TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12634:2020 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – CỪ CHỐNG THẤM – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12634:2020
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – CỪ CHỐNG THẤM – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Hydraulics structures – Impermeability sheet pile – Construction and acceptance
Lời nói đầu
TCVN 12634: 2020 do Viện Thủy công thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – CỪ CHỐNG THẤM – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
Hydraulics Structures – Impermeability sheet pile – Construction and acceptance
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật trong công tác thi công và nghiệm thu cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4055, Tổ chức thi công;
TCVN 5308, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng;
TCVN 9394, Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu;
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Cừ chống thấm (Impermeability sheet pile)
Kết cấu được đặt thẳng đứng trong nền và liên kết với kết cấu bản đáy hoặc tường bên công trình để kéo dài đường viền thấm cho công trình. Cấu tạo của cừ dạng bản hoặc dạng khác có bố trí khớp nối âm dương để khi liên kết với nhau tạo thành tường chống thấm đảm bảo kín nước theo yêu cầu thiết kế. Vật liệu để chế tạo cừ có thể chế tạo bằng thép, nhựa hoặc bê tông cốt thép.
3.2
Khớp nối cừ (Joint of sheet pile)
Bộ phận nằm bên mép cừ có nhiệm vụ liên kết các đơn nguyên liền kề, đảm bảo kín nước.
3.3
Cừ đóng (Driving sheet pile)
Cừ được hạ bằng năng lượng động (va đập, rung).
3.4
Cừ ép (Pressing Impermeability sheet pile)
Cừ được hạ bằng năng lượng tĩnh (ép tĩnh) hoặc rung ép kết hợp (ép rung) và không gây ra xung lực lên đầu cừ.
3.5
Cừ xói (Erosing Impermeability sheet pile)
Cừ được hạ bằng phương pháp xói nền (thủy lực).
4 Quy định chung
4.1 Thi công cừ chống thấm cho công trình cần tuân theo hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kĩ thuật thi công được duyệt, trong đó bao gồm: dữ liệu về bố trí các công trình hiện có và công trình ngầm; đường cáp điện có chỉ dẫn độ sâu lắp đặt đường dây tải điện và biện pháp bảo vệ chúng; danh mục các máy móc, thiết bị; trình tự và tiến độ thi công; các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường; bản vẽ bố trí mặt bằng thi công kể cả điện nước và các hạng mục tạm thời phục vụ thi công.
4.2 Chỉ được phép thi công cừ đại trà khi có kết quả thi công cừ thử nghiệm.
4.3 Trước khi thi công hạ cừ chống thấm, nhà thầu xây dựng phải lập thiết kế tổ chức thi công
Trong thiết kế biện pháp thi công hạ cừ chống thấm, cần có các nội dung sau:
– Chọn phương tiện, thiết bị hạ cừ, bố trí mặt bằng thi công phù hợp;
– Trình tự hạ;
– Những biện pháp bảo đảm độ chính xác trong quá trình hạ cừ;
– Bảo đảm độ cứng của kết cấu và không biến dạng trong quá trình hạ cừ hoặc tổ hợp di chuyển cừ vào vị trí thiết kế, cũng như đảm bảo độ bền vững và ổn định của toàn bộ công trình;
– Bảo đảm sự đồng bộ trong suốt quá trình thi công hạ cừ;
– Biện pháp kiểm tra, giám sát quá trình hạ cừ;
– Phương án bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
4.4 Khi chọn các loại cần trục, máy, thiết bị hạ cừ, cần tuân theo biện pháp kỹ thuật thi công và biện pháp tổ chức thi công đã lập và chú ý đến những vấn đề sau:
– Kích thước, khối lượng kết cấu;
– Hình dạng, kích thước công trình;
– Đặc điểm của khu vực thi công.
4.5 Trong điều kiện cho phép nên có giải pháp cơ giới hóa đồng bộ dây chuyền công nghệ thi công hạ cừ từ khâu vận chuyển, xếp dỡ cho đến khâu lắp đặt cấu kiện vào vị trí thiết kế.
5 Công tác chuẩn bị thi công
5.1 Yêu cầu chung: Công tác chuẩn bị thi công phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 4055, TCVN 9394, ngoài ra cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật dưới đây của tiêu chuẩn này.
5.2 Trước khi thi công cừ, nhà thầu xây dựng phải hoàn thành các công tác chuẩn bị gồm một số hoặc toàn bộ các vấn đề sau:
- a) Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của nền;
- b) Thăm dò khả năng có các chướng ngại vật dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng, sự có mặt của công trình ngầm và công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến chúng;
- c) Xem xét điều kiện môi trường đô thị (tiếng ồn và chấn động) theo tiêu chuẩn môi trường liên quan khi thi công ở gần khu dân cư và công trình có sẵn;
- d) Làm đường tạm, kho bãi, lán trại phục vụ thi công;
- e) Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cừ, kích thước thực tế; sắp xếp cừ trên mặt bằng và đánh số thứ tự lên thân cừ;
- f) Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị hạ cừ và bố trí đúng vị trí xác định trong dây chuyền tổ chức thi công;
- g) Lắp đặt, kiểm tra sàn đạo, trụ đỡ và giá đỡ phục vụ thi công, kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
5.3 Phần thi công trên cạn
5.3.1 Trước khi thi công phải tiến hành xác định phạm vi mặt bằng xây dựng, nhận bàn giao mốc, định vị tim tuyến công trình theo hồ sơ thiết kế.
5.3.2 Các công trình tạm (kho xưởng, lán trại, bãi vật liệu) nên bố trí bên ngoài phạm vi có khả năng gây mất an toàn. Trong trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp có thể sử dụng tạm thời diện tích công trình chính nhưng phải đảm bảo kết thúc sử dụng công trình tạm trước khi xây dựng phần hạng mục công trình tại vị trí đó. Cao độ nền công trình tạm phải đảm bảo không bị ngập nước trong suốt thời gian thi công.
5.4 Phần thi công dưới nước
5.4.1 Trước khi thi công phải tiến hành rà phá vật cản, chướng ngại vật, xác định phạm vi đảm bảo an toàn khi thi công dưới nước.
5.4.2 Phạm vi khu vực công trình thi công dưới lòng sông phải được bố trí hệ thống cáp bảo vệ an toàn, có biển báo, chỉ dẫn và phân luồng tàu thuyền qua lại (nếu có) trong suốt quá trình thi công.
5.4.3 Mặt bằng tập kết máy móc, thiết bị dưới nước được bố trí gần khu vực thi công và phải đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy trong quá trình thi công.
6 Công tác đo đạc trước, trong và sau khi thi công
6.1 Việc lập mạng lưới đo đạc phải được xem xét thích hợp với hiện trạng khu vực thi công. Trước khi lập mạng lưới đo đạc phải đặt ít nhất 2 mốc chuẩn bằng bê tông trên bờ, tại vị trí ổn định, dễ quan sát, ít ảnh hưởng bởi các hoạt động xung quanh, từ các điểm đó có thể xác định được tim tuyến, kiểm tra vị trí kết cấu trong suốt quá trình thi công. Mọi mạng lưới đo đạc đều phải căn cứ vào các mốc chuẩn đó.
6.2 Toàn bộ bản vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc do tổ chức tư vấn thiết kế lập phải được chuyển giao bằng văn bản cho bên nhà thầu xây dựng tiếp nhận và định vị kết cấu công trình. Biên bản nghiệm thu mạng lưới đo đạc phải có sơ họa mặt bằng vị trí cọc tiêu, cọc mốc khu vực xây dựng công trình, dạng và độ sâu chôn cọc, tọa độ cọc, ký hiệu và cao độ mốc trong hệ thống tọa độ và cao độ nhà nước.
6.3 Trong quá trình xây dựng cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim tuyến cừ.
7 Kiểm tra chất lượng cừ trước khi thi công
7.1 Đối với cừ bê tông cốt thép
7.1.1 Vật liệu
– Chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép, cáp thép, xi măng, kết quả thí nghiệm kiểm tra mẫu thép, và cốt liệu cát, đá (sỏi), xi măng, nước;
– Cấp phối bê tông;
– Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
– Đường kính cốt thép chịu lực và cốt đai;
– Lưới thép tăng cường và thép đai đầu cừ;
7.1.2 Kích thước hình học
– Kích thước tiết diện cừ;
– Độ phẳng của mặt bê tông khớp nối cừ;
– Góc lệch của mũi vát so với phương trục cừ;
– Độ phẳng của lớp bê tông bảo vệ;
– Khớp nối cừ phải liên tục, thẳng song song với phương trục cừ.
7.1.3 Công tác nghiệm thu tại nơi sản xuất cừ bê tông cốt thép: Không dùng các đoạn cừ có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong Bảng 1, và các đoạn cừ có vết nứt rộng hơn 0,2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cừ và không được tập trung.
Bảng 1- Độ sai lệch cho phép về kích thước cừ bê tông
Kích thước cấu tạo | Độ sai lệch cho phép |
Chiều dài cừ L | ± 3‰ L |
Chiều dày cừ | ± 2mm |
Độ vát của mũi cừ | 10 mm |
Độ võng của cừ | 1/1000 chiều dài cừ |
Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu cừ | ± 50 mm |
Độ lệch của móc treo so với trục cừ | 20 mm |
Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ | ± 5 mm |
Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai | ± 10 mm |
Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ hoặc cáp dự ứng lực | ± 10 mm |
Độ sai lệch của khớp nối cừ | ± 5 mm |
Độ lệch tâm của tim cừ | ± 10 mm |
7.2 Đối với cừ nhựa và cừ thép, cừ bê tông dự ứng lực
7.2.1 Cừ chống thấm phải là cừ chưa được sử dụng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế.
7.2.2 Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng, chứng chỉ kiểm tra chất lượng, thí nghiệm mẫu vật liệu cừ, kích thước hình học, dung sai, khối lượng đơn vị, các tiêu chí chấp nhận hình dạng của cừ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, đối chiếu với yêu cầu của thiết kế.
CHÚ THÍCH: Số lượng cần kiểm tra không ít hơn 5% đối với cừ bê tông cốt thép và 2% đối với các loại cừ chế tạo sẵn khác.
8 Yêu cầu kỹ thuật thi công
8.1 Yêu cầu chung
8.1.1 Trước khi thi công cừ chống thấm phải định vị tim tuyến cừ bằng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc.
8.1.2 Công tác thi công cừ chống thấm phải có hệ sàn đạo định vị phục vụ thi công. Trong quá trình thi công cừ, cao độ đỉnh thanh cừ đã thi công trước đó phải được kiểm tra liên tục và đảm bảo không bị dịch chuyển. Khi không có yêu cầu cụ thể trong hồ sơ thiết kế, có thể sử dụng phương án neo cừ lên hệ sàn đạo để theo dõi và khống chế cao độ đầu cừ.
8.1.3 Hướng thi công cừ chống thấm nên lựa chọn hợp lý để giảm thiểu số điểm hợp long cừ. Trường hợp không có yêu cầu cụ thể, tuyến cừ chống thấm có thể thi công thành từng phần nhưng phải đảm bảo các thanh cừ ngàm móc liên tục với nhau và được sự đồng ý của tư vấn thiết kế.
8.2 Vận chuyển và nâng hạ cừ
8.2.1 Đối với vận chuyển cừ ván thép, cừ nhựa: Chiều dài của phương tiện vận chuyển phải phù hợp với chiều dài cấu kiện vận chuyển. Nếu vận chuyển bằng đường bộ thì chiều dài phần thừa không vượt quá chiều dài cho phép theo quy định luật giao thông đường bộ hiện hành. Nếu vận chuyển bằng đường thủy, toàn bộ thân cừ phải được nằm gọn trong phương tiện vận chuyển và được che chắn cẩn thận.
8.2.2 Đối với cừ bê tông cốt thép: Chỉ được cẩu lắp bốc xếp, vận chuyển khi cường độ bê tông đạt tối thiểu 75% cường độ thiết kế.
8.2.3 Các đơn nguyên cừ đúc sẵn khi chuyển từ nơi sản xuất đến nơi lắp ghép cần tránh để hư hỏng. Đơn vị sản xuất có trách nhiệm cẩu, xếp các cấu kiện lên phương tiện vận chuyển khi xuất xưởng sản phẩm. Nhà thầu có trách nhiệm nghiệm thu, tiếp nhận, cẩu xếp cấu kiện và bảo quản trên công trường.
8.2.4 Bốc, xếp các đơn nguyên cừ đúc sẵn lên phương tiện vận chuyển hay kê xếp trên công trường phải theo đúng sơ đồ giằng néo móc cẩu đã chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi công. Việc xếp đặt phải đảm bảo đúng trình tự và vị trí quy định trong thiết kế cũng như hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
8.2.5 Các đơn nguyên cừ cần được kê, tựa trên các tấm đệm, chèn, lót chuyên dùng bằng gỗ và phải đặt đúng vị trí được quy định theo quy trình kê xếp sản phẩm của nhà sản xuất. Chiều cao gối kê phải cao hơn móc cẩu. Trong mọi trường hợp, không được đập ngang móc cẩu của cừ để kê xếp cấu kiện. Chiều dài gối kê phải thừa ra ngoài cạnh cấu kiện ít nhất là 5cm. Khi xếp nhiều đơn nguyên cừ chồng lên nhau, phải xếp các đơn nguyên có cùng chiều dài và các gối kê phải đặt cùng một điểm theo chiều thẳng đứng.
8.2.6 Chiều cao xếp chồng các lớp cấu kiện được xác định theo điều kiện kỹ thuật và điều kiện an toàn, và được chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi công.
8.2.7 Chiều rộng lối đi giữa các chồng không nhỏ hơn 0,7m. Khoảng cách giữa các chồng kề nhau không nhỏ hơn 0,2 m.
8.3 Thi công thử nghiệm
8.3.1 Thi công cừ thử nghiệm nhằm kiểm tra lại điều kiện địa chất công trình, chất lượng cừ, độ thẳng và kín khít của khớp nối từ đó có phương án lựa chọn thiết bị và giải pháp thi công cho phù hợp.
8.3.2 Trong quá trình thi công thử nghiệm cần theo dõi và xác định các thông số như áp lực đóng, rung ép, xói nước…(tùy thuộc vào phương pháp hạ cừ), tốc độ hạ cừ, độ chối, áp lực lớn nhất để làm cơ sở cho việc thi công cừ đại trà.
8.3.3 Cừ thử nghiệm phải được thi công trên tuyến thiết kế. Cừ dùng để thử nghiệm kiểm tra được chọn trong số các đơn nguyên cừ chống thấm của công trình.
CHÚ THÍCH:
– Có thể chọn đơn nguyên cừ của tuyến chống thấm làm cừ thử nghiệm với điều kiện cừ phải có thừa cường độ để chịu được tải trọng thí nghiệm lớn nhất theo dự kiến và phải dự báo trước chuyển vị của cừ để không gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu bên trên của công trình sau này.
– Cừ thử nghiệm phải có cấu tạo, vật liệu, kích thước và phương pháp thi công tương tự như cừ sử dụng cho công trình.
8.3.4 Số lượng cừ thử nghiệm do thiết kế quy định tùy theo mức độ quan trọng của công trình và sự phức tạp của điều kiện địa chất nền, loại cừ sử dụng và chất lượng sản xuất cừ tại hiện trường, thông thường chiếm 1% tổng số cừ nhưng tối thiểu phải thực hiện cho 03 thanh cừ liền nhau.
CHÚ THÍCH: Số lượng cừ đóng thử nghiệm nên được tăng lên theo mức độ phức tạp của điều kiện đất nền.
8.4 Thi công đóng cừ
8.4.1 Trước khi thi công cần kiểm tra hệ sàn đạo định vị cừ đảm bảo an toàn, chính xác, bộ phận gông cừ, kẹp cừ và các thiết bị khác.
8.4.2 Đánh số thứ tự vị trí các đơn nguyên cừ theo tuyến thiết kế, lưu ý tại các vị trí đặc biệt như vị trí góc, vị trí thay đổi cao độ, vị trí liên kết đoạn.
8.4.3 Đóng đơn nguyên cừ định vị đầu tiên tại đầu tuyến chống thấm, độ sâu đóng tới vị trí cách cao trình thiết kế một khoảng a (cm).
8.4.4 Lồng khớp nối đơn nguyên cừ số 2 vào khớp nối đơn nguyên cừ vừa đóng, đóng đơn nguyên cừ số 2 kết hợp theo dõi đơn nguyên cừ số 1. Khi thấy đơn nguyên cừ số 1 đạt cao độ thiết kế phải dừng lại và sử dụng gông giữ cố định đơn nguyên cừ này.
8.4.5 Lồng khớp nối đơn nguyên cừ tiếp theo vào khớp nối đơn nguyên cừ vừa đóng và thực hiện thao tác như 8.4.4 tuần tự đến đơn nguyên cừ cuối cùng trên tuyến, chi tiết tham khảo Phụ lục A.
8.4.6 Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công đóng cừ cần phải đáp ứng trong thi công cừ chống thấm quy định trong Bảng 2.
8.5 Thi công hạ cừ bằng phương pháp ép tĩnh
8.5.1 Tập hợp cừ, cần cẩu, máy ép (robot ép cừ) và các thiết bị khác về vị trí thi công.
8.5.2 Cẩu cừ đặt vào vị trí cần ép theo phương thẳng đứng. Dùng quả rọi để căn chỉnh cho cừ thẳng đứng theo phương.
8.5.3 Dùng cầu giữ cừ, dung đầu ép cừ ép cho cừ xuống từ từ đến chiều sâu thiết kế.
8.5.4 Thiết bị ép tựa vào chân đế (đối với 3 thanh cừ đầu tiên), còn các cừ còn lại, thiết bị ép tựa vào các cừ đã ép.
8.5.5 Ép xong đơn nguyên cừ số 1 sẽ chuyển sang đơn nguyên cừ số 2 vào thao tác như đơn nguyên cừ số 1, chú ý khớp nối của đơn nguyên cừ tiếp theo phải được lồng vào khớp nối của đơn nguyên cừ trước đó. Thực hiện tuần tự đến hết tuyến cừ.
8.6 Thi công hạ cừ bằng phương pháp ép rung
8.6.1 Tập hợp cừ, cần trục, búa rung và các thiết bị khác về vị trí thi công, kiểm tra an toàn của sàn đạo.
8.6.2 Dùng móc cẩu phụ của cần trục đặt cừ vào vị trí thi công, dùng móc cẩu chính của cần trục để cảu búa rung và mở kẹp búa đặt vào vị trí đầu cừ.
8.6.3 Đặt cừ vào vị trí thiết kế, căn chỉnh để cừ thẳng đứng theo 2 phương bằng quả rọi.
8.6.4 Dùng cẩu giữ cừ và búa rung, rung hạ cừ từ từ xuống đến độ sâu thiết kế.
8.6.5 Rung xong đơn nguyên cừ số 1 sẽ chuyển sang đơn nguyên cừ số 2 và thao tác tương tự như đơn nguyên cừ số 1. Tuy nhiên chú ý khớp nối của đơn nguyên cừ tiếp theo phải được lồng vào khớp nối của đơn nguyên cừ trước đó, sau đó mới tiến hành rung hạ cừ, chi tiết tham khảo Phụ lục A.
8.6.6 Trong quá trình rung, quan sát chuyển vị của đơn nguyên cừ trước, nếu phát hiện chuyển vị cần phải dừng rung và neo giữ cố định trước khi thi công tiếp.
8.6.7 Chú ý quan sát và điều chỉnh tần số rung của búa rung phù hợp để đảm bảo liên kết khớp nối giữa thanh cừ đang thi công với thanh cừ trước đó luôn liên tục.
8.6.8 Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công rung hạ cừ cần phải đáp ứng trong thi công cừ chống thấm quy định trong Bảng 2.
Bảng 2- Yêu cầu thi công và nghiệm thu kỹ thuật hạ cừ chống thấm
Yêu cầu kỹ thuật | Giá trị | Đối tượng kiểm tra | Cách thức kiểm tra |
1. Khoảng dư phòng lún của đơn nguyên cừ phía trước khi hạ đơn nguyên cừ tiếp theo (a) | (30÷50) cm | Đỉnh thanh cừ vừa đóng so với thiết kế | Đo bằng thước thép |
2. Bề rộng gông của khung sàn đạo đóng cừ | (h + 2) cm (h là chiều cao mặt cắt ngang cừ) | Hệ sàn đạo thi công cừ | Đo bằng thước thép |
3. Cao độ hệ khung sàn đạo đóng, rung hạ cừ | > 0,3m (tính từ mực nước thi công) | Hệ sàn đạo thi công cừ | Đo bằng thước thép |
8.7 Thi công hạ cừ bằng phương pháp xói nền
8.7.1 Thi công hạ cừ bằng phương pháp xói nước không áp dụng cho công trình chính và chỉ phù hợp với nền là cát.
8.7.2 Chỉ cho phép dùng xói nước để hạ cừ ở những nơi cách xa nhà và công trình hiện có trên 20m. Để giảm áp suất, lưu lượng nước và công suất máy bơm, cần phải kết hợp xói nước với đóng hoặc ép cừ bằng đầu búa.
8.7.3 Khi hạ cừ đến mét cuối cùng thì ngưng việc xói nước, tiếp tục đóng hoặc rung hạ cừ cho đến khi đạt cao độ thiết kế.
8.8 Thi công cừ âm
8.8.1 Phương pháp thi công cừ âm được sử dụng để hạ cừ khi cao trình đỉnh cừ thiết kế thấp hơn cao trình mặt đất hoặc mặt nước thi công.
8.8.2 Khi hạ cừ đến cao trình cách mặt đất hoặc mặt nước thi công 0,5m tiến hành lắp dựng cọc dẫn vào đầu cừ được hạ, liên kết đầu cừ và cọc dẫn bằng chụp đầu cừ và tiếp tục hạ cừ đến cao trình thiết kế. Cọc dẫn được rút lên thu hồi lại và sử dụng cho công tác hạ các thanh từ tiếp theo.
8.8.3 Cọc dẫn có thể bằng thép hoặc bê tông cốt thép. Chiều dài cọc dẫn do nhà thầu xây dựng lựa chọn tuy nhiên không ngắn hơn khoảng cách từ đỉnh cừ thiết kế đến mặt đất hoặc mặt nước thi công cộng với 1,0m.
8.9 Thi công cừ tại các vị trí nối tiếp
8.9.1 Các vị trí nối tiếp bao gồm: nối tiếp giữa tường cừ mang cống với trụ bên của công trình; nối tiếp tường cừ mang công trình với kết cấu nối tiếp bờ.
8.9.2 Khi thi công cần chú ý định vị và đặt trước thanh cừ ở các vị trí này để liên kết với cừ mang công trình đồng thời có thể sử dụng các vách ngăn đặt sẵn để rót vật liệu chống thấm, tham khảo Phụ lục E.
9 Kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu
9.1 Yêu cầu chung
9.1.1 Cừ đúng chủng loại, kích thước hình học, chiều dài theo hồ sơ thiết kế.
9.1.2 Biện pháp, thao tác, thiết bị và trình tự thi công phải tuân thủ theo hồ sơ thiết kế, đảm bảo an toàn.
9.1.3 Tuyến cừ phải thẳng, sai số nằm trong phạm vi cho phép quy định trong hồ sơ thiết kế.
9.1.4 Liên kết khớp nối cừ theo phương đứng phải liên tục, đảm bảo yêu cầu chống thấm theo thiết kế.
9.2 Kiểm tra vận chuyển và nâng hạ cừ
9.2.1 Kiểm tra các tài liệu chứng minh các thiết bị bốc xếp, vận chuyển và nâng hạ cừ đủ tải trọng thiết kế và đang trong thời gian hoạt động cho phép của đơn vị kiểm định.
9.2.2 Kiểm tra công tác vận chuyển hay kê xếp trên công trường phải theo đúng sơ đồ giằng néo móc cẩu đã chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi công.
9.2.3 Kiểm tra việc xếp đặt phải đảm bảo đúng trình tự và vị trí quy định trong thiết kế cũng như hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
9.2.4 Hình dạng bên ngoài của cấu kiện không được biến dạng, sứt mẻ quá giới hạn cho phép, khớp cừ phải đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế, không bị cong vênh.
9.3 Kiểm tra nghiệm thu thi công thử nghiệm
9.3.1 Kích thước, hình dạng, vật liệu và các thông số kỹ thuật khác của cừ đóng thử nghiệm phải đồng nhất với thông số kỹ thuật của tuyển cừ đóng đại trà.
9.3.2 Vị trí đóng cừ thử nghiệm nên nằm trên tuyến hoặc tại nơi gần nhất với tuyến thi công đại trà.
9.3.3 Đóng cừ thí nghiệm phải do cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trực tiếp chỉ đạo. Các cán bộ vận hành thiết bị và theo dõi quá trình đóng thử cần được huấn luyện và đào tạo.
9.3.4 Việc đóng cừ thử nghiệm phải tuân thủ theo đề cương được thiết kế chấp thuận. Nội dung đề cương cần đề cập đến các điểm cụ thể sau:
- a) Đặc điểm công trình xây dựng;
- b) Đặc điểm đất nền của khu vực xây dựng và tại địa điểm thí nghiệm;
- c) Đặc điểm cừ thí nghiệm (số lượng, chủng loại, kích thước, sức chịu tải);
- d) Biện pháp thi công cừ;
- e) Tải trọng thí nghiệm và chuyển vị đầu cừ lớn nhất theo dự kiến;
- f) Phương pháp và quy trình gia tải;
- g) Yêu cầu về thiết bị thí nghiệm;
- h) Dự kiến thời gian, tiến độ và tổ chức thực hiện thí nghiệm;
- i) Các yêu cầu cần thiết khác.
9.3.5 Cừ thử nghiệm được đóng sao cho cao trình đỉnh cừ cao hơn mặt đất tự nhiên hoặc mặt nước nông tối thiểu 0,70m để thuận tiến cho công tác kiểm tra.
9.3.6 Kiểm tra tốc độ hạ cừ không vượt quá 5cm/s; biến dạng đầu cừ (với cừ thép); vết nứt, vỡ (cừ nhựa và bê tông cốt thép) để đánh giá lựa chọn thiết bị hạ cừ với công suất phù hợp. Từ đó kiến nghị công suất thiết bị và biện pháp hỗ trợ khác để khắc phục.
9.3.7 Kiểm tra sự rung động và đánh giá mức độ ảnh hưởng với các công trình lân cận hay các kết cấu hiện trạng cần bảo vệ.
9.4 Kiểm tra nghiệm thu thi công đóng cừ
Công tác kiểm tra nghiệm thu thi công đóng cừ tuân thủ theo quy định trong TCVN 9394. Ngoài ra phải tuân theo các quy định sau:
9.4.1 Tùy theo năng lực trang thiết bị hiện có, điều kiện địa chất công trình, quy định của Thiết kế về chiều sâu hạ cừ và độ chối quy định Nhà thầu xây dựng có thể lựa chọn thiết bị đóng cừ phù hợp (tham khảo Phụ lục D). Nguyên tắc lựa chọn búa như sau:
- a) Có đủ năng lượng để hạ cừ đến chiều sâu thiết kế với độ chối quy định trong thiết kế, xuyên qua các lớp đất dày kể cả tầng kẹp cứng;
- b) Gây nên ứng suất động không lớn hơn ứng suất động cho phép của cừ để hạn chế khả năng gây nứt cừ;
- c) Tổng số nhát đập hoặc tổng thời gian hạ cừ liên tục không được vượt quá giá trị khống chế trong thiết kế để ngăn ngừa hiện tượng cừ bị mỏi;
- d) Độ chối của cừ không nên quá nhỏ có thể làm hỏng đầu búa.
9.4.2 Lựa chọn búa đóng cừ: theo quy định trong TCVN 9394.
9.4.3 Khi đóng cừ bê tông bằng búa phải dùng mũ và đệm gỗ phù hợp với tiết diện ngang của cừ. Các khe hở giữa mặt bên của cừ và thành mũ cừ mỗi bên không nên vượt quá 1cm.
9.4.4 Nghiệm thu công tác thi công đóng cừ chống thấm tiến hành dựa trên cơ sở các hồ sơ sau:
- a) Hồ sơ thiết kế được duyệt;
- b) Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị tuyến cừ chống thấm;
- c) Chứng chỉ xuất xưởng của cừ;
- d) Nhật ký đóng cừ và biên bản nghiệm thu từng cừ;
- e) Hồ sơ hoàn công có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các đơn nguyên cừ bổ sung (nếu có) và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận.
9.4.5 Độ hở khớp nối:
- a) Đối với cừ thép Larsen các dạng, cừ bản nhựa:
Tất cả khớp nối của các thanh cừ phải được khép, sai số cho phép của khớp nối được quy định bởi nhà sản xuất chế tạo.
- b) Đối với cừ bê tông cốt thép thường:
Tất cả khớp nối của các thanh cừ phải được khép, độ lệch cho phép nằm trong khoảng giới hạn dịch chuyển của khớp nối âm và khớp nối dương; tất cả khớp nối không được phép cong vênh, biến dạng do chuyển vi hay hở khớp nối gây nên.
9.4.6 Độ lệch so với vị trí thiết kế của tuyến cừ trên mặt bằng không được vượt quá trị số nêu trong Bảng 3 hoặc ghi trong thiết kế.
9.5 Kiểm tra nghiệm thu thi công rung hạ cừ
9.5.1 Kiểm tra các thiết bị rung hạ theo các khuyến cáo của nhà sản xuất.
9.5.2 Kiểm tra ảnh hưởng của quá trình thi công đến các công trình bên cạnh. Khi phát hiện giải pháp thi công gây bất lợi lớn, cần dừng lại và đề xuất với cơ quan quản lý phương án thi công mới.
9.5.3 Độ hở khớp nối cho phép theo quy định tại 9.4.5.
9.5.4 Hồ sơ nghiệm thu công tác thi công rung hạ cừ chống thấm theo quy định tại 9.4.4.
Bảng 3- Yêu cầu thi công và nghiệm thu cừ chống thấm
Yêu cầu kỹ thuật | Sai số cho phép | Đối tượng kiểm tra | Cách thức kiểm tra |
1. Sai số cho phép về mặt bằng tuyến cừ chống thấm | ± 3 cm | Thanh cừ đầu tiên và thanh cừ cuối cùng của một lần luân chuyển hệ sàn đạo dẫn hướng thi công | Đo bằng máy kinh vĩ, đối chiếu mốc tuyến và cao độ |
2. Sai số cho phép về cao độ đỉnh cừ | ± 5 cm | Tất cả các thanh cừ sau khi thi công | Đo bằng máy kinh vĩ, kết hợp thước thép, kết hợp thợ lặn, đối chiếu mốc cao độ |
3. Độ nghiêng của thanh cừ so với phương thẳng đứng | ≤ 1% | Tất cả các thanh cừ sau khi thi công | Đo bằng thước thép kết hợp dây dọi |
4. Số lượng các thanh cừ bị sai lệch so với mức cho phép | < 25% | Tất cả các thanh cừ sau khi thi công | Đếm kiểm tra |
9.6 Các phương pháp kiểm tra chất lượng
9.6.1 Phương pháp kiểm tra quan trắc trực quan hiện trường
– Quan sát trực tiếp bằng mắt lượng nước thấm qua nền, thân, vai của công trình nối tiếp với bờ để đánh giá trực tiếp dòng thấm qua hàng cừ.
– Đánh giá chất lượng nước màu sắc và hàm lượng tạp chất chứa trong dòng thấm xuyên qua hàng cừ chống thấm.
– Đo đạc kiểm tra lún kết cấu nền lân cận hàng cừ chống thấm, nếu xuất hiện hiện tượng sụt lún cục bộ tại một số vị trí hay trên toàn tuyến cừ có thể xẩy ra hiện tượng thấm mạnh và xói ngầm qua hàng cừ chống thấm.
9.6.2 Phương pháp kiểm tra độ kín khớp nối
– Nếu cọc cừ không âm: Kiểm tra tổng thể bằng mắt thường cho toàn bộ tuyển cừ sau khi hạ cọc cừ hoàn thiện. Các điểm phát hiện nghi vấn, độ hở lớn sẽ tiến hành sử dụng thước thép vạch đo đến mm để đo đạc kiểm tra, đồng thời đánh giá độ cong vênh, hư hỏng của khớp nối. Công tác kiểm tra được thực hiện ngay cùng thời điểm thi công và đưa ra phương án xử lý cùng thời điểm;
– Nếu cọc cừ âm: Kiểm tra tổng thể bằng mắt thường cho toàn bộ tuyến cừ sau khi chưa hạ cọc cừ đến cao độ thiết kế, chỉ kiểm tra sau khi hạ cọc đến cao độ cao hơn mặt đất hoặc mặt nước tối thiểu 0,70m. Nếu đạt yêu cầu thì cho phép hạ tiếp xuống cao độ thiết kế, trường hợp không phù hợp phải có phương án xử lý ngay.
9.7 Giám sát thi công
9.7.1 Nhà thầu xây dựng phải có kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cừ, ghi chép nhật ký hạ cừ, lập biên bản nghiệm thu có sự xác nhận của tư vấn giám sát theo mẫu in sẵn (tham khảo Phụ lục C).
9.7.2 Trong trường hợp có các sự cố hoặc cừ bị hư hỏng, nhà thầu xây dựng phải báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp. Các sự cố cần được giải quyết ngay khi đang thi công đại trà, khi nghiệm thu chỉ căn cứ vào các hồ sơ hợp lệ, không có vấn đề còn tranh chấp.
10 Các sự cố thường gặp và phương pháp khắc phục khi thi công cừ chống thấm
10.1 Sự cố trong quá trình nâng hạ vận chuyển cừ
Trong quá trình vận chuyển, nâng hạ cừ không tuân thủ các yêu cầu kĩ thuật theo quy định tại 8.2 (Vận chuyển và nâng hạ cừ) và quy định tại 9.2 (Kiểm tra vận chuyển nâng hạ cừ) dẫn tới việc va chạm giữa các thanh cừ với các ngoại vật, cừ bị nứt gãy, móp méo không đảm bảo điều kiện để tiếp tục đưa vào thi công. Đối với những thanh cừ này cần kiểm tra nếu không đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cần loại bỏ trước khi nghiệm thu cừ đưa vào công trường.
10.2 Sự cố trong quá trình hạ cừ
10.2.1 Trường hợp bị tách, xoắn, hư hỏng khớp nối cừ
Khi gặp trường hợp này cần dừng đóng cừ, tiến hành nhổ cừ để kiểm tra nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do cừ bị xiên khi đóng thì cần phải điều chỉnh lại hệ sàn đạo, bộ gông cừ, định vị bằng dây dọi trước khi hạ cừ. Nếu nguyên nhân là do dị vật rơi vào trong khớp nối cừ thì cần kiểm tra khớp nối cừ của các thanh còn lại đảm bảo sạch sẽ trước khi đóng. Với những thanh cừ như vậy cần rút lên ngay khi xảy ra sự cố nếu được để thay thế bằng các thanh cừ khác, đồng thời điều chỉnh hệ sàn đạo dẫn hướng, phương hạ cừ chính xác trước khi thi công thanh cừ thay thế. Khi việc nhổ thanh cừ sự cố không khả thi thì biện pháp xử lý chống thấm có thể sử dụng các giải pháp tham khảo như Hình B.1 đến B.4, Phụ lục B.
Xử lý khi thanh cừ bị tách khớp nối trong quá trình hạ cừ hay hợp long khi hạ cừ từ hai phía, giữa hai thanh cừ lúc này không còn liên kết kín nước dẫn tới tác dụng chống thấm của hàng cừ không được đảm bảo, biện pháp xử lý tham khảo Phụ lục B.
Xử lý khi thanh cừ gặp địa chất bất thường tại vị trí đặc thù như gặp vật cản mà không tiếp tục đóng được tới độ sâu thiết kế thi tiến hành khoan dẫn xuyên qua vật cản rồi xử lý, chi tiết tham khảo Phụ lục B. Sau đó cắt đỉnh thanh cừ sự cố tại đúng cao trình thiết kế.
Nếu toàn bộ tuyến cừ chống thấm đều gặp sự cố không hạ xuống tới cao trình thiết kế do điều kiện địa chất quá cứng thì cần báo cáo chủ đầu tư để có phương án thay đổi biện pháp chống thấm khác cho phù hợp với điều kiện địa chất khu vực bố trí công trình.
10.2.2 Trường hợp bị vỡ đầu cừ (đối với cừ bê tông cốt thép)
Nguyên nhân là do gặp chướng ngại vật hoặc năng lượng thiết bị hạ cừ quá lớn so với quy mô cừ. Khi đó cần thay đổi thiết bị hạ cừ hoặc giải quyết chướng ngại vật rồi mới tiếp tục đóng cừ. Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ đầu cừ như chụp gỗ, chụp cao su vào đầu cừ trước khi hạ cừ. Với những thanh cừ bị biến dạng móp méo gãy vỡ trong quá trình thi công hạ cừ cần phát hiện kịp thời để thay thế bằng thanh cừ mới.
10.2.3 Trường hợp khi thi công cừ bị tụt quá cao trình thiết kế
Nguyên nhân có thể do gặp lớp đất quá yếu hoặc cừ bị gãy. Nếu nguyên nhân là gặp lớp đất yếu, trong quá trình hạ cừ phải thường xuyên quan trắc và có biện pháp neo đầu cừ ở đúng cao trình thiết kế để đề phòng thanh cừ tiếp tục bị lún trong quá trình thi công các thanh cừ kế tiếp. Nếu phát hiện cừ bị gãy, phải tiến hành nhổ bỏ và thay thế bằng thanh cừ mới đảm bảo tính chống thấm.
10.2.4 Trường hợp cừ đóng không đạt đến cao trình thiết kế
Trường hợp cừ không đóng được tới cao trình thiết kế có thể do gặp chướng ngại vật hoặc cừ bị xiên hướng. Trường hợp này cần dừng lại để xác định nguyên nhân. Nếu gặp lớp đất cứng có thể sử dụng biện pháp xói nước để hạ cừ. Trong trường hợp không hạ được cừ cần báo cáo chủ đầu tư, đề xuất với đơn vị tư vấn thiết kế biện pháp chống thấm khác.
10.2.5 Trường hợp tuyến cừ đóng lệch so với thiết kế
Nếu trong quá trình đóng phát hiện tuyến cừ bị đóng lệch so với tuyến thiết kế cần phải dừng ngay để đo đạc, hiệu chỉnh lại tuyến cho phù hợp. Những thanh cừ nào đã đóng lệch cần phải được nhổ lên và đóng lại để đảm bảo kĩ thuật theo phương án thiết kế ban đầu.
Trường hợp tuyến cừ lệch so với tuyến thiết kế nhưng không ảnh hưởng đến yêu cầu chống thấm của hàng cừ, nhà thầu cần có văn bản gửi chủ đầu tư để xem xét và ra quyết định cuối cùng.
10.3 Sự cố cừ chống thấm sau khi công trình đưa vào sử dụng
10.3.1 Trường hợp bị tách, xoắn khớp nối cừ do hiện tượng lún lệch công trình
Với những thanh cừ tại vị trí tách khớp do công trình lún lệch có thể tham khảo Hình B.1 đến Hình B.4, Phụ lục B.
10.3.2 Trường hợp bị xói chân cừ do tính toán không đủ chiều dài
Trong trường hợp tuyến cừ chống thấm bị xói chân do việc tính toán thiết kế chiều dài thanh cừ không đủ, lưu lượng dòng thấm qua chân cừ diễn biến tăng theo thời gian gây xói chân. Để khắc phục sự cố này cần phải xử lý trên toàn tuyến, có thể tham khảo Phụ lục B.
10.3.3 Trường hợp thi công xong nhưng không đạt khả năng chống thấm
Đối với nguyên nhân do hư hỏng khớp nối cừ trong quá trình thi công, cần phải xác định chính xác vị trí liên kết khớp nối xuất hiện dòng thấm lớn, ứng với mỗi trường hợp hư hỏng có biện pháp xử lý phù hợp với sự đồng ý của tư vấn thiết kế và chủ đầu tư, có thể tham khảo Phụ lục B.
11 An toàn lao động
Công tác an toàn lao động như quy định trong TCVN 5308 và các quy định an toàn hiện hành liên quan. Ngoài ra cần chú ý các điểm sau:
– Trước khi thi công, nhà thầu xây dựng phải kiểm tra, kiểm định tất cả các máy móc thiết bị đủ và đạt tiêu chuẩn;
– Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị phục trách chuẩn bị đường để đảm bảo cho máy móc di chuyển trong quá trình thi công được an toàn;
Phải thường xuyên kiểm tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực, puly cáp, mô tơ và hệ thống điện;
– Chỉ được dùng khi búa đã ổn định trên cừ. Cáp treo búa được thả hơi chùng;
– Lúc đầu chỉ được phép rung với tần số thấp để khi cừ xuống ổn định rồi mới được tăng dần lực rung của búa;
– Tuyệt đối không được đứng dưới đường dây điện cao thế;
– Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành trên công trường (giầy, quần áo, mũ bảo hộ);
– Tập huấn quy trình an toàn lao động cho công nhân vận hành và thường xuyên yêu cầu cán bộ tại công trình kiểm tra, giám sát, nhắc nhở;
– Đặt các biển báo nguy hiểm tại các vị trí cần thiết;
– Cử người hướng dẫn, xi nhan máy, phân luồng (nếu cần thiết);
– Những người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vận hành những máy móc thiết bị thi công trên công trường;
– Công nhân lao động chỉ được làm việc dưới sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật và thợ máy;
– Tuyệt đối cấm những người không có nhiệm vụ đi vào khu vực thi công.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Biện pháp thi công cừ chống thấm
Bước 1: Hạ thanh cừ đầu tiên đến vị trí cách cao trình thiết kế một khoảng a (cm); | Bước 2: Lồng khớp nối thanh cừ số 2 vào khớp nối của thanh cừ số 1; | Bước 3: Hạ thanh cừ số 2 xuống vị trí cách cao độ thiết kế một khoảng a (cm), theo dõi chuyển vị của thanh cừ số 1, có biện pháp gông giữ cố định nếu chuyển vị của thanh cừ này đạt đến cao trình thiết kế; |
Bước 4: Ghép khớp nối thanh cừ số 3 vào thanh cừ số 2; | Bước 5: Hạ thanh cừ số 3 xuống vị trí cách cao độ thiết kế một khoảng a (cm), theo dõi chuyển vị của thanh cừ số 2, có biện pháp gông giữ cố định nếu chuyển vị của thanh cừ này đạt đến cao trình thiết kế; | Bước 6: Tiếp tục hạ đuổi các thanh cừ tiếp theo cho tới hết tuyến. |
CHÚ DẪN: a: Khoảng dư phòng lún của thanh cừ phía trước khi hạ thanh cừ tiếp theo
Hình A.1 – Trình tự thi công hạ cừ chống thấm
Bước 1: Đo vẽ cắm mốc định tuyến vị trí đóng cọc định vị 3;
Bước 2: Đóng cọc định vị 3 vào vị trí đến cao trình thiết kế;
Bước 3: Lắp dựng hệ sàn đạo gồm có dầm dọc ngang 2, đai dẫn hướng 1;
Bước 4: Neo giữ cố định xà lan cần cẩu, búa đóng;
Bước 5: Đưa thanh cừ vào vị trí trên sàn đạo, đóng cừ tới cao trình thiết kế.
CHÚ DẪN:
1 Đai dẫn hướng;
2 Dầm dọc ngang; |
3 Cọc định vị;
4 Cừ; |
5 Cáp neo cừ;
6 Cọc dẫn. |
Hình A.2 – Biện pháp hạ cừ chống thấm bằng búa đóng trong nước
Bước 1: Đo vẽ cắm mốc định tuyến vị trí đóng cọc định vị 3;
Bước 2: Đóng cọc định vị 3 vào vị trí đến cao trình thiết kế;
Bước 3: Lắp dựng hệ sàn đạo gồm có dầm dọc ngang 2, đai dẫn hướng 1;
Bước 4: Đưa cần cẩu búa đóng vào vị trí tập kết chuẩn bị công tác đóng;
Bước 5: Đưa thanh cừ vào vị trí trên sàn đạo, đóng cừ tới cao trình thiết kế.
CHÚ DẪN:
1 Đai dẫn hướng;
2 Dầm dọc ngang; |
3 Cọc định vị;
4 Cừ; |
5 Cáp neo cừ;
6 Cọc dẫn. |
Hình A.3 – Biện pháp hạ cừ chống thấm bằng búa đóng trên khô
Bước 1: Đo vẽ cắm mốc định tuyến vị trí đóng cọc định vị 3;
Bước 2: Đóng cọc định vị 3 vào vị trí đến cao trình thiết kế;
Bước 3: Lắp dựng hệ sàn đạo gồm có dầm dọc ngang 2, đai dẫn hướng 1;
Bước 4: Đưa cần cẩu búa rung vào vị trí tập kết chuẩn bị công tác rung ép;
Bước 5: Đưa thanh cừ vào vị trí trên sàn đạo, rung ép cừ tới cao trình thiết kế.
CHÚ DẪN:
1 Đai dẫn hướng;
2 Dầm dọc ngang; |
3 Cọc định vị;
4 Cừ; |
5 Búa rung. |
Hình A.4 – Hạ cừ chống thấm bằng biện pháp rung ép
Bước 1: Đo vẽ cắm mốc định tuyến vị trí đóng cọc định vị 3;
Bước 2: Đóng cọc định vị 3 vào vị trí đến cao trình thiết kế;
Bước 3: Lắp dựng hệ sàn đạo gồm có dầm dọc ngang 2, đai dẫn hướng 1;
Bước 4: Đưa cần cẩu búa rung và máy bơm xói vào vị trí tập kết chuẩn bị công tác rung xói;
Bước 5: Lắp đặt cố định mũi xói vào thân cừ;
Bước 6: Đưa thanh cừ vào vị trí trên sàn đạo, rung xói cừ tới cao trình thiết kế.
CHÚ DẪN:
1 Đai dẫn hướng;
2 Dầm dọc ngang; |
3 Cọc định vị;
4 Cừ; |
5 Búa rung;
6 Máy bơm xói; |
7 Mũi xói. |
Hình A.5 – Hạ cừ chống thấm bằng biện pháp rung xói
Phụ lục B
(Tham khảo)
Biện pháp xử lý khi gặp sự cố
B.1. Biện pháp xử lý khi gặp sự cố trong quá trình vận chuyển nâng hạ
Vận chuyển nâng hạ cừ: Trong quá trình cẩu nâng hạ cừ nếu không tuân thủ các yêu cầu kĩ thuật theo quy định tại 8.2 (Vận chuyển và nâng hạ cừ) và quy định tại 9.2 (Kiểm tra vận chuyển nâng hạ cừ) mà dẫn tới việc va chạm giữa các thanh cừ khi nâng hạ, va chạm giữa các thanh cừ và ngoại vật trong quá trình vận chuyển làm cho cừ bị nứt gãy, móp méo không đảm bảo điều kiện để tiếp tục đưa vào thi công thì cần kiểm tra và loại bỏ các thanh cừ bị nứt gãy, móp méo trước khi nghiệm thu cừ đưa vào công trường.
B.2. Biện pháp xử lý cừ bê tông cốt thép khi gặp sự cố trong quá trình hạ cừ
CHÚ DẪN:
a Thanh cừ đã thi công; b Thanh cừ sự cố; c Vữa chống thấm hoặc bê tông đổ bù; d Thanh cừ thép ép ngoài.
Hình B.1 – Biện pháp hạ cừ ván thép và lấp đầy vữa chống thấm hai bên cừ sự cố
CHÚ DẪN:
a Thanh cừ đã thi công; b Thanh cừ sự cố; e Phạm vi khoan phụt
Hình B.2 – Biện pháp khoan phụt xi măng đất
CHÚ DẪN:
a Thanh cừ đã thi công; f Thanh cừ hợp long; L = 20cm ÷ 30cm.
Hình B.3 – Biện pháp đóng cừ bổ sung
CHÚ DẪN:
a Thanh cừ đã thi công; c Vữa chống thấm hoặc bê tông đổ bù; d Thanh cừ thép ép ngoài.
Hình B.4 – Biện pháp hạ cừ ván thép và phụt vữa điền đầy
CHÚ DẪN:
a Thanh cừ đã thi công; e Phạm vi khoan phụt.
Hình B.5 – Biện pháp khoan phụt vữa một bên
B.3. Biện pháp xử lý cừ thép khi gặp sự cố trong quá trình hạ cừ
CHÚ DẪN:
a Thanh cừ đã thi công; b Thanh cừ sự cố; c Vữa chống thấm hoặc bê tông đổ bù.
Hình B.6 – Biện pháp ép cừ thép và phụt vữa điền đầy
CHÚ DẪN:
a Thanh cừ đã thi công; b Thanh cừ sự cố; e Phạm vi khoan phụt.
Hình B.7 – Biện pháp khoan phụt xi măng đất
CHÚ DẪN:
a Thanh cừ đã thi công; f Thanh cừ hợp long.
Hình B.8 – Biện pháp hạ cừ thay thế
CHÚ DẪN:
a Thanh cừ đã thi công; c Vữa chống thấm hoặc bê tông đổ bù; d Thanh cừ thép ép ngoài
Hình B.9 – Biện pháp hạ cừ hai bên và phụt vữa điền đầy
B.4. Biện pháp xử lý cừ nhựa khi gặp sự cố trong quá trình hạ cừ
Đối với cừ nhựa thông thường do đặc tính vật liệu cũng như khả năng chịu lực yếu hơn các loại cừ khác nên chiều dài thiết kế thường ngắn, sử dụng để đóng ở tầng đất nông, khi xảy ra sự cố, cần thiết rút thanh cừ bị hỏng lên và thay bằng thanh cừ khác.
B.5. Biện pháp xử lý khi gặp sự cố trong quá trình vận hành công trình
Trong quá trình vận hành công trình do thiết kế chiều dài cừ không đủ dài dẫn tới xảy ra hiện tượng xói chân cừ tại vị trí tuyến cừ chống thấm hay xói chân công trình tại vị trí có kết cấu địa chất nền yếu nhất và kết cấu gia cố không đủ. Để xử lý có thể dùng biện pháp khoan phụt để tăng chiều dài đường viền thấm hay bổ sung hàng cừ mới đủ chiều dài tại vị trí thích hợp theo thực trạng sự cố công trình.
CHÚ DẪN:
a Hàng cừ sự cố; b Phạm vi khoan phụt;
Hình B.10 – Khoan phụt xi măng đất sát tuyến cừ và sâu hơn chân cừ để tăng chiều dài đường viền thấm
CHÚ DẪN:
a Hàng cừ sự cố; b Phạm vi khoan phụt; L = 20cm ÷ 30cm; H Khoảng cách hàng cừ sự cố và hàng cừ bổ sung hay phạm vi khoan phụt.
Hình B.11 – Khoan phụt xi măng đất tạo tuyến chống thấm mới
CHÚ DẪN:
a Hàng cừ sự cố; c Hàng cừ bổ sung; H Khoảng cách hàng cừ sự cố và hàng cừ bổ sung hay phạm vi khoan phụt.
Yêu cầu kỹ thuật của cọc xi măng đất chống thấm tham khảo TCCS 05:2010/ VKHTLVN
Hình B.12 – Thi công tuyến cừ chống thấm mới
Phụ lục C
(Tham khảo)
Biên bản thi công cừ thử nghiệm
C.1. Nhật ký thi công cừ thử nghiệm
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Nhật ký thi công cừ thử nghiệm
(Từ N0 ………………….. đến N0 ………………………. )
Bắt đầu ………………….. Kết thúc …………………..
- Thông số thiết bị hạ cừ
- Tên thiết bị hạ cừ ……………………………………………………………………………………………………
- Các thông số kỹ thuật chính ……………………………………………………………………………………..
- Thông số về cừ thử nghiệm
- Loại cừ:
- Kích thước:
- Vị trí cừ thi công thử nghiệm:
– Cao độ tuyệt đối của mặt đất cạnh cừ ………………………………………………………………………….
– Cao độ tuyệt đối của mũi cừ ………………………………………………………………………………………….
N0 lần đo | Thời gian đo (phút) | Số nhát đập trong lần đo hoặc lực kích động | Độ sâu hạ cừ trong lần đo (cm) | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
C.2. Tổng hợp thi công cừ thử nghiệm
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Báo cáo tổng hợp thi công cừ thử nghiệm
(Từ N0 …………………..đến N0 ……………………)
Bắt đầu ……………….. Kết thúc ……………………
TT | Tên cừ | Loại cừ | Ngày/ca | Độ sâu, m | Loại thiết bị | Độ sâu hạ cừ, cm | Ghi chú | |
Thiết kế | Thực tế | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
Biên bản hạ cừ
C.3. Nhật ký đóng cừ
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Nhật ký đóng cừ
(Từ N0 …………………..đến N0 ……………………..)
Bắt đầu ………………….. Kết thúc………………….
- Thông số máy đóng cừ:
- Hệ thống máy đóng cừ …………………………………………………………………………………………..
- Loại búa ………………………………………………………………………………………………………………..
- Trọng lượng phần đập của búa …………………………………………………………………………………
- Thi công Cừ số (theo mặt bằng tuyến cừ) ……………………………………………………………………
- Ngày/ tháng ……………………………………………………………………………………………………………..
- Cao độ tuyệt đối của mặt đất cạnh cừ …………………………………………………………………………
- Cao độ tuyệt đối của mũi cừ ……………………………………………………………………………………..
N0 lần đo | Độ cao rơi búa, cm | Số nhát đập trong lần đo | Độ sâu hạ cừ trong lần đo | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
C.4. Tổng hợp đóng cừ
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Báo cáo tổng hợp đóng cừ
(Từ N0 ………………….. đến N0 ………………………..)
Bắt đầu …………………… Kết thúc ……………………..
TT | Tên cừ | Loại cừ | Độ sâu, m | Loại búa | Tổng số nhát đập | Độ sâu hạ cừ, cm | Ghi chú | ||
Ngày/ca | Thiết kế | Thực tế | |||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
C.5. Nhật ký rung hạ cừ
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Nhật ký rung hạ cừ
(Từ N0 ………………….. đến N0 ……………………)
Bắt đầu …………………… Kết thúc ………………….
- Loại búa rung …………………………………………………………………………………………………………
Cừ số (theo mặt bằng tuyến cừ) …………………………………………………………………………………..
- Ngày tháng ……………………………………………………………………………………………………………
- Số lượng và chiều dài cừ …………………………………………………………………………………………..
- Cao độ tuyệt đối của mặt đất cạnh cừ ………………………………………………………………………….
- Cao độ tuyệt đối của mũi cừ ……………………………………………………………………………………..
N0 lần đo | Thời gian đo,
min |
Độ sâu hạ cừ trong lần đo,
cm |
Thời gian nghỉ,
min |
Số liệu về vận hành búa rung | Ghi chú | |||
Lực kích động,
T |
Cường độ dòng điện,
A |
Điện thế dòng điện,
V |
Biên độ dao động,
mm |
|||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
C.6. Tổng hợp rung hạ cừ
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Báo cáo tổng hợp rung hạ cừ
(Từ N0 ………………….. đến N0 …………………..)
Bắt đầu ………………….. Kết thúc ………………….
TT | Số hiệu cừ | Chủng loại, kích thước | Ngày/ca | Độ sâu, m | Loại búa rung | Các số liệu về lần đo sau cùng | Ghi chú | |||
Thiết kế | Thực tế | Lực kích động, T | Công suất yêu cầu, kW | Tốc độ hạ, m/min | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
C7. Nhật ký rung xói hạ cừ
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Nhật ký rung xói hạ cừ
(Từ N0 ………………….. đến N0 ……………………)
Bắt đầu …………………. Kết thúc ………………….
- Loại búa rung …………………………………………………………………………………………………………….
Cừ số (theo mặt bằng tuyến cừ) ……………………………………………………………………………………..
- Số lượng ống xói: Đường kính trong ống: Đường kính đầu phun:
- Ngày tháng ……………………………………………………………………………………………………………
- Số lượng và chiều dài cừ ………………………………………………………………………………………..
- Cao độ tuyệt đối của mặt đất cạnh cừ ……………………………………………………………………….
- Cao độ tuyệt đối của mũi cừ ………………………………………………………………………………………….
N0 lần đo | Thời gian đo, min | Độ sâu hạ cừ trong lần đo,
cm |
Thời gian nghỉ,
min |
Số liệu về vận hành búa rung | Số liệu về vận hành xói nước | Ghi chú | ||||
Lực kích động,
T |
Cường độ dòng điện,
A |
Điện thế dòng điện,
V |
Biên độ dao động,
mm |
Cột áp tại vòi phun,
T/m2 |
Lưu lượng,
L/min |
|||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
C.8. Tổng hợp rung hạ cừ
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Báo cáo tổng hợp rung xói hạ cừ
(Từ N0 ………………….. đến N0 ……………………)
Bắt đầu …………………. Kết thúc ………………….
TT | Số hiệu cừ | Chủng loại, kích thước | Ngày/ca | Độ sâu, m | Loại búa rung | Các số liệu về lần đo sau cùng | Ghi chú | ||||
Thiết kế | Thực tế | Lực kích động, T | Công suất yêu cầu, kW | Tốc độ hạ, m/min | Cột áp tại vòi phun, T/m2 | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
C.9. Nhật ký ép cừ
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Nhật ký ép cừ
(Từ N0 ………………….. đến N0 ……………………)
Bắt đầu …………………. Kết thúc ………………….
- Loại máy ép cừ …………………………………………………………………………………………………….
- Áp lực tối đa của bơm dầu, kg/cm2 ………………………………………………………………………….
- Lưu lượng bơm dầu, l/ phút …………………………………………………………………………………..
- Diện tích hữu hiệu của pittông, cm2 ………………………………………………………………………….
- Số giấy kiểm định …………………………………………………………………………………………………….
Cừ số (theo mặt bằng tuyến cừ) …………………………………………………………………………………….
- Ngày tháng ép …………………………………………………………………………………………………………
- Số lượng và chiều dài thanh cừ …………………………………………………………………………………
- Cao độ tuyệt đối của mặt đất cạnh cừ …………………………………………………………………………
- Cao độ tuyệt đối của mũi cừ ……………………………………………………………………………………..
- Lực ép quy định trong thiết kế (min, max), tấn ……………………………………………………………..
Ngày, giờ ép | Độ sâu ép | Giá trị lực ép | Ghi chú | ||
Ký hiệu | Độ sâu, m | Áp lực, kg/cm2 | Lực ép, T | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
C.10 Tổng hợp ép cừ
Tên Nhà thầu: …………………………………………..
Tên Công trình: ……………………………………….
Báo cáo tổng hợp ép cừ
(Từ N0 ………………….. đến N0 ……………………)
Bắt đầu …………………. Kết thúc ………………….
TT | Tên cừ | Ngày/ca | Loại cừ | Ký hiệu | Lực ép khi dừng, T | Độ sâu, m | Loại máy ép | Ghi chú | |
Thiết kế | Thực tế | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Kỹ thuật thi công | Tư vấn giám sát |
Phụ lục D
(Tham khảo)
Lựa chọn phương pháp thi công hạ cừ
Phương pháp “Đóng” | Phương pháp “Rung” | Phương pháp “Ép” | ||||||
Búa Diezen | Búa hơi nước | Búa thủy lực | Búa rơi | Búa rung | Máy ép thủy lực | Máy ép kết hợp máy khoan đất | ||
Điều kiện đất nền | Đất sét mềm | Không phù hợp | Không phù hợp | Không phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | Phù hợp |
Đất sét | Phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | |
Đất cát | Phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | Không phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | Phù hợp | |
Đất sét cứng | Có thể áp dụng | Có thể áp dụng | Có thể áp dụng | Không thể áp dụng | Có thể áp dụng | Không phù hợp | Có thể áp dụng | |
Điều kiện làm việc | Kích thước thiết bị | Lớn | Lớn | Lớn | Nhỏ | Lớn | Lớn | |
Ảnh hưởng của Độ ồn | Lớn | Lớn | Vừa | Vừa | Vừa | Nhỏ | Nhỏ | |
Ảnh hưởng của Dao động | Lớn | Lớn | Lớn | Vừa | Lớn | Nhỏ | Nhỏ | |
Năng lượng đóng cọc | Lớn | Lớn | Lớn | Nhỏ | Lớn | Vừa | Vừa | |
Tốc độ đóng cọc | Nhanh | Nhanh | Nhanh | Chậm | Chậm | Vừa | Vừa |
Phụ lục E
(Tham khảo)
Nối tiếp tường cừ với công trình và với kết cấu nối tiếp bờ
Kích thước tính bằng centimet
CHÚ DẪN:
1 Mặt tường trụ; 2 Cừ thép chôn sẵn; 3 Thép bu lông; 4 Cừ đáy công trình; 5 Cừ mang công trình.
Hình E.1- Nối tiếp tường cừ mang công trình với trụ bên công trình
CHÚ DẪN:
1 Mặt tường chống thấm; 2 Ngăn nhựa đường; 3 Thép máng; 4 Thanh neo; 5 Tường cừ mang công trình.
Hình E.2- Nối tiếp tường cừ mang công trình với kết cấu nối tiếp bờ
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]. Báo cáo tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm hoàn thiện công nghệ thiết kế, chế tạo thi công và quản lý vận hành đập trụ đỡ áp dụng cho vùng triều phục vụ các công trình ngăn sông vùng ven biển;
[2]. TCCS 05:2010/VKHTLVN: Hướng dẫn sử dụng phương pháp Jet-grouting tạo cọc xi măng đất để xử lý đất yếu, chống thấm nền và thân công trình bằng đất.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Quy định chung
5 Công tác chuẩn bị thi công
6 Công tác đo đạc trước, trong và sau khi thi công
7 Kiểm tra chất lượng cừ trước khi thi công
8 Yêu cầu kỹ thuật thi công
9 Kiểm tra chất lượng thi công và nghiệm thu
10 Các sự cố thường gặp và phương pháp khắc phục khi thi công cừ chống thấm
11 An toàn lao động
Phụ lục A (tham khảo) Biện pháp thi công cừ chống thấm
Phụ lục B (tham khảo) Biện pháp xử lý khi gặp sự cố
Phụ lục C (tham khảo) Biên bản thi công cừ thử nghiệm
Phụ lục D (tham khảo) Lựa chọn phương pháp thi công hạ cừ
Phụ lục E (tham khảo) Nối tiếp tường cừ với công trình và với kết cấu nối tiếp bờ
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12634:2020 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – CỪ CHỐNG THẤM – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN 12634:2020 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Xây dựng Nông nghiệp - Nông thôn Lâm nghiệp |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |