TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 1270:2008 (ISO 536:1995) VỀ GIẤY VÀ CÁC TÔNG – XÁC ĐỊNH ĐỊNH LƯỢNG
TCVN 1270:2008
ISO 536:1995
GIẤY VÀ CÁCTÔNG – XÁC ĐỊNH ĐỊNH LƯỢNG
Paper and board – Determination of grammage
Lời nói đầu
TCVN 1270:2008 thay thế TCVN 1270:2000.
TCVN 1270:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 536:1995.
TCVN 1270:2008 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 6 Giấy và cáctông biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIẤY VÀ CÁCTÔNG – XÁC ĐỊNH ĐỊNH LƯỢNG
Paper and board – Determination of grammage
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định định lượng của giấy và các tông.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 3649:2007 (ISO 186:2002), Giấy và cáctông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.
TCVN 6725:2007 (ISO 187:1990), Giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hòa mẫu.
TCVN 1867:2007 (ISO 287:1985), Giấy và Các tông – Xác định độ ẩm – Phương pháp sấy khô.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1. Định lượng (grammage)
Khối lượng của một đơn vị diện tích giấy hoặc các tông được xác định theo một phương pháp quy định.
Đơn vị được tính bằng gam trên mét vuông (g/m2).
4. Nguyên tắc
Xác định diện tích và khối lượng mẫu thử và tính định lượng.
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1. Dao cắt mẫu, có thể cắt được nhiều lần các mẫu thử có cùng một kích cỡ danh định, sắc gọn, sai lệch trong khoảng ±1,0 % diện tích quy định. Việc này phải được kiểm tra thường xuyên bằng cách đo và được chấp nhận khi đạt được độ chính xác nêu trên, diện tích trung bình đạt được trong những lần kiểm tra này sẽ được sử dụng để tính định lượng.
Với một số loại giấy và các tông sau khi tiến hành xác định diện tích, nếu mẫu thử không thể đạt được độ chính xác như quy định, thì phải xác định diện tích của từng mẫu thử.
5.2. Cân, độ chính xác phù hợp trong phạm vi khối lượng được cân để đo đến khoảng 0,5 % khối lượng thực được sử dụng. Cân phải có độ nhạy để nhận biết được thay đổi ở ± 0,2 % khối lượng được cân và, nếu cân thuộc loại đọc trực tiếp, thì phải được chia độ để có thể đọc chính xác.
Các loại cân đĩa chuyên dùng, được thiết kế để cân các mẫu thử có kích cỡ nhất định và cho biết định lượng trực tiếp, có thể được sử dụng với điều kiện là phải thỏa mãn những yêu cầu trên và diện tích của mỗi mẫu thử trong một lần cân không nhỏ hơn 500 cm2 và không lớn hơn 1 000 cm2 (xem điều 8 và 9.2).
Trong khi sử dụng, không được để cân ở nơi có luồng gió.
6. Lấy mẫu
Việc chọn đơn vị và tờ mẫu và lấy mẫu được tiến hành theo TCVN 3649:2007 (ISO 186:2002). Số lượng mẫu được lấy (ít nhất là năm) đủ để cắt được ít nhất là 20 mẫu thử.
7. Điều hòa mẫu thử
Để xác định định lượng của mẫu đã được điều hòa, các tờ mẫu phải được điều hòa theo TCVN 6725:2007 (ISO 187:1990).
Nếu việc xác định được tiến hành trong trạng thái “khô tuyệt đối” hoặc ở trạng thái “thời điểm lấy mẫu” (xem phụ lục A) hoặc nếu ở bất kỳ trạng thái nào khác, thì trong cáo cáo thử nghiệm phải có các thông tin về trạng thái của mẫu tại thời điểm cân.
8. Cách tiến hành
Để xác định định lượng của mẫu đã được điều hòa, chuẩn bị và cân các mẫu thử trong môi trường có cùng điều kiện được sử dụng để điều hòa các mẫu thử.
Dùng dao (5.1) để cắt ít nhất 20 mẫu thử trong tổng số ít nhất của năm tờ mẫu, nếu có thể thì cắt một số lượng như nhau trên mỗi tờ mẫu.
Bất cứ khi nào có thể, mỗi mẫu thử phải có diện tích không nhỏ hơn 500 cm2 (kích thước phù hợp là 200 mm x 250 mm) và không lớn hơn 1 000 cm2, nếu cần thiết, nếu không thể cắt được diện tích đó, thì cho phép cắt các mẫu thử có diện tích nhỏ hơn.
Xác định diện tích của từng mẫu thử bằng cách tính theo các kích thước được đo chính xác đến 0,5 mm. Cân khối lượng của từng mẫu thử trên cân (5.2) và lấy đến ba chữ số có nghĩa.
Chú thích Tránh để tay tiếp xúc với mẫu, đặc biệt là khi xử lý những mẫu nhỏ.
9. Biểu thị kết quả
9.1. Nếu sử dụng cách tiến hành ở điều 8, định lượng g, của mỗi mẫu thử, tính bằng gam trên mét vuông, theo công thức:
trong đó:
m là khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam;
A là diện tích của mẫu thử, tính bằng centimet vuông.
Định lượng cũng có thể được tính theo công thức sau:
trong đó:
là khối lượng trung bình của mẫu thử, tính bằng gam;
là diện tích trung bình của mẫu thử, tính bằng centimet vuông.
9.2. Nếu sử dụng cân chuyên dùng như mô tả trong mục 5.2 thì định lượng của giấy hoặc các tông, tính bằng gam trên mét vuông, được tính theo công thức sau:
trong đó
g1 là định lượng của mẫu thử được chỉ ra trên cân, tính bằng gam trên mét vuông;
A1 là diện tích của mẫu thử cho loại cân sử dụng, tính bằng centimet vuông;
A là diện tích của mẫu thử đã cân, tính bằng centimet vuông;
9.3. Tính giá trị trung bình của các kết quả và độ lệch chuẩn, lấy đến ba chữ số có nghĩa.
10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) ngày và nơi thử;
c) môi trường điều hòa được sử dụng;
d) tất cả các thông tin cần thiết để nhận dạng mẫu thử;
e) diện tích của mẫu thử được sử dụng
f) số lượng phép thử lặp lại;
g) kết quả trung bình và độ lệch chuẩn;
h) nếu mẫu thử được lấy từ các vị trí khác nhau của cuộn hoặc tờ mẫu và có yêu cầu xác định định lượng của từng vị trí, thì các thông tin ở c), d), e) và f) phải được báo cáo riêng;
i) bất kỳ sai lệch nào so với quy định trong tiêu chuẩn này và bất kỳ tình huống nào ảnh hưởng đến kết quả.
Phụ lục A
(quy định)
Xác định định lượng ở trạng thái “khô tuyệt đối” và trạng thái “thời điểm lấy mẫu”
A.1. Xác định định lượng ở trạng thái “khô tuyệt đối”
Xác định diện tích của từng mẫu thử sau khi đã điều hòa theo điều 7. Sấy khô mẫu thử theo TCVN 1867:2007 (ISO 287:1985) và xác định khối lượng mẫu thử. Tính định lượng theo 9.1.
A.2. Xác định định lượng ở trạng thái “thời điểm lấy mẫu”
Điều này phụ thuộc vào vật liệu trong điều kiện liên quan ở thời điểm lấy mẫu. Chọn tờ mẫu, cắt và cân các mẫu thử trong thời gian nhanh nhất có thể trong khi vẫn phải đảm bảo độ chính xác. Khi lấy tờ mẫu từ cuộn, phải cắt chúng ở độ sâu sao cho độ ẩm không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
Phụ lục B
(tham khảo)
Diện tích giới hạn của mẫu
Trong trường hợp mẫu chỉ có sẵn diện tích giới hạn và không thể tạo được một mẫu thử từ một vài mẫu nhỏ hơn như ở điều 8, thì diện tích thử không nhỏ hơn 100 cm2 có thể được sử dụng.
Trong các trường hợp khác phải tuân theo cách tiến hành đã cho ở điều 8.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 1270:2008 (ISO 536:1995) VỀ GIẤY VÀ CÁC TÔNG – XÁC ĐỊNH ĐỊNH LƯỢNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN1270:2008 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |