TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12630-1:2019 VỀ BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA – QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG – PHẦN 1: BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA CẤP I

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12630-1:2019

BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA – QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG
PHẦN 1: BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA CẤP I

Site Map – Rules for the structure and Content
Part 1: Site Map Class I

Lời nói đầu

TCVN 12630 – 1: 2019 do Viện Điều tra, Quy hoạch rừng biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12630 Bản đồ lập địa – Quy định trình bày và thể hiện nội dung gồm các phần sau đây:

– TCVN 12630-1:2019 Bản đồ lập địa – Quy định trình bày và thể hiện nội dung – Phần 1: Bản đồ lập địa cấp I

– TCVN 12630-2:2019 Bản đồ lập địa – Quy định trình bày và thể hiện nội dung – Phần 1: Bản đồ lập địa cấp II

– TCVN 12630-3:2019 Bản đồ lập địa – Quy định trình bày và thể hiện nội dung – Phần 1: Bản đồ lập địa cấp III

 

BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA – QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG – PHẦN 1: BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA CẤP I

Site Map – Rules for the structure and Content Part 1: Site Map Class I

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cách trình bày và thể hiện nội dung của bản đồ lập địa cấp I cho một khoảnh hoặc một tiểu khu nhằm phục vụ cho công tác thiết kế trồng rừng trên đất đồi núi.

2  Tài liệu viện dẫn

TCVN 11565: 2016, bản đồ hiện trạng rừng – quy định về trình bày và thể hiện nội dung.

3  Thuật ngữ, định nghĩa

3.1

Lập địa (Site)

Nơi sống của cây rừng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng.

3.2

Lập địa cấp I (Site class I)

Đơn vị lập địa riêng lẻ có những tính chất cơ bản tương tự nhau có ý nghĩa đối với sinh trưởng của cây rừng, hội tụ đủ 6 yếu tố gồm: kiểu đất phụ, độ dày tầng đất, dạng địa thế, mực nước ngầm, khí hậu địa hình và trạng thái thực vật rừng, trong đó trạng thái thực vật được phân 16 cấp chi tiết hơn lập địa cấp II.

3.3

Bản đồ lập địa cấp I (Site map class I)

Bản đồ được thể hiện lớp nền, ranh giới lô lập địa, ký hiệu các yếu tố lập địa, màu sắc và kiểu trải nền một số yếu tố lập địa chủ yếu trên bản đồ lập địa tỷ lệ 1:5 000 và 1:10 000,

3.4

Tiểu khu (Compartment)

Đơn vị cơ bản trong hệ thống quản lý rừng, có ranh giới cố định được bao trọn một số khoảnh và thuận lợi cho việc quản lý khu rừng.

CHÚ THÍCH: Một tiểu khu có diện tích trung bình 1 000 ha, số hiệu tiểu khu được đánh theo từng tỉnh.

3.5

Khoảnh (Sub Compartment)

Đơn vị quản lý rừng được phân chia từ tiểu khu rừng, có ranh giới ổn định, dễ xác định vị trí ranh giới trên thực địa, thuận lợi trong quản lý và chỉ đạo sản xuất.

CHÚ THÍCH: Một khoảnh có diện tích trung bình 100 ha, số hiệu khoảnh được đánh số theo từng tiểu khu.

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Yêu cầu lớp nền

4.1.1  Bản đồ sử dụng làm bản đồ nền là bản đồ địa hình quốc gia, hệ tọa độ VN 2000, múi chiếu 3°, kinh tuyến trục của bản đồ nền tham khảo trong Phụ lục I.

CHÚ THÍCH: VN 2000 là hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia hiện hành.

4.1.2  Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào phạm vi khu vực lập bản đồ là một khoảnh hoặc một tiểu khu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Tỷ lệ bản đồ nền

Khu vực lập bản đồ a Tỷ lệ bản đồ
Một khoảnh 1: 5 000
Một tiểu khu 1: 10 000
a CHÚ THÍCH: Trường hợp khu vực lập bản đồ có hình dạng đặc thù, diện tích quá lớn hoặc quá nhỏ thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trong Bảng 1.

4.1.3  Khoảng cách lưới kilômét trên bản đồ nền theo quy định tại TCVN 11565: 2016, 5.3.8, hạng mục liệt kê thứ nhất, thứ hai.

4.2  Yêu cầu nội dung chuyên đề

4.2.1.  Diện tích lô nhỏ nhất trong điều tra vẽ ranh giới lô lập địa cấp I.

4.2.1.1.  Đối với bản đồ lập địa tỷ lệ 1: 5 000, lô lập địa nhỏ nhất có diện tích 0,25 ha.

4.2.1.2.  Đối với bản đồ lập địa tỷ lệ 1:10 000, lô lập địa nhỏ nhất có diện tích 1,0 ha.

4.2.2  Thể hiện kiểu đất phụ trên bản đồ lập địa được quy định tại Phụ lục A, dùng các ký hiệu để thể hiện.

4.2.3  Thể hiện độ dày tầng đất trên bản đồ lập địa được quy định trong Bảng 2, dùng các ký hiệu để thể hiện.

Bảng 2 – Thể hiện độ dày tầng đất trên bản đồ lập địa

Cấp độ dày Độ dày tầng đất
1 Tầng A+Ba nhỏ hơn 30 cm
2 Tầng A+B từ 30 đến 80 cm
3 Tầng A+B trên 80 cm
a CHÚ THÍCH: A + B là độ dày tầng đất A và tầng đất B

4.2.4  Thể hiện dạng địa thế trên bản đồ lập địa được quy định trong Bảng 3, dùng ký hiệu và đường ranh giới kết hợp với tô màu nền để thể hiện.

Bảng 3 – Thể hiện cấp dạng địa thế trên bản đồ lập địa

Cấp dạng địa thế Mô tả Cấp dạng địa thế Mô tả
1 Dạng địa thế bằng 4 Dạng địa thế sườn dốc
2 Dạng địa thế phẳng 5 Dạng địa thế dốc
3 Dạng địa thế sườn thoải 6 Dạng địa thế rất dốc

4.2.5  Thể hiện mực nước ngầm trên bản đồ lập địa theo mức nước trung bình tại phẫu diện đất trong mùa mưa và mùa khô được quy định trong Bảng 4, dùng các ký hiệu để thể hiện.

Bảng 4 – Thể hiện mực nước ngầm theo mùa trên bản đồ lập địa

Cấp Đặc trưng Mực nước ngầm trung bình
Mùa mưa Mùa khô
1 Cao Gần mặt đất, hoặc có phần bị ngập Hạ thấp dưới 1m so với mặt đất
2 Trung bình Dưới mặt đất 0,3 m Hạ thấp từ 1- 2 m so với mặt đất
3 Thấp Dưới mặt đất 0,8 m Hạ thấp dưới 2 m so với mặt đất

4.2.6  Thể hiện khí hậu địa hình trên bản đồ lập địa được quy định trong Bảng 5, dùng ký hiệu và đường ranh giới kết hợp với kẻ trải nền để thể hiện.

Bảng 5 – Thể hiện cấp khí hậu địa hình trên bản đồ lập địa

Cấp Đặc trưng Khí hậu địa hình Dạng địa hình
1 Ẩm Được bảo vệ Hẻm khe, sườn dưới
2 Mát Bình thường Bằng, phẳng
3 Khô Không được bảo vệ Sườn giữa, đỉnh dông

4.2.7  Thể hiện trạng thái thực vật trên bản đồ lập địa theo hai nhóm lập địa không rừng và lập địa có rừng: Lập địa không rừng thể hiện 7 cấp, lập địa có rừng thể hiện 9 cấp, được quy định tại Phụ lục B, dùng các ký hiệu để thể hiện.

4.3  Yêu cầu dữ liệu

4.3.1  Thông tin dữ liệu các đối tượng dạng chữ gồm: tên đơn vị hành chính, tên địa danh, tên sông, tên suối, tên núi. Mức độ hiển thị trên bản đồ lập địa cấp I từng tỷ lệ bản đồ theo quy định tại phụ lục C.

4.3.2  Thông tin dữ liệu các đối tượng dạng điểm gồm: điểm độ cao; trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp, trạm y tế, trường học, bưu điện; điểm dân cư độc lập; các công trình dân sinh; các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Mức độ hiển thị trên bản đồ lập địa cấp I từng tỷ lệ bản đồ theo quy định tại phụ lục C.

4.3.3  Thông tin dữ liệu các đối tượng dạng đường gồm: đường biên giới quốc gia, đường địa giới hành chính các cấp, ranh giới tiểu khu, ranh giới khoảnh, đường giao thông, thủy văn một nét, đường bình độ. Mức độ hiển thị trên bản đồ lập địa cấp I từng tỷ lệ bản đồ theo quy định tại phụ lục C.

4.3.4 Thông tin dữ liệu các đối tượng dạng vùng gồm: ranh giới lô lập địa cấp I; thủy văn hai nét; ranh giới khu dân cư, khu công nghiệp. Mức độ hiển thị trên bản đồ lập địa cấp I từng tỷ lệ bản đồ theo quy định tại phụ lục C.

5  Quy định mã, ký hiệu, màu sắc, trường thông tin trên bản đồ lập địa

5.1  Quy định mã, ký hiệu

5.1.1  Mã, ký hiệu các chỉ tiêu của yếu tố lập địa trên bản đồ, thể hiện bằng hệ thống mã, ký hiệu quy định tại Phụ lục D.

5.1.2  Ký hiệu lập địa cấp I biểu thị trên bản đồ dạng ghi chú, nét đều, kiểu chữ đứng không chân, cỡ chữ 6 hoặc 7.

5.1.3  Ký hiệu các yếu tố lập địa trên bản đồ được ghi thứ tự: Kiểu đất phụ, độ dày tầng đất, dạng địa thế, mực nước ngầm, khí hậu địa hình, thực bì.

VÍ DỤ: Fa3IIN1K1a1, tên gọi: đất feralit phát triển trên đá mácma axít, tầng đất dày, độ dốc cấp II, mực nước ngầm cao, khí hậu địa hình mát, trạng thái thực vật là đất trống trọc không có cây gỗ tái sinh.

5.1.4  Mỗi chỉ tiêu của yếu tố lập địa chỉ biểu thị ở một dạng ký hiệu hoặc màu sắc, kẻ trải nền.

5.1.5  Các ký hiệu cho đối tượng dạng điểm trên bản đồ lập địa tỷ lệ 1: 5 000, 1:10 000 theo quy định tại phụ lục A, TCVN 11565: 2016.

5.1.6  Các ký hiệu cho đối tượng dạng đường trên bản đồ lập địa tỷ lệ 1: 5 000, 1:10 000 theo quy định tại phụ lục B, TCVN 11565: 2016.

5.2  Quy định màu sắc, kiểu trải nền

Màu sắc, kiểu trải nền trên bản đồ lập địa được quy định bằng hệ thống màu, mã màu tại Phụ lục E;

5.3  Quy định các trường thông tin

Tên trường, kiểu trường, độ rộng của trường và nội dung thông tin các trường quy định tại Phụ lục F.

6  Nội dung trình bày, đặt tên và khung bản đồ lập địa

6.1  Nội dung trình bày bản đồ

6.1.1  Số hiệu lô được ký hiệu bằng chữ số Ả rập, đánh số theo nguyên tắc từ trên xuống dưới từ trái qua phải trong một khoảnh cho bản đồ tỷ lệ 1: 5 000 và 1: 10 000.

6.1.2  Tên lớp bản đồ gồm tên khu vực lập bản đồ và tên một trong các lớp bản đồ dạng chữ, dạng đường, dạng điểm và dạng vùng quy định tại Phụ lục G.

6.1.3  Thông tin về lô lập địa thể hiện trên bản đồ quy định: Tử số ghi số hiệu lô, mẫu số ghi ký hiệu lập địa cấp I, dấu gạch ngang, đến diện tích lô.

CHÚ THÍCH: Trường hợp lô có diện tích quá nhỏ không đủ bao chứa các thông tin quy định trong điều 6.1.3, chỉ thể hiện trên bản đồ số hiệu lô, các thông tin khác lập trích lục riêng.

6.1.4  Kích cỡ, ký hiệu chỉ hướng bản đồ các khổ giấy khi in theo quy định trong phụ lục G, TCVN 11565: 2016.

6.1.5  Mẫu trình bày bản đồ lập địa tham khảo trong Phụ lục H.

6.2 Quy định tên bản đồ, cữ chữ, kiểu chữ

6.2.1  Màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, kiểu dáng tên bản đồ và khu vực lập bản đồ theo quy định tại phụ lục D, xem bảng D1, TCVN 11565: 2016.

6.2.2  Màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ các đối tượng ghi chú trên bản đồ lập địa tỷ lệ 1: 5 000 và 1: 10 000 theo quy định tại phụ lục D, xem bảng D2, D5, D8, D11, TCVN 11565: 2016.

6.3  Quy định khung bản đồ, đường viền ranh giới

6.3.1  Khung bản đồ lập địa tỷ lệ 1: 5 000 và 1: 10 000 theo quy định tại phụ lục F, xem bảng F1, TCVN 11565: 2016.

6.3.2  Đường viền ranh giới hành chính các cấp, ranh giới quốc gia cho bản đồ lập địa tỷ lệ 1 : 5 000 và 1: 10 000 theo quy định tại phụ lục C, xem bảng C1, TCVN 11565: 2016.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Các kiểu đất chính, phụ trên bản đồ lập địa cấp I

Kiểu đất chính Kiểu đất phụ Tên kiểu đất chính, phụ Kiu đất chính Kiểu đất phụ Tên kiểu đất chính, phụ
I Cồn cát và đất cát biển X Đất feralít đỏ vàng
1 Cồn cát trắng vàng 22 Đất feralít nâu tím trên đá mácma ba zơ và trung tính
2 Đất cồn cát đỏ 23 Đất feralít nâu đỏ trên đá mácma ba zơ và trung tính
3 Đất cát biển 24 Đất feralít nâu vàng trên đá mácma ba zơ và trung tính
II Đất mặn 25 Đất feralít đỏ trên đá vôi
4 Đất mặn sú vẹt 26 Đất feralít đỏ vàng trên đá biến chất
5 Đất mặn 27 Đất feralít đỏ vàng trên đá sét
6 Đất mặn kiềm 28 Đất feralít đỏ vàng trên đá mácma
III Đất phèn 29 Đất feralít vàng nhạt trên đá cát
7 Đất phèn nhiều 30 Đất feralít vàng nâu trên phù sa cổ
8 Đất phèn trung bình và ít XI Đất feralít mùn
IV Đất lầy và than bùn 31 Đất feralít mùn trên đá mácma ba zơ và trung tính
9 Đất lầy 32 Đất feralít mùn trên đá vôi
10 Đất than bùn 33 Đất feralít mùn trên đá biến chất
V Đất phù sa 34 Đất feralít mùn trên đá sét
11 Đất phù sa hệ thống sông Hồng 35 Đất feralít mùn trên đá mácma
12 Đất phù sa hệ thống sông Cửu Long 36 Đất feralít mùn trên đá cát
13 Đất phù sa hệ thống các sông khác XII Đất mùn
VI Đất xám bạc màu 37 Đất mùn trên đá mácma ba zơ và trung tính
14 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 38 Đất mùn trên đá vôi
15 Đất xám bạc màu glây trên phù sa cổ 39 Đất mùn trên đá biến chất
16 Đất xám bạc màu trên đá mácma axít và đá cát 40 Đất mùn trên đá sét
VII Đất xám nâu 41 Đất mùn trên đá mácma
17 Đất xám nâu 42 Đất mùn trên đá cát
VIII Đất đen XIII Đất xói mòn trơ sỏi đá
18 Đất đen 43 Đất xói mòn trơ sỏi đá
IX Đất thung lũng XIV Đất đặc biệt
19 Đất dốc tụ 44 Đất có tầng đá ong
20 Đất phù sa suối 45 Đất đá
21 Đất feralít biến đổi do trồng lúa nước

 

Phụ lục B

(Quy định)

Trạng thái thực vật trên bản đồ lập địa cấp I

Cấp trạng thái thực vật Mô tả
Lập địa không rừng
1 Lập địa trên đất trống trọc, không có cây gỗ tái sinh
2 Lập địa có cây bụi, trảng cỏ, không có cây gỗ tái sinh
3 Lập địa có lau lách, chuối rừng, chít, chè vè …. không có cây gỗ tái sinh
4 Lập địa có cây bụi, trảng cỏ, cây gỗ tái sinh chiều cao trên 0,5 m mật độ trên 500 cây/ha
5 Lập địa có lau lách, chuối rừng, chít, cây gỗ tái sinh chiều cao trên 0,5 m mật độ trên 500 cây/ha
6 Lập địa có cây bụi, cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 m mật độ trên 1 000 cây/ha
7 Lập địa có cây bụi, cây gỗ rải rác, cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 m, mật độ trên 1 000 cây/ha
Lập địa có rừng
1 Lập địa có rừng trồng cây gỗ lá rộng và đặc sản
2 Lập địa có rừng trồng cây gỗ lá kim
3 Lập địa có rừng trồng tre nứa
4 Lập địa có rừng gỗ tự nhiên trữ lượng nghèo
5 Lập địa có rừng gỗ tự nhiên trữ lượng trung bình trở lên
6 Lập địa có rừng tre nứa tự nhiên trữ lượng nghèo
7 Lập địa có rừng tre nứa tự nhiên trữ lượng trung bình trở lên
8 Lập địa có rừng hỗn giao gỗ tre nứa trữ lượng nghèo
9 Lập địa có rừng hỗn giao gỗ tre nứa trữ lượng trung bình trở lên

 

Phụ lục C

(Quy định)

Mức độ hiển thị nội dung thông tin trên bản đồ lập địa cấp I

Nội dung thông tin Tỷ lệ bản đồ 1: 5.000 Tỷ lệ bản đồ 1:10 000
Các đối tượng dạng chữ
Tên đơn vị hành chính Thể hiện tên xã Thể hiện tên xã
Tên địa danh, tên sông, tên suối, tên núi Thể hiện tên ao, hồ, suối, đường giao thông; tên thôn bản, tên đồi, tên núi Thể hiện tên ao, hồ, suối, đường giao thông; tên thôn bản, tên đồi, tên núi
Các đối tượng dạng điểm
Điểm độ cao Thể hiện các điểm độ cao trong khu vực lập bản đồ lập địa Thể hiện các điểm độ cao trong khu vực lập bản đồ lập địa
Ủy ban nhân dân, trạm xá, trường học, bưu điện, điểm dân cư, các công trình dân sinh, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội Thể hiện điểm ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, trường trung học cơ sở, trường tiểu học, bưu điện xã, điểm dân cư độc lập, nhà thờ, nhà văn hóa thôn bản, đền chùa Thể hiện điểm ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, trường trung học cơ sở, trường tiểu học, bưu điện xã, điểm dân cư độc lập, nhà thờ, nhà văn hóa thôn bản, đền chùa
Các đối tượng dạng đường
Đường biên giới quốc gia Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ
Đường địa giới hành chính cấp tỉnh Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ
Đường địa giới hành chính cấp huyện Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ
Đường địa giới hành chính cấp xã Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ
Ranh giới tiểu khu Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ
Ranh giới khoảnh Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ
Thủy văn một nét Thể hiện suối nhỏ, kênh, mương, đường bờ nước Thể hiện suối nhỏ, kênh, mương, đường bờ nước
Giao thông đường sắt Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ
Các loại đường giao thông khác Thể hiện đường liên huyện, đường liên xã, đường liên thôn Thể hiện đường liên huyện, đường liên xã, đường liên thôn
Đường bình độ Thể hiện đường bình độ cái, đường bình độ con Thể hiện đường bình độ cái, đường bình độ con
Các đối tượng dạng vùng
Ranh giới khu dân cư, khu công nghiệp Thể hiện ranh giới khu dân cư nông thôn, khu dân cư đô thị, khu công nghiệp nhỏ có diện tích ≥ 0,25 ha Thể hiện ranh giới khu dân cư nông thôn, khu dân cư đô thị, khu công nghiệp nhỏ có diện tích ≥ 1,0 ha
Ranh giới lô lập địa cấp I Thể hiện đầy đủ Thể hiện đầy đủ
Thủy văn 2 nét Thể hiện ranh giới hồ, ao có diện tích ≥ 0,25 ha Thể hiện ranh giới hồ, ao có diện tích ≥ 1,0 ha

 

Phụ lục D

(Quy định)

Ký hiệu các chỉ tiêu lập địa trên bản đồ lập địa cấp I

Tên chỉ tiêu hiệu Tên chỉ tiêu hiệu
Cấp địa thế Cấp thực bì (tiếp theo)
1 Bằng I 13 Lập địa có cây bụi, trảng cỏ, cây gỗ tái sinh chiều cao trên 0,5 m mật độ trên 500 cây/ha b1
2 Phẳng II 14 Lập địa có lau lách, chuối rừng, chít, cây gỗ tái sinh chiều cao trên 0,5 m mật độ trên 500 cây/ha b2
3 Sườn III 15 Lập địa có cây bụi, cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 m mật độ trên 1 000 cây/ha c1
4 Sườn dốc IV 16 Lập địa có cây bụi, cây gỗ rải rác, cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 m mật độ trên 1 000 cây/ha c2
5 Dốc V Lập địa có rừng
6 Rất dốc VI 17 Lập địa có rừng trồng cây gỗ lá rộng và đặc sản RT1
Cấp độ dầy tầng đất 18 Lập địa có rừng trồng cây gỗ lá kim RT2
7 Tầng A+B nhỏ hơn 30 cm 1 19 Lập địa có rừng trồng tre nứa; RT3
8 Tầng A+B từ 30 đến 80 cm 2 20 Lập địa có rừng gỗ tự nhiên trữ lượng nghèo TN1
9 Tầng A+B trên 80 cm 3 21 Lập địa có rừng gỗ tự nhiên trữ lượng trung bình trở lên TN2
Cấp thực bì 22 Lập địa có rừng tre nứa tự nhiên trữ lượng nghèo TN3
Lập địa không rừng 23 Lập địa có rừng tre nứa tự nhiên trữ lượng trung bình trở lên TN4
10 Lập địa trên đất trống trọc, không có cây gỗ tái sinh a1 24 Lập địa có rừng hỗn giao gỗ tre nứa trữ lượng nghèo TN5
11 Lập địa có cây bụi, trảng cỏ, không có cây gỗ tái sinh a2 25 Lập địa có rừng hỗn giao gỗ tre nứa trữ lượng trung bình trở lên TN6
12 Lập địa có lau lách, chuối rừng, chít, chè vè …không có cây gỗ tái sinh a3
Kiểu đất phụ 52 Đất feralít vàng nâu trên phù sa cổ Fp
26 Cồn cát trắng vàng Cv 53 Đất feralít mùn trên đá mácma ba zơ và trung tính FHk
27 Đất cồn cát đỏ 54 Đất feralít mùn trên đá vôi FHv
28 Đất cát biển Cb 55 Đất feralít mùn trên đá biến chất FHf
29 Đất mặn sú vẹt Ms 56 Đất feralít mùn trên đá sét FHs
30 Đất mặn M 57 Đất feralít mùn trên đá mácma FHa
31 Đất mặn kiềm Mk 58 Đất feralít mùn trên đá cát FHc
32 Đất phèn nhiều Sn 59 Đất mùn trên đá mácma ba zơ và trung tính Hk
33 Đất phèn trung bình và ít st 60 Đất mùn trên đá vôi Hv
34 Đất lầy J 61 Đất mùn trên đá biến chất Hf
35 Đất than bùn T 62 Đất mùn trên đá sét Hs
36 Đất phù sa hệ thống sông Hồng Ph 63 Đất mùn trên đá mácma Ha
37 Đất phù sa hệ thống sông Cửu Long Pc 64 Đất mùn trên đá cát Hc
38 Đất phù sa hệ thống các sông khác P 65 Đất xói mòn trơ sỏi đá E
39 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ Bp 66 Đất dốc tụ D
40 Đất xám bạc màu glây trên phù sa cổ Bg 67 Đất phù sa sông suối Ps
41 Đất xám bạc màu trên đá mácma axít và đá cát Ba 68 Đất feralít biến đổi do trồng lúa nước Fl
42 Đất xám nâu Xn 69 Đất có tầng đá ong O
43 Đất đen R 70 Đất đá Đ
44 Đất feralít nâu tím trên đá mácma ba zơ và trung tính Fkt Mực nước ngầm
45 Đất feralít nâu đỏ trên đá mácma ba zơ và trung tính Fk 71 Cao N1
46 Đất feralít nâu vàng trên đá mácma ba zơ và trung tính Fkx 72 Trung bình N2
47 Đất feralít đỏ trên đá vôi Fv 73 Thấp N3
48 Đất feralít đỏ vàng trên đá biến chất Ff Cấp khí hậu địa hình
49 Đất feralít đỏ vàng trên đá sét Fs 74 Ẩm K1
50 Đất feralít đỏ vàng trên đá mácma Fa 75 Mát K2
51 Đất feralít vàng nhạt trên đá cát Fc 76 Khô K3

Phụ lục E

(Quy định)

Màu sắc thể hiện trên bản đồ lập địa cấp I

E1- Màu sắc cấp dạng địa thế

Cấp dạng địa thế Màu sắc Mã màu
(Red, Green, Blue)
Bằng 255;255;208
Phẳng 255;232;208
Sườn 255;208;208
Sườn dốc 255;160;160
Dốc 255;128;128
Rất dốc 255;96;96

E2 – Màu sắc, kiểu trải nền cấp khí hậu địa hình

Cấp khí hậu địa hình Màu sắc, kiểu trải nền Mã màu
(Red, Green, Blue)
Khoảng cách giữa 2 đường kẻ trên bản đồ; lực nét
Ẩm 255;0;0 0,5 cm; 0,5 mm
Mát 255;0;0
Khô 255;0;0

 

Phụ lục F

(Quy định)

Cấu trúc các trường trông tin trên bản đồ lập địa cấp I

Tên trường Kiểu trường Độ rộng Nội dung thông tin thuộc tính
TT Số nguyên (Integer) Số thứ tự
matinh Số nguyên (Integer) Mã tỉnh theo quy định
mahuyen Số nguyên (Integer) Mã huyện theo quy định
maxa Số nguyên (Integer) Mã xã theo quy định
tinh Văn bản (Text) 30 Tên tỉnh theo quy định
huyen Văn bản (Text) 30 Tên huyện theo quy định
xa Văn bản (Text) 30 Tên xã theo quy định
tk Văn bản hoặc số nguyên (Text hoặc Integer) 30 Tên tiểu khu hoặc số hiệu tiểu khu
khoanh Số nguyên (Integer) 10 Số hiệu khoảnh
lolapdia Số nguyên (Integer) Số hiệu lô lập địa
dientich Số thập phân (Decimal) 10 Diện tích lô lập địa
madiathe Số nguyên (Integer) Mã cấp dạng địa thế trong Phụ lục D
capdiathe Văn bản (Text) 30 Tên cấp dạng địa thế trong Phụ lục D
khdiathe Xâu ký tự (CharacterString) 10 Ký hiệu dạng địa thế trong Phụ lục D
madoday Số nguyên (Integer) Mã cấp độ dày tầng đất trong Phụ lục D
capdoday Văn bản (Text) 30 Tên cấp độ dày tầng đất trong Phụ lục D
khdoday Số nguyên (Integer) 10 Ký hiệu cấp độ dày tầng đất trong Phụ lục D
matbi Số nguyên (Integer) Mã cấp thực bì trong Phụ lục D
captbi Văn bản (Text) 30 Tên cấp thực bì trong Phụ lục D
kyhieutbi Xâu ký tự (CharacterString) 10 Ký hiệu cấp thực bì trong Phụ lục D
makieudat Số nguyên (Integer) Mã kiểu đất phụ trong Phụ lục D
kieudat Văn bản (Text) 30 Tên kiểu đất phụ trong Phụ lục D
khkieudat Xâu ký tự (CharacterString) 10 Ký hiệu kiểu đất phụ trong Phụ lục D
mamnn Số nguyên (Integer) Mã mực nước ngầm trong Phụ lục D
capmnn Văn bản (Text) 30 Tên mực nước ngầm trong Phụ lục D
kyhieumnn Xâu ký tự (Characterstring) 10 Ký hiệu mực nước ngầm trong Phụ lục D
mackh Số nguyên (Integer) Mã cấp khí hậu địa hình trong Phụ lục D
capckh Văn bản (Text) 30 Tên cấp khí hậu địa hình trong Phụ lục D
kyhieuckh Xâu ký tự (CharacterString) 10 Ký kiệu cấp khí hậu địa hình trong Phụ lục D
ghichu Văn bản (Text) 200 Ghi chú cho những lô đặc biệt

 

Phụ lục G

(Quy định)

Cách đặt tên các lớp bản đồ lập địa cấp I

Tên lớp bản đồ Loại Mô tả
Các lớp bản đồ dạng điểm
(tên khu vực lập bản đồ)_ point Điểm Điểm độ cao, ủy ban xã, trạm xá xã, trường trung học cơ sở, trường tiểu học, bưu điện xã, điểm dân cư độc lập, nhà thờ, nhà văn hóa thôn bản, đền, chùa
Các lớp bản đồ dạng đường
(tên khu vực lập bản đồ)_khung Đường Lớp lưới toạ độ, khung bản đồ
(tên khu vực lập bản đồ)_rghcl Đường Lớp ranh giới hành chính các cấp
(tên khu vực lập bản đồ)_rgln Đường Lớp ranh giới tiểu khu, khoảnh
(tên khu vực lập bản đồ)_gt Đường Lớp mạng lưới giao thông
(tên khu vực lập bản đồ)_tv1 Đường Lớp mạng lưới thủy văn 1 nét
(tên khu vực lập bản đồ)_dh1 Đường Lớp đường bình độ cái có thông tin giá trị độ cao
(tên khu vực lập bản đồ)_dh2 Đường Lớp đường bình độ con có thông tin giá trị độ cao
Các lớp bản đồ dạng vùng
(tên khu vực lập bản đồ)_tv2 Vùng Lớp mạng lưới thủy văn 2 nét: hồ, ao
(tên khu vực lập bản đồ)_lapdia1 Vùng Lớp bản đồ lập địa cấp 1 chứa đủ các thông tin gồm: kiểu đất phụ, độ dày tầng đất, dạng địa thế, mực nước ngầm, khí hậu địa hình, trạng thái thực vật
(tên khu vực lập bản đồ)_bo Vùng Lớp đường viền khu vực lập bản đồ
(tên khu vực lập bản đồ)_dc Vùng Lớp đường ranh giới: khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp nhỏ
Các lớp bản đồ dạng chữ
(tên khu vực xây dựng bản đồ)_hcText chữ Lớp tên hành chính
(tên khu vực xây dựng bản đồ)_dhText chữ Lớp tên địa danh
(tên khu vực xây dựng bản đồ)_lnText chữ Lớp tên tiểu khu, khoảnh
(tên khu vực xây dựng bản đồ)_tde chữ Lớp tên bản đồ
(tên khu vực xây dựng bản đồ)_chudan chữ Lớp chú dẫn bản đồ
(tên khu vực xây dựng bản đồ)_ma chữ Lớp ký hiệu các chỉ tiêu lập địa thể hiện trên bản đồ

 

Phụ lục H

(Tham khảo)

Mẫu trình bày bản đồ lập địa cấp I

 

Phụ lục I

(Tham khảo)

Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tỉnh, thành phố Kinh tuyến trục Tỉnh, thành phố Kinh tuyến trục
Lai Châu 103° 00’ Tiền Giang 105° 45’
Điện Biên 103° 00’ Bến Tre 105° 45’
Sơn La 104° 00’ Hải Phòng 105° 45’
Kiên Giang 104° 30’ Hồ Chí Minh 105° 45’
Cà Mau 104° 30’ Bình Dương 105° 45’
Lào Cai 104° 45’ Tuyên Quang 106° 00’
Yên Bái 104° 45’ Hoà Bình 106° 00’
Nghệ An 104° 45’ Quảng Bình 106° 00’
Phú Thọ 104° 45’ Quảng Trị 106° 15’
An Giang 104° 45’ Bình Phước 106° 15’
Thanh Hoá 105° 00’ Bắc Kạn 106° 30’
Vĩnh Phúc 105° 00’ Thái Nguyên 106° 30’
Đồng Tháp 105° 00’ Bắc Giang 107° 00’
Cần Thơ 105° 00’ Thừa Thiên – Huế 107° 00’
Hậu Giang 105° 00’ Lạng Sơn 107° 15’
Bạc Liêu 105° 00’ Kon Tum 107° 30’
Hà Nội 105° 00’ Quảng Ninh 107° 45’
Ninh Bình 105° 00’ Đồng Nai 107° 45’
Hà Nam 105° 00’ Bà Rịa – Vũng Tàu 107° 45’
Hà Giang 105° 30’ Quảng Nam 107° 45’
Hải Dương 105° 30’ Lâm Đồng 107° 45’
Hà Tĩnh 105° 30’ Đà Nẵng 107° 45’
Bắc Ninh 105° 30’ Quảng Ngãi 108° 00’
Hưng Yên 105° 30’ Ninh Thuận 108° 15’
Thái Bình 105° 30’ Khánh Hoà 108° 15’
Nam Định 105° 30’ Bình Định 108° 15’
Tây Ninh 105° 30’ Đắc Lắc 108° 30’
Vĩnh Long 105° 30’ Đắc Nông 108° 30’
Sóc Trăng 105° 30’ Phú Yên 108° 30’
Trà Vinh 105° 30’ Gia Lai 108° 30’
Cao Bằng 105° 45’ Bình Thuận 108° 30’
Long An 105° 45’

 

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ, định nghĩa

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Yêu cầu lớp nền

4.2  Yêu cầu nội dung chuyên đề

4.3  Yêu cầu dữ liệu

5  Quy định ký hiệu, ranh giới lô, màu sắc, trường thông tin trên bản đồ lập địa

5.1  Quy định mã, ký hiệu, ranh giới lô

5.2  Quy định màu sắc, kiểu trải nền

5.3  Quy định các trường thông tin

6  Nội dung trình bày, đặt tên và khung lưới bản đồ lập địa

6.1  Nội dung trình bày bản đồ

6.2  Quy định tên bản đồ, cỡ chữ, kiểu chữ

6.3  Quy định khung, lưới, ghi chú, chú dẫn

Phụ lục A (Quy định) Các kiểu đất chính, phụ trên bản đồ lập địa cấp I

Phụ lục B (Quy định) Trạng thái thực vật trên bản đồ lập địa cấp I

Phụ lục C (Quy định) Mức độ hiển thị nội dung thông tin trên bản đồ lập địa cấp I

Phụ lục D (Quy định) Ký hiệu các chỉ tiêu lập địa trên bản đồ lập địa cấp I

Phụ lục E (Quy định) Màu sắc thể hiện trên bản đồ lập địa cấp I

Phụ lục F (Quy định) cấu trúc các trường trông tin trên bản đồ lập địa cấp I

Phụ lục G (Quy định) Cách đặt tên các lớp bản đồ lập địa cấp I

Phụ lục H (Tham khảo) Mẫu trình bày bản đồ lập địa cấp I

Phụ lục I (Tham khảo) Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12630-1:2019 VỀ BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA – QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG – PHẦN 1: BẢN ĐỒ LẬP ĐỊA CẤP I
Số, ký hiệu văn bản TCVN12630-1:2019 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 01/01/2019
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản