TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12679:2019 (IEC 61517:2009) VỀ THIẾT BỊ DÙNG CHO MỤC ĐÍCH CHIẾU SÁNG CHUNG – YÊU CẦU MIỄN NHIỄM TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC)
TCVN 12679:2019
IEC 61547:2009
THIẾT BỊ DÙNG CHO MỤC ĐÍCH CHIẾU SÁNG CHUNG – YÊU CẦU MIỄN NHIỄM TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC)
Equipment for general lighting purposes – EMC immunity requirements
Lời nói đầu
TCVN 12679:2019 hoàn toàn tương đương với IEC 61547:2009;
TCVN 12679:2019 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E9 Tương thích điện từ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THIẾT BỊ DÙNG CHO MỤC ĐÍCH CHIẾU SÁNG CHUNG – YÊU CẦU MIỄN NHIỄM TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC)
Equipment for general lighting purposes – EMC immunity requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu miễn nhiễm điện từ áp dụng cho thiết bị chiếu sáng, ví dụ như bóng đèn, phụ kiện và đèn điện được thiết kế để nối với nguồn điện hạ áp hoặc hoạt động bằng pin/acquy.
Phạm vi của tiêu chuẩn này không bao gồm thiết bị mà yêu cầu về miễn nhiễm đã được quy định trong các tiêu chuẩn khác như:
– thiết bị chiếu sáng để sử dụng trong phương tiện giao thông đường bộ;
– thiết bị điều khiển ánh sáng giải trí dùng cho mục đích chuyên dụng;
– cơ cấu chiếu sáng được lắp trong các thiết bị khác như:
• chiếu sáng thang đo hoặc số chỉ;
• máy photocopy;
• máy chiếu kính ảnh và máy chiếu;
• thiết bị đa phương tiện.
Tuy nhiên, trong thiết bị đa chức năng có bộ phận chiếu sáng hoạt động độc lập với các bộ phận khác thì các bộ phận chiếu sáng đó áp dụng các yêu cầu miễn nhiễm điện từ của tiêu chuẩn này.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn này được căn cứ theo yêu cầu đối với môi trường gia đình, thương mại và công nghiệp nhẹ cho trong IEC 61000-6-1, nhưng đã sửa đổi theo thực tế về kỹ thuật chiếu sáng.
Dự kiến rằng thiết bị chiếu sáng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này sẽ hoạt động thỏa đáng trong các môi trường khác. Trong một số trường hợp đặc biệt, phải thực hiện các biện pháp để cung cấp miễn nhiễm cao hơn. Việc giải quyết tất cả các khả năng đó là không thể thực hiện được. Những yêu cầu như vậy có thể được thiết lập bằng sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa nhà cung cấp và người mua.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 7722-1:2009 (IEC 60598-1:2008), Đèn điện – Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm1
TCVN 7722-2-22 (IEC 60598-2-22), Đèn điện – Phần 2-22; Yêu cầu cụ thể – Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp
TCVN 8095-161 (IEC 60050-161), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 161: Tương thích điện từ
TCVN 8095-845 (IEC 60050-845), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 845: Chiếu sáng
IEC 61000-4-2:2008, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-2: Testing and measurement techniques – Electrostatic discharge immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-2: Kỹ thuật đo và thử nghiệm – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện)
IEC 61000-4-3:2006 with admendment 1:2007, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-3: Testing and measurement techniques – Radiated, radio frequency, electromagnetic field immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-3: Kỹ thuật đo và thử nghiệm – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với trường điện từ bức xạ tần số vô tuyến)
IEC 61000-4-4:2004, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-4: Testing and measurement techniques – Electrical fast transient/burst immunity tests (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với quá độ/burst điện nhanh)
IEC 61000-4-5:2005, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-5: Testing and measurement techniques – Surge immunity test (Tưong thích điện từ (EMC) – Phần 4-5: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với đột biến)
IEC 61000-4-6:2008, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-6: Testing and measurement techniques – Immunity to conducted disturbances, induced by radio-frequency fields (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-6: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn do trường tần số radio)
IEC 61000-4-8:1993 with amendment 1: 2000, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4: Testing and measurement techniques – Section 8: Power frequency magnetic field immunity test (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-8: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn)
IEC 61000-4-11:2004, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 4-11: Testing and measurement techniques – Voltage dips, short interruptions and voltage variations immunity tests (Tương thích điện từ (EMC) – Phần 4-11: Kỹ thuật thử nghiệm và đo – Thử nghiệm miễn nhiễm đối với sụt áp, gián đoạn ngắn và thay đổi điện áp)
IEC 61000-6-1:20052, Electromagnetic compatibility (EMC) – Part 6-1: Generic standards – Immunity for residential, commercial and light-industrial environments (Tương thích điện từ (EMC – Phần 6-1: Tiêu chuẩn chung – Miễn nhiễm trong môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Đối với tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa của TCVN 8095-161 (IEC 60050-161), TCVN 8095-845 (IEC 60050-845) và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây:
3.1
Cổng (port)
Giao diện bằng điện cụ thể của thiết bị được quy định cụ thể với môi trường điện từ bên ngoài.
3.2
Cổng vỏ (enclosure port)
Đường biên vật lý của thiết bị thông qua đó trường điện tử có thể bức xạ hoặc xuyên qua (xem Hình 1).
CHÚ THÍCH: Cổng nguồn xoay chiều/một chiều có thể bao gồm cả dây nối đất bảo vệ.
Hình 1 – Ví dụ về các cổng
4 Tiêu chí tính năng
4.1 Việc mô tả chức năng của tiêu chí tính năng, trong hoặc sau thử nghiệm miễn nhiễm, phải được cung cấp bởi nhà chế tạo và được ghi trong báo cáo thử nghiệm.
Tính năng của thiết bị chiếu sáng phải được đánh giá bằng cách theo dõi:
– cường độ sáng của đèn điện hoặc của (các) bóng đèn;
– hoạt động của cơ cấu điều khiển trong vỏ của thiết bị có cơ cấu điều chỉnh hoặc liên quan đến chính cơ cấu điều chỉnh;
– hoạt động của cơ cấu khởi động, nếu có.
4.2 Tiêu chí tính năng được nêu dưới đây áp dụng cho thiết bị chiếu sáng.
a) Tiêu chí tính năng A
Trong khi thử nghiệm, phải quan sát thấy không có thay đổi về cường độ sáng và nếu có cơ cấu điều chỉnh thì phải hoạt động như dự kiến trong quá trình thử nghiệm.
b) Tiêu chí tính năng B
Trong khi thử nghiệm, cường độ sáng có thể thay đổi đến giá trị bất kỳ. Sau khi thử nghiệm, cường độ sáng phải trở về giá trị ban đầu trong thời gian 1 min. Cơ cấu điều chỉnh không cần hoạt động khi thử nghiệm, nhưng sau khi thử nghiệm, chế độ của cơ cấu điều chỉnh phải tương tự như trước khi thử nghiệm với điều kiện khi thử nghiệm không có lệnh thay đổi chế độ được đưa ra.
c) Tiêu chí tính năng C
Trong và sau khi thử nghiệm, cho phép có thay đổi bất kỳ về cường độ sáng và (các) bóng đèn có thể bị tắt. Sau thử nghiệm, trong thời gian 30 min, tất cả các hoạt động phải trở về bình thường, nếu cần thì ngắt tạm thời nguồn cấp điện và/hoặc vận hành cơ cấu điều chỉnh.
Yêu cầu bổ sung đối với thiết bị chiếu sáng có lắp cơ cấu khởi động: Sau khi thử nghiệm, ngắt điện thiết bị chiếu sáng. Sau 30 min, lại bật điện lên. Thiết bị phải khởi động và làm việc như dự kiến.
4.3 Sự thay đổi về cường độ sáng có thể được kiểm tra bằng cách quan sát bằng mắt nhưng trong trường hợp có nghi ngờ, áp dụng như sau.
Cường độ sáng của đèn điện hoặc của (các) bóng đèn phải được đo bằng máy đo độ rọi (lux) được bố trí theo một trục vuông góc với mặt phẳng chính của đèn điện hoặc (các) bóng đèn, tại tâm và ở khoảng cách để làm việc thích hợp của máy đo độ rọi. Cường độ sáng được xem như không có thay đổi nếu các cường độ đo được không sai lệch quá 15 %.
Cần cẩn thận để đảm bảo rằng mức ánh sáng môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến kết quả phép đo.
Phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để đạt được các kết quả tái lập đã cho trong các tiêu chuẩn tính năng bóng đèn có liên quan.
4.4 Ảnh hưởng của hiện tượng điện từ (như được mô tả trong tiêu chuẩn này) đối với tuổi thọ của thiết bị cần thử nghiệm được loại trừ khỏi tiêu chuẩn này.
5 Quy định kỹ thuật về thử nghiệm
5.1 Yêu cầu chung
Yêu cầu miễn nhiễm đối với thiết bị được xác định thuộc phạm vi áp dụng có liên quan đến:
– phóng điện tĩnh điện;
– nhiễu liên tục và quá độ;
– nhiễu bức xạ và nhiễu dẫn;
– nhiễu liên quan đến nguồn lưới.
Các yêu cầu này được nêu trong các điều từ 5.2 đến 5.9 trên cơ sở so sánh cổng này với cổng kia.
Áp dụng các thử nghiệm đối với các cổng liên quan của thiết bị như đã được chỉ ra trong các điều tương ứng. Trong tiêu chuẩn này, các cổng nguồn một chiều dùng để cấp nguồn cho cơ cấu điều chỉnh được coi là cổng tín hiệu. Các thử nghiệm phải được tiến hành theo cách thức được xác định rõ ràng và có khả năng tái lập. Các thử nghiệm phải được thực hiện như các thử nghiệm đơn lẻ theo trình tự. Trình tự thử nghiệm là tùy chọn.
Thông qua việc xem xét các đặc tính về điện và việc sử dụng thiết bị cụ thể mà có thể xác định một vài thử nghiệm là không phù hợp và do đó là không cần thiết. Trong trường hợp như vậy, việc quyết định không thử nghiệm bắt buộc phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm.
Mô tả về thử nghiệm, nguồn điện thử nghiệm, phương pháp thử và thiết lập thử nghiệm được đưa ra trong các tiêu chuẩn cơ bản, được đề cập trong các điều liên quan.
Mức thử nghiệm thường dựa trên các giá trị mức 2 như được khuyến cáo trong các tiêu chuẩn cơ bản.
5.2 Phóng điện tĩnh điện
Các thử nghiệm này được thực hiện theo IEC 61000-4-2, với các mức thử nghiệm được cho trong Bảng 1 của tiêu chuẩn này. Phóng điện tiếp xúc là phương pháp thử nghiệm ưu tiên. Hai mươi lần phóng điện (10 lần với cực tính dương và 10 lần với cực tính âm) phải được đặt lên từng phần kim loại tiếp cận dược của vỏ (ngoại trừ các đầu nối). Phóng điện qua không khí phải được sử dụng trong trường hợp không thể đặt phóng điện tiếp xúc. Việc phóng điện phải được đặt tên các mặt phẳng ghép ngang hoặc mặt phẳng ghép đứng như quy định trong IEC 61000-4-2.
CHÚ THÍCH: “Tiếp cận được” nghĩa là khả năng tiếp cận được trong điều kiện làm việc bình thường kể cả quá trình bảo trì của người sử dụng.
Bảng 1 – Phóng diện tĩnh điện – Mức thử nghiệm tại cổng vỏ
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Phóng điện qua không khí |
± 8 kV |
Phóng điện tiếp xúc |
±4 kV |
5.3 Trường điện từ tần số radio
Các thử nghiệm này được thực hiện theo IEC 61000-4-3, với các mức thử nghiệm như đã cho trong Bảng 2 của tiêu chuẩn này.
Bảng 2 – Trường điện từ tần số radio – Mức thử nghiệm tại cổng vỏ
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Dải tần |
80 MHz đến 1 000 MHz |
Mức thử nghiệm |
3 V/m (không điều chế) |
Điều chế |
1 kHz, 80 % AM, sóng hình sin |
5.4 Trường từ tần số nguồn
Các thử nghiệm này được thực hiện theo IEC 61000-4-8, với các mức thử nghiệm như đã cho trong Bảng 3 của tiêu chuẩn này và chỉ cần đặt lên thiết bị có thành phần dễ bị nhiễm trường từ, ví dụ như phần từ Hall hoặc các cảm biến trường từ. Trường hợp của cơ cấu hoạt động bằng nguồn lưới, tần số thử nghiệm phải khóa ở tần số nguồn lưới.
Bảng 3 – Trường từ tần số nguồn – Mức thử nghiệm tại cổng vỏ
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Tần số trường |
50/60 Hz |
Mức thử nghiệm |
3 A/m |
5.5 Quá độ nhanh
Các thử nghiệm này được thực hiện theo IEC 61000-4-4, với các mức thử nghiệm như đã cho trong các bảng từ Bảng 4 đến Bảng 6 của tiêu chuẩn này. Quá độ nhanh được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 2 min với cực tính dương và tối thiểu là 2 min với cực tính âm.
Bảng 4 – Quá độ nhanh – Mức thử nghiệm tại cổng dùng cho đường dây tín hiệu và điều khiển
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Mức thử nghiệm |
± 0,5 kV (đỉnh) |
Thời gian tăng/thời gian giữ |
5/50 ns |
Tần số lặp |
5 kHz |
CHÚ THÍCH 1: Chỉ áp dụng được cho các cổng có giao diện đi kèm với cáp có chiều dài tổng, theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo, có thể vượt quá 3 m.
CHÚ THÍCH 2: Các lệnh thay đổi trạng thái không áp dụng trong khi thử nghiệm. |
Bảng 5 – Quá độ nhanh – Mức thử nghiệm tại đầu vào và đầu ra của cổng nguồn một chiều
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Mức thử nghiệm |
± 0,5 kV (đỉnh) |
Thời gian tăng/thời gian giữ |
5/50 ns |
Tần số lặp |
5 kHz |
CHÚ THÍCH: Không áp dụng cho thiết bị không được kết nối với nguồn lưới trong khi sử dụng. |
Bảng 6 – Quá độ nhanh – Mức thử nghiệm tại đầu vào và đầu ra của cổng nguồn xoay chiều
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Mức thử nghiệm |
± 1 kV (đỉnh) |
Thời gian tăng/thời gian giữ |
5/50 ns |
Tần số lặp |
5 kHz |
5.6 Dòng điện chèn (phương thức chung tần số radio)
Các thử nghiệm này được tiến hành theo IEC 61000-4-6, với các mức thử nghiệm như đã cho trong các bảng từ Bảng 7 đến Bảng 9 của tiêu chuẩn này. Ví dụ về cơ cấu ghép và cơ cấu tách:
Lưới điện xoay chiều: CDN – Mn
Cáp tín hiệu được bọc chống nhiễu: CDN – Sn
Cáp tín hiệu không được bọc chống nhiễu: CDN – AFn / CDN – Tn
Bảng 7 – Phương thức chung tần số radio – Mức thử nghiệm tại các cổng dùng cho các đường dây tín hiệu và điều khiển
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Dải tần |
0,15 MHz đến 80 MHz |
Mức thử nghiệm |
3 V hiệu dụng (không điều chế) |
Điều chế |
1 kHz, 80 % AM, sóng hình sin |
Trở kháng nguồn |
150 Ω |
CHÚ THÍCH: Chỉ áp dụng cho các cổng có giao diện với cáp có chiều dài tổng, theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo, có thể vượt quá 3 m. |
Bảng 8 – Phương thức chung tần số radio – Mức thử nghiệm tại đầu vào và đầu ra của cổng nguồn một chiều
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Dải tần |
0,15 MHz đến 80 MHz |
Mức thử nghiệm |
3 V hiệu dụng (không điều chế) |
Điều chế |
1 kHz, 80 % AM, sóng hình sin |
Trở kháng nguồn |
150 Ω |
CHÚ THÍCH: Chỉ áp dụng cho thiết bị được kết nối với nguồn lưới trong khi sử dụng. |
Bảng 9 – Phương thức chung tần số radio – Mức thử nghiệm tại đầu vào và đầu ra của cổng nguồn xoay chiều
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Dải tần |
0,15 MHz đến 80 MHz |
Mức thử |
3 V hiệu dụng (không điều chế) |
Điều ché |
1 kHz, 80 % AM, sóng hình sin |
Trở kháng nguồn |
150 Ω |
CHÚ THÍCH: Chỉ áp dụng cho các cổng có giao diện với cáp có chiều dài tổng, theo quy định kỹ thuật của nhà chế tạo, có thể vượt quá 3 m. |
5.7 Đột biến
Thử nghiệm này được thực hiện theo IEC 61000-4-5, với các mức thử nghiệm được cho trong Bảng 10 của tiêu chuẩn này. Không cần phải thử nghiệm các mức thấp hơn. Các xung phải được đặt vào sóng điện áp xoay chiều như sau: năm xung cực tính dương ở góc pha 90°, năm xung cực tính âm ở góc pha 270°. Hai mức thử nghiệm được đưa ra đối với các loại thiết bị chiếu sáng khác nhau.
Bảng 10 – Đột biến – Mức thử nghiệm tại đầu vào của cổng nguồn xoay chiều
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
|||
Thiết bị |
||||
Bóng đèn có balát lắp liền và nửa đèn điện |
Đèn điện và các phụ kiện độc lập |
|||
Công suất vào |
||||
≤ 25W |
> 25 W |
|||
Dữ liệu dạng sóng |
1,2/50 µs |
1,2/50 µs |
1,2/50 µs |
|
Mức thử nghiệm | pha – pha |
± 0,5 kv |
± 0,5 kV |
± 1,0 kV |
pha – đất |
± 1,0 kV |
± 1,0 kV |
± 2,0 kV |
|
CHÚ THÍCH: Bổ sung cho mức thử nghiệm quy định, tất cả các mức thử nghiệm thấp hơn như đã nêu trong IEC 61000-4-5 cũng phải được thỏa mãn. |
5.8 Sụt áp và gián đoạn ngắn
Các thử nghiệm được thực hiện theo IEC 61000-4-11, với các mức thử nghiệm như đã cho trong Bảng 11 và Bảng 12 của tiêu chuẩn này. Sự thay đổi về mức điện áp phải xảy ra ở dạng sóng điện áp xoay chiều đi qua điểm không.
Bảng 11 – Sụt áp – Mức thử nghiệm tại đầu vào của cổng nguồn xoay chiều
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Mức điện áp thử nghiệm
Số chu kỳ |
70% 10 |
Bảng 12 – Gián đoạn ngắn điện áp – Mức thử nghiệm tại đầu vào cổng nguồn xoay chiều
Đặc tính |
Mức thử nghiệm |
Mức điện áp thử nghiệm |
0% |
Số chu kỳ |
0,5 |
5.9 Biến động điện áp
Các thử nghiệm liên quan đến biến động điện áp là một phần của tiêu chuẩn sản phẩm thiết bị.
6 Áp dụng quy định kỹ thuật thử nghiệm
6.1 Quy định chung
Các yêu cầu thử nghiệm áp dụng cho các thiết bị chiếu sáng sau:
– bóng đèn có balát lắp liền và nửa đèn điện;
– phụ kiện độc lập;
– đèn điện hoặc thiết bị tương đương.
Không áp dụng yêu cầu miễn nhiễm đối với bóng đèn không phải bóng đèn có balát lắp liền, hoặc các phụ kiện được lắp trong đèn điện, trong bóng đèn có balát lắp liền hoặc trong nửa đèn điện. Tuy nhiên, nếu các thử nghiệm riêng rẽ đã được chứng minh rằng các phụ kiện lắp trong và dụ như balát hoặc bộ chuyển đổi phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra đối với phụ kiện độc lập thì đèn điện được coi là phù hợp và không cần thử nghiệm.
6.2 Thiết bị chiếu sáng không có linh kiện điện tử
Thiết bị chiếu sáng, ngoại trừ đèn điện chiếu sáng khẩn cấp, trong đó nguồn sáng có tần số nguồn lưới hoặc hoạt động bằng pin/acquy và khống chứa các linh kiện điện tử tích cực nào thì được coi là đáp ứng các yêu cầu miễn nhiễm mà không cần thử nghiệm.
6.3 Thiết bị chiếu sáng có linh kiện điện tử
6.3.1 Quy định chung
Đối với thiết bị chiếu sáng có chứa các linh kiện điện tử tích cực, ví dụ như, chuyển đổi hoặc điều chỉnh điện áp làm việc và/hoặc tần số của nguồn sáng, các yêu cầu được cho trong các điều từ 6.3.2 đến 6.3.4.
6.3.2 Bóng đèn có balát lắp liền
Bóng đèn có balát điện tử lắp liền phải được thử nghiệm theo Điều 5 và phù hợp với tiêu chí tính năng của Bảng 13.
Bảng 13 – Áp dụng các thử nghiệm đối với bóng đèn có balát lắp liền
|
Thử nghiệm và tiêu chí tính năng |
|||||||
Điều |
||||||||
5.2 |
5.3 |
5.4 |
5.5 |
5.6 |
5.7 |
5.8 Bảng 11 |
5.8 Bảng 12 |
|
Bóng đèn có balát lắp liền |
B |
A |
A |
B |
A |
C |
C |
B |
6.3.3 Phụ kiện độc lập
Các phụ kiện độc lập này như được định nghĩa trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan của chúng, phải được thử nghiệm theo Điều 5 và phù hợp với các tiêu chí tính năng của Bảng 14.
Bảng 14 – Áp dụng các thử nghiệm đối với phụ kiện độc lập
|
Thử nghiệm và tiêu chí tính năng |
|||||||
Điều |
||||||||
5.2 |
5.3 |
5.4 |
5.5 |
5.6 |
5.7 |
5.8 Bảng 11 |
5.8 Bảng 12 |
|
Phụ kiện điện tử độc lập |
B |
A |
A |
B |
A |
C |
C |
B* |
a Đối với balát mà trong đó bóng đèn không thể khởi động lại trong thời gian 1 min, do các ràng buộc về vật lý của bóng đèn thì áp dụng tiêu chí tính năng C. |
6.3.4 Đèn điện
Đèn điện phải được thử nghiệm theo Điều 5 và phải phù hợp với tiêu chí tính năng của Bảng 15.
Bảng 15 – Áp dụng các thử nghiệm đối với đèn điện
|
Thử nghiệm và tiêu chí tính năng |
|||||||
Điều |
||||||||
5.2 |
5.3 |
5.4 |
5.5 |
5.6 |
5.7 |
5.8 Bảng 11 |
5.8 Bảng 12 |
|
Đèn điện bao gồm các linh kiện điện tử tích cực |
B |
A |
A |
B |
A |
C |
C |
Ba |
Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp c |
Bb |
A |
A |
Bb |
A |
Bb |
d |
d |
a Đối với đèn điện mà trong đó bóng đèn không thể khởi động lại trong thời gian 1 min, do các ràng buộc về vật lý của bóng đèn thì áp dụng tiêu chí tính năng C.
b Đối với đèn điện khẩn cấp được thiết kế để hoạt động trong các khu vực công việc có rủi ro cao, sau khi thử nghiệm, cường độ sáng phải được khôi phục về giá trị ban đầu trong thời gian 0,5 s. c Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp phải được thử nghiệm ở cả chế độ làm việc bình thường và cả chế độ làm việc khẩn cấp. d Không áp dụng các thử nghiệm này vì chúng được đề cập theo thử nghiệm trong TCVN 7722-2-22 (IEC 60598-2-22). |
7 Điều kiện thử nghiệm
Thử nghiệm phải được áp dụng trong khi thiết bị được vận hành như dự kiến trong các điều kiện làm việc bình thường như đã xác nhận trong tiêu chuẩn sản phẩm liên quan tại quang thông (bức xạ) ổn định và tại điều kiện thí nghiệm bình thường. Chỉ yêu cầu thử nghiệm tại một tổ hợp điện áp và tần số nguồn, như quy định của nhà chế tạo.
Thiết bị có cơ cấu điều chỉnh phải được thử nghiệm ở mức đầu ra ánh sáng là 50 % ± 10 %. Tải bóng đèn của thiết bị cần thử nghiệm phải lớn nhất cho phép.
Đèn điện và các phụ kiện độc lập phải được thử nghiệm cùng với bóng đèn mà chúng được thiết kế. Trong trường hợp thiết bị có thể hoạt động với các bóng đèn có công suất khác nhau thì phải sử dụng bóng đèn có công suất lớn nhất. Bóng đèn phải là bóng đèn thử nghiệm như mô tả trong Phụ lục B của TCVN 7722-1 (IEC 60598-1).
Đối với các phụ kiện độc lập, chiều dài của cáp giữa cơ cấu và bóng đèn phải là 3 m trừ khi nhà chế tạo quy định chiều dài khác.
Cấu hình và chế độ làm việc trong khi thử nghiệm phải được ghi lại cẩn thận trong báo cáo thử nghiệm.
8 Đánh giá sự phù hợp
Thiết bị được chế tạo hàng loạt phải được kiểm tra xác nhận bằng cách thực hiện thử nghiệm điển hình trên một mẫu đại diện hoặc trên một thiết bị được sản xuất hàng loạt. Nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp phải đảm bảo bằng hệ thống kiểm soát chất lượng của mình rằng mẫu hoặc thiết bị được thử nghiệm là đại diện của thiết bị sản xuất hàng loạt.
Tất cả các thiết bị không được sản xuất hàng loạt phải được thử nghiệm trên trên cơ sở riêng lẻ.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Tiêu chí tính năng
5 Quy định kỹ thuật về thử nghiệm
5.1 Quy định chung
5.2 Phóng điện tĩnh điện
5.3 Trường điện từ tần số radio
5.4 Trường từ tần số nguồn
5.5 Quá độ nhanh
5.6 Dòng điện chèn
5.7 Đột biến
5.8 Sụt áp và gián đoạn ngắn
5.9 Biến động điện áp
6 Ứng dụng yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm
6.1 Biến động điện áp
6.2 Thiết bị chiếu sáng không có linh kiện điện tử
6.3 Thiết bị chiếu sáng có linh kiện điện tử
7 Điều kiện thử nghiệm
8 Đánh giá sự phù hợp
1 Hệ thống TCVN đã có TCVN 7722-1:2017 hoàn toàn tương đương với IEC 60598-1:2014 và amd1:2017
2 Hệ thống TCVN đã có TCVN 7909-6-1:2019 hoàn toàn tương đương với IEC 61000-6-1:2016
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12679:2019 (IEC 61517:2009) VỀ THIẾT BỊ DÙNG CHO MỤC ĐÍCH CHIẾU SÁNG CHUNG – YÊU CẦU MIỄN NHIỄM TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC) | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN12679:2019 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực | Ngày ban hành | ||
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |