TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12624-2:2019 VỀ ĐỒ GỖ – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12624-2:2019

ĐỒ GỖ – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Furniture – Part 2: Conversion methods

Lời nói đầu

TCVN 12624-2:2019: Do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12624, Đồ gỗ, gồm các tiêu chuẩn sau:

Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa;

Phần 2: Phương pháp quy đổi;

Phần 3: Bao gói, ghi nhãn và bảo quản.

 

ĐỒ GỖ – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

Furniture – Part 2: Conversion methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp quy đổi khối lượng gỗ tinh chế từ các sản phẩm đồ gỗ được vận chuyển trong một container.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các sản phẩm đồ gỗ khác.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

– TCVN 12624-1:2019, Phần 1: Thuật ngữ và định nghĩa.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được đưa ra trong TCVN 12624-1:2019, và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Loại gỗ (wood species/tree species)

Tên gọi chủng loại gỗ.

CHÚ THÍCH: Tên gọi chủng loại gỗ bao gồm tên thương mại và tên khoa học của loại gỗ.

3.2

Gỗ xẻ (Wood lumber)

Sản phẩm được xẻ ra từ gỗ tròn, có hình dạng kích thước nhất định và có ít nhất 4 mặt được gia công.

3.3

Gỗ tự nhiên (natural wood/solid wood)

Gỗ được khai thác từ rừng.

3.4

Ván gỗ nhân tạo (wood-based panel)

Gỗ được cấu trúc lại từ các thành phần của gỗ tự nhiên và keo dán.

CHÚ THÍCH: Các thành phần của gỗ tự nhiên bao gồm: dăm gỗ, sợi gỗ, gỗ bóc, thanh gỗ.

3.5

Gỗ tinh chế (complete wood element)

Gỗ đã qua các quá trình gia công cắt gọt theo yêu cầu, thể tích của gỗ là nhỏ nhất và không thay đổi.

3.6

Khối lượng riêng của gỗ (wood density)

Khối lượng riêng của gỗ là tỷ số giữa khối lượng gỗ trên 1 đơn vị thể tích gỗ.

3.7

Chi tiết (element/uni/part/component)

Đơn vị cơ bản nhất cấu thành sản phẩm mà không thể tách nhỏ hơn.

3.8

Cụm chi tiết, mô đun (parts/components)

Nhóm có công năng nhất định gồm từ 2 chi tiết trở lên được liên kết với nhau.

3.9

Đồ gỗ dạng tấm (panel-type furniture)

Đồ gỗ sử dụng gỗ dạng tấm làm kết cấu chính, các tấm liên kết với nhau tạo thành sản phẩm.

3.10

Đồ gỗ dạng khung (frame-type furniture)

Đồ gỗ sử dụng kết cấu khung làm kết cấu chính, hệ thống khung liên kết với nhau tạo thành sản phẩm

3.11

Tên Việt Nam (Vietnamese name)

Tên tiếng Việt của các loài cây gỗ.

3.12

Tên Khoa học (scientific name)

Tên tiếng La tinh của loài cây gỗ được quốc tế công nhận.

3.13

Tên thương mại (trade name)

Tên gỗ dùng trong giao dịch buôn bán.

4  Phương pháp quy đổi khối lượng gỗ tinh chế trong container

Hướng dẫn quy đổi đơn vị đo lường từ hệ US (Anh) sang hệ SI xem thêm tại phụ lục F.

4.1  Xác định lượng gỗ tinh chế theo số lượng chi tiết gỗ cấu thành sản phẩm

Lượng gỗ tinh chế theo số lượng chi tiết gỗ cấu thành sản phẩm được đưa ra theo công thức (1) và ví dụ tính toán xem tại phụ lục A.

Trong đó:

Vgỗ tinh Thể tích gỗ tinh chế có trong container, tính bằng mét khối (m3);

vi Thể tích gỗ tinh chế của sản phẩm thứ i, tính bằng mét khối (m3);

k Số lượng sản phẩm thứ i có trong container.

Thể tích gỗ tinh chế của sản phẩm thứ i được đưa ra theo công thức (2)

Trong đó:

lj – Chiều dài lớn nhất đo được của chi tiết j, tính bằng mét (m);

wj – Chiều rộng lớn nhất đo được của chi tiết j, tính bằng mét (m);

tj – Chiều dày lớn nhất đo được của chi tiết j, tính bằng mét (m);

mj – Số lượng chi tiết j trong sản phẩm thứ i.

CHÚ THÍCH: Đối với các chi tiết thẳng thì thể tích gỗ tinh chế bằng thể tích bao của sản phẩm, đối với chi tiết cong thì thể tích gỗ tinh chế nhỏ hơn thể tích bao của sản phẩm.

4.2  Xác định lượng gỗ tinh chế theo tổng khối lượng sản phẩm

Lượng gỗ tinh chế theo tổng khối lượng sản phẩm được đưa ra theo công thức (3) và ví dụ tính toán xem tại phụ lục B.

Trong đó:

Vgỗ tinh Thể tích gỗ tinh chế trong container, tính bằng mét khối (m3);

Msp Tổng khối lượng hàng hóa trong container, tính bằng kilogram (kg);

km Hệ số tỷ lệ khối lượng gỗ trong sản phẩm (km=0.99);

kdg Hệ số tỷ lệ gỗ tinh chế;

ү Khối lượng riêng của loại gỗ, tính bằng kilogram/mét khối (kg/m3) (xem tại phụ lục E).

Tổng khối lượng hàng hóa trong container được xác định theo công thức (4)

Msp = mcontainer – mvỏ (4)

Trong đó

mcontainer Khối lượng container bao gồm cả hàng hóa, tính bằng kilogram (kg)

mvỏ Khối lượng vỏ container, tính bằng kilogram (kg) (xem tại phụ lục D)

Hệ số tỷ lệ gỗ tinh chế được xác định theo công thức (5)

msp Khối lượng tinh của sản phẩm có trong thùng, tính bằng kilogram (kg);

mtsp Khối lượng thùng sản phẩm, tính bằng kilogram (kg).

4.3  Xác định lượng gỗ tinh chế theo thể tích bao bì sản phẩm

Lượng gỗ tinh chế tính theo thể tích bao bì sản phẩm được đưa ra trong công thức (6) và ví dụ tính toán xem tại phụ lục C

Trong đó:

Vthực tế Thể tích hàng hóa thực tế trong container, tính bằng mét khối (m3);

Vi Thể tích thùng carton đóng gói sản phẩm thứ i, tính bằng mét khối (m3);

kv Hệ số tỷ lệ thể tích gỗ tinh chế so với thể tích thùng sản phẩm (kv= 0.95):

k Hệ số ảnh hưởng của việc xếp hàng hóa trong container, (k = 0.9).

Thể tích thùng carton đóng gói sản phẩm thứ i được xác định theo công thức (7)

Trong đó:

li Chiều dài thùng carton đóng gói sản phẩm thứ i, tính bằng mét (m);

wi Chiều rộng thùng carton đóng gói sản phẩm thứ i, tính bằng mét (m);

ti Chiều dày thùng carton đóng gói sản phẩm thứ i, tính bằng mét (m);

mi Số lượng thùng carton sản phẩm thứ i có trong container.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Hướng dẫn tính lượng gỗ tinh chế theo số lượng chi tiết cấu thành sản phẩm.

Ví dụ: Xác định lượng gỗ tinh có trong 01 container 40HC chứa 880 sản phẩm ghế xếp có tay vịn làm từ gỗ Keo lá tràm có bảng kê chi tiết gỗ như sau.

STT Tên chi tiết Kích thước (mm) Số lượng TỔNG
thể tích (m3)
Ghi chú
Mộng L W H
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (3+4) x (5) x (6) x (7) /10^9 9
1 Chân dài   1070 52 22 2 0,00245  
2 Thanh tựa đầu 32 408 20 50 1 0,00044  
3 Nan tựa 32 408 13 22 12 0,00151  
4 Thanh dọc mê ngồi   445 47 22 2 0,00092  
5 Thanh ngang mê ngồi 32 361 20 34 1 0,00027  
6 Nan mê ngồi 32 361 13 22 13 0,00146  
7 Chân ngắn   665 52 22 2 0,00152  
8 Bo chân   80 35 22 2 0,00012  
9 Giằng chân trước 32 408 40 15 1 0,00026  
10 Giằng chân sau 32 456 40 15 2 0,00059  
11 Tay vịn   440 28 45 2 0,00111  
12 Trụ đỡ tay vịn   240 40 22 2 0,00042  
          Tổng 42 0,01107  

Khối lượng gỗ tinh chế trong container được xác định theo công thức:

+ Tổng thể tích sản phẩm vi theo bảng tính là 0,01107 (m3)

+ Tổng số sản phẩm trong container là 880 ta có:

Vgỗ tinh = 0,01107 x 880 = 9,74374 (m3)

CHÚ THÍCH: Đối với chi tiết có liên kết mộng thì chiều dài lớn nhất của chi tiết sẽ bằng tổng chiều dài chi tiết (L) cộng thêm chiều dài phần mộng ở 1 hoặc 2 đầu.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Hướng dẫn tính lượng gỗ tinh chế theo tổng khối lượng sản phẩm

Ví dụ: Xác định lượng gỗ tinh có trong 01 container 40DC chứa sản phẩm ghế băng làm từ gỗ Keo lá tràm có tổng trọng lượng 12,984 kg. Trong đó thông tin đóng gói sản phẩm như sau: khối lượng tịnh (Net weight) của sản phẩm là 14kg, khối lượng thùng (gross weight) sản phẩm là 15,5 kg.

Xác định lượng gỗ tinh chế trong container theo công thức

+ Xác định hệ số tỷ lệ gỗ tinh chế theo công thức

+ km = 0,99; kdg = 0,903

+ Khối lượng thể tích của gỗ Keo lá tràm γ = 620 (kg/m3)

+ Khối lượng vỏ container 40DC là 3800 (kg)

+ Khối lượng hàng hóa trong sản phẩm Msp = mcontainer – mvỏ = 11984 – 3800 = 8184 (kg)

Lượng gỗ tinh chế trong container là:

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Hướng dẫn tính lượng gỗ tinh chế theo theo thể tích bao bì sản phẩm

Ví dụ: Xác định lượng gỗ tinh có trong container xuất khẩu từ công ty X sang Châu Âu có chứa 3 loại sản phẩm A, B, C với thông tin xếp container như sau:

+ Sản phẩm A, số lượng 660 thùng , kích thước bao bì (dài x rộng x cao) = 1230 x 315 x 85 (mm)

+ Sản phẩm B, số lượng 660 thùng , kích thước bao bì (dài x rộng x cao) = 615 x 325 x 85 (mm)

+ Sản phẩm C, số lượng 300 thùng, kích thước bao bì (dài x rộng x cao) = 610 x 338 x 400 (mm)

Xác định thể tích gỗ tinh chế có trong container như sau:

+ Xác định thể tích bao bì của từng sản phẩm theo công thức

Vi = li x wi x ti x mi

– Sản phẩm A: VA = 0,123 x 0,315 x 0,085 x 660 = 21,735 (m3)

– Sản phẩm B: VB = 0,615 x 0,325 x 0,085 x 660 = 11,213 (m3)

– Sản phẩm C: VC = 0,61 x 0,338 x 0,4 x 900 = 24,741 (m3)

+ Thể tích gỗ tinh chế trong container được xác định theo công thức

– Tổng thể tích sản phẩm V = VA + VB + VC = 57,6905 (m3)

– Hệ số tỷ lệ thể tích gỗ tinh chế so với thể tích thùng sản phẩm (kv = 0.95)

Thể tích gỗ tinh chế thực tế trong container Vthực tế = 57.6905 x 0,95 = 54,806 (m3)

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Kích thước và trọng lượng container 20’ và 40’ theo TCVN 7553:2005 (ISO 668:1995)

Ký hiệu công te nơ vận chuyển Chiều dài, L Chiều rộng, W Chiều cao, H Khối lượng danh nghĩa. R
  Dung sai   Dung sai   Dung sai   Dung sai   Dung sai   Dung sai    
mm ft in in mm ft in mm ft in in kg Ib
1AAA                   2 8961) 0

-5

9 61) 0

-3/16

   
1AA

(40HC)

12

192

0

-10

40   0

-3/8

2

438

0

-5

8 0

-3/16

2 5911) 0

-5

8 61) 0

-3/16

30

4801)

67

2001)

1A                   2 438 0

-5

8   0

-3/16

   
1AX                   < 2=“”>   <>        
1BBB                   2 8961) 0

-5

9 61) 0

-3/16

   
1BB

(40DC)

9 125 0

-10

29 11

1/4

0

-3/16

2

438

0

-5

8 0

-3/16

2 5911) 0

-5

8 61) 0

-3/16

25

4001)

56

0001)

1B                   2 438 0

-5

8   0

-3/16

   
1BX                   < 2=“”> 0

-5

<>        
1CC                   2 5911)   8 61) 0

-3/16

   
1 C

(20DC)

6 058 0

-6

19 10

1/2

0

-1/4

2

438

0

-5

8 0

-3/16

2 438 0

-5

8   0

-3/16

24

0001)

52

9001)

1 CX                   < 2=“”> 0

-5

<>        
1) Ở một số nước. Các giới hạn pháp lý cho chiều cao toàn bộ của xe và tải trọng (Ví dụ cho đường sắt, đường bộ).

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Khối lượng riêng một số loại gỗ thường dùng Việt Nam

TT Tên Việt Nam Tên Khoa học Khối lượng thể tích (kg/m3)
1 Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis Dehnh. 780
2 Bạch đàn uro Eucalyptus urophylla S.T. Blake 650
3 Bách xanh Calocedrus macrolepis Kurz 620
4 Bàng Terminalia catappa L.

Terminalia latifolia Blanco

710
5 Bằng lăng Lagerstroemia calyculata Kurz

Lagerstroemia angustifolia Pierre ex Gaganep.

680
6 Bằng lăng nước Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.

Lagerstroemia flosreginae, L. reginae

680
7 Bồ đề Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwich Anthostyrax tonkinensis Pierre 400
8 Cà chắc Shorea obtusa Wall. 1080
9 Cẩm lai Dalbergia oliveri Gamble ex Prain 1070
10 Căm xe Xylia xylocarpa Taub.

Xylia dolabriformis Benth.

600
11 Cáng lò Betula alnoides Buch.-Ham. ex D. Don

Betula acuminata Wall.

Betulaster acuminata (Wall.) Spach

Betula acuminata var. arqula Regel

640
12 Cao su Hevea brasilensis (Willd.ex Juss.) Muell.-Arg. 550
13 Chai Shorea thorelii Pierre 740
14 Chò chỉ Parashorea chinensis H. Wang

Parashorea chinensis var. kwangsiensis L. Chi

Shorea chinensis (H. Wang) H. Zhu

Shorea wangtianshuea subsp. vietnamensis Y.K. Yang & J.K. Wu

Shorea wangtianshuea var. chuanbanshuea Y.K. Yang & J.K. Wu

Shorea wangtianshuea Y.K. Yang & J.K. Wu

820
15 Chò đen Parashorea stellata Kurz

Parashorea poilanei Tardieu

830
16 Gáo trắng Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser

Anthocephalus indicus A. Rich

Anthocephalus cadamba (Roxb.) Miq.

360
17 Giáng hương Pterocarpus macrocarpus Kurz

Pterocarpus cambodianus, P. pedatus

740
18 Giổi Michelia gioi (A. Chev.) Sima & H. Yu 620
19 Gõ cà te Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib

Pahudia cochinchinensis, P. xylocarpa

830
20 Gụ Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. Larsen & S.S. Larsen

Sindora tonkinensis A. Chev.

850
21 Gù hương Cinnamomum balansae Lecomte 650
22 Gụ lau Sindora glabra Merr. ex de Wit 620
23 Gụ mật Sindora siamensis Teysm. ex Miq. 950
24 Hông Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl. 380
25 Keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth. 590
26 Keo lai Acacia auriculiformis x A. mangium 570
27 Keo tai tượng Acacia mangium Willd. 580
28 Lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss.

Chickrassia nimmonii J. Graham ex Wight

Chickrassia tabularis var. velutina (M. Roem.) King

Chickrassia tabularis Wight & Arn.

Chickrassia velutina M. Roem.

Chukrasia tabularis var. velutina (M. Roem.) Pellegr.

Chukrasia velutina Wight & Arn.

Dysoxylum esquirolii H. Lév.

660
29 Lim xanh Erythrophleum fordii Oliv. 930
30 Long não Cinnamomum camphora (L.) J. Presl

Camphora officinarum Nees

Camphora officinarum var. glaucescens A. Braun

Cinnamomum camphora var. glaucescens (A. Braun) Meisn.

690
31 Mít Artocarpus heterophyllus Lam. 630
32 Muồng đen Senna siamea (Lam.) H.S. Irwin & Barneby

Cassia arborea Macfad.

Cassia arborea Macfad.

Cassia gigantea Bertero ex DC.

Cassia reticulata Willd.

Cassia siamea Lam.

Cassia siamea var. puberula Kurz

810
33 Nghiến Excentrodendron hsienmu (Chun & F.C. How) H.T. Chang & R.H. Miao

Excentrodendron rhombifolium H.T. Chang & R.H. Miao Pentace tonkinensis A. Chev.

1090
34 Phay Duabanga grandiflora (Roxb. ex DC.) Walp.

Duabanga sonneratioides Buch.-Ham.

480
35 Pơ mu Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H.H. Thomas

Cupressus hodginsii Dunn

Fokienia kawaii Hayata

Fokienia maclurei Merr.

590
36 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii Hayata 490
37 Sao đen Hopea odorata Roxb.

Hopea odorata var. Eglandulosa Pierre, H. odorata var. Flavescens Pierre

500
38 Sến hải nam Madhuca hainanensis Chun & F.C. How 800
39 Sến mật Madhuca pasquieri (Dubard) H.J. Lam

Bassia pasquieri (Dubard) Lecomte

Dasillipe pasquieri Dubard

Madhuca subquincuncialis H.J. Lam & Kerpel

Madhuca tsangii H.L. Li.

1070
40 Sến núi dinh Madhuca elliptica (Pierre ex Dubard) H.J. Lam 600
41 Sơn huyết Melanorrhoea laccifera Pierre

Melanorrhoea pilosa Lecomte

300
42 Sữa Alstonia scholaris (L.) R. Br.

Echites scholaris L.

430
43 Sung Ficus racemosa L. 350
44 Táu nước Vatica subglabra Merr. 840
45 Táu trắng Vatica odorata Symington

Vatica dyeri King, V. astrotricea Hance, V. faginea Dyer

990
46 Tếch Tectona grandis L. f.

Tectona grandis fo. canescens Moldenke

Tectona theka Lour.

Theka grandis (L. f.) Lam.

680
47 Thông ba lá Pinus kesiya Royie ex Gordon

Pinus insularis var. khasyana (Griff.) Silba

Pinus insularis var. langbianensis (A. Chev.) Silba

Pinus langbianensis A. Chev.

500
48 Thông đỏ Taxus baccata L. 660
49 Thông đuôi ngựa Pinus massoniana Lamb.

Pinus sinensis lamb

500
50 Thông nhựa Pinus merkusii Jungh. & Vriese 400
51 Trắc Dalbergia cochinchinensis Pierre ex Laness. 1050
52 Trai lý Garcinia fagraeoides A. Chev. 1010
53 Tràm Melaleuca leucadendra L. 730
54 Trám den Canarium tramdenum Dai & Yakovl.

Canarium nigrum (Lour.) Raeusch

Canarium pimela Leenh., non Koenig

760
55 Trám đỏ Canarium subulatum Guillaum.

Canarium thorelianum Guillaum

490
56 Xà cừ Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss.

Swietenia senegalensis Desr.

500
57 Xoan Melia azedarach L. 560
58 Xoan đào Prunus arborea (Blume) Kalkman

Pygeum arboreum Endl.

500
59 Xoay Dialium cochinchinense Pierre 1030

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Chuyển đổi đơn vị US (Anh) sang hệ SI

Stt Đổi từ đơn vị US sang đơn vị SI nhân với Đơn vị US Đơn vị SI Đổi từ đơn vị SI sang đơn vị US nhân với
1 25,40000 in (inches) mm 0,03970
2 0,30480 Ft (Feet) m 3,28100
3 654,20000 in2 mm2 1,55 x 10-3
4 16,39,103 in3 mm3 61,02 x 10-6
5 416,20,103 in4 mm4 2,403 x 10-6
6 0,09290 Ft2 m2 10,76000
7 0,02832 Ft3 m3 35,31000
8 0,45360 Lb (khối lượng) Kg 2,20500
9 4,44800 Lb (lực) N 0,22480
10 4,44800 Kip (lực) kN 0,22480
11 0,566 x (°F – 32) °F °C (1,8 x °C) + 32

Ghi chú: 1 kip = 1000 Ib; psi = lb/in2; ksi = kip/in2; psf = lb/ft2; ksf = kip/ft2; pcf = lb/ft3

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] GB/T 28202 – 2008 – Furniture industry terminology – (Thuật ngữ công nghiệp gỗ);

[2] GOST 20400-80: Πpοдуκция мeбeлЬного пpоизводства-терминьι и oпределение (Sản phẩm gỗ – Thuật ngữ và định nghĩa)

[3] TCN 66:2004, Gỗ Việt Nam – Tên gọi và đặc tính cơ bản

[4] Vũ Huy Đại và cộng sự (2017 Báo cáo khảo sát các doanh nghiệp chế biến gỗ phục vụ cho biên soạn tiêu chuẩn Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, Phần 2, Phương pháp quy đổi

[5] TCVN 12619-2:2019 Gỗ – Phân loại – Phần 2: Theo tính chất vật lý và cơ học

 

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Phương pháp quy đổi khối lượng gỗ tinh chế trong container

4.1  Xác định lượng gỗ tinh chế theo số lượng chi tiết gỗ cấu thành sản phẩm

4.2  Xác định lượng gỗ tinh chế theo tổng khối lượng sản phẩm

4.3  Xác định lượng gỗ tinh chế theo thể tích bao bì sản phẩm

Phụ lục A (tham khảo) Hướng dẫn tính lượng gỗ tinh chế theo số lượng chi tiết cấu thành sản phẩm

Phụ lục B (tham khảo) Hướng dẫn tính lượng gỗ tinh chế theo tổng khối lượng sản phẩm

Phụ lục C (tham khảo) Hướng dẫn tính lượng gỗ tinh chế theo thể tích bao bì sản phẩm

Phụ lục D (tham khảo) Kích thước và trọng lượng container 20’ và 40’

Phụ lục E (tham khảo) Khối lượng riêng của một số loại gỗ thường dùng ở Việt Nam

Phụ lục F (tham khảo) Chuyển đổi đơn vị US (Anh) sang hệ SI

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12624-2:2019 VỀ ĐỒ GỖ – PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI
Số, ký hiệu văn bản TCVN12624-2:2019 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 01/01/2019
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản