TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12453:2018 VỀ THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG N-NITROSOPYRROLIDIN – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ KẾT HỢP PHÂN TÍCH NĂNG LƯỢNG NHIỆT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12453:2018

THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG N-NITROSOPYRROLIDIN – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ KẾT HỢP PHÂN TÍCH NĂNG LƯỢNG NHIỆT

Meat and meat products – Determination of N-nitrosopyrrolidlne content Gas chromatographic-thermal energy analyzer method (GC-TEA)

Lời nói đầu

TCVN 12453:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo AOAC 984.18 N-nitrosopyrrolidine in fried bacon. Dry column-thermal energy analyzer method;

TCVN 12453:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG N-NITROSOPYRROLIDIN – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ KẾT HỢP PHÂN TÍCH NĂNG LƯỢNG NHIỆT

Meat and meat products – Determination of N-nitrosopyrrolidlne content Gas chromatographic-thermal energy analyzer method (GC-TEA)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng N-nitrosopyrrolidin trong sản phẩm thịt muối đã qua chiên, rán bằng sắc ký khí sử dụng thiết bị phân tích năng lượng nhiệt.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

3  Nguyên tắc

Mẫu thử đã nghiền được trộn với natri sulfat và Celite, thêm N-nitrosoazetidine (NAZET) làm chất nội chuẩn. Sau đó, chuyển sang cột Celite axit và rửa, N-nitrosopyrrolidin (NPYR) được rửa giải với diclometan và được xác định bằng sắc ký khí (GC) kết hợp phân tích năng lượng nhiệt.

4  Thuốc thử và vật liệu thử

Sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước đạt loại 3 theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), trừ khi có quy định khác.

4.1  Celite 545, không rửa bằng axit.

Chạy thuốc thử trắng trước khi bắt đầu phép thử, đặc biệt nếu sử dụng lọ Celite mới. Nếu có sắc ký nhiễu, rửa Celite hai lần với diclometan, sau đó sấy khô 4 h trong tủ sấy chân không ở 120 °C trước khi sử dụng.

4.2  Diclometan (metylen clorua), được chưng cất bằng dụng cụ thủy tinh.

4.3  Isooctan, được chưng cất bằng dụng cụ thủy tinh.

4.4  N-pentan, được chưng cất bằng dụng cụ thủy tinh.

4.5  Natri sulfat khan, dạng hạt.

4.6  Axit phosphoric, dung dịch 6 M và 2 M

Axit phosphoric được chiết một lần với cùng thể tích diclometan (4.2) để loại bỏ tạp chất.

4.7  Dung dịch nội chuẩn N-Nitrosoazetidine (NAZET)

4.7.1  Dung dịch nội chuẩn gốc, 1,0 μg/ml isooctan

4.7.2  Dung dịch nội chuẩn làm việc, 10 μg/ml.

Pha loãng dung dịch nội chuẩn gốc (4.7.1) trong diclometan (4.2) trước khi phân tích.

4.8  Dung dịch chuẩn N-nitrosopyrolidin (NPYR)

4.8.1  Dung dịch chuẩn gốc, 1,0 pg/ml isooctan

Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc đơn của mỗi NAZET và NPYR trong isooctan (4.3).

4.8.2  Dung dịch chuẩn làm việc, 0,10 pg/ml

Pha loãng dung dịch chuẩn gốc (4.8.1) đến nồng độ 0,10 pg/ml trong diclometan (4.2) trước khi phân tích.

4.9  Khí nitơ.

4.10  Etanol.

4.11  Viên chống trào.

5  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

5.1  Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg.

5.2  Cối và chày, bằng thủy tinh, dung tích cối khoảng 473 ml.

5.3  Cột sắc ký thủy tinh, dài 350 mm, đường kính trong 32 mm, có đầu phun nhỏ giọt chiều dài 60 mm, đường kính trong 6 mm.

5.4  Cột nhồi, bằng thép không gỉ, dài 2,7 m, đường kính 3,2 mm, được nhồi 15 % Carbowax 20M- TPA trên rây từ 60 mesh đến 80 mesh.

5.5  Bộ bay hơi, bao gồm:

5.5.1  Đĩa bay hơi, ví dụ: Kuderna-Danish (KD), dung tích 250 ml.

5.5.2  Ống cô đặc, dung tích 4 ml, có chia vạch.

5.5.3  Cột chưng cất Snyder và microSnyder.

5.6  Que thủy tinh, dài 450 mm với đường kính 12 mm.

5.7  Thiết bị phân tích năng lượng nhiệt sắc ký khí (GC-TEA).

5.8  Máy nghiền thực phẩm.

5.9  Cốc có mỏ, dung tích 100 ml và 250 ml.

5.10  Pipet và micropipet, có thể phân phối các thể tích thích hợp.

5.11  Nồi hơi.

5.12  Nồi cách thủy, có thể ổn định ở nhiệt độ 70 °C.

6  Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc không bị thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Các bên tự thỏa thuận về phương pháp lấy mẫu, nếu cần.

7  Cách tiến hành

7.1  Chuẩn bị cột

Cân 10 g Celite (4.1) vào cốc có mỏ 250 ml (5.9). Thêm 10 ml dung dịch axit phosphoric 2 M (4.6), khoáng 3 ml mỗi lần và khuấy Celite bằng que thủy tinh nhỏ cho đến khi hỗn hợp có cấu trúc mịn và đồng đều. Sử dụng phễu bột, đổ hỗn hợp axit phosphoric-Celite vào cột sắc ký có nút bông thủy tinh ở phía dưới. Dùng que thủy tinh (5.6) ấn Celite và nhồi từ dưới lên đến chiều cao khoảng 25 mm.

7.2  Chuẩn bị mẫu thử

Dùng máy nghiền (5.8) để nghiền mẫu thử hai lần.

7.3  Chiết mẫu

Cân 10,0 g ± 0,1 g mẫu thử đã chuẩn bị (xem 7.2), chính xác đến 1 mg, chuyển định lượng vào cối (5.2). Thêm 1,0 ml dung dịch nội chuẩn làm việc (4.7.2) vào phần mẫu thử, sử dụng pipet (5.10). Sau đó thêm 25 g natri sulfat (4.5) và trộn bằng chày khoảng 30 s. Thêm 20 g Celite (4.1) vào cối và nghiền 15 s đến 20 s cho đến khi Celite được trộn kỹ với natri sulfat và với mẫu. Sau đó nghiền thêm 2 min với áp lực vừa phải.

Chuyển định lượng hỗn hợp khô chảy tự do vào cột sắc ký đã chuẩn bị (xem 7.1) và nhồi bằng que thủy tinh để có tổng chiều cao khoảng 100 mm. Thêm 30 g natri sulfat (4.5) vào đỉnh cột. Tráng cối và chày bằng 10 ml hỗn hợp pentan (4.4) và diclometan (4.2) với tỷ lệ 95 : 5 (phần thể tích) và cho nước rửa vào cột, ngay sau đó thêm 90 ml hỗn hợp dung môi nêu trên. Thu dịch rửa giải vào cốc chia vạch 100 ml (5.9). Khi mức dung môi trong cột chảy xuống vừa chạm vào phần trên của lớp natri sulfat, thêm 125 ml diclometan (4.2) cùng thời điểm đó. Thải b 85 ml dịch rửa giải đầu tiên và đổi bình hứng. Thu lấy dịch rửa giải còn lại trong đĩa bay hơi 250 ml (5.5.1) được trang bị ống cô đặc 4 ml (5.5.2).

CHÚ THÍCH: Một số nền mẫu bị đục, điều này là bình thường.

Khi cột ngừng nhỏ giọt, tháo dĩa bay hơi, cho 2 viên chống trào (4.11) vào bình, gắn cột chưng cất Snyder 3 bầu (5.5.3) và cô đặc đến 4 ml trên nồi hơi (5.11). Thêm viên chống trào và tiếp tục cô đặc với cột microSnyder (5.5.3) trong nồi cách thủy 70 °C (5.12) đến khi còn 1,0 ml.

Nhiệt độ phòng phải giữ thấp hơn 24 °C trong quá trình chiết mẫu.

7.4  Phân tích GC-TEA

Các điều kiện vận hành sau đây của thiết bị GC-TEA (5.7) được cho là thích hợp:

– Cột nhồi: theo 5.4;

– Khí mang heli: tốc độ 35 ml/min;

– Nhiệt độ cột: từ 180 °C đẳng nhiệt;

– Nhiệt độ buồng bơm: 200 °C;

– Nhiệt độ lò TEA: 450 °C;

– Áp suất chân không TEA: 200 Pa (1,5 mmHg);

– Bẫy lạnh nitơ lỏng-etanol.

7.5  Phép xác định

Bơm vào thiết bị GC-TEA (5.7) 9,0 μl dung dịch chuẩn làm việc NPYR (4.8.2) ở nồng độ thấp nhất cho tín hiệu đáp ứng TEA ở ít nhất 1/2 toàn thang đo và đo chiều cao pic. Lặp lại quá trình bơm để đảm bảo độ tái lập tốt của thời gian lưu và độ đáp ứng.

Bơm vào thiết bị 9,0 μl dung dịch rửa giải đã cô đặc (xem 7.3) và đo chiều cao pic. Đối với mỗi lần bơm, tính tỷ lệ chiều cao pic NPYR so với chiều cao pic NAZET (R).

8  Tính kết quả

Tính hàm lượng NPYR trong mẫu thử, X biểu thị bằng microgam trên kilogam (pg/kg), theo Công thức sau:

 

trong đó:

R và R’ là tỷ lệ chiều cao pic NPYR so với chiều cao pic NAZET tương ứng với dung dịch rửa giải và dung dịch chuẩn (xem 7.5);

C là nồng độ NPYR trong dung dịch chuẩn làm việc GC, tính bằng microgam trên mililit (μg/ml);

w là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng gam (g).

9  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

a) mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

c) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tuỳ chọn, cùng với mọi tình huống bất thường khác có thể ảnh hưởng đến kết quả;

e) kết qu thử nghiệm thu được.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12453:2018 VỀ THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG N-NITROSOPYRROLIDIN – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ KẾT HỢP PHÂN TÍCH NĂNG LƯỢNG NHIỆT
Số, ký hiệu văn bản TCVN12453:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
An toàn thực phẩm
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản