớp bao ngoài và lớp lót ống, khi được xác định theo ISO 8033, phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 3.
7.2.4 Độ bền ô zôn
Khi được xác định theo ISO 7326, dưới các điều kiện sau đây, độ bền ô zôn phải phù hợp với yêu cầu được nêu trong Bảng 3.
– Nồng độ ôzôn: 50 mPa ± 5 mPa
– Thời gian: () h
– Độ giãn dài: 20 %
– Nhiệt độ: 40 °C ± 2 °C
7.2.5 Độ mềm dẻo tại nhiệt độ thấp sau khi già hóa nhiệt
Độ mềm dẻo tại nhiệt độ thấp sau khi già hóa nhiệt phải phù hợp với yêu cầu nêu trong Bảng 3.
Thử nghiệm phải được thực hiện theo ISO 10619-2:2011, Phương pháp B, sau 24 h tại -40 °C ± 2 °C, với bán kính uốn bằng 12 lần đường kính lỗ danh nghĩa đối với ống và 25 lần đường kính lỗ danh nghĩa đối với ống dẫn, trên ống và ống dẫn đã già hóa nhiệt dưới bộ các điều kiện b) được quy định cho nhóm của ống trong 7.1.4.
7.2.6 Lượng các sản phẩm có thể chiết
Lượng các sản phẩm có thể chiết, xác định theo ISO 19013-1:2005, Phụ lục A, bằng cách sử dụng hỗn hợp 85 phần thể tích chất lỏng C [xem TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015)] và 15 phần thể tích methanol, phải phù hợp với các giá trị được nêu trong Bảng 3.
7.2.7 Độ bền xé
Yêu cầu này áp dụng đối với ống dẫn loại B.
Độ bền xé được xác định theo ISO 19013-1:2005, Phụ lục B, phải phù hợp với giá trị được nêu trong Bảng 3.
7.2.8 Khả năng chịu lực hút (chỉ đối với loại A)
Khả năng chịu lực hút phải phù hợp với các yêu cầu nêu trong Bảng 3.
Thử nghiệm phải được thực hiện chỉ trên ống và ống dẫn thẳng, theo ISO 7233:2016, Phương pháp A, dưới các điều kiện sau đây:
Áp suất thử nghiệm:
– 80 kPa ± 1 kPa dưới áp suất khí quyển đối với ID ≤ 10 mm
– 35 kPa ± 1 kPa dưới áp suất khí quyển đối với ID > 10 mm
Thời gian: 15 s đến 60 s
Đường kính bi: 0,8 x đường kính lỗ danh nghĩa của ống hoặc ống dẫn.
7.2.9 Khả năng chịu xoắn
Yêu cầu này áp dụng đối với ống dẫn và ống thẳng với đường kính lỗ bằng hoặc nhỏ hơn 16 mm. Khi được thử nghiệm theo Phương pháp A1 của ISO 10619-1:2011, bằng cách sử dụng trục gá 14 mm đối với ống và ống dẫn có đường kính lỗ ≤ 11 mm; 220 mm đối với ống và ống dẫn có đường kính lỗ > 11 mm.
Hệ số biến dạng (T/D) phải phù hợp với các giá trị nêu trong Bảng 3.
8 Tần suất thử nghiệm
Thử nghiệm điển hình và thử nghiệm thường xuyên phải theo quy định trong Phụ lục A.
Các thử nghiệm điển hình là các thử nghiệm được yêu cầu để khẳng định rằng thiết kế của ống hoặc cụm ống cụ thể, được sản xuất bởi phương pháp cụ thể từ các vật liệu cụ thể, phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Các thử nghiệm phải được lặp lại ở các khoảng thời gian tối đa là 5 năm hoặc bất cứ khi nào có sự thay đổi về phương pháp sản xuất hoặc về các vật liệu được sử dụng. Các thử nghiệm phải được thực hiện trên tất cả các kích cỡ và trên tất cả các nhóm và các loại, ngoại trừ các sản phẩm có cùng kích thước và cấu trúc.
Thử nghiệm thường xuyên là các thử nghiệm được yêu cầu để thực hiện trên mỗi độ dài của ống hoàn thiện trước khi chuyển đi.
Các thử nghiệm sản xuất là không bắt buộc và các tần suất khuyến nghị được nêu trong Phụ lục B chỉ với mục đích hướng dẫn.
9 Ghi nhãn
Trừ khi ống quá bé để ghi nhãn, ống dẫn và ống phải được ghi nhãn liên tục một cách rõ ràng và bền lâu, tại các khoảng cách không quá 50 mm, với các thông tin sau đây:
a) tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất, ví dụ: XXXX;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là: TCVN 12423:2018 (ISO 11424:2017);
c) loại và nhóm của ống hoặc ống dẫn, ví dụ: A9/5;
d) đường kính lỗ danh nghĩa của ống hoặc ống dẫn, ví dụ: 7,5;
e) quý và năm sản xuất, ví dụ: Q1-17.
VÍ DỤ: XXXX/TCVN 12423:2018 (ISO 11424:2017)/A9/5/7,5/Q1-2017
10 Khuyến nghị về bao gói và bảo quản
Những khuyến nghị đối với bảo quản được nêu chi tiết trong ISO 8331.
Bảng 3 – Các yêu cầu đối với tất cả các nhóm
Điều |
Tính chất |
Đơn vị |
Yêu cầu |
||
Ống loại A |
Ống dẫn loại B |
||||
Lớp lót |
Lớp bao ngoài |
||||
7.1.2 |
Độ cứng |
IRHD |
70 ± 10 |
70 ± 10 |
70 ± 10 |
7.1.3 |
Độ bền kéo, min. |
MPa |
10 |
10 |
10 |
|
Nhóm 1 |
|
|
|
|
|
Nhóm 2 |
MPa |
10 |
10 |
10 |
|
Nhóm 3 |
MPa |
10 |
10 |
10 |
|
Nhóm 4 |
MPa |
10 |
10 |
10 |
|
Nhóm 5 |
MPa |
10 |
10 |
10 |
|
Nhóm 6 |
MPa |
10 |
10 |
10 |
|
Nhóm 7 |
MPa |
6 |
6 |
6 |
|
Nhóm 8 |
MPa |
8 |
8 |
8 |
|
Nhóm 9 |
MPa |
6 |
6 |
6 |
|
Nhóm 10 |
MPa |
6 |
6 |
6 |
7.1.3 |
Độ giãn dài khi đứt, max. |
|
|
|
|
|
Nhóm 1 |
% |
250 |
250 |
250 |
|
Nhóm 2 |
% |
250 |
250 |
250 |
|
Nhóm 3 |
% |
250 |
250 |
250 |
|
Nhóm 4 |
% |
200 |
200 |
200 |
|
Nhóm 5 |
% |
250 |
250 |
250 |
|
Nhóm 6 |
% |
250 |
250 |
250 |
|
Nhóm 7 |
% |
150 |
150 |
150 |
|
Nhóm 8 |
% |
150 |
150 |
150 |
|
Nhóm 9 |
% |
150 |
150 |
150 |
|
Nhóm 10 |
% |
150 |
150 |
150 |
7.1.4 |
Già hóa tăng tốc |
IRHD |
|
|
|
Thay đổi về độ cứng, max. |
±15 |
±15 |
±15 |
||
Giá trị tối đa 90 IRHD |
|||||
|
Thay đổi về độ bền kéo, max. |
% |
-30 |
-30 |
-30 |
Giá trị tối thiểu 5 MPa |
|||||
|
Thay đổi về độ giãn dài khi đứt, max. |
% |
-50 |
-50 |
-50 |
Giá trị tối thiểu 100 % |
|||||
7.1.5 |
Các thử nghiệm nén |
% |
50 |
50 |
50 |
7.1.6 |
Khả năng chịu các nhiên liệu oxygenat, các nhóm 3, 6 và 9 |
|
|
|
|
|
Thay đổi về độ cứng, max. |
IRHD |
-25 |
– |
-25 |
Giá trị tối thiểu 40 IRHD |
|||||
|
Thay đổi về độ bền kéo, max. |
% |
-50 |
– |
-50 |
Giá trị tối thiểu 5 MPa |
|||||
|
Thay đổi về độ giãn dài khi đứt, max. |
% |
-50 |
– |
-50 |
Giá trị tối thiểu 100% |
|||||
|
Thay đổi theo thể tích, max. |
% |
+70 |
– |
+70 |
7.1.7 |
Khả năng chịu dầu Số 3
Các nhóm 2, 3, 5, 6, 8, 9 và 10 |
|
|
|
|
Thay đổi về độ cứng, max. |
IRHD |
-25 |
-25 |
-258 |
|
Giá trị tối thiểu 40 IRHD |
|||||
Thay đổi về độ bền kéo, max. |
% |
-50 |
-50 |
-50 |
|
Giá trị tối thiểu 5 MPa |
|||||
Thay đổi về độ giãn dài khi đứt, max. |
% |
-50 |
-50 |
-50 |
|
Giá trị tối thiểu 100 % |
|||||
Thay đổi về thể tích, max. |
% |
+60 |
+60 |
+60 |
|
7.2.1 |
Áp suất chống thấm |
MPa (bar) |
0,6 (6) |
0,6 (6) |
0,25 (2,5) |
7.2.2 |
Áp suất phá vỡ tối thiểu |
MPa (bar) |
1,5 (15) |
1,5 (15) |
0,5 (5) |
7.2.3 |
Độ bám dính, min. |
kN/m |
1,5 |
1,5 |
– |
7.2.4 |
Độ bền ô zôn |
|
Không có dấu hiệu rạn nứt dưới độ phóng đại 2 lần |
||
7.2.5 |
Độ mềm dẻo tại nhiệt độ thấp sau khi già hóa nhiệt |
|
Không có dấu hiệu rạn nứt dưới độ phóng đại 2 lần |
||
7.2.6 |
Các sản phẩm có thể chiết, max. |
g/m2 |
10 |
10 |
10 |
7.2.7 |
Độ bền xé, min. |
kN/m |
– |
– |
8 |
7.2.8 |
Khả năng chịu lực hút |
|
Bi tự do đi qua |
– |
|
7.2.9 |
Khả năng chịu xoắn
Hệ số biến dạng (T/D), max. |
|
0,7 |
0,7 |
0,7 |
Phụ lục A
(quy định)
Thử nghiệm điển hình và thử nghiệm thường xuyên
Bảng A.1 nêu tần suất của thử nghiệm điển hình và thử nghiệm thường xuyên.
Bảng A.1 – Tần suất của thử nghiệm điển hình và thử nghiệm thường xuyên
Tính chất |
Thử nghiệm điển hình |
Thử nghiệm thường xuyên |
Các hỗn hợp cao su | ||
Độ cứng |
x |
N/A |
Độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt |
x |
N/A |
Sự thay đổi về các tính chất sau khi già hóa nhiệt |
x |
N/A |
Các thử nghiệm nén |
x |
N/A |
Khả năng chịu các nhiên liệu oxygenat |
x |
N/A |
Khả năng chịu dầu Số 3 |
x |
N/A |
Ống và ống dẫn | ||
Kiểm tra bằng mắt |
x |
x |
Đường kính trong |
x |
x |
Độ dày thành |
x |
x |
Đường kính ngoài |
x |
x |
Áp suất chống thấm |
x |
x |
Áp suất phá vỡ tối thiểu |
x |
N/A |
Độ bám dính |
x |
N/A |
Độ bền ô zôn |
x |
N/A |
Độ mềm dẻo tại nhiệt độ thấp sau khi già hóa nhiệt |
x |
N/A |
Lượng các sản phẩm có thể chiết |
x |
N/A |
Độ bền xé |
x |
N/A |
Khả năng chịu lực hút |
x |
N/A |
Khả năng chịu xoắn |
x |
N/A |
x Thử nghiệm phải được thực hiện.
N/A (Non Applicable) Thử nghiệm không áp dụng. |
Phụ lục B
(tham khảo)
Các thử nghiệm sản xuất được khuyến nghị
Bảng B.1 nêu các thử nghiệm sản xuất được khuyến nghị thực hiện cho mỗi mẻ và cho 10 mẻ. Một mẻ được quy định là 1 000 m ống (hoặc ống dẫn) hoặc 2 000 kg hỗn hợp cao su.
Bảng B.1 – Các thử nghiệm sản xuất được khuyến nghị
Tính chất |
Các thử nghiệm sản xuất |
|
Cho mỗi mẻ |
Cho 10 mẻ |
|
Các hỗn hợp cao su |
|
|
Độ cứng |
x |
N/A |
Độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt |
x |
N/A |
Sự thay đổi về các tính chất sau khi già hóa nhiệt |
x |
N/A |
Các thử nghiệm nén |
N/A |
x |
Khả năng chịu các nhiên liệu oxygenat |
N/A |
x |
Khả năng chịu dầu Số 3 |
N/A |
x |
Ống và ống dẫn |
|
|
Kiểm tra bằng mắt |
N/A |
N/A |
Đường kính trong |
N/A |
N/A |
Độ dày thành |
N/A |
N/A |
Đường kính ngoài |
N/A |
N/A |
Áp suất chống thấm |
x |
N/A |
Áp suất phá vỡ tối thiểu |
x |
N/A |
Độ bám dính |
x |
N/A |
Độ bền ô zôn |
N/A |
x |
Độ mềm dẻo tại nhiệt độ thấp sau khi già hóa nhiệt |
N/A |
x |
Lượng các sản phẩm có thể chiết |
N/A |
x |
Độ bền xé |
x |
N/A |
Khả năng chịu lực hút |
x |
N/A |
Khả năng chịu xoắn |
x |
N/A |
x Thử nghiệm phải được thực hiện.
N/A Thử nghiệm không áp dụng. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 12422 (ISO 8331), Rubber and plastics hoses and hose assemblies – Guidelines for selection, storage, use and maintenance (Ống và cụm ống cao su và chất dẻo – Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản, sử dụng và bảo trì)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa và thuật ngữ viết tắt
4 Phân loại
4.1 Các loại
4.2 Các nhóm
5 Các lỗ ống và ống dẫn
6 Kích thước và dung sai
6.1 Ống
6.2 Ống dẫn
7 Yêu cầu đối với các tính chất vật lý
7.1 Các hỗn hợp cao su
7.2 Ống và ống dẫn
8 Tần suất thử nghiệm
9 Ghi nhãn
10 Khuyến nghị về bao gói và bảo quản
Phụ lục A (quy định) Thử nghiệm điển hình và thử nghiệm thường xuyên
Phụ lục B (tham khảo) Khuyến nghị các thử nghiệm sản xuất
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12423:2018 (ISO 11424:2017) VỀ ỐNG MỀM VÀ HỆ ỐNG CAO SU DÙNG CHO HỆ THỐNG KHÔNG KHÍ VÀ CHÂN KHÔNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12423:2018 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 01/01/2018 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |